Các chỉ tiêu định tính
1. Lòng tin của công chúng: uy tín của ngân hàng sẽ bị suy giảm khi hoạt động
kinh doanh của ngân hàng có vấn đề và khi ngân hàng không đảm bảo được
khả năng thanh khoản của mình.
2. Sự biến động trong giá cổ phiếu: giá cổ phiếu của ngân hàng sẽ bị suy
giảm khi các nhà đầu tư nhận thấy ngân hàng đang gặp khó khăn về tài
chính, về thanh khoản
3. Phần bù rủi ro trên thị trường chứng chỉ và các khoản đi vay khác:
có nghĩa là ngân hàng phải trả một mức lãi suất cao hơn đáng kể
trên các khoản tiền gửi và các khoản vay vốn trên thị trường tiền tệ
so với các ngân hàng khác cùng quy mô hoạt động trên cùng thị
trường. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến mức doanh lợi của ngân hàng và
nó sẽ tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
323 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3388 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - TS. Mai Văn Bạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nghiệp,...Nhu cầu thanh khoản được đáp ứng bởi các khoản tiền gửi đang
đến, thu hồi nợ đến hạn, thu từ việc bán tài sản có hoặc vay mượn thị trường tiền tệ. Khả
năng thanh khoản của NH thường được đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng và định tính
như sau.
Các chỉ tiêu định lượng:
1. Hệ số khả năng chi trả
Hệ số khả năng
chi trả
=
Tài sản có có thể thanh toán ngay
Tài sản nợ phải thanh toán ngay
Hệ số này tối thiểu phải bằng 1 để đảm bảo duy trì khả năng thanh toán của ngân
hàng. Hệ số này càng cao, khả năng thanh toán càng lớn.
Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD khác và NHTW
2. Chỉ số về trạng thái tiền mặt =
Tổng tài sản
Chỉ số này cao thể hiện ngân hàng có khả năng vững vàng hơn trong việc giải
quyết yêu cầu tiền mặt tức thời.
291
Chứng khoán Chính phủ
3. Chỉ số chứng khoán thanh khoản =
Tổng tài sản
Tỷ lệ chứng khoán chính phủ càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng
càng tốt.
Cho vay và cho thuê ròng
4. Chỉ số về năng lực cho vay =
Tổng tài sản
Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi nếu chỉ số này cao thì khả năng thanh khoản
của ngân hàng thấp (Cho vay và cho thuê ròng là những tài sản có tính thanh khoản
thấp)
Tài sản trên thị trường tiền tệ
5. Chỉ số thanh toán nhanh =
Vốn từ thị trường tiền tệ
- Tài sản trên thị trường tiền tệ gồm: tiền mặt, trái phiếu kho bạc ngắn hạn, tiền
gửi tại các ngân hàng khác, cho vay ngắn hạn, hợp đồng mua lại (Ngân hàng cho vay
vốn thông qua việc mua chứng khoán tạm thời)
- Vốn từ thị trường tiền tệ gồm: tiền gửi giao dịch, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
ngắn hạn, vay ngân hàng Nhà nước, hợp đồng mua lại (vay vốn bằng việc bán chứng
khoán tạm thời)
Đây là chỉ số phản ánh trạng thái tương quan giữa vốn vay trên thị trường tiền tệ
và tài sản trên thị trường tiền tệ, tài sản có thể bán được nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu
rút vốn trên thị trường tiền tệ.
6. Chỉ số vốn đầu tư ngắn hạn =
Tổng đầu tư ngắn hạn
Tổng vốn nhạy cảm
- Đầu tư ngắn hạn bao gồm: tiền gửi tại các ngân hàng khác, nắm giữ các chứng
khoán ngắn hạn khác.
- Vốn nhạy cảm bao gồm: những nguồn tiền gửi và những khoản đi vay dễ biến
động, dễ bị rút khỏi ngân hàng.
Chỉ số này càng cao thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng lớn
292
7. Chỉ số giữa tiền gửi giao dịch và tiền gửi có kỳ hạn =
Tiền gửi giao dịch
Tiền gửi kỳ hạn
Chỉ số này càng cao cũng thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng lớn
Các chỉ tiêu định tính
1. Lòng tin của công chúng: uy tín của ngân hàng sẽ bị suy giảm khi hoạt động
kinh doanh của ngân hàng có vấn đề và khi ngân hàng không đảm bảo được
khả năng thanh khoản của mình.
2. Sự biến động trong giá cổ phiếu: giá cổ phiếu của ngân hàng sẽ bị suy
giảm khi các nhà đầu tư nhận thấy ngân hàng đang gặp khó khăn về tài
chính, về thanh khoản
3. Phần bù rủi ro trên thị trường chứng chỉ và các khoản đi vay khác:
có nghĩa là ngân hàng phải trả một mức lãi suất cao hơn đáng kể
trên các khoản tiền gửi và các khoản vay vốn trên thị trường tiền tệ
so với các ngân hàng khác cùng quy mô hoạt động trên cùng thị
trường. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến mức doanh lợi của ngân hàng và
nó sẽ tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
4. Thua lỗ, tổn thất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng: điều này
cũng ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng, tác động đến khả năng
thanh khoản của nó.
5. Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng: ngân hàng có
khả năng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu tín dụng có chất lượng cao
của khách hàng, thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng
vững vàng.
6. Vay vốn từ ngân hàng TW: ngân hàng thường xuyên thực hiện các
khoản vay từ ngân hàng TW thể hiện khả năng thanh khoản của ngân
hàng thấp.
6.5. Đánh giá xếp loại ngân hàng:
Xếp loại ngân hàng thương mại nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh, năng lực,
tài chính, khả năng quản lý NHTM. Về xếp hạng phải lựa chọn các chỉ số, tiêu chuẩn,
293
lượng hoá (bằng điểm). Theo lý thuyết CAMEL phải sử dụng 500 chỉ số để tính điểm
khi đánh giá hoạt động ngân hàng. ở Việt Nam theo quy định hiện hành các chỉ số đang
được áp dụng với thang điểm chuẩn là 100 điểm:
Vốn của ngân hàng (C) thang điểm chuẩn là 20 điểm
Chất lượng tài sản có (A) thang điểm chuẩn là 30 điểm
Khả năng quản lý (M) thang điểm chuẩn là 20 điểm
Khả năng sinh lời (E) thang điểm chuẩn là 20 điểm
Khả năng chi trả (L) thang điểm chuẩn là 10 điểm
So sánh điểm đánh giá thực tế của ngân hàng với thang điểm chuẩn 100 để xếp
loại:
Hạng A (tốt): là NHTM có tổng số điểm từ 75 - 100 điểm
Hạng B (khá): là NHTM có tổng số điểm từ 60 - 74 điểm
Hạng C (Trung bình): là NHTM có tổng số điểm từ 45 - 59 điểm
Hạng D (Yếu, Kém): là NHTM có tổng số điểm từ 45 - 59 điểm
Ví dụ: Về mô hình đánh giá xếp loại của một ngân hàng thương mại như sau:
Một ngân hàng thương mại được đánh giá là mạnh, kinh doanh có hiệu quả phải
đảm bảo các điều kiện sau:
Tuân thủ pháp luật, quy chế về hoạt động ngân hàng.
Kinh doanh có hiệu quả, có lãi
Cơ cấu nguồn tài chính (nguồn và sử dụng vốn) hợp lý, bền vững.
Mô hình này thực hiện theo nguyên tắc:
Hoàn toàn dựa vào các chỉ số tài chính chủ yếu nhất, điều luận cơ bản nhất để xếp
loại
Mỗi chỉ số tương ứng với một hệ số điểm theo cách: tốt thì cho điểm; xấu thì trừ
điểm; có điểm ưu đãi.
Xếp loại tổng hợp theo 3 bậc tương ứng với thang điểm (tốt, trung bình, kém) và
thực hiện theo định kỳ hàng quý.
Tổng số điểm tối đa là 30 được chia theo tỷ trọng như sau:
Tuân thủ pháp luật: 13 điểm
Kinh doanh có hiệu quả, có lãi: 10 điểm; + Cơ cấu tài chính hợp lý, bền vững: 7 điểm
294
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày mục đích phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng
2. Nội dung cơ bản của những căn cứ và phương pháp phân tích là gì?
3. Phân tích đánh giá về vốn tự có của ngân hàng
4. Phân tích đánh giá chất lượng tài sản có
5. Phân tích đánh gái năng lực quản lý NHTM
6. Đánh giá khả năng sinh lời đối với hoạt động ngân hàng
7. Phân tích, đánh giá tình hình dự trữ và thanh khoản
8. Tại sao phải xếp loại ngân hàng? những tiêu chí xếp loại ngân hàng là gì?
295
Phụ lục
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Giấy đề nghị vay vốn
Kính gửi: Ngân hàng
….…………………………………………………………………...
Chi nhánh ……………………………………………………………………...
1. Tên khách hàng vay vốn:…………………………………………………………...
2. Địa chỉ (hoặc nơi đăng ký hộ khẩu nếu là cá nhân)
………………………………………….……..……………………………………….
……………………………………………………………………………………….…
3. Người đại diện:
Ông(bà):………………………………………Chứcvụ:…………………...
Chứng minh nhân dân số:…………….do CA…………………………………………
Cấp ngày………………...
4. Tài khoản tiền gửi VNĐ số:………………….Tại ngân hàng ......................................
Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số:…………………..Tại ngân hàng .....................................
5. Quyết định thành lập
số:………..ngày……….tháng……..….năm….….do…………….cấp.
6. Đăng ký kinh doanh số:
:…….....ngày……….tháng……..….năm….….do…………….cấp.
7. Mục đích xin vay vốn: .................................................................................................
........................................................................................................................................
8. Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án/ phương án vay vốn: ...........................................
9. Nhu cầu vay vốn tại ngân hàng: ...................................................................................
10. Thời hạn vay vốn: ......................................................................................................
11. Lãi suất vay vốn: ........................................................................................................
12. Biện pháp bảo đảm tiền vay, tài sản bảo đảm tiền vay:
296
........................................................................................................................................
13. Hồ sơ kèm theo gồm có:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Đề nghị Ngân hàng xem xét giải quyết cho chúng tôi vay số tiền trên.
……………., Ngày….tháng…….năm……
Người vay vốn
(Ký tên, đóng dấu hoặc ghi rõ họ tên)
297
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hợp đồng tín dụng
(Dùng cho pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh
Vay vốn không theo phương thức hạn mức tín dụng)
(Số:……/HĐTD)
- Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 12/12/1997.
- Căn cứ Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo
Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.
- Căn cứ Quyết định số:…….của……..về Quy định cho vay đối với khách hàng.
- Căn cứ hồ sơ vay vốn của khách hàng và kết quả thẩm định của Ngân
hàng….ngày…
Hôm nay, ngày……..tháng……..năm……..tại……………………….. chúng tôi
gồm:
Bên cho vay (bên A)
- Ngân hàng: ........................................................................................................
Chi nhánh/Phòng giao dịch ..................................................................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................
-Điện thoại………………………..Fax……………………..Telex……….......
- Người đại diện: Ông (bà):……………………...Chức vụ:……………………
- Giấy uỷ quyền số:………….ngày……tháng……..năm…………………..... Do
Ông(bà)……………………………….
Tổng Giám đốc NH…………………………………………..ký.
Bên đi vay (bên b)
- Khách hàng vay vốn ..........................................................................................
-CMNDsố….………….cấp ngày……………do………………………….cấp
- Địa chỉ: ..............................................................................................................
298
-Điện thoại………………………..Fax……………………..Telex……….......
- Người đại diện: Ông (bà):……………………...Chức vụ:……………………
- Giấy uỷ quyền số:………….ngày……tháng……..năm…………………..... Do
Ông(bà)……………………………….
(Trường hợp ký thay Giám đốc)
Hai bên thống nhất việc bên A cho bên B vay tiền theo nội dung thoả thuận dưới
đây:
Điều I: Số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay:
- Số tiền cho vay: .................................................................................................
(Bằng chữ: ........................................................................................................... )
-Mục đích sử dụng tiền vay: .................................................................................
Điều II: Thời hạn cho vay: ..........................................................................................
Điều III: Lãi suất cho vay, thu lãi tiền vay, phí:
- Lãi suất cho vay:………….% tại thời điểm ký HĐTD trong trường hợp cần
thiết sẽ được điều chỉnh theo quy định của NHNN và thoả thuận của 2 bên.
- Lãi suất nợ quá hạn: ...........................................................................................
- Cách tính lãi tiền vay: ........................................................................................
- Thời điểm thu lãi tiền vay: .................................................................................
- Số ngày tối đa bên B được phép chậm trả lãi: .....................................................
- Số lãi tiền vay phải trả (trường hợp trả trước hạn): .............................................
- Phí cam kết sử dụng vốn (từ ngày ký HĐTD đến ngày giải ngân): ......................
Điều IV. Điều kiện nhận tiền vay.
- Bên B chỉ được nhận tiền vay dùng vào mục đích đã quy định tại Điều I của bản
hợp đồng này.
- Mỗi lần rút tiền vay, bên B phải xuất trình đầy đủ các tài liệu chứng minh nhu
cầu sử dụng vốn vay và lập giấy nhận nợ.
- Trường hợp vay để mở L/C, bên B phải ghi rõ trong đơn xin mở L/C, chứng từ
thanh toán L/C là cơ sở để bên A ghi nợ tài khoản của bên B.
- Tiền vay phải được chuyển trả cho người thụ hưởng, trường hợp đặc biệt khác
phải có sự giám sát của bên A.
299
Điều V. Trả nợ gốc.
- Số tiền cho vay được trả nợ thành.:………kỳ hạn. Kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ
mỗi kỳ hạn như sau:
Ngày, tháng, năm Số tiền trả nợ
(Hoặc kỳ hạn trả nợ và số tiền trả nợ mỗi kỳ hạn được xác định căn cứ vào từng
lần được nhận nợ cụ thể…)
- Bên B thực hiện trả nợ gốc theo đúng thời hạn đã quy định ở trên.
- Bên B nhận nợ và trả nợ bằng loại tiền vay quy định tại Điều I của Hợp đồng
này. Bên B có thể trả nợ bằng loại tiền khác khi được bên A chấp thuận và chuyển đổi
theo tỷ giá quy định của NH tại thời điểm trả nợ, phù hợp với Quy chế quản lý ngoại hối
hiện hành.
Điều VI. Biện pháp bảo đảm tiền vay: Có bảo đảm/ không có bảo đảm bằng tài sản.
(Trường hợp có bảo đảm bằng tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm
tiền vay kèm theo hợp đồng này. Bên A và Bên B thoả thuận và ký hợp đồng bảo đảm
tiền vay trước khi nhận tiền vay).
Điều VII. Quyền và nghĩa vụ của bên A.
1. Quyền của Bên A.
- Từ chối phát tiền vay khi bên B không thực hiện được các điều kiện quy định
tại Điều IV của hợp đồng này.
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện bên B cung cấp
thông tin sai sự thật, sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm hợp đồng tín dụng.
- Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi (bao gồm các kỳ hạn trả nợ cụ thể đã thoả
thuận tại Điều V của Hợp đồng này), nếu bên B không trả được nợ và không được bên A
chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi thì bên A được quyền tự động trích tiền từ
tài khoản tiền gửi của bên B để thu hồi nợ. Nếu tài khoản tiền gửi của bên B tại thời điểm đó
không còn số dư thì bên A sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ gốc còn lại của Hợp đồng tín dụng
này sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà
khách hàng không trả đúng.
300
Trường hợp đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thoả thuận trong
hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không được trả hết số nợ gốc hoặc nợ lãi và không
được bên A chấp thuận gia hạn gốc hoặc lãi thì bên A chuyển toàn bộ dư nợ gốc thực tế
còn lại của Hợp đồng này sang nợ quá hạn (áp dụng lãi suất quá hạn đối với toàn bộ dư
nợ gốc đã chuyển nợ quá hạn) và thực hiện các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu
hồi nợ vay theo quy định của pháp luật (nếu người vay có tài sản đảm bảo).
- Khởi kiện khi bên B vi phạm hợp đồng tín dụng.
2. Nghĩa vụ của bên A.
- Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Điều VIII. Quyền và nghĩa vụ của bên B.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, thông tin liên quan đến việc vay vốn và
tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các tài liệu, thông tin đã cung
cấp; tạo điều kiện thuận lợi để bên A kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của mình.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng
này.
- Trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận tại hợp đồng này.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp
đồng.
- Trường hợp có sự thay đổi người đại diện hợp pháp của mình, thì người kế
nhiệm phải có trách nhiệm kế thừa toàn bộ khoản nợ gốc tiền vay, tiền lãi tiền vay cùng
những cam kết mà người đại diện trước đó đã cam kết.
- Trả hết nợ gốc và lãi tiền vay trước khi thực hiện chia tách, sát nhập làm thay
đổi uyền sở hữu và tư cách pháp lý của mình. Nếu chưa trả hết nợ và bên mới thành lập
chấp nhận tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ trả nợ thay cho bên B thì bên B và bên mới
thành lập làm thủ tục chuyển nợ để hình thành bên đi vay mới (ký lại hợp đồng tín
dụng).
Điều IX. Sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng hợp đồng tín dụng.
Khi một trong hai bên muốn thay đổi nội dung của hợp đồng này thì gửi đề xuất
tới bên kia bằng văn bản. Nếu bên kia chấp thuận, hai bên sẽ ký bổ sung điều khoản
thay đổi đó bằng văn bản đi liền với hợp đồng này.
301
Hợp đồng tín dụng này chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của bên A,
trình tự, thủ tục chuyển nhượng HĐTD thực hiện theo quy định tại Quy chế mua bán nợ
của Ngân hàng Nhà nước.
Điều X. Các thoả thuận khác.
Điều XI. Cam kết.
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, những
nội dung khác đã quy định trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam không ghi
trong hợp đồng này, hai bên tôn trọng thực hiện.
- Trường hợp xảy ra tranh chấp, hai bên tự giải quyết bằng thương lượng. Nếu
không có kết quả thì chuyển vụ việc tới cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật
để giải quyết.
Điều XII. Hiệu lực hợp đồng.
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi bên B thanh toán cho bên
A đầy đủ gốc và lãi tiền vay hoặc thay thế bằng HĐTD khác.
- Hợp đồng này được lập thành….. bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên
giữ…….bản.
Bên a
(Ký tên, đóng dấu)
Bên b
(Ký tên, đóng dấu)
302
Bảng theo dõi cho vay - thu nợ
Kèm theo HĐTD số……/HĐTD, ngày…….
Số tiền cho vay: ...............................................................................................................
Thời hạn cho vay: ............................................................................................................
Ngày, tháng,năm Số tiền giải ngân Số tiền thu nợ Dư nợ Ghi chú
Theo dõi nợ quá hạn
Ngày,
tháng,năm
Số tiền chuyển
nợ quá hạn
Số tiền thu nợ
quá hạn
Dư nợ úa hạn Ghi chú
303
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hợp đồng tín dụng
(Dùng cho pháp nhân và Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh
Vay vốn theo phương thức hạn tín dụng)
(Số:…../HĐTD)
- Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 12/12/1997.
- Căn cứ quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo
Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/2/2001 của Thống đốc NHNN.
- Căn cứ Quyết định số……..của……..về Quy định cho vay đối với khách hàng.
- Căn cứ hồ sơ vay vốn của khách hàng và kết quả thẩm định của ngân
hàng…ngày….
Hôm nay, ngày……tháng……năm………tại……….................……….chúng tôi
gồm:
Bên cho vay (bên A)
- Ngân hàng: ........................................................................................................
Chi nhánh/Phòng giao dịch ..................................................................................
- Địa chỉ ...............................................................................................................
-Điện thoại ……………………….Fax……………………Telex…………….
- Người đại diện: Ông (bà)…………………….Chức vụ:……………………...
-Giấy uỷ quyền số……………….ngày…….tháng…….năm………………….
- Khách hàng vay vốn ..........................................................................................
Do ông …………………………………..Tổng giám đốc NH ký.
- CMND số…………………Cấp ngày………………do………………..cấp.
304
- Địa chỉ ...............................................................................................................
-Điện thoại ……………………….Fax……………………Telex…………….
- Người đại diện: Ông (bà)…………………….Chức vụ:……………………...
-Giấy uỷ quyền số……………….ngày…….tháng…….năm………………….
do Ông (bà)………………………………………………………ký.
(Trường hợp ký thay Giám đốc)
Hai bên thống nhất việc bên A cho bên B vay tiền theo nội dung thoả thuận dưới
đây:
Điều I. Hạn mức tín dụng, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, mục đích sử dụng tiền vay.
- Hạn mức tín dụng ..............................................................................................
(Bằng chữ: ........................................................................................................... )
- Thời hạn duy trì hạn mức tín dụng .....................................................................
- Mục đích sử dụng tiền vay: ................................................................................
Điều II. Thời hạn rút vốn: ...........................................................................................
- Trong thời gian duy trì hạn mức tín dụng quy định tại Điều I hợp đồng này, bên
B được rút vốn phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế, nhưng phải đảm bảo
dư nợ cho vay không được vượt úa hạn mức tín dụng quy định tại Điều I hợp đồng này quá
thời hạn trên, bên B không được tiếp tục rút vốn trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn
bản của bên A.
- Thời hạn rút vốn là khoảng thời gian tính từ khi bên B rút tiền vay lần đầu tiên
đến thời điểm bên B rút tiền vay lần cuối cùng theo hợp đồng này.
Điều III. Thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay được ghi trên giấy nợ của từng lần rút vốn
là......................tháng/hoặc tối đa là…..tháng.
305
Điều IV. Điều kiện nhận tiền vay.
- Bên B chỉ được nhận tiền vay dùng vào mục đích đã quy định tại Điều I của bản
hợp đồng này.
- Mỗi lần rút tiền vay, bên B phải xuất trình đầy đủ các tài liệu chứng minh nhu
cầu sử dụng vốn vay và lập giấy nhận nợ.
- Trường hợp vay để mở L/C, bên B phải ghi rõ trong đơn xin mở L/C, chứng từ
thanh toán L/C là cơ sở để bên A ghi nợ tài khoản của bên B.
- Tiền vay phải được chuyển trả cho người thụ hưởng, trường hợp đặc biệt khác
phải có sự giám sát của bên A.
Điều V. Lãi suất cho vay, thu lãi tiền vay, phí.
- Lãi suất cho vay……….% tại thời điểm ký HĐTD trong trường hợp cần thiết
sẽ được điều chỉnh theo quy định của NHNN và thoả thuận của 2 bên.
- Lãi suất nợ quá hạn: ...........................................................................................
- Cách tính lãi tiền vay: ........................................................................................
- Thời điểm thu lãi tiền vay: .................................................................................
- Số ngày tối đa bên B được phép chậm trả lãi: .....................................................
- Số lãi tiền vay phải trả (trường hợp trả trước hạn) ...............................................
- Phí cam kết sử dụng vốn (từ ngày ký HĐTD đến ngày giải ngân) .......................
Điều VI. Trả nợ gốc.
- Bên B nhận nợ và trả nợ bằng loại tiền vay quy định tại Điều III của hợp đồng
này.
- Bên B nhận nợ và trả nợ bằng loại tiền vay quy định tại Điều I của Hợp đồng
này. Bên B có thể trả nợ bằng loại tiền khác khi được bên B chấp thuận và chuyển theo
tỷ giá quy định của NH tại thời điểm trả nợ, phù hợp với Quy chế quản lý ngoại hối hiện
hành.
306
Điều VII. Biện pháp bảo đảm tiền vay: Có bảo đảm/ không có bảo đảm bằng tài sản.
(Trường hợp có bảo đảm bằng tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm
tiền vay kèm theo hợp đồng này. Bên A và bên B thoả thuận và ký hợp đồng bảo đảm
tiền vay trước khi nhận tiền vay).
Điều VIII. Quyền và nghĩa vụ của bên A.
1. Quyền của bên A.
- Từ chối phát tiền vay khi bên B không thực hiện được các điều kiện quy định
tại Điều IV của hợp đồng này.
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện bên B cung cấp
thông tin sai sự thật, sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm hợp đồng tín dụng.
- Trường hợp đến hạn trả gốc hoặc lãi ghi trên hợp đồng tín dụng và từng giấy
nhận nợ, nếu bên B không trả được nợ và không được bên A chấp thuận điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ gốc hoặc lãi thì bên A được quyền tự động trích tiền từ tài khoản tiền gửi của
bên B để thu hồi nợ. Nếu tài sản tiền gửi của bên B tại thời điểm đó không còn số dư thì
bên A sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ gốc còn lại của khoản vay sang nợ quá hạn và thực
hiện các biện pháp xử lý tài sản đmr bảo để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật
(nếu người vay có tài sản đảm bảo).
- Khởi kiện khi bên B vi phạm hợp đồng tín dụng.
2. Nghĩa vụ của bên A
- Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Điều IX. Quyền và nghĩa vụ của bên B.
1. Quyền của bên B.
- Từ chối các yêu cầu của bên A không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Khiếu nại, khởi kiện các vi phạm HĐTD theo quy định của pháp luật.
307
2. Nghĩa vụ của bên B.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, thông tin liên quan đến việc vay vốn và
tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các tài liệu, thông tin đã cung
cấp, tạo điều kiện thuận lợi để bên A kiểm tra, giám sát quá trình hợp đồng của mình.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng
này.
- Trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận tại hợp đồng này.
-Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp
đồng.
- Trường hợp có sự thay đổi người đại diện hợp pháp của mình, thì người kế
nhiệm phải có trách nhiệm kế thừa toàn bộ khoản nợ gốc tiền vay, lãi tiền vay cùng
những cam kết mà người đại diện trước đó cam kết.
- Trả hết nợ gốc và lãi tiền vay trước khi thực hiện chia tách, sát nhập làm thay
đổi quyền sở hữu và tư cách pháp lý của mình. Nếu chưa trả hết nợ và bên mới thành lập
chấp nhận tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên B thì bên B và bên mới thành
lập làm thủ tục chuyển nợ để hình thành bên đi vay mới (ký lại hợp đồng tín dụng).
Điều X. Sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng hợp đồng tín dụng.
Khi một trong hai bên muốn thay đổi nội dung của hợp đồng này thì gửi đề xuất
tới bên kia bằng văn bản. Nếu bên kia chấp thuận, hai bên sẽ ký bổ sung điều khoản
thay đổi đó bằng văn bản đi liền với hợp đồng này.
Hợp đồng tín dụng này chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của bên A,
trình tự, thủ tục chuyển nhượng HĐTD thực hiện theo quy định tại Quy chế mua bán nợ
của Ngân hàng Nhà nước.
Điều XI. Các thoả thuận khác.
Điều XII. Cam kết.
308
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, những
nội dung khác đã quy định trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam không gfhi
trong hợp đồng này, hai bên tôn trọng thực hiện.
- Trường hợp xảy ra tranh chấp, hai bên tự giải quyết bằng thương lượng. Nếu
không có kết quả thì chuyển vụ việc tới cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật
để giải quyết.
Điều XIII. Hiệu lực hợp đồng.
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi bên B thanh toán cho bên
A đầy đủ gốc và lãi tiền vay hoặc thay thế bằng HĐTD khác.
- Hợp đồng này được lập thành……..bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên
giữ…….bản.
Bên a
(Ký tên, đóng dấu)
Bên B
(Ký tên, đóng dấu)
309
Bảng theo dõi cho vay - thu nợ
kèm theo HĐTD số:……HĐTD, ngày……
Số tiền cho vay:………………………………………………
Thời hạn cho vay:……………………………………………
Ngày, tháng,
năm
Số tiền
giải ngân
Số tiền thu nợ Dư nợ Ghi chú
Theo dõi nợ quá hạn
Ngày, tháng,
năm
Số tiền
giải ngân
Số tiền thu nợ Dư nợ Ghi chú
310
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hợp đồng cho thuê tài chính
Số:…../…../…..
Hôm nay, ngày….tháng….năm……tại công ty cho thuê tài chính…….., chúng tôi
gồm:
1. Bên cho thuê tài chính (bên a): công ty cho thuê tài
chính…………………………………
Địa chỉ…………………………………………………………………………………
Điện thoại…………………………Fax…………………….Telex…………………..
Đại diện là Ông (Bà):……………………Chức vụ:……………………………………
Giấy uỷ quyền (nếu có) số…………………….ngày………………của………………
2. Bên thuê tài chính (bên b) ………………………………………………..
Địa chỉ………………………………………………………………………………….
Điện thoại…………………………Fax…………………….Telex…………………...
Đại diện là Ông (Bà):……………………Chức vụ:…………………………………..
Giấy uỷ quyền (nếu có) số…………………….ngày………………của………………
Hai bên thống nhất các nội dung hợp đồng như sau:
đIềU 1: Tài sản cho thuê
1. Bên A đồng ý cho bên B thuê và bên B đồng ý thuê tài chính tài sản được mô tả
tại phụ lục 04A/CTTC
2. Nhà cung ứng: Theo phụ lục 04D/CTTC
3. Tổng giá trị tài sản cho thuê bao gồm giá mua thiết bị cộng thuế GTGT và các
chi phí khác mà bên A đã trả để mua tài sản, được quy định tại phụ lục
04D/CTTC.
Điều 2: Mục đích sử dụng tài sản thuê
Phục vụ hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
311
Điều 3: Địa điểm lắp đặt, vận hành của tài sản thuê
1. Địa điểm lắp đặt, vận hành, tuyến đường, phạm vi hoạt động ……của tài sản
thuê được quy định tại phụ lục 04/CTTC.
2. Trường hợp cần di dời, thay đổi điểm, tuyến đường, phạm vi hoạt động…..nêu
trên, bên B phải thông báo và có sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
Điều 4: Tổng số tiền cho thuê
1. Tổng số tiền thuê được xác định bằng đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ quy
định tại phụ lục 04B/CTTC
2. Trường hợp thanh toán tiền mua tài sản thuê bằng ngoại tệ nhưng thu nợ bằng
VND, tổng số tiền được tạm tính tại phụ lục 04D/CTTC và được xác định lại
bằng VND theo tỷ giá ngoại tệ có kỳ hạn hoặc giao ngày của ngân hàng…..công
bố vào ngày bên B nhận tài sản thuê hoặc ngày bên A thanh toán cho nhà cung
ứng tại phụ lục 04B/CTTC
Điều 5: Lãi suất cho thuê
Lãi suất cho thuê theo quy định tại phụ lục 04D/CTTC
Điều 6: Thời hạn cho thuê
1. Thời hạn cho thuê được tính từ ngày bên B ký nhận tài sản thuê (theo phụ lục
04C/CTTC) và được quy định tại phụ lục 04D/CTTC.
2. Trường hợp bên A thanh toán tiền mua tài sản trước nhưng giao nhận tài sản sau,
bên B đồng ý nhận nợ số tiền bên A đã thanh toán cho nhà cung ứng. Thời hạn
cho thuê được tính như khoản 1 điều 6.
Điều 7: Thanh toán tiền thuê
1. Bên B cam kết thanh toán tiền thuê đầy đủ, đúng hạn theo lịch thanh toán được
quy định tại phụ lục 04B/CTTC.
2. Phương thức thanh toán: theo phụ lục 04D/CTTC
Bên B thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của bên A được quy định tại
phụ lục 04D/CTTC hoặc bằng tiền mặt tại trụ sở của Bên A
3. Trường hợp đến kỳ hạn thanh toán mà bên B không trả được nợ và không được
bên A đồng ý gia hạn nợ thì bên A sẽ tính lãi nợ quá hạn trên số tiền không trả
nợ đúng hạn.
312
Điều 8: Đặt cọc, ký cược
1. Bên B đồng ý đặt cọc số tiền được quy định tại phụ lục 04D/CTTC trước khi bên
A ký hợp đồng mua tài sản với bên cung ứng.
Tiền đặt cọc dùng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính và được trừ
ngay vào tổng số tiền cho thuê khi bên B ký phụ lục 04C/CTTC hoặc trả lại cho
bên thuâ. Trường hợp bên b từ chối thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính gây
thiệt hại cho bên A; bên A được quyền quyết định trả lại hoặc không trả lại tiền
đặt cọc cho bên B.
2. Bên B đồng ý ký cược số tiền được quy định tại phụ lục 04D/CTTC .
Tiền ký cược dùng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của bên B trong hợp đồng thuê
tài chính trong suốt thời gian thuê và được trừ vào nợ gốc tiền thuê kỳ cuối cùng theo
phụ lục 04B/CTTC.
Điều 9: Giao nhận tài sản cho thuê.
1. Bên B trực tiếp nhận tài sản thuê từ nhà cung ứng có sự chứng kiến của bên A.
Các bên giao nhận tài sản và chứng kiến đồng ý ký vào phụ lục 04B/CTTC.
2. Thời gian, phương thức và địa điểm giao nhận: theo văn bản thoả thuận giữa bên
B và nhà cung ứng.
điều 10: Bảo hiểm tài sản cho thuê
1. Thời gian bảo hiểm kể từ ngày bên B nhận tài sản đến hết thời hạn thuê, kể cả
thời gian gia hạn của hợp đồng thuê.
2. Bên A có trách nhiệm làm thủ tục mua bảo hiểm. Bên B có trách nhiệm thanh
toán phí bảo hiểm theo quy định của công ty bảo hiểm.
3. Bên A thông báo cho bên B số phí bảo hiểm phải thanh toán của kỳ kế tiếp trước
khi hết thời hạn bảo hiểm của kỳ trước 10 ngày. Bên B phải nộp phí bảo hiểm
chậm nhất trước ngày bảo hiểm của kỳ trước hết hạn. Bên B hoàn toàn chịu trách
nhiệm đối với mọi hậu quả xảy ra do chậm nộp phí bảo hiểm.
4. Trường hợp tài sản thuê bị hư hỏng, mất mát, bên B phải thông báo và cung cấp
ngay cho bên A các tài liệu cần thiết để bên A phối hợp giải quyết và nhận bối
thường bảo hiểm
313
Điều 11: quản lý tài sản thuê
1. Bên B phải duy trì tài sản luôn trong tình trạng hoạt động tốt, tuân theo sự hướng
dẫn của Nhà sản xuất, Nhà cung ứng (hoặc theo catalogue đi kèm) với tài sản về
cách sử dụng, vận hành, bảo quản tài sản.
2. Trong thời gian bảo hành nếu có sự cố xảy ra đối với tài sản thuê, Bên B có trách
nhiệm liên hệ với nơi bảo hành để thực hiện bảo hành và thông báo bằng văn bản
cho bên A.
3. Bên B không được thay đổi kiểu dáng, tính năng kỹ thuật, di chuyển một phần
hoặc toàn bộ tài sản thuê khỏi địa điểm quy định nếu không được bên A chấp
thuận bằng văn bản.
4. Trường hợp xảy ra hư hỏng, mất mát bộ phận đối với tài sản thuê, bên B phải
thay thế, sửa chữa và thông báo cho bên A bằng văn bản.
Điều 12: Quyền và nghĩa vụ của bên A
1. Bên A có những quyền sau:
1.1. Yêu cầu bên B cung cấp các báo cáo tài chính định kỳ, quyết toán tài chính năm
về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài
sản thuê.
1.2. Kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản cho thuê.
1.3. Mua, nhập khẩu tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên B.
1.4. Gắn ký hiệu sở hữu trên tài sản cho thuê trong suốt thời gian cho thuê.
1.5. Chuyển nhượng cá c quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho một công công ty cho thuê
tài chính kh cá. Trong trường hợp này, bên A chỉ cần thông b oá trước bằng vă n bản cho bên B.
1.6. Yêu cầu bên B đặt cược, ký cược, có người bảo lãnh hoặc các hình thức đảm
bảo khác để thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính nếu thấy cần thiết.
1.7. Giảm tiền thuê, điều chỉnh kỳ hạn trả tiền thuê, gia hạn thời hạn trả tiền thuê,
bán tài sản cho thuê.
1.8. Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính.
2. Bên A có những nghĩa vụ sau:
2.1. Ký hợp đồng mua tài sản với bên cung ứng theo các điều kiện đã thoả thuận
giữa bên B và bên cung ứng. Bên A không chịu trách nhiệm về việc tài sản cho
314
thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên B thoả
thuận với bên cung ứng.
2.2. Đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê.
2.3. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
Điều 13: Quyền và nghĩa vụ của bên B
1. Bên B có những quyền sau:
1.1. Lựa chọn, thoả thuận với bên cung ứng về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả,
cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản thuê.
1.2. Trực tiếp nhận tài sản cho thuê từ bên cung ứng theo thoả thuận trong hợp đồng mua tài sản.
1.3. Mua tài sản thuê sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính.
1.4. Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại khi bên A vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính.
2. Bên B có những nghĩa vụ sau:
2.1. Cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh, các vấn đề liên quan đến tài sản thuê khi bên A yêu cầu, tạo
điều kiện để bên A kiểm tra tài sản cho thuê.
2.2. Chịu trá ch nhiệm về sự lựa chọn, thoả thuận tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 13 của hợp đồng này.
2.3. Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài
chính; không được chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác
nếu không được bên A đồng ý bằng văn bản.
2.4. Trả tiền thuê theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính và thanh toán các
chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, lệ phí đăng ký quyền sở hữu, bảo
hiểm đối với tài sản thuê.
2.5. Chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách
nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá
nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê.
2.6. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê. Không được tẩy xoá, làm
hỏng ký hiệu sở hữu gắn trên tài sản thuê.
2.7. Không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ khác.
2.8. Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng tài sản thuê
làm phương tiện thực hiện các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật.
315
2.9. Thực hiện đầy đủ, đúng điều nkhoản đã cam kết trong hợp đồng.
Điều 14: Thanh lý hợp đồng cho thuê.
Hợp đồng cho thuê được kết thúc trong những trường hợp sau:
1. Hết hạn hợp đồng.
2. Chấm dứt hợp đồng trước hạn.
2.1. Bên A có quyền chấm dứt hợp đồng thuê trước hạn trong các trường hợp sau:
2.1.1. bên B không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
2.1.2. Bên B vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính.
2.1.3. Bên thuê bị phá sản, giải thể
2.1.4. Người bảo lãnh bị phá sản, giải thể và bên A không chấp thuận đề nghị chấm
dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thể của bên thuê.
2.1.5. Bên B bị chết, mất tích, đi tù
2.2. Bên B có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn khi bên A vi phạm một trong c cá trường hợp sau:
2.2.1. Bên A không giao đúng hạn tài sản cho thuê do lỗi chủ quan của bên A
2.2.2. Bên A vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính.
2.3. Tài sản cho thuê bị mất không tìm thấy sau 30 ngày hoặc hư hỏng không thể phục hồi, sửa chữa.
2.4. Bên A chấp nhận để bên B thanh toán toàn bộ tiền thuê trước thời hạn ghi lại
hợp đồng cho thuê tài chính.
Điều 15: Xử lý tài sản sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê
1. Hợp đồng hết hạn:
Sau khi bên B hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán theo Điều 7, bên A có trách
nhiệm bán và bên B có quyền mua lại tài sản thuê với giá tượng trương được quy định
tại phụ lục 04D/CTTC. Các chi phí có liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu (nếu có)
do bên B chịu.
2. Hợp đồng chấm dứt trước hạn:
2.1. Hợp đồng chấm dứt theo các điểm 2.1 Điều 14: Bên A gửi văn bản yêu cầu bên
B trong thời hạn 30 ngày phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê (cả gốc và
lãi) còn phải trả theo quy định trong hợp đồng cho thuê và các khoản tiền khác
(nếu có). Quá thời hạn trên nếu bên b không thanh toán đủ, bên A sẽ thu hồi tài
sản cho thuê và bên B phải bồi thường các khoản thiệt hại.
316
2.2. Hợp đồng chấm dứt theo điểm 2.2. Điều 14: Bên A phải bồi thường thiệt hại
phát sinh cho bên B.
2.3. Hợp đồng chấm dứt theo điểm 2.3. Điều 14: Bên b phải thanh toán cho bên A
số tiền thuê chưa trả theo quy định trong hợp đồng cho thuê trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng cho thuê. Bên A phải
hoàn trả cho bên B số tiền bảo hiểm đã nhận được do công ty bảo hiểm thanh
toán khi bên B đã trả đủ số tiền thuê phải trả.
2.4. hợp đồng chấm dứt theo điểm 2.4 Điều 14: Bên B phải thanh toán cho bên A toàn
bộ tiền thuê còn lại theo hợp đồng. Bên A chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên B.
Điều 16: Các thoả thuận khác.
Điều 17: Điều khoản thi hành
1. Hai bên cam kết thi hành đầy đủ các điều khoản của hợp đồng, không đơn
phương huỷ bỏ hợp đồng (trừ các trường hợp tại khoản 2 Điều 14) Trong quá
trình thực hiện, nếu phát sinh tranh chấp, hai bên cùng thương lượng giải quyết
trên tinh thần hợp tác. Trường hợp hai bên không tự giải quyết được, sự việc sẽ
được đưa ra Toà án kinh tế - Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền xử lý theo
pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phán quyết của toà án là
quyết định cuối cùng.
2. Các phụ lục 04A/CTTC, 04B/CTTC, 07C/CTTC, 04D/CTTC và các phụ lục khác
(nếu có) là bộ phận không thể tách rời hợp đồng.
3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký; được lập thành 04 bản, có giá trị pháp
lý như nhau, bên A giữ 02 bản, bên B giữ 01 bản, 01 bản gửi Trung tâm đăng
ký gia dịch có bảo đảm.
Các bên đã đồng ý, ký và đóng dấu.
Bên thuê Bên cho thuê
317
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hợp đồng bảo lãnh
Số:…../HĐBL
- Căn cứ luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997
- Căn cứ Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/08/2000 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
- Căn cứ Văn bản số 2653/CV-NHCT5 ngày 30/10/2000 của Tổng Giám đốc
NHCT Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng.
- Căn cứ giấy đề nghị bảo lãnh ngày…..cùng hồ sơ đề nghị bảo lãnh của công
ty…. Và tờ trình ngày….của phòng kinh doanh chi nhánh….
Hôm nay ngày…..tháng….năm….tại trụ sở chi nhánh…..chúng tôi gồm:
Bên bảo lãnh (bên A)
- Ngân hàng công thương Việt Nam………………………………………….
Địa chỉ…………………………………………………………………………………
Điện thoại…………………………Fax…………………….Telex…………………..
Đại diện là Ông (Bà):……………………Chức vụ:……………………………………
Giấy uỷ quyền (nếu có) số…………………….ngày………………của………………
Bên được bảo lãnh (Bên B):
-Khách hàng đề nghị bảo lãnh:……………………………………………….
Địa chỉ…………………………………………………………………………
Điện thoại…………………………Fax…………………….Telex…………………..
Đại diện là Ông (Bà):……………………Chức vụ:……………………………………
Hai bên thoả thuận ký hợp đồng bảo lãnh (HĐBL) với các điều khoản dưới đây:
Điều 1: Theo đề nghị của bên B, bên A đồng ý bảo lãnh cho bên B với các nội dung sau
đây:
- Mục đích bảo lãnh: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng công trình……
- Giá trị bảo lãnh:
- Thời hạn bảo lãnh:
318
- Phí bảo lãnh trả cho bên bảo lãnh: 0,5% năm
- Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh: Thư bảo lãnh theo mẫu của ngân hàng.
- Bên nhận bảo lãnh: công ty….
- Ngôn ngữ của cam kết bảo lãnh: Tiếng việt.
Điều 2: Phí bảo lãnh và khoản phí khác.
1. Phí bảo lãnh:
- Phí bảo lãnh: mức tối thiểu là 100.000đồng hoặc 0,5% năm.
- Bên A thu phí bảo lãnh một lần sau khi phát hành hoặc định kỳ vào
ngày:….tính trên số tiền thực tế bảo lãnh.
2. Các khoản chi phí khác
- Phí gia hạn bảo lãnh
- Ngoài ra bên B sẽ phải thanh toán cho bên A các chi phí hợp lý khác phát sinh
trực tiếp liên quan đến việc bên A cấp bảo lãnh cho bên b.
3. Bên A được áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với các khoản chi phí mà bên B chậm trả
nhưng không quá 150% lãi suất cho vay ngắn hạn mà bên A đang thực hiện.
Điều 3: Điều kiện để cấp bảo lãnh
- Bên B phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được bảo lãnh, hồ sơ đề nghị bảo lãnh
theo quy định tại quy chế bảo lãnh ngân hàng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng
dẫn của tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
- Cam kếtg bảo lãnh chỉ được ký và gửi đi khi các biện pháp bảo đảm cho khoản
bảo lãnh nêu tại Điều 4 của hợp đồng này đã được thực hiện và được bên A chấp nhận.
Điều 4: Hình thức bảo đảm cho bảo lãnh
- Bảo lãnh không có bảo đảm bằng tài sản
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A
1. Quyền của bên A
- Yêu cầu bên B cung cấp tài liệu kịp thời, chính xác đầy đủ các tài liệu thông tin
liên quan đến tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh trước khi và trong thời gian bên
B được boả lãnh đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh
của bên B đối với bên nhận bảo lãnh.
319
- Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu bên A nhận được yêu cầu thanh toán phù hợp
với các điều khoản bảo lãnh từ phía bên thụ hưởng bảo lãnh, tự động ghi nợ ngay cho
bên b và yêu cầu bên b bôìo hoàn.
- Đối với các yêu cầu thanh toán phù hợp với bên thụ hưởng bảo lãnh, bên A chỉ
xem xét các khiếu nại của bên B bằng văn bản trong thời gian phù hợp để thông báo lại
cho bên thụ hưởng bảo lãnh, bên A có quyền không chấp thuận các khiếu nại của bên B.
- Tự động trích tài khoản tiền gửi của Bên B số tiền bảo lãnh để thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh, số tiền để thu hút phí bảo lãnh và các chi phí liên quan; nếu tài khoản tiền gửi
của bên B không đủ số dư thì bên A có quyền yêu cầu bên B nhận nợ bắt buộc số tiền bảo
lãnh còn thiếu sau khi đã trích hết số dư tài khoản và chuyển số dư nhận nợ bắt buộc sang tài
khoản nợ quá hạn.
- áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền bên A đã thanh toán để thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh cho bên B kể từ ngày bên A thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Khởi kiện bên B vi phạm HĐBL
2. Nghĩa vụ của bên A
- Kiểm tra các chứng từ mà bên thụ hưởng bảo lãnh hoặc bên thụ hưởng bảo lãnh
đối xứng xuất trình yêu cầu thanh toán đảm bảo các chứng từ đó phù hợp và không mâu
thuẫn trên bề mặt đối với các điều khoản nêu trong cam kết bảo lãnh. Nếu các chứng từ
đó không được xuất trình bằng bản gốc mà gửi qua mạng thông tin có ký hiệu mật mã
hoặc mã khoá thì bên A được coi là các bản gốc.
- Thông báo cho bên B về việc bên A đã nhận được yêu cầu phù hợp với các điều
khoản của cam kết bảo lãnh.
- Ngừng tính phí bảo lãnh, các loại phí khác có liên quan khi bên B thực hiện
đúng và đầy đủ các nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên B
1. Quyền của bên B
- Từ chối các yêu cầu của bên A không đúng các thoả thuận trong HĐBL
- Yêu cầu bên A thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh, cam kết
bảo lãnh với bên thụ hưởng bảo lãnh.
320
- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho bên khác đáp ứng đủ các điều
kiện bên A và phải được bên A và bên thụ hưởng bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.
- Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu bên A vi phạm hợp đồng
bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ của bên B
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác và trung thực theo yêu cầu của bên A các
tài liệu, thông tin hồ sơ liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, nghĩa vụ
được bảo lãnh và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các tài liệu,
thông tin đã cung cấp đồng thời tạo điều kiện để bên A theo dõi, kiểm tra và kiểm soát
quá trình hoạt động của mình.
- Cung cấp các điều khoản đặc thù, cần thiết đối với cam kết bảo lãnh đề nghị
bên A phát hành.
- Trả đủ các loại phí bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh và các loại phhí khác có liên
quan theo thỏa thuận với bên A.
- Nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho bên A số tiền trả thay để thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh. Số tiền bên B phải hoàn trả bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí ntrực tiếp phát
sinh từ việc thực hiện bảo lãnh.
- Bổ sung tài sản đảm bảo cho bảo lãnh theo yêu cầu của bên A.
- Trường hợp có sự thay đổi người đại diện hợp pháp của mình thì người kế
nhiệm có trách nhiệm kế thừa toàn bộ những nghĩa vụ cam kết mà người đại diện hợp
pháp trước đó đã cam kết với bên A.
Điều 7: Chuyển nhượng hợp đồng bảo lãnh
- Các quyền và nghĩa vụ của bên B trong HĐBL này chỉ được chuyển nhượng khi
có sự đồng ý của bên A.
điều 8: Những điều khoản chung
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh này,
những nội dung khác đã được quy định trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt
Nam không ghi trong hợp đồng này hai bên tôn trọng thực hiện.
321
- Trường hợp xảy ra tranh chấp, hai bên tự giải quyết bằng thương lượng. Nếu
không có kết quả thì chuyển vụ việc đến Toà án kinh tế Hà Nội để giải quyết, chi phí toà
án sẽ do bên có lỗi chịu.
Điều 9: Hiệu lực hợp đồng
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi nghĩa vụ được bảo lãnh
của Bên A chấm dứt hoặc được các bên liên quan đồng ý huỷ bỏ mà bên A không phải
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp bên A phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hợp
đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi bên B thanh toán cho bên A đầy đủ gốc,
lãi và các khoản chi phí đã thoả thuận.
- Hợp đồng này được lập thành 03 bản có giá trị ngang nhau, bên A giữ 02 bản,
bên B giữ 01 bản.
Bên a
(ký tên, đóng dấu)
Bên b
(ký tên, đóng dấu)
322
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………………….., ngày….tháng…..năm………..
Giấy nhận nợ
(Theo HĐBL số ngày….tháng…..năm……)
1. Họ tên người nhận tiền vay:………………………chức vụ:………………………
- Địa chỉ:……………………………………………………………………………..
- Số CMD:………………..do công an…………………cấp ngày……………………
2.Tổng số tiền cho vay/ hạn mức tín dụng:……………………………………………
(theo hợp đồng tín dụng số……..ngày…..tháng…..năm……..do chi nhánh ngân
hàng…..và khách hàng……đã ký kết)
2.1.Dư nợ đến ngày nhận nợ lần này:………………………………………………….
2.2. Số tiền nhận nợ lần này:…………………………………………………………...
(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………….)
Trong đó: Tiền mặt:………………………………………………………………
Chuyển khoản:…………………………………………………………
2.3. Mục đích sử dụng:…………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……
2.4. Hạn trả:……………………………………………………………………………
Người nhận nợ
(ký, ghi rõ họ tên và
đóng dấu)
CBTD
(ký, ghi rõ họ tên)
T.Phòng tín dụng
(ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc NHCN
(ký, ghi rõ họ tên và
đóng dấu)
323
Danh mục tài liệu tham khảo
1) David cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia 1997
2) TS. Tô Ngọc Hưng - nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng - Học viện ngân hàng, NXB
Thống kê 2000
3) PGS.TS Nguyễn Thị Mùi - nghiệp vụ ngân hàng thương mại Học viện tài chính,
NXB Tài chính 2005
4) PGS. TS Nguyễn Duyệt - Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng TW - Học viện ngân
hàng, NXB Thống kê 2003
5) PGS.TS Lê Văn Tề - Nghiệp vụ NHTM - NXB Thống kê 2003
6) Frederic S.Mishkin - tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - NXB Khoa học và
kỹ thuật Hà Nội 1994
7) TS. Nguyễn Văn Tiến - Cẩm lang thị trường ngoại hối và các dao dịch kinh doanh
ngoại hối - NXB 2004.
8) PSG. TS Nguyễn Văn Tiến -Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế hiện đại -
NXB Thống kê 2005.
9) TS. Hoàng Xuân Quế - Đại học kinh tế Quốc dân - Nghiệp vụ ngân hàng TW,
NXB thống kê 2005.
10) TS. Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng - Đánh giá và phòng ngừa rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê 2003
11) TS. Lê Thị Xuân - Học viện Ngân hàng - Giáo trình phân tích hoạt động kinh
doanh, NXB Thống kê 2005
12) TS. Nguyễn Thị Minh Hiền - Học viện Ngân hàng - Giáo trình Marketing ngân
hàng, NXB thống kê 2005
324
13) Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 1 năm 1997/QH10 ngày 12/12/1997 và
sửa đổi năm 2003
14) Luật các tổ chức tín dụng số 2 năm 1997/QH10 ngày 12/12/1997 và bản sửa năm
2004.
15) Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 và Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày
25/10/2002 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng
16) Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của công ty cho thuê tài chính.
17) Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch
đảm bảo.
18) Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 29/9/2001 về hoạt động thanh toán của các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
19) Quyết định 2003/QĐ-NHNN quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về
việc Ban hành quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
20) Số 457/2003/QĐ-NHNN quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc
ban hành quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trù điện tử liên ngân hàng.
21) Các quyết định, thông tư hướng dẫn khác của ngân hàng Nhà nước về các hoạt
động thanh toán, tín dụng, ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nvnhtm_ok_0857_3356.pdf