+ Quỹ đầu tư phát triển nông thôn ở xã: Quỹ của chính quyền cơ sở ở nông thôn, tiếp nhận nguồn đầu tư từ ngân sách xã; một phần của 45% số thu thuế sử dụng đất; các khoản huy động đóng góp của Hội đồng Nhân dân xã để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo qui định của Điều 36 Luật Ngân sách Nhà nước; các khoản phụ thu trên giá, phí, thuế do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định thu vào quỹ đầu tư xã; khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng Nhân dân xã quyết định đối với các tổ chức cá nhân đến ở hoặc nhập hộ khẩu, hộ tịch trên địa bàn; hỗ trợ cân đối của quỹ đầu tư nông thôn tỉnh; quyên góp giúp đỡ của các địa phương khác; hỗ trợ đầu tư của các ngành, đơn vị theo dự án; hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức ở nước ngoài trực tiếp cho quỹ. Quỹ phân phối sử dụng cho: Đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình: giao thông, trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo; các hệ thống cấp điện, nước sạch, thông tin, trụ sở làm việc, công trình văn hoá thể thao, chợ, đò, bến bãi do xã quản lý; hỗ trợ một phần công trình do thôn xóm huy động đóng góp xây dựng; đầu tư các công trình dịch vụ công ích, phát triển nguồn thu; đóng góp công trình liên xã; chi hỗ trợ về khắc phục thiên tai, môi trường trong phạm vi hẹp của xã.
171 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình kinh tế nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
- Thực hiện bảo trì tài sản công nói chung và công sở nói riêng theo đúng chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước quy định nhằm duy trì chất lượng, kiến trúc, công năng sử dụng của công sở.
Chế độ bảo trì công sở thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BXD ngày 02/6/2006 và Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định chế độ bảo trì công sở các cơ quan hành chính nhà nước và hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng.
Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng công cộng như hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống nước sạch... theo hướng dẫn của các cơ quan quan có thẩm quyền.
- Thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm và đột xuất theo Luật Kế toán về kiểm kê tài sản và các hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện tốt các công tác đấu thầu, giao khoán, cho thuê, bán đấu giá... một cách hợp lý, công khai, đúng pháp luật đối với các tài sản công có khả năng sinh lợi về tài chính (nhất là các công trình hạ tầng kinh tế - kỹ thuật) vừa để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách xã từ các tài sản công xã được giao quản lý sử dụng, vừa để tăng hiệu quả sử dụng tài sản công, hạn chế tình trạng "cha chung không ai khóc" trong quản lý sử dụng tài sản công ở xã.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Khái niệm và đặc điểm của tài chính nông thôn? Vì sao tài chính nông thôn lại có các đặc điểm đó?
Phân cấp quản lý tài chính nông thôn ở nước ta hiện nay như thế nào?
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách xã?
Trình bày các nội dung quản lý ngân sách xã? Nêu ví dụ minh họa?
Nguyên tắc quản lý ngân sách và tài chính ở cấp xã?
Các nội dung thu, chi chính của ngân sách xã?
Các thuận lợi, khó khăn trong thự hiện thu, chi ngân sách xã?
Làm thế nào để thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi ngân sách xã?
Tài sản công ở cấp xã gồm những tài sản gì? Trình bày điểm giống và khác nhau giữa phương pháp quản lý tài sản theo hiện vật và quản lý tài sản theo giá trị?
10. Trình bày các giải pháp để quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản công ở cấp xã, đặc biệt là các tài sản cố định?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002 của Quốc hội.
Quyết định 94/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành "Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã".
Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã, NXB Tài chính, Hà Nội 2008.
Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/1/2006 của Chính phủ.
Thông tư số 29/2006/TT-BTC ngày 4/4/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 13/2006/NĐ-CP ngày 24/1/2006 của Chính phủ.
Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định số 15/2006/QĐ-BXD ngày 02/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Chương 8
HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN
Chương 8 ( Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn) được đưa vào giáo trình nhằm giúp cho người học hiểu rõ đặc điểm vai trò và xu hướng phát triển của làng xã Việt Nam, nắm vững cơ cấu của hệ thống tổ chức quản lý ở cơ sở nông thôn với chức ăng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành, hiểu và nắm vững các công cụ quản lý nhà nước ở các cơ sở nông thôn và yêu cầu vận dụng các công cụ quản lý đó.
Nội dung của chương 8 gồm 4 phần đề cập và làm rõ các vấn đề chủ yếu của hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn (làng, xã), bao gồm:
- Vai trò, đặc điểm và xu hướng phát triển của làng xã ở nước ta trong giai đọan phát triển mới.
- Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn nước ta gồm: đảng bộ cơ sở, Hội đòng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã, đơn vị hành chính làng, thôn) hoặc bản
- Hệ thống các tổ chức chính trị- xã hội và các tổ chức xã hội ở cơ sở nông thôn bao gồm : Mặt trận tổ quốc xã, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh xã và các tổ chức xã hội....
- Các công cụ quản lý nhà nước ở các cơ sở nông thôn và yêu cầu vận dụng các công cụ trong quản lý để phát huy tác dụng và hiệu quả của các công cụ quản lý nhà nước ở cơ sở.
Nhằm đạt được mục đích học tập và nghiên cứu các nội dung trên, người học phải tham dự đầy đủ các buổi giảng và hướng dẫn học tập của giảng viên, đọc và nghiên cứu sâu các tài liệu tham khảo của chương, ôn tập nội dung học theo các câu hỏi ôn tập và tích cực tham gia các thảo luận trên lớp.
8.1. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG XÃ
Từ nhiều thế kỷ nay làng xã là đơn vị hành chính cơ sở trong nông thôn Việt Nam. Làng xã Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển. Khi chưa hình thành vị trí không gian của, làng (thôn) hoặc bản (ở miền núi) là địa điểm nơi dân cư di chuyển đế để sinh sống do nơi đây có những điều kiện sống phù hợp với yêu cầu sinh sống phù hợp với yêu cầu sinh tồn của con người. Trước hết là yêu cầu đảm bảo đời sống vật chất, sau đó là yêu cầu an toàn trước thiên tai, thú dữ, giặc dã,.... Khi cộng đồng dân cư hình thành với những quy ước nhất định để điều chỉnh các mối quan hệ giữa họ thì làng thôn hoặc bản ra đời.
Từ xa xưa người dân Việt nam luôn gắn kết với nhau trong cộng đồng làng xã. Trong suốt lich sử dụng nước và giữ nước làng và nước luôn gắn quyện với nhau trong tâm thức của người dân Việt. Qua các thời kỳ lịch sử, làng xã Việt Nam có những biến đổi về nhiều mặt, song cho tới nay vẫn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức đời sống kinh tế, xã hội và chính trị ở nông thôn, đồng thời vẫn giữ được những nét truyền thồng và riêng có của mình.
8.1.1. Vai trò của làng xã
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ở nước ta gồm 4 cấp, trong đó cấp xã là cấp cơ sở, dưới cấp xã là làng thôn hoặc bản. Trong các thời kỳ, làng xã Việt Nam luôn là địa bàn cơ sở trong nông thôn, có vai trò rất to lớn đối với nông thôn cũng như đối với đất nước. Vai trò của làng xã thể hiện rất rõ nét trên nhiều phương diện:
- Làng xã là nơi trực tiếp kết hợp các yếu tố của sản xuất đất đai, lao động , công cụ sản xuất ,... để tạo ra các sản phẩm vật chất đặc biệt là các loại nông sản phẩm nhằm đáp ứng và góp phần đáp ứng các nhu cầu vật chất tối cơ bản và tối cần thiết của dân cư nông thôn và của dân cư cả nước.
- Làng xã là đơn vị hành chính cơ sở trong nông thôn, nơi dân cư sinh sống và hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị. Người dân nông thôn sống và tiến hành các hoạt động trước hết là trong các làng xã- nơi cư trú của mình.
- Làng xã là nơi trực tiếp triển khai thực hiện đường lối và chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trung ương. Ở nước ta từ khi chính quyền về tay nhân dân, các chủ chương,chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai thực hiện ở mọi địa bàn cơ sở, trong đó có các làng xã ở nông thôn, nơi có 70% dân số của cả nước đang sinh sống
- Trong mọi thời kỳ phát triển làng xã Việt Nam luôn góp phần quan trọng vào sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế hộ nông dân, bộ phận kinh tế chủ yếu trong các làng xã Việt Nam, được ví như van an toàn của xã hội, có vai trò thiết thực và quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định xã hội - một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương cũng như cả nước.
8.1.2. Đặc điểm của làng xã
Các làng (hoặc thôn, bản) là những cộng đồng dân cư gắn kết. Sự gắn kết giữa các thành viên của cộng đồng làng xã được hình thành cùng với quá trình hình thành làng xã. Gắn kết là kết quả đồng thời cũng là điều kiện cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển của làng xã Việt Nam. Có thể thấy gắn kết là đặc trưng bao trùm của làng xã Việt Nam. Đặc trưng này được quy định bởi những nét riêng có, những đặc điểm sau đây của làng xã:
a. Làng là một cộng đồng dân cư cơ sở tương đối ổn định và bền vững
Sự ổn định của làng (thôn, bản) trước hết là ổn định về vị trí địa lí, tiếp đến là sự ổn định về phong tục tập quán, tín ngưỡng, ngành nghề sản xuất,.Hiện nay hầu hết các làng ở trung du và đồng bằng đều được hình thành từ hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm trước. Cùng với quá trình hình thành làng là quá trình hình thành tập quán, phong tục, tínm ngưỡng của cư dân... Từ thời kỳ cận đại tới nay, mặc dù các cấp huyện, tỉnh có nhiều thay đổi về quy mô, về chức năng và nhiệm vụ quản lý Nhà nước, song làng (thôn, bản) vẫn có sự ổn định. Tuy nhiên sự ổn định nói trên của làng là tương đối vì cùng với sự gia tăng dân số, quy mô của làng có xu hướng mở rộng; về phong tục tập quán và tín ngưỡng cũng có sự biến đổi nhất định theo hướng duy trì truyền thống đồng thời tiếp thu những điểm mới tiến bộ văn minh; cơ cấu ngành nghề và kỹ thuật sản xuất cũng biến đổi theo xu hướng ngày càng phát triển và phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng và cả nước
b. Cấu trúc dân cư của làng mang rõ nét sắc thái dòng họ
Làng hình thành từ các nhóm dân cư di chuyển đến sinh sống, trải qua nhiều đời,với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, các dòng họ hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển. Trong các làng do nhiều yếu tố ảnh hưởng mà các dòng họ có quy mô khác nhau. Mỗi dòng họ đều có quy ước và nề nếp hoạt động riêng, song nhìn chung các dòng họ đều cố gắng duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ và của làng nước như: uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, thương người như thể thương thân, khuyến khích con cháu hiếu học v.vMỗi dòng họ là một bộ phận dân cư của làng, tham gia vào mọi hoạt động của làng và có vai trò quan trọng trong các hoạt động của cộng đồng làng.
c. Dân cư trong làng có quan hệ mật thiết trên nhiều mặt
Cộng đồng dân cư của làng cùng cư trú và sinh sống trên địa bàn với những quy ước được hình thành qua một quá trình lâu dài. Các thành viên, các nhóm thành viên các dòng họ của cộng đồng dân cư trong làng có quan hệ mật thiết với nhau và với cộng đồng trên nhiều mặt.
- Về kinh tế, dân cư trong làng gắn bó với nhau trong cơ cấu sản xuất và các hoạt động kinh tế trong đó chủ yếu là hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; trong việc liên kết xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ lợi và các công trình phòng chống thiên tai, trong việc liên kết phát triển, gìn giữ, bảo tồn các ngành nghề truyền thống; trong trao đổi sản phẩm làm ra và trong việc đồng sở hữu và sử dụng công điền, công thổ của làng xã.
- Về xã hội, các dòng họ trong làng xã hình thành và tồn tại từ lâu đời. Mỗi làng đều có một số dòng họ và mỗi cư dân đều ở trong một dòng họ; luôn gắn bó với dòng họ của mình. Các dòng họ có mối quan hệ mật thiết với nhau và gắn kết với nhau trong các hoạt động của làng xã.
- Về văn hoá tín ngưỡng, quá trình hình thành làng cũng đồng thời là quá trình hình thành phong tục tập quán của cộng đồng dân cư làng xã. Những phong tục tập quán tốt đẹp được duy trì và phát triển trở thành những quy tắc ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, Phong tục tập quán là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân cư làng xã. Các phong tục tập quán về thờ cúng, ma chay, cưới hỏi, tế lễ thường nằm ngay trong ý thức của mỗi thành viên cộng đồng. Cùng với phong tục tập quán, dân cư trong làng xã còn gắn kết với nhau về tín ngưỡng. Trong nhiều làng truyền thống dân cư cùng theo một tôn giáo (phổ biến là phật giáo, khổng giáo, thiên chúa giáo) hoặc một số dòng họ cùng theo một tôn giáo. Các giáo lý góp phần tạo ra sự liên kết và gắn bó các thành viên của cộng đồng làng xã.
Ngày nay các quan hệ của dân cư làng xã, nhất là các quan hệ về kinh tế, có những biến đổi gắn với những biến đổi trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Những biến đổi này là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Tuy nhiên những giá trị truyền thống trong quan hệ của dân cư làng xã vẫn được và cần được gìn giữ, cần được nâng thành bản sắc văn hoá của các vùng miền.
d. Quản lý các hoạt động của làng, thôn bản có sự kết hợp chặt chẽ giữa tự quản của làng và sự quản lý của chính quyền
Từ xa xưa làng Việt Nam đã thực hiện quyền tự quản trên nhiều lĩnh vực. Các triều đại phong kiến và cận đại đã trao cho làng xã quyền tự quản khá rộng rãi. Để tự quản các làng xây dựng hương ước. Nội dung của hương ước bao gồm các quy ước chung mà mọi người trong làng xã phải tuân theo như quy ước về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tưới, bảo vệ sản xuất, bảo vệ các công trình đường xá, đê điều, các công trình thuỷ lợi, quy ước về ứng xử trong các quan hệ cộng đồng, về an ninh, trật tự trong làng xóm Hương ước của các làng không giống nhau và tuỳ theo các điều kiện cụ thể (kinh tế, tự nhiên, xã hội) của mỗi làng. Nhà nước quản lý các làng xã vừa bằng pháp luật vừa bằng vai trò tự quản của làng xã. Ở đây pháp luật của Nhà nước và quy ước, tục lệ của làng gắn chặt với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Ngày nay Nhà nước ta khuyến khích việc phục hồi và xây dựng hương ước của các làng nhằm phát huy vai trò tự quản của làng xã trên cơ sở phát huy dân chủ, phát huy quyền tự chủ , ý thức tự giác và sự tham gia tự nguyện có trách nhiệm của mọi người dân vào việc quản lý mọi hoạt động, mọi quan hệ trong làng xã. Tuy nhiên tự quản của các làng xã phải dựa trên cơ sở luật pháp của Nhà nước. Hương ước ngày nay vừa phải kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp vừa phải dựa trên cơ sở pháp lý, phù hợp với các quy định của pháp luật, đồng thời vừa tiếp thu và bổ sung những yếu tố văn minh hiện đại. Pháp luật của Nhà nước phải kết hợp với tự quản của làng xã thì mới đi vào đời sống xã hội nông thôn một cách hiệu quả và hài hoà.
8.1.3. Xu hướng phát triển của làng xã
Làng xã đã trải qua quá trình hình thành, vận động, biến đổi và phát triển lâu dài. Quá trình đó luôn gắn với những biến đổi và những đặc trưng của sự phát triển kinh tế -xã hội đất nước qua các giai đoạn, các thời kỳ.Trong điều kiện đổi mới và phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sự biến đổi và phát triển của làng xã càng diễn ra nhanh hơn và rõ nét hơn theo những xu hướng chủ yếu sau:
a. Từ sản xuất mang tính thuần nông tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá.
Sự hình thành làng xã vốn gắn với nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc khép kín. Mặc dù kinh tế làng xã không ngừng biến đổi cùng với sự biến đổi kinh tế xã hội đất nước, song cho tới trước khi đổi mới kinh tế làng xã Việt Nam vẫn mang nặng tính thuần nông, tự cấp tự túc. Từ ngày thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung, kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói riêng phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì kinh tế làng xã đã và đang có những biến đổi rõ nét hơn, sâu sắc hơn từ sản xuất thuần nông tự cấp tự túc lên sản xuất đa dạng theo hướng sản xuất hàng hoá.
Xu hướng phát triển sản xuất đa dạng theo hướng hàng hoá thể hiện rõ ở biến đổi về cơ cấu sản xuất của các làng xã. Trong những năm qua, bên cạnh việc phát triển sản xuất nông nghiệp, các làng xã đã đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đồng thời phát triển một số nghề mới mà địa phương có điều kiện phát triển và thị trường có nhu cầu như nghề mộc, thủ công mỹ nghệ, gốm, cơ khí vvNhiều làng xã cũng đã phát triển khá mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống như dịch vụ thương mại, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, v.vTrong sản xuất nông nghiệp hầu hết các làng xã đã và đang phát triển sản xuất đa dạng. Bên cạnh sản xuất lúa còn phát triển mạnh các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản, chăn nuôi,
Xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá của làng xã là xu hướng tất yếu. Xu hướng này càng ngày càng diễn ra mạnh mẽ và rõ nét trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế -xã hội của mỗi địa phương, mỗi vùng và của cả đất nước.
b. Kết cấu hạ tầng của làng xã ngày càng phát triển và từng bước hoàn thiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Trong những năm đổi mới kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội của các làng xã đã và đang phát triển khá nhanh chóng. Hệ thống thuỷ lợi được mở rộng và kiên cố hoá, hệ thống giao thông nông thôn không ngừng mở rộng và được nâng cấp, hệ thống cung cấp điện năng phát triển mạnh và vươn tới hầu hết các làng (thôn, bản), hệ thống hạ tầng dịch vụ sản xuất và đời sống trong nông thôn không ngừng mở rộng và phát triển, Về hạ tầng xã hội, các công trình văn hoá, phúc lợi cũng phát triển nhanh trong những năm đổi mới, nhất là trường học, bệnh xá, nhà trẻ, nhà văn hoáSự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng trong nông thôn nói chung và làng xã nói riêng trong những năm qua có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội nông thôn thời kỳ đổi mới.
Trong những năm tới với chủ trương phát triển nông thôn mới và các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn gắn với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kết cấu hạ tầng nông thôn nói chung, kết cấu hạ tầng của các làng xã nói riêng sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh hơn, phát huy tác dụng hiệu quả hơn và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn nước ta
c. Đời sống văn hoá- xã hội trong các làng xã ngày càng phong phú trên cơ sở kết hợp truyền thống với hiện đại
Trong những năm đổi mới cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống văn hoá- xã hội trong các làng xã không ngừng biến đổi với xu hướng chung là ngày càng phong phú trên cơ sở kết hợp truyền thống với hiện đại. Xu hướng này mang tính tất yếu và là xu hướng biến đổi lâu dài của làng xã. Có thể thấy rõ xu hướng biến đổi này qua những biểu hiện sau:
- Các phong tục tập quán và sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp được phục hồi và phát triển trong các làng xã. Đồng thời, các di tích, các công trình văn hoá cũng được tu bổ, phục dựng để phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần của người dân nông thôn như đình làng, đền thờ các danh nhân, chùa chiền,
- Ở nhiều làng xã trước đây có hương ước nay được phục hồi và điều chỉnh cho phù hợp với những điều kiện mới và với luật pháp của Nhà nước. Hương ước mới một mặt gìn giữ và phát triển được những tập quán và truyền thống tốt đẹp của các thế hệ ông cha, một mặt khắc phục những nội dung lạc hậu không phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh mới. Hương ước mới đồng thời cũng chứa đựng những quy định cụ thể của luật pháp liên quan đến điều chỉnh các quan hệ xã hội, các quan hệ kinh tế và các quan hệ giữa con người với tự nhiên, trong nông thôn
- Việc xây dựng và phát triển các gia đình văn hoá, dòng họ, làng (thôn, bản) văn hoá được đẩy mạnh đã và đang góp phần tích cực và thiết thực vào việc xây dựng nông thôn mới với đời sống văn hoá tinh thần mang đậm những nét văn hoá vừa truyền thống vừa hiện đại, văn minh.
Tổ chức đời sống văn hoá tinh thần và các hoạt động xã hội luôn là một trong những công tác trọng tâm của tổ chức Đảng, Chính quyền và các đoàn thể trong nông thôn, luôn được tổ chức Đảng, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Mục tiêu của công tác này là không ngừng nâng cao và đảm bảo đời sống văn hoá xã hội phong phú cho người dân nông thôn trên cơ sở kết hợp hài hoà các giá trị văn hoá truyền thống với những giá trị văn hoá mới, văn hóa hiện đại.
8.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN
Quản lý Nhà nước ở cơ sở nông thôn được thực hiện bởi hệ thống các tổ chức và các cơ quan chức năng.
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước ở cơ sở nông thôn nước ta bao gồm: Đảng bộ cơ sở (đảng bộ xã), Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã. Mỗi tổ chức chính trị và hành chính Nhà nước trong hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước ở nông thôn nói trên có chức năng và nhiệm vụ riêng, đồng thời có sự liên kết và gắn bó với nhau tạo thành hệ thống tổ chức quản lý nhà nước cơ sở thống nhất trong nông thôn.
8.2.1. Đảng bộ cơ sở
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta (Điều 4 Hiến pháp năm 1992). Với quy định trên của Hiến pháp, Đảng cộng sản Việt Nam ở các cấp là tổ chức chính trị, có chức năng lãnh đạo mọi hoạt động của nhân dân và các tổ chức trên địa bàn. Trong nông thôn, đảng bộ xã là đảng bộ cơ sở thực hiện các chức năng lãnh đạo mọi hoạt động của chính quyền nhân dân và của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế, v.v trên địa bàn xã.
Theo điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ xã tổ chức đại hội Đảng bộ 5 năm một lần. Đại hội Đảng bộ bầu ra ban chấp hành Đảng bộ (gọi tắt là Đảng uỷ). Đảng uỷ xã có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội Đảng bộ và giải quyết các công việc của Đảng bộ giữ các kỳ đại hội hoặc hội nghị toàn thể, hội nghị đại biểu của Đảng bộ xã. Đảng bộ xã tổ chức các chi bộ đảng ở các thôn (hoặc liên thôn tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nơi). Chức năng lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở trong nông thôn thể hiện tập trung ở các nhiệm vụ chủ yếu sau đây của Đảng bộ:
- Cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế xã hội và tổ chức, quản lý đời sống nông thôn của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ cấp trên phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn xã, làm cơ sở để thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng trên địa bàn xã.
- Lãnh đạo hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã tổ chức xây dựng các chương trình, kế hoạch và xác định các biện pháp để thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống trên địa bàn xã, kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã trong việc thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã. Đồng thời lãnh đạo kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và tổ chức đời sống trên địa bàn, lãnh đạo việc kiểm tra hoạt động của các tổ chức đặc biệt là những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống xã hội trên địa bàn.
- Lãnh đạo việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhân thức và ý thức của người dân, động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh với đội ngũ Đảng viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao, được nhân dân tín nhiệm và luôn phát huy vai trò gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Để xây dựng Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh Đảng ta chủ trương thường xuyên và nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng; tạo điều kiện để nhân dân tham gia góp ý phê bình xây dựng Đảng và lắng nghe ý kiến của nhân dân; tuyên truyền bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng những cá nhân ưu tú, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.
8.2.2. Hội đồng nhân dân xã
Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực cao nhất của xã do nhân dân trong xã bầu ra. Số lượng thành viên của Hội đồng nhân dân xã được quy định bởi Luật tổ chức Hội đồng nhân dân phù hợp với điều kiện về dân cư cũng như các điều kiện cụ thể khác của mỗi xã. Chức năng chủ yếu của Hội đồng nhân dân xã là xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đề ra các chủ trương biện pháp lớn để thực hiện các chương trình, kế hoạch trên cũng như để tổ chức quản lý sản xuất và đời sống trên địa bàn xã. Đồng thời giám sát, kiểm tra hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trong việc ttổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội động nhân dân xã Để thực hiện chức năng trên, hội đồng nhân dân xã được tổ chức thành các ban, mỗi ban phụ trách một lĩnh vực quản lý của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân xã bầu ra Uỷ ban nhân dân xã, cơ quan tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã và giải quyết các công việc giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã. Các chức danh của Hội động nhân dân xã gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng, trưởng và phó các ban của Hội đồng, các Uỷ viên Hội đồng
Hội đồng nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung và quyết định tập thể. Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã và hướng vào thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã để phát triển kinh tế xã hội và tổ chức quản lý sản xuất, đời sống trên địa bàn.
Với chức năng và nhiệm vụ được luật pháp quy định, Hội đồng nhân dân xã có vai trò rất quan trọng trong quản lý Nhà nước ở các cơ sở nông thôn. Để Hội đồng nhân dân xã hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải coi trọng việc tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã. Phương hướng và biện pháp chủ yếu để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã là:
- Việc tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã phải đảm bảo thực sự dân chủ. Để đảm bảo dân chủ trước hết phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật pháp về tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân giới thiệu và lựa chọn được những người có năng lực, có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và có tinh thần trách nhiệm cao vào Hội đồng nhân dân xã.
- Quy định cụ thể chế độ hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân xã. Chế độ hoạt động cần chi tiết sao cho các đại biểu và các ban Hội đồng nhân dân luôn gần gũi với dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và phản ánh kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã, đồng thời thường xuyên giám sát hoạt động của chính quyền và các tổ chức, kịp thời đề xuất ý kiến để góp phần thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân trên địa bàn
- Thực hiện nghiêm túc và thường xuyên chế độ tiếp dân để người dân trực tiếp bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình về những vấn đề họ quan tâm trong đời sống xã hội trên địa bàn
- Hội đồng nhân dân phải thực sự dân chủ trong hoạt động của mình theo nguyên tắc dân chủ bàn bạc và quyết định tập thể và phải thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất ở xã, quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh tế- xã hội và tổ chức đời sống trong xã. Cần tránh tình trạng Uỷ ban nhân dân chi phối hoạt động của Hội đồng nhân dân và làm cho hội đồng nhân dân tồn tại và hoạt động một cách hình thức như đã từng diễn ra ở một số địa phương.
8.2.3. Uỷ ban nhân dân xã
Uỷ ban nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã bầu ra, là cơ quan hành pháp ở cấp xã. Uỷ ban nhân dân xã bao gồm Chủ tịch, phó chủ tịch và một số uỷ viên, mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân được phân công phụ trách một lĩnh vực công tác. Chức năng của Uỷ ban nhân dân xã là tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và tổ chức đời sống trên địa bàn đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua; tổ chức thực hiện luật pháp và các chính sách của Nhà nước trên địa bàn; tổ chức thực hiện các chế độ và các quy định về quản lý hành chính Nhà nước ở cấp xã
Với chức năng tổ chức thực hiện và quản lý hành chính ở địa bàn cơ sở, Uỷ ban nhân dân xã có vai trò then chốt trong quản lý Nhà nước ở cơ sở nông thôn. Hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã có ý nghĩa hết sức quan trọng việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nông thôn. Do vậy việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã có tầm quan trọng đặc biệt. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã cần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã theo những hướng chủ yếu sau:
- Việc bầu cử Uỷ ban nhân dân xã cần được tổ chức thực sự dân chủ. Cán bộ trong Uỷ ban nhân dân xã phải là người có năng lực, đạo đức, có trách nhiệm cao được đào tạo và thông hiểu sâu sắc đầy đủ pháp luật và chính sách của Nhà nước. Trong nội bộ Uỷ ban nhân dân xã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể và thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm cá nhân theo quy định
- Tạo mối quan hệ công tác chặt chẽ và phối hợp hoạt động thường xuyên giữa Uỷ ban nhân dân với các tổ chức trong hệ thống quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở nông thôn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi tổ chức được pháp luật quy định. Uỷ ban nhân dân chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã, sự giám sát và kiểm tra của Hội đồng nhân dân xã, thực hiện chế độ báo các định kỳ trước Đảng uỷ và Hội đồng nhân dân xã.
- Thực hiện một cách chủ động và thường xuyên việc tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách pháp luật của đảng và Nhà nước trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn bằng những hình thức đồng bộ và thích hợp với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức cơ quan, đơn vị trên địa bàn
- Phân biệt rõ và tách bạch hoạt động quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân với hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã. Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý của Uỷ ban nhân dân xã tập trung vào việc giám sát các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh về việc chấp hành các quy định của luật pháp trong các hoạt động kinh tế; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi để các pháp nhân và thể nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh và với quy định của pháp luật.
- Thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động của Uỷ ban nhân dân, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan tới các lợi ích của người dân và các doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn. Công khai, minh bạch trong hoạt động là yêu cầu và là điều kiện quan trọng hàng đầu để Uỷ ban nhân dân xã hoàn thành chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình.
8.2.4. Đơn vị hành chính làng, thôn (hoặc bản ở miền núi)
Làng, thôn (hoặc bản) là đơn vị hành chính dưới xã. Mỗi xã gồm có một số làng, thôn (hoặc bản). Về mặt tổ chức làng, thôn (bản) không phải là một cấp chính quyền trong hệ thống quản lý Nhà nước 4 cấp, song lại có vị trí quan trọng trong quản lý hành chính và quản lý đời sống xã hội nông thôn vì làng, thôn (bản) không chỉ là đơn vị hành chính dưới xã mà còn là đơn vị dân cư cơ sở trong nông thôn. Ở mỗi làng, thôn (bản) người dân cùng cư trú và hoạt động sản xuất trong một không gian tương đối tập trung, gắn bó với nhau trong đời sống văn hoá tinh thần và tình làng nghĩa xóm. Người dân nông thôn tiến hành các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị trước hết là trên địa bàn mình sinh sống và cư trú. Do vậy làng, thôn (hoặc) bản là noi mà chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân nông thôn
Mỗi làng, thôn (bản) có chức danh trưởng thôn (trưởng bản) do dân cư trong làng,thôn, (bản) bầu ra và được Uỷ ban nhân dân xã xem xét, công nhận, giao nhiệm vụ. Cán bộ thôn, bản có nhiệm vụ triển khai các hoạt động, các công việc cụ thể, các thông tin đến từng gia đình, đồng thời là người trực tiếp đôn đốc, theo dõi và nhắc nhở việc thực hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ thành viên cộng đồng của mỗi người dân trong thôn (bản), nắm vững tình hình tư tưởng, tình hình an ninh, trật tự trong thôn (bản) và phản ánh cho chính quyền xã để có biện pháp quản lý kịp thời.
Từ khi quy chế phát huy dân chủ từ cơ sở được ban hành, vị trí và vai trò của làng, thôn (bản) càng được nâng cao, người dân không chỉ trực tiếp tham gia và có vai trò trực tiếp hơn, quan trọng hon trong các công việc của làng, thôn (bản) mà còn tham gia vào việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn xã với các hình thức tham gia cụ thể và thiết thực
8.3. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI, VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN.
8.3.1. Các tổ chức chính trị - xã hội
Các tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn được tổ chức theo ngành dọc với các cấp tương ướng với hệ thống quản lý Nhà nước. Các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động với các nội dung chính trị kết hợp với nội dung xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức ở cấp xã- cấp quản lý Nhà nước cơ sở ở nông thôn bao gồm: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh. Các tổ chức này có chức năng, mục đích hoạt động cụ thể và nội dung hoạt động riêng, đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xã, đồng thời chịu sự hướng dẫn và quản lý của cấp trên theo ngành dọc.
a. Mặt trận tổ quốc
Mặt trận tổ quốc xã là tổ chức tập hợp rộng rãi mọi lực lượng, mọi tổ chức và mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn xã, đoàn kết và động viên các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt đường lối và các chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, động viên khuyến khích mọi công dân phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư trên điah bàn, đồng thời động viên quần chúng tham gia tích cực vào việc tổ chức đời sống của cộng đồng làng xã. Mặt trận tổ quốc xã hoạt động trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, đoàn kết, tự nguyện nhằm phát huy vai trò và tiềm năng của mọi lực lượng, mọi tổ chức thành viên, mọi công dân hướng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ xã hội của Mặt trận, làm cho cộng đồng làng xã ngày càng đoàn kết ổn định và phát triển.
b. Đoàn thanh niên cộng sản
Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh của làng xã là tổ chức vận động và tập hợp lứa tuổi thanh nên trên địa bàn xã, động viên , phát huy tính tích cực, nhiệt tình và sáng tạo của thanh niên và tổ chức các hoạt động của thanh niên, hướng hoạt động của thanh niên trong xã vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Tổ chức đoàn đồng thời cũng là nơi rèn luyện, tu dưỡng của thanh niên ở địa phương Đoàn thanh niên được xem là đội xung kích, là cánh tay phải của tổ chức Đảng cơ sở đồng thời Đoàn cũng được xem là đội dự bị của Đảng. Trong phong trào thanh niên ở các làng xã nhiều đoàn viên đã trưởng thành và trở thành những đoàn viên ưu tú. Đây là nguồn quan trong để bổ sung cho đội ngũ của Đảng ở cơ sở nông thôn
c. Hội liên hiệp phụ nữ
Hội liên hiệp phụ nữ xã là tổ chức của những người phụ nữ trên địa bàn xã có chức năng tập hợp, đoàn kết và động viên phụ nữ trong xã, phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống ở địa phương, góp phần thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.Tổ chức Hội cũng là nơi giúp phụ nữ trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, tổ chức đời sống gia đình đồng thời bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ bình đẳng với nam giới trong các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị.
d. Hội nông dân
Hội nông dân xã là tổ chức liên kết của những người làm nghề nông trên địa bàn xã. Hội có chức năng tập hợp, hướng dẫn và động viên nông dân trong xã phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích và tạo điều kiện để các hội viên nông dân trao đổi và học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và hợp tác giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và tổ chức đời sống. Hội cũng là nơi bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên.
e. Hội cựu chiến binh
Hội cựu chiến binh xã là tổ chức của những người cựu chiến binh đang sinh sống và làm việc trên địa bàn xã. Hội có chức năng tập hợp những người cựu chiến binh trong xã vào một tổ chức để phối hợp với nhau cùng thực hiện các nhiệm vụ: tham gia bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tham gia giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ tham gia công tác tổ chức quản lý đời sống xã hội trên địa bàn xã; gìn giữ và phát huy bản chất tốt đẹp của người lính cách mạng.
Đoàn thanh niên và các tổ chức hội được xây dựng tới thôn (bản). Chi đoàn thanh niên và các chi hội ở các thôn (bản) có vai trò rất tích cực trong các hoạt động của thôn (bản).
8.3.2.Các tổ chức xã hội
Các tổ chức xã hội có nội dung hoạt động chủ yếu mang tính chất xã hội, là nơi tập hợp trên cơ sở tự nguyện những người cùng nghề nghiệp hoặc cùng sở thích, cùng hoàn cảnh như hội làm vườn, hội nuôi ong, hội cây cảnh, hội người cao tuổi, câu lạc bộ thơ v.vcác hội viên của các tổ chức xã hội tập hợp lại một cách tự nguyện để chia sẻ các kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm hoạt động chia sẻ thong tin về lĩnh vực quan tâm và động viên nhau trong các hoạt động sản xuất, hoạt động văn hoá và hoạt động đời sống tinh thần,
Các tổ chức chính trị- xã hội và các tổ chức xã hội trong các làng xã mặc dù không có những chức năng của các cơ quan quyền lực Nhà nước song có vai trò rất lớn trong việc tập hợp tổ chức và động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc phát triển kinh tế -xã hội và tổ chức đời sống xã hội ở địa phương và góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo an ninh chính trị và ổn định xã hội. Do vậy việc củng cố và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức này trong các làng xã có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Việc củng cố và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội và các tổ chức xã hội trong các làng xã cần được thực hiện trên cơ sở sau:
- Tăng cường tuyên truyền vận động quân chúng tham gia các tổ chức Đoàn, hội để mở rộng quy mô và nâng cao sức mạnh, vị thế của các tổ chức Đoàn, hội trong làng xã
- Nâng cao tính độc lập và phát huy tính dân chủ, sáng tạo của các tổ chức trên. Tổ chức Đảng và chính quyền thực hiện việc định hướng hoạt động của các tổ chức Đoàn, hội mà không can thiệp sâu vào hoạt động của các tổ chức, đồng thời quan tâm và tôn trọng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tổ chức trên.
- Nghiên cứu, đổi mới phương thức hoạt động và nội dung hoạt động của một số tổ chức sao cho phương thức và nội dung hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương và thu hút được sự quan tâm, sự tham gia tự nguyện, tích cực của các thành viên trong tổ chức
- Tạo điều kiện để các tổ chức trên trực tiếp tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và tổ chức đời sống trên địa bàn làng xã, đồng thời bố trí và tạo điều kiện để các tổ chức tham gia vào việc thực hiện các chương trình, kế hoạch và tổ chức đời sống trên địa bàn với các công việc và nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với chức năng của mỗi tổ chức.Tăng cường sự phối hợp hoạt động của các tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò của các tổ chức trên địa bàn làng xã.
8.4. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN.
Quản lý Nhà nước ở cơ sở nông thôn (làng xã) được thực hiện trên cơ sở vận dụng một hệ thống các công cụ quản lý phù hợp với nhiệm vụ và nội dung hoạt động quản lý nhà nước ở cấp xã, trong đó các công cụ chính là: Luật pháp, các chính sách, các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
8.4.1. Công cụ pháp luật
Các quy định của luật pháp là một trong những công cụ cơ bản có vị trí quan trọng hàng đầu trong quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước ở cơ sở nói riêng. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp xã, chính quyền xã vận dụng các quy định của các luật và văn bản dưới luật được các cấp quản lý Nhà nước ban hành để quản lý, định hướng và điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá và các hoạt động của đời sống xã hội diễn ra trên địa bàn xã. Ở mỗi lĩnh vực quản lý chính quyền vận dụng các luật và các văn bản dưới luật tương ứng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý của mình. Trong công tác quản lý đất đai chính quyền xã vận dụng các quy định cụ thể của Luật đất đai và các nghị định, các thông tư hướng dẫn do chính phủ và các bộ, các cơ quan chức năng ban hành để thực hiện Luật đất đai và điều chỉnh các quan hệ đất đai; trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế các thể nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chính quyền xã vận dụng các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, các luật thuế, cùng các văn bản dưói luật tương ứng với các luật trên để định hướng hỗ trợ, giám sát các hoạt động kinh tế và xử lý các tình huống, các sự việc nảy sinh (theo phạm vi quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã) trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn.
Để làm tốt công tác quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn đòi hỏi cán bộ xã và các bộ phận chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân xã phải hiểu rõ các luật cùng các văn bản dưới luật liên quan và vận dụng một cách nghiêm túc, đúng đắn các quy định của luật trong công tác của mình. Muốn vậy các cán bộ xã và cán bộ chuyên môn của các bộ phận chức năng thuộc Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã phải là những người có trình độ, có năng lực phù hợp với vị trí công tác và nhiệm vụ công việc được giao, đồng thời phải thường xuyên nghiên cứu luật pháp để hiểu rõ và nắm vững các quy định cụ thể của pháp luật.
Một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả của công cụ pháp luật trong quản lý Nhà nước ở cơ sở nông thôn là việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong dân cư. Hiệu quả của công cụ pháp luật ở đây chỉ có thể thực sự có được khi dân cư trên địa bàn hiểu biết về luật pháp và có ý thức chấp hành pháp luật. Chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội cần thường xuyên quan tâm tới việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong dân cư bằng những hình thức phù hợp, đa dạng và dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với mọi lứa tuổi của dân cư trong làng xã.
Hiện nau ở nhiều vùng nông thôn của các địa phương công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong dân cư chưa thực sự được quan tâm và coi trọng. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở những nơi này không được tiến hành thường xuyên, hình thức tuyên truyền giáo dục còn đơn điệu, nội dung tuyên truyền giáo dục còn nghèo nàn, đơn giản nên tác dụng và hiệu quả giáo dục rất hạn chế. Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự kém hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành luật pháp còn thấp ở một bộ phận nhất định của cộng đồng dân cư trong nông thôn. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở cơ sở nông thôn. Cùng với việc tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, Chính quyền các cấp cần chú trọng nâng cao chất lượng và tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật ở các cơ sở nông thôn, đảm bảo mọi quy định của pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc, kịp thời và minh bạch.
8.4.2. Công cụ chính sách.
Chính sách kinh tế - xã hội là bộ phận công cụ không thể thiếu trong quản lý Nhà nước nói chung, quản lý Nhà nước ở cơ sở nông thôn nói riêng. Chính sách của Nhà nước được ban hành tới mọi lĩnh vực của đời sống , xã hội. Chính sách của Nhà nước thể hiện ở các chủ trương cụ thể, các chế độ, quy định của Nhà nước trung ương về mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, giáo dục đào tạo,v.v và được phản ảnh trước hết ở các văn bản luật, các văn bản pháp quy dưới luật do Quốc hội, chính phủ và các cơ quan nhà nước chức năng ban hành. Đồng thời chính sách của Nhà nước còn được thể hiện ở các chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Khu vực nông thôn luôn được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển, do vậy ngoài chính sách chung Nhà nước có một số chính sách đặc biệt đối với nông thôn.
Cùng với công cụ pháp luật, chính quyền cơ sở nông thôn dựa vào nội dung của các chủ trương cụ thể, các chế độ, quy định tại các văn bản pháp quy, các văn bản chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với nông thôn, để định hướng, quản lý, chỉ đạo và làm căn cứ để xử lý, giải quyết những vấn đề của quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở.
Để vận dụng một cách hữu hiệu công cụ chính sách trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn, đòi hỏi các cán bộ chính quyền cơ sở trong nông thôn phải nắm vững các chính sách liên quan trực tiếp tới các lĩnh vực, các vấn đề cụ thể thuộc phạm vi của quản lý Nhà nước ở các cơ sở, đồng thời phải hiểu rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và ý nghĩa chính trị -xã hội của các nội dung chính sách để vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Mặt khác, công cụ chính sách không thể thực sự trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu nếu người dân và các tổ chức trên địa bàn không có sự hiểu biết đầy đủ về các chính sách được Nhà nước ban hành. Do vậy công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách trong các làng xã có ý nghĩa rất quan trọng. Chính quyền cơ sở trong nông thôn cần tổ chức tốt việc tuyên truyền và phổ biến chính sách đến người dân và các tổ chức trên địa bàn. Trong tuyên truyền, phổ biến chính sách cần phải có nội dung, phương pháp tuyên truyền và phổ biến sao cho người dân thuộc các lứa tuổi ở mọi tổ chức thuộc các nghề nghiệp, các lĩnh vực khác nhau đều tiếp thu được các nội dung chính sách.
Hiện nay ở các vùng nông thôn, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được thực hiện khá rộng rãi với các hình thức khác nhau tới người dân và các tổ chức trên địa bàn làng xã. Mức độ hiểu biết nội dung chính sách của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên ở nhiều cơ sở địa phương công tác tuyên truyền phổ biến chính sách chưa được quan tâm đầy đủ, việc tuyên truyền phổ biến chính sách tổ chức chưa thật được sâu rộng và chưa thường xuyên. Do vậy ở những nơi này một số chủ trương chính sách của Nhà nước chưa được quán triệt một cách đầy đủ tới mọi người dân dẫn tới việc hiểu và chấp hành một số chủ trương chính sách còn có những hạn chế mà biểu hiện cụ thể là ở những vi phạm trong quản lý đất đai, chế độ quản ly tài chính, quản lý các nguồn tài nguyên,
Thực tế trên đòi hỏi chính quyền ở các cơ sở nông thôn, các địa phương phải quan tâm và tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách nhằm tạo điều kiện để mọi công dân sinh sống và hoạt động trên địa bàn điều hiểu và nắm vững các chủ trương và chính sách của Nhà nước, đều có ý thức chấp hành và vận động những người khác chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước.
8.4.3. Công cụ kế hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là công cụ quản lý Nhà nước quan trọng đối với các cấp chính quyền nói chung và cấp chính quyền cơ sở nông thôn nói riêng. Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội bao gồm nhiều hình thức như: Chiến lược phát triển, chương trình phát triển, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, Ở cơ sở nông thôn (cấp làng, xã) thông thường quy hoạch, kế hoạch trung, ngắn hạn được chính quyền tổ chức xây dựng và thực hiện cùng với các công cụ quản lý khác. Chính quyền cơ sở dựa vào việc tổ chức thực hiện nội dung của chiến lược, chương trình quy hoạch và các kế hoạch này để tổ chức và quản lý về mặt Nhà nước đốivới hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn.
Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở nông thôn do chính quyền cơ sở chủ trì xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở. Nội dung của quy hoạch, kế hoạch thông thường gồm các phần: mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch; nội dung của quy hoạch, kế hoạch; biện pháp thực hiện; điều kiện thực hiện; phương án hay quy định về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch.
Quy hoạch, kế hoạch ở cơ sở nông thôn được xây dựng và thực hiện để huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Do vậy việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch cần phải huy động được sự tham gia của người dân trên địa bàn theo phương châm từ dưới lên, do dân và vì dân. Theo phương châm này các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khi phác thảo sẽ được đưa về các làng, thôn (bản) để người dân thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng. các ý kiến đóng góp được nghiên cứu, tổng hợp lại. Đây là cơ sở quan trọng để Uỷ ban nhân và hội đồng nhân dân xã hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch
Sau khi quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cơ sở được cấp có thẩm quyền thông qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở; Chính quyền cấp cơ sở tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch; Quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở nông thôn cũng chính là quá trình sử dụng công cụ kế hoạch để quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội ở cơ sở nông thôn.
Trong những năm qua công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã trong nông thôn được quan tâm và triển khai rộng khắp, nhất là các địa phương ở các vùng đồng bằng, trung du, nơi có điều kiện phát triển thuận lợi. Tuy nhiên bên cạnh những địa phương làm tốt công tác quy hoạch và kế hoạch vẫn còn nhiều cơ sỏ ở nhiều địa phương chất lượng của công tác quy hoạch và kế hoạch còn có sự hạn chế. Biểu hiện của sự hạn chế chất lượng quy hoạch, kế hoạch là ở chỗ một số nội dung quy hoạch và chỉ tiêu kế hoạch chưa thật sát với điều kiện của cơ sở, các biện pháp thực hiện chưa thật hợp lý, Điều này làm giảm vai trò, tác dụng của công cụ kế hoạch trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn. Do vậy chính quyền cơ sở ở các địa phương cần nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quy hoạch và kế hoạch, tạo điều kiện để nâng cao hiệu lược và hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Vai trò và vị trí của làng xã trong quá trình phát triển nông thôn Việt Nam?
2. Đặc điểm và xu hướng phát triển của làng xã Việt Nam?
3. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của Đảng bộ xã trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn?
4. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của HĐND xã trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn?
5. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của UBND xã trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn?
6. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của các tổ chức chính trị- xã hội trong nông thôn?
7. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của các tổ chức xã hội trong nông thôn?
8. Vai trò, nội dung và yếu cầu vận dụng công cụ pháp luật quản lý nhà nước ở cáccở nông thôn?
9. Vai trò, nội dung và yêu cầu vận dụng công cụ chính sách trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn?
10. Vai trò, nội dung và yêu cầu vận dụng công cụ kế hoạch trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật tổ chức HĐND và UBND (số 11/2003/QH11) do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003
Văn kiện Đại hổi Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X,XI
Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam do Đại hội ĐCSVN lần thứ XI thông qua
Luật Mặt trận tổ quốcViệt Nam (số 14/1998/QH 10)
Điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Điều lệ Hội CCB Việt Nam, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Điều lệ Hội nông dân Việt Nam
Chính quyền địa phương ở Việt Nam; Bách khoa toàn thư mở Wikidedia
Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên), NXB Giáo dục, 2009
Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn trong lịch sử, NXB CTQG, Hà Nội. 1999
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_nong_thon_0397.doc