Giáo trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ

1. Giáo trình: Quản lý tổng hợp vùng ven bờ 2. Thông tin về tác giả của giáo trình: − Họ và tên: Nguyễn Mộng − Sinh năm 1954 − Cơ quan công tác: Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 3. Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình: − Giáo trình có thể dùng để tham khảo cho những ngành: các ngành Khoa học Môi trường, Sinh học, Địa lý Môi trường. − Có thể dùng cho các trường: đại học tự nhiên − Các từ khóa: ICZM, Vùng ven bờ, Quản lý tổng hợp, Các hệ sinh thái vùng ven bờ, Rừng ngập mặn, rạn san hô, Tác động của con người, nuôi trồng thủy sản, tài nguyên thiên nhiên, khu bảo tồn biển. − Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Cơ sở khoa học môi trường, Sinh thái học, Bảo tồn đa dạng sinh học. Tài nguyên thiên nhiên.

pdf73 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4772 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch nhiệm quản lý chung đối với các vùng đánh cá, khu bảo tồn,...) không thể chi phối các quyết định đã được đưa ra. 2. Dự án quản lý tổng hợp ven bờ Việt Nam – Hà Lan Dự án Quản lý Tổng hợp Vùng bờ Việt Nam - Hà Lan được thực hiện trong 3 năm (từ tháng 9/2000 - 8/2003) với mục tiêu thiết lập một chương trình dài hạn về quản lý tổng hợp vùng ven biển Việt Nam gọi là "Chương trình QLTHVB Việt Nam" và tập trung vào việc tư vấn cho chính phủ Việt Nam trong việc lập kế hoạch và phát triển vùng ven biển, phát triển cộng đồng và các nguồn tài nguyên ở đó một cách bền vững. Dự án do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam (MOSTE) điều phối thông qua Cục Môi trường (NEA). Các công tác của Dự án được triển khai ở Hà Nội và 3 tỉnh ven biển là Nam Định, Thừa Thiên – Huế và Bà Rịa – Vũng Tàu đại diện cho ba miền Bắc, Trung và miền Nam. Ba tỉnh này với những vấn đề đặc trưng của vùng bờ từng khu vực của Việt Nam được chọn làm thí điểm để giới thiệu và triển khai QLTHĐB Mục tiêu Dự án VNICZM hướng tới các mục tiêu cơ bản sau đây: - giới thiệu và hỗ trợ áp dụng phương thức tiếp cận tổng hợp vào quản lý, quy hoạch và phát triển đới bờ Việt Nam, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an toàn cho cộng đồng dân cư sinh sống ở đới bờ trước thiên tai và tai biến môi trường; - triển khai mô hình ứng dụng phương thức tiếp cận tổng hợp vào thực tiễn quản lý vùng bờ ở ba tỉnh thí điểm; - nâng cao nhận thức về QLTHĐB cho các cấp có thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương, các bên liên quan và cộng đồng dân cư ở đới bờ; - tăng cường năng lực quản lý và điều phối cho các cấp có thẩm quyền ra quyết định liên quan đến đới bờ; - hỗ trợ việc thiết lập chương trình QLTHĐB dµi hạn và hình thành cơ quan đầu mối cho các hoạt động QLTHĐB ở Việt Nam. Nhiệm vụ Phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu nêu trên, Dự án đã đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể, là khung sườn cho việc triển khai các hoạt động của Dự án. Các nhiệm vụ này gồm: Nhiệm vụ 1: Thiết lập văn phòng và cơ sở vật chất cho hoạt động của Dự án và hỗ trợ các hoạt động điều chỉnh, sắp xếp về thể chế và hành chính phù hợp cho triển khai QLTHĐB ở Việt Nam. Nhiệm vụ 2: Thống kê các dự án của Việt Nam và các dự án được quốc tế hỗ trợ liên quan đến vùng ven biển, và các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng ven biển Việt Nam. Nhiệm vụ 3: Lập chiến lược và kế hoạch hành động QLTHĐB cho các tỉnh thí điểm, tiến tới xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động QLTHĐB quốc gia, phục vụ cho việc triển khai QLTHĐB trong tương lai lâu dài. 59 Nhiệm vụ 4: Cải thiện công tác quản lý và khả năng truy cập số liệu thông qua việc thu thập, xử lý, đánh giá, cập nhật và lưu trữ các cơ sở dữ liệu và thông tin được thiết lập theo tiêu chuẩn thống nhất, đặt dưới sự quản lý của các cơ quan đầu mối về QLTHĐB, nhằm phục vụ cho công tác QLTHĐB. Nhiệm vụ 5: Đào tạo, tăng cường năng lực về QLTHĐB cho các cán bộ quản lý và chuyên gia kỹ thuật của Việt Nam thông qua một chương trình đào tạo thích hợp với các khóa đào tạo trong nước, trong khu vực và tại Hà Lan. Nhiệm vụ 6: Xác định và tổ chức nghiên cứu một số vấn đề trọng điểm liên quan đến vùng ven biển, ở cấp trung ương và địa phương, từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề. Nhiệm vụ 7: Tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề với trọng tâm lµ các vấn đề nghiên cứu được thực hiện trong nhiệm vụ 6, nhằm tham vấn các chuyên gia và các bên liên quan về kết quả nghiên cứu và các biện pháp đề xuất, từ đó lập đề cương dự án về nội dung liên quan để gửi tới các cấp có thẩm quyền và các nhà tài trợ. Nhiệm vụ 8: Triển khai giới thiệu và áp dụng mô hình QLTHĐB phù hợp vào thực tế tại 3 tỉnh thí điểm là Nam Định, Thừa Thiên – Huế để xem xét và giải quyết những vấn đề đặc thù của từng tỉnh, ví dụ như xói lở bờ biển và đê biển đi kèm với việc di dời và tái định cư của cộng đồng dân cư ở ven bờ ở Nam Định; lũ lụt nghiêm trọng và mâu thuẫn trong sử dụng, khai thác vùng đầm phá ở Thừa Thiên – Huế; hoạt động kinh tế cường độ cao và những vấn đề phát sinh về môi trường và sinh thái ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Căn cứ vào các mục tiêu và nhiệm vụ của Dự án, có thể thấy nếu việc xây dựng và triển khai QLTHĐB là một chu trình gồm các bước chính (i) Chuẩn bị, (ii) Lập kế hoạch, (iii) Phê chuẩn, (iv) Thực hiện, và (v) Đánh giá và Hiệu chỉnh, thì Dự án VNICZM trong giai đoạn 3 năm mới chỉ tập trung vào các bước (i), (ii) và (iii) của chu trình này. 3. Các khu bảo tồn biển Việt Nam 3.1. Tính cấp thiết của việc thiết lập MPA Khu bảo tồn biển là một phương thức hiệu quả, ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ đa dạng sinh học và và đáp ứng nhu cầu sinh kế của con người. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, mật độ sinh vật trong các khu bảo tồn biển tăng gấp đôi sau một thời gian thiết lập (thường là 5 năm), cung cấp ấu trùng và bổ sung hải sản non vào vùng biển xung quanh nhờ các dòng hải lưu. Hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng sẽ được khôi phục. Do vậy, nguồn lợi thuỷ sản không bị sụt giảm, dẫn đến tăng năng suất nghề cá. Ngoài ra, khu bảo tồn biển còn có sức hấp dẫn đối với du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và giáo dục cộng đồng Trên thế giới có hơn 1.300 khu bảo tồn biển, trong đó 640 khu đã được xác định là ưu tiên quốc gia về mặt bảo tồn đa dạng sinh học. Khu bảo tồn biển đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Florida (Mỹ) vào năm 1935 với 18.850 ha diện tích mặt biển và 35 ha vùng đất ven bờ. Khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới là Great Coral Reef ở Australia với diện tích 34,4 triệu ha. Khu bảo tồn biển nhỏ nhất là khu dự trữ san hô đỏ ở Monaco và khu Doctor's Gully ở Australia (1ha). Tính tới năm 2002, Đông Nam Á có 310 khu bảo tồn biển và ven biển, trong đó Philippines có 280 khu. Khoảng 46% số khu bảo tồn biển không được quản lý hoặc quản lý lỏng lẻo, 28% được quản lý dưới mức trung bình, còn số khu được quản lý tốt chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không ít khu bảo tồn biển đã bị đóng cửa vì nhiều lý do khác nhau: thiếu kinh phí để duy trì hoạt động, thiếu sự hợp tác của cộng đồng địa phương hoặc do những thiếu sót về mặt khoa học trong việc chọn lựa địa điểm, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, thể chế, pháp luật,... 60 Việt Nam trải dài qua 13 vĩ tuyến theo hướng Bắc - Nam với khoảng 3250 km bờ biển và 2.700 đảo lớn nhỏ. Vị trí địa lý của vùng biển rất thuận lợi để có tính đa dạng sinh học cao. Các hệ sinh thái nhiệt đới điển hình như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển phân bố rộng ở vùng ven biển và các đảo xa. Biển Việt Nam còn được coi là nơi có thành phần loài sinh vật khá cao. Mức độ đa dạng loài cũng không đồng nhất giữa các vùng do sự chi phối của điều kiện tự nhiên. Biển Việt Nam cung cấp nhiều nguồn lợi đáng kể. Theo tính toán trữ lượng cá có thể đạt tới 2,7 triệu tấn. Sản lượng cá khai thác năm 1995 là khoảng 1.344.000 tấn, trong đó đánh bắt là 829.860 tấn và sản lượng nuôi trồng là 415.280 tấn. Nghề cá ở nước ta mang tính đa loài, giá trị các loài khác nhau nhiều. Ngoài nghề cá truyền thống, nhiều nguồn lợi mới mang lại lợi ích lớn. Biển và vùng ven biển nước ta còn cho một tiềm năng lớn về du lịch. Cảnh quan trên bờ và dưới nước ở vịnh Hạ long, Nha Trang,... đang thu hút du khách từ bốn phương. Nguồn lợi biển đã và đang được sử dụng với cường độ ngày càng cao. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, hoạt động của con người đã gây ra nhiều tác động đối với tài nguyên và môi trường biển. Sau đây có thể kể đến một số tác động chính. Khai thác quá mức: Nhờ các cải tiến về phương pháp đánh bắt và tăng số lượng, công suất tàu thuyền, sản lượng khai thác mỗi năm tăng. Tuy vậy, hiệu quả đánh bắt lại đang giảm. Theo thống kê, sản lượng đánh bắt dường như thấp hơn khả năng cho phép, nhưng dấu hiệu khai thác quá mức thể hiện rõ đối với nhiều loài và ở nhiều vùng. Những nguồn lợi có giá trị cao như tôm hùm, cá mú, hải sâm, bào ngư, cá ngựa,... được khai thác rất triệt để ở vùng nước nông. Các loài hiếm như du gong, rùa biển cũng bị khai thác làm thực phẩm. Sử dụng san hô làm mỹ nghệ rất phổ biến ở Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu. Buôn bán cá cảnh biển phát triển ở Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu kéo theo đánh bắt quá mức cá rạn san hô. Như vậy "sự huỷ diệt thương mại" (một thuật ngữ trong sách đỏ của IUCN) đang thực sự trở thành mối đe doạ lớn cho nhiều loại sinh vật biển. Sự biến mất của một số loài có thể gây ra mất cân bằng sinh thái của các quần xã sinh vật biển. Đánh cá huỷ diệt : Đánh cá bằng chất nổ đã trở lên phổ biến trong nhiều năm qua. Hiện nay, tính trạng này đã phần nào được cải thiện nhưng vẫn còn rất nghiêm trọng ở Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà. Chất độc gây mê cá bắt đầu được nhập khẩu qua các thương gia kinh doanh thuỷ sản sống ở Hồng Kông, Đài Loan. Phá hoại các quần xã: Nghề nuôi tôm phát triển mạnh trong thời gian qua gắn liền với quá trình khai hoang rừng ngập mặn. Bên cạnh những tác động cơ học do hoạt động chủ động của con người, rạn san hô còn bị suy thoái do tăng lượng thải từ sông. Hoạt động trên đất liền làm tăng quá trình lắng đọng trầm tích và gây hại cho các rạn san hô ở các vùng khác. Nguyên nhân chính là việc phá rừng với diện tích giảm 9% hàng năm. Lắng đọng trầm tích còn do đánh cá bằng giả cào, nạo vét và xây dựng công trình ven biển. Hơn nữa, quần xã rạn san hô còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch biển - một ngành mới phát triển. Ở vịnh Hạ Long, Nha Trang nhiều rạn đang bị phá huỷ do thả neo, bơi lặn và thu thập san hô, thân mềm làm lưu niệm. Sự suy thoái các quần xã không chỉ làm giảm các nguồn lợi và chất lượng môi trường mà còn liên quan đến tính bền vững của nguồn lợi vùng khơi. Trữ lượng của nhiều loài ở vùng xa bờ phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn giống được cung cấp từ các bãi sinh sản, ương giống ven bờ. 61 Nhiễm bẩn: Nhiễm bẩn biển chưa đến mức nghiêm trọng đối với tính đa dạng sinh học ở vùng ven bờ, ngoại trừ những nơi chịu ảnh hưởng lớn của sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp. Tuy nhiên, sự giàu dinh dưỡng (chủ yếu là hàm lượng NO3 cao) đã được ghi nhận ở nhiều nơi. Sự nở hoa của tảo (trong đó có các loài tảo độc) cũng là một hệ quả của sự giàu dinh dưỡng và đã được quan sát thấy ở nhiều vùng ven biển ở Khánh Hoà, Bình Thuận, cửa sông Đồng Nai. Tính đa dạng sinh học và nguồn lợi biển nước ta đang chịu những tác động có hại. Vì vậy, vấn đề bảo tồn thiên nhiên và sử dụng lâu bền đang được các nhà quản lý, khoa học và cộng đồng quan tâm. Hướng dẫn khai thác hợp lý nguồn lợi sinh vật biển đang được đề cập trong quy định Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong đó, mùa vụ kích thước đánh bắt của nhiều loài cá, tôm hùm, hải sâm, trai ngọc đã được quy định, các kiểu khai thác huỷ diệt như đánh cá bằng chất nổ, chất độc phải chịu nhiều hình phạt nghiêm khắc. Luật bảo vệ môi trường đặc biệt nhấn mạnh đến bảo tồn các hệ sinh thái và nghiêm cấm các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên thực tế, các luật lệ có hiệu lực rất thấp và tài nguyên biển đang suy giảm nghiêm trọng, các hệ sinh thái ven bờ tiếp tục bị huỷ diệt. Trong tình hình đó việc thiết lập các MPA bao gồm các hệ sinh thái tiêu biểu với tính đa dạng sinh học cao là hết sức cần thiết nhằm giữ gìn một phần các quần thể sinh vật nguồn lợi và bảo tồn một phần các hệ sinh thái. 3.2. Hoạt động thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển Tính đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam đang chịu những tác động có hại và bị suy thoái ở nhiều vùng. Vì vậy, vấn đề bảo tồn thiên nhiên và sử dụng lâu bền đang được các nhà quản lý, khoa học và cộng đồng quan tâm. Hướng dẫn khai thác hợp lý nguồn lợi sinh vật biển đang được đề cập trong Luật Thủy sản và quy định Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản. Trong đó, mùa vụ và kích thước đánh bắt của nhiều loài cá, tôm hùm, hải sâm, trai ngọc đã được quy định. Các kiểu khai thác hủy diệt như đánh bắt cá bằng chất nổ, chất độc phải chịu nhiều hình phạt nghiêm khắc. Luật Bảo vệ Môi trường đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo tồn các hệ sinh thái, trong đó có các rạn san hô và nghiêm cấm các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên thực tế, các luật có hiệu lực rất thấp và tài nguyên biển đang bị suy giảm nghiêm trọng, các hệ sinh thái ven bờ tiếp tục bị hủy diệt. Trong tình hình đó, việc thiết lập các khu bảo tồn biển bao gồm các hệ sinh thái tiêu biểu với tính đa dạng sinh học cao là hết sức cần thiết nhằm giữ gìn một phần các quần thể sinh vật nguồn lợi và bảo tồn một phần các hệ sinh thái. Mỗi rạn san hô ở biển Đông thường có tới hàng ngàn loài động vật, thực vật sinh sống trú ngụ, đồng thời là bãi đẻ, nuôi dưỡng ấu trùng của các loài sinh vật biển, nên san hô trở thành vùng có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học của các loài sinh vật biển và làm giàu cho biển bằng chính tiềm năng nguồn lợi của chúng. Vì lẽ này, việc xây dựng các khu bảo tồn biển thường dựa trên sự đa dạng sinh học cao của rạn san hô, nơi dự trữ nguồn gen cho toàn bộ vùng biển. Lịch sử các Khu bảo tồn biển và ven biển Việt Nam có thể coi bắt đầu từ năm 1986, khi mà các khu dự trữ thiên nhiên với các hệ sinh thái ưu tiên là rừng ngập mặn như Cà Mau, Bạc Liêu được hình thành. Vấn đề thiết lập các khu bảo tồn biển đã được đề cập từ những năm 1980 trong khuôn khổ của Chương trình biển Nhà nước với các đề xuất hình thành khu bảo tồn biển ở Côn Đảo, Cát Bà và Sinh Tồn. Trong thời kỳ 1992-1994, với sự hỗ trợ của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia; Viện hải dương học đã tiến hành các nghiên cứu về tính đa dạng sinh học, hiện trạng sử dụng nguồn lợi và tiềm năng bảo tồn thiên nhiên ở một số vùng và đề xuất các khu vực ưu tiên để thiết lập các khu bảo tồn biển. Đó là Cát Bà (Hải Phòng). CôTô (Quảng Ninh), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Hòn Mun (Nha Trang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và An Thới (Kiên Giang). Tất cả các khu vực đề xuất đều lấy rạn san hô làm trọng tâm vì tầm quan trọng của chúng về tài nguyên và môi trường. Sau đó, các Vườn Quốc gia trên biển như Cát Bà, Côn 62 Đảo từng bước quản lý cá vùng nước xung quanh các đảo. Tiếp theo với đầu tư của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hải Dương học tiếp tục xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết lập mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam. Những nghiên cứu này là cơ sở cho những kế hoạch phát triển hệ thống khu bảo tồn biển sau này. Một số hoạt động thực tiễn theo tiêu chí bảo tồn biển cũng đang được thực hiện tại các khu bảo tồn hiện có như Côn Đảo, Phú Quốc,... Bên cạnh đó, nhiều khu vực rừng ngập mặn đã được quy hoạch trong hệ thống bảo tồn rừng thuộc sự quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nhiều lớp đào tạo về khu bảo tồn biển đã được tiến hành. INTROMARC (Australia) hỗ trợ tổ chức 3 khoá ở Hải Phòng, Nha Trang. Một số nhà quản lý và khoa học được CIDA (Canada) tài trợ để dự các hội thảo trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ của "Sáng kiến Quốc tế về Rạn san hô", đại diện của Cục môi trường và Viện hải dương học đã tham gia thảo luận về chiến lược bảo tồn rạn san hô ở Đông Nam Á. HIện nay, nhà nước Việt Namvà các tổ chức quốc tế như WWF, IUCN đang xúc tiến các dự án nhằm hình thành hệ thống bảo tồn biển ở Việt Nam. Dự án ADB 5712 – REG (phase 2) đã đề nghị hệ thống quốc gia gồm 30 khu bảo tồn biển và ven bờ. Trong đó ưu tiên cho 6 khu hiện tại cần ưu tiên quản lý, 8 khu cần mở rộng và tăng cường quản lý và 6 khu thiết lập mới hoàn toàn. Hiện nay chính phủ giao cho Bộ Thủy sản sọan thảo kế hoạch phát triển các khu bảo tồn biển. Các kết quả riêng về phần biển của dự án ADB được kế thừa cào trong kế hoạch này. 15 khu vực đã được liệt kê với các hệ sinh thái ưu tiên là rạn san hô và thảm cỏ biển. Trong đó, một khu vực ở Trường Sa cũng đưa vào kế hoạch. Với sự tài trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), DANIDA và chính phủ Việt Nam, dự án trình diễn khu bảo tồn biển Hòn Mun đang hoạt động theo chiến lược bảo tồn thiên nhiên biển. Chương trình hổ trợ DANIDA cho mạng lưới bảo tồn biển Việt Nam cũng bắt đầu từ 2002 với điểm ưu tiên là Cù Lao Chàm. Khu bảo tồn biển Hòn Mun - Bích Đầm là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam, có đa dạng sinh học mang tầm quan trọng quốc tế. Khu bảo tồn được thành lập từ tháng 6/2001, do Bộ Thủy sản hợp tác thực hiện với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Thời gian qua tại Hòn Mun, Ban quản lý dự án đã tiến hành nâng cao nhận thức cho ngư dân về việc bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn lợi biển, đồng thời tạo nguồn thu nhập thêm cho họ, tránh để các ngư dân khai thác trái phép hải sản. Ban quản lý dự án đã thử nghiệm nuôi trồng một số loài hải sản như vẹm xanh, hải sâm cát, rong sụn,... hướng tới phổ biến cho dân nuôi trồng tăng thu nhập; mua sắm thiết bị lắp đặt phao neo tàu để tránh phá hủy rạn san hô, nhân rộng hệ thống theo dõi dầu tràn, hút lại lượng dầu tràn để tái sử dụng,... Những hoạt động đó đã đem lại lợi ích lớn, là cơ sở để nhân rộng loại hình bảo tồn này. Hoạt động du lịch đang được phát triển mạnh mẽ ở các địa điểm ven biển là các khu bảo tồn hoặc những khu vực đề nghị bảo tồn. Cát Bà, Nha Trang, Côn Đảo và Phú Quốc cùng với các đảo trong vịnh Hạ Long là những khu vực quan trọng chủ yếu đang được nhán mạnh và phát triển du lịch. Du lịch có thể đóng góp một vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng duyển hải Việt Nam. Đây cũng là hoạt động có thể đóng góp lớn cho phát triển hệ thống bảo tồn nếu có quy hoạch tốt và điều hành hợp lý theo quan điểm du lịch sinh thái. Việt Nam hiện đang ở thời điểm cấp bách để phát triển hệ thống khu bảo tồn biển của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến những khiếm khuyết lớn trong hệ thống khu bảo tồn hiện nay. Ngoại trừ một vài khu bảo tồn có kế hoạch quản lý, Việt Nam thiếu một chương trình dành cho các khu bảo tồn biển và ven biển. Phần biển được quy hoạch bảo tồn của những khu bảo tồn trên các đảo hiện nay như Vườn Quốc gia Cát Bà và Côn Đảo mới chỉ được công nhận gần đây là một phần của những khu bảo tồn này, và ngay cả như vậy vẫn phải mở rộng hơn nữa để chứa đựng được những sinh cảnh biển quan trọng. Hiện nay, chỉ 63 một phần mang tính hình thức các nguồn tài nguyên biển và ven biển Việt Nam được nằm trong hệ thống khu bảo tồn hiện tại. 3.3. Một số trở ngại khi triển khai khu bảo tồn biển Việt Nam là một nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh (GDP tăng 8 - 9%/năm), phát triển kinh tế đang là ưu tiên của Chính phủ và cộng đồng. Đồng thời với mức sống được nâng cao, sức ép đối với tài nguyên và môi trường cũng gia tăng. Là một quốc gia biển với 70% dân cư sống ở vùng ven biển và các châu thổ, hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung ở vùng ven biển và trên biển. Các khu vực đề xuất bảo tồn biển đang đứng trước các mối đe doạ với mức độ khác nhau. Tác động lớn nhất gây ra bởi khai thác nguồn lợi và du lịch biển thiếu kiểm soát. Sự nghèo đói đang là một vấn đề không dễ khắc phục. Tuy nhiên, điều đáng buồn là nhiều hành động vô ý thức cũng góp phần làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Hiểu biết về bảo tồn thiên nhiên biển của cộng đồng và các nhà quản lý còn rất hạn chế. Dưới tầm nhìn của một số người, mục tiêu lợi nhuận vẫn được coi trọng hơn so với mục tiêu bảo tồn ngay cả trong kế hoạch thiếp lập khu bảo tồn biển. Các dự án phát triển ít khi quan tâm đến bảo tồn thiên nhiên và làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Ví dụ rõ ràng là hiện đang song song tồn tại 2 dự án cảng thương mại lớn ở Vịnh Hạ Long và Côn Đảo. Đây là những nơi đã được xác định ưu tiên cho bảo tồn thiên nhiên biển. Việc dung hoà hai mục tiêu trên là việc không đơn giản và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẻ giữa các nhà lập chính sách, quản lý và khoa học. Khó khăn về tài chính đã hạn chế đầu tư của Nhà nước cho việc nghiên cứu thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển. Hơn nữa, các mục tiêu dài hạn về bảo tồn thiên nhiên (ví dụ như giáo dục ý thức) ít khi nhận được sự hỗ trợ lớn của các nhà hoạch định chính sách. Cạnh tranh trong nội bộ và giữa các cộng đồng cũng làm tăng sức ép với các vùng đề xuất bảo tồn biển. Do hạn chế về năng lực tàu thuyền, vùng ven bờ thường là các ngư trường chính. Ngư dân không muốn mất đi khu vực khai thác hàng ngày của họ. Sự cạnh tranh cũng là một hậu quả của sự ứng xử lạc hậu đối với biển của ngư dân. Điều này không thuận lợi cho kiểu quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng. Đây được xem như một giải pháp quản lý khu bảo tồn biển có hiệu quả ở một số nước trong khu vực. Một trở ngại khác là thiếu thông tin cần thiết liên quan đến việc thiết lập và quản lý khu bảo tồn biển. Các nghiên cứu cho đến nay chủ yếu tập trung về tính đa dạng sinh học mà chưa quan tâm nhiều đến các phương diện kinh tế-xã hội, tính hợp lý của hoạt động khai thác tài nguyên và đánh giá tác động môi trường. Cơ sở cho việc quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển chưa mang tính sinh thái cao do thiếu thông tin về các đặc trưng đa dạng sinh học và tài nguyên của các vùng biển. Đồng thời những khác biệt trong phân vùng chức năng giữa bảo tồn biển và trên cạn chưa được thống nhất. Thực chất, quản lý khu bảo tồn biển là quản lý tài nguyên và người sử dung tài nguyên. Tài nguyên nằm dưới nước, nhưng người sử dụng tài nguyên lại ở trên cạn. Vì vậy, không thể áp dụng máy móc nguyên tắc cho rằng bảo tồn biển chỉ lo phần dưới nước. Khái niệm vùng đệm đang sử dụng cho bảo tồn trên cạn cũng phải được hiểu rằng, đây chính là vùng sinh sống của cộng đồng trên các đảo và vùng ven bờ. Vấn đề duy trì sự tồn tại của các khu bảo tồn biển sau khi thành lập cũng cần được suy nghĩ ngay từ bây giờ. Rõ ràng là đầu tư từ Nhà nước và các tổ chức quốc tế chỉ có được đáng kể ở giai đoạn đầu. Duy trì hoạt động bảo tồn trên biển chắc chắn sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với trên đất liền. Giải quyết sinh kế cho cộng đồng ngư dân nghèo cũng là một vấn đề bức xúc của hoạt động bảo tồn biển. Cần phải xác định rõ rằng, xóa đói giảm nghèo là chiến lược chung của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn xã hội. Các dự án bảo tồn chỉ có thể đóng góp bằng 64 những hoạt động trong khuôn khổ bảo tồn biển. Trong đó, việc làm giàu nguồn lợi tự nhiên nếu quản lý tốt sẽ làm tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng thông qua khai thác hợp lý. Những hổ trợ trực tiếp chỉ có thể đối với số ít ngư dân nghèo chịu ảnh hưởng do quy hoạch vùng không đánh bắt trong khu bảo tồn. Mặc dù việc thiết lập các khu bảo tồn biển đã được đề xuất vài năm trước đây, khả năng hiện thực hoá bị hạn chế do thiếu một cơ quan điều hành thống nhất cấp trung ương và chính sách quốc gia về bảo tồn thiên nhiên biển. Sự quan tâm riêng lẻ của các bộ, ngành, địa phương khó có thể dẫn đến thành công nếu không muốn nói là còn có tác dụng ngược lại. Một thách thức lớn là phải duy trì, quản lý và cải tạo những sinh cảnh quan trọng về đa dạng sinh học có vai trò chủ đạo đối với kinh tế địa phương và quốc gia, đặc biệt là những khu bảo tồn quan trọng cả về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như đối với các cộng đồng ven biển mà phúc lợi và nguồn kiếm sống của họ phụ thuộc vào một môi trường biển và ven biển. Đầu tư vào hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam có thể và nên được coi là những bước quan trọng để bảo đảm sự ổn định kinh tế tại miền duyên hải và là chất xúc tác cho những hoạt động cải thiện hơn nữa chất lượng môi trường, đồng thời tạo ra một cộng đồng bảo tồn và một công chúng được thông tin tốt hơn và ủng hộ hoạt động bảo tồn thiên nhiên. Như vậy, để hình thành hệ thống các khu bảo tồn biển ở Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm và sẽ gặp không ít trở ngại. Theo các chuyên gia bảo tồn biển quốc tế, thực trạng ở nước ta hiện nay tương tự với Australia cách đây 20 năm hay với Indonesia 5-10 năm trước. Với nỗ lực của ngành thủy sản và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, các cộng đồng ven biển, hy vọng rằng việc thiết lập hệ thống bảo tồn biển và ven bờ sẽ được triển khai có hiệu quả, góp phần vào việc bảo vệ và duy trì bền vững nguồn lợi thủy sản của nước ta. VII. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ Tỉnh Thừa Thiên-Huế 1. Vấn đề vùng ven bờ Tỉnh Thừa Thiên-Huế Vùng bờ Thừa Thiên Huế với 126 km bờ biển, bao gồm dãi đồng bằng và đất cát ven biển, vùng đầm phá và vùng ven bờ tới độ sâu 40 mét nước thuộc 6 huyện Phong Điền, Quãng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc và Thành phố Huế. Vùng bờ TT Huế chiếm 34% tổng diện tích và 81% dân số toàn tỉnh. Là vùng trọng điểm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là với các ngành nông nghiệp, thủy sản, du lịch-dịch vụ và kinh tế biển. Giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì, bảo tồn, phát triển các nguồn gen và đa dạng sinh học. Đồng thời đây cũng là vùng có địa hình dốc, với vùng đồng bằng thấp trũng, có dãi cát mỏng, ngăn cách giữa biển và đầm phá; cũng là vùng có lượng mưa lớn, tập trung 70% lượng mưa cả năm trong thời gian 3 tháng, do vậy đây là vùng xung yếu về môi trường, là vùng nhạy cảm, dễ mất cân bằng sinh thái. Chiếm phần lớn khu vực này là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, hệ đầm phá lớn nhất Việt Nam. Với tổng diện tích 21.600 ha thuộc địa phận Hành chính của 5 huyện và có khoảng 300.000 người sống phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên của mình, hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh tế của tỉnh. Có thể nói, hệ đầm phá này quyết định tốc độ và hình thái phát triển kinh tế – xã hội của TT Huế. Việc phát triển đô thị ngày càng mạnh ở Huế cũng gây áp lực ngày càng lớn đối với hệ đầm phá, bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải bị hạn chế trong một diện tích ngày càng bị thu hẹp. Áp lực này xuất phát từ những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thường dẫn đến xung đột về sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, đôi khi sử dụng lơn hơn khả năng chịu đựng của hệ sinh thái đầm phá sẽ dẫn đến các kiẹt cácc nguồn tài nguyên đó. Yêu cầu bảo vệ môi trường hệ đầm phá có tính đa dạng sinh học cao và có một không hai này ngày càng trở nên cấp bách. Cộng đồng quốc tế cũng như phía Việt Nam đều quan 65 tâm đến việc xem xét xác định khu vực đầm phá là một khu bảo tồn đất ngập nước theo Công Ước Ramsar. Bên cạnh đó, vì du lịch là một thế mạnh đặc thù của TT Huế, được coi là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nên việc phát triển du lịch sinh thái ở khu vực đất ngập nước ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có biện pháp thực tiễn nào được áp dụng để tránh sự suy thoái các giá trị tự nhiên của khu vực này. Hiện nay, toàn bộ vùng đầm phá và khu vực lân cận thuộc vùng bờ của TT Huế chưa được coi là khu vực được bảo vệ theo các quy định chính thức của nhà nước. Điều đáng chú ý là, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội nêu trên, ngoài mâu thuẫn lẫn nhau trong việc sử dụng không gian và tài nguyên, còn diễn ra tại một khu vực cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tác động bởi thiên tai. Bản thân các hoạt động này còn làm trầm trọng thêm nguy cơ đời sống con người và giá trị thiên nhiên ở khu vực này bị thiên tai tác động. Các hoạt động của dự án Giảm thiểu Thiên tai với trọng tâm là đảm bảo an toàn cho nhân dân đã đề ra những yêu cầu nhất định về phát triển và sử dụng vùng bờ của tỉnh. Tóm lại, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn thiên nhiên và an toàn cho nhân dân cần phải được xem xét và cân nhắc theo cách tổng hợp. Thực tiễn đòi hỏi phải có các hướng dẫn sử dụng tài nguyên vùng ven bờ và một kế hoạch tổng hợp về việc sử dụng vùng bờ có sự điều phối hợp lý cho Tỉnh TT Huế. 2. Cơ hội và triển vọng của vùng bờ TT Huế Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của miền Trung, đã được chính phủ ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển cơ cấu hạ tầng; đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển là đòn bẫy quan trọng tạo cơ hội cho vùng ven bờ phát triển nhanh với tốc độ cao trong những năm tới. Ngoài ra còn có những vũng, vịnh có điều kiện để xây dựng những cảng biển như Thuận An, Chân Mây. Đặc biệt cảng Chân Mây có đủ điều kiện để xây dựng thành cảng sâu lớn của khu vực miền Trung. Hiện nay, tỉnh và Trung ương đã và đang triển khai thực hiện các chương trình dự án lớn như: Dự án đường hầm xuyên đèo Hải Vân, Chương trình phát triển các khu du lịch Lăng Cô-Bạch Mã-Cảnh Dương - Hải Vân; Khu du lịch Tân Mỹ-Thuận An, Chương trình xây dựng đô thị mới và Khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Dự án Xây dựng cảng nước sâu Chân Mây; Chương trình phát triển thủy sản và các dự án lớn khác đã, đang và sẽ xây dựng như Cầu Trường Hà, Cầu Thuận An,... sẽ tạo ra những cơ hội và triển vọng mới thúc đẩy kinh tế xã hội vùng ven bờ phát triển 3. Các đe dọa và thách thức vùng ven bờ Đồng thời với cơ hội và phát triển vọng vùng ven bờ cũng là nơi tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải công nghiệp, chất thải từ các khu du lịch dịch vụ và đô thị, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản,... nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai và các sự cố môi trường: như xói lở, lũ lụt, hạn mặn,... Việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội sẽ có tác động lớn làm thay đổi môi trường sinh thái và ảnh đến nguồn tài nguyên vùng ven bờ. Vì vậy, trong quá trình phát triển cần lưu ý các đe dọa và thách thức sau: * Các đe dọa: • Khả năng gây ô nhiễm môi trường từ đất liền, đầm phá và biển • Khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên • Thiên tai và các sự cố môi trường • Mâu thuẩn sử dụng tài nguyên giữa các ngành * Các thách thức • Cơ hội tạo việc làm cho cư dân trong vùng để giảm đói nghèo còn ít và trình độ dân trí còn thấp 66 • Hạn chế về kiến thức và nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và bảo tồn các giá trị tài nguyên, môi trường và khái niệm phát triển bền vững • Tồn tại lợi mâu thuẩn giữa lợi ích của các nhân và cộng đồng • Quản lý tài nguyên môi trường còn mang tính đơn ngành và theo lãnh thổ • Chưa có qui hoạch tổng hợp việc sử dụng các nguồn tài nguyên vùng ven bờ. Năng lực quản lý và các phương tiện quản lý còn nhiều bất cập Để bảo đảm thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh TT Huế trong thời gian đến phát triển bền vững với nhịp độ cao hơn đòi hỏi phải có cơ chế điều hành và quản lý tốt nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, hạn chế và giảm nhẹ tác động của thiên tai góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng. Trong những năm qua, nhiều công trình điều tra và nghiên cứu đã được tiến hành bằng nguồn kinh phí địa phương và nhà nước, thường được hỗ trợ từ các nguồn vốn quốc tế. Các dự án này đã cung cấp nhiều báo cáo và số liệu hiện đuợc lưu trữ các cơ quan nhà nước và các viện nghiên cứu. Dự án thí điểm VNICZM Thừa Thiên - Huế sẽ xây dựng trên cơ sở những thông tin sẵn có đó. Với phương thức tiếp cận tổng hợp và sử dụng các công cụ bổ trợ cho việc lập kế hoạch, vùng ven bờ Thừa Thiên - Huế chắc hẳn sẽ tiến thêm một bước trong việc đưa phát triển bền vững thành hiện thực. 4. Dự án thí điểm VNICZM tại Thừa Thiên Huế Ngay từ ban đầu, Dự án thí điểm ở TT Huế đã được chọn là trọng điểm trong số 3 nghiên cứu thí điểm thuộc Dự án VNICZM. Dự án thí điểm TT Huế được khởi động và bắt đầu triển khai sớm nhất. Các hoạt động của Dự án thí điểm được kết nối với các hoạt động chung của Dự án VNICZM thông qua vai trò “hỗ trợ và điều phối” của Văn phòng Dự án VNICZM ở Hà Nội. Tại Huế, việc triển khai Dự án thí điểm đã mang lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu về các khía cạnh thực tế, các hoạt động, các vấn đề liên quan đến QLTHVB, về việc xây dựng chiến lược và kế hoạch Hành động QLTHVB. Những kinh nghiệm này được hai Dự án thí điểm ở Nam Định và Bà Rịa – Vũng Tàu tham khảo và học tập, đồng thời góp phần tác động vào việc hình thành các hoạt động hỗ trợ QLTHVB từ cấp trung ương như xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp, thành lập đơn vị đầu mối về QLTHVB cấp quốc gia tại Hà Nội. Trong Giai đoạn Khởi động diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2001, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Hà Lan và tham vấn các cấp lãnh đạo cùng đông đảo các bên liên quan, các mục tiêu và nhiệm vụ của Dự án thí điểm đã được xác định. Đồng thời, Báo cáo Khởi động Dự án cũng được lập vào tháng 6/2001 và sau đó được chính thức phê chuẩn trong phiên họp đặc biệt giữa Dự án thí điểm với UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan vào ngày 13/9/2001. Vào tháng 2/2002, NEDECO đã cử một chuyên gia đến công tác thường trú tại Dự án thí điểm và giữ chức cụ Cố vấn thường trú cấp tỉnh. Nhân dịp này, Dự án tiến Hành đánh giá giữa kỳ các công tác đã được thực hiện từ khi bắt đầu Dự án cho đến thời điểm đó, với sự tham gia của đoàn chuyên gia ngắn hạn của NEDECO đến từ Hà Lan. Kết quả đánh giá được báo cáo và trao đổi với Ban Chỉ đạo Dự án thí điểm (PSC) và các bên liên quan khác ở cấp tỉnh. Mục tiêu của dự án theo sự nhất trí của tất cả các bên liên quan là: “Mục tiêu tổng thể là cải thiện đời sống nhân dân nhờ khai thác lâu dài, bền vững tài nguyên khu vực đầm phá và vùng bờ thông qua áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven bờ ở TT Huế. Thực hiện mục tiêu này bằng cách cung cấp cho Ủy ban Nhân dân Tỉnh những kiến thức và công cụ cần thiết để áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven bờ một cách phù hợp, nhằm duy trì sự toàn vẹn của vùng bờ và khu vực đầm phá và giải quyết một cách toàn diện những mẫu thuẫn nảy sinh giữa các mục đích sử dụng với sự quan tâm thích đáng đến các giá trị sinh thái.” 67 Các nhiệm vụ của dự án VNICZM ở T.T. Huế tập trung vào các nội dung sau: • Nâng cao nhận thức cho các em học sinh tiểu học về vai trò của cả nước ngọt và nước biển, về những cơ hội và thách thức liên quan đến nước, và về các phương thức phục vụ quản lý tổng hợp và phát triển, giúp cho các thầy cô giáo, các phụ huynh và các em học sinh có nhận thức về các vấn đề và các quyết định mà chính họ là người phải đưa ra trong tương lai; • Ứng dụng Viễn thám làm công cụ (i) lập bản đồ chuyên đề, (ii) dự tính sơ bộ những thay đổi theo thời gian của độ phủ (rừng) ở khu vực đồi núi có tác động đến mức độ xói mòn đất và dự báo về mức độ trầm tích xảy ra ở khu vực đầm phá, và (iii) xác định những thay đổi của đường bờ biển, có xem xét đến các điều kiện thủy động lực ở vùng bờ; • Quan trắc chất lượng môi trường khu vực đầm phá và chế độ thủy động lực của vùng bờ: bao gồm việc đặt vấn đề mang tính chiến lược: “tại sao phải quan trắc” và khởi động một chương trình quan trắc thực sự về chất lượng nước, đa dạng sinh học (chim chóc, các loài 2 mảnh vỏ và cá) và số đo các mặt cắt theo bờ biển và mức triều lên xuống tại hai lạch triều thuộc vùng đầm phá; Mô hình STREAM: một mô hình toán với ứng dụng GIS trong việc xác định mực nước biến thiên thuộc khu vực tỉnh TT Huế, trong đó nêu dự đoán cho các thời điểm năm 2010, 2040 và 2070, với các kịch bản tác động của sự biến đổi khí hậu đói với lượng nước ở các lưu vực sông và độ ẩm của đất theo ô mắt lưới cỡ 1 km2, là bước khởi đầu hữu ích cho việc tiến tới lập một bộ mô hình thuật toán cho khu vực sông và đầm phá của tỉnh TT Huế. 5. Chiến lược QLTHVB của Tỉnh TT Huế Dự án VNICZM ở cả cấp Trung ương lẫn địa phương đã hổ trợ các bên liên quan chính tại các vùng ven biển làm quen, nắm vững và lồng ghép khái niệm QLTHVB vào các nhiệm vụ và hoạt động thường xuyên của mình. Chiến lược QLTHVB đã được các bên liên quan của TT Huế xây dựng từ năm giữa năm 2002 đến đầu năm 2003, dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và nhờ sự hỗ trợ của Văn phòng dự án thí điểm VNICZM tại TT Huế. Chiến lược đã được các viên chức hàng đầu của 16 cơ quan, ban ngành khác nhau của tỉnh trực tiếp xây dựng. Những viên chức này làm việc trong ba nhóm, tập trung vào ba chủ đề chính là sử dụng nước, sử dụng đất và các vấn đề về thể chế. Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ là định hướng cơ bản cho các chương trình hành động trước mắt và lâu dài để giải quyết những vấn đề phức tạp trong quản lý tài nguyên, môi trường vùng bờ, thông qua cơ chế hợp tác đa ngành. Chiến lược bảo đảm cho tất cả các bên liên quan hợp tác chặt chẻ với nhau nhằm khai thác, sử dụng một cách hợp lý tài nguyên và môi trường phù hợp với đặc thù sinh thái vùng bờ tỉnh TT Huế vì các mục tiêu phát triển bền vững. Chiến lược thể hiện quyết tâm và ý chí của Chính quyền và nhân dân tỉnh TT Huế trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên, môi trường vùng ven bờ. Chiến lược QLTHVB đã xác định rõ mục tiêu tổng quát là: Sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh theo cách bền vững, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực do thảm họa tự nhiên, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện sống của cộng đồng địa phương. Các mục tiêu cụ thể là: • Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực quản lý tài nguyên và môi trường cho chính quyền và cộng đồng địa phương; • Phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; • Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học; • Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân vùng đầm phá ven biển; 68 • Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về Quản lý tổng hợp vùng bờ. Các nội dung của chiến lược: 1. Xây dựng năng lực QLTHVB/ Tăng cường thể chế: xây dựng, hoàn thiện và chuẩn bị các điều kiện nhằm thực hiện cơ chế QLTHVB trong khối hành chính TT Huế. Chương trình hành động:  Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ cho cộng đồng và cán bộ chính quyền địa phương;  Xây dựng triển khai chương trình đào tạo, tập huấn năng lực QLTHVB cho đội ngũ cán bộ của sở, ban, ngành, các địa phương;  Tiến hành rà soát để đề xuất chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi các văn bản, quy phạm pháp luật để bảo đảm phương thức quản lý tổng hợp xuyên suốt quá trình từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện các dự án trên vùng bờ;  Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường;  Xây dựng quy trình hành chính bắt buộc về QLTHVB, nêu rõ mối quan hệ chủ trì, phối hợp trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến vùng bờ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh;  Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ. 2. Bảo vệ môi trường: gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ tài nguyên môi trường, sử dụng các biện pháp quản lý tổng hợp với mục đích bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng ven bờ theo cách bền vững. Chương trình hành động:  Nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống văn hóa môi trường;  Xác định các khu vực cần bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học, triển khai xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên vùng bờ;  Tăng cường kiểm soát, quản lý các nguông ô nhiễm, đặc biệt là nguồn chất thải rắn ở các khu đô thị mới ven biển và nguồn thải nông nghiệp, thủy sản đổ vào đầm phá;  Tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư, từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến triển khai xây dựng và vận hành dự án;  Xây dựng các khu sản xuất tập trung với đầy đủ hệ thống công trình làm sạch môi trường, từng bước di chuyển các nhà máy, xí nghiệp ở các khu đông dân cư, khu vực nhạy cảm đến khu tập trung mới; khuyến khích xây dựng và phát triển các làng nghề sản xuất sinh thái. 3. Kết hợp giảm thiểu thiên tai với quản lý tài nguyên vùng bờ: tăng cường quản lý tổng hợp lưu vực sông, quản lý sông, phát triển rừng đầu nguồn và ven biển, nhận diện các vùng dễ bị thương tổn và dễ bị ảnh hưởng, cải tiến các biện pháp giảm thiểu lũ hiện có và xây dựng các biện pháp mới, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và nâng cao khả năng cho các cộng đồng địa phương thích nghi với các điều kiện sống nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ các thảm họa tự nhiên. Chương trình hành động: 69  Kết hợp việc xác định các vùng dễ tổn thương, nhạy cảm và đe dọa bởi thiên tai với nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm khắc phục và bảo đảm an toàn cho đời sống và hoạt động sản xuất của cộng đồng địa phương;  Tiến hành các biện pháp nhằm thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường liên quan đến giảm nhẹ thiên tai của tất cả các dự án, công trình kinh tế dân sinh trên địa bàn tỉnh cũng như ảnh hưởng của các công trình phòng chống thiên tai đến hoạt động sản xuất của cộng đồng;  Quy hoạch các lưu vực sông, xây dựng và từng bước hiện đại hóa hệ thống dự báo và cảnh bảo thiên tai, tổ chức phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai bằng các biện pháp công trình và phi công trình và phát huy kinh nghiệm sống thích nghi với thiên tai của cộng đồng địa phương. 4. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên (phục vụ phát triển kinh tế - xã hội): sử dụng hợp lý tài nguyên ven biển, đặc biệt ở vùng đầm phá, trên cơ sở thỏa mãn hài hòa lợi ích của các ngành liên quan để phát triển bền vững. Chương trình hành động:  Song song với tiến hành nghiên cứu năng lực chuyển tải của hệ sinh thái, cần hạn chế những hoạt động có nguy cơ đe dọa đến suy thoái tài nguyên và môi trường đầm phá; Về phát triển thủy sản:  Điều chỉnh và bổ sung các chính sách phát triển hoạt động khai thác thủy sản nhằm giữ được cân đối hài hòa giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản, giữa hoạt động thủy sản vùng đầm phá và biển, giữa hoạt động thủy sản với nông nghiệp vùng ven phá, giữa hoạt động thủy sản và giao thông trên phá để bảo đảm sự bền lâu tài nguyên vùng bờ.  Đa dạng hóa và thực hiện luân canh các đối tượng nuôi trồng thủy sản, chú trọng và khuyến khích phát triển loại hình nuôi trồng sinh thái, xây dựng làng nuôi trồng sinh thái và khu nuôi trồng công nghiệp sạch. Đồng thời triển khai áp dụng hình thức tổ chức cộng đồng quản lý thực hiện quy chế cho từng vùng nuôi trồng thủy sản để giữ tốt môi trường nuôi, bảo đảm cho sản xuất ổn định, lâu bền và giảm thiểu ô nhiễm lên môi trường. Về phát triển nông nghiệp:  Xây dựng hệ canh tác hợp lý để khai thác hiệu quả và bèn vững tài nguyên đất, nước và nguồn lao động củ vùng bờ, đặc biệt quan tâm đến mô hình sản xuất nông nghiệp sạch nhằm giảm ảnh hưởng chất thải đến môi trường ven biển nhất là môi trường đầm phá;  Quy hoạch phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp trang trại ở vùng đất cát ven biển, đặc biệt là vùng cát ven đầm phá. Từ những vấn đề trên có thể thấy rằng, về nguyên tắc, Chiến lượng QLTHVB bao trùm lên 3 trụ cột của phát triển bền vững: môi trường, sự an toàn và kinh tế (vì mục đích cải thiện cuộc sống của các cộng đồng địa phương), cùng với việc xây dựng năng lực và sắp xếp tổ chức để đạt được sự cân bằng giữa các trụ cột này. VIII. Các công ước quốc tế liên quan đên các khu bảo tồn biển và phát triển vùng ven bờ. 1. Agenda 21, 1992 Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Môi trường và Phát triển Công ước này không phải là sự liên kết mà ký kết để có một tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm cho việc thực hiện đầy đủ lịch trình. Chương 17 của lịch trình qui định: "các nước 70 phải xác định các hệ sinh thái biển có các mức độ đa dạng và năng suất sinh học cao và các diện tích nơi ở nguy cấp khác để tạo ra những hạn chế cần thiết trong việc sử dụng các vùng này, không kể các khu bảo vệ đã được chỉ định" 2. Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS) Trong khi hiệp ước này chỉ giới hạn thẩm quyền về các khu bảo tồn biển, việc bảo tồn và bảo vệ môi trường biển và bảo tồn các tài nguyên sinh vật biển trong và ngoài phạm vi quốc gia là nghĩa vụ cơ bản. Ví dụ bao gồm các điều khoản về các phần khác nhau của thềm 3. Công ước về đa dạng sinh học (CBD) Công ước được thông qua ở Nairobi từ năm 1992. Đến tháng 01 năm 2004 đã có 188 nước ký vào công ước, trong đó Mỹ là một trong số những nước ký sau cùng. Công ước bao gồm 42 điều và 2 phụ lục và có 3 mục tiêu tổng quát: • Bảo tồn đa dạng sinh học • Sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học • Phân chia công bằng và hợp lý các nguồn lợi từ đa dạng sinh học. Công ước cũng yêu cầu mỗi một thành viên theo khả năng có thể và ở những nơi thích hợp cần phải: • Thiết lập một hệ thống các khu bảo vệ hay những vùng mà cần thiết phải có những biện pháp đặc biệt để bảo tồn đa dạng sinh học. • Phát triển các hướng dẫn đối với việc lựa chọn, thiết kế và quản lý các khu bảo vệ như thế. 4. Bộ luật Liên hiệp quốc về quản lý nghề cá Bộ luật này không phải là sự trói buộc mà là một sự tự nguyện nhằm vào việc sử dụng bền vững tài nguyên nghề cá với sự bảo tồn các hệ sinh thái. Nguyên tắc chung là kêu gọi việc bảo vệ và phục hồi tất cả các nơi ở nguy cấp của cá, xác định các vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá đặc trưng và các nơi sinh sản và nuôi dưỡng con non. 5. Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu thuyền . Công nước này có những qui định nghiêm ngặt liên quan đến việc việc thải dầu mỡ, chất lõng độc hại, rác thải ở các nước vùng ven biển. Các vùng đặc biệt đã được chỉ định là Biển Bantic, Biển Địa trung Hải, Biển Đỏ, Biển Bắc, Biển Đen, Vịnh Aden, Vùng Caribê,.. Công ước này cũng chỉ định những vùng nhạy cảm cần phải bảo vệ đặc biệt do tầm quan trọng của nó về sinh thái, kinh tế xã hội và khoa học và cũng bởi vì nó dễ bị thương tổn bởi các hoạt động liên quan đến hàng hải. 6. Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar) Công ước Ramsar bao gồm cả hệ sinh thái nước ngọt và biển. Công ước này định rõ diện tích vùng biển không quá 6 mét chiều sâu khi triều thấp. Đến năm 1996 danh sách các vùng đất ngập nước quan trọng trên thế giới đã lên đến hơn 800 vùng với diện tích khoảng 500.000 km2. Khoảng 270 vùng trong số này là các vùng biển và ven biển 7. Công ước về bảo vệ các di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới Mục tiêu của công ước là bảo vệ các di sản thiên nhiên và văn hoá đặc biệt của thế giới. Ơ những nơi mà các thành viên có yêu cầu sự giúp đở quốc tế để bảo vệ sự thống nhất của di sản, thì di sản sẽ được đưa vào danh sách Di sản văn hoá thế giới bị đe doạ. Tiềm năng đe doạ được làm rõ trong "Hướng dẫn thực hiện" và nằm trong các đề án qui mô lớn, phát triển đô thị và du lịch, các thiên tai và sự thay đổi của mực nước biển. Các vùng biển có thể là di sản văn hoá hay thiên nhiên. Trong số 108 di sản thế giới, thì có 14 là ở biển và 17 là ở vùng ven bờ. 71 Câu hỏi ôn tập chương 4 1. Nhu cầu quản lý tổng hợp vùng ven bờ. 2. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ và phòng chống thiên tai. 3. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ và Bảo tồn đa dạng sinh học. 4. Tìm kiếm sản lượng bền vững. 5. Các bước của quá trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ. 6. Tính cấp thiết của chiến lược quốc gia về quản lý môi trường biển và vùng ven bờ Việt Nam. 7. Cơ sở lý luận của dự thảo Chiến lược quốc gia về quản lý môi trường biển và vùng ven bờ Việt Nam. 8. Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Quản lý Môi trường biển và vùng bờ. 9. Các ưu tiên trong chiến lược gia về Quản lý Môi trường biển và vùng bờ. 10. Tính cấp thiết của việc thiết lập các khu bảo tồn biển. 11. Hoạt động thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam. 72 Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường. Cơ sở Khoa học Quy hoạch hệ thống bảo tồn Biển Việt Nam. Hà Nội, 2001. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quản lý tổng hợp đới bờ - Kinh nghiệm và thực tế ở Việt Nam. Hà Nội, 2003. 3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2001. Quy hoạch tổng hợp liên ngành vùng ven biển. Hà Nội. 4. Barbara E. Brown. Integrated Coastal Management: South Asia. United Kingdom, 1997. 5. David Briggs. Marine and Coastal Environments Protection. The University of Queensland, 2002. 6. Environmental Justice Foundation, 2003. Risky Bussiness: Vietnamese Shrimp Aquaculture-Impacts and Improvements. London UK. 7. Environmental Justice Foundation, 2003. Draft Protocol for Sustainable Shrimp Production. Internal Report. Internet. 8. Jan C. Post and Carl G. Lundin, 1996. Guidelines for Integrated Coastal Zone Management. Washington D.C. U.S.A. 9. Federico Paez, 2001. The Environmental Impacts of Shrimp Aquaculture: Causes, Effects, and Mitigating Aternatives. Environmental Management Journal. Vol. 28, No. 1, pp. 131-140. Springer. 10. NetCoast 2001. Principles of ICZM. 11. Richard Kenchington. Integrated Coastal Zone Management. Bangkok, 1996. 12. Stephen B. Olsen, Kem Lowry and James Tobey. A Manual for Assessing Progress in Coastal Management. The University of Rhode Island, 1999. 13. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết & Nguyễn Văn Long, 2005. Hệ sinh thái rạn san hô Biển Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 1. Giáo trình: Quản lý tổng hợp vùng ven bờ 2. Thông tin về tác giả của giáo trình: − Họ và tên: Nguyễn Mộng − Sinh năm 1954 − Cơ quan công tác: Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế − Địa chỉ email: mongnguyen54@yahoo.com 3. Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình: − Giáo trình có thể dùng để tham khảo cho những ngành: các ngành Khoa học Môi trường, Sinh học, Địa lý Môi trường. − Có thể dùng cho các trường: đại học tự nhiên − Các từ khóa: ICZM, Vùng ven bờ, Quản lý tổng hợp, Các hệ sinh thái vùng ven bờ, Rừng ngập mặn, rạn san hô, Tác động của con người, nuôi trồng thủy sản, tài nguyên thiên nhiên, khu bảo tồn biển. − Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Cơ sở khoa học môi trường, Sinh thái học, Bảo tồn đa dạng sinh học. Tài nguyên thiên nhiên. − Đã xuất bản hay chưa: chưa. 4. Thông tin khác:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ.pdf
Tài liệu liên quan