Hiện trạng khai thác tôm hùm giống tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

2. Kiến nghị Cần có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn và người khai thác trong việc thực thi các giải pháp liên quan đến quy hoạch, chính sách và kỹ thuật nhằm phát triển nghề khai thác tôm hùm gống theo hướng bền vững. Cần có các nghiên cứu tổng thể về hiện trạng khai thác tôm hùm giống trên phạm vi cả nước để làm cơ sở cho việc xây dựng và ban thành các quy định, văn bản liên quan nhằm quản lý nghề khai thác tôm hùm giống phát triển theo hướng bền vững.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng khai thác tôm hùm giống tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÔM HÙM GIỐNG TẠI VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA STATUS OF SEED LOBSTERS FISHING IN VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE Vũ Như Tân1, Trần Văn Dũng2 Ngày nhận bài: 22/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 25/9/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2012 – 2013 nhằm đánh giá hiện trạng của nghề khai thác tôm hùm giống tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn 243 hộ trong tổng số 618 hộ khai thác tôm hùm giống trong vịnh Vân Phong. Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm hùm giống chủ yếu được khai thác bằng hình thức lưới mành (72,02%), bẫy (21,81%) và lặn (6,17%). Các loài tôm hùm giống được khai thác chủ yếu cho nghề nuôi thương phẩm là tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh (P. Homarus). Mùa khai thác chính bắt đầu vào tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tập trung vào các tháng 12, 1 và 2. Sản lượng tôm giống khai thác đạt 369.119 con với giá trị ước tính trên 76 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều bất cập còn tồn tại trong nghề khai thác tôm hùm giống ở địa phương như kích cỡ giống quá nhỏ, tỷ lệ hao hụt cao, phương pháp khai thác chưa theo hướng bền vững, tác động tiêu cực đến nguồn lợi san hô và ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật, quy hoạch và chính sách nhằm góp phát triển nghề khai thác tôm hùm giống theo hướng bền vững. Từ khóa: khai thác, tôm hùm giống, hiện trạng, vịnh Vân Phong, bẫy, lưới mành, lặn ABSTRACT The survey was conducted between 2012 and 2013 in order to evaluate the status of seed lobsters exploitation in Van Phong bay, Khanh Hoa province. In this survey, 243 samples in the total of 618 seed lobsters exploiting households in Van Phong bay were investigated and interviewed by common survey methods. The result showed that lobster juveniles are mainly caught by the methods of seine net (72.02%), traps (21.81%) and diving (6.17%). The major species exploited for grow-out culture here were ornate spiny lobster (Panulirus ornatus) and scalloped spiny lobster (P. Homarus). The major harvesting season is from October to April of the following year, focusing on December, January and February. The number of estimately harvested seed lobsters was 369.119 lobsters with the values of over 76 billion VND. However, there have still been many problems in the lobsters exploiting industry in the local areas such as small size, high mortality rate, using unsustainable exploiting methods, affecting the coral resources and environmental pollution. The study also put forward a large number of solutions related to techniques, plans and policies in order to develop the seed lobster fi shing industry in the local areas conformable to the sustainable. Keywords: exploiting, seed lobster, status, Van Phong bay, trap, seine net, diving 1 ThS. Vũ Như Tân: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 2 ThS. Trần Văn Dũng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng biển Khánh Hòa có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề khai thác tôm hùm giống và nuôi tôm hùm thương phẩm (với chiều dài 385km đường bờ biển khúc khuỷu và các đảo ven bờ) [4]. Khánh Hòa là một trong ba tỉnh (cùng với Bình Định và Phú Yên) có sản lượng khai thác tôm hùm giống cao nhất cả nước [6]. Khu vực này có nền đáy đá, nhiều hang hốc, rạn san hô, nhiều đảo, vịnh kín gió, môi trường ổn định, rất phù hợp cho tôm hùm sinh sống giai đoạn ấu trùng và con non. Trong đó, vịnh Vân Phong là một trong những khu vực thuận lợi nhất cho nghề khai thác tôm hùm giống. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Nghề khai thác tôm hùm giống ở Khánh Hòa nói chung và vịnh Vân Phong nói riêng bắt đầu từ đầu những năm 1990 [8]. Đến nay, sản lượng và giá trị của nghề khai thác và nuôi tôm hùm giống liên tục tăng. Trong vụ khai thác tôm hùm giống 2005 - 2006, tổng số tôm hùm bông và tôm hùm xanh khai thác được trên cả nước là 2.412.075 con giống nhưng đến vụ 2007 - 2008 số lượng lên đến 3.009.967 con giống [6]. Nhu cầu về tôm hùm giống sử dụng cho nuôi thương phẩm liên tục tăng nhanh: năm 1999 nhu cầu về tôm hùm giống chỉ mới 0,5 triệu con nhưng đến năm 2003 nhu cầu đã tăng lên tới trên 3,5 triệu con [9]. Cùng với đó, số lồng nuôi tôm hùm thương phẩm ở Việt Nam đã tăng nhanh từ năm 1999 và đạt đỉnh cao vào năm 2006 với khoảng 49.000 lồng cho sản lượng khoảng gần 1.900 tấn, tương đương với khoảng 90 triệu đô la Mỹ [6]. Năm 2011, số lượng lồng nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa lên đến 27.700 lồng với sản lượng và giá trị hàng năm ước đạt gần 1.000 tấn và trên 1.000 tỷ đồng [3]. Nghề khai thác tôm hùm giống phát triển đã có những đóng góp tích cực đối với cộng đồng dân cư ven biển vịnh Vân Phong. Nhiều ngành nghề phụ trợ ra đời cùng với sự phát triển của nghề khai thác tôm hùm giống và nuôi tôm hùm thương phẩm như nghề sản xuất ngư cụ, khai thác cá tạp và nhiều dịch vụ nuôi trồng thủy sản khác. Sự phát triển của những ngành nghề này đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhiều cộng đồng cư dân ven biển vịnh Vân Phong. Tuy nhiên, do nguồn tôm hùm giống cung cấp cho nuôi thương phẩm hiện nay vẫn phụ thuộc hoàn vào nguồn lợi tự nhiên. Lợi nhuận cao mang lại từ nghề khai thác tôm hùm giống đã dẫn đến người dân khai thác ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch, sử dụng các phương pháp khai thác không bền vững. Hậu quả là đã gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi tôm hùm giống nói riêng. Tỷ lệ tôm giống hao hụt cao, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven bờ là những tác động tiêu cực thấy rõ từ nghề khai thác tôm hùm giống. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng nghề khai thác tôm hùm giống ở vịnh Vân Phong, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển theo hướng bền vững. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2012 và 2013 thông qua việc điều tra hiện trạng nghề khai thác tôm hùm giống tại vịnh Vân Phong. Số liệu thứ cấp được thu từ các báo cáo và tài liệu từ các cơ quan chức năng địa phương và thông tin đã xuất bản. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (QS). Trên cơ sở số hộ khai thác tôm hùm giống ở vịnh Vân Phong (618 hộ) theo báo cáo nhanh của Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, tiến hành điều tra ngẫu nhiên 243 hộ khai thác theo công thức của Yamane [10]. Những thông tin chính được thu thập gồm: Địa điểm, mùa vụ, hình thức, cường độ khai thác; thành phần loài, kích cỡ con giống; những vấn đề còn tồn tại của nghề khai thác tôm hùm giống. Sản lượng tôm hùm giống khai thác được tính theo phương pháp ước tính sản lượng của FAO [5]. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tôm hùm giống dựa trên quyết định số 2383/2008/QĐ-BNN-NTTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1]. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phát triển nghề khai thác tôm hùm giống ở địa phương theo hướng bền vững. Các số liệu sau khi thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2003. Hình 1. Khu vực nghiên cứu III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thông tin về người khai thác tôm hùm giống Khu vực vịnh Vân Phong có 618 hộ khai thác tôm hùm giống được phân bố ở các xã như Vạn Thạnh, Đại Lãnh, thị trấn Vạn Giã, Vạn Thắng. Hầu hết người khai thác đều trong độ tuổi lao động. Với độ tuổi trung bình khoảng 40, hầu hết người khai thác tôm hùm có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, trình độ học vấn thấp là một trong những trở ngại trong việc phát triển bền vững nghề khai thác tôm hùm giống tại địa phương. Hình 2. Trình độ học vấn của người khai thác tôm hùm giống tại vịnh Vân Phong (n = 243) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53 Kết quả điều tra cho thấy hầu hết người khai thác tôm hùm giống có trình độ học vấn cấp 1 và 2 (52,26% và 32,51%). Trong khi đó, trình độ học vấn cấp 3 chỉ gấp 1,5 lần so với số người mù chữ (9,05% so với 6,17%). Ngoài ra, không ai có trình độ từ trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ, bằng cấp về chuyên ngành khai thác thủy sản. Điều này gây ra những trở ngại lớn trong việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện khai thác tiên tiến, bền vững, các văn bản quy định của cơ quan chức năng về khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi tự nhiên ở địa phương nói chung và tôm hùm giống nói riêng. 2. Địa điểm khai thác Vịnh Vân Phong là khu vực khai thác tôm hùm giống chủ yếu của ngư dân các xã Vạn Thạnh, Đại Lãnh, Vạn Thắng, thị trấn Vạn Ninh, Vạn Hưng và Ninh Phước với diện tích khoảng 80.000 ha. Khu vực này có địa hình phong phú bao gồm hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu và kín gió. Đặc biệt đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật biển nông ven bờ kết hợp với nền đáy đá, san hô, nhiều hang hốc là nơi thích hợp cho tôm hùm sinh sống giai đoạn hậu ấu trùng và giai đoạn tôm con. Do vậy, đây là địa điểm có tiềm năng rất lớn để khai thác tôm hùm giống cho nghề nuôi thương phẩm. Các địa điểm tập trung khai thác thác trên vịnh Vân Phong được minh họa ở hình 3 là: Khu vực biển xung quanh Hòn Lớn (5), Hòn Săng (6), Hòn Ong (7), ven biển xã Vạn Thắng và Hòn Bịp (1), ven biển thị trấn Vạn Giã (2), ven biển xã Vạn Hưng (3), ven biển xã Ninh Phước (4). Bên cạnh đó, còn một số khu vực cũng là ngư trường của nghề khai thác tôm hùm giống nhưng tập trung với số lượng ít hơn như: Hòn Đỏ, Hòn Mai, Hòn Tai và ven biển xã Ninh Thủy. 3. Phương thức khai thác Tôm hùm giống trong vịnh Vân Phong được khai thác bằng ba phương pháp chủ yếu là lưới mành, bẫy và lặn bắt. Trong đó, phương pháp bẫy thường sử dụng các dụng cụ như san hô, gỗ, cao su và kết hợp với lưới. Trong quá trình khai thác, người dân thường kết hợp sử dụng ánh sáng với hình thức khai thác bằng lưới mành và bẫy nhằm gia tăng hiệu quả khai thác. Hình 3. Khu vực tập trung khai thác trên vịnh Vân Phong Hình 4. Các phương pháp khai thác tôm hùm giống tại vịnh Vân Phong (n = 243) Tùy theo điều kiện tự nhiên cụ thể tại mỗi vùng, người dân tiến hành sử dụng các loại ngư cụ khác nhau để khai thác. Trong đó, hình thức khai thác bằng lưới mành được người dân sử dụng nhiều nhất chiếm 72,02% (175 hộ), tiếp theo là bẫy 21,81% (53 hộ), trong khi đó, chỉ có 6,17% số hộ khai thác bằng hình thức lặn. Mỗi phương pháp khai thác có ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào độ sâu, sóng gió và vị trí trong vịnh mà các hộ tiến hành sử dụng các phương pháp khai thác khác nhau. Phương thức khai thác bằng lưới mành (2a = 5 mm, chiều dài 150 m, chiều cao 4 – 6 m) kết hợp với ánh sáng đèn neon (hoặc đèn cao áp) được sử dụng ở những vùng có sóng gió nhỏ hơn cấp 6 và độ sâu dưới 15 m. Phương thức khai thác bằng bẫy có thể áp dụng khai thác trên toàn vịnh, ở độ sâu thấp khoảng từ 5 đến 10 m. Phương pháp lặn bắt thường áp dụng cho những vùng có độ sâu thấp dưới 5 m. Vào mùa vụ chính (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), các hộ thường sử dụng cả ba hình thức khai thác, trong khi đó, vào mùa phụ (tháng 5 - 9), phương pháp lặn bắt được áp dụng phổ biến. Hình thức khai thác bằng lưới mành cho hiệu quả cao hơn hai phương pháp còn lại. Tuy nhiên, kích thước tôm hùm giống khai thác nhỏ (7 - 9 mm CL). Tôm có màu trắng nên khó quan sát. Tôm hùm khai thác theo hình thức bẫy thường khỏe hơn so với tôm khai thác bằng lưới mành, nhưng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG sản phẩm khai thác vẫn là tôm trắng (7 - 9 mm CL). Ngoài ra, việc khai thác san hô làm bẫy còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và nguồn lợi san hô tự nhiên. Hình thức lặn bắt thường thu được tôm giống có kích thước lớn nhất (15 - 20 mm CL) - tôm bọ cạp. Tôm có chất lượng tốt nhất so với các hình thức đánh bắt khác. 4. Mùa vụ khai thác Tôm hùm giống được khai thác quanh năm nhưng tập trung từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau (vụ chính). Trong đó, các tháng 12 đến tháng 2 cho số lượng con giống khai thác cao nhất. Vào vụ khai thác chính, cả 3 hình thức khai thác đều được áp dụng, trong khi chỉ có hình thức lặn được sử dụng trong mùa khai thác phụ (từ tháng 5 đến tháng 9). Số ngày khai thác trong tháng có sự khác nhau tùy thuộc hình thức khai thác. Đối với hình thức bẫy, ngư dân thả bẫy từ tháng 9 cho đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau. Hình thức bẫy có số ngày khai thác trong tháng lớn nhất 30 ngày, trong khi con số này của hình thức lưới mành và lặn bắt lần lượt là 18 ± 2,8 ngày và 15 ± 3,5 ngày. Thông thường, những ngày biển động, lượng tôm hùm giống vào bẫy hay lưới mành cao hơn so với ngày biển lặng. Sự phân bố hình thức khai thác theo các tháng có sự khác nhau được trình bày ở hình 4. Hình 5. Tỉ lệ phần trăm hình thức khai thác theo mùa vụ 5. Thành phần loài và kích cỡ khai thác Các loài tôm hùm giống khai thác được ở vịnh Vân Phong chủ yếu là tôm hùm bông (Panulirus ornatus) chiếm 65%, tôm hùm xanh (P. homarus) chiếm 35%. Hầu hết người dân sử dụng hai loại tôm này để ương nuôi thành tôm thương phẩm. Thành phần khai thác mỗi loài cũng rất khác nhau và tùy thuộc theo từng thời điểm. Hình 6. Thành phần loài tôm hùm giống khai thác ở vịnh Vân Phong 6. Sản lượng và giá trị Kết quả khảo sát sản lượng và giá trị được trình bày ở bảng 1 và bảng 2. Bảng 1. Ước lượng sản phẩm khai thác tôm hùm giống ở vịnh Vân Phong TT Phương thức khai thác CPUE Số ngày hoạt động tiềm năng(ngày/năm) Số hộ khai thác BAC (%) Sản lượng 1 Lưới mành 15 142 175 85 316.838 2 Bẫy 5 186 53 90 44.361 3 Lặn 3 220 15 80 7.920 Tổng (con) 369.119 Bảng 2. Ước lượng giá trị khai thác tôm hùm giống ở vịnh Vân Phong Loại tôm Tỉ lệ tôm giống (%) Số lượng từng loại Đơn giá Thành tiền (đồng) Tôm hùm bông 65 239.927 280.000 67.179.567.000 Tôm hùm xanh 35 129.192 70.000 9.043.440.000 Tổng 76.223.007.000 Từ bảng 1 và 2 cho thấy, năng suất khai thác tôm hùm giống phụ thuộc vào từng hình thức khai thác. Hình thức lưới mành cho năng suất 10 - 20 con/tàu/ ngày, tiếp theo là bẫy 4 - 7 con/1000 bẫy/ngày và lặn bắt được từ 2 đến 4 con/người lặn/ngày. Kích cỡ khai thác tôm giống có sự phụ thuộc vào loại ngư cụ khai thác. Trong đó, lưới mành và bẫy chủ yếu thu được tôm trắng (7 - 9 mm CL) trong khi hình thức lặn chủ yếu thu được tôm bọ cạp (15 - 20 mm CL). Giá bán tôm hùm giống có sự biến động lớn tùy thuộc vào loài, mùa vụ khai thác và nhu cầu nuôi hàng năm, sản lượng tôm hùm xuất khẩu. Tôm hùm bông có giá cao (150 - 330 ngàn đồng/con), trong khi tôm hùm xanh có giá từ 40 - 80 ngàn đồng/con. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55 Trong vụ khai thác 2012 - 2013, sản lượng khai thác tôm hùm giống ở vịnh Vân Phong ước đạt 369.119 con, tương đương với khoảng 76 tỷ đồng. 7. Một số tồn tại trong nghề khai thác tôm hùm giống Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng nghề khai thác tôm hùm giống tại địa phương cũng có những tác động tiêu cực đến nguồn lợi tôm hùm và môi trường tự nhiên. Việc khai thác san hô để làm bẫy đã ảnh hưởng đến nguồn lợi san hô, cá rạn và hệ sinh thái ven bờ. Tỷ lệ hao hụt trong quá trình ương nuôi thường lớn dao động 20 đến 50% [3]. Ngoài ra, nghề khai thác tôm hùm giống cũng ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường trong vịnh Vân Phong, mâu thuẫn lợi ích với nhiều hoạt động kinh tế khác như du lịch, vận tải biển, khai thác hải sản, bãi tắm, nuôi lồng bè, Ngư cụ thải bỏ, dầu cặn, rác thải sinh hoạt từ nghề khai thác tôm hùm giống là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các vùng bãi biển vốn đã được quy hoạch phát triển các hoạt động du lịch, làm xấu cảnh quan môi trường tự nhiên. 8. Một số giải pháp phát triển nghề khai thác tôm hùm giống theo hướng bền vững Để phát triển nghề khai thác tôm hùm gống theo hướng bền vững, cần có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn và người khai thác trong việc thực thi các giải pháp liên quan đến quy hoạch, chính sách và kỹ thuật. Trước hết, cần quy hoạch mùa vụ khai thác tôm hùm giống trong năm. Nên khai thác tôm bọ cạp (30 - 50 mm TL) thay vì tôm trắng nhằm góp phần giảm hao hụt, nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình nuôi. Nên khoanh vùng khai thác luân phiên, tránh khai thác tập trung tại một khu vực nhất định gây cạn kiệt nguồn lợi tôm hùm giống. Đồng thời, không sử dụng bẫy san hô trong quá trình khai thác nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến nguồn lợi và hệ sinh thái san hô tự nhiên. Hình thức lặn bắt cũng nên hạn chế nhằm giảm nguy cơ tai nạn cho người khai thác. Hạn chế khai thác tôm bố mẹ vào mùa sinh sản nhằm bảo tồn nguồn lợi tôm hùm tự nhiên. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức người dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn lợi tôm hùm giống. Đồng thời nắm vững và thực thi các chính sách liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường vùng nuôi tôm hùm. Bên cạnh đó, cần xây dựng mô hình đồng quản lý hoặc quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng để đảm bảo việc khai thác tôm hùm giống mang tính bền vững. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả điều tra khảo sát thực trạng nghề khai thác tôm hùm giống tại vịnh Vân Phong, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nghề khai thác tôm hùm giống ở đây có thể sử dụng các ngư cụ thô sơ, tự chế như bẫy san hô kết hợp lưới, lưới mành kết hợp ánh sáng, nghề lặn bắt. Trong đó, lưới mành chiếm tỷ lệ cao nhất 72,1%. Nghề khai thác tôm hùm giống có thể coi là nghề lao động giản đơn, chủ yếu dùng sức người, lấy công làm lãi. Hầu hết ngư dân là những người có học vấn thấp thậm chí không biết chữ (6,2%), trình độ cấp tiểu học chiếm tỷ lệ cao (52,3%). Thời gian khai thác tôm hùm giống ở đây diễn ra hầu như quanh năm nhưng khai thác tập trung từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, đánh bắt cả vào thời gian ôm trứng của tôm bố mẹ. Đối tượng khai thác tôm hùm giống ở đây chủ yếu là tôm hùm bông, tôm hùm xanh. Hai loài này được người nuôi tôm thương phẩm tiêu thụ. Thành phần sản phẩm khai thác chia làm 2 loại: tôm hùm trắng và tôm hùm bọ cạp trong đó chủ yếu là tôm hùm trắng có kích cỡ nhỏ (7 - 9 mm CL). Sản lượng và giá trị tôm hùm giống khai thác ở vịnh Vân Phong ước đạt 369.119 con và trên 76 tỷ đồng. Nhiều bất cập còn tồn tại trong nghề khai thác tôm hùm giống tại vịnh Vân Phong liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn lợi tôm hùm giống và sự phát triển bền vững của nghề tại địa phương. Một số giải pháp bước đầu được đưa ra nhằm hạn chế tác động tiêu cực và phát triển nghề khai thác tôm hùm giống. 2. Kiến nghị Cần có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn và người khai thác trong việc thực thi các giải pháp liên quan đến quy hoạch, chính sách và kỹ thuật nhằm phát triển nghề khai thác tôm hùm gống theo hướng bền vững. Cần có các nghiên cứu tổng thể về hiện trạng khai thác tôm hùm giống trên phạm vi cả nước để làm cơ sở cho việc xây dựng và ban thành các quy định, văn bản liên quan nhằm quản lý nghề khai thác tôm hùm giống phát triển theo hướng bền vững. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số 2383/2008/QĐ-BNN-NTTS ngày 6 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành Quy định tạm thời về nuôi tôm hùm. 2. Phòng Kinh tế thành phố Nha Trang, 2011. Báo cáo Kết quả thực hiện Kế hoạch tháo dỡ bẫy nhử tôm hùm đặt trái phép trên vùng biển vịnh Nha Trang. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, 2011. Báo cáo thường niên. 4. Nguyễn Duy Toàn, 2007. Bài giảng Địa lý kinh tế nghề cá. Trường Đại học Nha Trang. Tiếng Anh 5. FAO, 2004. Safety in sampling. Methodological notes in FAO Fisheries Technical Paper 454. 6. Hung Lai Van and Tuan Le Anh, 2008. Lobster seacage culture in Vietnam. In: Spiny lobster aquaculture in the Asia–Pacifi c region (ed.: Kevin C. Williams) Proceedings of an international symposium held at Nha Trang, Vietnam: 10-17. 7. Long Nguyen Van and Hoc Dao Tan, 2008. Census of lobster seed captured from the central coastal waters of Vietnam for aquaculture grow-out, 2005 - 2008. In: Spiny lobster aquaculture in the Asia -Pacifi c region (Ed: Kevin C. Williams): 52-58. 8. Thuy Nguyen Thi Bich and Ngoc Nguyen Bich, 2004. Current status and exploitation of wild spiny lobsters in Vietnamese waters. In: Spiny lobster ecology and exploitation in th e South China Sea region (ed.: Kevin C.Williams): 13-16. 9. Tuan Le Anh and Mao Nguyen Dinh, 2004. Present Status of Lobster Cage Culture in Vietnam. In: Spiny lobster ecology and exploitation in the South China Sea region (ed.: Kevin C.Williams). Proceedings of a workshop held at the Institute of Oceanography, Nha Trang, Vietnam, July 2004: 21-25. 10. Yamane, T., 1967. S tatistics: An Introductory Analysis, 2nd Ed., New York: Harper and Row.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_khai_thac_tom_hum_giong_tai_vinh_van_phong_tinh_k.pdf
Tài liệu liên quan