Giáo trình Hệ thống lái

Hoạt động 2: Nghe giới thiệu và theo dõi trình diễn mẫu . - Những yêu cầu đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp khi kiểm tra tháo lắp cơ cấu thanh lái. - Phân tích những lỗi thường gặp của cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng. - Phương pháp kiểm tra: + Kiểm tra bằng phương pháp nghe nhìn. + Kiểm tra bằng các dụng cụ đo. - Kiểm tra độ chụm bánh xe. - Kiểm tra góc đặt bánh xe. - Kiểm tra khe hở khớp chuyển hướng. - Kiểm tra lực tác động vào vành lái. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng. Thực hiện tháo, lắp cơ cấu thanh lái. Thực hiện kiểm tra cơ cấu thanh lái. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra tháo, lắp: Mỗi học sinh phải thực hiện kiểm tra 2-3 lần và ghi lại kết quả kiểm tra vào bảng sau:

doc52 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 7273 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hệ thống lái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NểI ĐẦU Để nõng cao chất lượng đội ngũ cụng nhõn kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ và hiện đại hoỏ đất nước. Ngang tầm với khu vực và thế giới. Nhà nước đó tiến hành nhiều biện phỏp hỗ trợ cho ngành dạy nghề. Dự ỏn giỏo dục Kỹ thuật và Dạy nghề là một trong những biện phỏp đú. Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bỡnh là một trong 40 trường trọng điểm thuộc Dự ỏn. Với truyền thống và bề dày kinh nghiệm của trường và được Tổng cục Dạy nghề hỗ trợ trang thiết bị cho cỏc nghề Sửa chữa mỏy thi cụng xõy dựng. Tài liệu này là một trong những kết quả của cỏc giảng viờn trong và ngoài trường cú kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy nghề, đó được học tập, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Trong quỏ trỡnh biờn soạn tài liệu này chỳng tụi đó nhận được sự giỳp đỡ nhiệt tỡnh của Tổng cục Dạy nghề và cỏc đơn vị cú liờn quan. Tài liệu này được biờn soạn theo mẫu định dạng cỏc tài liệu dạy nghề được sử dụng rộng rói trong nước và ngoài nước. Học xong mụ đun này học viờn cú khả năng: Mụ tả được cấu tạo, trỡnh bày được nguyờn lý làm việc của hệ thống di chuyển. Thỏo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cỏc bộ phận của hệ thống di chuyển đỳng quy trỡnh, đảm bảo an toàn. Tài liệu này được thiết kế theo từng mụ đun thuộc hệ thống mụ đun/ mụn học của một chương trỡnh để đào tạo hoàn chỉnh nghề sửa chữa mỏy thi cụng xõy dựng trỡnh độ cao đẳng nghề và được dựng làm giỏo trỡnh cho học viờn trong cỏc khoỏ đào tạo chớnh quy dài hạn hoặc ngắn hạn và cỏc cụng nhõn kỹ thuật, cỏc kỹ thuật viờn, cỏc nhà quản lý và những nhà sử dụng lao động kỹ thuật tham khảo. Đõy là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành giao trỡnh chớnh thức trong hệ thống dạy nghề. NHểM TÁC GIẢ Mục lục Stt Đề mục Trang 01 Giới thiệu về mô đun 5 02 Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề giữa các mô đun 7 03 Các hình thức học tập chính trong mô đun 8 04 Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 8 05 Mở đầu 9 06 Bài 1: Bảo dưỡng, sửa chữa bơm trợ lực lái 13 07 Bài 2 : Bảo dưỡng cơ cấu chuyển hướng bánh lốp 24 08 Bài 3 : Bảo dưỡng sửa chữa hộp tay lái 32 09 Bài 4 : Bảo dưỡng cơ cấu trợ lực 40 10 Bài 5 : Bảo dưỡng hệ thống chuyển hướng xe bánh xích 45 11 Bài 6 : Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu thanh lái 47 12 Tài liệu tham khảo 62 Giới thiệu về mô đun Để giúp cho ngưòi thợ vận hành di chuyển máy thi công xây dựng nói riêng và đối với tất cả các loại xe máy nói chung được chính xác, an toàn và có hiệu quả cao. Các nhà chế tạo đã nghiên cứu và trang bị cho mỗi loại máy thi công xây dựng một hệ thống lái phù hợp . Vì vậy những kiến thức và kỹ năng của người thợ bảo dưỡng sửa chữa hệ thống này yêu cầu rất quan trọng không thể thiếu được đối với tất cả các loại xe máy đang hoạt động trong nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: - Vị trí: Là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo hệ Cao đẳng nghề sửa chữa máy thi công xây dựng. Được học cựng cỏc mụn học chung và mụn MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06, MĐ08, MĐ09, MĐ10, MĐ 11, MĐ12, MĐ13 Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề đào tạo bắt buộc. Mục tiêu của mô đun: - Học viên nêu được yêu cầu, nhiêm vụ và giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cụm chi tiết, bộ phận trong hệ thống lái của máy thi công xây dựng. - Bảo dưỡng, sửa chữa được hầu hết những hư hỏng của các cụm chi tiết, bộ phận trong hệ thống lái đúng quy trình kỹ thuật. Mục tiêu thực hiện của mô đun: Học xong mô dun này học viên có khả năng: - Trình bày đúng nhiệm vụ, phân loại các bộ phận trong hệ thống lái máy thi công xây dựng. - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống lái máy thi công xây dựng. - Phân tích được hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp của các bộ phận trong hệ thống lái máy thi công xây dựng. - Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ, thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận trong hệ thống lái đảm bảo chính xác, an toàn. - Thực hiện được việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận trong hệ thống lái máy thi công xây dựng đúng quy trình và các chỉ tiêu kỹ thuật. Nội dung chính của mô đun: STT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Bảo dưỡng, sửa chữa bơm trợ lực lái 18 5 12 1 2 Bảo dưỡng cơ cấu chuyển hướng bánh lốp 12 3 9 3 Bảo dưỡng sửa chữa hộp tay lái 18 5 12 1 4 Bảo dưỡng cơ cấu trợ lực 18 5 12 1 5 Bảo dưỡng hệ thống chuyển hướng xe bánh xích 24 5 18 1 6 Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu thanh lái 15 4 11 Cộng: 105 27 74 4 Các hình thức học tập chính trong mô đun Hình thức 1: Học trên lớp và thảo luận về: - Yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại các bộ phận trong hệ thống lái - Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống lái - Quy trình tháo lắp các bộ phận trong hệ thống lái. Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận trong hệ thống lái. Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu: Đọc bản vẽ về Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống lái. Tìm hiểu các nguyên nhân hư hỏng thường gặp theo sơ đồ cấu tạo. Hình thức 3: xem trình diễn mẫu về: - Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh. - Quy trình tháo lắp. Hình thức 4: Thực hành: Thực hiện tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh. Thử nghiệm sau sửa chữa. Hình thức 5: Thực tập tại các cơ sở sản xuất (nếu có điều kiện). Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun - Về kiến thức: + Trình bày đúng các yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận, cơ cấu của hệ thống lái trên máy thi công xây dựng. + Giải thích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận, cơ cấu của hệ thống lái trên máy thi công xây dựng. - Về kỹ năng: + Thực hiện được công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận, cơ cấu của hệ thống lái trên máy thi công xây dựng. + Sử dụng đúng và hợp lý các dụng cụ, thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn. + Chuẩn bị và bố trí nơi làm việc có khoa học. - Về thái độ: + Thực hiện nghiêm túc quy trình bảo dưỡng sửa chữa. + Có ý thức trong công việc đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. + Có tinh thần động viên giúp đỡ đồng nghiệp. + Bảo quản tốt dụng cụ, thiết bị. Mở đầu 1. Nhiệm vụ của hệ thống lái: Đảm bảo việc di chuyển của xe, máy theo hướng của người điều khiển và làm cho máy không lệch hướng do tác động của ngoại lực. Chống sự lật đổ ngang của máy và trượt ngang của lốp. Thay đổi hướng di chuyển của máy nhẹ nhàng, nhanh chóng. 2. Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống lái: - Hệ thống lái kiểu thuỷ lực. - Hệ thống lái kiểu cơ khí. - Hệ thống lái kiểu trợ lực khí nén. Cơ cấu chuyển hướng của hệ thống lái. - Hộp tay lái có bộ cường hoá (trợ lực) thuỷ lực. Bài 1: Bảo dưỡng, sửa chữa bơm trợ lực lái Giới thiệu: Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày đúng nhiệm vụ, phân loại bơm trợ lực lái. - Phân tích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm trợ lực lái. - Thực hiện được công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa bơm trợ lực lái trên máy thi công xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính 1. Nhiệm vụ, phân loại bơm trợ lực lái máy thi công xây dựng - Nhiệm vụ - Phân loại 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm trợ lực lái máy thi công xây dựng - Sơ đồ cấu tạo - Nguyên lý hoạt động 3. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp. 4. Bảo dưỡng, sửa chữa bơm trợ lực lái trên máy thi công xây dựng: - Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa bơm trợ lực lái. - Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa bơm trợ lực lái. Các hoạt động học tập: - Học trên lớp (lý thuyết) về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động hiện tượng và nguyên nhân hư hang thường gặp của bơm trợ lực lái. - Thực hành bảo dưỡng bơm trợ lực lái. Hoạt động 1: Nghe thuyết trình có thảo luận 1. Nhiệm vụ, phân loại bơm trợ lực lái. 1.1. Nhiệm vụ: - Cung cấp dòng áp lực dầu thuỷ lực cho hệ thống lái. - Đảm bảo sự làm việc ổn định cho hệ thống lái. 1.2. Phân loại: - Bơm bánh răng - Bơm cánh gạt 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: 2.1 Bơm bánh răng - Cấu tạo - Nguyên lý hoạt động 2.2 Bơm cánh gạt - Cấu tạo (trang 150....sc gâm oto) - Nguyên lý hoạt động 3. Những hư hỏng thường gặp - áp suất dầu quá yếu - Chảy dầu - Có tiếng kêu cơ khí - Kiểm tra khe hở giữa thân bơm và đỉnh răng của bánh răng. 1. Thân bơm; 2. Các bánh răng Phương pháp kiểm tra khe hở nắp và đầu các bánh răng 4. Quy trình tháo bơm dầu trợ lực lái - Vệ sinh sơ bộ bề ngoài bơm. - Nghiên cứu trước khi tháo. TT Nguyên công Hình vẽ Dụng cụ Chú ý 1 Tháo các đường ống dẫn. Dùng êtô kê kẹp chắc chắn. 2 Tháo Pu ly Vam xích tuýp 17 3 Tháo nắp bơm phía trước(đệm) Tuýp 19 4 Tháo nắp bơm (thân sau) - Đánh dấu trên thân bơm và lắp bơm ra. - Tháo 4 đai ốc bắt trên nắp bơm. - Tháo nắp bơm ra. Vạch dấu clê 14, clê chòng, búa nhựa. Chú ý đệm. 5 Tháo rô tô Kìm chuyên dùng, vạch dấu. - Đánh dấu chiều lắp ghép cánh gạt và rôtô. - Tránh xước lòng dẫn hướng 6 - Tháo trục bơm. - Tháo vòng hãm và đưa vòng hãm ra. - Dùng máy ép thủy lực ép cả trục bơm vòng bi và ổ bi ra. Máy ép thủy lực, kìm chuyên dùng. Tránh cong vênh vòng hãm. 7 - Tháo phớt và vong bi.. Búa nhựa - Tránh làm rơi nắp (thân sau ). - Tránh làm rách gioăng đệm. 8 Tháo nút van vòng kín, van điều áp và lò xo ra. Clê chòng 20 IV) Quy trình lắp bơm dầu trợ lực tay lái - Vệ sinh các chi tiết trước khi lắp. - Chuẩn bị các chi tiết đã thay thế: đệm, phớt, keo mỡ, TT Nguyên công Hình vẽ Dụng cụ Chú ý 1 Kẹp bơm Êtô Không kẹp chặt quá. 2 - Lắp nút van vòng bi làm kín, van điều áp và lò xo van điều áp. - ấn van điều áp. Clê chòng 21,20 Xiết đủ lực quy định. 3 -Lắp trục bơm cùng ổ bi vào. - Thay ổ bi mới. - Kẹp lên giá đỡ đưa ổ bi vào. - Lắp vòng hãm. Chụp chuyên dùng, máy ép thủy lực, kìm chuyên dùng. Không để lệch tâm 4 Lắp cánh gạt vào rôtô. Tay. Lắp đúng chiều. 5 Lắp vòng dẫn hướng cánh gạt chốt định vị, tấm sau đệm vênh. Lắp bơm vào. Kìm mỏ nhọn Vòng dẫn hướng phải bôi kem Silicôn vào đệm trước. 4 Lắp cánh gạt vào rôtô. Tay. Lắp đúng chiều. 6 Lắp Puly - Lắp puly vào - Lắp đai ốc hãm giữa puly và trục bơm vào. Van xích tuýp 17. 7 -Lắp ống nối giữa cửa hút. - Lắp đệm vào. - Đưa ống nối vào. - Vặn bulông ghép ống nối vào thân bơm. 8 Tháo nút van vòng kín. Van điện áp và lò xo ra Clê chòng 20 V. Quy trình kiểm tra bơm dầu trợ lực lái: - Dùng các dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra. - Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết. - Dùng panme đo vị trí của trục tại vị trí lắp bạc. - Dùng đồng hồ xo. - Dùng đồng hồ xo để đo đường. - Kính của bạc tại vị trí giữa. Db – Dt = DD cho khe hở. ∆D đảm bảo: ∆D: 0.03 – 0.05 mm. Khe hở lớn nhất cho phép 0,067 mm Db : Đường kính bạc. Dt : Đường kính của trục. ∆D : Khe hở lắp ghép. Dùng pan me để đo chiều dày, chiều rộng của cánh gạt. Chiều dài tối thiểu 14,99 mm. Chiều rộng tối thiểu 8,6 mm. Chiều dày tối thiểu là 1,77 mm. - Dùng căn lá để đo khe hở giữ cánh gọt và rãnh trên thân rôtô giữa rôtô và lòng thân bơm. - Dùng căn lá để đo khe hở giữa cánh gạt và rãnh trên thân rôtô. - Khe hở cho phép ≤ 0,036(mm). - Khe hở tiêu chuẩn 0,025(mm). - Dùng căn lá đo khe hở giữa rôtô và lòng thân bơm. - Khe hở cho phép 0.035 (mm). - Khe hở tiêu chuẩn 0.025 (mm). - Dùng thước thẳng hoặc lực kế để đo chiều dài (lực căng) của lò xo. Chiều dài tiêu chuẩn 33-34(mm). - Dùng tay lắp vòng bi nghe có tiếng kêu chứng tỏ vòng bi rơ lỏng. - Kiểm tra van điều áp. - Dùng tay bịt một lỗ trên thân van, lỗ kia cho dòng khí nén có áp suất vào, xác địnhcho dòng khí có thể lọt qua lỗ kia. Nếu lọt qua chứng tỏ van điều áp yếu. - Kiểm tra phớt chắn dầu. - Kiểm tra trục bơm. - Kiểm tra thân nắp bơm. Hoạt động 2: Nghe giới thiệu và theo dõi trình diễn mẫu . - Những yêu cầu đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp khi kiểm tra tháo lắp bơm trợ lực lái. - Phân tích những lỗi thường gặp của bơm trợ lực lái trên máy thi công xây dựng. - Phương pháp kiểm tra: + Kiểm tra bằng phương pháp nghe nhìn. + Kiểm tra bằng các dụng cụ đo. - Kiểm tra các doăng đệm. - Kiểm tra trục. - Kiểm tra rô to. - Kiểm tra vỏ bơm. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng. Thực hiện tháo, lắp bơm trợ lực lái. Thực hiện kiểm tra bơm trợ lực lái. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra tháo, lắp: Mỗi học sinh phải thực hiện kiểm tra 2-3 lần và ghi lại kết quả kiểm tra vào bảng sau: TT Các hoạt động Thiết bị và Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra 1 Kiểm tra các doăng đệm 2 Kiểm tra trục 3 Kiểm tra vỏ bơm 4 Kiểm tra rô to 5 Kết luận về tình trạng bơm trợ lực lái: Lập bảng thứ tự tháo lắp bơm trợ lực lái. Bài 2: Bảo dưỡng cơ cấu chuyển hướng bánh lốp Giới thiệu: Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày đúng yêu cầu, nhiệm vụ cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. - Phân tích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. - Thực hiện được công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu chuyển hướng bánh lốp trên máy thi công xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính: 1. Yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu chuyển hướng bánh lốp máy thi công xây dựng: - Yêu cầu - Nhiệm vụ 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu chuyển hướng bánh lốp máy thi công xây dựng: - Sơ đồ cấu tạo - Nguyên lý hoạt động 3. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp. 4. Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu chuyển hướng bánh lốp trên máy thi công xây dựng: - Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. - Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. Các hoạt động học tập: - Học trên lớp (lý thuyết) về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, hiện tượng và nguyên nhân hư hong thường gặp của cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. - Thực hành bảo dưỡng cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. Hoạt động 1: Nghe thuyết trình có thảo luận 1. Yêu cầu 2. Nhiệm vụ 3. Sơ đồ cấu tạo Hình 2.1. Cơ cấu chuyển hướng bánh 1. Thanh (cần) kéo ngang; 2,10. Cần nối khớp chuyển hướng; 3. Đĩa cố định; 4. Cần quay trên; 5. Thanh (cần) kéo dọc; 6. Cần chuyển hướng; 7. Hộp tay lái; 8. Trục tay lái; 9. Vành lái; 10. Cần nối khớp chuyển hướng Hình 2.1. - Nguyên lý hoạt động Kiểm tra và sửa chữa các khớp nối. - Hư hỏng nguyên nhân tác hại: Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả - Mòn tróc rỗ khớp cầu (rô tuyn). - Vỡ ổ đỡ . - Mòn hỏng phần ren (phanh hãm). - Làm việc lâu ngày, thiếu mỡ, tháo lắp không đúng kỹ thuật. - Làm việc lâu ngày. - Tháo lắp không đúng kỹ thuật. - Điều khiển lái khó hoặc không điều khiển được. - Làm cơ cấu hình thang lái dơ lỏng nên điều khiển lái mất chính xác. - Lò xo khớp cầu yếu, gãy, giảm đàn tính. - Phớt cao su chắn mỡ rách. - Chốt trẻ gãy hoặc hỏng. - Làm việc lâu ngày. - Va đập cơ học. - Quá tải. - Không điều chỉnh được góc bánh xe nên điều khiển lái khó khăn. - Thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, đòn bên bị cong. - Đòn quay đứng cong, hỏng phần côn, then hoa. - Dầm cầu bị cong hoặc xoắn. - Làm việc lâu ngày. - Bị quá tải. - Điều khiển lái khó , mất an toàn. Kiểm tra- sửa chữa - Kiểm tra tình trạng dơ lỏng của cơ cấu (khớp cầu, đòn ngang và đòn bên). Hình 2.3. Kiểm tra dơ lỏng dẫn động lái - Nâng cho hai bánh trước khỏi mặt đất. - Dùng hai tay nắm chặt các bánh trước, rồi gạt vào hoặc đẩy ra cùng lúc.(hình 2.3) - Nếu cảm thấy khoảng dịch chuyển của động tác này khá lớn thì chứng tỏ có dơ lỏng ở cơ cấu hình thang lái. Chú ý: Trước khi làm nên kiểm tra độ dơ vòng bi bánh xe trước. - Kiểm tra sửa chữa khe hở, độ dơ trong các khớp nối: a. Kiểm tra - Nắm vào các khớp cần kiểm tra rồi lắc mạnh. - Kiểm tra ở các vị trí ăn khớp khác nhau của khớp. (hình 2.4) Hình 2.4. Kiểm tra khe hở khớp nối b. Sửa chữa - Khi kiểm tra như trên mà thấy khe ở vượt quá quy định ta khắc phục như sau: - Tháo chốt chẻ ở nút của khớp nối. - Vặn đai ốc vào đến hết cỡ rồi lại nới ra đến khi mặt đầu của đai ốc trùng với lỗ nắp chốt chẻ trên đầu đòn dọc. Hình 2.5. Khắc phục khe hở Chú ý: Đối với các khớp nối tự định tâm thì chỉ có cách thay các chốt cầu đã mòn và bạc lót để khắc phục khe hở. - Kiểm tra - sửa chữa khớp cầu (rô tuyn) a. Kiểm tra: * Cách 1: Hình 2.6 Kiểm tra độ dơ khớp cầu - Tháo rời cụm khớp cầu khỏi cơ cấu. - Dùng tay nắm chặt hai trục đẩy đi đẩy lại để kiểm tra độ dơ của khớp cầu. * Cách 2: - Kích xe cho hai bánh trước không chạm đất và khớp cầu không chịu tải. (vì khi có tải nó sẽ triệt tiêu khe hở nên ta không kiểm tra được). - Sau đó gắn đồng hồ so vào tay đòn dưới, mũi đồng hồ tựa vào mặt dưới của chân ngõng xoay. (Hình 2. 7) Hình 2.7. Kiểm tra độ dơ khớp cầu - Dùng xà beng kéo chân ngõng xoay lên, xuống để kiểm tra độ dơ đứng của khớp cầu, thông thường độ dơ đứng không được vượt quá 1,2 mm. - Kéo bánh xe và đẩy vào ra để kiểm tra độ dơ ngang của khớp cầu. b. Sửa chữa: Qua kiểm tra và quan sát, nếu: - Hỏng phần ren thì tạo ren mới hoặc mòn hỏng nhiều thì thay mới cả cụm. - Dơ lỏng do mòn hoặc lò xo yếu gãy. + Yếu thì tăng thêm đệm. + Gãy hỏng thì thay mới. - Kiểm tra- sửa chữa đòn ngang, đòn dọc, đòn bên: - Dùng đồng hồ so kiểm tra độ cong của đòn ngang, đòn dọc và đòn bên bằng cách gá trên gá chữ V sau đó dùng đồng hồ so tì vào các vị trí khác nhau kết hợp với xoay đòn. - Nếu cong thì nắn lại. Hoạt động 2: Nghe giới thiệu và theo dõi trình diễn mẫu. - Những yêu cầu đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp khi kiểm tra tháo lắp cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. - Phân tích những lỗi thường gặp của cơ cấu chuyển hướng bánh lốp trên máy thi công xây dựng. - Phương pháp kiểm tra: + Kiểm tra bằng phương pháp nghe nhìn. + Kiểm tra bằng các dụng cụ đo. - Kiểm tra các doăng đệm. - Kiểm tra độ rơ khớp nối cầu. - Kiểm tra các thanh kéo dọc và ngang. - Kiểm tra độ rơ moay ơ bánh xe trước. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng. Thực hiện tháo, lắp cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. Thực hiện kiểm tra cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra tháo, lắp: Mỗi học sinh phải thực hiện kiểm tra 2-3 lần và ghi lại kết quả kiểm tra vào bảng sau: TT Các hoạt động Thiết bị và phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra 1 Kiểm tra các doăng đệm 2 Kiểm tra độ rơ khớp nối cầu 3 Kiểm tra các thanh kéo dọc và ngang 4 Kiểm tra độ rơ moay ơ bánh xe trước 5 Kết luận về tình trạng cơ cấu chuyển hướng bánh lốp: Lập bảng thứ tự tháo lắp cơ cấu chuyển hướng bánh lốp. Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hộp tay lái Giới thiệu: Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày đúng nhiệm vụ, phân loại hộp tay lái. - Phân tích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp tay lái. - Thực hiện được công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hộp tay lái trên máy thi công xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính: 1. Yêu cầu, nhiệm vụ của hộp tay lái máy thi công xây dựng: - Yêu cầu - Nhiệm vụ 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp tay lái máy thi công xây dựng: - Sơ đồ cấu tạo - Nguyên lý hoạt động 3. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp của hộp tay lái trên máy thi công xây dựng. 4. Bảo dưỡng, sửa chữa hộp tay lái trên máy thi công xây dựng: - Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa hộp tay lái. - Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa hộp tay lái. Các hoạt động học tập: - Học trên lớp (lý thuyết) về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động hiện tượng và nguyên nhân hư hang thường gặp của hộp tay lái. - Thực hành bảo dưỡng hộp tay lái. Hoạt động 1: Nghe thuyết trình có thảo luận Sơ đồ cấu tạo: Hộp lái cơ khí Hình 3.1. Hộp lái cơ khí Hộp lái có bộ cường hoá (trợ lực) thuỷ lực Hình 3.2. Hộp lái có bộ cường hoá (trợ lực) thuỷ lực - Điều chỉnh cơ cấu lái kiểu trục vít con lăn và quạt răng, đai ốc -thanh răng: - Sau khi kiểm tra độ dơ vành lái, độ dơ đòn quay đứng, khe hở vòng bi quá quy định ta tiến hành điều chỉnh. * Điều chỉnh khe hở dọc trục (hình 3.3). Hình 3.3. Điều chỉnh khe hở dọc trục 1. Nắp; 2. Cácte; 3. Đệm điều chỉnh - Xả hết dầu nhờn trong các te cơ cấu lái. - Tháo nắp dưới của các te và rút một tấm đệm điều chỉnh ra nếu thấy bớt một tấm đệm mà vẫn chưa trừ bỏ được khe hở thì rút thêm một tấm đệm nữa. - Hoặc đầu tiên lấy một đệm mỏng rồi kiểm tra xem đã hết khe hở chưa và xoay tay lái có dễ dàng không, nếu chưa hết ta bỏ một tấm đệm dày hơn và đặt lại chỗ cũ tấm đệm mỏng lấy ra đầu tiên. * Điều chỉnh khe hở ăn khớp của quạt răng, đai ốc - thanh răng, của trục vít với con lăn. a. Điều chỉnh sự vào khớp của quạt răng và đai ốc - thanh răng (hình 3.4) - Sử dụng vít vặn ở đầu trục quạt răng để điều chỉnh sự vào khớp. - Nếu khe hở lớn hơn mức quy định tức lớn hơn 0,2 mm thì nới lỏng đai ốc hãm vít điều chỉnh rồi vặn vít điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ cho đến khi trừ bỏ hết khe hở. Hình 3.4. Điều chỉnh sự vào khớp b. Điều chỉnh cơ cấu trục vít - con lăn (tương tự hình 3.4) - Tiến hành điều chỉnh sự vào khớp bằng cách vặn vít điều chỉnh. - Vặn vít theo chiều kim đồng hồ một vài đường ren trong vòng đệm hãm, làm cho trục của đòn quay đứng nhích dần lại trục vít. Chú ý: Khi điều chỉnh, bằng kinh nghiệm người ta kéo tay kéo vành tay lái dọc trục mà không bị dơ và quay không có tầm nặng nhẹ là được. - Kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu lái bánh răng, thanh răng: a. Kiểm tra độ dơ của bánh răng và thanh răng (Hình 3.5) - Bằng cách gắn vào trục bánh răng một đòn quay, rồi móc lực kế kéo đi khoảng 1800. - Với xe Mazda là 0,6 – 1,2 kg.m. Hình 3.5. Kiểm tra độ dơ bánh răng và thanh răng b. Điều chỉnh độ dơ của bánh răng thanh răng - Chính là điều chỉnh sự ăn khớp của bánh răng và thanh răng, điều chỉnh độ dơ dọc của trục bánh răng. * Điều chỉnh độ dơ ngang (sự ăn khớp) + Bằng cách vặn đai ốc điều chỉnh ở hộp lái. + Nới lỏng êcu khoá 10. + Rồi nới ra hay vặn vào êcuđiều chỉnh độ dơ ngang 7. Hình 3.6. Điều chỉnh cơ cấu lái bánh răng thanh răng 1. Êcu hãm; 2. Phớt chắn bụi; 3. Êcu điều chỉnh; 4. ổ bi trên; 5. Trục bánh răng; 6.ổ bi dưới; 7.ốc điều chỉnh; 8. Bạc tì thanh răng; 9. Lò xo tì; 10. Êcu khoá; 11.Thanh răng; 12.vỏ cơ cấu lái; 13.Bạc vành khăn; 14.Đòn ngang bên; 15.Đai giữ ; 16.bọc cao su; 17. Êcu khoá; 18. Lò xo ép; 19. Đầu ngoài đòn ngang. * Điều chỉnh độ dơ dọc + Nới lỏng êcu hãm 1. + Rồi nới ra hay vặn vào êcu điều chỉnh độ dơ dọc 3. Chú ý: - Sau khi điều chỉnh ta phải kiểm tra ở 3 vị trí.+ Quay vành lái cách vị trí trung gian từ 2- 2,5 vòng, yêu cầu lực quay từ 0,5- 1,2 Kg. + Quay vành lái cách vị trí trung gian từ 1- 1,5 vòng, yêu cầu lực quay từ 0,8 – 1,25 Kg. + Quay vành lái cách vị trí trung gian một tí, yêu cầu lực quay từ 1,8 – 2,5 Kg. Không vượt quá 2,5 Kg đối với tất cả xe, máy thi công di chuyển bằng bánh lốp. Hình 3.7. Điều chỉnh khe hở dọc trục cơ cấu lái kiểu trục vít con lăn Nắp; 2. Vỏ cơ cấu lái; 3. Đệm điều chỉnh Hình 3.8. Điều chỉnh khe hở ăn khớp của trục vít con lăn 1- Clê; 2- Đai ốc điều chỉnh; 3- Đai ốc hãm; 4- Đệm hãm Hoạt động 2: Nghe giới thiệu và theo dõi trình diễn mẫu - Những yêu cầu đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp khi kiểm tra tháo lắp hộp tay lái. - Phân tích những lỗi thường gặp của hộp tay lái trên máy thi công xây dựng. - Phương pháp kiểm tra: + Kiểm tra bằng phương pháp nghe nhìn. + Kiểm tra bằng các dụng cụ đo. - Kiểm tra các doăng đệm. - Kiểm tra độ rơ của vành lái. - Kiểm tra độ rơ dọc và ngang của hộp tay lái. - Kiểm tra sự kết nối chắc chắn của hộp tay lái. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng. Thực hiện tháo, lắp hộp tay lái. Thực hiện kiểm tra hộp tay lái. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra tháo, lắp: Mỗi học sinh phải thực hiện kiểm tra 2-3 lần và ghi lại kết quả kiểm tra vào bảng sau: TT Các hoạt động Thiết bị và Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra 1 Kiểm tra các doăng đệm 2 Kiểm tra độ rơ của vành lái 3 Kiểm tra độ rơ dọc và ngang của hộp tay lái 4 Kiểm tra sự kết nối chắc chắn của hộp tay lái 5 Kết luận về tình trạng hộp tay lái: Lập bảng thứ tự tháo lắp hộp tay lái. Bài 4: Bảo dưỡng cơ cấu trợ lực lái Giới thiệu: Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày đúng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu trợ lực lái. - Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu trợ lực lái. - Thực hiện được công tác kiểm tra, bảo dưỡng cơ cấu trợ lực lái trên máy thi công xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính: 1. Yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu trợ lực lái máy thi công xây dựng: - Yêu cầu - Nhiệm vụ 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu trợ lực lái máy thi công xây dựng - Sơ đồ cấu tạo - Nguyên lý hoạt động 3. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp của cơ cấu trợ lực lái trên máy thi công xây dựng 4. Bảo dưỡng cơ cấu trợ lực lái trên máy thi công xây dựng: - Quy trình bảo dưỡng cơ cấu trợ lực lái. - Thực hiện bảo dưỡng cơ cấu trợ lực lái. Các hoạt động học tập: - Học trên lớp (lý thuyết) về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động hiện tượng và nguyên nhân hư hang thường gặp của cơ cấu trợ lực lái. - Thực hành bảo dưỡng cơ cấu trợ lực lái. Hoạt động 1: Nghe thuyết trình có thảo luận - Yêu cầu: - Nhiệm vụ: - Sơ đồ cấu tạo của cơ cấu trợ lực lái: Hệ thống lái có bộ cường hoá thuỷ lực: Hệ thống lái có trợ lực thuỷ lực - Nguyên lý hoạt động của cơ cấu trợ lực lái. Kiểm tra áp lực dầu của hệ thống trợ lực thuỷ lực. Đo áp suất bơm bằng dụng cụ chuyên dùng Hoạt động 2: Nghe giới thiệu và theo dõi trình diễn mẫu . - Những yêu cầu đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp khi kiểm tra tháo lắp cơ cấu trợ lực lái. - Phân tích những lỗi thường gặp của cơ cấu trợ lực lái trên máy thi công xây dựng. - Phương pháp kiểm tra: + Kiểm tra bằng phương pháp nghe nhìn. + Kiểm tra bằng các dụng cụ đo. - Kiểm tra các doăng đệm. - Kiểm tra áp lực dầu của hệ thống trợ lực thuỷ lực. - Kiểm tra mức dầu trong bình chứa của cơ cấu trợ lực lái. - Kiểm tra sự kết nối chắc chắn của cơ cấu trợ lực lái. - Kiểm tra tình trạng xi lanh píttông thuỷ lực - Kiểm tra van áp lực dầu Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng. Thực hiện tháo, lắp cơ cấu trợ lực lái. Thực hiện kiểm tra cơ cấu trợ lực lái. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra tháo, lắp: Mỗi học sinh phải thực hiện kiểm tra 2-3 lần và ghi lại kết quả kiểm tra vào bảng sau: TT Các hoạt động Thiết bị và phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra 1 Kiểm tra các doăng đệm 2 Kiểm tra áp lực dầu 3 Kiểm tra mức dầu trong bình chứa 4 Kiểm tra tình trạng xi lanh pít tông thuỷ lực 5 Kiểm tra van áp lực dầu 6 Kết luận về tình trạng cơ cấu trợ lực lái: Lập bảng thứ tự tháo lắp cơ cấu trợ lực lái. Bài 5: Bảo dưỡng hệ thống chuyển hướng xe bánh xích Giới thiệu: Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày đúng nhiệm vụ, phân loại hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. - Thực hiện được công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chuyển hướng xe bánh xích trên máy thi công xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính: 1. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống chuyển hướng xe bánh xích máy thi công xây dựng: - Nhiệm vụ - Phân loại 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống chuyển hướng xe bánh xích trên máy thi công xây dựng: - Sơ đồ cấu tạo - Nguyên lý hoạt động 3. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp của hệ thống chuyển hướng xe bánh xích trên máy thi công xây dựng. 4. Bảo dưỡng hệ thống chuyển hướng xe bánh xích trên máy thi công xây dựng: - Quy trình bảo dưỡng hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. - Thực hiện bảo dưỡng hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. Các hoạt động học tập: - Học trên lớp (lý thuyết) về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động hiện tượng và nguyên nhân hư hang thường gặp của hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. - Thực hành bảo dưỡng hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. Hoạt động 1: Nghe thuyết trình có thảo luận - Nhiệm vụ Giúp cho xe, máy di chuyển theo đúng hướng của người điều khiển. - Phân loại + Cơ cấu lái kiểu hành tinh + Cơ cấu lái kiểu ly hợp bìa - Sơ đồ cấu tạo - Nguyên lý hoạt động - Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp Hoạt động 2: Nghe giới thiệu và theo dõi trình diễn mẫu . - Những yêu cầu đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp khi kiểm tra tháo lắp hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. - Phân tích những lỗi thường gặp của hệ thống chuyển hướng xe bánh xích trên máy thi công xây dựng. - Phương pháp kiểm tra: + Kiểm tra bằng phương pháp nghe nhìn. + Kiểm tra bằng các dụng cụ đo. - Kiểm tra các doăng đệm. - Kiểm tra tình trạng ly hợp lái. - Kiểm tra tình trạng cơ cấu lái kiểu hành tinh. - Kiểm tra phanh bán trục hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng. Thực hiện tháo, lắp hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. Thực hiện kiểm tra hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra tháo, lắp: Mỗi học sinh phải thực hiện kiểm tra 2-3 lần và ghi lại kết quả kiểm tra vào bảng sau: TT Các hoạt động Thiết bị và Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra 1 Kiểm tra các doăng đệm 2 Kiểm tra tình trạng ly hợp lái 3 Kiểm tra cơ cấu lái kiểu hành tinh 4 Kiểm tra tình trạng phanh bán trục 6 Kết luận về tình trạng cơ cấu trợ lực lái: Lập bảng thứ tự tháo lắp hệ thống chuyển hướng xe bánh xích. Bài 6: Sửa chữa cơ cấu thanh lái Giới thiệu: Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày đúng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng. - Giải thích được sơ đồ kết cấu chung của cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng. - Thực hiện được công tác kiểm tra sửa chữa cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính: 1. Yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng: - Yêu cầu - Nhiệm vụ 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng: - Sơ đồ cấu tạo - Nguyên lý hoạt động 3. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp của cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng. 4. Sửa chữa cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng: - Quy trình tháo lắp sửa chữa cơ cấu thanh lái. - Thực hiện kiểm tra, sửa chữa cơ cấu thanh lái. Các hoạt động học tập: - Học trên lớp (lý thuyết) về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động hiện tượng và nguyên nhân hư hang thường gặp của cơ cấu thanh lái. - Thực hành bảo dưỡng cơ cấu thanh lái. Hoạt động 1: Nghe thuyết trình có thảo luận - Yêu cầu - Nhiệm vụ - Sơ đồ cấu tạo Hình 6.1. Rô tuyn tự điều chỉnh độ rơ Hình 6.2. Rô tuyn không tự điều chỉnh độ rơ 1- Chốt cầu; 2- Gối đỡ chốt cầu; 3- Đai ốc điều chỉnh; 4- Chốt chẻ 3. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp của cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng: a. Hệ thống lái bị dơ lỏng quá mức: * Nguyên nhân: - Bánh xe , dẫn động lái bị dơ lỏng quá mức. - Cơ cấu lái (hộp lái) quá dơ lỏng. - Do cơ cấu dẫn động lái bị mòn, bu lông và đai ốc bắt không chặt, chốt chẻ hỏng. - Có sự mòn khuyết các khớp cầu của cơ cấu dẫn động lái. * Hậu quả: - Điều khiển lái không chính xác. - Mất an toàn. b.Tay lái nặng: * Nguyên nhân: - Điều chỉnh cơ cấu lái quá chặt hoặc do thiếu dầu. - Dẫn động lái bị chặt (khe hở các khớp quá nhỏ , thiếu mỡ bôi trơn). - Bánh xe trước không đủ áp suất. - Trợ lực lái bị hỏng. - Điều chỉnh sai độ chụm. *Hậu quả: - Khó điều khiển. - Gây mệt mỏi cho người lái. c.Chạy sai quỹ đạo chuyển động. * Nguyên nhân: - áp suất bánh xe không đều nhau. - Lốp mòn không đều hoặc hỏng. - Góc đặt bánh xe dẫn hướng sai. - Dẫn động lái quá dơ lỏng, khớp cầu mòn . - Bánh xe bị dơ lỏng quá mức. * Hậu quả: - Khó điều khiển, gây mệt mỏi. - Khi xe, máy chạy không thẳng theo mong muốn. d. Rò rỉ dầu: * Nguyên nhân: - Các gioăng đệm bị hỏng, các đầu nối bị hở, bị nứt. - Mức dầu quá cao. * Hậu quả: - Các chi tiết mòn hỏng nhanh. - Gây ảnh hưởng xấu đến một số bộ phận. - Có thể không điều khiển được. e. Có tiếng ồn khi làm việc: * Nguyên nhân: - Hệ thống mòn hỏng. - Cơ cấu lái bị mòn, dơ lỏng. - Các khớp, ổ đỡ dơ hoặc thiếu dầu. - Điều chỉnh dây đai của trợ lực lái quá căng. * Hậu quả: - Gây mòn hỏng nhanh . - Điều khiển lái mất chính xác. - Kiểm tra độ dơ của vành lái: * Dùng dụng cụ đo bằng thước vạch (hình 6.3): - Cho ô tô đứng trên nền phẳng, hai bánh xe dẫn hướng ở vị trí chạy thẳng. Hình 6.3: Kiểm tra độ dơ vành lái Dấu đánh trên vành lái; 2. Độ dơ; 3. Thước đo; 4. Vành lái. - Đặt thước đo cố định sát vành lái. - Xoay vành lái từ từ đến khi hai bánh xe trước bắt đầu dịch chuyển hoặc đến khi đòn quay đứng bắt đầu dịch chuyển. Dùng phấn đánh dấu trên thước và vành lái. - Xoay từ từ ngược lại đến khi hai bánh trước hoặc đòn quay đứng bắt đầu dịch chuyển. Đánh một dấu phấn trên thước trùng với dấu trên vành lái đã đánh lúc trước. - Khoảng cách hai vị trí đánh dấu trên thước là độ dơ lỏng của vành lái. * Dùng dụng cụ đo độ dơ bằng thước đo góc (hình 6.4) - Bánh trước đặt ở vị trí chuyển động thẳng. - Kim chỉ của dụng cụ đo đặt trên vành tay lái bằng kẹp lò xo. - Thang chia độ bắt ở đầu trên của trục tay lái. - Quay vành tay lái đến khi bánh trước bắt đầu chuyển động thì đặt số 0 của thang chia độ đối diện với kim chỉ. Hình 6.4. Kiểm tra độ dơ tay lái - Sau đó quay vành lái ngược lại như trên thì dừng lại. - Căn cứ vào nấc thang chia độ nằm đối diện với kim chỉ ta xác định được độ dơ của vành lái. - Kiểm tra độ dơ dọc và dơ ngang của trục lái. (hình 6.5) - Nắm vành tay lái đẩy lên xuống, đó là độ dơ dọc. - Đẩy vành tay lái về phía trước, phía sau và về hai bên trái phải, đó là độ dơ ngang của trục lái. - Khi đẩy vành lái có sự chuyển động tức là có độ dơ. Hình 6.5. Kiểm tra độ dơ dọc và dơ ngang - Kiểm tra lực tác động vào vành tay lái. (hình 6.6) - Kiểm tra lực cần tác động vào vành tay lái nhằm mục đích kiểm tra độ rít kẹt hay dơ lỏng của hệ thống cũng như cơ cấu lái. - Hình bên là cách kiểm tra bằng lực kế lò xo, lực này phải nằm trong giới hạn: 0,5-2 kg. Hình 6.6. Kiểm tra lực tác động vào vành lái - Kiểm tra bằng kinh nghiệm sự nặng tay lái: - Kích bánh xe trước khỏi mặt đất. - Xoay vành tay lái, cảm nhận lực phản từ vành tay lái, kiểm tra các cơ cấu, thành phần của hệ thống, tìm kiếm nơi bị ma sát nhiều. - Tháo đòn dọc hoặc thanh kéo khỏi đòn quay đứng nếu: + Vành tay lái nhẹ hơn nhiều thì nguyên nhân làm nặng tay lái nằm ở các thanh kéo hoặc các khớp nối cầu. + Ngược lại xoay tay lái vẫn nặng thì nguyên nhân nằm tại cơ cấu lái. - Kiểm tra sự bắt chặt của hệ thống lái: Hình 6.7. Kiểm tra sự bắt chặt hệ thống lái 1. Cần chuyển hướng; 2. Chốt cầu; 3. Đòn quay đứng; 4. Giảm sóc; 5. Các te cơ cấu lái. - Công việc là kiểm tra tại các khớp nối và khớp cầu (hình 6.7). - Dùng tay lắc mạnh hoặc dùng đòn bẩy để kiểm tra. Hình 6.8. Kiểm tra khe hở trong các khớp nối dẫn Hình 6.9. Điều chỉnh khe hở trong các khớp nối Hình 6.10. Kiểm tra khe hở chốt chuyển hướng Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm Nội dung Như ta đã biết, do ảnh hưởng của góc nghiêng ngoài nên hai bánh xe có xu hướng quay theo tâm của nó khi chuyển động, nghĩa là bánh xe bên phải sẽ lăn về phía phải và bánh xe bên trái sẽ lăn về phía trái, do đó làm cho bánh xe chuyển động đi ra ngoài phương chuyển động của xe, máy hiện tượng này sẽ gây lên sự hao mòn của lốp và hư hỏng các chi tiết của cụm bánh xe dẫn hướng. Để khắc phục hiện tượng này, các bánh xe dẫn hướng đều được đặt với độ chụm nhất định. 1. Độ chụm là gì Hình 6.11: Độ chụm của bánh xe dẫn hướng Độ chụm của bánh xe được đặc trưng bởi hiệu số giữa hai khoảng cách đo được trên rìa vành hai bánh xe dẫn hướng theo đường kính bánh xe (hình 6.11). A B - Độ chụm dương: Nếu hai bánh xe chụm về phía trước (khi đó B – A > 0). - Độ chụm âm: Nếu hai bánh xe loe về phía sau (B – A < 0). Hình 6.12. Độ chụm bán xe dẫn hướng Độ chụm dương Độ chụm âm Vậy khi đặt bánh xe có độ chụm bánh xe sẽ lăn theo vòng cung của tâm của bánh xe, tâm này sẽ dịch về phía trước so với trục của cầu dẫn hướng. Khi xe, máy chuyển động lực cản của mặt đường với bánh xe có xu hướng quay bánh xe trụ đứng, để cho bánh xe luôn luôn chuyển động thẳng. 2. Tại sao bánh xe dẫn hướng cần có độ chụm Độ chụm quy định là cần thiết để đảm bảo cho các bánh xe dẫn hướng khỏi bị trượt ngang khi ô tô đang chạy.ảnh hưởng tới việc mài mòn của lốp và ổn định vành lái. 3. Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm Công việc kiểm tra và điều chỉnh độ chụm thực hiện sau khi đã sửa chữa cơ cấu hình thang lái, chốt chuyển hướng, chỉnh moay ơ. Trước khi kiểm tra, điều chỉnh cần kiểm tra bánh xe có dơ hay không, kiểm tra áp suất không khí trong lốp xe. Nếu đúng yêu cầu kĩ thuật mới tiến hành công việc trên. 3.1 Kiểm tra độ chụm Quy trình kiểm tra độ chụm: - Để xe, máy ở trên đường phẳng, hai bánh xe ở vị trí chạy thẳng. - Đặt thước tì vào 2 má lốp sao cho các đầu dây xích chớm chạm nền. - Đọc kích thước và đánh dấu vào vị trí vừa đo của hai má lốp. - Tiếp tục tiến hành: Dịch xe, máy về phía trước sao cho hai bánh trước quay 1800(tay lái giữ ở vị trí xe chạy thẳng ) - Đặt thước vào hai vị trí đã đánh dấu và đọc kích thước. - Lấy hiệu hai kích thước vừa đo được là độ chụm bánh xe. Hình 6.13. Kiểm tra độ chụm của bánh xe dẫn hướng Tuỳ theo loại xe mà có yêu cầu về độ chụm khác nhau. Độ chụm quy định thông thường từ 2ữ6mm. Trên xe, máy độ chụm thông thường có giá trị 2ữ3mm đối với xe, máy có cầu trước bị động dẫn hướng và đối với xe có cầu trước chủ động dẫn hướng là: –3ữ –2mm. - Khi điều chỉnh cho phép sai lệch ±1mm. Hình 6.14. Góc đặt bánh xe Hoạt động 2: Nghe giới thiệu và theo dõi trình diễn mẫu . - Những yêu cầu đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp khi kiểm tra tháo lắp cơ cấu thanh lái. - Phân tích những lỗi thường gặp của cơ cấu thanh lái trên máy thi công xây dựng. - Phương pháp kiểm tra: + Kiểm tra bằng phương pháp nghe nhìn. + Kiểm tra bằng các dụng cụ đo. - Kiểm tra độ chụm bánh xe. - Kiểm tra góc đặt bánh xe. - Kiểm tra khe hở khớp chuyển hướng. - Kiểm tra lực tác động vào vành lái. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng. Thực hiện tháo, lắp cơ cấu thanh lái. Thực hiện kiểm tra cơ cấu thanh lái. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra tháo, lắp: Mỗi học sinh phải thực hiện kiểm tra 2-3 lần và ghi lại kết quả kiểm tra vào bảng sau: TT Các hoạt động Thiết bị và Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra 1 Kiểm tra độ chụm bánh xe 2 Kiểm tra góc đặt bánh xe 3 Kiểm tra khe hở khớp chuyển hướng 4 Kiểm tra lực tác động vào vành lái 6 Kết luận về tình trạng cơ cấu thanh lái: Lập bảng thứ tự tháo lắp cơ cấu thanh lái. Bài tập Tài liệu tham khảo 1. Vận hành & sửa chữa máy thi công xây dựng- chỉ dẫn kỹ thuật - Liên hiệp đào tạo nghề Công nghiệp RHODANIENNE (AFPI) cộng hoà Pháp. 2. Tài liệu đánh giá - Liên hiệp đào tạo nghề Công nghiệp RHODANIENNE (AFPI) cộng hoà Pháp. 3. Sách bài tập - Tổ chức đào tạo quốc gia úc-ANTA. 4. Cấu tạo Máy kéo – Nhà xuất bản công nhân Kỹ thuật. 5. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô. Tác giả- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành- Đại học Bách khoa Đà nẵng. 6. Cần trục ô tô - Nhà xuất bản Mir Moscva. 7. Máy xúc xây dựng vạn năng một gầu - Nhà xuất bản Mir Moscva. 8. Sửa chữa điện ô tô - Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 9. Trang bị điện ô tô máy kéo - Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. 10. Sửa chữa – bảo trì lốp và bánh xích - Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmd_07_gt_he_thong_lai_8645.doc