Để đảm bảo an toàn thực phẩm hải sản
thì các cơ quan chức năng cần tăng cường
tần suất tuyên truyền ATTP hải sản bằng tivi
và đài phát thanh với các nội dung phù hợp
với đối tượng, đặc biệt chú trọng vào nội dung
tạo ý thức, thái độ đúng đắn về vấn đề ATTP,
đồng thời cần tập trung tạo cho những người
làm việc tại CSTM và người bán ở chợ cá có
thái độ đúng với vấn đề sức khỏe và vệ sinh
cá nhân để tránh trở thành nguồn nhiễm cho
thực phẩm.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm hải sản của người làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá ở Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 3
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM HẢI SẢN CỦA NGƯỜI LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ
THU MUA HẢI SẢN VÀ CHỢ CÁ Ở KHÁNH HÒA
ASSESSING THE KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICES OF WORKER
ON SEAFOOD SAFETY AT SEAFOOD ESTABLISHMENTS AND FISH MARKET
IN KHANH HOA PROVINCE
Nguyễn Thuần Anh1, Nguyễn Thị Lộc2
Ngày nhận bài: 27/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 15/12/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016
TÓM TẮT:
Để quản lý an toàn thực phẩm hải sản trong chuỗi cung ứng hải sản thì việc hiểu biết tốt hơn về kiến thức,
kỹ năng và thái độ đối với an toàn thực phẩm (ATTP) hải sản của người làm việc tại các mắt xích trong chuỗi
cu ng ứng hải sản là hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, 384 đối tượng làm việc tại các cơ sở thu mua hải
sản và chợ cá đã được phỏng vấn bằng phương pháp trực tiếp có sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả
điều tra cho thấy: tỷ lệ nam, nữ lao động tại các cơ sở thu mua hải sản xấp xỉ bằng nhau (nam: 51,8% và nữ:
48,2%),nhưng ở chợ cá thì đa phần là nữ (96,2%), chủ yếu ở độ tuổi lao động (18-40 tuổi). Ở cơ sở thu mua
(CSTM) tỷ lệ người làm việc 1-5 năm là cao nhất (47,6%), ở chợ những người làm việc trên 5 năm lại chiếm tỷ
lệ cao nhất (61,5%). Trình độ học vấn của các đối tượng chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở. Nguồn thông
tin về an toàn thực phẩm được các đối tượng tiếp cận nhiều nhất và hiệu quả nhất là tivi. Trên 75% đối tượng
đạt yêu cầu kiến thức và thực hành về ATTP, và 42,2% đối tượng đạt yêu cầu thái độ đối với vấn đề ATTP. Có
mối liên quan thuận chiều giữa điểm số về kiến thức, thái độ và thực hành an toàn thực phẩm hải sản. Những
người có điểm kiến thức cao thì có điểm thái độ và thực hành cao (p<0,001). Vì vậy, cần tăng cường công tác
giáo dục truyền thông nhằm thay đổi kỹ năng, thái độ về an toàn thực phẩm cho những đối tượng này để từ đó
nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm hải sản ở Khánh Hòa.
Từ khóa: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, hải sản, Khánh Hòa
ABSTRACT
In order to manage the seafood safety in the seafood supply chain, a better understanding about the
knowledge, skills and attitudes of people working in the seafood supply chain is very necessary. In this study,
384 subjects working at the seafood establishments and the fi sh markets were interviewed by the direct
interview method with a previously designed questionnaire.The results of the survey show that: the rate of
male and female employees at seafood establishments and fi sh markets was approximately equal (male:51,8%,
female:48,2%), but in the fi sh markets the majority of the employees was female, mainly in the working age
(18-40 years old). In the seafood establishments, the rate of the employees having seniority from 1 to 5 years
were highest (47,6%), but in the fi sh market the rate of the employees having seniority over 5 years were
highest (61,5%). The educational level attained by the majority of the employees was primary and secondary.
1 TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
2 Nguyễn Thị Lộc: Cao học Công nghệ sau thu hoạch 2012 - Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
4 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khánh Hòa là địa phương có sản lượng
đánh bắt hải sản cao, chế biến hải sản phát
triển. Hải sản là thực phẩm ưa thích của người
dân địa phương và du khách. Tuy nhiên, thực
trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm hải sản ở
Khánh Hòa nói riêng và ở Việt Nam nói chung
còn nhiều bất cập. Sự vi phạm các quy định
về ATTP hải sản vẫn đang diễn ra trong các
mắt xích của chuỗi cung ứng hải sản. Do đó,
ATTP hải sản đã trở thành vấn đề cần được
quan tâm nghiên cứu. Một trong những hướng
nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu quan tâm
là kiến thức, thái độ và thực hành ATTP của
người làm việc tiếp xúc với hải sản. Kiến thức,
thái độ và thực hành ATTP của người làm việc
tiếp xúc với thực phẩm là một trong những yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đảm bảo
ATTP hải sản.
Đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái
độ và thực hành ATTP của người tham gia
cung ứng thực phẩm trên thế giới (Walker
và cộng sự, 2004; Haaapala và Probart,
2005; Murat Bas, 2006; Ansari-Lari và cộng
sự, 2012) và ở Việt Nam (Hà Tây, Hà Nội, An
Giang, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Quảng
Ngãi, Hải Phòng, Phú Yên, Phan Rang – Tháp
Chàm, Quảng Bình) (Nguyễn Thị Kim, 2005;
Nguyễn Hùng Long, 2007; Lê MinhUy, 2009;
Lê Văn Bào, 2010; Trung tâm Y tế Dự phòng
tỉnh Phú Yên, 2010; Mai Thị Phương Ngọc,
2011; Nguyễn Thị Thanh Hương, 2012) nhưng
chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ
và thực hành ATTP của những người tham gia
cung ứng hải sản.
Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đánh giá
kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực
phẩm hải sản của người làm việc tiếp xúc với
hải sản tại cơ sở thu mua và chợ cá ở Khánh
Hòa là hết sức cần thiết. Mục tiêu cụ thể của
việc thực hiện nghiên cứu này là để cung cấp
các thông tin về kiến thức, kỹ năng và thái độ
về an toàn thực phẩm hải sản của người tham
gia cung ứng hải sản để làm cơ sở đề xuất các
giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm hải sản.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: người làm việc tiếp
xúc với hải sản tại các cơ sở thu mua hải sản
và chợ cá ở tỉnh Khánh Hòa.
Xác định cỡ mẫu: Do tổng thể không xác
định được nên cỡ mẫu đã được tính toán theo
công thức Cochran như sau (Bartlett và cộng
sự, 2001): n=p.q.Z2/e2=0,5.0,5.1,962/0,052=384
(đối tượng) (với e: độ chính xác mong muốn
(±5%); Z: nếu độ tin cậy là 95% thì giá trị Z
là 1,96; p: tỷ lệ ước lượng 1 phân bố được
hiện diện trong quần thể (Có một quần thể lớn
nhưng ta không biết được sự biến động trong
tổng thể này, p được chọn là 0,5); q=1-p.
Tại 81 cơ sở thu mua hải sản và 11 chợ
cá ở Khánh Hòa lấy ngẫu nhiên 4 đối tượng
(người được phỏng vấn) cho đến khi đủ 384
đối tượng.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với
quan sát đánh giá thực tế có sử dụng bảng câu
hỏi được thiết kế sẵn để đánh giá kiến thức, kỹ
năng và thái độ về an toàn thực phẩm hải sản
Television was the most effi cient information source on food safety and was approached by many employees.
Over 75% of the employees met requirements on the seafood safety knowledge and practice, but only 42,2%
of the employees met requirements on the seafood safety attitude. There was the positive correlation between
knowledge, attitude and practice on the seafood safety. The employees had the high knowledge points; they
would also have had the high attitude points and the high practice points. Therefore, it is necessary to enhance
the media and education about seafood safety for this employees in order to change their attitude and practice
to raise the effi ciency of seafood safety management in Khanh Hoa.
Keywords: knowledge, attitude, practice,seafood, Khanh Hoa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 5
của người làm việc tại các cơ sở thu mua hải
sản, chợ cá ở Khánh Hòa. Bảng câu hỏi gồm:
các câu hỏi về thông tin cá nhân và các câu hỏi
kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến an
toàn thực phẩm hải sản. Bảng câu hỏi được
xây dựng và hoàn thiện sau các đợt đánh giá
thí điểm.
Xử lý kết quả: Phần thông tin cá nhân của
các đối tượng được thống kê theo tỷ lệ % số
người làm việc. Phần thông tin về kiến thức,
thái độ, thực hành liên quan đến ATTP được
quy đổi thành điểm số.
Phần kiến thức (những hiểu biết của
người cung ứng hải sản về đảm bảo ATTP) có
17 câu hỏi, tối đa 17 điểm. Nếu câu trả lời:
đúng = 1 điểm; sai hoặc không biết = 0 điểm.
Câu có dấu* nếu trả lời: đúng hoặc không biết
= 0 điểm; sai = 1 điểm.
Phần thái độ (cách nhìn nhận, cách đánh
giá của người cung ứng hải sản về đảm bảo
ATTP) có 15 câu hỏi, tối đa 30 điểm. Nếu câu
trả lời: Rất cần = 2 điểm; cần = 1 điểm; không
cần = 0 điểm.
Phần thực hành (việc làm của người cung
ứng hải sản để đảm bào ATTP) có 16 câu
hỏi, tối đa 32 điểm. Nếu câu trả lời: Thường
xuyên = 2 điểm; thỉnh thoảng = 1 điểm; chưa
từng = 0 điểm. Câu có dấu* nếu trả lời: Thường
xuyên = 0 điểm; thỉnh thoảng = 1 điểm; chưa
từng = 2 điểm.
Việc đánh giá hiệu quả của nguồn cung
cấp thông tin được thực hiện bởi ngư dân khi
trả lời câu hỏi yêu cầu nhận xét hiệu quả của
nguồn thông tin đã tiếp cận. Kết quả được xử
lý bằng phần mềm SPSS 16. Điểm kiến thức,
thái độ, thực hành ³ 50% tổng số điểm tối đa thì
được coi là đạt yêu cầu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Thông tin cá nhân của đối tượng
Kết quả điều tra về tuổi, giới tính, thâm
niên và trình độ học vấn của những người làm
việc ở các cơ sở thu mua hải sản và khu vực
bán hải sản của các chợ ở Khánh Hòa được
thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1. Thông tin cá nhân của các đối tượng
Thông tin về đối tượng
Giới tính Tuổi Thâm niên Học vấn
Nam Nữ <18 tuổi
18-40
tuổi
>40
tuổi
<1
năm
1-5
năm
>5
năm
Không
biết chữ
Tiểu học
và THCS
THPT
trở lên
Đối tượng tại các cơ sở
thu mua (%) 51,8 48,2 2,4 64,8 32,8 13,5 47,6 38,9 7,8 75,3 16,9
Đối tượng tại
các chợ (%) 3,8 96,2 0 59,6 40,4 5,8 32,7 61,5 1,9 88,4 9,7
Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy, tỷ lệ nam và
nữ lao động tại các cơ sở thu mua (CSTM) hải
sản xấp xỉ nhau (nam: 51,8% và nữ: 48,2%)
nhưng ở chợ cá thì đa phần là nữ (96,2%). Độ
tuổi của người làm việc chủ yếu là 18÷40 tuổi
(64,8% ở CSTM và 59,6% ở chợ). Ở CSTM tỷ
lệ người lao động làm việc 1-5 năm là cao nhất
(47,6%) nhưng ở chợ tỷ lệ người làm việc trên
5 năm lại cao nhất (61,5%). Nhìn chung trình
độ học vấn của người làm việc tiếp xúc với hải
sản tại chợ cá và các cơ sở thu mua hải sản
tương đối thấp, chủ yếu là trình độ tiểu học
và trung học cơ sở (75,3% ở CSTM và 88,4%
ở chợ), vẫn có những đối tượng không biết
chữ (7,8% ở CSTM và 1,9% ở chợ). Điều này
có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng
nhận thức của người làm việc ở các cơ sở thu
mua hải sản và khu vực bán hải sản ở các chợ
về vấn đề ATTP.
Đa số người bán hải sản tại các chợ là làm
việc chính thức (98,1%). Chỉ có 1,9% người
làm việc tạm thời ở chợ. Tại các CSTM, có
68% người làm việc là chính thức và 32%
người làm việc tạm thời.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy trong
số các nguồn có thể cung cấp thông tin về
ATTP thì tivi là nguồn thông tin mà nhiều người
tiếp cận (chợ: 46,2%, CSTM: 39,2%) và mang
lại hiệu quả nhất (chợ: 48,1%, CSTM: 45,2%).
Các nguồn cung cấp thông tin ATTP còn lại
(như đài phát thanh, báo, loa truyền thanh,
bạn bè, các đoàn kiểm tra) có lượng người
tiếp cận thông tin rất ít (dưới 10%) và hiệu quả
cũng không cao.
Tần xuất tiếp cận và mức độ hiểu các
thông tin an toàn thực phẩm (ATTP) của người
làm việc tiếp xúc với hải sản tại các cơ sở thu
mua hải sản và chợ cá ở Khánh Hòa được thể
hiện qua biểu đồ hình 1.
2. Sự tiếp cận nguồn thông tin ATTP
Kết quả điều tra về nguồn cung cấp thông tin ATTP hải sản và hiệu quả của việc cung cấp thông
tin ATTP của các nguồn thông tin này được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Nguồn cung cấp thông tin ATTP hải sản và hiệu quả của việc cung cấp thông tin
ATTP của các nguồn thông tin
Nguồn thông tin
Nhận thông tin từ các nguồn cung cấp thông tin Nguồn cung cấp thông tin ATTP được đánh giá hiệu quả
Cơ sở thu mua (n=332) Chợ cá (n=52) Cơ sở thu mua (n=332) Chợ cá (n=52)
Số người tiếp
nhận thông tin %
Số người tiếp
nhận thông tin %
Số người
đánh giá %
Số người
đánh giá %
Ti vi 130 39,2 24 46,2 150 45,2 25 48,1
Đài phát thanh 10 3 1 1,9 1 0,3 0 0
Báo 6 1,8 0 0 0 0 0 0
Tờ rơi 0 0 0 0 0 0 0 0
Loa truyền thanh 1 0,3 0 0 0 0 0 0
Ban quản lý 0 0 0 0 0 0 0 0
Bạn bè 11 3,3 0 0 9 2,7 0 0
Các đoàn kiểm tra 15 4,5 0 0 13 3,9 0 0
Tập huấn 5 1,5 0 0 6 1,8 0 0
Khác 1 0,3 0 0 0 0 0 0
Tổng 179 53,9 25 48,1 179 53,9 25 48,1
Hình 1. Tần suất tiếp cận nguồn thông tin ATTP và mức độ hiểu các thông tin ATTP
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7
Hình 1 cho thấy 19%, 13%, 22% người
bán hải sản ở chợ và 17%, 12%, 19% người
làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản ở
Khánh Hòa được tiếp cận các thông tin về
ATTP lần lượt: 1-2 lần, 3-5 lần và trên 5 lần/
năm. Có 30% người làm việc tại các cơ sở
thu mua và 21% người bán hải sản ở chợ
không hiểu đầy đủ các thông tin; 2% người
bán hải sản ở chợ và 1% người làm việc
ở các CSTM hải sản không hiểu nội dung
các thông tin về ATTP.
3. Kiến thức, thái độ, thực hành ATTP của
người làm việc tại các CSTM và các chợ cá
ở Khánh Hòa
Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, thực
hành về an toàn thực phẩm hải sản của người
làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ
cá ở Khánh Hòa được trình bày ở bảng 3 và 4.
Bảng 3. Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm hải sản
của người làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá ở Khánh Hòa ATTP hải sản
Các vấn đề Điểm tối đa
Kiến thức
Điểm
tối đa
Thái độ
Điểm
tối đa
Thực hành
Điểm
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Điểm
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Điểm
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Các vấn đề chung về ATTP
hải sản 3 2,8 0,4 4 2,6 0,9 4 3,7 0,9
Sức khỏe và vệ sinh cá nhân 4 2,7 1,3 8 2,0 1,6 6 2,9 1,6
Mối nguy vi sinh vật 5 2,2 1,8 10 4,0 1,5 14 7,3 3,1
Mối nguy hóa chất dùng
trong bảo quản hải sản 5 3,4 1,3 8 4,8 1,5 8 7,2 2,3
Tổng hợp các vấn đề 17 11,1 3,3 30 14,3 3,8 32 21,1 5,1
Bảng 4. Tỷ lệ đạt yêu cầu về kiến thức, thái độ và thực hành ATTP hải sản
Đạt yêu cầu (> 50% điểm tối đa)
Số đối tượng %
Kiến thức về ATTP hải sản 301 78.4
Thái độ đối với vấn đề ATTP hải sản 162 42.2
Thực hành ATTP hải sản 333 86.7
Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ đối tượng
có thái độ, kiến thức và thực hành ATTP đạt
yêu cầu lần lượt là 42,2% , 78,4% và 86,7%.
Đa số người làm việc tiếp xúc với hải sản cho
biết họ có biết một số quy định liên quan đến
an toàn vệ sinh thực phẩm và buộc thực hiện
theo qui định nhưng không thấy tự nguyện và
thoải mái khi thực hiện (thái độ đối với vấn đề
ATTP còn mang tính đối phó). Vì vậy cần nâng
cao ý thức và thái độ thực hiện đúng các qui
định liên quan đến ATTP hải sản.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy
giữa điểm số kiến thức, thái độ và thực hành về
an toàn thực phẩm hải sản của người làm việc
tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá ở
Khánh Hòa là có tương quan có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Những người có điểm kiến thức
cao sẽ có điểm thái độ và thực hành cao. Vì
vậy cần cung cấp kiến thức cho người tham
gia cung ứng hải sản để họ nâng cao nhận
thức và có kỹ năng thực hành đúng.
4. Kiến thức, thái độ và thực hành theo tần
suất tiếp cận thông tin về ATTP hải sản của
người làm việc tại các CSTM và chợ cá
Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, thực
hành ATTP hải sản theo tần suất tiếp cận thông
tin của người làm việc tại các CST M và chợ cá
được trình bày ở bảng 5.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
8 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả trình bày ở bảng 5 cho thấy mức
độ hiểu thông tin về ATTP và tỷ lệ đối tượng
đạt yêu cầu về kiến thức, thái độ và thực hành
về ATTP hải sản ở nhóm tiếp cận với thông
tin trên 5 lần/năm là cao nhất. Điều đó chứng
tỏ cần tăng cường truyền thông, giáo dục các
kiến thức liên quan đến ATTP. Tuy nhiên, khi
được tiếp cận thông tin về ATTP qua tivi 3-5
lần/năm thì lại có tỷ lệ đạt yêu cầu về kiến
thức, thái độ và thưc hành ATTP thấp hơn khi
được tiếp cận 1-2 lần/năm và trên 5 lần/năm.
Nguyên nhân có thể do nội dung của các thông
tin được phát trên tivi chưa thật sự góp phần
cải thiện kiến thức, thái độ và thưc hành ATTP
cho người cung ứng hải sản. Vì vậy cần chú ý
đến nội dung của các thông tin về ATTP được
phát trên đài phát thanh và tivi.
Mặt khác, số liệu ở bảng 2 cho thấy số
người tiếp cận thông tin về ATTP từ đài và
đánh giá đài là nguồn thông tin hiệu quả là ít
hơn nhiều so với từ tivi, nhưng tỷ lệ đạt yêu
cầu về kiến thức, thái độ và thưc hành ATTP
của những người nhận thông tin về ATTP từ
đài cũng tương tự như từ tivi. Vậy nên, nội
dung các thông tin cề ATTP được cung cấp từ
tivi và đài cần được quan tâm để tạo nên hiệu
quả thực sự cho việc truyền thông.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, điều tra về kiến
thức, thái độ và thực hành của người làm việc
tại các cơ sở thu mua và chợ cá ở Khánh Hòa
cho thấy các đối tượng được điều tra có trình
độ văn hóa chủ yếu là tiểu học, trung học cơ sở
và phần lớn trong độ tuổi lao động (18÷40 tuổi).
Ti vi và đài phát thanh là hai nguồn cung cấp
kiến thức về ATTP chính và có hiệu quả. Chưa
có nhiều người làm việc ở CSTM và chợ cá
(dưới 25%) tiếp cận các thông tin về ATVSTP.
Bảng 5. Kiến thức, thái độ, thực hành và mức độ hiểu thông tin ATTP của người làm việc
theo tần suất tiếp cận
Tần suất tiếp cận thông tin về ATTP
1÷2 lần/năm 3÷5 lần/năm Trên 5 lần/năm
Tỷ lệ đạt yêu cầu về:
- Kiến thức
- Thái độ
- Thực hành
17,2%
8,9%
17,2%
11,7%
6%
10,7%
19,5%
12,2%
20,1%
Ti
vi
(n
=1
54
)
Mức độ hiểu thông tin ATTP
- Hiểu đầy đủ các thông tin
- Hiểu không đầy đủ
- Không hiểu
33,9%
61,3%
4,8%
36,4%
63,6%
0%
54,2%
44,1%
1,7%
Tỷ lệ đạt yêu cầu về:
- Kiến thức
- Thái độ
- Thực hành
27,8%
31,7%
30,9%
15,2%
17,5%
15,5%
29,4%
30,5%
29,4%
Đ
ài
p
há
t t
ha
nh
(n
=1
1)
Mức độ hiểu thông tin ATTP
- Hiểu đầy đủ các thông tin
- Hiểu không đầy đủ
- Không hiểu
33,3%
66,7%
-
25%
75%
-
50%
50%
-
Tỷ lệ đạt yêu cầu về:
- Kiến thức
- Thái độ
- Thực hành
19,8%
23,6%
19,3%
25,7%
31,5%
29,0%
28,3%
31,5%
31,3%
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9
Trong số những người tiếp cận thông tin ấy
có đến 30% người làm việc tại các cơ sở thu
mua và 21% người bán hải sản ở chợ không
hiểu đầy đủ các thông tin; 2% người bán hải
sản ở chợ và 1% người làm việc ở các CSTM
hải sản không hiểu nội dung các thông tin về
ATTP. Mức độ hiểu thông tin về ATTP và tỷ lệ
đối tượng đạt yêu cầu về kiến thức, thái độ
và thực hành ATTP hải sản ở nhóm tiếp cận
với thông tin trên 5 lần/năm là cao nhất. Trên
75% đối tượng có điểm kiến thức, thái độ và
thực hành ATTP đạt yêu cầu. Tuy nhiên, chỉ có
42,2% người làm việc tại các cơ sở thu mua
hải sản và chợ cá ở Khánh Hòa có điểm thái
độ đối với vấn đề ATTP hải sản đạt yêu cầu với
điểm trung bình về thái độ của là 14,3 điểm
trên tổng số điểm tối đa 30 điểm. Điểm về kiến
thức, thái độ và thực hành an toàn thực phẩm
hải sản của những người làm việc ở CSTM hải
sản và người bán hải sản tại chợ cá có mối
tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Để đảm bảo an toàn thực phẩm hải sản
thì các cơ quan chức năng cần tăng cường
tần suất tuyên truyền ATTP hải sản bằng tivi
và đài phát thanh với các nội dung phù hợp
với đối tượng, đặc biệt chú trọng vào nội dung
tạo ý thức, thái độ đúng đắn về vấn đề ATTP,
đồng thời cần tập trung tạo cho những người
làm việc tại CSTM và người bán ở chợ cá có
thái độ đúng với vấn đề sức khỏe và vệ sinh
cá nhân để tránh trở thành nguồn nhiễm cho
thực phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Văn Bào, 2010. Thực trạng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người sản xuất, chế biến thực phẩm
tại Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Quãng Ngãi và Vĩnh Long, năm 2009, NXB Y học Việt Nam, tr. 43- 46.
2. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Khánh Hòa, 2012. Báo cáo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012.
3. Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm Thủy sản tỉnh Bình Thuận, 2010. Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn
thực phẩm đối với nguyên liệu thủy sản tại Bình Thuận, Báo cáo tham luận tại Hội thảo nâng cao chất lượng
nguyên liệu thủy sản khai thác.
4. Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Phú Thọ, 2012. Đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm
tỉnh Phú thọ 2012.
5. Cục An toàn thực phẩm, 2012. Báo cáo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm
2013.
6. Trương Văn Dũng, 2012. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu
dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Y tế Công cộng Nghệ An, NXB Y học,
Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thanh Hương, 2012. Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng một số phụ
gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình, Luận án Tiến sĩ dinh dưỡng, tr. 26-32.
8. Nguyễn Thị Kim, 2005. Xã hội hóa các hoạt động đảm bảo ATVSTP, Kỷ yếu Hội nghị khoa học ATVSTP lần
thứ 5/2009, NXB Hà Nội, tr. 95-98.
9. Nguyễ n Hù ng Long và cộ ng sự , 2007. Đặ c điể m vệ sinh môi trườ ng và vệ sinh an toà n thự c phẩ m ở mộ t số cơ
sở sả n xuấ t, chế biế n thự c phẩ m năm 2007, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, NXB
Hà Nội, tr. 135- 44.
10. Mai Thị Phương Ngọc và cộng sự, 2011. Kiến thức - thức ăn đường phố tại thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Y tế công cộng năm 2011-2012, NXB Y học, TP.
Hồ Chí Minh.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
11. Sở Y tế Khánh Hòa, 2009. Báo cáo 5 năm (2004-2008) về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
12. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Phú Yên, 2010. Nghiên cứu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người
dân tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên.
13. Lê Minh Uy, 2009. Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn của người sản xuất thực phẩm tại An Giang, Hội
nghị Khoa học Kỹ thuật Y tế công cộng năm 2009-2010, NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 323-326.
Tiếng Anh
14. Ansari-Lari, M., Sahar, S., Leila, L., 2012. Knowledge, attitudes and practices of workers on food hygienic
practices in seafood processing plants in Fars, Iran, Food control, Volume 21, Issue 3, pp. 260-263.
15. Bartlett, J.E., Kotrlik, J., Higins, C.C., 2001. Organizational Research: Determining Appropriate Sample Size in
Survey Research. Information Technology, Learning, and Performance Journal, 19, 1, 8p.
16. Haaapala, Probart , 2005. Consumers and foodborne diseases: knowledge, attitudes and reported behavior in one
region of Italy, International Journal of Food Microbiology, pp. 161-166.
17. Murat, B., Azmi, S. E., 2006. The evaluation of food hygiene knowledge, attitudes, and practices of food
handler in food businesses in Turkey, Food Control, Volume 17, Issue 4, pp. 317-322.
18. Walker, E., and Jones, N., 2004 . The good, the bad and ugly of butchers’ shops licensing in England - one local
authority’s experience. Bristish Food Journal, 104(1), pp. 20-30.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_kien_thuc_ky_nang_va_thai_do_ve_an_toan_thuc_pham_h.pdf