Tôm thẻ chân trắng được nuôi trên địa bàn tỉnh
Nghệ An chủ yếu theo hình thức bán thâm canh và
thâm canh. Nhìn chung, các hộ nuôi cơ bản đã áp
dụng đúng quy trình kỹ thuật. Tôm thẻ chân trắng
sau khoảng 80 - 90 ngày nuôi, mật độ thả bình quân
85 con/m2, năng suất bình quân thu được 8,3 tấn/ha/vụ
và lợi nhuận thu được khoảng 210 - 260 triệu đồng/ha.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn đang
tồn tại một số vấn đề như con giống đảm bảo chất
lượng chưa đáp ứng nhu cầu người nuôi, bệnh trên
tôm nuôi vẫn thường xuyên xảy ra
Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng của tỉnh cần tiến hành đồng bộ các giải pháp
về kỹ thuật, quy hoạch, chính sách ưu đãi về vốn
và tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về
quy trình nuôi (áp dụng quy phạm VietGAP ).
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng tại Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA CÁC HÌNH THỨC NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI NGHỆ AN
THE ASSESSMENT OF TECHNICAL AND ECONOMIC EFFICIENCY
OF WHITELEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) CULTURE MODEL
IN NGHE AN PROVINCE
Đinh Thị Hằng1, Lại Văn Hùng2
Ngày nhận bài: 30/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 19/9/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014
TÓM TẮT
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Nghệ An giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển ngành
Thủy sản của tỉnh. Điều tra hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm được
thực hiện trong thời gian từ 1/2010 - 6/2010. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn
120 hộ nuôi trong tổng số 925 hộ thuộc 5 huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh và Cửa Lò. Kết quả
cho thấy hiện trạng kỹ thuật: Hình thức nuôi chủ yếu bán thâm canh chiếm 53,3%, diện tích ao dao động từ 0,3 - 1,5ha
trung bình là 0,58 ± 0,01ha có hình dạng chữ nhật, độ sâu trung bình của các ao nuôi tôm là 1,43 ± 0,02m (khoảng dao
động từ 0,6 - 1,8m), chất đáy ao nuôi bùn cát chiếm tới 69,2%. Việc cải tạo ao nuôi đã được người dân chú trọng, đặc biệt
là hình thức bán thâm canh và thâm canh. Lợi nhuận thu được từ các hình thức cũng khác nhau và tăng dần từ hình thức
quảng canh cải tiến đến hình thức nuôi thâm canh với hình thức quảng canh cải tiến là là 54,4 triệu đồng; bán thâm canh
là 212,8 triệu đồng và thâm canh là 267,2 triệu đồng. Mặt khác, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng cũng góp phần tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật,
quy hoạch và chính sách nhằm phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng của tỉnh theo hướng bền vững.
Từ khóa: hiệu quả, kinh tế, xã hội, tôm thẻ chân trắng
ABSTRACT
Commercial farming of white leg shrimp in Nghe An plays an important role in the development strategy of the
fi sheries sector in the province. An investigation of the current status of techniques and economic effi ciency used in whiteleg
shrimp farming was carried out during January to June 2010. In this study, we conducted a survey, sampling and interviewing
120 households out of 925 households in Quynh Luu, Dien Chau, Nghi Loc districts, Vinh city and Cua Lo town. The results
showed that semi-intensive farming is mainly practiced, accounted for 53.3 %, pond area ranged from 0.3 to 1.5ha with
an average area of 0.58 ± 0.01ha per pond, ponds were rectangular shape with the average depth of 1.43 ± 0.015m
(ranging from 0.6 to 1.8m), pond bottom with muddy sand accounted for 69.2%. Pond preparation after each culture
crop was focused by farmers, especially in forms of semi-intensive and intensive farming. Profi ts gained was various
among culture models, gradual increasing from improved extensive to intensive farming models. Profi ts gained in improved
extensive, semi-intensive and intensive models of culture were 54.4, 212.8 and 267.2 million VND, respectively. Farming
of white leg shrimp also created jobs, generated incomesand improved the effi ciency of land use. The study also proposes
a number of solutions related to culture techniques, planning and development policies for farming of the white leg shrimp
in the province in a sustainable way .
Keywords: effi ciency, economy, society, white leg shrimp
1 Đinh Thị Hằng: Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 PGS.TS. Lại Văn Hùng: Viện Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 119
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei
hoặc Penaeus vannamei) hiện nay đang nuôi ở
nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng là đối tượng
nhập nội, có nguồn gốc từ Châu Mỹ; tôm phát triển
tốt cho năng suất cao, góp phần đa dạng hoá đối
tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu. Nghệ An là
địa phương có nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát
triển tương đối nhanh với diện tích năm 2007 chỉ
có 54 ha thì đến năm 2010 đã lên đến 911 ha, sản
lượng 8.083 tấn, năng suất bình quân 8,8 tấn/ha/vụ
[6,8,10]. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Nghệ An
tập trung tại 5 huyện chính bao gồm: huyện Quỳnh
Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò và Thành phố
Vinh. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên
địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn đang còn mới, chưa có
vùng quy hoạch nuôi cụ thể, tình hình bệnh vẫn
thường xuyên xảy ra vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất [11]. Xuất phát từ thực nghiên cứu nhằm
đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả nuôi tôm
thẻ chân trắng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
để nghề nuôi tôm thẻ chân trắng Nghệ An phát triển
theo hướng bền vững.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/01/2010
đến 6/2010 tại các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng và
các thành phần khác có liên quan 5 huyện Quỳnh
Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và Thành
phố Vinh tỉnh Nghệ An.
Số liệu thứ cấp về tình hình nuôi tôm thẻ chân
trắng thương phẩm được thu từ Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Nghệ An, Chi cục Nuôi trồng
thủy sản Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An, Ủy ban
nhân dân 5 huyện ven biển, Ủy ban nhân dân các
xã có diện tích nuôi tôm.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương
pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương
pháp điều tra qua phiếu dựa trên bộ câu hỏi đã
được chuẩn hóa với mục đích nghiên cứu [13]. Số
hộ nuôi trên địa bàn tỉnh là (925 hộ) căn cứ trên báo
cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An và
các phòng nông nghiệp/kinh tế các huyện, thành,
thị. Tổng số mẫu điều tra 120/925 mẫu được phân
bổ cho mỗi huyện lần lượt là Quỳnh Lưu (54/350),
Diễn Châu (24/220), Nghi Lộc (20/200), thị xã Cửa
Lò (2/2), thành phố Vinh (20/154). Những thông tin
chính được thu thập gồm: Hình thức nuôi, hệ thống
công trình nuôi, mùa vụ nuôi, chuẩn bị ao nuôi (cải
tạo, diệt tạp, bón phân gây màu nước), thả giống
(chất lượng, mật độ, phương pháp), chăm sóc và
quản lý (cho ăn, quản lý môi trường ao nuôi, các
bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị) và hiệu
quả kinh tế (năng suất, sản lượng, tổng chi phí, tổng
thu nhập, lợi nhuận).
Xử lý số liệu: Số liệu thu thập được mã hoá và
xử lý theo các nội dung của bộ câu hỏi điều tra đã
được chuẩn hoá. Các số liệu được xử lý và lưu trữ
bằng phần mềm Excel và SPSS.
Sử dụng công cụ SWOT (Strengths, Weaknesses,
Opportunities and Threats): Phân tích các vấn đề:
điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong
nuôi tôm tại Nghệ An.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
1.1. Hình thức nuôi
Việc lựa chọn hình thức nuôi phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên của từng vùng, cơ sở hạ tầng,
năng lực đầu tư, trình độ quản lý người nuôi ở từng
huyện. Hiện nay nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên
địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 hình thức nuôi đó là
quảng canh cải tiến (8,3%), bán thâm canh (53,3%),
thâm canh (38,4%). Hình thức quảng canh cải tiến
chủ yếu tập trung tại 2 xã Nghi Khánh huyện Nghi
Lộc và xã Diễn Vạn huyện Diễn Châu (bảng 1).
Bảng 1. Hình thức nuôi phân theo các huyện
Huyện
Hình thức
QCCT Bán thâm canh Thâm canh
n % n % n %
Quỳnh Lưu 0 0 24 37,5 30 65,2
Diễn Châu 6 60% 14 21,9 4 8,7
Nghi Lộc 4 40% 11 17,2 5 10,9
Tp. Vinh 0 0 15 23,4 5 10,9
Cửa Lò 0 0 2 4,3
Toàn tỉnh 10 8,3 64 53,3 46 38,4
1.2. Đặc điểm ao nuôi
Diện tích ao nuôi không những ảnh hưởng
đến chi phí vận hành mà còn liên quan đến sự ổn
định các yếu tố môi trường trong ao nuôi [9]. Diện
tích ao cả 3 hình thức dao động t ừ 0,3 - 1,5ha,
trung bình là 0,58 ± 0,01ha hầu hết các ao đều
có hình vuông và chữ nhật đây là hình dạng ao
phổ biến nhất hiện nay vì nó thuận tiện cho việc
quản lý trong quá trình nuôi. Độ sâu trung bình ao
nuôi tôm thâm canh 1,6 ± 0,01m, bán thâm canh
1,38 ± 0,01m; quảng canh cải tiến 0,88 ± 0,04m.
Nhìn chung, độ sâu bình quân ao nuôi tương ứng
mỗi hình thức là phù hợp cho nuôi tôm thẻ chân
trắng thương phẩm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
120 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trong 120 hộ nuôi điều tra thì chỉ có 73 hộ chiếm
60,8% có ao chứa, trong đó hình thức thâm canh có
46/46 hộ có ao chứa, bán thâm canh có 27/64 hộ
có ao chứa, số còn lại không có ao chứa. Việc các
hộ dân không sử dụng ao chứa lắng trong nuôi tôm
sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm soát mầm bệnh,
môi trường nước ao nuôi, cũng như cung cấp lượng
nước trong quá trình nuôi gặp khó khăn.
Hệ thống cấp thoát nước thiết kế chưa phù
hợp, trong các hộ điều tra có 70% hộ nuôi hệ thống
cấp và thoát nước dùng chung, điều này tiềm ẩn
nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhất là trong tình hình hiện
nay dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp và
gây thiệt hại rất lớn đến nhiều vùng nuôi.
1.3. Chuẩn bị ao nuôi tôm
Công tác chuẩn bị ao nuôi nhìn chung các hộ
nuôi quan tâm và cơ bản đúng theo quy trình kỹ
thuật (vét bùn, cày xới, khử trùng, diệt tạp, gây màu
nước). Thời gian cải tạo phụ thuộc vào hình thức
nuôi và mùa vụ nuôi, theo hình thức thâm canh dài
nhất trung bình 18 ± 2,5 ngày; thấp nhất quảng canh
cải tiến 13 ± 3 ngày. Trong quá trình cải tạo đa số
các hộ nuôi áp dụng phương pháp dọn bùn khô, đối
với ao lót bạt thực hiện đơn giản hơn bằng cách
phơi khô đáy ao và gom bùn đổ ra ngoài.
Nước được lấy vào ao qua lưới lọc, để 3 ngày
sau cho các loại trứng các loài động vật theo nước
vào trong ao nở ra hết, rồi tiến hành diệt tạp bằng
Saponin liều dùng 10 - 15 g/m3, ngoài ra người dân
còn xử lý Chlorin nồng độ 25 - 30 ppm. Sau khi diệt
tạp xong hầu hết các hộ nuôi sử dụng phân vô cơ và
chế phẩm sinh học để gây màu nước ao nuôi.
1.4. Nguồn giống và thả giống
Nguồn tôm thẻ chân trắng giống cung cấp cho
địa bàn còn bị động chủ yếu là từ ngoại tỉnh như
Công ty CP và dịch vụ của các tỉnh phía Nam đưa
ra (Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng). Do không
chủ động được nguồn giống nên nhiều hộ nuôi tôm
gặp không ít khó khăn trong vấn đề lựa con giống,
số lượng tôm giống đạt chất lượng tốt và có xuất
xứ rõ ràng mới đáp ứng đủ 2/3 nhu cầu của người
nuôi, số còn lại mua qua các dịch vụ trôi nổi, không
rõ nguồn gốc không được kiểm dịch, kiểm định
chất lượng giống. Qua điều tra 120 hộ nuôi thì có
80 hộ (66,7%) mua được con giống tốt; 15 hộ (12,5%)
chất lượng trung bình; 25 chất lượng xấu (20,8%).
Mật độ thả giống tùy theo hình thức nuôi, mức độ
đầu tư và kinh nghiệm mà người nuôi lựa chọn cho
mình mật độ thả phù hợp. Đối với hình thức quảng
canh cải tiến mật độ bình quân 18 ± 1,3 con/m2,
hình thức bán thâm canh 81 ± 1,3 con/m2, thâm
canh: 107 ± 1,7 con/m2 mật độ thả giống hình thức
thâm canh thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của
Phạm Công Kỉnh (2009) là 110 ± 1,5 con/m2 [7].
Mùa vụ thả nuôi, hầu hết các hộ nuôi trên địa
bàn đều tuân thủ lịch mùa vụ của Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Nghệ An thông báo, thời
điểm thả giống bắt đầu từ 15/3 đến 30/6 dương lịch.
Thời gian nuôi bình quân 3 hình thức là:
85 ± 0,8 ngày, giao động từ 67 - 110 ngày nuôi.
Trong đó, hình thức nuôi quảng canh cải tiến có thời
gian nuôi ngắn hơn 77 ± 1,8 ngày, giao động 67 - 85
ngày; hình thức nuôi BTC 84,2 ± 1 ngày, giao động từ
69 - 105 ngày nuôi; thâm canh 87,7 ± 1,1 ngày, giao
động 78 - 110 ngày nuôi.
Chất lượng con giống: Do không chủ động được
nguồn giống nhiều hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn
trong vấn đề lựa con giống. Hiện nay số lượng tôm
giống đạt chất lượng tốt và có xuất xứ rõ ràng mới
đáp ứng đủ 2/3 nhu cầu của người nuôi, số còn lại
mua qua các dịch vụ không qua quá trình ương nâng
cấp, không kiểm định, kiểm dịch dẫn đến chất lượng
giống kém. Qua điều tra 120 hộ nuôi thì có 80 hộ
(66,7%) mua được con giống tốt; 15 hộ (12,5%) chất
lượng trung bình; 25 chất lượng xấu (20,8%).
1.5. Thức ăn và hệ số sử dụng thức ăn
Thức ăn cho tôm chiếm chủ yếu của giá thành
sản phẩm. Đối với nuôi tôm thâm canh thức ăn
chiếm 40 - 50% tổng chi phí sản xuất. Do vậy, việc
lựa chọn sử dụng thức ăn có chất lượng tốt giảm
giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận, đồng thời
giảm thiểu ô nhiễm môi trường [9]. Qua kết quả điều
tra 120 hộ nuôi thì tất cả đều sử dụng thức ăn công
nghiệp cho tôm. Nguồn thức ăn chính cung cấp
trên địa bàn chủ yếu từ các hãng: CP, UP, Grobest,
Văn Minh AB, Việt Hoa...
Bảng 2. Đặc điểm diện tích và độ sâu ao nuôi tôm
Tiêu chí
Hình thức TB
chungQCCT BTC TC
Diện tích (ha)
Trung bình 1,1 ± 0,05 0,55 ± 0,02 0,5 ± 0,01 0,58 ± 0,01
Dao động 1,0 - 1,5 0,3 - 1,0 0,3 - 0,8 0,3 - 1,5
Độ sâu (m)
Trung bình 0,88 ± 0,04 1,38 ± 0,01 1,60 ± 0,01 1,43 ± 0,015
Dao động 0,6 - 1,0 1,2 - 1,4 1,5 - 1,8 0,6 - 1,8
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121
Số lần cho tôm ăn phụ thuộc vào mức đầu tư,
hình thức nuôi, giai đoạn phát triển của tôm, ngoài
ra còn phụ thuộc vào sự biến đổi của thời tiết [9].
Qua điều tra thực tế trên địa bàn thì số lần cho ăn
dao động từ 2 - 4 lần/ngày, trong đó số hộ cho tôm
ăn 2 lần/ngày chiếm 8,3% chủ yếu là hình thức nuôi
quảng canh cải tiến; 3 lần chiếm 15% chủ yếu là hình
thức bán thâm canh, 76,7% là cho ăn 4 lần/ngày
đối với hình thức bán thâm canh còn lại và hình thức
thâm canh. Một điều thực tế hiện nay trên địa bàn
tỉnh đối với hình thức nuôi BTC&TC giai đoạn đầu
tôm đang còn nhỏ cho ăn 4 lần/ngày nhưng đến giai
đoạn nuôi từ 45 - 50 ngày tôm đã lớn chỉ cho ăn
3 lần/ngày, không cho ăn vào buổi tối. Nguyên nhân
theo điều tra được là do tôm thẻ chân trắng nuôi ở
mật độ dày đến giai đoạn này tôm lớn hàm lượng
oxy trong nước thấp, khi cho ăn tôm sử dụng thức
ăn không hiệu quả, do đó người nuôi quyết định cho
ăn 3 lần/ngày với cùng lượng thức ăn.
Phương pháp cho ăn, khi tôm còn nhỏ rải thức
ăn ven bờ, tôm lớn cho ăn cách bờ 2 - 3 m đây là
vùng đáy sạch, được tạo ra do máy quạt nước tạo
dòng chảy gom tụ chất thải vào giữa. Tất cả các hộ
điều tra đều sử dụng sàng ăn, việc sử dụng sàng ăn
rất quan trọng, thuận lợi cho việc kiểm tra khả năng
sử dụng thức ăn của tôm, đánh giá sức khỏe từ đó
có biện pháp điều chỉnh thức ăn phù hợp.
Hệ số sử dụng thức ăn: Hệ số sử dụng thức
ăn FCR (Feed Consumption Ratio) bình quân cho
tất cả hình thức nuôi là 1,17 ± 0,01 các hình thức
nuôi có hệ số thức ăn khác nhau. Đối với hình thức
nuôi quảng canh cải tiến có hệ số thức ăn thấp nhất
0,69± 0,02; hình thức bán thâm canh 1,19 ± 0,01;
hình thức thâm canh 1,24 ± 0,01.
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Công Kỉnh
(2009), hệ số thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng toàn
vụ 1,04 [7]. Như vây, hệ số thức ăn nuôi tôm thẻ
chân trắng trên địa bàn cao hơn so kết quả nghiên
cứu của Phạm Công Kỉnh.
1.6. Quản lý môi trường
Ao nuôi tôm là một hệ sinh thái nhân tạo và
mang đầy đủ các yếu tố của một hệ sinh thái. Mục
đích của nghề nuôi tôm là mang lại năng suất và
hiệu quả kinh tế cao, do đó cần quản lý các yếu tố
môi trường và quần xã sinh vật trong ao phù hợp
nhất cho tôm pháp triển [9]. Qua kết quả điều tra
120 hộ nuôi thì chỉ có 13 hộ nuôi trang bị một vài
thiết bị kiểm tra các yếu tố môi trường còn lại chủ
yếu là chẩn đoán qua cảm quan và kinh nghiệm
nuôi. Để có độ trong thích hợp trong suốt vụ nuôi
người dân thường làm các biện pháp gây màu nước
ao nuôi được tiến hành đầu vụ nuôi và định kỳ trong
quá trình nuôi. Việc gây màu nước trong quá trình
nuôi được tiến hành khi nước trong ao bị mất màu.
Để gây lại màu tảo đa số các hộ nuôi tôm hiện nay
sử dụng biện pháp thay nước kết hợp với việc sử
dụng 2 loại phân NPK và Ure theo tỷ lệ 2 : 1 với
nồng độ 2 - 5 ppm tùy mức độ mất màu của nước
trong ao nuôi. Đồng thời, định kỳ dùng chế phẩm vi
sinh để cung cấp đầy đủ cho tảo phát triển ổn định.
Để quản các yếu tố môi trường pH, độ mặn, oxy,
chất hữu cơ trong phạm vi thích hợp người dân
thường sử dụng các biện pháp như định kỳ sử dụng
các loại vôi như CaCO3, CaMg(CO3)2, Ca(OH)2, chế
phẩm sinh học, xiphông đáy ao
2. Hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
2.1. Hiệu quả kinh tế
Nhìn chung, cả 3 hình thức nuôi trong tổng chi
phí thì thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là
chi phí cải tạo ao, năng lượng, nhân công và chi
phí khác cũng chiếm một phần quan trọng. Chi phí
cho 1 ha theo hình thức nuôi uảng canh cải tiến nhỏ
nhất 29,6 triệu đồng, còn hình thức thâm canh cao
nhất 440 triệu đồng. Đối với lợi nhuận thu được cho
1 ha nuôi tôm theo hình thức nuôi thâm canh đạt
cao nhất 267,2 triệu đồng/ha, thấp nhất là hình thức
quảng canh cải tiến đạt 54,4 triệu đồng/ha.
Bảng 3. Mức độ đầu tư và hiệu quả kinh tế trung bình cho 1 ha nuôi tôm
Khoản mục ĐVT QCCT BTC TC
1. Sản lượng tấn 1.12 7,8 10,4
2. Doanh thu triệu đồng 84 530 707,2
3. Tổng chi
- Giống
- Thức ăn
- Thuốc
- Năng lượng
- KH TSCĐ
- Lao động
- Chi khác
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
29,6
6
15,6
2
6
317,2
34
205,2
30
26
5
12
5
440
45
288
35
35
15
12
10
4. Lợi nhuận triệu đồng 54,4 212,8 267,2
5. Giá thành 1 kg sản phẩm đồng 22.700 40.600 42.300
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả điều tra cho thấy mức độ đầu tư và hiệu
quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương
phẩm giữa các huyện có sự khác nhau. Theo hình
thức bán thâm canh, huyện Quỳnh Lưu có mức
độ đầu tư cao nhất trung bình 348,5 triệu đồng/ha
và có lợi nhuận cao nhất đạt 229,5 triệu đồng/ha,
huyện Diễn Châu có mức độ đầu tư thấp nhất trung
bình đạt 277,4 triệu đồng/ha và có lợi nhuận thấp
nhất đạt 191,8 triệu đồng. Đối với hình thức thâm
canh thị xã Cửa Lò mức độ đầu tư cao nhất triệu
513,6 triệu đồng/ha và lợi nhuận cũng cao nhất
302,4 triệu đồng/ha.
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế trung bình 1 ha theo hình thức nuôi BTC các huyện
Huyện ĐVT Quỳnh Lưu Diễn Châu Nghi Lộc Tp.Vinh
Sản lượng tấn 8,5 6,9 7,45 7,8
Doanh thu triệu đồng 578 469,2 506,6 530,4
Tổng chi triệu đồng 348,5 277,4 300,9 314,3
Lợi nhuận triệu đồng 229,5 191,8 205,7 216,1
Giá thành 1 kg SP triệu đồng 41.000 40.200 40.400 40.300
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế trung bình 1ha theo hình thức nuôi thâm canh các huyện
Huyện ĐVT Quỳnh Lưu Diễn Châu Nghi Lộc Tp.Vinh Cửa Lò
Sản lượng tấn 11,2 8 8,7 8,7 12
Doanh thu triệu đồng 761,6 544 591,6 591,6 816
Tổng chi triệu đồng 476 336 368,8 367,1 513,6
Lợi nhuận triệu đồng 285,6 208 222,8 224,5 302,4
Giá thành 1 kg SP triệu đồng 42.500 42.000 42.400 42.200 42.800
2.3. Hiệu quả xã hội
Nghề nuôi trồng thủy sản mặn, lợ nói chung và
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng đã mang lại
hiệu quả xã hội rất lớn như: Giải quyết công ăn việc
làm tăng thu nhập cho gia đình và địa phương; nâng
cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là đất hoang hóa,
đất nông nghiệp, đất làm muối năng suất và hiệu
quả thấp; cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương,
thúc đẩy sự phát triển cộng đồng nói chung.
3. Một số giải pháp phát triển bền vững nghề
nuôi tôm thẻ chân trắng ở Nghệ An
Để nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Nghệ An
phát triển bền vững, cần có các giải pháp thực hiện
đồng bộ như quy hoạch vùng nuôi hợp lý: hệ thống
kênh cấp thoát nước riêng biệt, đặc biệt là vùng xử
lý nước thải, chất thải; lựa chọn vùng nuôi không bị
ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt, nông nghiệp
và công nghiệp [4,11]. Về giải pháp công nghệ và
kỹ thuật nên chú trọng vào việc thiết kế hệ thống
ao đìa hợp lý, lựa chọn con giống đảm bảo chất
lượng, mật độ thả nuôi phù hợp, trong quá trình nuôi
nên sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng
thuốc và hóa chất, phải xử lý chất thải và ao nuôi bị
nhiễm bệnh đảm bảo theo quy định trước khi thải ra
môi trường [ 2, 3, 5]. Trung tâm Khuyến nông cần
phối hợp với các trường, viện và trung tâm tại địa
phương mở các lớp tập huấn kỹ thuật và áp dụng
các quy trình nuôi tiên tiến (VietGAP, quy trình nuôi
tôm đảm bảo điều kiện thú y, an toàn vệ sinh thực
phẩm, nuôi tôm sinh thái,) cho người nuôi [10].
Về lâu dài, cần đầu tư xây dựng các cơ sở sản
xuất giống sạch bệnh đảm bảo chất lượng được
kiểm dịch, kiểm định chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro
trong quá trình nuôi. Nhà nước cần có chính sách
hỗ trợ rủi ro khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra; có nguồn
kinh phí dự phòng hàng năm để kịp thời hỗ trợ người
nuôi khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất [11].
Hỗ trợ người nuôi trong việc tiêu thụ sản phẩm và
tăng cường hoạt động của các hiệp hội người nuôi
thủy sản để bảo vệ quyền lợi của các hộ nuôi.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tôm thẻ chân trắng được nuôi trên địa bàn tỉnh
Nghệ An chủ yếu theo hình thức bán thâm canh và
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123
thâm canh. Nhìn chung, các hộ nuôi cơ bản đã áp
dụng đúng quy trình kỹ thuật. Tôm thẻ chân trắng
sau khoảng 80 - 90 ngày nuôi, mật độ thả bình quân
85 con/m2, năng suất bình quân thu được 8,3 tấn/ha/vụ
và lợi nhuận thu được khoảng 210 - 260 triệu đồng/ha.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn đang
tồn tại một số vấn đề như con giống đảm bảo chất
lượng chưa đáp ứng nhu cầu người nuôi, bệnh trên
tôm nuôi vẫn thường xuyên xảy ra
Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng của tỉnh cần tiến hành đồng bộ các giải pháp
về kỹ thuật, quy hoạch, chính sách ưu đãi về vốn
và tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về
quy trình nuôi (áp dụng quy phạm VietGAP).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008. Báo cáo tổng kết năm 2008. Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008. Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 về việc phát triển nuôi tôm
thẻ chân trắng. Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 4/02/2008 về việc ban hành một số
quy định về việc sản xuất giống, nuôi tôm thẻ chân trắng. Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. Chiến lược phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020. Hà Nội.
5. Bộ Thủy sản, 2006. Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 01/3/2006 về việc ban hành quy định tạm thời đối với tôm thẻ chân
trắng. Hà Nội.
6. Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An, 2009. Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản qua các năm 2008 - 2009. Nghệ An.
7. Phạm Công Kỉnh, 2009. Hiện trạng kỹ thuật và các giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm he chân trắng thương
phẩm tại huyện Thạch Phú - Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
8. Niên giám thống kê các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, phố Vinh năm 2008 - 2009. Nghệ An.
9. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác, NXB Nông Nghiệp.
10. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, 2010. Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 9/02/2010 về việc ban hành
quy chế quản lý vùng nuôi và cơ sở sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghệ An.
11. UBND tỉnh Nghệ An, 2008. Quy hoạch phát triển thủy sản Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020. Nghệ An.
Tiếng Anh
12. Allen Davis, Tzachi M Samocha and C. E. Boyd, 2004. Acclimating Pacifi c White Shrimp Litopenaeus vannamei, to Inland,
Low-Salinity Waters.
13. Appelbaum, J. Garada and J.K. Mishra, 2002. Growth and survival of the white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) reared
intensively in the brackish water of the Israeli Negev desert.
14. Groves, R., F. Fowler, M. Couper, J. Lepkowski, E. Singer and R. Tourangeau, 2004. Survey Methodology. Wiley Series in
Survey Methodology.
15. Jim Wyban, 2007. Thailand’s white shrimp revolution. Global aquaculture advocate.
16. Liaw Kok Eng, Yu Kar Fook and Angelito O. Abaoag. High density culture of white shrimp, Litopenaeus vannamei, using
probiotic treatment.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_ky_thuat_va_hieu_qua_kinh_te_cua_cac_hinh_thuc_nu.pdf