Giáo trình bảo tồn đa dạng sinh học

Chương 1. SINH HỌC BẢO TỒN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC Mục tiêu: Giới thiệu khái niệm cơ bản về Sinh học bảo tồn và các mức độ đa dạng sinh học (đa dang loài, gen và đa dạng hệ sinh thái). Định lượng đa dạng sinh học. Sự phân bố của đa dạng sinh học. Những giá trị của đa dạng sinh học. Số tiết: 9 Nội dung: I. Khái niệm về sinh học bảo tồn Trên trái đất, các quần xã sinh vật trải qua hàng triệu năm phát triển đang bị đe dọa bởi các hoạt động của loài người. Sự tuyệt chủng hàng loạt ngày nay có thể so sánh với sự tuyệt chủng của các thời kỳ địa chất trong quá khứ, trong đó hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu loài bị tiêu diệt do các thảm hoạ tự nhiên, có thể là sự va chạm của các thiên thạch, động đất, hoả hoạn, . Nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài đang ở ngưỡng cửa của tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do săn bắt quá mức, do sinh cảnh bị phá hủy và do sự xâm nhập của các loài ngoại lai. Nguy cơ đối với đa dạng sinh học ngày càng tăng do áp lực dân số tăng lên một cách nhanh chóng cũng như các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tình trạng này lại càng trở nên trầm trọng hơn do việc phân phối của cải trên thế giới không đồng đều, về sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển và kém phát triển, đặc biệt đối với các nước nhiệt đới, nơi vốn rất phong phú về loài. Hơn thế nữa, sự đe dọa đối với đa dạng sinh học do các yếu tố đơn độc chẳng hạn như mưa axit, khai thác gỗ, săn bắn quá mức, . cùng kết hợp với nhau làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt đã xảy ra trong quá khứ, sự tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có những đặc trưng như sau: ã Xảy ra với tốc độ rất nhanh. ã Tác nhân chủ yếu là do con người (không phải bởi các điều kiện tự nhiên). ã Liên quan đến việc mất mát, chia cắt và suy thoái nơi ở. ã Không kèm theo sự hình thành loài mới. Sinh học bảo tồn là một nguyên lý khoa học được xây dựng để bảo vệ các loài, thiết lập các khu bảo tồn mới và cũng cố nâng cấp các vườn quốc gia cũng là để xác định những loài nào trên trái đất được bảo tồn cho tương lai. Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành (multi-disciplinary), tập hợp được rất nhiều người và nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng đa dạng sinh học hiện nay. Sinh học bảo tồn bổ sung các nguyên tắc ứng dụng (applied disciplines) bằng cách cung cấp phương pháp tiếp cận có tính chất lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Sinh học bảo tồn khác với các khoa học khác ở chổ là bảo tồn một cách lâu dài toàn bộ quần xã sinh vật là chính, các yếu tố kinh tế thường là thứ yếu. Về nhiều mặt có thể nói sinh học bảo tồn là một khoa học thiết yếu (crisis discipline). Các quyết định về vấn đề bảo tồn được đưa ra hàng ngày và thường là với những thông tin rất hạn chế do thời gian cấp bách. Sinh học bảo tồn cố gắng đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong điều kiện thực tế ngày nay. Từ các khái niệm trên, có thể thấy rằng sinh học bảo tồn có hai mục tiêu: một là tìm hiểu những tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với các loài, quần xã và các hệ sinh thái; hai là để xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể được, cứu trợ các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp với chúng. Vào đầu những năm 1970, các nhà khoa học đã nhận thức được tình trạng khủng hoảng của đa dạng sinh học, nhưng không có một diễn đàn hay tổ chức trung tâm để đối phó với vấn đề đó. Số lượng người suy nghĩ và tiến hành nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tăng lên thì cần thiết phải có thông tin cho nhau các phương pháp tiếp cận và ý tưởng mới. Để có thể thảo luận các mối quan tâm của mình, nhà sinh thái học Micheal Soulé đã tổ chức Hội thảo Quốc tế đầu tiên về Bảo tồn Sinh học vào năm 1978. Tại cuộc họp này, với sự tham gia của các nhà bảo tồn động vật hoang dã, các nhà quản lý động vật, các Viện sĩ, . Soulé đã trình bày một phương pháp tiếp cận liên ngành mới để cứu giúp các loài thực vật, động vật khỏi cơn sóng tuyệt chủng hàng loạt do con người gây ra. Sau đó cùng với đồng nghiệp là Paul Ehrlich và Jared Diamond, Soulé đã phát triển Sinh học bảo tồn thành một ngành khoa học, trong đó kết hợp các kinh nghiệm về quản lý động vật hoang dã, lâm nghiệp và sinh học nghề cá với các lý thuyết về sinh học quần thể, di truyền, tiến hoá và địa lý sinh học để phát triển những phương pháp và tiếp cận mới trong việc bảo tồn loài và các hệ sinh thái. II. Khái niệm về đa dạng sinh học Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng sinh học ở mức độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm. Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng 1.1.

doc93 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 7769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình bảo tồn đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà sinh học bảo tồn sẵn sàng đưa những ý tưởng của họ vào công tác thực tế và làm việc với các nhà quản lý các vườn quốc gia, các nhà quản lý đất các nhà chính trị là nhân dân địa phương thì chắc chắn mọi việc sẽ tiến hành tốt. Trong rất nhiều trường hợp, việc mời những thành viên chủ chốt trong cộng đồng tham gia hội họp, bàn bạc kế hoạch là một bước rất tốt trong việc xây dựng sự nhất quán trong kế hoạch hành động. Phối hợp đúng đắn các mô hình, các lý thuyết mới, các phương pháp tiếp cận hiện đại và các ví dụ thực tiễn sẽ là chìa khóa cho thành  công của tất cả các công việc. Khi sự cân bằng này được thiết lập thì các nhà sinh học bảo tồn cùng làm việc với dân chúng năng động sẽ thành công trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới trong kỷ nguyên mới của những sự thay đổi này. Tóm tắt nội dung: Làm sao phát triển được nền kinh tế xã hội trong khi vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ được thiên nhiên. Bảo tồn là để liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù với những nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ phận dân cư mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó. Các xã hội truyền thống có những nguyên tắc đạo đức bảo tồn rất hiệu quả. Các nguyên tắc này ăn sâu vào tiềm thức và cách cư xử của người dân trong cuộc sống hàng ngày và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. Việc không quan tâm đến quyền lợi cũng như tập quán của người dân địa phương khi thành lập các khu bảo tồn thường làm cho người dân địa phương phản ứng nóng nảy, đôi khi có thái độ thù địch vì quyền lợi trước đây của họ bỗng dưng bị tước đoạt. Mỗi tộc người có một nền văn hoá riêng và quan niệm riêng về tài nguyên thiên nhiên; trong cách ứng xử cũng được thể hiện một cách khác nhau. Vì vậy, đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa thường liên quan với nhau. IUCN, 2000 đã nêu ra 11 nghiên cứu điển hình để minh hoạ các kinh nghiệm trên thế giới trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo vệ chồng lên vùng đất đai hay lãnh thổ của các cộng đồng bản địa. Đã có nhiều nỗ lực quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững. Các nước phát triển ý thức được rằng nếu họ muốn bảo vệ đa dạng sinh học tại các nước đang phát triển giàu có về số loài nhưng lại rất nghèo về khả năng tài chính thì họ cần phải cung cấp tài chính. Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được hình thành cùng với Quỹ Môi trường Quốc gia (NEF). Những dự án thiếu thận trọng tài trợ bởi những cơ quan phát triển quốc tế hay của các ngân hàng phát triển đa phương có thể dẫn tới việc phá hủy nơi cư trú. Các nhà sinh học bảo tồn cần phải thực hiện hàng loạt những vai trò tích cực trong việc duy trì đa dạng sinh học: bảo vệ loài, quỹ gen, các quần xã sinh học và các chức năng của hệ sinh thái. Bài tập: Câu 1. Các xung đột chính trong các nghiên cứu điển hình về cộng đồng bản địa và việc quản lý các khu bảo tồn là gi? Câu 2. Các bài học rút ra trong các nghiên cứu điển hình về cộng đồng bản địa và việc quản lý các khu bảo tồn là gi? Câu 3. Kể tên 3 trong số 5 văn kiện chính mà hội nghị thượng đỉnh toàn cầu vào tháng 6 năm 1992 ở Rio de Janeiro đã ký kết Câu 4.  Các mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học là gì? Câu 5. Các biện pháp mà các nước thành viên đồng ý thực hiện khi ký vào Công ước Đa dạng sinh học là gi? Câu 6. Vai trò của các nhà sinh học bảo tồn Câu 7. Các nước phát triển trả nợ thiên nhiên của mình bằng các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học như thế nào? Tài liệu tham khảo: Tài liệu Tiếng Việt. 1. Lê Trọng Cúc, 2002. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) 1999. Cơ sở sinh học Bảo tồn. NXB KH&KT Hà Nội. Tài liệu Tiếng Anh. 1. John MacKinnon, Colin Rees &Monina Uriarte, 2002. Guidebook of Biodiversity Principles for Developers and Planners. ASEAN Regional Centre For Biodiversity Conservation. 2. IUCN, 2002. Biodiversity in Development. 2002. 3. Michael J. Jeffries, 1997. Biodiversity and Conservation. Routledge, London. 4. Peter J. Bryant, 2001. Biodiversity and Conservation. University of California, USA. 5. Richard B. Primack, 1993. Essentials of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts USA. 6. Richard B. Primack, 1995. A Primer of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts USA. 7. USAID, 2005. Biodiversity Conservation: A Guide For USAID Staff and Partners. 8. WCMC Biodiversity Series No. 5, 1996. Assessing Biodiversity Status  and  Suistainability. World Conservation Press. 9. WCMC Biodiversity Series No. 10, 1996. A Global Review of Protected Area Budgets and Staff. World Conservation Press. 10. World Commission on Protected Areas, 2000. Indigenuos and Traditional Peoples and Protected Areas. Principles, Guidlines and Case Studies. IUCN Chương 6. BẢo tỒn đa dẠng sinh hỌc Ở ViỆt Nam Mục tiêu:  Trình bày các vấn đề về đa dạng sinh học Việt Nam: thực trạng, các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam. Số tiết: 5 Nội dung: I. Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam Việt Nam đã được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Theo dự báo của các nhà thực vật học, số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 15.000 loài, trong đó có khoảng 5.000 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực và thực phẩm, dược phẩm, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác hay làm củi đun. Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ. Nhiều loài là đặc hữu địa phương chỉ gặp trong vùng rất hẹp với số các thể rất thấp. Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài và phân loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, khoảng 547 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới, động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọc vá, Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm. Trong vùng phụ Đông dương có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu của Việt Nam; trong khi Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào. Khi xem xét về sự phân bố của các loài trong vùng phụ Đông Dương nói chung, số loài thú và chim và các hệ sinh thái có nguy cơ bị tiêu diệt nói riêng, chúng ta có thể nhận rõ rằng Việt Nam là một trong những vùng xứng đáng có ưu tiên cao về vấn đề bảo vệ. Không những thế, hiện nay ở Việt Nam đang còn có những phát hiện mới rất lý thú. Chỉ trong 5 năm từ 1992 và 1997 đã phát hiện được 6 loài thú lớn và hai loài cá mới cho khoa học. Về mặt đa dạng sinh thái, các hệ sinh thái của Việt Nam thay đổi từ các kiểu rừng núi cao đến đất thấp, các lưu vực sông, hồ, đầm phá ven biển, đại dương và các hải đảo. Các hệ sinh thái Việt Nam có thể phân thành 3 dạng chính: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển. Rừng của Việt Nam chiếm hơn 36% diện tích tự nhiên, đặc trưng cho nhiều hệ sinh thái trên cạn ở Việt Nam, với nhiều kiểu rừng phong phú như rừng thông (chiếm ưu thế ở các vùng núi cao và cận núi), rừng hổn hợp loại lá kim và lá rộng, rừng lá rộng thường xanh, rừng khô cây họ dầu (rừng khộp) vùng cao Tây Nguyên, rừng khộp địa hình thấp (Đông Nam Bộ), rừng tre nứa ở nhiều nơi. Hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng và phong phú với 30 kiểu đất ngập nước tự nhiên ven biển và nội địa và 9 kiểu đất ngập nước nhân tạo. Một số kiểu có độ đa dạng sinh học cao như đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn ven biển, đầm phá, rạn san hô, rong biển, cỏ biển, vùng biển qunh các đảo ven bờ; đất ngập nước vùng đồng bằng sông Hồng và đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long. Hệ sinh thái biển có khoảng 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất cao. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, nhiều tầng bậc, thành phần loài phong phú. Đa dạng nguồn gen: điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng với nhiều sinh cảnh khác nhau là cơ sở làm tăng tính đa dạng gen trong bản thân mỗi loài. Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng của thế giới. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có về sinh giới này có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam trong quá trình phát triển, cũng như đã đáp ứng những nhu cầu ấy trong quá khứ. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. Trên phương diện sinh thái, các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống, bảo đảm sự lưu chuyển của các chu trình vật chất và năng lượng, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, giảm nhẹ tác hại ô nhiễm và thiên tai. Trên phương diện kinh tế, đa dạng sinh học đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực của đất nước, duy trì nguồn gen, tạo giống vật nuôi cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu. Trên phương diện văn hóa xã hội, đa dạng sinh học tạo nên các cảnh quan thiên nhiên và đó là nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật, là cội nguồn của nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người dân Việt Nam. Từ ngàn xưa, đời sống văn hóa của người Việt rất gần gũi với thiên nhiên. Nhiều loài cây, con đã trở thành vật thiêng hoặc thờ cúng của đối với các cộng đồng người Việt. Các ngành nghề truyền thống như nhuộm chàm, dệt thổ cẩm, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là biểu hiện sự gắn bó của đời sống văn hóa con người Việt Nam đối với đa dạng sinh học. Các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao cung cấp giá trị vô cùng to lớn cho các ngành giải trí ở Việt Nam với các loại hình du lịch sinh thái đang dần phát triển, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và công tác bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, thay vì bảo tồn nguồn tài nguyên này, dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, chúng ta đang khai thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên quý giá này. Nhiều loài hiện đã trở nên hiếm, một số loài có nguy cơ bị diệt vong. Nếu biết sử dụng đúng mức và quản lý tốt, nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có thể trở thành nguồn tài nguyên tái tạo rất có giá trị, thế nhưng nguồn tài nguyên này đang suy thoái nhanh chóng. II. Suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam Trong hơn 40 năm qua dân số Việt Nam đã tăng gấp hai lần với khoảng hơn 80 triệu người hiện nay, trong khi đó tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất của sự sống thì có hạn và bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước vừa qua. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải có nhiều đất đai để trồng trọt, cần có nhiều rừng để cung cấp gỗ làm chất đốt và nguyên liệu cho xây dựng, nhưng rừng thì đang bị thu hẹp lại và xuống cấp nghiêm trọng, đất đai bị xói mòn, độ màu mỡ đang bị kém đi, diện tích đất trống, đồi núi trọc tăng nhanh, đến nay đã chiếm khoảng 13,4 triệu ha, gần hai lần diện tích đất canh tác của cả nước. Sự suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật nhất là rừng nhiệt đới và vùng đất ngập nước là nguyên nhân chính về sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam. Theo danh sách đỏ của IUCN 2004, Việt Nam có 289 loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu. Sách đỏ Việt Nam cũng đã liệt kê 1.056 động vật và thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. So sánh với số liệu thống kê của lần biên soạn sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên (Phần Động vật 1992, phần thực vật 1994), vào thời điểm hiện tại số lượng loài được các nhà khoa học đề xuất đưa vào sách cần được bảo vệ của Việt Nam tăng lên đáng kể: 1065 loài so với 721 loài. Điều này chứng tỏ một thực tế là xu hướng quần thể của rất nhiều loài động thực vật tại Việt Nam đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Rất nhiều loài hiện chỉ còn tồn tại trong các quần thể có số lượng rất nhỏ và bị chia cắt. Bảng 6.1. Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ tính các loài CR, VU và EN) và cấp quốc gia Năm 1992, 1998 Năm 2004 IUCN, 1996, 1998 Sách đỏ 1992, 1996 IUCN Sách đỏ Thú 38 78 41 94 Chim 47 83 41 76 Bò sát 12 43 24 39 Lưỡng cư 1 11 15 14 Cá 3 75 23 89 ĐVKXS 0 75 0 105 Thực vật bậc cao 125 337 145 605 Nấm 7 16 Tảo 12 18 Tổng 226 721 289 1.065  Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005, Phần Đa dạng sinh học. Theo IUCN, số loài bị đe dọa toàn cầu ở Việt Nam không chỉ tăng về số lượng từ 229 lên 289 loài, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Nếu trong danh lục năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì đến năm 2004, con số này đã lên đến 46 loài (Bảng 6.2). Trong số những loài mới bị xếp hạng này có những loài như Bò rừng (Bos javanicus), Sói đỏ (Cuon alpinus), Voọc vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) và Voọc vá chân đen (Pygathrix nigripes). Quần thể của hấu hết các loài bị đe dọa toàn cầu tại Việt Nam đều bị đánh giá là đang có chiều hướng suy giảm. Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao lắm trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa ở mức rất cao ở Việt Nam. Ví dụ như Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus) không có tên trong IUCN 2004, nhưng lại là loài sẽ nguy cấp (VU) ở Việt Nam do mất sinh cảnh và thức ăn bị ô nhiễm. Bảng 6.2. Thống kê số lượng bị đe dọa toàn cầu của Việt Nam theo danh lục đỏ của IUCN 1996, 1998 và 2004. Phân hạng Động vật Thực vật 1996, 1998 2004 1996, 1998 2004 CR 17 17 23 25 EN 25 46 33 37 VU 59 81 69 83 Tổng 101 144 125 145 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005, Phần Đa dạng sinh học 1. Sự giảm sút độ che phủ và chất lượng của rừng. Độ che phủ của rừng Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức. Diện tích rừng toàn quốc đã giảm xuống rất nhiều, năm 1945 rừng chiếm 43% thì đến năm 1990 chỉ còn 27,8% tổng diện tích, trong đó chỉ còn 10% là rừng nguyên thủy. Trong vòng 25 năm qua, toàn bộ vùng rừng tự nhiên mất đi hơn 5 triệu ha ở cả vùng cao và vùng ven biển, trung bình mỗi năm mất đi khoảng 150.000 ha. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và đến năm 2004 theo thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến 36,7% (Bảng 6.1). Bảng 6.1. Diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam qua các năm (đơn vị tính 1.000.000 ha). 1945 1976 1980 1985 1990 1995 1999 2002 2004 Tổng diện tích (ha) 14,30 11,16 10,60 9,89 9,17 9,30 10,99 11,78 12,30 Rừng trồng (ha) 0,00 0,01 0,42 0,58 0,74 1,05 1,52 1,91 2,21 Rừng tự nhiên (ha) 14,30 11,07 10,18 9,30 8,43 8,25 9,47 9,86 10,89 Độ che phủ (%) 43,00 33,80 32,10 30,00 27,80 28,20 33,20 35,8 36,7 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam. Phần Đa dạng sinh học, 2005. Sự suy giảm về độ che phủ của rừng là do mức tăng dân số tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Việc phá rừng để làm rẫy canh tác dẫn đến việc làm xói mòn đất, làm mất chất dinh dưỡng trong đất và cả những biến đổi sâu sắc về đặc điểm vật lý cũng  như sinh học của các hệ sinh thái. Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang đe dọa sức sinh sản lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân dân Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn về xanh hóa của những vùng đất bị tổn thất do chiến tranh và sửa chữa những sai lầm trong công cuộc phát triển nhanh của mình trong những năm qua. Mục tiêu là trong vòng thế kỷ XXI xanh hóa được 40 - 50% diện tích cả nước, với hy vọng phục hồi lại cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu. 2. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học Về các nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam đến nay, có thể tóm tắt như sau: Nguyên nhân trực tiếp: 1.      Sự mở rộng đất nông nghiệp: mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn vào đất rừng, đất ngập nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái đa dạng sinh học. 2.      Khai thác gỗ, củi: trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác trung bình 3,5 triệu m3 gỗ mỗi năm và khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kế hoạch (khoảng 80.000 ha bị mất mỗi năm). Ngoài ra nạn chặt trộm gỗ xảy ra ở khắp mọi nơi, kết quả là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hàng năm một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. 3.      Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: các sản phẩm khác ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây thuốc được khai thác cho những mục địch khác nhau: để dùng, để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là khu hệ động vật hoang dã đã bị khai thác một cách bừa bãi và kiệt quệ. 4.      Cháy rừng: trong số 9 triệu ha rừng còn lại thì 56% có khả năng bị cháy trong mùa khô. Trung bình hàng năm khoảng từ 25.000 đến 100.000 ha rừng bị cháy, nhất là vùng cao nguyên miền Trung. 5.      Xây dựng cơ bản: việc xây dựng cơ bản như giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp, thủy điện,... cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm mất đa dạng sinh học. Các hồ chứa nước được xây dựng hàng năm ở Việt Nam đã làm mất đi khoảng 30.000 ha rừng. 6.      Chiến tranh: trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học rãi xuống chủ yếu ở phía Nam đã hủy diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng. 7.      Buôn bán các loài động thực vật quý hiếm: tình trạng khai thác, buôn bán trái phép các loại gỗ quý hiếm, các loài động vật hoang dã, vị phạm Pháp lệnh rừng trong thời gian qua xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng. 8.      Ô nhiễm môi trường: một số hệ sinh thái thuỷ vực, đất ngập nước bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị, trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven biển, nơi có hoạt động tàu thuyền lớn. 9.      Ô nhiễm sinh học: sự xâm nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh sống của các loài bản địa  Nguyên nhân sâu xa: 1.          Tăng dân số: dân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học của Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn tới việc mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làm suy thoái đa dạng sinh học. 2.          Sự di dân: từ những năm 1960, chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi. Cuộc di dân này đã làm thay đổi sự cân bằng dân số ở miền núi. Từ những năm 1990 đã có nhiều đợt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam. Sự di dân đã là nguyên nhân quan trọng của việc tăng dân số Tây Nguyên và đã ảnh hưởng rõ rệt đến đa dạng sinh học vùng này. 3.          Sự nghèo đói: với gần 80% dân số ở nông thôn, Việt Nam là một nước phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Trong các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Đời sống của họ rất thấp, khoảng trên 50% thuộc diện đói nghèo. Người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài, sản xuất và bảo vệ tài nguyên. Họ bắt buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên càng suy thoái một cách nhanh chóng hơn. 4.          Chính sách kinh tế vĩ mô: đổi mới đã đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây về môi trường đã cho thấy sự suy thoái ở mức báo động, đặc biệt là suy thoái đất và hệ sinh thái rừng. Một số chính sách đổi mới có liên quan đến suy thoái đa dạng sinh học như đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao đã là nguyên nhân làm mất đa dạng sinh học. Lợi nhuận của việc xuất khẩu nông sản đã kích thích cả hai thành phần kinh tế tập thể và tư nhân đầu tư vào việc phá rừng ngập mặn nuôi tôm và mở rộng diện tích trồng cây xuất khẩu. Phần lớn rừng ở Tây Nguyên được khai phá để trồng cà phê, cao su, điều và cây ăn quả xuất khẩu. Bùng nổ xuất khẩu không chí giới hạn ở cà phê và gỗ mà còn cả các động vật hoang dại và các sản phẩm của chúng. 5.          Chính sách kinh tế cộng đồng: ·                      Chính sách sử dụng đất: có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân. Sau thời kỳ hợp tác xã tan rã, để duy trì sự sống, người dân đã phải đầu tư vào mảnh ruộng 5% do hợp tác xã để lại và phải lên rừng khai hoang để chống đói. Đây chính là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị hủy hoại. ·                      Chính sách lâm nghiệp: theo con đường làm ăn tập thể, các nông trường và các lâm trường quốc doanh được thành lập khắp nơi trên cả nước. Một trong những nhiệm vụ của lâm trường là khai thác gỗ theo kế hoạch của nhà nước. Theo số liệu thống kê, hằng năm việc khai thác gỗ đã làm suy thoái 70.000 ha rừng, trong đó có 30.000 ha bị mất trắng. ·                      Tập quán du canh du cư: trong số 54 dân tộc ở Việt Nam thì có tới 50 dân tộc với khoảng 9 triệu dân có tập quán du canh và do sức ép của gia tăng dân số, du canh trở thành một nguyên nhân quan trọng làm mất rừng, thoái hoá đất và kết quả là tạo ra cả một vùng đất trống đồi trọc như hiện nay. III. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 1. Bảo tồn nguyên vị  Năm 1986, chính phủ nước Việt Nam đã thành lập một hệ thống 87 khu bảo tồn được gọi là các khu rừng đặc dụng, trong đó có 56 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, 31 khu rừng văn hoá, lịch sử, phong cảnh đẹp với diện tích khoảng 880.000 ha. Hệ thống rừng đặc dụng với 3 hạng: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu văn hoá, lịch sử môi trường với qui chế quản lý cũ của nó đã thể hiện một số bất hợp lý trong tình hình hiện nay. Đặc biệt là chưa kết hợp được phương châm “Bảo tồn kết hợp với phát triển”. Các tồn tại của hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam là: ·  Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam so với lãnh thổ còn thấp so với đề nghị của IUCN, với diện tích đó chưa thể đại diện được đầy đủ các hệ sinh thái rừng nhiệt đới và các yêu cầu của hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. ·  Việc xếp hạng, phân hạng rừng vẫn chưa thích hợp, chưa tiếp cận với phân hạng quốc tế. ·  Trong các khu bảo tồn thiên nhiên hiện nay, có nhiều khu có diện tích quá nhỏ, chưa đủ đại diện cho các hệ sinh thái, cũng như sinh cảnh tối thiểu cho một số loài động vật, đặc biệt là các loài quí hiếm. ·  Một số khu bảo tồn và vườn Quốc gia ranh giới chưa hợp lý về mặt bảo tồn đa dạng sinh học. ·  Ở đa số các khu bảo tồn, công tác điều tra cơ bản chưa tiến hành một cách đầy đủ, chưa có luận chứng đầu tư, chưa được cấp giấy quyền sử dụng đất và xác định ranh giới ngoài cụ thể thực địa một cách đầy đủ. ·  Hệ thống điều hành quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên chưa nhất quán từ địa phương đến trung ương. Việc phân cấp quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên giữa địa phương và trung ương chưa được phân định cụ thể, chính phủ chậm ban hành quy chế rừng đặc dụng vì vậy làm cho công tác bảo vệ các khu rừng đặc dụng thiếu cơ sở vững chắc gây nên những tranh chấp không có lợi cho bảo tồn. ·  Tổ chức bộ máy, biên chế của các ban quản lý ở các khu bảo tồn thiên nhiên chưa hợp lý nên hiệu quả công tác bảo tồn chưa cao. Hệ thống phân hạng có vai trò quan trọng trong việc quản lý và phân cấp quản lý các khu rừng đặc dụng. Vì vậy, trong qui hoạch hệ thống rừng đặc dụng đã áp dụng hệ thống phân hạng mới về quản lý các khu Bảo tồn của IUCN, 1994 và đề xuất hệ thống phân hạng mới của Việt Nam với 4 hạng mục như sau: Hạng 1: Vườn Quốc gia (National Park): diện tích trên đất liền hoặc trên biển, chưa bị tác động hoặc mới bị tác động nhẹ do các hoạt động của con người, có các loài động thực vật quí hiếm và đặc hữu có các cảnh quan đẹp có tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế. Mục tiêu bảo vệ của Vườn Quốc gia là: ·  Bảo vệ các hệ sinh thái và các loài động, thực vật quí hiếm có tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế. ·  Nghiên cứu khoa học ·  Phát triển du lịch sinh thái Hạng 2: Khu dự trữ thiên nhiên (Natural Reserve): là các khu có diện tích tương đối rộng, có các hệ sinh thái tiêu biểu hoặc các loài động, thực vật có giá trị bảo tồn cao còn tương đối nguyên vẹn. Mục tiêu bảo vệ: ·  Bảo vệ duy trì các hệ sinh thái và các loài động, thực vật trong điều kiện tự nhiên ·  Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quản lý môi trường và giáo dục ·  Du lịch sinh thái ở đây bị hạn chế Hạng 3: Khu bảo tồn các loài sinh cảnh (Species/Habitat management protected area): là một khu vực có diện tích rộng hay hẹp, được hình thành nhằm: ·  Bảo vệ một hay nhiều quần thể động, thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt và nơi sống của chúng nhằm duy trì và phát triển các loài này về lâu dài ·  Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tồn, con người có thể tiến hành một số hoạt động cho phép nếu nó không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo vệ. Hạng 4: Khu bảo vệ cảnh quan (Protected Landscape or Seascape): là các khu vực có diện tích trung bình hay hẹp, được thành lập nhằm: ·  Bảo vệ các cảnh quan độc đáo của thiên nhiên hoặc các công trình văn hóa có giá trị quốc gia. ·  Bảo vệ các rừng cây đẹp, các hang động, thác nước, đảo san hô, miệng núi lửa,... So với bảng phân hạng các khu rừng đặc dụng của Việt Nam trước đây, hệ thống phân loại mới có thêm một hạng. Đó là khu bảo tồn loài hay sinh cảnh. Các khu bảo tồn này sẽ có qui chế hoạt động rộng rãi hơn so với quy chế quản lý trước đây, nên chắc sẽ được chính quyền và nhân dân địa phương ủng hộ hơn. Hạng 4 của hệ thống rừng đặc dụng trong hệ thống phân hạng mới đã loại bớt đối tượng là các khu văn hoá, lịch sử đơn thuần. Mục tiêu bảo vệ của thứ hạng này là bảo vệ cảnh quan môi trường. Hiện nay danh sách các khu bảo tồn ở Việt Nam đã lên đến 126 khu, trong đó có 28 Vườn Quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài sinh cảnh và 39 khu bảo vệ cảnh quan được phân bố đều trong cả nước với tổng diện tích khoảng 2,54 triệu ha chiếm 7,7% diện tích lãnh thổ. Bảng 6.2.  Các Vườn Quốc gia Việt Nam Stt Tên Vườn Diện tích (ha) Năm thành lập Địa điểm 1.                Ba bể 7.610 11/1992 Ba Bể-Bắc Cạn 2.                Ba Vì 7.377 01/1991 Ba Vì-Hà Tây 3.                Bạch Mã 22.031 07/1991 Thừa Thiên Huế 4.                Bái Tử Long 15.783 06/2001 Vân Đồn-Quảng Ninh 5.                Bến En 38.153 01/1992 Thanh Hoá 6.                Bù Gia Mập 26.032 11/2002 Bình Phước 7.                Cát Bà 15.200 03/1986 Cát Bà-Hải Phòng 8.                Cát Tiên 73.878 01/1992 Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước 9.                Côn Đảo 19.998 03/1984 Bà Rịa-Vũng Tàu 10.            Cúc Phương 22.000 01/1960 Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá 11.            Chư Mom Ray 56.621 07/2002 Kom Tum 12.            Chư Yang Sin 58.947 07/2002 Đắk Lắk 13.            Hoàng Liên Sơn 29.845 07/2002 Sapa- Lào Cai 14.            Kon Ka Kinh 41.780 11/2002 Gia Lai 15.            Lò Giò-Xa Mát 18.756 07/2002 Tân Biên-Tây Ninh 16.            Mũi Cà Mau 41.862 2003 Cà Mau 17.            Núi Chúa 29.865 2003 Ninh Thuận 18.            Pù Mát 91.113 11/2001 Nghệ An 19.            Phong Nha-Kẻ Bàng 85.754 12/2001 Bố Trạch-Quảng Bình 20.            Phú Quốc 31.422 06/2001 Phú Quốc-Kiên Giang 21.            Tam Đảo 36.883 05/1996 Vĩnh Phúc - Tuyên Quang-Thái Nguyên 22.            Tràm Chim 7.588 12/1998 Tam Nông-Đồng Tháp 23.            U Minh Thượng 8.053 01/2002 Kiên Giang 24.            Vũ Quang 55.028 07/2002 Hà Tĩnh 25.            Xuân Sơn 15.054 04/2002 Phú Thọ 26.            Xuân Thuỷ 7.100 01/2003 Nam Định 27.            Yok Đôn 58.200 06/1992 Đaklak 28.            Bi-Doup – Núi Bà 64.800 /05/2005 Lâm Đồng Nguồn: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2004. Bảng 6.3. Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam (tính đến tháng 12 năm 2003) TT Loại Số lượng Diện tích (ha) I Vườn Quốc gia    28 957.330 II Khu dự trữ thiên nhiên    48 1.283.209 III Khu bảo tồn loài/sinh cảnh    11 85.849 IV Khu bảo vệ cảnh quan    39 215.287 Tổng           126 2.541.675 Nguồn: Chiến lược quản lý hệ thống bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, 2003    Tỷ lệ này chưa phải là cao so với một số nước trong khu vực (Campuchia 18,05%, Lào 11,64% Thái Lan 13,01%, Indonesia 11,62) nhưng đã thể hiện quyết tâm của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ thống 15 khu bảo tồn biển và 63 khu bảo tồn đất ngập nước đã được hoàn thiện, trình chính phủ xem xét. Bảng 6.4. Thống kê diện tích (km2) các khu BTTN của các nước vùng Đông Nam Á Tên nước Diện tích lãnh thổ Diện tích khu bảo tồn Tỷ lệ so với lãnh thổ Brunei 5.765 1.151 19,75 Campuchia 181.000 32.672 18,05 Indonesia 1.919.445 223.023 11,62 Lào 236.725 27.563 11,64 Malaysia 332.965 15.040 4,52 Myanmar 678.030 1.732 0,26 Philippines 300.000 10.301 3,43 Singapore 616 27,00 4,54 Thái Lan 514.000 66.880 13,01 Việt Nam 329.565 20.925 6,34 Tổng cộng 4.588.111 339.311 8,69 (Nguồn: IUCN, 2000) Ngoài hệ thống khu bảo tồn, đã có một số hình thức khu bảo tồn khác được công nhận: 4 khu dự trữ sinh quyển: rừng ngập mặn Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh), Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), quần đảo Cát Bà (Tp Hải Phòng) và đất ngập nước đồng bằng Sông Hồng 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) 4 Khu di sản thiên nhiên của ASEAN: Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn), Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Vườn Quốc gia Chư Mom Rây (Kon Tum) và Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) 2 khu Ramsar: Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) và khu đất ngập nước Bàu Sấu thuộc vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) Ngoài việc thành lập các khu bảo tồn, Việt Nam cũng đang thực hiện một số dự án đặc biệt, bằng cách khuyến khích nhân dân bảo vệ một số loài động thực vật quí hiếm đang có nguy cơ tiêu diệt như Thông lá dẹt ở Lâm Đồng, Thông nước ở Đắk Lắk, Bách xanh ở Ba Vì-Hà Tây, Kim giao ở Cát Bà và các loài động vật như Gà lam đuôi trắng ở vùng Kẻ Gỗ Hà Tĩnh, loài Voọc quần đùi ở Cúc Phương, loài Voọc mũi hếch ở Na Hang, Tuyên Quang, loài hổ ở Thừa Thiên Huế và Chư Môm Rây ở Kon Tum. 2. Bảo tồn chuyển vị Vườn thực vật: Đến nay, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thành lập 11 Vườn thực vật bao gồm các vườn cây thuốc, cây công nghiệp, cây giống,... Để bảo tồn tài nguyên cây trồng, các cơ quan nghiên cứu tài nguyên cây trồng đã thu thập, bảo quản nhiều loài cây trồng nông nghiệp bao gồm cây lương thực, công nghiệp, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc và cây cải tạo đất. Từ năm 1988, công tác bảo tồn nguồn gen cây thuốc đã được triển khai. Tuy vậy, trong số 848 cây thuốc được xác định cần bảo tồn mới chỉ có 120 loài được bảo tồn trong các vùng và cơ sở nghiên cứu. Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây thuốc ngày càng được quan tâm. Năm 1997, Bộ Y tế đã đầu tư 8 tỷ đồng cho chương trình bảo tồn nguồn gen cây thuốc trong kế hoạch 5 năm. Hiện nay có một số vườn sưu tập thực vật, điển hình như Vườn Trảng Bom (Đồng Nai) với 118 loài, Vườn Cầu Hai (Vĩnh Phú) 110 loài, Vườn Cẩm Quý (Hà Tây) 61 loài, Vườn Eak Lac (Đăk Lăk) 100 loài, vườn Bách Thảo Hà Nội 200 loài. Các loài sưu tập trong những vườn trên đây phần lớn là các loài cây bản địa. Ngành Lâm nghiệp có 90 loài cây, bao gồm cây bản địa và cây nhập nội, có xuất xứ khác nhau đang được nhân giống, khảo sát đánh giá tiềm năng để sử dụng làm cây rừng và làm giàu rừng. Vườn thú: Hai vườn thú lớn nhất là Thảo Cầm Viên – TP. Hồ Chí Minh và vườn thú Thủ Lệ - Hà Nội. Đây là những nơi đang lưu giữ và nhân nuôi các loài động vật nói chung. Trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam và của một số quốc gia khác. Ngoài chức năng lưu giữ nguồn gen động vật hoang dã, các vườn thú còn có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân lòng yêu thiên nhiên cũng như ý thức bảo vệ động vật.   Các Trung tâm và Trạm cứu hộ động vật: Hoạt động của các Trung Tâm cứu hộ động vật bước đầu đã có những kết quả tích cực, ví dụ như Trung tâm cứu hộ Linh trưởng và Trung tâm cứu hộ Rùa ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ động vật Sóc Sơn Hà Nội. Hai trung tâm cứu hộ khác, một ở Đà Nẵng và một ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được thành lập từ năm 1999. Ngân hàng giống: việc lưu giữ nguồn cây giống cây trồng, vật nuôi mới được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu. Các đối tượng được lưu giữ là các hạt giống cây trồng chủ yếu là cây lương thực với các phương pháp bảo quản trong kho lạnh. Hiện nay, ngành công nghiệp Việt Nam có 5 cơ quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây lương thực và Thực phẩm và Viện nghiên cứu Ngô. Các kho lạnh đều có dung lượng nhỏ, công nghệ lạc hậu, chỉ bảo quản được hai chế độ ngắn hạn và trung hạn. Chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài hạn. 3. Hợp tác quốc tế Trong những năm qua, Việt Nam đã ký một số công ước liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học như Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã (CITES), Công ước RAMSAR về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt đối với chim di cư và đã lấy vùng đất ngập Xuân Thủy ở khu vực sông Hồng làm khu vực cần được bảo vệ. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học (CBD). Để thực hiện Công ước này, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động Đa dạng sinh học, mục tiêu trước mắt của kế hoạch này là: ·  Bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe dọa thu hẹp lại hay bị hủy hoại do hoạt động của con người gây ra ·  Bảo vệ các loài đang bị đe dọa do khai thác quá mức ·  Sử dụng các loài một cách bền vững để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước Việt Nam cũng đã ban hành một số luật cơ bản liên quan: ü      Luật bảo vệ và phát triển vốn rừng ü      Luật đất đai ü      Luật bảo vệ môi trường ü      Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản ü      Pháp lệnh về kiểm dịch thực vật ü      Pháp lệnh thú y Trên cơ sở các luật này, Chính phủ đã có nhiều văn bản, chỉ thị cho các bộ, các cấp chính quyền thi hành nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn chặn việc khai thác quá mức tài nguyên sinh học và buôn bán trái phép các loại động vật thực vật quý hiếm. Tháng 12 năm 1995, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam. Đây là kế hoạch làm căn cứ cho các ngành kinh tế phối hợp cùng hành động bảo vệ một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước. Trong phạm vi khu vực, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu của khối Đông Nam Á về triển khai các nổ lực hợp tác vùng về bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên bền vững. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức các quan chức cao cấp về Môi trường của các nước ASEAN (viết tắc là ASOEN); là thành viên của Trung tâm vùng về bảo tồn đa dạng sinh học của các nước ASEAN (ACB). Điển hình là các sáng kiến đối thoại và hợp tác về bảo tồn thiên nhiên trong khu vực như diễn đàn Đa dạng sinh học Việt Nam, Lào và Campuchia, Chương trình bảo tồn vùng sinh thái dãy Trường Sơn, Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước hạ lưu sông Mê Kông đã được thực hiện hóa bằng các dự án cụ thể. Năng lực bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam cũng được nâng cao thông qua các chương trình hợp tác đào tạo dài hạn và ngắn hạn trong khu vực. Việt Nam đã giành được sự hổ trợ to lớn và hết sức quan trọng về kỹ thuật và tài chánh cho bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các thỏa thuận hợp tác song phương với các chính phủ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Anh, Canada, Úc, Pháp, Bỉ, Na Uy, và Nhật Bản là những nước tài trợ chính trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam trong những năm qua. Thỏa thuận song phương về môi trường của Việt Nam ký kết với các nước này, với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ luôn xem vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là một ưu tiên. Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife International), Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế đã hổ trợ và hợp tác rất chặt chẻ và tích cực với Việt Nam trong việc thực hiện các sáng kiến và dự án bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn quốc. Phần lớn các dự án bảo tồn quan trọng ở Việt Nam được thực hiện thông qua sự phối hợp với các tổ chức này. Thông qua các hợp tác quốc tế, Việt Nam đã được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và sáng kiến bảo tồn trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời Việt Nam cũng đóng góp những sáng kiến những sáng kiến thiết thực nhằm thúc đẩy sự hợp tác và tăng tính hiệu quả của công tác bảo tồn toàn cầu. 4. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học Để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong nhiều năm qua Việt Nam đã cố gắng rất nhiều trong trong việc xây dựng các khu bảo tồn và các vườn quốc gia. Tuy nhiên, điều khó khăn gặp phải là trong và xung quanh các khu bảo tồn và vườn quốc gia còn nhiều nhân dân sinh sống, thậm chí cả những vùng trung tâm, nơi cần bảo vệ nghiêm ngặt. Ở đây họ phát nương làm rẫy, săn bắt các động vật, khai thác các sản phẩm của rừng để sinh sống. Các hoạt động của họ đã làm tổn hại đến mục tiêu của các khu bảo tồn, làm cho các khu bảo tồn bị giảm chất lượng một cách nhanh chóng. Để giảm bớt khó khăn, chính phủ Việt Nam đã cho phép di chuyển một số dân ra khỏi khu bảo tồn và đã bắt đầu thực hiện ở Vườn Quốc gia Cúc Phương từ năm 1987. Số dân chuyển ra được định cư ngoài khu vực bảo tồn tạo thành một khu đệm. Chương trình này đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng, để thực hiện tốt công tác bảo tồn, điều quan trọng hơn hết là không tạo thêm sự xung đột giữa nhân dân địa phương và khu bảo tồn mà phải cộng tác với họ một cách chặt chẽ và chấp nhận những yêu cầu chính đáng của họ và điều quan trọng hơn là họ có hưởng được những lợi ích trực tiếp từ khu bảo tồn. Cần thiết phải xây dựng các vùng đệm, tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở đó, giúp họ giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống để họ tự nguyện giảm dần sức ép lên khu bảo tồn và rồi tham gia tích cực vào việc bảo vệ vì lợi ích thiết thực của họ. Nước ta đang gặp nhiều khó khăn trong công việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên và sử dụng một cách bền vững tài nguyên thiên nhiên nói chung và xây dựng các khu bảo tồn và các vườn quốc gia nói riêng. Thử thách quan trọng nhất đối với nước ta trong công cuộc bảo vệ là sớm tìm được biện pháp ngăn chặn kịp thời sự suy thoái của rừng nhiệt đới, suy thoái các hệ sinh thái điển hình cùng với hệ động vật và thực vật phong phú ở đó. Trong quá trình phát triển, chúng ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng và tất nhiên, có những công trình mà chúng ta chưa đánh giá hết lợi ích và thiệt hại. Một trong những sự kiện đó là việc xây dựng đường Trường Sơn mà theo thiết kế sẽ đi qua và ảnh hưởng trực tiếp đến một số vườn Quốc Gia như Bến En, Cúc Phương, Phong Nha. Việc xây dựng và khai thác tuyến đường Trường Sơn cắt qua các khu bảo tồn thiên nhiên nói trên chắc chắn sẽ có nhiều tác động bất lợi đối với thiên nhiên và môi trường. Nước ta là một trong những nước nghèo trên thế giới, dân số lại đông. Để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người buộc phải khai thác mọi thứ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời họ đã gây suy thoái môi trường và gây tổn hại cho sự phát triển trong tương lai. Vì vậy, để giải quyết vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, cứu các loài khỏi nạn diệt vong không phải chỉ là vấn đề nâng cao kỹ thuật và tìm vốn đầu tư mà còn phải chú ý đến vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, mà chủ yếu là cải thiện mức sống của người dân, nhất là những người dân nghèo, và nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và rừng mà họ có trách nhiệm bảo vệ và được quyền quyết định về cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sống của họ, con cháu họ và cả cộng đồng. 5. Các vấn đề ưu tiên Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện các vấn đề ưu tiên sau đây: 1.          Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý đối với các hoạt động cụ thể sau: ·          Giao trách nhiệm cho một cơ quan nhà nước thống nhất về mặt đa dạng sinh học trên toàn quốc ·          Thành lập ban chỉ đạo quốc gia và văn phòng Công ước Đa dạng sinh học ·          Xây dựng cơ chế điều phối và quản lý đa dạng sinh học liên ngành ·          Xây dựng cơ chế phân cấp và hổ trợ các địa phương quản lý đa dạng sinh học 2.          Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhà nước về Đa dạng sinh học ·          Xây dựng Luật Bảo vệ Đa dạng sinh học và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật; ·          Sớm hoàn thiện và ban hành Kế hoạch hành động đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; ·          Lồng ghép các nội dung bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học vào các quy hoạch, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các ngành các cấp, các vùng và các tỉnh trong cả nước. ·          Xây dựng chính sách tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; 3.          Nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo tồn ·          Nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học trên cạn; ·          Tăng cường hệ thống khu bảo tồn biển và đất ngập nước; ·          Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp; ·          Sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 4.          Tích cực phát triển và làm giàu đa dạng sinh học nông nghiệp ·              Tiến hành đánh giá toàn diện đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam; ·          Mở rộng và nâng cao chất lượng bảo tồn các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, cây thuốc, cây rừng. Chú trọng bảo tồn các nguồn gen bản địa. ·          Thu thập, lưu giữ và dụng kiến thức bản địa về cây thuốc, trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ rừng phục vụ cho bảo tồn và phát triển bền vững. ·          Xây dựng hệ thống đồng bộ các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học nông nghiệp. 5.          Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên sinh vật, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng tài nguyên đa dạng sinh học ·          Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác tài nguyên rừng, biển và tài nguyên sinh vật; ·          Từng bước đẩy lùi, tiến tới loại trừ các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên sinh vật; ·          Nghiên cứu các loại lâm sản ngoài gỗ và xây dựng các phương thức khai thác bền vững các tài nguyên này; ·          Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở nâng cao nhận thức và hiểu biết về đa dạng sinh học của các cộng đồng, của khách du lịch và của các cơ quan chuyên trách du lịch; ·          Kiếm soát chặt chẽ, quản lý tốt các loài sinh vật lạ di nhập vào Việt Nam; ·          Quản lý an toàn các sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng. 6.          Nghiên cứu và đào tạo ·          Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn cán bộ đa dạng sinh học; ·          Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học, điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách toàn diện; ·          Xây dựng các chương trình nghiên cứu liên ngành về định lượng và lượng; 7.          Tăng cường trách nhiệm và sự tham gia của các cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ·          Thực hiện truyền thông quốc gia dài hạn về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và nội dung của chương trình quốc gia về nâng cao nhận thức đa dạng sinh học đã được phê duyệt; ·          Xây dựng và mở rộng các mô hình và quản lý đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng; ·          Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bảo vệ đa dạng sinh học đối với cộng đồng; ·          Lồng ghép nguyên tắc sử dụng bền vững, cách sống thân thiện với môi trường và quản lý hệ sinh thái vào chương trình học ở các trường phổ thông và tập huấn cho giáo viên về các phương pháp truyền thông hiệu quả; 8.          Trao đổi thông tin ·          Xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học; ·          Xây dựng cơ chế trao đổi chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học giữa các cơ sở nghiên cứu và cơ sở quản lý các cấp; 9.          Nâng cao hiệu quả đầu tư ·          Đầu tư mang tính chiến lược hơn nữa cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; ·          Chú trọng hơn nữa tới việc hổ trợ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học được thành công, thông qua cải cách chính sách và tăng cường thể chế; ·          Đưa các hổ trợ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học vào trong các lĩnh vực ưu tiên, ví dụ xóa đói giảm nghèo, y tế, và phát triển nông thôn; 10.      Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực ·          Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học ·          Hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; ·           Tăng cường hợp tác quốc tế và vận động các cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia nghiên cứu và hổ trợ quản lý đa dạng sinh học ở Việt Nam. Tóm tắt nội dung: Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. Mặc dù vậy, có nhiều nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học Việt Nam, trong đó phá hủy nơi ở và khai thác quá mức là nghiêm trọng nhất. Theo sách đỏ của IUCN 2004, Việt Nam có 289 loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu. Sách đỏ Việt Nam cũng đã liệt kê 1.056 động vật và thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Đến nay đã có 126 khu bảo tồn với diện tích 2,5 triệu ha chiếm 7,7% diện tích lãnh thổ. Bên cạnh đó, các loại hình bảo tồn chuyển vị cũng đã được thành lập, bước đầu thu được một số kết quả nhất định. Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Bài tập Câu 1. Giá trị của đa dạng sinh học Việt Nam Câu 2. Kể tên các nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam Câu 3. Kể tên các nguyên nhân sâu xa làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam Câu 4. Kể tên 4 trong số những tồn tại của hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam Câu 5. Kể tên các hạng mục trong hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam Câu 6. Kể tên các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam Câu 7. Kể tên các khu di sản thiên nhiên của ASEAN ở Việt Nam Câu 8. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Tài liệu tham khảo: Tài liệu Tiếng Việt. 1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng thế giới, 2005. Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2005. Đa dạng sinh học. Hà nội. 2. Lê Trọng Cúc, 2002. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.             3. Dự án PARC, 2006. Tóm tắt chính sách: Xây dựng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam – Những yêu cầu đổi mới chính sách và thể chế. Cục Kiểm Lâm/UNOPS/UNDP/IUCN, Hà Nội. 3. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2004. Việt Nam Môi trường và Cuộc sống. NXB Chính trị Quốc gia. 4. Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, 2001. Các vườn Quốc gia Việt Nam. NXB Nông nghiệp. 5. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) 1999. Cơ sở sinh học Bảo tồn. NXB KH&KT Hà Nội. 7. Viện Năng lượng và Môi trường Pháp Ngữ, 2002. Lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học. Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội. WWF, 2002. Đề xuất chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn Việt Nam 2003-2010. Hà Nội. Tài liệu Tiếng Anh. 1. Elizabeth A. Gordon, Oscar E. Franco and Mary L. Tyrrell, 2005. Protecting Biodiversity: A Guide to Criteria Used by Global Conservation Organizations. Yale School of Forestry & Environmental Studies. 2. Kalemani Jo Mulongoy and Stuart Chape, 2005. Protected Areas and Biodiversity. An Overview of Key Issues. UNEP, WCMC. 3. Michael J.B. Green and James Paine, 1997. State of the World's Protected Areas at the end of the Twentieth Century. Australia. 4. USAID, 2005. Biodiversity Conservation: A Guide For USAID Staff and Partners.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học.doc