Phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện
• Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần:
Nhanh chóng cắt nguồn điện (cầu dao, aptomat, cầu chì.); nếu không thể cắt nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần phải đứng trên các vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay dùng găng tay cách điện để gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện.
• Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao.
Không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý đến cắt điện trên đường dây. Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao dùng dây nối đất làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất cần phải tiến hành nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây. Dùng các biện pháp để đỡ chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.
162 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình An toàn lao động (Trình độ: Cao đẳng) - Trần Thị Trà My, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chống cháy, nổ
An toàn lao động 127
Lập hồ sơ kỹ thuật t ng thiết bị nâng như l lịch thiết bị nâng, thuyết
minh hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, bảo quản, và sử dụng...
T chức bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
T chức khám nghiệm thiết bị nâng hạ.
Thanh tra việc quản lý, sử dụng thiết bị nâng hạ:
Bao gồm các công việc sau:
Nghe báo cáo:
Quản lý Số lượng, chủng loại thiết bị nâng hạ.
Kiểm tra tình hình đăng k , khám nghiệm thiết bị nâng hạ.
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của thiết bị nâng hạ.
Kiểm tra tình hình bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ.
Kiểm tra tình hình đào tạo và huấn luyện công nhân.
Kiểm tra tình hình sự cố và tai nạn thiết bị nâng hạ.
Hình 10.8: Bồi dưỡng kiến thứ an toàn o người vận hành.
Kiểm tra hồ sơ tài liệu:
Các văn bản về phân công trách nhiệm.
Các hồ sơ kỹ thuật (lý lịch, biên bản khám nghiệm, tài liệu hướng
dẫn kỹ thuật về lắp đặt, bảo dưỡng sử dụng).
S giao ca.
Tài liệu về huấn luyện công nhân.
10. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ
An toàn lao động 128
Số liệt kê các bộ phận mang tải.
Các biên bản nghiệm thu.
Kiểm tra thực tế hiện trường:
Vị trí lắp đặt thiết bị nâng hạ.
Tình trạng kỹ thuật.
Trình độ người vận hành.
Các biện pháp an toàn.
10.2. Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy và nổ
10.2.1. Khái niệm và nguyên nhân gây cháy, nổ
10.2.1.1. Khái niệm về cháy, nổ
a) Khái niệm
Quá trình cháy là phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt lớn và
phát sáng. Theo quan điểm này quá trình cháy thực chất là một quá trình ôxy
hóa khử. Các chất cháy đóng vai trò của chất khử, còn chất ôxy hóa thì tùy phản
ứng có thể khác nhau.
Theo quan điểm hiện đại thì quá trình cháy là quá trình hoá lý phức tạp,
trong đó xảy ra các phản ứng hoá học kèm theo hiện tượng toả nhiệt và phát
sáng. Như vậy quá trình cháy gồm hai quá trình cơ bản là quá trình hóa học và
quá trình vật lý. Quá trình hóa học là các phản ứng hóa học giữa chất cháy và
chất ôxy hóa. Quá trình vật lý là quá trình khuyếch tán khí và quá trình truyền
nhiệt t giữa vùng đang cháy ra ngoài.
Định nghĩa trên có những ứng dụng rất thực tế trong kỹ thuật phòng chống
cháy, n . Chẳng hạn khi có đám cháy, muốn hạn chế tốc độ quá trình cháy để
tiến tới dập tắt hoàn toàn đám cháy, ta có thể sử dụng hai nguyên tắc hoặc là hạn
chế tốc độ cấp không khí vào phản ứng cháy hoặc giải tỏa nhanh nguồn nhiệt t
vùng cháy ra ngoài.
Như vậy cháy ch xảy ra khi có 3 yếu tố: chất cháy (than, g , tre, nứa, xăng,
dầu, khí mêtan, hydrô...), ôxy trong không khí (> 14 ÷ 15%) và nguồn nhiệt
thích ứng (ngọn lửa, thuốc lá hút dở, chập điện...).
10. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ
An toàn lao động 129
Hình 10.9: Tam giác cháy.
b) Nội dung c bản về cháy
Nhiệt độ chớp cháy:
Giả sử có một chất cháy ở trạng thái lỏng (ví dụ nhiên liệu diesel) được đặt
trong cốc bằng thép. Cốc được nung nóng với tốc độ nâng nhiệt độ xác định.
Khi tăng dần nhiệt độ của nhiên liệu thì tốc độ bốc hơi của nó cũng tăng dần.
Nếu đưa ngọn lửa trần đến miệng cốc thì ngọn lửa sẽ xuất hiện kèm theo tiếng
n nhẹ, nhưng sau đó ngọn lửa lại tắt ngay. Vậy nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn
lửa xuất hiện khi tiếp xúc với ngọn lửa trần sau đó tắt ngay gọi là nhiệt độ chớp
cháy của nhiên liệu diesel. Sở dĩ ngọn lửa tắt là vì ở nhiệt độ đó tốc độ bay hơi
của nhiên liệu diesel nhỏ hơn tốc độ tiêu tốn nhiên liệu vào phản ứng cháy với
không khí.
Nhiệt độ bốc cháy:
Nếu ta tiếp tục nâng nhiệt độ của nhiên liệu cao hơn nhiệt độ chớp cháy thì
sau khi đưa ngọn lửa trần tới miệng cốc, quá trình cháy xuất hiện, sau đó ngọn
lửa vẫn tiếp tục cháy. Nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa xuất hiện và không bị
dập tắt gọi là nhiệt độ bốc cháy của nhiên liệu diesel.
Bảng 10.1: Nhiệt độ bốc cháy của một số chất.
Gỗ 250 ÷ 3500C
Than bùn 225 ÷ 280
0
C
Than đá 400 ÷ 5000C
Than gỗ 350 ÷ 6000C
Xăng 240 ÷ 5000C
Nhựa thông 253 ÷ 2750C
10. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ
An toàn lao động 130
Nhiệt độ tự bốc cháy:
Giả sử ta có một hỗn hợp chất cháy và chất ôxy hóa (ví dụ metan và không
khí) được giữ trong một bình kín. Thành phần của hỗn hợp này được tính toán
trước để phản ứng có thể tiến hành được. Nung nóng bình t t ta sẽ thấy ở nhiệt
độ nhất định thì hỗn hợp khí trong bình sẽ tự bốc cháy mà không cần có sự tiếp
xúc với ngọn lửa trần. Vậy, nhiệt độ tối thiểu tại đó hỗn hợp khí tự bốc cháy
không cần tiếp xúc với ngọn lửa trần gọi là nhiệt độ tự bốc cháy của nó.
Ba loại nhiệt độ trên càng thấp thì khả năng cháy, n càng lớn, càng nguy
hiểm và càng phải đặc biệt quan tâm tới các biện pháp phòng ng a cháy n .
Tốc độ lan truyền ngọn lửa trong hỗn hợp chất cháy và chất ôxy hóa:
Tốc độ lan truyền ngọn lửa là một thông số vật lý quan trọng của hỗn hợp
khí, nó nói lên khả năng cháy n của hỗn hợp là dễ hay khó và có nhiều ứng
dụng thực tế trong kỹ thuật phòng cháy, n . Tốc độ lan truyền của ngọn lửa
cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ hơi xăng cháy với không khí trong
động cơ xăng, khi tốc độ lan truyền ngọn lửa là 15-35m/giây thì quá trình cháy
được coi bình thường, nhưng nếu tốc độ lan truyền 35m/giây thì đã là cháy
kích n . Cháy kích n là quá trình cháy quá nhanh tạo ra sóng áp suất trong
động cơ nên có tiếng gõ làm tu i thọ của động cơ bị giảm. Với những hỗn hợp
khí cháy cực nhanh như là hydro hoặc axetylen với không khí thì tốc độ lan
truyền ngọn lửa có thể lên tới hàng km/giây.
10.2.1.2. Những nguyên nh n g y cháy, nổ
Tự bốc cháy: gỗ thông 250oC, giấy 184oC, vải sợi hoá học 180oC.
Nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm, dăm bào, gỗ (750
÷ 800
oC) như khi hàn hơi, hàn điện...
Ma sát (mài, máy bay rơi).
Do tác dụng của hoá chất.
Sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung, các đường ống dẫn
khí cháy, các bể chứa nhiên liệu dễ cháy, gặp lửa hay tia lửa điện có thể
gây cháy, n ...
10. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ
An toàn lao động 131
o s t đánh, do chập điện, do đóng cầu dao điện.
Độ bền thiết bị không đảm bảo an toàn phòng chống cháy n .
Người sản xuất thao tác không đúng quy định.
* N lý học: là trường hợp n do áp suất trong một thể tích tăng cao mà vỏ
bình chứa không chịu n i áp suất n n đó nên bị n .
* N hoá học: là hiện tượng n do cháy cực nhanh gây ra (thuốc súng,
bom, đạn, mìn...).
10.2.2. Tác hại của cháy và nổ và biện pháp phòng và chống cháy, nổ
a) Tác hại của cháy, nổ
Hàng năng trên thế giới cũng như nước ta xảy ra hàng ngàn vụ cháy lớn,
nhỏ. Thiệt hại về nhân mạng và tài sản do cháy gây ra vô cùng lớn, vì vậy bất kỳ
quốc gia nào trên thế giới cũng có quy định rất chặt chẽ về phòng cháy và chữa
cháy. Tuy vậy, những đám cháy vẫn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, do đó làm
làm thế nào để hạn chế thấp nhất tác hại của đám cháy.
N thường có tính cơ học và tạo ra môi trường áp lực lớn làm phá hủy
nhiều thiết bị, công trình... xung quanh.
Cháy và n nhà máy, chợ, các nhà kho... gây thiệt hại về người và tài sản
của nhà nước, doanh nghiệp và của người dân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an
toàn xã hội. Vì vậy, phải có biện pháp phòng chống cháy, n một cách hữu hiệu.
b) Biện pháp phòng và chống cháy, nổ
Biện pháp hành chính, pháp lý:
Điều 1 pháp lệnh phòng cháy chữa cháy 4/10/1961 đã quy định rõ: “Việc
phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân” và “trong các cơ quan
xí nghiệp, kho tàng, công truờng, nông trường, việc phòng cháy chữa cháy là
nghĩa vụ của toàn thể cán bộ viên chức và truớc hết là trách nhiệm của thủ
trưởng đơn vị ấy”. Ngày 31/5/1991 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ
tuớng chính phủ đã ra ch thị về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy.
Điều 192, 194 của bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
10. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ
An toàn lao động 132
quy định trách nhiệm hình sự đối với mọi hành vi vi phạm chế độ, quy định về
phòng cháy chữa cháy.
Biện pháp kỹ thuật:
Nguyên lý phòng, chống cháy, n :
Nguyên lý phòng cháy, n là tách rời 3 yếu tố là chất cháy, chất ôxy hoá và
mồi bắt lửa thì cháy n không thể xảy ra được.
Nguyên lý chống cháy, n là hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy
đến mức tối thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài.
Để thực hiện 2 nguyên lý này trong thực tế có thể sử dụng các giải pháp
khác nhau:
Hạn chế khối lượng của chất cháy (hoặc chất ôxy hoá) đến mức tối thiểu
cho phép về phương diện kỹ thuật.
Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất ôxy hoá khi chúng chưa tham
gia vào quá trình sản xuất. Các kho chứa phải riêng biệt và cách xa các
nơi phát nhiệt. Xung quanh các bể chứa, kho chứa có tường ngăn cách
bằng vật liệu không cháy.
Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy (bình bọt AB, Bình CO2, bột
khô như cát, nước. Huấn luyện sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa
cháy, các phương án phòng cháy chữa cháy. Tạo vành đai phòng chống
cháy.
Hình 10.10: P ương tiện phòng cháy chữa cháy.
10. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ
An toàn lao động 133
Cơ khí và tự động hoá quá trình sản xuất có tính nguy hiểm về cháy, n .
Thiết bị phải đảm bảo kín, để hạn chế thoát hơi, khí cháy ra khu vực sản
xuất. Đặt các biển cảnh báo cháy n xung quanh khu vực dễ cháy.
Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống n để
giảm tính cháy n của hỗn hợp cháy.
Hình 10.11: Các biển cảnh báo cháy nổ và nguy hiểm.
Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy n ra xa các thiết bị
khác và những nơi thoáng gió hay đặt hẳn ngoài trời.
Loại tr mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên
quan đến các chất dễ cháy n .
10.3. Sử dụng thiết bị chữa cháy
a) Các chất chữa cháy
Là những chất đưa vào đám cháy nhằm dập tắt nó như:
Nước: Nước có ẩn nhiệt hoá hơi lớn làm giảm nhanh nhiệt độ nhờ bốc
hơi. Nước được sử dụng rộng rãi để chống cháy và có giá thành rẻ. Tuy
10. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ
An toàn lao động 134
nhiên không thể dùng nước để chữa cháy các kim loại hoạt động như K,
Na, Ca hoặc đất đèn và các đám cháy có nhiệt độ cao hơn 1700oC.
Bụi nước: Phun nước thành dạng bụi làm tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc
của nó với đám cháy. Sự bay hơi nhanh các hạt nước làm nhiệt độ đám
cháy giảm nhanh và pha loãng nồng độ chất cháy, hạn chế sự xâm nhập
của ôxy vào vùng cháy. Bụi nước ch được sử dụng khi dòng bụi nước
trùm kín được bề mặt đám cháy.
Hơi nước: Hơi nước công nghiệp thường có áp suất cao nên khả năng dập
tắt đám cháy tương đối tốt. Tác dụng chính của hơi nước là pha loãng
nồng độ chất cháy và ngăn cản nồng độ ôxy đi vào vùng cháy. Thực
nghiệm cho thấy lượng hơi nước cần thiết phải chiếm 35% thể tích nơi
cần chữa cháy thì mới có hiệu quả.
Bọt chữa cháy: còn gọi là bọt hoá học, chúng được tạo ra bởi phản ứng
giữa 2 chất: sunphát nhôm Al2(S04)3 và bicacbonat natri (NaHCO3). Cả 2
hoá chất tan trong nước và bảo quản trong các bình riêng, khi sử dụng ta
trộn 2 dung dịch với nhau.
Al2(S04)3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2SO4
H2SO4 + 2NaHCO3 → Na2SO4 +2H2O + 2CO2↑
Hydroxyt nhôm Al(OH)3 là kết tủa ở dạng hạt màu trắng tạo ra các màng
mỏng và nhờ có CO2 là một loại khí mà tạo ra bọt. Bọt có tác dụng cách ly đám
cháy với không khí bên ngoài, ngăn cản ôxy xâm nhập vào vùng cháy. Bọt hoá
học được sử dụng để chữa cháy xăng dầu hay các chất lỏng khác.
Bột chữa cháy: là chất chữa cháy rắn dùng để chữa cháy kim loại, các chất
rắn và chất lỏng. Ví dụ để chữa cháy kim loại kiềm người ta sử dụng bột
khô gồm 96% CaCO3 + 1% graphit + 1% xà phòng.
Các chất halogen: loại này có hiệu quả rất lớn khi chữa cháy. Tác dụng
chính là kìm hãm tốc độ cháy. Các chất này dể thấm ướt vào vật cháy nên
hay dùng chữa cháy các chất khó thấm ướt như bông, vải, sợi... Đó là
brometyl (CH3Br) hay Tetraclorua cacbon (CCl4).
10. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ
An toàn lao động 135
b) Sử dụng thiết bị chữa cháy
Xe chữa cháy chuyên dụng: được trang bị cho các đội chữa cháy chuyên
nghiệp. Xe được trang bị dụng cụ chữa cháy, nước và dung dịch chữa
cháy (lượng nước đến 4.000 ÷ 5.000 lít, lượng chất tạo bọt 200 lít).
Hình 10.12: T iết ị phòng cháy ữa y.
Phương tiện báo và chữa cháy tự động: phương tiện báo cháy tự động
dùng để phát hiện cháy t đâu và báo ngay về trung tâm ch huy chữa
cháy. Phương tiện chữa cháy tự động là phương tiện tự động đưa chất
cháy vào đám cháy và dập tắt ngọn lửa.
Các trang bị chữa cháy tại chỗ là các loại bình bọt hoá học, bình CO2,
bơm tay, cát, xẻng, thùng, xô đựng nước, câu liêm v.v... Các dụng cụ này
ch có tác dụng chữa cháy ban đầu và được trang bị rộng rãi ở các cơ
quan, xí nghiệp, kho tàng.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 10
1. Trình bày các nguyên nhân gây tai nạn và biện pháp an toàn khi sử
dụng thiết bị nâng hạ?
2. Trình bày lý thuyết về cháy và nguyên nhân gây cháy, n
3. Trình bày các biện pháp phòng chống cháy, n ?
4. Trình bày công dụng của các chất chữa cháy và cách sử dụng các
thiết bị chữa cháy
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 136
Bài 11. SƠ CỨU N N NH N BỊ TAI N N LAO ĐỘNG
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được nguyên tắc sơ cứu và trình tự các bước sơ cứu nạn nhân bị
tai nạn.
Lập được quy trình sơ cứu nạn nhân bị chấn thương và bị cháy bỏng.
Lập được quy trình sơ cứu nạn nhân bị điện giật.
Thực hành phương pháp hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực
khi sơ cứu nạn nhân bị tai nạn.
Có ý thức tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp và mọi người khi bị tai nạn.
NỘI DUNG
11.1. Phư ng pháp s cứu nạn nh n bị tai nạn thông thường
11.1.1. Phư ng pháp s cứu nạn nh n bị chấn thư ng
a) Khái niệm
Chấn thương nghề nghiệp là t n thương cơ thể do làm việc. Các cơ quan
ph biến nhất liên quan là cột sống, bàn tay, đầu, ph i, mắt, xương và da. Chấn
thương nghề nghiệp có thể do tiếp xúc với các nguy hiểm nghề nghiệp (vật lý,
hóa học, sinh học hoặc tâm lý học), chẳng hạn như nhiệt độ, tiếng ồn, côn trùng
hoặc động vật cắn, mầm bệnh do máu gây ra, hóa chất độc hại, bức xạ và kiệt
sức do quá tải nghề nghiệp.
Tuy có nhiều phương pháp phòng ng a được tại chỗ, thương tích vẫn có
thể xảy ra do thái độ ý thức kém, xử lý thủ công các tải trọng nặng, sử dụng sai
hoặc hỏng thiết bị, tiếp xúc với các mối nguy hiểm chung và đào tạo an toàn
không đầy đủ.
b) Nguyên tắc s cứu
Khi sự cố xảy ra, tâm lý của bạn thường rất hoang mang và không thể giữ
được bình tĩnh. Tuy nhiên, sơ cấp cứu đòi hỏi bạn phải t nh táo, ứng phó linh
hoạt.
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 137
Ngoài ra, người thực hiện sơ cấp cứu phải là người có kiến thức và chuyên
môn. Có những hiểu biết cơ bản về sơ cấp cứu thì mới có thể thao tác đúng cách
và kịp thời được.
Do thiếu hiểu biết về sơ cứu hay lo sợ về làm sai, nên có nhiều trường hợp
bị tai nạn thường được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng thương t n nặng
hơn ban đầu.
Cần phải bảo vệ cột sống c của bệnh nhân khi di chuyển bằng cách một
người đỡ đầu để thẳng trục với thân, một người xốc nách t sau, một người đỡ
hai chân cả 3 người cùng lùi cùng tiến. Để đầu, cột sống c luôn thẳng trục với
thân mình.
Nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn t nh táo, nhưng chấn thương cột sống c
mất vững, khi di chuyển và sơ cứu, người giúp đỡ vô tình xốc ngược người bị
nạn lên, c không được bảo vệ gây đứt tủy c dẫn đến nạn nhân choáng tủy có
thể chết ngay, hoặc có thể bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi không hồi phục. Đây là sai
lầm dễ mắc phải của người cứu hộ thiếu kiến thức.
c) Những bước thực hiện s cứu tại hiện trường
ưới đây là các bước cơ bản để thực hiện sơ cứu tai nạn thương tích:
ước 1: Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, nên gọi 115 để có sự trợ giúp
chuyên nghiệp.
Hình 11.1: C ướ sơ ứu nạn nhân khi không thở.
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 138
ước 2: Xem nạn nhân có bị ng ng tim chưa (gọi hỏi không biết, ng ng
thở hoặc thở ngáp, mạch c không đập). Nếu có ng ng tim cần để nạn nhân nằm
ngửa nhẹ nhàng, duỗi thằng chân tay, tránh gập c rồi ép tim ngay, đặt 2 tay
chồng lên nhau giữa ngực nạn nhân và ép thật mạnh, thật nhanh, thả tay để ngực
nở tối đa sau mỗi lần ép tim. Ép tim liên tục không ngh , ép nhanh tần số 120
lần/phút, ép mạnh, thả tay để ngực nở ra hết. Ép cho đến khi tim đập lại (t nh ra,
thở được, có mạch c đập), hoặc cho đến khi nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp
đến. Ch di chuyển nạn nhân bị ng ng tim vào bệnh viện khi tim đã đập lại. Nếu
nạn nhân vẫn t nh, hoặc lơ mơ, vẫn tự thở thì sang bước 3.
ước 3: Đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn, nằm nghiêng một bên, 2 tay
duỗi, một chân vắt ch o sang bên đối diện.
ước 4. Cố định cột sống c , yêu cầu cột sống c phải thẳng với trục cơ
thể. Có thể dùng 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn 2 bên tai khi bệnh nhân nằm.
ước 5: Tìm các vết thương chảy máu để cầm máu, bằng cách băng p
bằng quần áo, dây. Với nạn nhân chảy máu ở đầu, người cứu phải quấn băng
quanh đầu để cầm máu, nhưng vẫn phải luôn giữ đầu cố định.
Hình 11.2: C ướ sơ ứu nạn nhân bị chảy máu.
ước 6: Cố định các vết thương gãy xương như xương đùi, xương cẳng tay
bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.
ước 7: Di chuyển nạn nhân vào bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương,
có thể bằng ôtô nhưng tuyệt đối không vận chuyển bằng xe máy. Giữ tư thế
đầu thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 139
Hình 11.3: C ướ sơ ứu nạn nhân bị gãy xương.
11.1.2. Phư ng pháp s cứu nạn nh n bị cháy bỏng
a) Khái niệm
Bỏng là t n thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức
xạ, điện) hoặc yếu tố hoá học (axit, kiềm) gây ra trên cơ thể. Việc xử trí sơ
cứu vết thương bỏng thường được làm không đúng khiến vết thương càng nặng
hơn đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng.
Da là bộ phận thường bị t n thương nhất khi bị bỏng, kế đến là các lớp sâu
dưới da (gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan nội
tạng (đường hô hấp, ống tiêu hoá, bộ phận sinh dục).
o đó khi bị bỏng thì việc sơ cứu kịp thời là hết sức quan trọng, cần tìm
hiểu kỹ các nguyên nhân, cấp độ bỏng để có các phương pháp sơ cứu hiệu quả,
tránh được các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
của người bệnh.
b) Nguyên nhân gây ra vết thư ng bỏng
Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày do các nguyên nhân
chính sau đây:
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 140
Bỏng do nhiệt bao gồm nhiệt khô và nhiệt ướt. Bỏng do nhiệt khô xuất phát
t : bàn là, bô xe máy, cháy n bình ga, hỏa hoạn ỏng do nhiệt ướt có
nguyên nhân t : nước sôi, canh sôi, hơi nước nóng
Bỏng điện: điện sinh hoạt, điện công nghiệp.
Bỏng hoá chất: bỏng do vôi tôi, axit, kiềm mạnh hoặc iod, phospho dùng
trong công nghiệp.
Bỏng do tia bức xạ: mặt trời, tia laze, tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X (tia
Rơnghen), tia phóng xạ (gama, bêta)...
Bỏng có thể làm thay đ i cấu trúc, rối loạn chức năng vùng bị t n thương,
nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời cho nạn nhân.
c) Nhận biết vết thư ng bỏng
Vết thương bỏng được chia làm 4 độ, độ càng tăng thì t n thương do bỏng
càng nhiều.
Bỏng độ 1: Bỏng bề mặt. Trường hợp này ch lớp ngoài cùng da bị t n
thương làm cho chỗ da bị bỏng đỏ, rát, 2 ÷ 3 ngày thì tự khỏi và không để
lại sẹo. Hay gặp: bỏng nắng, bỏng nước sôi chỗ không có quần áo.
Bỏng độ 2: Bỏng một phần da. Trường hợp này thì sẽ xuất hiện các bóng
nước, nếu vết bỏng được giữ không bị nhiễm trùng thì có thể lành mà
không để lại sẹo. Khỏi sau 10 ÷ 14 ngày. Hay gặp: bỏng nước sôi chỗ có
quần áo
Bỏng độ 3: Bỏng toàn bộ các lớp da. Toàn bộ các lớp da đều bị t n thương
bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Khi bị bỏng toàn bộ các lớp của
da thì vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, thời gian lành lâu và sẽ để lại sẹo.
Thường gặp bỏng do xăng, axit, bỏng điện
Bỏng độ 4: Tác nhân gây bỏng phá huỷ hết da, bỏng ăn tới tận cơ, xương,
cả một vùng của chi bị cháy đen. Thường gặp do điện cao thế, s t đánh,
cháy nhà
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 141
d) Cách s cứu vết thư ng bỏng
Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả
đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên việc sơ cứu vết thương bỏng cần phải có kiến thức
cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những t n thương khác.
ưới đây là cách sơ cứu vết thương bỏng nên biết:
Bỏng nước sôi: Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội
sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ
nhàng trong khoảng 15 ÷ 20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu
bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng,
tránh các viêm nhiễm.
Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi
bẩn vào vết bỏng.
Hình 11.4: C ước sơ ứu nạn nhân bị bỏng và những điều nên tránh.
Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm
sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện
tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới
cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Bỏng do lửa cháy: Đầu tiên nên dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải
bọc kín để dập tắt lửa cháy.
Xé bỏ phần áo quần đang cháy âm .
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 142
Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa
vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong
khoảng 15 ÷ 20 phút.
Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng.
Trong trường hợp vết bỏng nhẹ, diện tích bỏng ít thì có thể chăm sóc tại
nhà. Nếu vết bỏng nặng, diệc tích bỏng lớn thì cần đến cơ sở y tế khám
và điều trị.
Bỏng hóa chất:
Phải tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu không
dùng tay trần.
Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước càng nhiều càng tốt, nếu không các t
chức ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn.
Nếu xác định được nguyên nhân gây bỏng là do axit thì rửa vết bỏng
bằng nước có pha bicarbonat như: dung dịch Natri bicacbonat 10 ÷ 20%,
nước xà phòng, nước vôi nhì 5%; có thể dùng bột phấn viết, xà phòng
đánh răng, bột hydroxyt magie rắc hoặc xoa trên t n thương bỏng.
Nếu bỏng là do kiềm thì trung hòa bằng axit axetic 6%, dung dịch
amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit boric; nếu không có dung dịch trên dùng
nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.
Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải xử trí như một vết thương chảy
máu.
Chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị.
Bỏng điện: Ðiện giật hoặc s t đánh có thể gây bỏng rất sâu, một số bệnh
nhân bị bỏng điện thì cơ thể cũng bị ng ng tim do dòng diện đánh vào tim.
Do vậy phải tiến hành cấp cứu ng ng tim ngay nếu nạn nhân bị ng ng tim
rồi mới sơ cứu vết bỏng sau. Nhưng trước khi tiến hành sơ cứu phải:
Ngắt điện, nếu không thể ngắt điện được thì phải gỡ nạn nhân ra khỏi sự
tiếp xúc với điện (phải dùng vật cách điện: cao su, gậy gỗ khô để gỡ
hoặc kéo nạn nhân).
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 143
Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm ngay tại
chỗ trên một nền cứng, ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Khi nào tim đập lại
mới đưa đi cấp cứu.
Lưu ý khi s cứu bỏng:
– Tuyệt đối không ngâm rửa vết thương hay đắp vết bỏng bằng nước đá, đá
lạnh vì vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và
làm tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn.
– Không nên dùng các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, lá cây hoặc bất kỳ
chất nào thoa vào vùng bỏng. Tác dụng của những cách đắp này chưa
được xác thực, trong khi biến chứng để lại nặng nề hơn vì dễ gây nhiễm
trùng cho nạn nhân.
– Không làm trơn lo t vết bỏng, bóc bỏ vòm nốt phỏng vì làm như vậy thì
có khả năng gây nhiễm trùng cao.
Sơ cứu vết thương bỏng không khó, tuy nhiên nếu sơ cứu không đúng cách
sẽ làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính
mạng của nạn nhân. Do vậy, cần trang bị những kiến thức về cách sơ cứu vết
thương bỏng cho bệnh nhân hiệu quả để có cách xử trí hợp lí và đúng đắn tùy
theo nguyên nhân và mức độ bị bỏng. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh
được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số ca bỏng mà được giữ
sạch thì sẽ lành tự nhiên. Nhiều ca bỏng nặng, bỏng rộng nhưng được cứu sống
và để lại di chứng không đáng kể nhờ có sự sơ cứu vết thương bỏng và chǎm sóc
cấp cứu ban đầu tốt.
11.2. Phư ng pháp cấp cứu nạn nh n bị điện giật
Nguyên nhân chính làm chết người vì điện giật là do hiện tượng kích thích
chứ không do bị chấn thương.
Khi có người bị tan nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời
và đúng phương pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Các thí
nghiệm và thực tế cho thấy rằng t lúc bị điện giật đến một phút sau được cứu
chữa thì 90% trường hợp cứu sống, để 6 phút sau mới cứu ch có thể cứu sống
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 144
10%, nếu để t 10 phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được. Việc sơ
cứu phải thực hiện đúng phương pháp mới có hiệu quả và tác dụng cao.
Khi sơ cứu người bị tai nạn cần thực hiện hai bước cơ bản sau: Tách nạn
nhân ra khỏi nguồn điện, Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
11.2.1. Phư ng pháp tách nạn nh n khỏi nguồn điện
Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần:
Nhanh chóng cắt nguồn điện (cầu dao, aptomat, cầu chì...); nếu không thể
cắt nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ
khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần
phải đứng trên các vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay
dùng găng tay cách điện để gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ
khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện.
Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện t thiết bị có điện áp cao.
Không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách
điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý
đến cắt điện trên đường dây. Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên
cao dùng dây nối đất làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất
cần phải tiến hành nối đất trước, sau đó n m dây lên làm ngắn mạch đường dây.
Dùng các biện pháp để đỡ chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.
a. Sào điện; b.
Kìm điện; c.
Găng tay điện môi d.
Giày ống; đ. Ủng điện
môi; e. đệm và thảm
cao su; g. bệ cách
điện h. Những dụng
cụ sửa chữa có tay
cầm điện; k. Cái
chỉ điện p di động.
Hình 11.5: P ương tiện bảo vệ và dụng cụ điện.
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 145
11.2.2. Các phư ng pháp hô hấp nhân tạo
a) Làm hô hấp nhân tạo
Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện. Đặt
nạn nhân ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân (cúc c , thắt lưng...),
lau sạch máu, nước bọt và các chất bẩn. Thao tác theo trình tự:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau.
Kiểm tra khí quản có thông suốt không và lấy các di vật ra. Nếu hàm bị
co cứng phải mở miệng bằnh cách để tay và phía dưới của góc hàm dưới,
tỳ ngón tay cái vào m p hàm để đẩy hàm dưới ra.
Hình 11.6: Cấp cứu nạn nhân bằng p ương p p à ơi t ổi ngạt
Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và c trên một đường
thẳng đảm bảo cho không khí vào dể dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước
đề phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản.
Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thở mạnh vào
miệng nạn nhân (đặt khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân).
Nếu không thể th i vào miệng được thì có thể bịt kít miệng nạn nhân và
th i vào mũi.
Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. Việc th i khí cần làm nhịp nhàng và
liên tục 10-12 lần trong 1 phút với người lớn, 20 lần trong 1 phút với trẻ
em.
b) Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Nếu có hai người cấp cứu thì một người th i ngạt còn một người xoa bóp
tim.
11. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
An toàn lao động 146
Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới
xương ức của nạn nhân, ấn khoảng 4 ÷ 6 lần thì d ng lại 2 giây để người thứ
nhất th i không khí vào ph i nạn nhân. Khi ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4
÷ 6cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3giây rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở
về vị trí cũ.
Hình 11.7: Cấp cứu t eo p ương p p ấn tim vào lồng ngực.
Nếu có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần th i ngạt ấn vào lồng ngực
nạn nhân như trên t 4 ÷ 6 lần.
Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu
hiệu sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động n định. Để kiểm tra nhịp tim
nên ng ng xoa bóp khoảng 2 ÷ 3 giây. Sau khi thấy khí sắc mặt trở lại hồng hào,
đồng tử co dãn, tim ph i bắt đầu hoạt động nhẹ... cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5
÷ 10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân. Sau đó kịp thời chuyển nạn nhân
đến bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc
cấp cứu liên tục.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 11
1. Trình bày các phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn chấn thương?
2. Trình bày các phương pháp sơ cứu nạn nhân bị bỏng?
3. Trình bày phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện khi bị tai nạn
điện?
4. Trình bày phương pháp sơ cứu làm hô hấp nhân tạo?
5. Trình bày cách cấp cứu cách hô hấp nhân tạo theo phương pháp ấn
tim vào lồng ngực?
Phụ lục 1
An toàn lao động 147
PHỤ LỤC 1
CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QU ĐỊNH CỦA
NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Hiến pháp năm 2013, Điều 57 quy định “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng
quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và n định”.
Bộ luật Lao động năm 2012 do Quốc hội ban hành đã có hiệu lực pháp luật
gồm 17 chương và 242 điều, trong đó chương VII (gồm t điều 104-117)
điều ch nh về 2 vấn đề cơ bản là thời giờ làm việc, thời giờ ngh ngơi.
Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 do Quốc hội ban hành đã có hiệu
lực pháp luật gồm 07 chương và 93 điều.
Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng chính phủ:
Bộ luật Lao động có được thực hiện trên thực tế hay không, đồng thời
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có được thực hiện triệt để hay không là còn
phụ thuộc vào các văn bản do Chính phủ ban hành như: Nghị định, ch thị và
quyết định để quy định chi tiết Bộ luật lao động:
Nghị định số 45/CP/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi
tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ ngh
ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết
một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ
thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc
môi trường lao động.
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Phụ lục 1
An toàn lao động 148
Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 Quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đ i,
b sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định số: 71/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu n công
nghiệp.
Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2013 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao dộng.
Thông tư của Bộ và Thông tư liên ộ:
Để quy định chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Quốc
hội ban hành thì Bộ trưởng và cơ quan ngang ộ theo thẩm quyền đã ban hành
hoặc phối hợp ban hành ra văn bản chủ yếu là thông tư để quản l Nhà nước về
2 lĩnh vực là thời giờ làm việc, thời giờ ngh ngơi và an toàn, vệ sinh lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao trách nhiệm
quản l nhà nước về lao động đã ban hành, đồng thời phối hợp với các Bộ,
ngành để ban hành ra các Thông tư, Thông tư liên tịch, Quyết định để quy định
và hướng dẫn về các chế độ, chính sách an toàn vệ sinh lao động về thời giờ làm
việc, thời giờ ngh ngơi:
Thông tư số 08/2016/TT- LĐT XH ngày 15 tháng 5 năm 2016 hướng
dẫn việc thu thập, lưu trữ, t ng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình
hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
nghiêm trọng.
Thông tư số 07/2016/TT- LĐT XH ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định
một số nội dung t chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Phụ lục 1
An toàn lao động 149
Thông tư số 04/2014/TT- LĐT XH ngày 12 tháng 02 năm 2014 hướng
dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Thông tư số 25/2013/TT- LĐT XH ngày 18 tháng 10 năm 2013 hướng
dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm
việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Thông tư số 04/2015/TT- LĐT XH ngày 02 tháng 02 năm 2015 hướng
dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng
lao động đối với người lao động bị tan nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thông tư số 10/2013/ LĐT XH ban hành danh mục các công việc và nơi
làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên.
Thông tư số 11/2013/ LĐT XH ban hành danh mục công việc nhẹ được
sử dụng người dưới 15 tu i làm việc.
Thông tư số 26/2013/ LĐT XH ban hành danh mục các công việc không
được sử dụng lao động nữ.
Thông tư hướng dẫn quản lý về vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người
lao động và bệnh nghề nghiệp (Đã ban hành 28 bệnh nghề nghiệp); Thực hiện
các quy định về bệnh nghề nghiệp;
Thông tư và Quyết định về danh mục nghề nghề, công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm (Quyết định
1453/QĐ- LĐT XH ban hành năm 1995, Quyết định 1629/QĐ-
LĐT XH ban hành năm 1996, Quyết định 915/QĐ- LĐT XH ban
hành năm 1996 Quyết định 190/QĐ- LĐT XH ban hành năm 1999,
Quyết định 1580/QĐ- LĐT XH ban hành năm 2000, Quyết định
1152/QĐ- LĐT XH ban hành năm 2003 và Thông tư 36/TT- LĐT XH
ban hành năm 2012 b sung cho ngành Thép, ngành Thuốc lá, ngành
Điện). Thông tư Quy định về danh mục nghề, công việc người bị nhiễm
HIV/AIDS không được làm.
Thông tư số 36/2019/TT- LĐT XH ngày 30 tháng 12 năm 2019 ban
hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn, vệ sinh lao động.
Phụ lục 1
An toàn lao động 150
Thông tư 54/2017/TT- LĐT XH ban hành các quy trình kiểm định kỹ
thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ lao động - thương
bình và Xã hội.
Phụ lục 2
An toàn lao động 151
PHỤ LỤC 2
HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm (quy chuẩn) về an toàn, vệ
sinh lao động bao gồm: hơn 230 tiêu chuẩn, quy phạm (quy chuẩn) nhà nước về
an toàn, vệ sinh lao động. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy trình mới được ban
hành như sau:
TÊN VÀ KÝ HIỆU CỦA CÁC QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
( an hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT- LĐT XH ngày 28 tháng
12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
TT Tên quy trình Số hiệu
1
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi
hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi
chất trên 115°C
QTKĐ:01-
2016/ LĐT XH
2
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi
gia nhiệt dầu
QTKĐ:02-
2016/ LĐT XH
3
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ
thống điều chế tồn trữ và nạp khí
QTKĐ:03-
2016/ LĐT XH
4
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn
đường ống dẫn hơi nước, nước nóng
QTKĐ:04-
2016/ LĐT XH
5
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ
thống đường ống dẫn khí y tế
QTKĐ:05-
2016/ LĐT XH
6
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn chai
chứa khí công nghiệp
QTKĐ:06-
2016/ LĐT XH
7
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình
chịu áp lực
QTKĐ:07-
2016/ LĐT XH
8
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ
thống lạnh
QTKĐ:08-
2016/ LĐT XH
9
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết
bị nâng kiểu cầu (Cầu trục, c ng trục, bán
c ng trục, pa lăng điện)
QTKĐ:09-
2016/ LĐT XH
10
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần
trục tự hành
QTKĐ:10-
2016/ LĐT XH
11
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bàn
nâng
QTKĐ:11-
2016/ LĐT XH
12
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn
nâng người
QTKĐ:12-
2016/ LĐT XH
Phụ lục 2
An toàn lao động 152
TT Tên quy trình Số hiệu
13
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn pa
lăng xích k o tay
QTKĐ:13-
2016/ LĐT XH
14
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn tời
điện dùng để nâng tải
QTKĐ:14-
2016/ LĐT XH
15
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn tời
điện dùng để kéo tải theo phương nghiêng
QTKĐ:15-
2016/ LĐT XH
16
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn tời
tay
QTKĐ:16-
2016/ LĐT XH
17
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe
nâng hàng
QTKĐ:17-
2016/ LĐT XH
18
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe
nâng người
QTKĐ:18-
2016/ LĐT XH
19
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn vận
thăng nâng hàng có người đi kèm
QTKĐ:19-
2016/ LĐT XH
20
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn vận
thăng nâng hàng
QTKĐ:20-
2016/ LĐT XH
21
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn
thang máy điện
QTKĐ:21-
2016/ LĐT XH
22
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn
thang máy thủy lực
QTKĐ:22-
2016/ LĐT XH
23
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn
thang máy chở hàng (dumbwaiter)
QTKĐ:23-
2016/ LĐT XH
24
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn
thang máy điện không có phòng máy
QTKĐ:24-
2016/ LĐT XH
25
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn
thang cuốn và băng tải chở người
QTKĐ:25-
2016/ LĐT XH
26
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn
biểu diễn di động
QTKĐ:26-
2016/ LĐT XH
27
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn tàu
lượn cao tốc
QTKĐ:27-
2016/ LĐT XH
28
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ
thống máng trượt
QTKĐ:28-
2016/ LĐT XH
29
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đu
quay
QTKĐ:29-
2016/ LĐT XH
30
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ
thống cáp treo chở người
QTKĐ:30-
2016/ LĐT XH
Hệ thống Tiêu chuẩn ATLĐ bao gồm các Tiêu chuẩn về ATLĐ và các Tiêu
chuẩn về VSLĐ. Hệ thống này đang được sử dụng và đã được cập nhật vào
tháng 9/2010.
Phụ lục 2
An toàn lao động 153
Tiêu chuẩn về an toàn lao động
TCVN về an toàn sản xuất
TCVN 4744-89 – Qui phạm KTAT trong các cơ sở cơ khí.
TCVN 2288-1978 – Các yêu tố nguy hiểm và có hại trong SX – Phân loại.
TCVN 2289-78 – Quá trình sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 2292-78 – Công việc sơn – Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 3146-1986 – Công việc hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn
TCVN 3147-90 (Soát xét lần thứ 1) – Quy phạm an toàn trong công tác xếp
dỡ – Yêu cầu chung.
TCVN 4245-96 – Yêu cầu KTAT trong sản xuất, sử dụng oxy, axetylen
TCVN về an toàn hóa chất
TCVN 3149-79 – Tạo các lớp phủ kim loại và các lớp phủ vô cơ – Yêu cầu
chung về an toàn.
TCVN 5331-91 – Thiết bị axetylen – Yêu cầu an toàn đối với kết cấu bình
sinh khí.
TCVN 5332-91 – Thiết bị axetylen – Yêu cầu an toàn đối với kết cấu thiết
bị công nghệ chính.
TCVN 5507-2002 – Hóa chất nguy hiểm – Qui phạm an toàn trong sản
xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển (Soát xét lần 2)
TCVN 6174-1997 – Vật liệu n công nghiệp – Yêu cầu an toàn về sản xuất
– Thử n và nghiệm thu (Soát xét lần 2)
TCVN về thiết bị bảo hộ lao động.
TCVN 1841-76 – ao tay HLĐ bằng da, giả da và bạt.
TCVN 2606-78 – Phương tiện bảo vệ tay – Phân loại.
TCVN 3579-81 – Kính HLĐ – Mắt kính không màu.
TCVN 3580-81 – Kính HLĐ – Cái lọc sáng bảo vệ mắt.
TCVN 3581-81 – Kính HLĐ – Yêu cầu kỹ thuật chung – Phương pháp thử.
TCVN 3740-82 – Mặt nạ và bán mặt nạ lọc độc công nghiệp – Hộp lọc –
Phương pháp xác định thời gian có tác dụng bảo vệ của
hộp lọc đồi với các chất độc dạng hơi.
Phụ lục 2
An toàn lao động 154
TCVN 3741-82 – Mặt nạ và bán mặt nạ lọc độc công nghiệp – Hộp lọc –
Phương pháp xác định thời gian có tác dụng bảo vệ của
hộp lọc đối với các chất độc dạng khí.
TCVN 3742-82 – Mặt nạ và bán mặt nạ lọc độc công nghiệp – Hộp lọc –
Phương pháp xác định thời gian có tác dụng bảo vệ của
hộp lọc đối với Cacbonoxyt.
TCVN 5039-90 (ISO 4851-1979) – Phương tiện bảo vệ mắt – Cái lọc tia
cực tím – Yêu cầu sử dụng và truyền quang.
TCVN 5082-90 (ISO 4849-1981) – Phương tiện bảo vệ mắt – Yêu cầu kỹ
thuật – Cái lọc sáng – Yêu cầu sử dụng và truyền quang.
TCVN 5083-90 (ISO 4850-1979) – Phương tiện bảo vệ mắt cá nhận dùng
cho hàn và các kỹ thuật liên quan – Cái lọc sáng- Yêu cầu
sử dụng và truyền quang.
TCVN 6407-1998 – Mũ an toàn công nghiệp.
TCVN 6409-1998 – Giầy, ủng cao su dẫn điện có lót – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6410:1998 (ISO 2251:1991) – Giầy ủng, cao su – Giày ủng, cao su
chống tĩnh điện có lót -Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6412-90 – Giầy ủng chuyên dụng – Xác định khả năng chống trượt.
TCVN 6515-1999 – Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân – Thuật ngữ.
TCVN 6517-1999 – Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân – Phương pháp thử
nghiệm phi quang học.
TCVN 6519-1999 – Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân – Kính lọc và Kính
bảo vệ mắt chống bức xạ laze.
TCVN 6520-1999 – Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân – Bảng khái quát các
yêu cầu – Yêu cầu đối với mắt kính và phương tiện bảo vệ mắt.
TCVN 6693-2000 – Quần áo bảo vệ xác định diễn thái của vật liệu khí các
giọt nhỏ kim loại nóng chảy bắn vào
TCVN về an toàn điện:
TCVN 2572-78 – Biển báo về an toàn điện.
Phụ lục 2
An toàn lao động 155
TCVN 3145-79 – Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V – Yêu
cầu an toàn.
TCVN 3623-81 – Khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V – Yêu cầu
kỹ thuật chung.
TCVN 3718-82 – Trường điện tần số radio – Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 4114-85 – Thiết bị kỹ thuật điện có điện áp lớn hơn 1000V – Yêu cầu an
toàn.
TCVN 4115-85 – Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng
cụ điện di động có điện áp đến 1000 V – Yêu cầu kỹ thuật chung.
TCVN 4726-89 – KTAT – Máy cắt kim loại – Yêu cầu đối với trang bị
điện.
TCVN 5180-90 (STBEV 1727-86) – Pa lăng điện – Yêu cầu chung về an
toàn.
TCVN về an toàn cháy nổ
TCVN 2622-1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu
cầu thiết kế.
TCVN 3255-1986 – An toàn n – Yêu cầu chung.
TCVN 7336-2003 – Phòng cháy chữa cháy-hệ thống sprinkler tự động-yêu
cầu thiết kế và lắp đặt.
TCVN 4879-1989 – Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn.
TCVN 5279-90 – Bụi cháy – An toàn cháy n – Yêu cầu chung.
TCVN 6161-1996 – PCCC – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế
TCVN 3890-84 – Phương tiện và thiết bị chữa cháy – Bố trí, bảo quản,
kiểm tra, bảo dưỡng.
TCVN 5040-1990 – Thiết bị PCCC – Ký hiệu hình vẽ dựng trên sơ đồ
phòng cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 5303-1990 – An toàn cháy – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6379-1998 – Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy -Yêu cầu kỹ
thuật.
Phụ lục 2
An toàn lao động 156
TCXD 218-1998 – Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy – Quy định
chung.
TCVN về an toàn máy c khí
TCVN 2290-78 – Thiết bị sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 2296-89 – Thiết bị rèn ép – Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 3288-1979 – Hệ thống thông gió – Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 4431-1987 – Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần – Lan can an
toàn – Điều kiện kỹ thuật.
TCVN 4717-89 – Thiết bị sản xuất che chắn an toàn – Yêu cầu chung về an
toàn
TCVN 4726-89 – Máy cắt kim loại – Yêu cầu đối với trang thiết bị điện
TCVN 4755-89 (ST SEV 4474-84) – Cần trục – Yêu cầu an toàn đối với
thiết bị thủy lực.
TCVN 5019-89 – Thiết bị AXETYLEN – Yêu cầu an toàn.
TCVN 5181-90 – Thiết bị nén khi – yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 5183-90 – Máy cắt kim loại – Yêu cầu riêng về an toàn đối với kết
cấu máy mài và máy đánh bóng.
TCVN 5184-90 – Máy cắt kim loại – Yêu cầu riêng về an toàn đối với kết
cấu máy mài và máy đánh bóng
TCVN 5186-90 – Máy cắt kim loại - Yêu cầu riêng về an toàn đối với kết
cấu máy phay
TCVN 5187-90 (ST. SEV 577-77) – Máy cắt kim loại – Yêu cầu riêng về
an toàn đối với kết cấu máy doa ngang.
TCVN 5188-90 – Yêu cầu riêng về an toàn đối với kết cấu máy bao, xọc và
chuốt.
TCVN 5636-91 – Thiết bị đúc – Yêu cầu về an toàn
TCVN 5659-1992 – Thiết bị sản xuất bộ phận điều khiển – Yêu cầu về an toàn
chung.
Phụ lục 2
An toàn lao động 157
TCVN 6155-1996 – Bình áp lực – Yêu cầu KTAT về lắp đặt, sửa dụng, sửa
chữa.
TCVN 6156-1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu KTAT về lắp đặt, sử dụng,
sửa chữa – Phương pháp thử.
TCVN 6290-1997 – Chai chứa khí – Chai chứa các khí vĩnh cửu – Kiểm tra
tại thời điểm nạp khí.
TCVN 6291-1997 – Chai chứa khí – Chai chứa khí đựng trong công nghiệp
– Ghi nhãn để nhận biết khí chứa.
TCVN 6296-1997 – Chai chứa khí – Dấu hiệu phòng ng a
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng BYT ngày 10/10/2002 –
Hai mươi mốt (21) tiêu chuẩn, năm (5) nguyên tắc và bảy (07) thông số VSLĐ.
TCVN 6561-1999 – An toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X quang y tế.
TCVN 5126-90 – Rung – Giá trị cho phép tại chỗ làm việc.
TCVN 5127-90 – Rung cục Bộ – Chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy đóng tàu
TCVN 4499-88 – Không khí vùng làm việc – Phương pháp đo nồng độ
chất đọc bằng ống bột ch thị.
TCVN 5704-1993 – Không khi vùng làm việc – Phương pháp xác định
hàm lượng bụi.
TCVN 5971-1995 (ISO 6767:1990) – Không khí xung quanh – Xác định
nồng độ khối lượng của lưu huỳnh Dioxit – Phương pháp.
TCVN 6152:1996 – Không khí xung quanh – Xác định hàm lượng chì bụi
của sỏi khí thu được trên trên cái lọc – Phương pháp trắc ph hấp
thụ nguyên tử.
TCVN 5754-1993 – Không khí vùng làm việc – Phương pháp xác định
nồng độ hơi khí độc – Phương pháp chung lấy mẫu.
TCVN 3743-1983 – Chiếu sáng nhân tạo các nhà công nghiệp và công
trình công nghiệp.
TCVN 4877-89 – Không khí vùng làm việc – Phương pháp xác định Clo
Tiêu chuẩn ngành 52 TCN 352-89 – Cacbon Oxyt.
Phụ lục 2
An toàn lao động 158
TCVN 3985:1999 – Âm học – Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc.
Một số công ước, khuyến nghị của ILO (International Labour
Organization) về AT,VSLĐ, MTLĐ, ATSK.
Công ước 187 về cơ chế tăng cường công tác an toàn VSLĐ.
Công ước 174 về phòng ng a những TNLĐ nghiêm trọng.
Công ước 160 về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc.
Công ước 155 về ATLĐ, VSLĐ và MTLĐ.
Công ước 148 về bảo vệ NLĐ phòng chống các rủi ro nghề nghiệp do ô
nhiễm không khí, ồn và rung ở nơi làm việc.
Công ước 139 về việc kiểm soát và phòng ng a các yếu tố nghề nghiệp độc
hại do các chất hoặc các tác nhân gây ung thư gây ra.
Công ước 136 liên quan đến việc phòng chống các nguy cơ nhiễm độc do
Benzen gây ra.
Công ước 119 về che chắn máy móc.
Khuyến nghị 197 về cơ chế tăng cường an toàn VSLĐ.
Khuyến nghị 181 về phòng ng a tai nạn công nghiệp nghiêm trọng.
Khuyến nghị 177 về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc.
Khuyến nghị 164 về ATLĐ, sức khỏe lao động và môi trường làm việc.
Khuyến nghị 118 về che chắn máy móc.
Khuyến nghị 144 về việc phòng chống các nguy cơ nhiễm độc do Benzen
gây ra.
Khuyến nghị 97 về Bảo vệ sức khỏe NLĐ ở nơi làm việc.
An toàn lao động 159
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AT: An toàn.
ATLĐ: An toàn lao động.
ATSK: An toàn sức khỏe.
BHLĐ: Bảo hộ lao động.
ILO: T chức lao động quốc tế.
KTAT: Kỹ thuật an toàn.
MTLĐ: Môi trường lao động.
NĐ-CP: Nghị định Chính phủ.
NLĐ: Người lao động.
PCCC: Phòng cháy chữa cháy.
QĐ-BLĐTBXH: Quyết định Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
QĐ-BYT: Quyết định Bộ Y tế.
QTKĐ: Quy trình kiểm định.
TT-BLĐTBXH: Thông tư ộ Lao động Thương binh và Xã hội.
TCN: Tiêu chuẩn ngành
TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
VSLĐ: Vệ sinh lao động.
An toàn lao động 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trọng Thụ – Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động –
NXB Hà Nội 2006.
[2] Nguyễn Thế Đạt – Giáo Trình An Toàn Lao Động – NXB Giáo Dục 2008.
[3] Đặng châm thông (Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động) – Tài
liệu huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động – NXB Thông tin và Truyền
thông 2010.
[4] ương Quốc ũng, Nguyễn Trung Thành – Kỹ thuật an toàn lao động và
bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí – Học viện kỹ thuật quân sự 2013.
[5] Dự án nâng cao năng lực huấn luyện An toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam
– An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất cơ khí – NX Lao động Xã hội
2008.
[6] Nguyễn Lê Ninh – An toàn trong sản xuất cơ khí – NXB Tp.Hồ Chí Minh,
1982.
[7] Nguyễn Thành Long, Bùi Hữu Hạnh – Kỹ Năng Phòng Chống Cháy N Và
Thoát Hiểm – NXB Thông tin Truyền thông 2016.
[8] PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn – Tài liệu đào tạo
cấp cứu cơ bản - NXB Y học 2014.
[9] Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ Nguyễn Đức Đãn – Sơ cấp cứu tai nạn trước khi
có y tế – NXB Thông tin và Truyền thông 2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_an_toan_lao_dong_trinh_do_cao_dang_tran_thi_tra_m.pdf