Ngyên tắc khi vớt người ngã:
+ Tàu phải hết trớn, chân vịt ngừng hoạt động.
+ Tàu phải che nước, gió cho người ngã.
+ Vị trí vớt: ngang cửa buồng lái; cự ly cách mạn tàu 0,5 2m.
+ Phải sơ cứu người ngã có hiệu quả mới tiếp tục hành trình hay đưa người ngã đến cơ sở y tế gần nhất.
Vì lý do nào đó, không có điều động cứu vớt người bị nạn được phải lập tức phát tín hiệu, dấu hiệu xin phương tiện khác, lực lượng khác đến giúp đỡ sau khi đã làm tốt các thao tác ban đầu.
23 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
GIÁO TRÌNH
BỒI DƯỠNG CẤP CHỨNG CHỈ ĐIỀU KHIỂN
PHƯƠNG TIỆN LOẠI II TỐC ĐỘ CAO
Năm 2014
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Để từng bước hoàn thiện giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao” với các nội dung:
1. An toàn cơ bản.
2. Điều động phương tiện thủy loại II tốc độ cao.
Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
Môn học 1: AN TOÀN CƠ BẢN
3
1
Bài 1: Trang bị cứu sinh
4
2
Bài 2: Trang bị cứu hoả
6
3
Bài 3: Trang bị cứu đắm
9
Môn học 2: ĐIỀU ĐỘNG PHƯƠNG TIỆN THUỶ
LOẠI II TỐC ĐỘ CAO
11
1
Bài 1: Nguyên lý cơ bản
11
1.1
Hệ thống lái
11
1.2
Chân vịt
13
1.3
Quay trở
13
1.4
Nguyên lý điều khiển bánh lái khi chạy tiến, chạy lùi
14
2
Bài 2: Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao
15
2.1
Lắp ráp máy hệ thống khởi động, bộ phận cung cấp nhiên liệu xuồng, kiểm tra và thử máy
15
2.2
Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao ra bến, vào bến
16
2.3
Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao đi đường khi có ảnh hưởng của dòng chảy, sóng gió, tàu lớn
17
2.4
Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao quay trở
19
2.5
Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao vớt người ngã xuống nước
20
Môn học 1:
AN TOÀN CƠ BẢN
Mã số: MH 01
Thời gian: 05 giờ
Mục tiêu: Học xong môn học này, người học có khả năng sử dụng được các trang bị cứu sinh, cứu hoả, cứu đắm.
Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học:
- Căn cứ vào giáo trình an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường, sơ cứu và các tài liệu tham khảo đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay trên các bãi tập của nhà trường, phòng y tế và trên các tàu huấn luyện.
Bài 1
TRANG BỊ CỨU SINH
1.1.Kh¸i niÖm
Cứu sinh là một công việc quan trọng nhất đối với nghành GTVT, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống con người. Do vậy trang bị cứu sinh là không thể thiếu trên tất cả các phương tiện thủy nội địa. Trang bị cứu sinh dùng để cứu các thuyền viên, hành khách khi tàu, thuyền bị nạn hay có người từ phương tiện ngã xuống nước. Trang bị cứu sinh có nhiều lọai nhiều hình thức, song trong khuôn khổ ph¬ng tiÖn thñy lo¹i 2 ta chỉ đề cập đến một số loại phao cần thiết.
1.2. Phao cứu sinh
Phao cứu sinh gồn các loại sau: Phao bè (dùng cho tập thể), ngoài ra còn phao tròn; phao ống, phao áo (dùng cho cá nhân)
1.2.1. Phao cứu sinh tập thể (Bè cứu sinh )
- Bè cứu sinh được kết cấu bằng vật liệu cứng hoặc bằng thổi hơi. Nếu bằng vật liệu cứng có thể làm bằng vật liệu có tính tự nổi bản than hay nổi bằng các khoang khí, các khoang khí phải được kết cấu bởi 2 khoang riêng biệt sao cho chỉ cần bơm căng 1 khoang vẫn đảm bảo lực nổi và sức chứa theo yêu cầu của phao bè đó.
- Phải có kết cấu có thể chịu được có ném ở độ cao thích hợp xuống nước.
- Phải chịu được những có nhảy ở độ cao đến 4,5m xuống bè.
- Xung quanh bè phải có dây nắm.
- 1 dây giữ, dìu bố có chiều dài Không nhỏ hơn 2 lần khoảng cách từ nơi cất giữ đến đường nước không tải thấp nhất hoặc 15m lấy giá trị nào lớn hơn.
- 1 chiếc còi có dây buộc liền với phao áo.
- 1 chiếc đèn pin.
- Các thiết bị phản quang.
Sau đây giới thiệu loại bè cứu sinh thường dùng trên phương tiện đi ven Biển.
Bè cứu sinh cũng là một phương tiện cấp cứu tập thể, gồm có hai loại: bè cứu sinh bơm hơi và bè cứu sinh loại cứng. Trên bè phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị theo quy định để giúp cho người ở trên bè có thể hoạt động bình thường. Số lượng người tối đa mà bè có thể chở được không vượt quá 25 người đối với loại bè bơm hơi và không vượt quá 30 người đối với loại bè cứng.
Bè bơm hơi phải được đặt trong hòm có sức nổi riêng và có khả năng chịu đựng sự hao mòn do môi trường. Hòm chứa bè phải được đặt ở nơi thuận tiện và có khả năng thả xuống nước nhanh chóng trong trường hợp cấp cứu.
Bè cứng cũng phải được đặt ở vị trí thuận lợi để khi cần thiết có thể sử dụng dễ dàng và trong điều kiện tàu bị đắm bè vẫn có thể nổi được.
(Hình 1 và 2)
Hình 1: Bè cứu sinh bơm hơi
Hình 2: Mặt trước bè cứu sinh bơm hơi.
1.2.2. Phao dùng cho cá nhân.
1.2.2.1. Phao tròn (h×nh 3)
a. Cấu tạo:
Phao hình vành khuyên, đường kính ngoài khoảng 1m; đường kính trong 0,6 m, chủ yếu cho cá nhân, vỏ ngoài là bạt không thấm nước được sơn hai màu trắng đỏ, bên trong phao là gỗ bấc hay xốp hoặc nhựa rỗng, xung quanh được gắn một đương dây mềm
b/ Sử dụng:
Khi có người ngã xuống nước ta quẳng phao xuèng níc cho người ngã, người ngã với dây mềm rồi chui vào giữa phao và kẹp vào hai nách.
Về số lượng được trang bị phụ thuộc vào kÝch thíc xuång.(trung b×nh kho¶ng 4 ®Õn 5 chiÕc)
1 2
H×nh 3: Phao trßn
1. phao, 2.d©y mÒm
1.2.2.2 Phao áo.( Hình 4)
a. Cấu tạo:
Nó giông như một chiếc áo cộc, làm bằng gỗ bấc, ngoài bọc vải kín nước sơn màu da cam , có sáu miến xốp: hai trước ngược, hai sau lưng và hai miến sau gáy.
b. ChuÈn bÞ
- Đèn bấm còn sáng
- Còi thổi còn kêu
- Phao áo còn hạn sử dụng
c. C¸ch mÆc ¸o (h×nh 5)
Phao áo được lấy ra, mở hết các đây
- Còi kêu, đèn sáng
- Phao áo được mặc vào người
- Dây được buộc chặt sát người
- Nhảy từ trên cao 2m xuống sông không bị tuột phao
- Bơi 50m có phao áo mà không bị tuột phao.
d. Ngoài ra còn một loại phao áo nữa
(hình 6), gồm 6 múi hình khối chữ nhật được làm bằng lie hay gỗ dút (1). Các múi này được ghép thành một dải và toàn bộ được bọc trong một lớp vải dày không thấm nước, phía trên có hai dây(2) để choàng vào hai vai, các phao ngoài có dây( 3) để buộc vào bụng
Khi sử dụng người ta xỏ hai tay vào dây (2), dây (2) choàng vào hai vai rồi buộc hai dây ( 3)vào bụng. Như vậy có hai múi phao dài sau lưng, hai múi phao dài trước ngực, hai múi ngắn ở hai bên nách. Do đó phao sẽ ôm vào người làm người nổi lên mặt nước
H×nh 4: Phao ¸o
H×nh 5: C¸ch mÆc ¸o phao
H×nh 6: Mét kiÓu phao ¸o
1. D©y buéc bong; 2. C¸c miÕng xèp;
3. D©y kho¸c vµo vai
Bài 2
TRANG BỊ CỨU HỎA
2.1. Công tác phòng cháy trên xuång.
Tất cả các phương tiện thủy vận tải trên sôngT, đều phải chấp hành nghiên chỉnh những yêu cầu chung về phòng chống cháy nổ trên tàu
- Các tàu phải có đủ trang bị cứu hỏa như: bơm nước, các bình chữa cháy, cát, xẻng, dao, búa, câu liêm, chăn, phải sơn đúng màu quy định, để ở những nơi dễ thấy, dễ láy và những nơi dễ sinh ra cháy nổ. Thường xuyên phải kiểm tra, hư hỏng phải sửa chữa, mất mát phải thay thế.
- Tại các khu vực dễ cháy nổ phải có bảng nội quy, biển báo q /định về phòng chống cháy nổ như: nội quy điều lệnh chữa cháy, biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc, có phương án chống cháy, thường xuyên tổ chức luyệnh tập về công tác chữa cháy.
- Nhiên liệu phục vụ sản xuất phải để đúng nơi quy định, dầu cặn, giẻ lau thấm dầu đều để vào thùng riêng và để đúng nơi quy định. nghiêm cấm thuyền viên, hành khách mang các vật dễ cháy; nổ lên tàu, trừ trường hợp được phép của thuyền trưởng. Không được hút thuốc.
- Nghiêm cấm thắp đèn dầu, đốt hương, nến ở những khu vực không có người, chú ý những vật sinh ra tia lửa điện như bếp ga, lò sưởi, Tv, đài, dây dẫn điện, ống hơi
- Hàng hóa phải được xếp đặt đúng quy cách, đúng kích thước, thường xuyên thông gió các khoang hầm nơi quy định.
2.6.1. Một số bình chữa cháy hóa học.
2.6.1.1. Bình CO2
* Sơ đồ cấu tạo
Gồm vỏ bình bằng kim loại, bên trong bình chứa đầy CO2 ở dạng lỏng được nén
dưới áp suất cao. CO2 được giữ lại trong bình bởi một van đặt trên miệng bình, van này có một chốt an toàn. Nhằm đảm bảo an toàn khi chịu tác động của sự thay đổi nhiệt độ và áp suất, người ta bố trí một van an toàn tự động mở khi 2 yếu tố trên vượt qua giới hạn an toàn cho phép . Ngoài ra còn có vòi phun, tay cầm cách nhiệt để tránh bị bỏng lạnh khi sử dụng.
* Tác dụng:
CO2 không dẫn điện, không dẫn nhiệt và không ăn mòn kim loại nên có tác dụng:
- Làm ngạt bằng cách chiếm chỗ ôxi do có tỉ trọng lớn hơn ôxi khoảng 1,5 lần.
- Có hiệu quả cao khi chữa các đám cháy trong các khu vực kín, hàng xăng, dầu và các hóa chất không gây phản ứng với CO2 , các thiết bị điện.
Hình 7: Bình CO2
* Cách sử dụng:
Khi có đám cháy phát sinh, trước hết mang nhanh bình về phía đầu gió, gần với đám cháy; Rút chốt an toàn, cầm vào tay nắm cách nhiệt, hướng vòi phun vào đám cháy rối mở khoá. Dưới áp suất cao trong bình, CO2 lỏng được đẩy ra theo ống xi phông, qua bộ phận khuếch tán, biến thành thể sương qua miệng vòi phun trở về thể khí và nở to gấp 100 lần so với thể tích ban đầu, phun thẳng vào đám cháy với nhiệt độ rất thấp. Trong không khí có từ 15% khí CO2 thì sự cháy bị triệt tiêu. Sau khi đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn thì đóng van, đóng chất an toàn lại rồi đưeà vào nơi cất giữ quy định.
** Chú ý khi sử dụng bình Co2:
- Khi chuyển động, CO2 sẽ thu nhiệt nên khi sử dụng phải cầm vào tay nắm cách nhiệt để tránh bị bỏng lạnh.
- Sau khi ra khỏi miệng vòi phun, có khoảng 25% lượng CO2 biến thành sương ở dạng tuyết.
- Trước khi chữa cháy trong buồng kín, phải đảm bảo không còn bất kỳ người trong đó; Người sử dụng phải mang bình dưỡng khí phòng ngạt.
- Bình này có thể sử dụng được nhiều lần, cho đến khi trong bình còn 35% khối lượng CO2 phải nạp bổ sung.
2.6.1.2. Bình bọt
* Cấu tạo:
Vỏ bình bằng kim loại, ngoái chứa dung dịch NaHCO3, trong bình có chai thủy tinh đựng dung dịch Al2(SO4)3. Miệng chai thủy tinh có nắp, trên nắp có lò xo giữ cho nắp đậy chặt. Nắp nối liền với cần mỏ vịt bằng một đòn nhỏ. Trên miệng bình
có vòi phun, miệng vòi phun được bịt bằng một màng giấy mỏng ngâm dầu hoặc bằng chất dẻo.
* Tác dụng:
Hình 8: Bình bọt
Vỏ bình
Chai thủy tinh
Lò xo
Vòi phun
- Có tác dụng cách ly bề mặt cháy với không khí
Bọt có tác dụng làm lạnh tương đối lớn.
Rất có hiệu quả khi chữa cháy cho xăng, dầu, mỡ.
* Cách sử dụng:
Khi có đám cháy phát sinh, trước hết mang nhanh bình về phía đầu gió, gần với đám cháy; Rút chốt an toàn; Ấn mỏ vịt xuống làm bật nút chai thuỷ tinh; Dốc ngược bình, làm cho hai dung dịch bên trong trộn lẫn
với nhau, xảy ra phản ứng hoá học:
Al2(SO4)3 + 6 NaHCO3 =
2Al(OH)3 + ¯3 Na2 SO4 + 6 CO2
Áp suất tăng lên. Các chất tạo thành sau phản ứng là hỗn hợp,, trong đó: Al(OH)3 là dung dịch dạng bọt rất nhẹ và có tính linh hoạt cao; Khí CO2 lẫn trong bọt trên; Na2 SO4 kết tủa xuống. Khối bọt hỗn hợp này lớn gấp 8 đến 12 lần khối dung dịch cũ và được phun ra xa 8 -10 m, nhẹ gấp 10 lần so với nước, nên có thể nổi lên trên dầu và xăng, ngăn cách các chất cháy với không khí để dập tắt ngọn lửa.
2.6.1.3. Bình axit – bazơ
* Cấu tạo:
Vỏ bình bằng kim loại, ngoài chứa dung dịch NaHCO3, trong bình có chai
thủy tinh đựng dung dịch H2SO4, ngoài ra còn có mũ gang, kim hoả, vòi phun.
Hình 9: Bình axit bazơ
Vỏ bình
Chai thủy tinh
Kim hoả
Vòi phun
* Cách sử dụng:
Khi có đám cháy phát sinh, trước hết mang nhanh bình về phía đầu gió, gần với đám cháy; Đập vào kim hoả và dốc ngược bình chữa cháy. Kim hoả chọc thủng chai thuỷ tinh làm dung dịch axit và bazơ trộn lẫn với nhau xảy ra phản ứng hoá học sau:
2 NaHCO3 + H2SO4 =
Na2SO4+ 2 H2O + 2CO2
Hướng vòi phun về phía đám cháy. Lúc này trong bình sinh ra rất nhiều khí CO2 và áp suất tăng lên nhanh, làm cho dung dịch cùng bọt khí thoát ra ngoài qua vòi phun,phun thẳng vào đám cháy
2.6.1.4. Bình bột.
* Cấu tạo:
Gồm vỏ bình bằng kim loại, bên trong bình ở phía dưới chứa bột chữa cháy. Phía trên được nén đầy khí CO2 dưới áp suất cao. Cả bột chữa cháy và khí CO2 được giữ lại trong bình bởi một van đặt trên miệng bình. Nhằm đảm bảo an toàn thì người ta bố trí ở van một chốt an toàn. Ngoài ra còn có vòi phun.
Bình lớn, bột và khí CO2 được chứa ở 2 bình khác nhau, đặt trên cùng một giá đỡ. Giữa 2 bình có đường ống thông nhau, tren ống có bố trí van chặn, vòi phun được bố trí bên bình chứa bột.
* Tác dụng:
Chữa cháy cho tất cả các chất rắn. Hiệu quả rất cao khi chữa cháy ở môi trường có gió.
Hình 10: Bình bột
F f
* Cách sử dụng:
Khi có đám cháy phát sinh, trước hết mang nhanh bình về phía đầu gió, gần với đám cháy; Rút chốt an toàn, mở van, dưới áp lực của khí CO2 có áp suất cao, hỗn hợp khí CO2 và bột hoá học sẽ được phun vào đám cháy, đám cháy bị dập tắt. Loại bình này thích hợp để chữa cháy loại B và loại C.
Bài 3: THỰC HÀNH ỨNG CỨU KHI CÓ TÌNH HUỐNG
CHÁY , NỔ XẢY RA
1. Quan sát, nhận biết trang, thiết bị phòng, dập cháy ở phương tiện.
2. Thực hành dập tắt đám cháy bằng bình chữa cháy hóa học phù hợp với loại đám cháy đó.
Bµi 3
TRANG BỊ CỨU THỦNG
3.1.Nguyên nhân gây thủng
Khi một phương tiện thủy bị thủng do các nguyên nhân sau:
- Do thân vỏ tàu lâu ngày quá yếu
- Do hai tàu va vào nhau
- Do tàu va vào chướng ngại vật rắn
- Do tàu chở hàng rắn sắt, thép, đá hộc v..v..do sóng to tàu lắc bản thân hàng hóa va đập vào thành, tàu đáy tàu và gây ra thủng
- Do chiến tranh
3.2. Các dụng cụ cứu thủng.
- Máy bơm + đường ống hay vòi rồng
- Gầu hoặc xô múc nước
- Đệm tôn hay gỗ các loại
- Chống gỗ hoặc tre
- Thảm các loại
- Lắp vít các loại
- Nêm các loại
- Xi măng
3.3. Phương pháp cứu thủng.
3.3.1. Cách xác định hiện tượng bị thủng và vị trí lỗ thủng.
- Đậu tại bến phải thường xuyên đo nước, trước khi đo phải bôi phấn vào thước để nhìn cho rõ.
- Căn cứ tàu nghiêng phải, trái, chúi mũi, chúi lái để kết luận vùng bị thủng.
- Khi chạy tới nước vào nhanh thì thường là thủng ở phía mũi tàuK, nước vào chậm là thủng ở mạn hay sau lái, đi ngang gió nếu nước vào nhanh là thủng ở mạn đầu gió, vào chậm là mạn cuối gió.
- Ta cũng có thể dùng mùn cưa hoặc cám, chấu rắc mạn ngoài chỗ nghi vấn, nếu thủng nước hút mùn cưa vào trong tàu ta sẽ phát hiện được lỗ thủng
- Nếu tàu chở hàng ta phát hiện lỗ thủng bằng cách nhìn thấy bọt khí nổi nên trong khoang.
- Nếu là rạn nứt ta dùng phấn trắng miết bên trong vỏ chỗ nghi ngờ, nếu thấy phấn ướt là đúng.
- Dùng vợt chuyên dụng cho rà ngoài vỏ tàu nếu thấy nước hút ép vợt vào vỏ tàu thì đó là lỗ thñng .
3.3.2.Phương pháp cứu thủng
- Nếu là lỗ thủng nhỏ thì ta bịt lỗ thủng tạm thời rồi bơm hoặc dùng gầu tát nước ra ngoài
- Khi phát hiện lỗ thủng to hoặc không phát hiện được lỗ thủng mà lượng nước vào tàu nhiều thì phải báo động toàn tàu
- Cho máy bơm hoạt động, kiểm tra vách ngăn kín nước, tìm lỗ thủng để có biện pháp khắc phục
- Căn cứ vào kích thước lỗ thủng mà xử lí một trong các phương pháp sao có hiệu quả như: nêm, nắp vít, thảm
- Nếu thấy khả năng không thể cứu thủng được thì phải phát tín hiệu cấp cứu. cố gắng đưa tàu vào bãi gần nhất để hạn ch? nước tràn vào tàu, hạn chế thiệt hại và thuận lợi cho việc trục vớt sau này.
- Nếu hai tàu đâm vào nhau, hoặc tàu đâm vào đá mà không rút ra được, thì dừng máy và để nguyên trạng thái để nước không thể tràn vào phương tiện và dễ xử lí sau này.
- Nếu là thủng trên đường mớn nước ta có thể làm nghiêng tàu.
- Trường hợp nguy hiểm phải đưa tàu vào ngay bãi cạn gần nhất
3.4. Cứu thủng bằng nêm
3.4.1. Hình dạng các loại nêm(Như hình vẽ)
Hình 11: Các loại nêm
3.4.2. Phương pháp dùng nêm
Tùy theo kích thước và hình dạng của lỗ thủng mà chọn nêm cho phù hợp. Trước khi đóng nêm ta dùng vải bạt hay sợi gai quấn vào nêm, sau đó bôi một lớp mỡ. Rồi dùng búa hay vật nặng khác đóng nêm vào lỗ thủng
Môn học 2: ĐIỀU ĐỘNG PHƯƠNG TIỆN THUỶ LOẠI II TỐC ĐỘ CAO
Mã số: MH 02
Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu: Học xong môn học này, người học có khả năng nắm chắc nguyên lý điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao.
Nội dung:
STT
Nội dung
Thời gian
đào tạo (giờ)
1
Bài 1: Nguyên lý cơ bản
2
1.1
Hệ thống lái
1.2
Chân vịt
1.3
Quay trở
1.4
Nguyên lý điều khiển bánh lái khi chạy tiến, chạy lùi
2
Bài 2: Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao
2.1
Lắp ráp máy hệ thống khởi động, bộ phận cung cấp nhiên liệu xuồng, kiểm tra và thử máy
12
2.2
Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao ra bến, vào bến
2.3
Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao đi đường khi có ảnh hưởng của dòng chảy, sóng gió, tàu lớn
2.4
Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao quay trở
2.5
Điều động phương tiện thuỷ tốc độ cao vớt người ngã xuống nước
Tổng cộng
14
Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học:
- Căn cứ vào giáo trình điều động tàu thủy và các đầu sách tham khảo về điều động tàu đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho học sinh huấn luyện thực hành ngay tại phòng học mô phỏng và trên các tàu huấn luyện.
Bài 1.
NGUYÊN LÍ CƠ BẢN
1.1. Hệ thống lái.
1.1.1. Khái niện hệ thống lái.
Tất cả các phương tiện thủy đều phải có hệ thống lái. Hệ thống lái là một hệ thống dưới tác dụng của một lực vào hệ thống sẽ làm cho p /t thủy ngả mũi .
1.1.2. Phân loại hệ thống lái.
Người ta phân hệ thống lái thành hai loại. là hệ thống lái thuận và h /thống lái nghịch.
1.1.2.1. Hệ thống lái thuận.
* Khái niệm.
Hệ thống lái thuận là dùng vô lăng để quay bánh lái, đặc điểm của hệ thống
này là khi tàu chạy tới quay vô lăng về bên nào thì bánh lái ngả sang bên đó.
* Sơ đồ cấu tạo (hình 1)
- Máy lái 1. Có một số trục và bánh răng ăn khớp với nhau dùng để bắt dây lái.
- Bu li 2 . Cho dây lái chạy qua, làm giảm ma sát.
- Dây lái 3. Nối giữa trục quấn dây trong máy lái và quạt lái 5.
- Tăng dơ 4 . Dùng để điều chỉnh dây lái (căng chùng)
- Quạt lái 5. Liên kết với cuống lái va bánh lái, dùng buộc dây lái
- Cuống lái 6. Đầu trên cố định với quạt lái, đầu dới cố định với bánh lái.
- Bánh lái 7. Dùng để lái
- Vô lăng 8 . Dùng để lái.
8 1
2
3
4
5
6
7
* Nguyên lí hoạt động.
Quay vô lăng 8, các trục và bánh răng trong máy lái hoạt động, dây 3 một bên nhả ra một bên thu về, dây3 kéo quạt lái 5 sang một bên, làm bánh lái 7 ngả sang bên ngược lại
1.1.2.2. Hệ thống lái nghịch.
a/ Phương tiện thô sơ
Khái niệm.
Hệ thống lái nghịch là hệ thống đơn giản lái bằng cần. Ta tác động một lực vào cần thì bánh lái quay sang một bên.
* Sơ đồ cấu tạo (hình 2)
- Cần 1 . Cố định với cuống lái 2, dùng để tác động lực lái.
1
2
3
H×nh 2. HÖ thèng l¸i nghÞch
- Cuống lái 2. Đầu trên cố định cần lái
Đầu dới cố định bánh lái.
- Bánh lái 3. Dùng để lái.
* Nguyên lí hoạt động.
Khi ta đẩy cần lái sang trái thì bánh lái ngả
sang phải và ngược lại
Xuồng tốc độ cao.
1 2 3 4 4
5 1
Hình 12: Xuồng tốc độ cao tay lái nghịch
1- máy 2-, chốt liên kết, 3- cần lái 4- xuồng 5- chân vịt
Xuồng TĐC không có bánh lái riêng và lái luôn bằng máy, nghĩa là máy quay quanh một chốt lên kết với lái xuồng.Máy vừa làm nhiệm vụ đẩy và lái. Điều khiển máy quay có thể là tay lái thuận hay tay lái nghịch.
- Xuồng tay lái thuận được lái bằng vô lăng, máy lái có thể là dây hay lái thủy lực. Tay lái thuận là khi ta quay vô lăng về bên nào thì máy và chân vịt quay sang bên đó.
- Xuồng tay lái nghịch là máy lái được lái bằng cần lái. Khi xuồng không hoạt động ta có thể tháo máy ra mang lên bờ( hình 1.1.4).Chân vịt 5 được liên kết với thân máy 1, cần lái 3 được cố định vào máy l. Máy liên kết với xuồng bằng chốt 2, máy quay quanh chốt 2.Khi ta đẩy cần 3 sang phải hoặc trái thì máy và chân vịt quay về phía ngược lại.
1.2. Ch©n vÞt
1.2.1. Kh¸i niÖm ch©n vÞt
Chân vịt là một bộ phận của hệ thống đẩy. Chân vịt có từ 2 cánh trở lên, đuợc chế tạo băng đồng; gang hay hợp kim.Các cánh có độ xoắn và đuợc lắp nghiêng vào đầu trục, mặt sau cánh gọi là mặt hút, mặt truớc cánh gọi là mặt đẩy.
- Nếu tàu có máy thì c /v được gắn vào đầu trục, nằm ngoài vỏ tàu truớc bánh lái - Nếu là máy đuôi tôm thì chân vịt đuợc gắn ở đầu cần.
- Máy cole (máy đĩa) chân vịt gắn trực tiếp vào máy.
1.2.2. Chiều quay chân vịt
Chiều quay chân vịt có chiều quay trái,
Và chiều quay phải
- Chân vịt chiều phải là khi máy chạy tới
các cách quay thuận chiều kim đồng hồ
.( Hình1.3.2a)
- Chân vịt chiều trái là khi máy chạy tới,
các cách quay ngược chiều kim đồng hồ
Chú ý:Chiều quay chân vịt ảnh hưởng
đến hướng xuồng chạy.
a/ b/
Hình 13: Chiều quay chân vịt
a-chân vịt chiều phải, b-ch©n vÞt chiều trái
1.3.Quay trở.
1.3.1. Khái niệm. Tất cả các phương tiện thủy đang chạy mà đổi hướng thì trọng tâm của phương tiện sẽ vẽ lên một quỹ đạo cong, Quỹ đạo ấy là vòng quay trở của phương tiện. Vòng quay to hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tốc độ, mớn nước, kích thước, trọng tải, góc độ bẻ lái, diện tích bánh lái
Vòng quay lúc đầu có hình xoắn ốc , khi tàu quay ổn định có dạng hình tròn . Dn đường kính vòng quay trở . Dn= 2-4 L.(L chiều dài thân tàu). Với xuồng cao tốc thì Dn = 5-8L (Hình 14)
1.3.2.Đặc điểm
1.3.2.1. Độ nghiêng ngang. ( Hình 15)
Lúc bắt đầu bẻ lái( vị trí 1) quay và nghiêng về phía bẻ lái, trọng tâm xuồng dịch ra phía ngoài chừng ½ chiều rộng xuồng (vị trí 2). Khi xuồng đổi hướng đượng 90 độ ( vị trí 3) là giai đoạn xuồng quay trở ổn định, giai đoạn này xuồng nghiêng ra ngoài, cho đến khi kết thúc vòng quay. Vị trí 4 là xuồng đã đổi hướng được 1800 . Đối với phương tiện tốc độ cao thì độ nghiêng thường bằng 2 độ.
1.3.2.2. Góc dạt.(Hình 16)
Khi quay mũi xuồng ngả vào phía trong vòng quay, lái xuồng ở ngoài vòng quay
1.4. Nguyên lí điều khiển bánh lái.
1.4.1. Khi xuồng chạy tiến.
1.4.1.1. Đối với xuồng có tay lái nghịch
3 4
Dn
2
1
Hình 14: Các giai đoạn quay
Hình 15: Đặc điểm khi quay
Hình 16: Góc dạt khi quay
-Muốn cho mũi xuồng ngả trái ta đẩy cần lái sang phải, dòng nước chân vịt đảy lái tầu sang phải, do đó mũi xuồng ngả sang trái(Hình 17a)
-Muốn cho mũi xuồng ngả phải, ta đẩy cần lái sang trái, dòng nước chân vịt đạp ra đẩy lái xuồng sang trái , do đó mũi xuồng ngả phải(hình 17b)
Kết luận:Khi xuồng tiến với tay lái nghịch, ta đẩy cần lái về bên nào thì mũi xuồng ngả về phía ngược lai
1.4.1.2. Đối với xuồng có tay lái thuận
- Ta quay vô lăng sang phải, bánh lái xuồng ngả sang phải(hình 18a). Dòng nước chảy ngược chiều chuyển động vào mặt trước bánh lái, làm áp lực mặt trước lớn hơn mặt sau, nó đẩy lái xuồng sang trí . Do đó mũi xuồng ngả sang phải
- Bẻ lái sang trái phân tích tương tự thì mũi xuồng ngả trái(hình.18b)
Kết luận: Khi xuồng tiến bẻ lái về bên nào thì mũi xuồng ngả về bên đó
1.4.2. Khi xuồng chạy lùi
1.4.2.1. Đối với xuồng có tay lái nghịch
a/ b/
Hình 17: Khi xuồng tiến
a/ b/
Hình 18: Khi xuồng tiến
- Muốn cho mũi xuồng ngả trái, ta đẩy cần lái sang trái, lái xuồng ngả phải, do đó mũi xuồng ngả trái(hình 19a) ho mũi xuồng ngả phải, ta đẩy cần lái sang phải, lái xuồng ngả trái, do đó mũi xuồng ngả phải(hình 19b)
Kết luận:Khi xuồng lùi với tay lái nghịch, ta đẩy cần lái về bên nào thì mũi xuồng ngả về phía ngả về phía đó(bên đó)
a/ b/
Hình 19: Khi xuồng lùi
1.4.2.2. Đối với xuồng có tay lái thuận
- Ta quay vô lăng sang phải (hình 20a), bánh lái ngả sang phải. Dòng nước ngược chiều chuyển động của xuồng tác động vào mặt sau bánh lái làm áp lực mặt sau lớn hơn mặt trước, Nó đẩy lái tàu sang phải, nên mũi xuồng ngả trái
- Khi quay vô lăng sang trái (hình 20b) phân tích tương tự mũi xuồng ngả phải.
Kết luận:Khi xuồng lùi với tay lái thuận, ta quay vô lăng để bẻ lái về bên nào thì mũi xuồng ngả phía ngược lại.
] ]
a/ b/
Hình 20: Khi xuồng lùi, tay lái thuận
Bài 2
ĐIỀU ĐỘNG PHƯƠNG TIỆN THỦY TỐC ĐỘ CAO
2.1. Lắp ráp máy, hệ thống khởi động, bộ phận cung cấp nhiên liệu xuồng, kiểm tra và thử máy.
Đối các loại máy nhỏ tay lái nghịch, sau khi hoạt động người ta thường tháo máy khỏi thân xuồng và đưa về nơi bảo quản cất giữ, nên khi hoạt động phải lắp máy vào xuồng theo 1 quy trình sau:
2.1.1. Lắp r¸p m¸y xuống xuồng
- Khiêng máy nhẹ nhàng xuống lòng xuồng phía sau lái
- Dựng máy theo chiều thẳng đứng( chú ý tránh va chạm vào chân vịt gây cong vênh hoặc biến dạng)
- Đưa máy ra ngoài thân xuồng phía sau lái
-Thả máy xuống nước theo chiều thẳng đứng
- Ráp tay máy bám vào thành xuồng, sao cho khớp lỗ định vị và lỗ bắt giữ máy vào vách thân xuồng
- Xỏ lỗ bulông định vị bắt chặt êcu
- Xiết chặt tai hồng của máy vào vách thân xuồng
- Luồn khuyết bảo hiểm chuyên dùng, khóa máy vào thành xuồng
2.1.2. Đưa nhiên liệu vào máy
- Mang can xăng để vào sau lái xuồng, cố định lại để không bị di chuyển khi xuồng hoạt động( được ghi trên bơm tay của dây dẫn xăng) chú ý vì đầu dây có hai kim 1 kim định vị, 1kim dẫn xăng
- Nới ốc thông hơi trên lắp can xăng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, dùng tay bóp bơm xăng, khi bơm đã cứng tay là được
2.1.3. Kiểm tra và thử máy.
- Sau khi đã lắp máy ổn định kiểm tra độ chặt chẽ giữa máy và thân xuồng, giữa máy và can nhiên liệu, cắm chìa khóa vào máy xoay về vị trí ON
-Tay ga để ở vị trí thấp nhất
- Khởi động máy bằng dây giật, sau khi máy hoạt động ta phải chú ý quan sát nước làm mát có ra không, màu khói không được xanh,đen, chỉ là màu ghi nhạt. Nếu có các hiện tượng trên ta phải dừng máy để xử lí.
-Vòng tay chìa khóa vào tay cầm lái, cắm nẫy an toàn về chốt an toàn. Lúc đó mới được phép vào số cho xuồng hoạt động.
- Khi xuồng chạy người điều khiển phải thường xuyên kiểm tra bulông định vị và các tai hồng vì quá trình hoạt động bị rung, lắc nên các chi tiết này sẽ bị lỏng ra( đề xe), nếu có hiện tượng phải xiết lại cho chặt.
2.2.Điều động phương tiện thủy tốc độ cao ra vào bến
1.2.1.Phương pháp ra bến
1.2.1.1.Ra bến khi nước gió êm
Đối với xuồng TĐC.
-Tháo các dây, đẩy nhẹ lái xuồng ra ngoài, cho máy lùi, kéo cần lái vào cầu(vt1). Giữ cần lái xuồng lùi và quay đến các vt 2-3
- Đến( vt3) dừng máy lùi, cho máy tiến, kéo cần lái thẳng và điều động tàu ra xa cầu (Hình 21)
1
2 3 3
Hình 21: Xuồng ra cầu nước gió êm
-Trường hợp xuồng đã hướng mũi ra ngoài thì ta chỉ việc tháo dây, cho máy tiến, ga nhỏ và đưa xuồng ra xa cầu, sau đó tăng ga(Hình 22)
Hình 22: Xuồng ra cầu nước gió êm
Mũi xuồng hướng ra ngoài
1.2.1.2. Ra bến khi có ảnh hưởng của gió
Nói chung xuồng thấp , ảnh hưởng của gió không nhiều.
Trường hợp có gió từ cầu thổi ra thì đơn giản, ta chỉ việc tháo tất cả các dây là xuồng dạt ra ngoài.
Khi có gió từ ngoài cầu thổi vào , ta ra giống như trường hợp trong(hình 22), nhưng ra với góc độ lớn hơn và tốc độ lùi cũng lớn hơn(hình 23)
1 3
2
Hình 23: Ra cầu khi có gió từ ngoài
1.2.2.Phương pháp cập cầu
Như ta đã biết xuồng nói chung, xuồng TĐC nói riêng mớn nước nhỏ, thấp nên ảnh hưởng của gió, nước là nhỏ. Hơn nữa đây là phương tiệncó kích thước nhỏ, do đó việc cập cầu không có gì khó khănthậm chí có thể cho cập lùi
1.2.2.1. Cập khi nước gió êm(hình 24)
-Trong điều kiện nước gió bình thường,ta cho xuồng chỉ vào điểm cập với góc độ nhỏ hay song song với cầu, tùy theo trớn mà ta giảm tốc độ cho phù hợp( VT1) -Khi xuồng đến điểm cập ta bắt dây, tắt máy(VT2)
1.2.2.2. Điều khiển xuồng cập lùi
Trong điều kiện cảng hẹp hoặc có nhiều chướng ngại vật, ta có thể điều động xuồng cập lùi(hình 25)
-Cho xuồng đi gần cảng với tốc độ chậm (VT1), xuồng tiến và quay từ 1 " 2
-Khi xuồng đã hướng ra ngoài, cho dừng máy tiến và cho lùi, bẻ lái ra ngoài(VT2), xuồng lùi và quay từ 2 "3"4 (phải chú ý tốc độ lùi của xuồng
- Khi xuồng đã đến vị trí đã định ta dừng máy, bắt dây(VT4)
2
1
Hình 24:
Cập khi nước gió êm
4
3
2
Hình 25:
Điều khiển xuồng cập lùi
2.3. Điều động phương tiện thủy TĐC đi đường khi có ảnh hưởng của dòng chảy, sóng gió, hay khi gặp tàu lớn
2.3.1. Khi có ảnh hưởng dòng chảy
Tuy xuồng cao tốc mớn nông, nhưng ít nhiều vẫn chịu ảnh hưởng của dòng nước.
- Đi xuôi dòng, tốc độ tăng nhưng tính ăn lái kém - Đi ngược dòng, tốc độ giảm nhưng tính ăn lái tốt hơn. Không được để xuồng chúi mũi vì đi ngược nước mà chúi mũi thì rất nguy hiểm. Khi đi ngược nước do tốc độ xuồng lớn mà đi ngược do vậy áp lực nước tác động vào mũi xuồng rất lớn, có thể làm mũi xuồng dìm xuống gây đắm xuồng
-Đi ngang dòng chảy xuồng bị dạt, do vậy phải đè nước. Tùy theo cường độ của dòng chảy mà góc đè lớn hay nhỏ, mũi xuồng luôn phải chếch về phía đàu nước.
- Về mù lũ phải chú ý những vật trôi trên mặt nước như gốc cây, khúc gỗ
( Hình 26)
Hình 26:
Xuồng tèc ®é cao đi ngang nước
2.3.2. Khi có ảnh hưởng của gió
- Đi xuôi gió phải chú ý đến CNV trước mũi và khi cập cầu vì quán tính của xuồng. Tốc độ tăng, tính ăn lái tốt.
- Đi ngược gió tốc độ giảm, tính ăn lái kém, phải chú ý đến cường độ của gió, không được để mớn nước mũi quá nhỏ. Vì khi đi ngược gió lái xuồng dìm xuống, mũi xuồng nâng lên, nếu gió mạnh sẽ luồn vào đáy xuồng và bốc mũi lên làm mũi xuồng bị đảo, gây chấn động mạnh giữa đáy xuồng và mặt nước có thể mất lái thậm chí gió quá mạnh có thể gây lật xuồng( Hình 27)
- Gió cấp 4 trở lên không được đi ngang gió
Hình 27:
Xuồng cao tốc đi ngược gió, gió sẽ nâng mũi xuồng lên
(gió mạnh)
2.3.3.Khi có ảnh hưởng của sóng
Biên độ sóng, tốc độ lan truyền sóng, bước sóng cũng như phương lan truyền sóng ảnh hưởng đến phương tiện thủy rất nhiều. Trên biển cả các phương tiện bị nạn một phần do sóng gió quá mạnh. Đối với xuồng TĐC vì kích thước nhỏ do vậy chỉ chạy được khi sóng nhỏ ( hkoangr cấp 3,4). Khi đi có sóng sẽ có hiện tượng: - Đi xuôi sóng thì xuồng có thể bị sóng đánh dạt, khó giữ được hướng đi - Đi ngược sóng tốc độ giảm, mũi xuồng sóng trào lên và chao đảo, tốc độ giảm. - Đi ngang sóng xuồng bị lắc ngang mạnh, tạo độ nghiêng ngang lớn có thể gây đắm xuồng. Nếu độ cao sóng cho phép, xuồng phải đi theo hướng chếch hoặc vát sóng để đảm bảo an toàn
- Đi xuôi sóng thì xuồng có thể bị sóng đánh dạt, khó giữ được hướng đi - Đi ngược sóng tốc độ giảm, mũi xuồng sóng trào lên và chao đảo, tốc độ giảm.
– Đi ngang sóng xuồng bị lắc ngang mạnh, tạo độ nghiêng ngang lớn có thể gây đắm xuồng. Nếu độ cao sóng cho phép, xuồng phải đi theo hướng chếch hoặc vát sóng để đảm bảo an toàn (hình 2.3 3)
- Khi xuồng không chạy buộc xuồng ở cảng hay bờ đứng thành, khu vực có nhiều phương tiện lớn qua lại phải có sào ganh hay phải có đệm, phòng khi sóng làm xuồng va đập
v
u
w
Hình 28:
Xuồng TĐC đi trên sóng
uPhương truyền sóng,v Xuồng đi chếch sóng, w. Xuồngđi vát sóng
2.3.4. Xuồng cao tốc đi gần các phương tiện thủy lớn
-Xuồng nhỏ, tốc độ lại cao, nếu đi gần các phương tiện thủy lớn, gần trụ cầu, gần bờ đứng thành, xuồng sẽ bị hút vào các đối tượng trên vì: các phương tiện có tốc độ lớn lại đi gần nhau sẽ sinh lực hút hấp dẫn. Vì vậy khi xuồng TĐC ngang qua tàu lớn phải tránh xa tàu lớn ít nhất bằng chiều dài tàu lớn, nếu luồng hẹp thì phải giảm tốc độ ( Hình 29a)
a/ b/ c/
Hình 29:
Xuồng TĐC đi gần các phương tiện thủy lớn rất nguy hiểm
a. Xuồng đi gần tàu lớn, b. xuồng nắm trên hệ thống sóng tản tàu lớn,
c.xuồng nằm phía sau lái tàu lớn
- Các xuồng không được đi vào hệ thống sóng tản của tàu lớn( hình 29b)vì hệ thống sóng này sẽ làm xuồng mất phương hướng và lao vào mũi tàu lớn
- Xuồng không được đi vào lái phương tiện lớn vì khi tàu lớn có tốc độ cao v× khi tµu lín chạy để lại sau lái một vùng nước trũng. Nếu xuồng đi vào vùng nước này sẽ bị hút vào lái tàu (Hình 29c.)
2.4.Điều động xuồngTĐC quay trở
Khi điều động xuồng TĐC quay trở , ta phải chú ý những yếu tố sau:
Vì là phương tiện TĐC, muốn giảm độ nghiêng khi quay và vòng quay hẹp ta phải thực hiện một trong hai phương pháp sau:
- Trước khi quay ta phải giảm ga để xuồng chạy chậm.
- Phải bẻ lái ở góc độ nhỏ và từ từ.
Nếu để tốc độ cao và bẻ lái góc độ lớn thì vòng quay rất lớn, độ nghiêng ngang cũng rất lớn xuồng có thể bị lật
2.5. Điều động xuồngTĐC vớt người ngã xuống nước
Chọn cách an toàn nhất để cứu nạn nhân, phải hết sức khẩn trương vớt càng sớm càng có hy vọng cứu sống. Nếu nạn nhân được vớt ngay trong 1 phút (sau khi bị ngạt và tim ngừng đập) có khả năng cứu sống đến 95%. Nếu nạn nhân đã chìm dưới nước sau 5 – 6 phút tỷ lệ cứu sống chỉ khoảng 1%. Bơi đến và kéo nạn nhân đi nếu bạn là người cứu hộ đã được huấn luyện hay nếu nạn nhân đã bất tĩnh. Nếu có thể bạn lội đi trong nước hơn là bơi như vậy sẽ an toàn hơn.
Khi đưa nạn nhân lên được trên tàu, hãy khiêng đầu nạn nhân thấp hơn ngực để giảm thiểu nguy cơ bị nôn mửa. Đặt nạn nhân nằm trên tấm chăn hay áo khoác. Thông khí đạo, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Chữa trị cho nạn nhân về hạ nhiệt, thay quần áo ướt. Không để nạn nhân nằm ở nơi gió lạnh, cho nạn nhân uống nước nóng. Đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay khi nạn nhân có vẻ như hồi phục bình thường.
Hình 30: Chạy theo kiểu chữ chi để tiếp cận người ngã
Hình 31: Phương pháp kéo người ngã lên xuồng
Đối với xuồng TĐC khi xảy ra tai nạn có người ngã xuống nước ngoài những thao tác cơ bản như dừng máy, bẻ lái về phía người ngã, vứt phao cho người ngã. Rồi tùy theo đi xuôi hay đi ngược nước mà tađiều động xuồng tiếp cận người ngã như các phương pháp bình thường
- Đang đi xuôi nước ta quay theo kiểu số 8
- Đang đi ngược nước ta quay theo kiểu vòng tròn
Nếu dòng chảy hay gió có cường độ mạnh người bị nạn trôi nhanh, ta phải điều động xuồng chạy theo đường chữ chi( hình 30) để tiếp cận nạn nhân. Khi tiếp cận người ngã xuồng phải hết trớn, chắn được sóng gió, người ngã ngang với xuồng và sát vào mạn xuồng. Rồi tùy theo sức khỏe người ngã và điều kiện thực tế ta có biện pháp vớt người cho phù hợp
- Nếu nguy hiểm phải cho người nhảy xuống nước hỗ trợ rồi dùng một sợi dây quàng qua ngực và nách nạn nhân như (hình 31) rồi người trên xuồng kéo lên theo chiều mũi tên
7.1.2 . Những thao tác phải làm ngay sau khi có người ngã xuống nước.
Stop máy + bẻ lái về phía người ngã + Ném phao cho người ngã.
Các thao tác này phải được làm đồng thời và chính xác nhằm:
- Stop máy để tránh chân vịt hút người bị nạn vào.
- Bẻ lái ôm về phía người ngã để người bị nạn không bị va vào lái tàu.
- Ném phao cho người bị ôm để duy trì tình trạng người nổi trên mặt nước.
7.1.3 . Các bước thao tác điều động (Hình: 32)
Sau khi làm tốt thao tác trên thì phải nhanh chóng điều động tàu quay trở lại vớt người ở dưới nước. Tuỳ theo chiều dòng chảy mà thường điều động tàu như sau:
7.1.3.1. Trường hợp đang chạy nước ngược: (Hình: 32a)
- Đi ngược nước chạy tàu hình tròn (hướng 360°).
7.1.3.2 . Trường hợp đang chạy xuôi nước. (Hình: 32b)
- Đi xuôi nước chạy tàu theo hình số 8 (hướng 270°)
2
Stop
1 1
2
Stop Stop
4
Stop 3
4
a/ b/
Hình 32: Điều động tàu vớt người ngã xuống nước
a/ Đang chạy nước ngược b/ Đang chạy nước xuôi
Chú ý:
Ngyên tắc khi vớt người ngã:
+ Tàu phải hết trớn, chân vịt ngừng hoạt động.
+ Tàu phải che nước, gió cho người ngã.
+ Vị trí vớt: ngang cửa buồng lái; cự ly cách mạn tàu 0,5 ¸ 2m.
+ Phải sơ cứu người ngã có hiệu quả mới tiếp tục hành trình hay đưa người ngã đến cơ sở y tế gần nhất.
Vì lý do nào đó, không có điều động cứu vớt người bị nạn được phải lập tức phát tín hiệu, dấu hiệu xin phương tiện khác, lực lượng khác đến giúp đỡ sau khi đã làm tốt các thao tác ban đầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_giao_trinhboi_duongcapchungchidieukhienphuong_tienloai_ii_toc_do_cao_5377_5334.doc