Với không gian nhỏ hẹp của một bài tiểu luận, tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ bản thân,kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi sai sót trong quá trình viết bài. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
56 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 6296 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống phân phối sỉ Metro Cash and Carry Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c mục tiêu, ràng buộc, xác định những chọn lựa về kênh và đánh giá chúng.
Thiết lập các mục tiêu và các ràng buộc.
Việc hoạch định một kênh phân phối hiệu quả bắt đầu bằng sự định rõ cần phải vươn tới thị trường nào với mục tiêu nào? Các mục tiêu có thể là mức phục vụ khách hàng tới đâu và các trung gian phải hoạt động như thế nào? Những ràng buộc của kênh bao gồm: đặc điểm của người tiêu thụ. Đặc điểm về sản phẩm, đặc điểm của giới trung gian (tiếp cận, thương thảo, quảng cáo, lưu kho...), đặc điểm của môi trường và đặc điểm của công ty (quy mô, khả năng tài chính, chiến lược marketing.
Xác định những lựa chọn chủ yếu bao gồm các kiểu trung gian marketing, số lượng trung gian (phân phối rộng rãi, tổng kinh tiêu, phân phối chọn lọc) và quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên trong kênh.
Đánh giá những lựa chọn kênh. Giả sử một nhà sản xuất muốn cho ra một kênh thỏa mãn tốt nhất những mục tiêu dài hạn của công ty. Nhà kinh doanh cần phải đánh giá kênh theo các tiêu chuẩn kinh tế, tính thích nghi và tính dễ kiểm soát.
Những quyết định về kênh phân phối đòi hỏi sự lựa chọn và kích thích từng cá nhân trung gian và đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh.
Tuyển chọn thành viên của kênh
Công ty phải biết thu hút các trung gian có chất lượng cho kênh dự định. Những trung gian tốt cần có những đặc điểm gì? Đó là khả năng am hiểu và quan hệ tốt đối với khách hàng, thâm niên và kinh nghiệm, khả năng hợp tác, hiệu quả và uy tín trong kinh doanh. Đôi khi còn đánh giá về địa điểm kinh doanh, khả năng phát triển trong tương lai.
Kích thích thành viên của kênh
Giới trung gian phải được thường xuyên kích thích để làm việc tốt hơn. Công ty cần phải hiểu được nhu cầu và ước muốn của họ. Có 3 kiểu tiếp cận với giới trung gian: hợp tác, hùn hạp và lập chương trình phân phối
Sự hợp tác được kích thích bằng mức lời cao, tiền thưởng, trợ cấp quảng cáo, trợ cấp trưng bày hàng, thi đua doanh số.
Sự hùn hạp thể hiện cách làm ăn lâu dài, vì lợi ích chung đối với nhà phân phối.
Lập chương trình phân phối là kiểu thỏa thuận tiến bộ nhất. Hai bên cùng vạch ra mục tiêu kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch quảng cáo, khuyến mại. Công ty đã biến các nhà phân phối từ cách nghĩ ở phía người mua chuyển sang cách nghĩ, làm ăn ở phía người bán. Họ là một bộ phận trong hệ thống marketing dọc VMS của công ty.
Đánh giá các thành viên của kênh
Nhà sản xuất phải định kỳ đánh giá hoạt động của người trung gian theo những tiêu chuẩn như định mức doanh số đạt được, mức độ lưu kho trung bình, thời gian giao hàng cho khách, cách xử lý hàng hóa thất thoát hoặc hư hỏng, mức hợp tác trong các chương trình quảng cáo và huấn luyện của công ty và những dịch vụ họ phải làm cho khách.
Mức doanh số đạt được của các trung gian có thể được so sánh với mức họ đã đạt được trong thời kỳ trước đó. Tỷ lệ tăng tiến trung bình của cả nhóm có thể dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá.
6.1.2 Hoạt động của các trung gian.
6.1.2.1. Tổ chức hệ thống bán lẻ
Bán lẻ là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng để họ sử dụng cho bản thân chứ không phải để kinh doanh.
Bán lẻ là một ngành quan trọng. So với các cơ sở sản xuất và bán sỉ, họ đông gấp 7 lần và là nguồn cung cấp việc làm rất lớn. Các nhà bán lẻ ở Mỹ đạt doanh số tới hàng ngàn tỉ đô la. Mười hãng, bán lẻ hàng đầu đã đạt doanh số từ 8 tỷ đến 40 tỷ đô la hàng năm. Các hình thức bán lẻ rất phong phú và đa dạng.
Theo mức độ phục vụ, gồm có:
Bán lẻ tự phục vụ
Bán lẻ phục vụ có giới hạn
Bán lẻ phục vụ toàn phần
Theo mặt hàng kinh doanh, có các loại:
Cửa hàng chuyên doanh
Cửa hàng bách hóa
Các siêu thị và đại siêu thị
Các cửa hàng thực phẩm tiện dụng
Theo giá bán, người ta phân biệt
Cửa hàng chiết khấu. Các cửa hàng này bán hàng đạt tiêu chuẩn với giá thấp. Họ chấp nhận mức lời thấp nhưng khối lượng bán ra lớn.
Cửa hàng kho (bán số lượng lớn với giá hạ).
Bán lẻ không dùng cửa hiệu, gồm có:
Bán qua bưu điện
Bán qua catalog
Bán qua điện thoại
Bán hàng bằng máy bán hàng tự động
Bán lẻ tận nhà
Cửa hàng chuỗi (Chain Store)
Cửa hàng chuỗi là một trong số những phát triển quan trọng nhất của hoạt động bán lẻ của thế kỷ này. Đó là cửa hàng có hai hay nhiều hiệu bán lẻ cùng chung một sở hữu và kiểm soát bán những mặt hàng giống y như nhau, việc mua bán có tính chất tập quyền và có thể có kiểu kiến trúc cửa hiệu y hệt nhau. Chuỗi công ty có cùng chung sở hữu và kiểm soát, có kiến trúc với phong cách đồng nhất để làm nổi bật mỗi cửa hàng đơn vị và giúp khách hàng dễ nhận ra hơn. Chuỗi công ty có lợi thế hơn các cửa hàng độc lập nhờ khả năng có thể bán giá hạ và tiêu thụ được khối lượng lớn hàng hóa.
Hợp tác xã tiêu thụ
Là tổ chức bán lẻ của chính khách hàng. Những người cư trú chung trong một cộng đồng có thể lập một hợp tác xã tiêu thụ khi họ cảm thấy những hiệu bán lẻ ở địa phương lời quá cao hoặc cung cấp hàng kém phẩm chất hay mặt hàng nghèo nàn. Những người dân này góp tiền lại để mở ra cửa hàng riêng của họ và biểu quyết về mọi đường lối hoạt động cũng như chọn lựa các quản trị viên. Cửa hàng có thể bán giá thấp hơn hoặc bán giá như bình thường và chia lời cho các xã viên dựa trên mức mua hàng của họ.
Tổ chức độc quyền kinh tiêu
Một tổ chức độc quyền kinh tiêu là một sự liên kết theo hợp đồng giữa bên ký phát đặc quyền (Franchiser) và bên được nhượng đặc quyền (Franchisees) - Những thương gia độc lập muốn mua quyền sở hữu và quyền kinh doanh một hoặc nhiều đơn vị thuộc hệ thống đặc quyền.
Người ký phát độc quyền kinh tiêu sẽ nhận được nhiều khoản lợi như: phí gia nhập, tiền bản quyền tính theo doanh số, lệ phí cho thuê trang thiết bị được chia một phần lớn. Ví dụ: Hãng Mc. Donald thu lệ phí gia nhập 150.000 đô la cho mỗi người được nhượng đặc quyền; lệ phí bản quyền là 3%, lệ phí thuế mướn trang thiết bị là 8,5% doanh số của người mua đặc quyền. Công ty còn buộc họ phải tới học ở Hamburger University trong 3 tuần lễ để biết cách kinh doanh ra sao.
6.1.2.2. Tổ chức hệ thống bán sỉ.
Bán sỉ bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng hóa và dịch vụ cho người mua và để bán lại hoặc để kinh doanh. Các nhà bán sỉ giao dịch chủ yếu đối với khách hàng buôn bán hơn là khách tiêu dùng trực tiếp. Họ chủ yếu mua hàng từ nhà sản xuất, bán cho người bán lẻ, cho các cơ sở kỹ nghệ và các nhà bán sỉ khác.
Nhà bán sỉ thực hiện nhiều chức năng bao gồm việc bán hàng và quảng cáo, mua hàng và làm công việc phân phối, bốc dỡ hàng với khối lượng lớn, tồn kho, chuyên chở, tài trợ, chấp nhận rủi ro, cung ứng tin tức thị trường, cung cấp các dịch vụ về quản trị và làm tư vấn. Giới bán sỉ thường được phân phối thành bốn nhóm:
Nhà bán sỉ thương nghiệp
Nắm quyền sở hữu hàng hóa. Nhóm này gồm các nhà bán sỉ phục vụ toàn phần (thương nhân bán sỉ, nhà phân phối - kinh tiêu kỹ nghệ) và các nhà bán sỉ phục vụ giới hạn (bán sỉ tiền mặt tự chở, nhà bán sỉ bỏ mối trung gian trực tiếp giao hàng, nhà bán sỉ ký gởi và bán sỉ theo đơn đặt hàng).
Các nhà môi giới và đại lý
Họ không sở hữu hàng hóa và chỉ thực hiện chức năng môi giới tạo thuận lợi cho việc mua và bán, qua đó họ được hưởng hoa hồng từ 2 - 6% trên giá bán. Điển hình của giới này là các nhà môi giới thực phẩm, địa ốc, bảo hiểm và chứng khoán. Các đại lý thường có nhiều dạng: đại lý của nhà sản xuất (đại lý bán sỉ), các đại lý tiêu thụ, đại lý thu mua và nhà buôn ăn hoa hồng.
Chi nhánh và văn phòng của nhà sản xuất
Văn phòng giao dịch và chi nhánh bán hàng của nhà sản xuất được thành lập để thực hiện các công việc bán hàng, quảng cáo và kiểm tra hàng tồn kho. Những chi nhánh bán hàng này thường có trữ hàng và thường hoạt động trong nhiều ngành trang thiết bị, phụ tùng xe hơi, tạp hóa, hàng khô.
Các nhà bán sỉ tạp loại
Gồm các nhà bán sỉ kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau kể cả các đại lý đầu mối xăng dầu, bán và giao hàng đến tận từng cây xăng, các công ty đấu giá…
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, các nhà bán sỉ tiến bộ đang thích ứng các hoạt động, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng và tìm kiếm những phương pháp giảm chi phí của việc giao dịch.
6.1.2.3. Tổ chức lực lượng bán hàng
Công việc tổ chức và quản trị nhân viên bán hàng là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra những hoạt động bán hàng. Nó bao gồm việc thiết lập mục tiêu, chiến lược cho nhân viên bán hàng, tuyển dụng, chọn lựa, huấn luyện, giám sát và đánh giá những đại diện bán hàng của công ty.
Nhân viên bán hàng phải thăm dò, tìm kiếm và vun trồng các khách hàng mới. Họ phải truyền đạt khéo léo những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Nhân viên bán hàng phải biết nghệ thuật bán hàng bao gồm: tiếp cận, giới thiệu trả lời những cự tuyệt và kết thúc việc bán. Họ cũng cung cấp dịch vụ cho khách hàng- cố vấn, trợ giúp kỹ thuật, thu xếp việc, tài trợ và giao hàng. Nhân viên bán hàng còn phải làm công việc điều nghiên và tình báo về thị trường và làm những báo cáo về giao dịch. Họ cũng tiến hành điều phối hàng hóa khan hiếm trong thời kỳ sản xuất thiếu.
Nhân viên bán hàng nên dành 80% thời gian cho khách hàng hiện tại và 20% cho khách hàng tương lai và dành 85% cho những sản phẩm đã ổn định 15% cho những sản phẩm mới. Nhân viên bán hàng phải biết cách tạo thỏa mãn cho khách và tạo lợi nhuận cho công ty. Họ phải biết cách phân tích dữ liệu về tiêu thụ, đo lường tiềm năng thị trường thu nhặt tin tức thị trường và triển khai những chiến lược cùng kế hoạch marketing.
Cốt tủy của một hoạt động bán hàng thành công là phải có một đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi. Phải biết tuyển chọn họ. Họ phải là người có thói quen theo đuổi, luôn luôn có nhu cầu phải chiến thắng và tác động được đến người khác. Đó cũng là những người dám nhận rủi ro để đạt được mục đích, biết gắn bó chặt chẽ mình với khách hàng. Họ coi trọng lợi ích của khách hàng, xem mình là bạn, là đồng đội với khách hàng hơn là đối thủ.
Các nhân viên bán hàng cần được đào tạo, huấn luyện một cách cẩn thận và có hệ thống. Họ cần biết thăm dò, đánh giá, tiếp cận với khách hàng, biết cách trình bày giới thiệu hàng hóa, biết cách xử lý tình huống. Người bán hàng cần được huấn luyện kỹ về kỹ năng thương thảo, cách kết thúc một thương vụ, biết cách hướng dẫn sử dụng, lắp đặt và thực hiện hoàn hảo các dịch vụ cho khách hàng.
Nhân viên bán hàng cần được giám sát, khuyến khích và động viên liên tục để nâng cao hiệu quả hoạt động của họ. Người bán hàng càng được động viên kích thích tốt thì càng tận tụy với công việc và kết quả càng tốt hơn – khi đó họ có thể được thưởng nhiều hơn, do đó vui lòng hơn và lại càng hăng hái, cố gắng hơn.
6.2. Mâu thuẫn phát sinh trong hệ thống phân phối.
6.2.1. Các loại mâu thuẫn có thể phát sinh.
Mâu thuẫn chiều dọc tồn tại khi có mâu thuẫn giữa các cấp khác nhau trong kênh phân phối. Cụ thể:
Mâu thuẫn về vai trò: là do các đại lý chờ đợi công ty cung cấp sự trợ giúp quản lý rộng rãi và các giải pháp hỗ trợ xúc tiến cho họ. Ngược lại các đại lý phải cam kết hoạt động theo những tiêu chuẩn mà công ty yêu cầu. Tuy nhiên các đại lý vẫn vi phạm các cam kết này và do đó công ty phải có biện pháp xử lý như: cảnh cáo không cung cấp hàng hóa.
Mâu thuẫn do sự khác nhau về nhận thức: do việc sử dụng hình thức trưng bày tại điểm bán, các công ty coi trọng đặc điểm này chính vì vậy công ty luôn yêu cầu các đại lý của mình phải trưng bày biển hiệu của hãng sản xuất, treo các dây quảng cáo, catalog quảng cáo một cách hợp lý và tương xứng với sản phẩm của mình. Nhưng do đại lý bán nhiều loại sản phẩm của các nhiều công ty khác nhau nên thường hạn chế treo các dây quảng cáo, bang rôn, biển hiệu…của công ty và hơn nữa họ không muốn tốn diện tích bán hàng, hoặc có treo thì cũng nhằm mục đích che mưa che nắng nên thiếu tính thẫm mỹ.
Ví dụ, General Motors đã có thời kỳ mâu thuẫn với các đại lý của mình khi cố gắng thực hiện chính sách áp đặt về dịch vụ, định giá và quảng cáo theo ý mình. Coca -Cola cũng có mâu thuẫn với những người đóng chai sản phẩm của mình khi họ thỏa thuận đống chai cho cả sản phẩm của Dr. Pepper.
Mâu thuẫn chiều ngang
Là những mâu thuẫn là nẩy sinh giữa các thành viên cùng một cấp của kênh phân phối. Một số đại lý độc quyền của Pizza Inn đã than phiền về đại lý độc quyền khác của Pizza Inn đã không theo đúng công thức pha chế, đảm bảo dịch vụ tồi và làm tổn hại đến hình ảnh chung của Pizza Inn. Hay Benetton đã bị kiện về việc cấp đặc quyền cho quá nhiều cửa hàng gần nhau làm giảm lợi nhuận của họ.
Trong những trường hợp như thế này người phụ trách kênh phân phối phải xây dựng những chính sách rõ ràng có tính khả thi và áp dụng ngay những biện pháp khẩn cấp để kiểm soát và giải quyết mâu thuẫn.
Mâu thuẫn đa kênh
Thường xảy ra khi người sản xuất thiết lập hai hay nhiều kênh cạnh tranh với nhau trong việc bán hàng trên cùng một thị trường. Khi Zenith chấp thuận việc bán máy thu hình của mình qua các cửa hàng tổng hợp đã làm cho các cửa hàng bán thiết bị thu thanh và thu hình độc lập nổi điên lên. Hay khi Levi Strauss đồng ý phân phối áo quần jeans của mình thông qua hệ thống siêu thị Sears và Penny ngoài kênh cửa hàng chuyên doanh bình thường của mình, đã làm cho các cửa hàng chuyên doanh đó tức giận.
Mâu thuẫn đa kênh có thể trở nên gay gắt hơn khi các thành viên của kênh phân phối hoặc là hưởng giá thấp hơn do mua số lượng lớn, hoặc là sẵn sàng bán với giá đạt mức lợi nhuận thấp hơn.
6.2.2. Các nguyên nhân gây mâu thuẫn trong hệ thống phân phối.
Nguyên nhân chủ yếu là sự xung khắc về mục đích. Chẳng hạn, trong khi người sản xuất muốn gia tăng khối lượng bán để gia tăng thị phần bằng một chính sách định giá thấp, thì các đại lý lại muốn có mức lợi nhuận cao và chạy theo khả năng sinh lời trước mắt. Đây là loại mâu thuẫn khó giải quyết.
Mâu thuẫn có thể sinh ra do vai trò và quyền hạn của các thành viên được xác định không rõ ràng. IBM bán máy tính cá nhân cho những khách hàng lớn thông qua lực lưọng bán của mình, nhưng cũng đồng thời khuyến khích các đại lý cố gắng bán hàng cho những khách hàng lớn. Phạm vi lãnh thổ của thị trường, các điều kiện tín dụng bán hàng,... là những yếu tố gây nên mâu thuẫn.
Mâu thuẫn có thể phát sinh từ những khác biệt về nhận thức. Các đại lý có thể có cái nhìn lạc quan về triển vọng kinh tế sắp tới và muốn được dự trữ nhiều hàng hơn, nhưng người sản xuất lại không muốn do đánh giá tình hình kinh tế không được khả quan.
Mâu thuẫn còn nẩy sinh do lợi ích của các trung gian phân phối phụ thuộc quá nhiều vào người sản xuất.Những đại lý độc quyền thường chịu ảnh hưởng của những may rủi do những quyết định về mẫu mã, mặt hàng và giá cả của người sản xuất.
6.2.3. Giải quyết mâu thuẫn trong hệ thống phân phối.
Những mâu thuẫn trong kênh phân phối thường gây ra những trở ngại cho việc vận hành có hiệu quả hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng cũng có một số mâu thuẫn tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động của kênh. Chúng có thể đòi hỏi phải cải tiến kênh phân phối, làm cho nó năng động và thích ứng linh hoạt hơn với môi trường đã thay đổi. Vấn đề không chỉ là loại bỏ mâu thuẫn, mà là quản lý tốt hơn mâu thuẫn đó.
Giải pháp quan trọng nhất để quản lý mâu thuẫn có hiệu quả là chấp nhận những mục tiêu cơ bản. Các thành viên của kênh phân phối phải thỏa thuận được với nhau về mục tiêu cơ bản mà họ cùng theo đuổi. Mục tiêu đó có thể là tồn tại, gia tăng thị phần nâng cao chất lượng sản phẩm hay thỏa mãn khách hàng. Điều này thường xảy ra khi kênh phân phối phải đương đầu với sự đe dọa từ bên ngoài, như có một kênh cạnh tranh khác có hiệu quả hơn, có những qui định pháp lý bất lợi hơn cho việc phân phối sản phẩm, hay mong muốn của người tiêu dùng đã thay đổi.
Một cách khác nữa để xử lý mâu thuẫn là tiến hành việc trao đổi người giữa hai hay nhiều cấp của kênh phân phối, tức là người của một cấp này(ví dụ như người sản xuất ) có thể làm việc ở một cấp khác (ví dụ như đại lý độc quyền) hay ngược lại. Như vậy họ có thể hiểu và thông cảm với quan điểm của nhau hơn trong công việc hợp tác.
Khi mâu thuẫn đã trở nên nghiêm trọng, thì các thành viên của kênh phân phối có thể phải sử dụng biện pháp ngoại giao, trung gian hòa giải hay trọng tài phân xử. Biện pháp ngoại giao có nghĩa là các bên thành viên cử ra một nhóm người để gặp gỡ đại diện của phía bên kia để cùng nhau thương lượng nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề mà hai bên quan tâm. Trung gian hòa giải là sử dụng một bên thứ ba trung lập đứng ra hòa giải quyền lợi của hai bên. Đưa ra trọng tài phân xử khi hai bên đồng ý trình bày những luận điểm của mìnhcho một bên thứ ba (một hay nhiều trọng tài viên) và chấp nhận quyết định phân xử của trọng tài.
Cuối cùng để toàn bộ kênh phân phối hoạt động tốt, cần chuyên môn hóa vai trò của từng thành viên và các xung đột phải được điều giải một cách hiệu quả. Sự hợp tác, chuyên môn hóa vai trò và điều giải xung đột trong kênh phân phối chỉ thực hiện được nếu doanh nghiệp có một cấp lãnh đạo vững mạnh. Kênh phân phối sẽ hoạt động tốt hơn nếu có một bộ máy điều hành có quyền lực phân chia lực lượng hợp lý trong kênh, có quyền phân công nhiệm vụ và giải quyết mâu thuẫn.
Chương II: Phân tích hoạt động phân phối sỉ tại Metro Cash and CarryViệt Nam
1/ Giới thiệu về công ty TNHH Metro Cash and Carry Việt Nam.
Tên công ty: Công ty TNHH Metro Cash and Carry Việt Nam
Văn phòng chính: Lô B, Khu Đô thị mới An Phú – An Khánh, Phường An Phú, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: +84 (8) 35 190 390 - 6400.
Fax: +84 (8) 35 190 370.
2/ Lịch sử hình thành và phát triển Metro cash anh cary Việt Nam
Metro là tập đoàn thương mại lớn thứ ba thế giới và đứng đầu trong lĩnh vực bán sỉ. Metro Cash & Carry Việt Nam được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp phép hoạt động ngày 14.3.2001 với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD.
Ngày 28.3.2002, công ty Metro Cash & Carry Việt Nam khai trương hoạt động trung tâm Metro đầu tiên tại quận 6, TP. HCM. Ðây là loại hình phân phối sỉ mới ở thị trường Việt Nam. Kế đến vào 5.12.2002, cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, tưng bừng khai trương trung tâm METRO thứ hai – METRO An Phú.
Năm 2003:Trung tâm METRO thứ ba (METRO Thăng Long) khai trương vào ngày 31.7.2003 tại thủ đô Hà Nội, đây cũng là trung tâm bán sỉ trả tiền mặt và tự vận chuyển đầu tiên tại khu vực phía Bắc của Việt Nam.
Năm 2004: Cách thành phố Hồ Chí Minh 200km, Cần Thơ được xem là trung tâm buôn bán kinh doanh phát triển nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhận thấy tiềm năng phát triển của khu vực, trung tâm METRO Hưng Lợi chính thức khai trương vào ngày 22.12.2004.
Tiếp sau đó, công ty METRO Cash & Carry Vietnam nổ lực hỗ trợ phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, và tạo điều kiện cho sản phẩm ở khu vực này thâm nhập vào một số thị trường nước ngoài.
Năm 2005: Công ty METRO Cash & Carry Vietnam tưng bừng khai trương thêm hai trung tâm METRO ở thành phố Hải Phòng (METRO Hồng Bàng - 5.10.2005) và Đà Nẳng (METRO Đà Nẳng – 13.12.2005).
Năm 2006: Tiếp theo sự thành công từ loại hình kinh doanh mới này, một trung tâm METRO nữa ở thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương vào ngày 14.12.2006 (METRO Hiệp Phú).
Năm 2007: Trung tâm METRO thứ hai tại thủ đô Hà Nội (METRO Hoàng Mai) tưng bừng khai trương vào ngày 19.9.2007.
Tính đến thời điểm hiện nay, tập đoàn METRO Cash & Carry đã có 10 trung tâm METRO đang hoạt động hiệu quả và thành công trải rộng khắp toàn Việt Nam. Dự kiến sẽ khai trương thêm 3 trung tâm nữa trên toàn quốc vào năm 2010.
Năm 2009: Ngày 16/1/2009 METRO bắt đầu xây dựng trung tâm bán sĩ trả tiền mặt và tự vận chuyển tại thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, thuộc miền Đông-Nam Việt Nam
Ngày 09/07/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam tưng bừng khai trương tại thành phố Biên Hòa ( METRO Biên Hòa)
Ngày 11/09/2009 METRO Cash & Carry ký hợp đồng đầu tư tại tỉnh An Giang, xây dựng trung tâm bán sĩ trả tiền mặt và tự vận chuyển tại thành phố Long Xuyên. Đây là trung tâm bán sĩ trả tiền mặt và tự vận chuyển thứ 2 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2010: Ngày 20/01/2010 METRO Cash & Carry thông báo xây dựng trung tâm METRO tại miền trung ở thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định- Khu vực duyên hải Miền Trung
Ngày 31/03/2010 Lễ động thổ xây dựng trung tâm METRO Long Xuyên tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - Khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 07/05/2010 Lễ động thổ xây dựng trung tâm METRO Quy Nhơn tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - Khu vực duyên hải Miền Trung
Ngày 02/09/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam khai trương trung tâm METRO thứ 10 tại thành phố Long Xuyên, tình An Giang - Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. METRO Long Xuyên .
Ngày 13/10/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam khai trương trung tâm METRO thứ 11 tại thành phố Quy Nhơn, tình Bình Định - Khu vực Nam Trung Bộ: METRO Quy Nhơn
Ngày 17/11/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam khai trương trung tâm METRO thứ 12 tại tình Bình Dương - Khu vực Đông Nam Bộ: METRO Bình Dương
Ngày 23/12/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam khai trương trung tâm METRO thứ 13 tại Thành phố Vũng Tàu - Khu vực Đông Nam Bộ: METRO Vũng tàu
Ngày 05.05.2011: Lễ Động Thổ xây dựng trung tâm METRO tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, nơi có kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới, vịnh Hạ Long.
Ngày 08.07.2011: Lễ Động Thổ xây dựng trung tâm METRO tại thành phố du lịch xinh đẹp, nổi tiếng, Nha Trang.
Ngày18.08.2011: Lễ Động Thổ xây dựng trung tâm METRO tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung Bộ.
Ngày 21.09.2011: Khai trương trung tâm METRO thứ 14, tại tỉnh Nghệ An - METRO VINH.
Ngày .09.2011: Khai trương trung tâm METRO thứ 15, METRO HẠ LONG, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 15.12.2011: Khai trương trung tâm thứ 16 - METRO NHA TRANG.
Cho đến ngày 05.04.2012: Trung tâm METRO thứ 17 - METRO BUÔN MA THUỘT, đã đi vào hoạt động.
3/ Phương châm hoạt động của công ty.
a/ Triết lý kinh doanh của Metro Cash and Carry
• METRO đem đến sự đa dạng, chất lượng tuyệt hảo, giá cả cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ - từ giao nhận đến giải pháp kinh doanh có sẵn.
• METRO là chuyên gia xuất sắc trong việc cung cấp các sản phẩm tươi sống.
• Các trung tâm của METRO được thiết kế để đáp ứng với nhu cầu “one-stop shopping” (Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tại một địa điểm mua sắm duy nhất).
• METRO cung cấp các mặt hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng ở từng địa phương.
b/ Nguyên tắc hoạt động của Metro Cash and carry Việt Nam
Theo chiến lược kinh doanh, Metro Cash & Carry tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách hàng chuyên nghiệp như nhà hàng, khách sạn, căng tin, cũng như các cửa hàng bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ, cùng các công ty về dịch vụ và văn phòng.
Metro Cash & Carrry đem lại cho nhóm khách hàng mục tiêu hiệu quả hoạt động lớn hơn so với chuỗi cung ứng đa tầng, đồng thời giúp nhóm khách hàng này nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh. Metro Cash & Carry đã cung cấp cho khách hàng giải pháp "đến một nơi có thể mua được nhiều loại hàng hóa" (one stop shopping), giúp họ phân loại hàng, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá tốt nhất với nguồn cung ổn định.
Metro Cash & Carry có cách kinh doanh độc đáo là khách hàng sẽ tự mình đến các trung tâm Metro mua và vận chuyển hàng hóa thay vì đặt hàng qua các nhà cung ứng. Sự thành công của hình thức kinh doanh “Trả tiền mặt và Tự vận chuyển” của tập đoàn METRO Cash & Carry dựa trên 10 nguyên tắc sau:
1. Tập trung phục vụ nhu cầu của khách hàng chuyên nghiệp.
2. Vươn đến mục tiêu trở thành điểm đến mà khách hàng có thể mua tất cả các loại hàng hóa.
3. Hệ thống kho được thiết kế đặc biệt để phục vụ nhóm khách hàng chuyên nghiệp.
4. Dịch vụ khách hàng tiên tiến
5. Nâng cao ưu thế cạnh tranh của khách hàng.
6. Hệ thống phân phối và quản lý chất lượng chuyên nghiệp.
7. Hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp nội địa.
8. Góp phần phục vụ việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia.
9. Cơ hội nghề nghiệp.
10.Dựa trên khái niệm hệ thống toàn cầu hóa.
4/ Cơ cấu tổ chức của công ty
a/ Phương pháp quản lý của công ty:
Bộ máy quản lý của CTy TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam được cơ cấu tinh giảm, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả phục vụ nhu cầu của hoạt động quản lý và kinh doanh của Công ty. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng do giám đốc đứng đầu quản lý, điều hành trực tiếp toàn diện từ các phòng ban đến các Quản lý nhóm ngành hàng. Từng phòng ban sẽ xây dựng kế hoạch trình lên giám đốc trong buổi họp giao ban, kế hoạch được triển khai từ trên xuống. Quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả nhất thì đòi hỏi phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đội ngũ cán bộ có trình độ, có năng lực. Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó, từ khi thành lập đến nay công ty đã từng bước củng cố tổ chức các phòng ban, nhóm ngành hàng, tuyển chọn những nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũ của công ty cho phù hợp với công việc kinh doanh và phục vụ cho kế hoạch đầu tư phát triển lâu dài của công ty.
b/ Tổ chức bộ máy quản trị marketing
Giám đốc trung tâm: trực tiếp điều hành hoạt động tại mỗi kho; đồng thời nắm bắt tình hình của toàn công ty để có những điều chỉnh linh hoạt; thực hiện các hoạt động theo sự chỉ đạo của giám đốc khu vực; thường xuyên báo cáo tình hình của kho mà mình quản lý cho giám đốc khu vực.
Các phòng ban nghiệp vụ:
- Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự tại mỗi kho: tuyển dụng, sắp xếp bố trí nhân sự, giải quyết các vấn đề khác liên quan đến nhân sự như chế độ nghỉ ốm, thuyên chuyển vị trí…
- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện chức năng kế toán, quản lý tài chính, thực hiện các chế độ hạch toán, theo dõi tình hình thu chi và cung cấp đầy đủ chính xác và kịp thời các thông tin, số liệu và kết quả hoạt động kinh doanh phục vụ cho công tác điều hành hoạt động kinh doanh của giám đốc.
- Phòng Customer Marketing: Thực hiện các chương trình xúc tiến bán đối với các khách hàng trọng điểm (khách hàng HORECA), tập trung chăm sóc những khách hàng này, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường.
- Phòng Tele Marketing: Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng bằng điện thoại, các cuộc thăm viếng để duy trì mối quan hệ với khách hàng, nhắc nhở, kêu gọi khách hàng đến mua sắm tại Metro.
- Phòng hỗ trợ bán hàng: Hỗ trợ các bộ phận bán hàng gom hàng hóa theo đơn đặt hàng, thanh toán và hỗ trợ vận chuyển hàng đến tay khách hàng theo hợp đồng đã ký trước.
- Phòng hậu mãi: Chịu trách nhiệm trả hàng khuyến mãi, thực hiện các thủ tục bảo hành, bảo trì sản phẩm, giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu nại của khách hàng.
- Phòng quản lý sàn: Nắm bắt thông tin về tình hình số lượng, chất lượng sản phẩm, khách hàng, doanh số bán tại kho hàng, đồng thời đưa ra các biện pháp kích thích doanh số bán nhằm đạt được mục tiêu chung của cả kho.
5/ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
a/ Các chủng loại sản phẩm
Hệ thống trung tâm METRO cung cấp cho Quý Khách Hàng các chủng loại sản phẩm đa dạng và toàn diện, từ các sản phẩm thực phẩm đến phi thực phẩm. Với hơn 25,000 mặt hàng hiện có, METRO luôn mong muốn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu hỗ trợ kinh doanh của Quý Khách Hàng.
Thực Phẩm Tươi Sống - "Chất Lượng Tốt Nhất từ Nông Trại tới Bàn Ăn"
Rau quả tươi ngon với chất lượng tuyệt hảo . Hải sản tươi sống được tuyển chọn kỹ
lưỡngđể chất lượng luôn đảm bảo là tốt nhất
Các cửa hàng thực phẩm tươi sống còn có các sản phẩm và đặc sản đến từ khắp nơi trên thế giới: bánh, thực phẩm đông lạnh, thức ăn chế biến sẵn, bơ sữa, cá tươi, trái cây & Rau cải Thịt
Thực Phẩm Khô : Khách hàng sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy công ty có nhiều chủng loại thực phẩm khô. Công ty không chỉ có hàng ngàn sản phẩm để bạn lựa chọn mà những sản phẩm này đều có giá rẻ đến bất ngờ.
Cách sắp xếp các chủng lọai thực phẩm khô:
-Hàng hóa đóng hộp
-Tạp hóa
-Nước ngọt
-Bánh giòn & snack
-Bánh kẹo
-Rượu, Bia & thức uống có cồn
-Các vật dụng dùng trong toilet
-Xà bông và chất tẩy rửa
Phi Thực Phẩm : Tại METRO, bạn sẽ thấy nhiều sản phẩm không phải là thực phẩm. Khu vực không phải là thực phẩm của metro có rất nhiều chủng loại hàng hóa hơn bao giờ hết với những khu lớn như: Âm thanh & Nghe nhìn, Văn phòng và Truyền thông, Quần áo và Phụ kiện và Thể thao & Theo mùa.
Công ty có sản phẩm của những thương hiệu lớn với giá cả bất ngờ.
Khi có thẻ của METRO, bạn có thể mua nhiều thứ mà bạn cần với giá kinh doanh. Nhờ mua trực tiếp từ nhà sản xuất và thuận tiện vì nằm không phải ở trung tâm thành phố với chi phí thấp, METRO co thể cung cấp nhiều hàng hóa với giá cả thấp hơn.
.
Gồm các sản phẩm: áo quần và phụ liệu , d.i.y (thiết bị trợ giúp), giày dép & túi xách, thiết bị giải trí gia đình, đồ dùng trong gia đình, văn phòng phẩm, thiết bị âm thanh, dụng cụ thể thao và đồ chơi, hàng dệt may
Nhãn hiệu riêng của Metro- Đồng hành với sự chuyên nghiệp
Nhãn hàng riêng của METRO Cash & Carry Việt Nam được thiết kế riêng nhằm cung cấp các giải pháp kinh doanh cho khách hàng kinh doanh chuyên nghiệp về ngành hàng thực phẩm và cả phi thực phẩm.
Đánh giá của các siêu thị cho thấy, sau một thời gian tung nhãn hàng riêng ra thị trường, các sản phẩm riêng đó thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Đó là tiền đề tốt để các siêu thị phát triển nhiều nhãn hàng riêng và mở rộng ở nhiều chủng loại sản phẩm mang tên nhãn hàng riêng.
b/ Dịch vụ và chất lượng
- Quản lý dây chuyền cung ứng & dịch vụ kho vận
Là một trong những bộ phận chức năng chủ chốt của METRO CASH & CARRY VIETNAM – nhà phân phối sỉ hàng đầu tại Việt Nam, phòng Cung Ứng hiện là một trong những phòng chức năng lớn nhất trong Công ty, với khoảng 25 nhân viên chính thức toàn thời gian và khoảng 25 nhân viên dịch vụ thuê ngoài, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động quản lý dây chuyền cung ứng và kho vận của Công ty. Cùng với sự hỗ trợ của hơn 20 Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Kho Vận (NCCDV), mạng lưới phân phối của Metro đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa hơn 1000 Nhà Cung Cấp Hàng Hoá (NCCHH) với các Trung Tâm Thương Mại (TTTM) của Metro tại các tỉnh thành trong toàn quốc thông qua 4 Trung Tâm Phân Phối (TTPP) chính với hàng chục chuyến giao hàng mỗi ngày. Bên cạnh đó, thông qua việc hợp tác với các Nhà dịch vụ vận tải địa phương, Metro còn thực hiện hàng trăm chuyến giao hàng miễn phí tận nơi từ các TTTM tới các khách hàng chuyên nghiệp trong và ngoài các thành phố chính mỗi ngày.
- Dịch Vụ Hậu Mãi
Bộ phận Hậu Mãi sẽ hỗ trợ Quý Khách Hàng trong việc giải đáp thắc mắc về dịch vụ và hàng hóa mua tại METRO, phát quà tặng khuyến mãi, phiếu bảo hành, đồng thời giải quyết các hàng hóa bị đổi hoặc trả.
- Giải đáp thắc mắc về hàng hóa và dịch vụ mua tại METRO.
- Phát quà tặng khuyến mãi.
+ Bảo hành: Những mặt hàng điện tử mua tại các Trung Tâm METRO đều được bảo hành bởi các nhà sản xuất, địa điểm bảo hành do nhà sản xuất ủy quyền được ghi rõ trên phiếu bảo hành.
+ Đổi/Trả hàng:
Đối với mặt hàng phi thực phẩm, công ty nhận đổi/trả hàng trong vòng 3 ngày (kèm với hóa đơn METRO), sản phẩm phải kèm theo bao bì gốc, và lỗi kỹ thuật do nhà sản xuất.
Đảm bảo chất lượng
HỆ THÔNG HACCP
Để đảm bảo an toàn thực phẩm tại các Trung tâm thương mại, METRO đã áp dụng hệ thống HACCP.
HACCP có nghĩa là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, một hệ thống để đảm bảo an toàn thực phẩm và duy trì những tiêu chuẩn vệ sinh. HACCP đã trở thành một phương pháp được công nhận và chấp thuận trên toàn thế giới để đảm bảo an toàn thực phẩm trong vòng 30 năm.Tại METRO, chúng tôi đã áp dụng HACCP bằng cách:
-Xác định mối nguy và nhận diện chúng xảy ra như thế nào.
-Xác định những biện pháp phòng ngừa
-Thực hiện việc kiểm soát hàng ngày.
-Thực hiện những bước để phòng chống những mối nguy tiềm ẩn và hiện hữu
-Kiểm tra xem kế hoạch HACCP có hiệu quả không.
-Xây dựng hệ thống tài liệu để ghi lại những mối nguy xảy ra.
-Phân loại và ghi chép những thông tin này.
- Phương tiện vận chuyển bằng xe lạnh:
Hệ thống vận chuyển nội địa hiện đại bằng xe lạnh nhiều ngăn và tải trọng lớn là một trong những cải tiến quan trọng nhất của Metro tại Việt Nam., cải tiến này đã góp một phần quan trọng cho sự thành công của Công ty trong vấn đề đảm bảo chất lượng ổn định và sự tươi mới của sản phẩm trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển.
6/ Metro Cash & Carry: Chiến lược mở rộng toàn diện tại Việt Nam
Metro Cash & Carry đã đưa vào hoạt động 17 trung tâm bán sỉ tại Việt Nam Với mô hình bán sỉ từ kinh doanh đến kinh doanh B2B (busness to business) độc đáo, Metro Cash & Carry đã đề ra một chiến lược mở rộng kinh doanh toàn diện tại thị trường Việt Nam, với mục tiêu trong vòng từ 3 đến 5 năm tới sẽ có tổng cộng 30 - 35 trung tâm bán sĩ trên khắp cả nước.
Nhìn thấy Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực châu Á, Metro Cash & Carry - công ty dẫn đầu thế giới trong ngành bán sỉ tự -phục- vụ này đã đầu tư trung tâm bán sỉ Metro Cash & Carry đầu tiên tại TP.HCM vào năm 2002 (Metro Bình Phú, quận 6, TP.HCM).
Từ đó đến nay, Metro Cash & Carry đã đưa vào hoạt động 17 trung tâm án sỉ tại Việt Nam, gồm 3 trung tâm tại TP.HCM, 2 tại Hà Nội, 1 trung tâm ở mỗi thành phố Biên Hòa, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, Long Xuyên, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh, Hạ Long, gần đây nhất là Nha Trang và Buôn Ma Thuột.
Bên cạnh đó, Metro Cash & Carry còn lập 4 trạm trung chuyển phân phối và kho trung tâm tại Việt Nam, bao gồm trạm trung chuyển rau quả tại Đà Lạt (Lâm Đồng), trạm trung chuyển thực phẩm tươi sống tại Bình Dương, 2 kho trung tâm hàng phi thực phẩm và sản phẩm khô tại Hà Nội, TP.HCM. Hiện tại, hệ thống phân phối và bán sỉ của Metro Cash & Carry đang có hơn 3.500 lao động, trở thành một trong những đơn vị tuyển dụng số lượng lao động lớn tại Việt Nam.
Theo chiến lược kinh doanh, Metro Cash & Carry tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách hàng chuyên nghiệp như nhà hàng, khách sạn, căng tin, cũng như các cửa hàng bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ, cùng các công ty về dịch vụ và văn phòng.
Ông Rany Guery, Tổng Giám đốc Metro Cash & Carry Việt Nam cho biết: "Công việc kinh doanh của chúng tôi là bán sỉ nên tất cả khách hàng của Metro Cash & Carry Việt Nam là những chủ doanh nghiệp chuyên nghiệp hoặc những người làm việc trong công ty và mua hàng cho công ty. Nhìn chung, khách hàng của chúng tôi là chủ các nhà hàng, khách sạn, chủ các doanh nghiệp nhỏ, các cửa hàng kinh doanh theo hộ gia đình, bác sĩ, luật sư, nông dân. Họ là những người có làm ăn kinh doanh và đây chính là lượng khách hàng chủ yếu của chúng tôi".
Theo ông Randy Guttery, năm 2011, khách hàng của Metro Cash & Carry Việt Nam đã để ý hơn đến vấn đề chi phí. Điều này đồng nghĩa với việc họ tìm mua hàng có chất lượng tốt và giá phải tốt. Ngoài ra, tuy số lần một khách hàng đến Metro ít hơn để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhưng giá trị mỗi lần mua lại nhiều hơn. "Họ đang tìm mua những món hàng thay thế có giá cả tốt hơn. Do đó, phương thức kinh doanh của chúng tôi rất linh hoạt bởi chúng tôi cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giúp họ điều hành công việc kinh doanh và có thể làm ăn hiệu quả, lại ít tốn kém chi phí hơn", ông Randy Guttery nói.
Metro Cash & Carrry đem lại cho nhóm khách hàng mục tiêu hiệu quả hoạt động lớn hơn so với chuỗi cung ứng đa tầng, đồng thời giúp nhóm khách hàng này nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh. Metro Cash & Carry đã cung cấp cho khách hàng giải pháp "đến một nơi có thể mua được nhiều loại hàng hóa" (one stop shopping), giúp họ phân loại hàng, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá tốt nhất với nguồn cung ổn định.
Có thể khẳng định, bí quyết thành công của Metro Cash & Carry nằm ở chính triết lý kinh doanh linh hoạt, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách và đặc thù từng nước, nơi Metro Cash & Carry đang hoạt động. Đây cũng chính là chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Metro, nhà bán lẻ hàng đầu thế giới có mặt ở 33 và vùng lãnh thổ, với hơn 700 trung tâm bán sỉ tự - phục - vụ .
Metro Cash & Carry có cách kinh doanh độc đáo là khách hàng sẽ tự mình đến các trung tâm Metro mua và vận chuyển hàng hóa thay vì đặt hàng qua các nhà cung ứng.
Trong chiến lược kinh doanh của mình, Metro Cash & Carry có những yêu cầu cơ bản đối với nhà cung cấp về chất lượng, nhãn hàng hóa, chuỗi cung ứng hiện đại, tính an toàn và vệ sinh. Đặc biệt, hệ thống vận chuyển hàng hóa hiện đại, khép kín bao gồm các xe lạnh nhiều ngăn có trọng tải lớn và các kho lạnh trung chuyển là một trong những ưu thế khác biệt của hệ thống cung ứng của Metro Cash & Carry tại Việt Nam, góp phần đảm bảo chất lượng ổn định và sự tươi mới của sản phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Ở nhiều tỉnh thành, Metro Cash & Carry đã thành công trong việc xây dựng các nguồn cung cấp hàng hóa trực tiếp, giảm hao hụt và giúp nông dân bán với giá tốt; đồng thời cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
Ông Randy Guttery nhận định: "Mô hình bán sỉ B2B (từ kinh doanh đến kinh doanh) của Metro Cash & Carry chứng minh tính ưu việt đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Chúng tôi mở rộng đầu tư để tiếp cận khách hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, giúp doanh nghiệp nội địa tăng trưởng và nắm bắt cơ hội kinh doanh từ những khách hàng tiềm năng này".
Về cơ bản công ty nhắm đến những thành phố có đủ số người kinh doanh quy mô lớn và nhỏ tiềm năng, đồng thời đáp ứng được số lượng khách hàng cần thiết cho một trung tâm. Để một trung tâm kinh doanh thành công, cần từ 60.000 đến 80.000 khách hàng. Vì thế, cần đặt một trung tâm Metro Cash & Carry tại thành phố nào có thể đáp ứng đủ lượng khàng hàng mà công ty cần
Ông Randy Guttery cho biết: "Chúng tôi vẫn cảm thấy rất tin tưởng và lạc quan về triển vọng của Việt Nam, thị trường lớn thứ hai của Metro Cash & Cary tại châu Á - khu vực phát triển năng động đang là trọng điểm đầu tư của Tập đoàn. Chúng tôi muốn đến đây để đầu tư và mở thêm nhiều trung tâm Metro Cash & Cary".
Về cơ bản, vào khoảng cuối năm sau, Metro Cash & Carry Việt Nam sẽ có một chuỗi cung ứng gần như khép kín bao gồm hàng phi thực phẩm, các sản phẩm khô, thực phẩm tươi sống, thịt và cá tươi, sống. Công ty sẽ có một chuỗi cung ứng trữ lạnh khép kín cho cá tươi và cá chế biến có đủ công suất để đáp ứng cho tất cả các trung tâm của Metro Cash & Carry.
"Những năm qua, chúng tôi đã nỗ lực xây mới và hiện đại hóa hệ thống các trung tâm nhằm tạo thuận tiện hơn cho khách hàng khi mua hàng tại Metro Cash & Carry. Trước hết, chúng tôi đã nâng cấp trang thiết bị cấp thẻ mua hàng. Giờ đây, nếu là người kinh doanh thì bạn chỉ mất chưa đầy 10 phút để được cấp thẻ mua hàng của Metro Cash & Carry. Số lượng thẻ tùy thuộc vào quy mô của công ty bạn. Các doanh nghiệp nhỏ thường được cấp 4 thẻ trong khi các doanh nghiệp lớn hơn đôi khi được cấp 14 thẻ tùy vào số lượng văn phòng chi nhánh và văn phòng mua hàng của doanh nghiệp đó"- ông Randy Guttery cho biết.
Vẫn theo ông Randy Guttery, tại các trung tâm, Metro Cash & Carry đã đầu tư thêm các phương tiện và sắp xếp lại khu vực bán hàng để khách hàng có thể mang trẻ em theo cùng khi vào mua hàng. Tiếp nữa, Metro Cash & Carry đã có bước tiến quan trọng trong việc nâng cấp chuỗi cung ứng. Giờ đây, Metro Cash & Carry đã có thể dự trữ được gần 99% mặt hàng thủy hải sản. Do đó khi đến Metro Cash & Carry, không có lý do gì mà khách hàng không thể tìm thấy mặt hàng cần mua.
Bên cạnh đó, Metro Cash & Carry đã đầu tư hàng triệu USD nâng cấp toàn bộ hệ thống tiền sảnh và thanh toán bằng cách trang bị máy tính tiền hiện đại và máy in tốc độ nhanh hơn. Giờ đây, mọi thứ trở nên nhanh chóng hơn. Điều này cũng còn phụ thuộc vào lượng hàng được mua. Khách hàng của Metro Cash & Carry có xu hướng đặt mua những đơn hàng lớn cho công ty hoặc để bán lẻ. Vì thế đơn hàng của Metro Cash & Carry thường lớn gấp 8 đến 10 lần đơn hàng trung bình của các cửa hàng bán lẻ. Điều này có nghĩa là lượng khách hàng của Metro Cash & Carry ít hơn, nhưng khối lượng đơn hàng lại lớn hơn nhiều.
Nhiệm vụ và mục đích chính của phòng Cung Ứng là:
1. Cải thiện một cách hiệu quả hoạt động quản lý dây chuyền cung ứng và kho vận nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng nội bộ và bên ngoài Công ty thông qua việc đạt được các mục tiêu chính sau đây:
Đúng sản phẩm
Đúng số lượng
Đúng thời gian
Đúng nơi
Đúng giá
Đúng điều kiện
Đúng thông tin
2. Hợp tác và hỗ trợ môt cách hữu hiệu với các bộ phận, phòng ban chức năng trong Công ty và các đối tác bên ngoài để hoàn thành các chiến lược, dự án và công việc được giao vì mục đích chung.
3. Liên tục học hỏi và đào tạo để phát triển một đội ngũ nhân viên có đủ trình độ, kinh nghiệm và năng lực, khuyến khích một tinh thần và thái độ làm việc trung thực, công bằng, tin cậy và tôn trọng mọi người, tăng cường tính đồng đội và tinh thần đoàn kết trong đội ngũ nhân viên, giữa nhân viên và Công ty.
Các trung tâm phân phối chính của metro
1. Trung Tâm Phân Phối Rau Quả Đà Lạt
Tọa lạc tại tỉnh Lâm Đồng, một trong những nơi sản xuất rau củ quả ôn đới chính của miền Nam, TTPP Đà Lạt đã nhận được sự đầu tư và hỗ trợ đặc biệt từ phía Tập Đoàn Metro cũng như các tổ chức quốc tế (trực thuộc chính phủ Hà Lan) nhằm:
Tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng hàng hóa.´
Trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật, phương pháp nuôi trồng và thu hoạch tiên tiến giữa nông dân với nhau, với sự trợ giúp của các chuyên gia.
Giới thiệu các giống cây trồng cũng như các sản phẩm mới.
Phát triển sản phẩm mang thương hiệu riêng dành cho các khách hàng chuyên nghiệp và xuất khẩu.
Xây dựng các tiêu chuẩn phân loại và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Cải thiện vật liệu và qui cách đóng gói sản phẩm.
Thực hiện các giải pháp kiểm soát nhiệt độ sản phẩm tuơi sống từ khi thu hoạch tại nông trại cho đến khi tiêu thụ.
Cải thiện các điều kiện và phương tiện bảo quản sản phẩm.
Áp dụng các nguyên tắc thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với tiêu chuẩn HACCP (kiểm soát điểm tới hạn).
2. Trung Tâm Phân Phối hàng tươi sống Bình Dương
Nằm trong khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore, Trung Tâm Phân Phối Bình Dương là một trong những TTPP dành riêng cho các mặt hàng tươi sống lớn nhất của Metro tại Việt Nam. Các chủng lọai sản phẩm bao gồm: rau củ quả, cá, thịt, hàng đông lạnh và hàng tươi sống nhập khẩu. Từ TTPP này hàng hóa sẽ được kiểm nhận, phân lọai, đóng gói, dán nhãn và chuyển giao về cho các TTTM của Metro trên tòan quốc. Cùng với TTPP Đà Lạt, mục đích của TTPP tại Bình Dương là nhằm:
Phối hợp sự nỗ lực của tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng thông qua việc cải thiện các quy trình làm việc, chia sẻ trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như thông tin và tổng hợp được lợi thế kinh tế nhờ sản lượng lớn.
Kiểm soát chặt chẽ các điều kiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển theo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu cung ứng tới tiêu thụ.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa trước khi giao tới các TTTM của Metro.
Hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ, nông dân, ngư dân là những người không đủ điều kiện đảm báo các phương tiện kho bãi, vận chuyển và kiểm sóat nhiệt độ phù hợp cho hàng tươi sống.
3. Trung Tâm Phân Phối hàng thực phẩm khô và hàng phi thực phẩm TP.HCM:
Được xây dựng trong cùng khu văn phòng chính tại Q.2, TP.HCM, TTPP An Phú được dành cho việc bảo quản và trung chuyển các hàng thực phẩm khô và phi thực phẩm trong nước cũng như nhập khẩu. Từ TTPP này hàng hóa sẽ được kiểm nhận, phân loại, đóng gói, dán nhãn và chuyển giao về cho các TTTM của Metro trên tòan quốc. Thông quan TTPP An Phú, Metro hướng đến việc:
Tối ưu hóa các điều kiện giao nhận vận chuyển hàng thực phẩm khô và phi thực phẩm.
Hỗ trợ các NCCHH nhỏ và vừa cò thể giao hàng đến tất cả các TTTM của Metro trên toàn quốc trong thời gian ngắn nhất với mức chi phí thấp nhất.
Cải thiện tình trạng đứt hàng tại các TTTM của Metro.
4. Trung Tâm Phân Phối Hà Nội:
Nằm ở khu công nghiệp Quang Minh, TTPP Hà Nội chịu trách nhiệm bảo quản và trung chuyển cho tất cả các loại hàng hóa từ thực phẩm tươi sống đến thực phẩm khô và phi thực phẩm. Tại đây hàng hóa sẽ được kiểm nhận, phân loại, đóng gói, dán nhãn và chuyển giao về cho các TTPP của Metro khu vực phía Bắc và một lượng nhỏ cho khu vực phía Nam. Cùng với tất cả các TTPP khác, TTPP Hà Nội giúp Metro:
Hoàn chỉnh mạng lưới kho bãi và hệ thống kho vận trên toàn quốc.
Cải thiện điều kiện hoạt động, bảo quản, vận chuyển trong mạng lưới cung ứng ở khu vực phía Bắc.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa trước khi giao về TTTM.
Hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ, nông dân, ngư dân trong việc đảm bảo các phương tiện kho bãi, vận chuyển và kiểm soát nhiệt độ phù hợp cho từng chủng loại hàng hóa.
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống phân phối và kết luận của nhóm
Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống phân phối của công ty .
Hoàn thiện quản lý kênh
Một hệ thống kênh được thiết kế tốt sẽ có khả năng hoạt động tốt nếu như công tác quản lý của nó hiệu quả. Do vậy việc quản lý kênh phân phối cũng phải được đề cập đến.
+ Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên kênh: Để có được các thành viên kênh có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu dặt ra của công ty, đồng thời cũng thỏa mãn được nhu cầu của thị trường thì công ty phải sử dụng những biện pháp làm tăng lợi ích, ràng buộc giữa trung gian phân phối và công ty. Làm cho lwoij ích của họ và công ty là đồng nhất, thiệt hại mà họ gây ra cho công ty cũng là gây ra cho chính họ, thì hoạt động kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao. Thêm vào đó công ty cũng quản lý họ tốt hơn thông qua các dòng chuyển đổi của kênh, đặc biệt là dòng thông tin.
+ Hoàn thiện quản lý phân phối vật chất: Tiếp tục hoàn thiện việc lưu kho, vận chuyển hàng hóa, thực hiện giao hàng tận nơi , đảm bảo đúng thời gian, đứng chất lượng sản phẩm như đã thỏa thuận.
Giải quyết các mâu thuẫn còn tiềm tàng trong kênh.
Mâu thuẫn phát sinh trong kênh không nhiều nhưng nó cũng phần nào ảnh hưởng tới hoạt động phân phối của công ty, nếu không có những biện pháp xử lý thì dễ dàng có thể phát sinh những mâu thuẫn khác. Khi mâu thuẫn nảy sinh nhân viên quản lý phải có những báo cáo kịp thời để xử lý.
Phối hợp đồng bộ các chính sách marketing mix
Nếu chỉ nói đến chính sách phân phối sản phẩm mà không có sự kết hợp với chính sách khác như giá cả, sản phẩm, .. thì việc đạt được các mục tiêu đã đặt ra không thể đạt được . Bởi vậy công ty cần phải có sự kết hợp đồng bộ giwuax các chính sách marketing mĩ để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
+ Hoàn thiện chính sách giá
+ Hoàn thiện chính sách sản phẩm
+ Hoàn thiện chính sách xúc tiến
Kết luận
Sự lựa chọn hệ thống phân phối là một trong những quyết định quan trọng nhất của công ty. Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các trung gian cần có thời gian để phát triển. Nếu giữa các thành viên phân phối có những ràng buộc chặt chẽ, doanh nghiệp mới sẽ gặp nhiều khó khăn khi xâm nhập. Khi đã xây dựng được những liên minh trong phân phối, sản phẩm mới sẽ dễ dàng tung ra thị trường hơn Những thành viên phân phối cần hoạt động trong sự hợp tác. Những nhà phân phối mạnh sẽ tăng cường khả năng Marketing của công ty. Như vậy, chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp phần làm cho sản phẩm lưu thông suốt, nhanh chóng dễ xâm nhập thị trường. · Mức độ chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi số lượng, vị trí, khả năng thâm nhập thị trường, hình ảnh, dịch vụ và các kế hoạch Marketing. · Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ được hệ được xây dựng tốt thông qua hệ thống phân phối.
“Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt của thế giới. Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, mô hình bán sỉ tự - phục -vụ của METRO Cash & Carry đã cho thấy tính ưu việt và khả năng thích nghi với thị trường này”. Công ty đã xây dựng và mở rộng thành công hoạt động kinh doanh đồng thời đóng góp tích cực cho kinh tế đất nước và người dân.
METRO Cash & Carry áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng nhất từ nông trại đến bàn ăn để cung cấp cho khách hàng chuyên nghiệp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Công ty thiết lập những chuỗi cung ứng hiện đại, các tiêu chuẩn cao nhất cho chất lượng sản phẩm, tính an toàn và vệ sinh, cho quy trình làm lạnh và vận chuyển. Xây dựng các nguồn cung cấp trực tiếp là một đóng góp lớn của METRO Cash & Carry đối với nhà cung cấp địa phương. Nông dân địa phương có thể giảm tỷ lệ hao hụt và bán được giá tốt hơn cho sản phẩm chất lượng tốt hơn và đồng thời METRO có thể cung cấp cho khách hàng chuyên nghiệp của mình những sản phẩm an toàn, chất lượng và có nguồn gốc đáng tin cậy. Từ năm 2002, METRO Cash & Carry đã tập huấn hơn 18.000 nông dân và ngư dân Việt Nam các phương pháp và kỹ thuật nuôi trồng hiện đại; ví dụ áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng để sản phẩm được chứng nhận bởi hệ thống đảm bảo chất lượng GlobalGAP. Nhiều loại trái cây Việt Nam như bưởi, vú sữa, xoài, thanh long đã tìm được thị trường xuất khẩu sang Châu Âu cũng là nhờ đạt chứng nhận GlobalGAP.
Mong rằng công ty Metro Cash and Carry Việt Nam sẽ ngày một xây dựng hoàn thiện hệ thống phân phối để góp phần hoàn thiện hệ thống phân phối trên thị trường Việt Nam. Đồng thời mang lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dung.
KẾT LUẬN
Người ta ví nếu doanh nghiệp giống như thân cây, thì hệ thống phân phối là bộ rễ nuôi sống và phát triển doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc duy trì và phát triển hệ thống phân phối sao cho hiệu quả là vấn đề cốt lõi.
Để xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thành công, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải dày công nghiên cứu tâm lý hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng để từ đó tìm ra phương án tối ưu phù hợp với doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu đề tài “ Hệ thống phân phối sỉ”nhóm chúng em càng thấy rõ được tầm quan trọng của phân phối trong doanh nghiệp. Chính vì thế , mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoai, để từ đó làm căn cứ lựa chọn phát triển kênh phân phối cho phù hợp. Góp phần hoàn thiện hệ thống phân phối trên thị trường Việt Nam.
Với không gian nhỏ hẹp của một bài tiểu luận, tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ bản thân,kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi sai sót trong quá trình viết bài. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_thong_phan_phoi_si_metro_cash_and_carry_viet_nam_9846.docx