Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần - Price to Earning Ratio
Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần -
Price to Earning Ratio
P/E là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ
phần của một công ty. Chính định nghĩa này đã ngầm định
một cách đơn giản để tính toán chỉ số này, chỉ cần lấy giá
hiện tại của mỗi cổ phần chia cho lợi nhuận ròng trên mỗi cổ
phần đó (EPS):
P/E = Giá trị thị trường /Lợi nhuận ròng trên một cổ phần
(EPS)
Trong hầu hết các trường hợp, việc tính toán tỷ lệ P/E đều có sử
dụng tới chỉ số EPS của 4 quý trước. Điều này được hiểu như là
một dấu hiệu của P/E. Tuy nhiên, cũng có lúc chỉ số EPS được
lấy từ việc ước tính lợi nhuận kì vọng cho 4 quý tiếp theo. P/E
tính theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E kế hoạch.
Một cách tính khác cũng thường được thấy là sử dụng EPS của
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần - Price to Earning Ratio, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần -
Price to Earning Ratio
P/E là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ
phần của một công ty. Chính định nghĩa này đã ngầm định
một cách đơn giản để tính toán chỉ số này, chỉ cần lấy giá
hiện tại của mỗi cổ phần chia cho lợi nhuận ròng trên mỗi cổ
phần đó (EPS):
P/E = Giá trị thị trường /Lợi nhuận ròng trên một cổ phần
(EPS)
Trong hầu hết các trường hợp, việc tính toán tỷ lệ P/E đều có sử
dụng tới chỉ số EPS của 4 quý trước. Điều này được hiểu như là
một dấu hiệu của P/E. Tuy nhiên, cũng có lúc chỉ số EPS được
lấy từ việc ước tính lợi nhuận kì vọng cho 4 quý tiếp theo. P/E
tính theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E kế hoạch.
Một cách tính khác cũng thường được thấy là sử dụng EPS của
hai quý trước đó và ước tính cho hai quý tiếp theo.
Trên thực tế thì không có sự khác biệt lớn lắm giữa các cách tính
trên. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng trong cách tính đầu
tiên, bạn sử dụng dữ liệu có thật từ hoạt động trong quá khứ của
công ty. Hai cách tính khác dựa vào những tính toán ước lượng,
do đó không phải lúc nào cũng hoàn hảo và chính xác.
Khi các công ty làm ăn không có lãi, tất yếu là EPS của công ty
đó sẽ âm, do vậy việc tính toán P/E của các công ty này sẽ gặp
nhiều khó khăn. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc làm thế nào
để giải quyết được vấn đề này. Một số ý kiến cho rằng cứ để hệ
số P/E âm, một số khác thì cho rằng nên gán cho P/E trong
trường hợp này giá trị bằng 0, trong khi phần lớn ý kiến khác thì
nghĩ đơn giản là trong trường hợp này, P/E không tồn tại.
Thông thường, tỷ lệ P/E trung bình trên thị trường thường dao
động trong khoảng từ 15 – 25. Sự dao động này phần lớn phụ
thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Hệ số P/E cũng rất khác
nhau giữa các công ty và các ngành, lĩnh vực kinh doanh.
Vậy hệ số P/E được sử dụng để làm gì?
Theo lý thuyết, P/E của một cổ phiếu sẽ cho chúng ta biết là các
nhà đầu tư sẵn lòng trả bao nhiêu cho mỗi dollar tiền lãi là bao
nhiêu. Với nội dung này, đôi khi P/E còn được gọi là số nhân
(multiple ) của một cổ phiếu. Nói cách khác, một tỉ lệ P/E ở mức
20 sẽ cho biết rằng cá nhà đầu tư vào cổ phiếu này sẵn lòng chi
20 $ cho mỗi một đôla lợi nhuận mà công ty đó tạo ra. Tuy nhiên,
đây là cách tiếp cận P/E quá đơn giản và không tính đến triển
vọng tăng trưởng của công ty đó.
Mặc dù số liệu EPS trong công thức tính P/E thường dựa chủ yếu
vào lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh của công ty trong 4
quý trước đó nhưng P/E cũng không chỉ đơn thuần là thước đo
về hiệu quả hoạt động của công ty trong quá khứ. Kỳ vọng của thị
trường về sự phát triển của công ty cũng là một nhân tố được
tính tới trong chỉ số này. Nên nhớ rằng, giá cổ phiếu của một
công ty sẽ phản ánh nhận định của các nhà đầu tư về giá trị của
công ty đó. Tiềm năng phát triển trong tương lai cũng được tính
tới khi định giá cổ phiếu. Do đó, một cách tốt hơn để lý giải tỉ lệ
P/E đó là P/E là sự phản ánh mức độ lạc quan cũng như kì vọng
của thị trường về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong
tương lai.
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn
bộ thị trường mức bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị
trường đang kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng tốt của công ty
trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài năm nữa. Một
công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải “xứng đáng với kì
vọng của thị trường” thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi
nhuận hoạt động, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty
đó sẽ giảm.
Một ví dụ điển hình là tập đoàn FPT. Vài năm trước đây, khi mà
tập đoàn này tăng trưởng ngoạn mục, và có tỷ lệ P/E trên 80.
Ngày nay, FPTlà một trong những công ty lớn nhất tại Việt Nam,
tuy nhiên thu nhập và lãi của công ty này không thể duy trì với tốc
độ tăng trưởng như trước đây. Tỷ lệ P/E của tập đoàn đã giảm
xuống mức 9,13 vào ngày 28/11/2008. Sự sụt giảm tỷ lệ P/E là
điều hết sức bình thường khi các công ty có tốc độ tăng trưởng ở
mức cao vào giai đoạn mới hình thành, củng cố được vị thế và
danh tiếng của mình sau đó chuyển thành các công ty bluechips.
Đắt hay rẻ
Kết hợp P/E để đánh giá giá trị cổ phiếu tốt hơn hẳn so với việc
sử dụng đơn thuần giá trị thị trường của cố phiếu đó.
VD: nếu các yếu tố khác là tương tự nhau, một cổ phiếu có giá
10000VNĐ và P/E là 75 sẽ đắt hơn một cổ phần trị giá
100.000VNĐ nhưng có tỷ lệ P/E chỉ là 20. Điều này có nghĩa sử
dụng P/E để phân tích cũng sẽ có hạn chế nhất định, bạn không
thể so sánh tỷ lệ P/E của 2 công ty quá khác biệt nhau để quyết
định rằng công ty nào có giá trị tốt hơn.
Sẽ rất khó để có thể quyết định rằng một chỉ số P/E nào đó là cao
hay thấp nếu như không tính toán hai nhân tố chính:
Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng của công ty - Công ty đó đã
phát triển như thế nào trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng này
có được kỳ vọng sẽ tăng lên, hay ít nhất là cũng sẽ duy trì không
đổi trong tương lai hay không? Rõ ràng là không ổn nếu như
trước đây công ty có mức tăng trưởng là 5 nhưng lại có tỷ lệ P/E
ở mức trung bình. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng kế hoạch không
điều chỉnh lại hệ số P/E, khi đó giá cổ phần sẽ cao hơn giá trị
thực. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn phải làm là tính
toán chỉ số P/E sử dụng EPS kế hoạch.
Thứ hai là yếu tố ngành kinh doanh - việc so sánh các công ty
với nhau chỉ thực sự hữu dụng khi các công ty đó nằm trong cùng
một ngành kinh doanh. Ví dụ, các doanh nghiệp hay thực thể kinh
doanh thường có số nhân (multiple) thấp bởi các doang nhgiệp
này hoạt động trong ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng thấp
và tương đối ổn định. Ngược lại, ngành công nghệ là một ngành
có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và liên tục có sự đổi mới.
Việc so sánh các công ty công nghệ này so với các thực thể kinh
doanh nói trên sẽ chẳng cho bạn thấy được điều gì. Bạn chỉ nên
so sánh các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh với các
doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh, hoặc so sánh
các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu bình quân ngành.
P/E và những mặt hạn chế.
Cho đến giờ thì chúng ta biết được rằng trong một số trường hợp
nhất định, P/E có thể giúp xác định xem liệu một công ty có được
đánh giá quá cao hoặc đang bị định giá thấp hay không. Nhưng
việc phân tích tỷ lệ P/E cũng chỉ có giá trị trong một số trường
hợp nào nhất định và việc phân tích nà vẫn có những “cạm bẫy”.
Một vài nhân tố có thể khiến cho việc phân tích P/E trở nên vô ích
bao gồm:
Hoạt động kế toán: Lợi nhuận ròng là một chỉ số kế toán
bao gồm cả những khoản mục phi tiền tệ. Hơn nữa việc tính
toán lợi nhuận doanh nghiệp bị chi phối bởi các nguyên tắc
kế toán. Mà các nguyên tắc kế toán (GAAP) có thể thay đổi
theo thời gian, cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia. Để
khiến cho mọi việc thêm phức tạp, EPS có thể bị bóp méo,
hoặc ẩn chứa dưới nhiều con số, phụ thuộc vào cách thức
làm sổ sách kế toán của doanh nghiệp như thế nào. Và kết
quả là chúng ta vẫn không thể biết được liệu có so sánh
đúng những số liệu này không, hay lại đang so quả táo với
quả lê?
Thông thường việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán (GAAP) mà
những nguyên tắc này thay đổi theo thời gian và khác nhau trong
từng nước. Làm phức tạp thêm các vấn đề, EPS có thể bị bóp
méo, prodded và cho vào trong những con số khác nhau phụ
thuộc vào bạn làm sổ sách kế toán như thế nào. Kết qủa là chúng
ta vẫn không biết được dù chúng ta so sánh những con số như
nhau hay apples to oranges (để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy
xem các loại khác nhau của EPS)
Lạm phát: Trong thời gian lạm phát cao, hàng tồn kho và
chi phí khấu hao có khuynh hướng giảm đi vì chi phí thay
thế hàng hoá và trang thiết bị tăng theo mức giá chung của
thị trường. Do đó, tỷ lệ P/E có khuynh hướng thấp hơn trong
suốt thời gian lạm phát cao bởi lợi nhuận đã bị bóp méo đi,
lớn hơn với con số thực tế. Cũng như tất cả các chỉ số khác,
việc xem xét P/E trong một thời gian để xác định xu hướng
sẽ hữu ích hơn nhiều. Lạm phát sẽ khiến cho việc theo dõi
trở nên khó khăn vì thông tin trong quá khứ sẽ không còn
phù hợp nhiều với điều kiện hiện tại nữa, độ sai lệch cũng
lớn hơn.
Có nhiều cách lý giải P/E
Một tỷ lệ P/E thấp cũng không nhất thiết là công ty đó bị định giá
thấp. Thay vào đó, điều này có nghĩa là thị trường đang tin rằng
công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong tương lai gần. Giá cổ phiếu
giảm thường do tác động của một số nguyên nhân nào đó. Có
thể là do công ty đã cảnh báo rằng lợi nhuận ròng thu được sẽ
thấp hơn kỳ vọng. Điều này sẽ không được phản ánh trong hệ số
P/E cho đến khi thông tin về lợi nhuận ròng thật sự được đưa ra,
trong suốt thời gian đó thì công ty có thể bị đánh giá thấp hơn giá
trị thực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần - Price to Earning Ratio.pdf