+GV : treo H62.3 lên bảng
+Yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với hình vẽ để nêu các bộ phận chính của nhà máy (5’).và cho biết vai trò của mỗi bộ phận.
+Yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau giữa nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện nguyên tử.
+GV thông báo ưu điểm của nhà máy điện nguyên tử.(công suất lớn và được bảo vệ an toàn).
199 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình và giải như SGV
Bài 2:
h’= 3h
15’
Hoạt động 3 Giải bài 3
a. Từng HS đọc kĩ đề bài để ghi nhớ những dữ kiện đã cho và yêu cầu mà đề bài đòi hỏi.
b. Trả lời phần a của bài và giải thích.
c. Trả lời phần b của bài. HĐ5(5’) hướng dẫn về nhà
* Nêu các câu hỏi sau:
- Biểu hiện cơ bản của mắt cận thị là gì?
- Mắt không cận và mắt cận thì mắt nào nhìn được xa hơn?
- Mắt cận nặng hơn thì nhìn được các vật ở xa hơn hay gần hơn? Từ đó suy ra, Hòa và Bình ai cận nặng hơn?
* Câu trả lời cần có là:
- Đó là thấu kính phân kì.
- KÍnh của Hòa có tiêu cự ngắn hơn (kính của Hòa có tiêu cự 40cm, cong kính của Bình có tiêu cự 60cm)
+xem lại bài giải 1,2,3
+Làm BT 51 SBT.
Bài 3:
a. Mắt cận có Cv gần hơn bình thường, Hòa cận hơn Bình vì Cv của Hòa nhỏ hơn Cv của Bình.
b. Đó là TKPK
Kính thích hợp có khoảng Cc F do đó fH< f B .Vậy Kính của Hòa có tiêu cự nhắn hơn (kính của Hòa có tiêu cự 40cm còn của Bình là 60 cm).
PHẦN BỔ SUNG :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết:58
Ngày soạn:25/3/201.
Ngày dạy:...
§52 ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được thí dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguòn phát ánh sáng màu.
- Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
- Giải thích được sự tạo ra náh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế.
II. CHUẨN BỊ.
* Đối với mỗi nhóm HS.
- Một số nguồn phát ánh sáng màu, trắng
- Một bộ các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục, lam, tím
- Một bể nhỏ có thành trong suốt đựng nước màu.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
TG
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1 Tìm hiểu về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng.
a. Đọc tài liệu để có khái niệm về các nguồn phát ánh sáng màu.
b. Xem các thí nghiệm minh họa để tự tạo ra được biểu tượng cần thiết về ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
* Hướng dẫn HS đọc tài liệu và quan sát thí nghiệm.
* Làm các thí nghiệm về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu.
* Có thể đặt thêm câu hỏi để kiểm tra sự nhận biết của HS về ánh sáng trắng và anhs sáng màu. Chẳng hạn, yêu cầu HS nêu thí dụ khác.
I/ Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
1.Các nguồn phát ánh sáng trắng:
-Mặt trời
-Các đèn có dây tóc nóng sáng như: đèn pha của xe ôtô, xe máy, đèn tròn..
2.Các nguồn phát ánh sáng màu:
Đèn LED, bút Laze, đèn ống phát ra ánh sáng màu.
20’
Hoạt động 2 Nghiên cứu việc tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
a. Làm thí nghiệm 1 và các thí nghiệm tương tự.
b. Dựa vào kết quả quan sát để trả lời C1.
* Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
* Đánh giá các câu trả lời của HS.
* Tổ chức hợp thức hóa kết luận chung.
GV nên bố trí cho mỗi nhóm HS làm thí nghiệm với một ánh sáng màu và một bộ tấm lọc màu khác nhau để có thể có những kết luận tổng quát.
II/ Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lộc màu:
C1:
-Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lộc màu đỏ , ta được ánh sáng đỏ.
-Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lộc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ.
-Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lộc màu xanh, ta không được ánh sáng đỏ mà thấy tối.
2.Các thí nghiệm tương tự:
3.Rút ra kết luận: SGK
C2:
-Trong chùm sáng trắng có ánh sáng đỏ, tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua.
-Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ nên chùm sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ.
-Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải là màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc xanh và ta thấy tối.
15’
Hoạt động 3 Vận dụng và củng cố.
a. Cá nhân trả lời các câu hỏi C2, C3, C4.
b. Tham gia thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
c. Phát biểu các câu trả lời kgi GV hỏi.
* Giao nhiệm vụ học tập cho HS.
* Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
* Nhận xét, sửa chữa các câu trả lời và tổ chức hợp thức hóa các câu kết luận.
* Yêu cầu HS nhắc lại 3 nội dung chính của bài trong khung màu trong SGK.
+Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ:
+1 HS đọc phần “Có thể em chưa biết”.
+Làm BT 52 SBT.
III/ Vận dụng:
C3:
Chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay vàng.
C4:
Một bể nhỏ có thành trong suốt đựng nước màu, có thể coi là một tấm lọc màu.
* Ghi nhớ:
+Anh sáng do mặt trời và các đèn có dây tóc nóng sáng phát ra là ánh sáng trắng.
+Có một số nguồn sáng phát ra trực tiếp ánh sáng màu.
+Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu.
BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM :
.
Tiết:59
Ngàysoạn:30/3/201.
Ngày dạy:...
§53 SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG
I. MỤC TIÊU.
- Phát biểu được khẳng định: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu.
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD để rút ra được kết luận như trên.
II. CHUẨN BỊ.
* Đối với mỗi nhóm HS.
- 1 lăng kính tam giác đều.
- 1 màn chắn trên có khoét một khe hẹp.
- 1 bộ các tấm lọc màu xanh, đỏ, nửa đỏ nửa xanh.
- 1 đĩa CD.
- 1 đèn phát ánh sáng trắng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
TG
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
15’
Hoạt động 1 Tìm hiểu việc phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính.
a. Đọc tài liệu để nắm được cách làm các thí nghiệm.
b. Làm thí nghiệm 1: Quan sát khe sáng trắng qua một lăng kính.
- Mô tả bằng lời và ghi vào vở ảnh quan sát được để trả lời cho C1.
c. Làm thí nghiệm 2a. theo tiến trình.
- Tìm hiểu mục đích thí nghiệm.
- Dự đoán kết quả thu được nếu chùm sáng bằng một tấm lọc màu đỏ, rồi màu xanh.
- Quan sát hiện tượng và kiểm tra dự đoán ở trên.
- Ghi câu trả lời cho một phần C2 vào vở.
d. Làm thí nghiệm 2b SGK. Theo trình tự:
- Tìm hiểu mục đích thí nghiệm.
- Nêu cách làm thí nghiệm và dự đoán kết quả.
- Quan sát hiện tượng và kiểm tra dự đoán.
- Ghi câu trả lời cho phần còn lại của C2 vào vở.
e. Trả lời C3, C4.
- Cá nhân suy nghĩ và nêu ý kiến.
- Thảo luận nhóm để đi đến câu trả lời chung.
* Hướng dẫn HS đọc tài liệu và làm thí nghiệm 1.
- Quan sát cách bố trí thí nghiệm.
- Quan sát hiệ tượng xảy ra.
* Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2.
- Nêu mục đích thí nghiệm.
- Hỏi về cách làm thí nghiệm. Tấm lọc này có thể đặt trước mắt hoặc trước khe.
- Yêu cầu HS nêu dự đoán.
- Cho HS quan sát, nêu kết quả kiểm tra dự đoán và ghi câu trả lời của C2 vào vở.
- Chú ý khi dùng tấm lọc màu xanh và tấm lọc màu đỏ.
* Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2b:
- Nêu mục đích thí nghiệm.
- Hỏi cách làm thí nghiệm.
- Yêu cầu quan sát và mô tả hiện tượng.
* Tổ chức cho HS thảo luận để trả lời C3, C4.
- Đánh giá các câu trả lời C3, C4.
* Tổ chức hợp thức hóa kết luận. Dù kết luận này đã được viết dưới dạng tường minh trong SGK, nhưng cũng cần phải cho tập thể HS trong lớp chấp nhận.
I/ Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính:
1. Thí nghiệm:
C1:
dãi màu từ :đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
2.Thí nghiệm 2:
C2:
-Khi chắn khe K bằng tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ. Bằng tấm lọc màu xanh có vạch xanh, hai vạch này không nằm cùng 1 chỗ.
-Khi chắn khe K bằng tấm lọc nữa đỏ, nữa xanh thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ, xanh nằm lệch nhau.
C3: chọn ý 2.
C4:ánh sáng trắng qua lăng kính ta thu được nhiều dãy sáng màu, chứng tỏ lăng kính đã phân tích dãi sáng trắng ra nhiều dãi sáng màu nên ta nói TN 1 SGK là TN phân tích ánh sáng trắng.
3.Kết luận:
SGK
12’
Hoạt động 2
Tìm hiểu việc phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD.
- Làm thí nghiệm 3.
- Trả lời C5, C6 và ghi vào vở.
* Hướng dẫn HS làm thí ngihệm 3.
* Giới thiệu tác dụng phân tích ánh sáng của mặt ghi của đĩa CD và cách quan sát ánh sáng đã được phân tích.
* Yêu cầu HS quan sát và trả lời cho C5, C6.
* Uốn nắn các câu trả lời của HS.
* Tổ chức hợp thức hóa kết luận.
II/ Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD.
1. Thí nghiệm 3:
C5: quan sát ánh sáng phản xạ trên mặt đĩa CD, ta thấy nhìn theo các phương khác nhau có ánh sáng màu khác nhau.
C6:
-Anh sáng trắng
-Tùy theo phương nhìn ta thấy có màu này hay màu kia.
-Trước khi đến đĩa, chùm sáng là chùm sáng trắng, sau khi phản xạ, ta thu được chùm sáng màu khác nhau chứng tỏ TN 3 cũng là TN phân tích ánh sáng trắng.
3.Kết luận:3
18’
Hoạt động 3
Củng cố bài.
Tự đọc SGK và phát biểu theo yêu cầu của GV.
Kiểm tra 15’:
Đề:Một mắt cận thị có điểm cực viễn cách mắt 3m ,một vật AB=10cm ,cách mắt 5m .Hỏi:
a) Mắt có nhìn thấy vật AB không ? Tại sao?
b)Mắt phải mang kính loại gì để nhìn rõ vật AB?
c)Kính phải có tiêu cự là bao nhiêu ? vì sao?
d) Xem kính mang sát mắt AB vuông góc với trục chính của kính.Hãy vẽ ảnh của vật AB qua kính trên,và tính khoảng cách ảnh A’B’cách mắt là bao nhiêu?
e)Mắt thấy vật này qua kính cao bao nhiêu?
* Yêu cầu HS tự đọc mục III và phần tóm tắc nội dung chính của bài trong khung màu ở SGK và chỉ định HS phát biểu.
Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Bài 54:SỰ TRỘN ÁNH SÁNG MÀU
III/ Vận dụng:
C7:
Có thể coi cách dùng tấm lọc màu như cách phân tích ánh sáng trắng bằng ánh sáng màu.
C8*:phần nước nằm giữa gương và mặt nước tạo thành một lăng kính bằng nước. Xét 1 dãi sáng hẹp phát ra từ mép của vạch đen đến tráng , chiếu đến mặt nước.Dãi sáng này khúc xạ vào nước, phản xạ trên gương, trở lại mặt nước , lại khúc xạ ra ngoài không khí và đi vào mắt người quan sát. Dãi sáng này coi như đi qua lăng kính nước nói trên, nên nó bị phân tích thành nhiều dãi sáng màu sắc như cầu vòng . Do đó khi nhìn vào phần gương ở trong nước ta sẽ không thấy vạch đen mà thấy 1 dãy nhiều màu.
C9:bong bóng xà phòng, váng dầu
* Ghi nhớ:
+Có thể phân tích một chúm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.
+Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
PHẦN BỔ SUNG :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết:60
Ngày soạn:2/4/201.
Ngày dạy:...
§54 SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU
I. MỤC TIÊU.
- Trả lời được câu hỏi, thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau?
- Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu.
- Dựa vào sự quan sát, có thể mô tả được màu cảu ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
- Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được ánh sáng trắng hay không? Có thể trộn được “ánh sáng đen” hay không? được màu cảu ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
- Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được ánh sáng trắng hay không? Có thể trộn được “ánh sáng đen” hay không?
II. CHUẨN BỊ.
* Đối với mỗi nhóm HS.
- 1 đèn chiếu có ba cửa sổ và hai gương phẳng.
- 1 bộ tấm lọc màu (đỏ, lục, lam) và một tấm chắn sáng.
- 1 màn ảnh.
- 1 giá quang học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
TG
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu.
a. Đọc tài liệu để tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu.
b. Quan sát thiết bị mà ta dùng để trộn các ánh sáng màu.
Kiểm tra bài cũ :
-Nêu thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính.
* Hướng dẫn HS đọc tài liệu và quan sát thiết bị thí nghiệm.
* Thông báo về khái niệm trộn các ánh sáng màu.
- GV nên giới thiệu tên công dụng từng bộ phận của dụng cụ.
I/ Thế nào là sự trộn các ánh sáng màu với nhau.
Trộn ánh sáng màu là chiéu hai hoặc nhiều chùm sáng màu đồng thời lên cùng một chỗ trên một tấm màn chắn màu trắng.
15’
Hoạt động 2
Tìm hiểu kết quả của sự trộn hai ánh sáng màu.
a. Làm thí nghiệm 1 theo hướng dẫn.
b. Cá nhân quan sát và trả lời câu hỏi C1.
* Tổ chức và hướng dẫn HS làm TN 1.
Để đảm bảo cho hai chùm sáng mà ta trộn với nhau có cường độ tương đương với nhau, nên đặt hai tấm lọc màu ở hai cửa sổ bên của thiết bị. Còn cửa sổ giữa thì được chắn bằng tấm chắn sáng.
Đặt màn ảnh ở vị trí gần đèn chiếu, chỗ mà hai chùm sáng cắt nhau. Quan sát và nhận xét về màu của hai chùm sáng.
Di chuyển dần màn ảnh ra xa, cho đến chỗ mà hai chùm sáng cắt nhau. Quan sát và nhận xét về màu của màn ảnh ở chỗ mà hai chùm sáng trộn với nhau.
Nên cho một số HS nêu nhận xét về màu thu được. Những nhận xét này không nhất thiết phải giống nhau, nhưng không được mâu thuẫn với nhau. Đó là vì cảm giác về màu phụ thuộc nhiều vào chủ quan của từng người.
II/ Trộn hai ánh sáng màu với nhau.
1. Thí nghiệm:
C1:
-màu đỏ+màu lụcmàu vàng
-Màu đỏ+màu lammàu hồng nhạt.
-Màu lục+màu lammàu nõn chuối.
-Không có ánh sáng màu đen khi trộn 2 ánh sáng màu khác nhau.
2.Kết luận: SGK
10’
Hoạt động 3
Tìm hiểu sự trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng.
a. Làm và quan sát thí nghiệm 2 theo sự hướng dẫn dẫn của GV.
b. Rút ra nhận xét và trả lời C2.
c. Vẽ đường đi của các tia sáng trong ba chùm sáng màu.
d. Tham gia phát biểu kết luận.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2.
Chú ý dùng 3 tấm lọc màu, phải dùng đúng các tấm lọc màu.
* Di chuyển dần màn ảnh ra xa, ta lần lược thấy những trường hợp sau:
- Ba chùm sáng màu tách biệt.
Một phần chùm sáng màu ở giữa trộn với chùm sáng màu ở bên phải; một phần chùm sáng màu ở giữa trộn với chùm sang màu ở bên trái.
- Ba chùm sáng màu trộn với nhau.
* Tổ chức hợp thức hóa kết luận rút ra từ quan sát.
- Cho HS nghiên cứu đường đi của từng chùm riêng rẽ bằng thực nghiệm, rồi vẽ minh họa trên giấy.
III/ Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng màu trắng
1. Thí nghiệm:
C2: trộn 3 ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng trắng.
2. Kết luận: SGK
10’
Hoạt động 4
Củng cố.
Đọc phần tóm tắt trong khung màu của SGK và phát biểu theo yêu cầu của GV.
* Yêu cầu HS đọc phần tóm tắt những nội dung chính của bài trong khung màu ở SGK và chỉ định HS phát biểu
Dặn dò:
Xem lại các câu C
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm BT SBT.
IV/ Vận dụng:
C3:màu trắng
*Ghi nhớ:
+Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu khác hẳn.
+Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau 1 cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.
+Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng màu trắng.
PHẦN BỔ SUNG :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết:61
Ngày soạn:12/4/201.
Ngày dạy:...
§55 MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU.
I. MỤC TIÊU.
- Trả lời được câu hỏi: Có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen?
- Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen
- Giải thích được hiện tượng: Khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu, còn các vật có màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi.
II. CHUẨN BỊ.
- Một hộp kín có một cửa sổ có thể chắn bằng các tấm lọc màu đỏ hoặc lục.
- Các vật có màu trắng, đỏ, lục, đen đặt trong hộp.
- Một tấm lọc màu đỏ và một tấm lọc màu lục.
- 1 tấm ảnh phong cảnh có màu xanh da trời.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
TG
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
8’
Hoạt động 1
Tìm hiểu về màu sắc ánh sáng truyền từ các vật có màu, dưới ánh sáng trắng, đến mắt.
a. Tìm hiểu nội dung mục I.
b. Trả lời C1, tức là phát biểu nhận xét cụ thể về màu sắc của ánh sáng truyền từ các vật màu đến mắt.
* Yêu cầu HS đọc mục I của SGK và lời C2.
* Nhận xét các câu trả lời.
Chú ý rằng khi nhìn thấy các vật màu đen thì có nghĩa là không có bất kì ánh sáng màu nào đi từ vật đó đến mắt. Nhờ cá ánh sáng từ các vật khác chiếu đến mắt mà ta mới nhận ra được vật màu đen.
I/ vật màu trắng , vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu đen dưới ánh sáng trăng.
C1:
+Khi nhìn thấy vật màu trắng , vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó tới mắt.
+Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật tới mắt. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnhđến mắt ta.
* Nhận xét : SGK
15’
Hoạt động 2
Tìm hiểu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật bằng thực nghiệm.
a. Nêu mục đích nghiên cứu.
b. Làm thí nghiệm và quan sát các vật màu trắng, đỏ, lục và đen dưới ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ và ánh sáng lục.
Cá nhân rút ra nhận xét và trả lời C2, C3.
- Nhóm thảo luận và rút ra kết luận chung.
* Hướng dẫn HS nắm bắt mục đích nghiên cứu.
* Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét.
* Tổ chức cho HS phát biểu nhận xét, thảo luận nhóm và rút ra kết luận chung.
* Đánh giá các nhận xét và kết luận.
II/ Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
1. Thí nghiêmk quan sát:
2. Nhận xét:
C2:dưới ánh sáng đỏ
-Vật màu trắng có màu đỏ.
-Vật màu đỏ vẫn có màu đỏ.
Vậy:vật màu trắng và vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ .
-Vật màu đen vẫn có màu đen , vậy màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
C3: dưới ánh sáng xanh lục
-Vật màu trắng có màu xanh.
-Vật màu xanh lục vẫn có màu xanh lục.
Vậy: vật màu trắng và màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
-Vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng xanh lục.
12’
Hoạt động 3 Rút ra kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
a. Trả lời các câu hỏi của GV về khả năng tán xạ ánh sáng màu trong những trường hợp cụ thể.
b. Suy nghĩ để đi đến kết luận chung.
* Đặt các câu hỏi liên quan đến những nhận xét của HS rút ra từ những thí nghiệm để chuẩn bị cho HS khái quát hóa.
* Tổ chức cho HS khái quát hóa những nhận xét về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật và hợp thức hóa các kết luận chung đó.
III/ Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:
SGK
10’
Hoạt động 4
Củng cố.
Đọc SGK theu yêu cầu và phát biểu theo chỉ định của GV.
* Yêu cầu HS đọc phần tóm tắt những nội dung chính của bài trong khung màu của SGK và chỉ định HS phát biểu.
+Yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ.
+Dặn dò:
-Học thuộc phần ghi nhớ.
-Trả lời lại các câu C
-Làm BT 55 SBT
IV/ Vận dụng:
C4: ban ngày lá cây ngoài đường thường có màu xanh, vì chúng tán xạ tôt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của mặt trời. Trong đêm tối chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng nên chúng chẳng có gì để tán xạ.
C5:
+Màu đỏ vì ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ chiếu vào tờ giấy trắng bị tờ giấy trắng tán xạ lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại vào mắt ta.
+Thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì thấy tờ giấy màu đen vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ.
C6:Vì trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu nên vật màu nào sẽ tán xạ tốt ánh sáng màu đó trong chùm sáng trắng.
*Ghi nhớ:
+khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta.
+Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.
+Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng màu khác.
Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kỳ ánh sáng màu nào
RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:62
Ngày soạn:12/4/201.
Ngày dạy:...
§56 CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU.
- Trả lời được câu hỏi: Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
- Vận dụng được kiến thức về tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và trên vật màu đen để giải thích một số ứng dụng thực tế.
II. CHUẨN BỊ.
* Đối với mỗi nhóm HS.
- 1 tấm kim loại, một mặt sơn trắng, một mặt sơn đen.
- 1 hoặc hai nhiệt kế.
- 1 chiếc đèn khoảng 25W.
- 1 chiếc đồng hồ.
- 1 dụng cụ sử dụng phi mặt trời như máy tính bỏ túi, đồ chơi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
TG
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
20’
Hoạt động 1 Tìm hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng.
a. Đọc SGK, trả lời C1, C2.
- Phân tích sự trao dổi năng lượng trong tác dụng nhiệt của ánh sáng để phát biểu khái niệm về tác dụng này.
b. Nêu mục đích thí nghiệm và tìm hiểu dụng cụ vths nghiệm nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên các vật màu trắng và màu đen.
- Tiến hành thí nghiệm.
- Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả.
- Dự vào kết quả thí nghiệm để trả lời C3.
- Phát biểu kết luận chung về tác dụng này
* Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời C1, C2.
- Nhận xét sự đúng sai của các thí dụ của HS.
- Hướng dẫn HS xây dựng khái niệm về tác dụng nhiệt của ánh sáng.
* Tổ chức cho HS thảo luận về mục đích thí nghiệm.
Hướng dẫn HS tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm và thí nghiệm.
- Nhớ làm nguội tấm kim loại đến nhiệt độ phòng trước khi làm thí nghiệm tiếp theo.
- Chiếu sáng hai tấm kim loại như nhau.
* Nhận xét câu trả lời C3 của HS và tổ chức hợp thức hóa kết luận.
I/ Tác dụng nhiệt của ánh sáng.
1.Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
C1:phơi các vật ngoài nắng, chiếu ánh sáng vào cơ thể, chỗ chiếu sẽ bị nóng lên.
C2: phơi khô các vật ngoài nắng, làm muối, ngồi sưởi nắng trong mùa đông
*Nhận xét:ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên, ta nói ánh sáng có tác dụng nhiệt.
2.Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen:
a.Thí nghiệm:
b.Kết luận:
C3:trong cùng điều kiện, vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật màu trắng.
5’
Hoạt động 2 Tìm hiểu tác dụng sinh học của ánh sáng.
a. Đọc tài liệu.
b. Cá nhân phát biểu về tác dụng sinh học của ánh sáng và ghi vào vở.
c. Trả lời C4, C5 và trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV.
* Yêu cầu HS đọc mục II SGK và phát biểu về tác dụng sinh học của ánh sáng.
* Nhận xét đánh giá các câu trả lời C4, C5.
II/ Tác dụng sinh học của ánh sáng.
C4:cây cối thiếu ánh sáng, lá cây xanh nhạt, cây yếu.
-Cây trồng ngoài ánh sáng, lá cây xanh tốt.
C5:
-Người sống thiếu ánh sáng sẽ yếu, em bé tắm nắng để cứng cáp
*Vậy: ánh sáng gây ra 1 số biến đổi nhất định ở sinh vật, ta nói ánh sáng có tác dụng sinh học
10’
Hoạt động 3 Tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng.
a. Đọc mục III SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là pin quang điện và tác dụng quang điện của ánh sáng?
b. Trả lời C6, C7.
* Yêu cầu HS đọc mục III SGK.
* Nêu khái niệm về pin quang điện và tác dụng quang điện.
* Nhận xét đánh giá các câu trả lời C6, C7.
* Tổ chức hợ thức hóa kết luận về tác dụng quang điện và pin quang điện.
III/ Tác dụng quang điện của ánh sáng.
1.Pin mặt trời:là nguồn điện có thể phát ra điện khi có ánh sáng chiếu vào.
C6: máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em, pin mặt trời đều có 1 cửa sổ để ánh sáng chiếu vào.
C7:
-Pin phát điện phải có ánh sáng.
-Pin hoạt động nó không nóng hoặc nóng không đáng kể, do đó pin hoạt động không do tác dụng nhiệt của ánh sáng.
2. Tác dụng quang điện của ánh sáng:
-pin quang điện biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
-Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.
10’
Hoạt động 4 Củng cố.
Đọc SGK và phát biểu theo yêu cầu của GV.
* Yêu cầu HS đọc phần tóm tắt những nội dung chính của chương trình trong khung màu SGK và chỉ định HS phát biểu.
Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
+GV thông bóa cho HS mục có thể em chưa biết .
+Dặn dò:
-xem lại các câu C.
-Học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm BT 56 SBT.
-Chuẩn bị bảng báo cáo TH bài 57
IV/ Vận dụng:
C8: Ac-Si-mét đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời.
C9: Bố mẹ muốn nói tới tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời.
C10:
- mùa đông nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều năng lượng của ánh sáng mặt trời và sưởi ấm cho cơ thể.
-Mùa hè nên mặc quàn áo màu sáng để nó hấp thụ ít năng lượng ánh sáng mặt trời giảm sự nóng bức khi đi ngoài nắng.
* Ghi nhớ:
+Anh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng.
+Trong các tác dụng nói trên, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết:63
Ngày soạn:17/4/201.
Ngày dạy:...
§57 THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD
I. MỤC TIÊU.
- Trả lời được câu hỏi: Thế nào là một ánh sáng màu đơn sắc và thế nào là một ánh sáng màu không đơn sắc.
- Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng màu đơn sắc và ánh sáng màu không đơn sắc.
II. CHUẨN BỊ.
* Đối với mỗi nhóm HS.
- 1 đèn phát ánh sáng trắng.
- Các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục, lam.
- 1 đĩa CD.
- Một nguồn sáng đơn sắc như các đèn LED đỏ, lục, vang, bút laze.
- Chú ý trang bị nguồn điện 3V để thắp sáng đèn LED.
* Đối với cả lớp.
Dụng cụ dùg để che tối.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
TG
HỌAT ĐỘNG HỌC CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
10’
Hoạt động 1
Tìm hiểu các khái niệm đơn sắc, ánh sáng không đơn sắc, các dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
a. Đọc tài liệu để lĩnh hội các khái niệm mới và trả lời các câu hỏi của GV.
b. Tìm hiểu mục đích thí nghiệm.
c. Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm.
d. Tìm hiẻu cách làm thí nghiệm và quan sát thử nhiều lần để thu thập kinh nghiệm.
* Yêu cầu HS đọc phần I và II.
* Đặt một số câu hỏi để:
- Kiểm tra sự lĩnh hội các khái niệm mới của HS.
- Kiểm tra được việc nắm được mục đích thực hành.
- Kiểm tra sự lĩnh hội kĩ năng tiến hành thí nghiệm của HS.
15’
Hoạt động 2 Làm thí nghiệm phân tích ánh sáng màu do một số nguồn sáng màu phát ra.
a. Dùng đĩa CD để phân tích ánh sáng màu do những nguồn sáng khác nhau phát ra. Những nguồn sáng này do nhà trường cung cấp.
b. Quan sát màu sắc của ánh sáng thu được và ghi lại chính xác những nhận xét của mình.
* Hướng dẫn HS quan sát.
* Hướng dẫn HS nhận xét và ghi lại nhận xét.
15’
Hoạt động 3 Làm báo cáo thực hành.
a. Ghi các câu trả lời vào báo cáo.
b. Ghi các kết quả quan sát được vào bảng 1.
c. Ghi kết luận chung về kết quả thí nghiệm.
- Anh sáng màu cho bởi các tấm lọc màu có là ánh sáng đơn sắc hay không? Anh sáng của đèn LED có là ánh sáng đơn sắc hay không?
* Đôn đốc và hướng dẫn HS làm báo cáo và đánh giá kết quả.
RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:64
Ngày soạn:19/4/201
Ngày dạy:...
§58 ÔN TẬPTỔNG KẾT CHƯƠNG III
QUANG HỌC
I. MỤC TIÊU.
- Trả lời được những câu hỏi tự kiểm tra nêu trong bài.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và giải các bài tập trong phần vận dụng.
II. CHUẨN BỊ.
Các bài tập trong chương.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
TG
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
25’
20’
HĐ1trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra
+HS báo cáo phần chuẩn bài của mình ở nhà.
+Từng HS trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra khi được yêu cầu.( đã chuẩn bị trước ở nhà ).
HĐ 2:làm một số bài vận dụng.
+HS làm các câu vận dụng theo sự chỉ định của GV.
+Trình bày kết quả theo yêu cầu của GV.
+GV:
-Yêu cầu các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài của thành viên nhóm mình và báo cáo.
-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tự kiểm tra và chỉ định người phát biểu.
-Chỉ định HS khác phát biểu, đánh giá câu trả lời của bạn.
-GV phát biểu nhận xét của mình và hợp thức hóa câu kết luận cuối cùng.
-GV nên chọn 8 trong 16 câu phần tự kiểm tra để HS trả lời.
+GV : chỉ định một số câu vận dụng cho HS làm.
+GV hướng dẫn HS trả lời .
+GV nhận xét , rút ra kết luận cuối cùng
IV/ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
1. TỰ KIỂM TRA:
Câu1 a. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa nước và không khí . Đó là hiện tượng khúc xạ.
b. Góc tới bằng 600 . Góc khúc xạ nhỏ hơn 600.
Câu 2: +Đặc điểm thứ nhất: TKHT có tác dụng hội tụ chùm tia tới song song tại 1 điểm hoặc TKHT cho ảnh thật của một vật ở rất xa tại tiêu điểm của nó.
+Đặc điểm thứ hai: TKHT có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
Câu 3: Tia ló qua tiêu điểm chính của thấu kính.
Câu 4: Dùng hai tia đặc biệt phát ra từ điểm B ; tia qua quang tâm và tia song song với trục chính của thấu kính
Câu 5: Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa là THPK.
Câu 6: Nếu ảnh của tất cả các vật đẳt trước thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là TKPK.
Câu 7: Vật kính của máy ảnh là TKHT , ảnh của vật cần chụp hiện trên phim . Đó là ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật .
Câu 8: xét về mặt quang học , hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới . Thể thủy tinh tương tự như vật kính , màng lưới tương tự như phim trong máy ảnh.
Câu 9 : Điểm cực viễn và điểm cực cận.
Câu 10: Mắt cận không nhìn được các vật ở xa, khi nhìn các vật ở gần thì người cận thị phải đưa vật đó lại gần sát mắt . Để khắc phục tật cận thị thì người cận thị phải đeo TKPK sao cho có thể nhìn được các vật ở xa.
Câu 11: kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật rất nhỏ , kính lúp là TKHT có tiêu cự không được dài hơn 25 cm.
Câu 12: +Ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng: mặt trời, ngọn đèn điện, đèn ống
+ Ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ : dùng đèn LED đỏ, chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ. Dùng bút LaZe phát ra ánh sáng đỏ, chiếu ánh sáng trăng lên mặt ghi của đĩa CD.
Câu 13: muốn biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những màu nào , ta cho chùm sáng đó chiếu qua một lăng kính hay chiếu vào mặt ghi của mọt đĩa CD.
Câu 14: muốn trộn hai ánh sáng màu với nhau , ta cho hai chùm sáng màu đó chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng , hoặc cho hai chùm sáng đó đi theo cùng một phương vào mắt . Khi trộn hai ánh sáng màu khác nhau thì ta được 1 ánh sáng có màu khác với màu của hai ánh sáng ban đầu.
Câu 15:chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắng thì ta thấy tờ giấy có màu đỏ , nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh ta sẽ thấy tờ giấy gần như có màu đen.
Câu 16: trong việc sản xuất muối , người ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời . Nứoc trong nước biển sẽ bị nóng lên và bốc hơi.
II/ VẬN DỤNG:
Câu 17: chọn B.
Câu 18 : chọn B
Câu 19 : chọn B
Câu 20 : chọn D
Câu 21: a-4, b-3, c-2, d-1.
Câu 22. a.xem hình vẽ.
b. A’B’ là ảnh ảo.
Vì điểm A trùng với điểm F , nên BO Và AI là hai đường chéo của hình chữ nhật BAOI . Điểm B’ là giao điểm của hai đường chéo . A’B’ là đường trung bình của tam giác ABO.
Ta có :
Vậy ảnh nằm cách thấu kính 10cm
Câu 23: a.
AB=40 cm; OA= 120 cm; OF = 8 cm.
Vì AB=OI nên:
Từ (1) và (2) ta suy ra:
Thay số ta được :
Vậy ảnh cao 2,86 cm.
Câu 24.Gọi OA là khoảng cách từ mắt đến cửa ( OA=5m=500 cm ) ; OA’ là khoảng ách từ thể thủy tinh đến màng lưới ( OA’ = 2 cm ) ; AB là cái cửa ( AB = 2m =200 cm ) ; A’B’ là ảnh cái cửa trên màng lưới.
Ta có :
Câu 25 :
Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc màu đỏ, ta thấy ánh sáng màu đỏ.
Nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam, ta thấy ánh sáng màu lam.
Chập hai kính lọc màu đỏ và màu lam lại với nhau rồi nhìn ngọn đèn dây tóc nóng sáng , ta thấy ánh sáng màu đỏ sẩm. Đó không phải là trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lam, mà là thu được phần còn lại của chùm sáng trắng sau khi đã cản lại tất cả những ánh sáng mà mỗi kính lọc đỏ hoặc lam có thể cản được.
Câu 26 : trồng cây cảnh dưới một giàn hoa rậm rạp thì cây cảnh sẽ bị còi cọc đi rồi chết vì không có ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cảnh, không có tác dụng sinh học của ánh sáng để duy trì sự sống của cây cảnh.
V / DẶN DÒ : Chuẩn bị bài 59 :Nâng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
Ngày soạn:2/5/201 Chương IV:
Ngày dạy:.. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
; Tiết : 65 Bài 59: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
------- &---------
I/ MỤC TIÊU:
Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được.
Nhận biết được quang năng, hóa năng, điện năng nhờ đã chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
Nhận biết được khả năng chuyển hóa qua lại giữa các dạng năng lượng , mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
II/ CHUẨN BỊ:
* Giáo viên :
Tranh vẽ phóng to hình 59.1.SGK
Nếu có điều kiện thì chuẩn bị thêm những thiét bị TN như H59.1 SGK gồm:
+ Đinamô xe đạp có bóng đèn.
+Máy sấy tóc.
+Bóng đèn pin và pin để thắp sáng.
+ Gương cầu lõm và đèn chiếu.
+Bình nước đun sôi làm quay chong chóng .
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
3’
15’
12’
15’
HĐ1 tạo tình huống học tâp.
+ Từng HS suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu biết của mình.
HĐ2: ôn tập về sự nhận biết cơ năng và nhiệt năng.
+2 HS lần lược trả lời C1, C2.
+Rút ra kết luận chung về những dấu hiệu nhận biết 1 vật có cơ năng hay nhiệt năng.
HĐ3:(10’) tìm hiểu các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng .
+Từng HS suy nghĩ trả lời C3.
+HS nhận thấy rằng, không thể nhận biết trực tiếp các dạng năng lượng đó mà nhận biết gián tiếp nhờ chúng đã chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
+Từng HS thực hiện C4.
+ HS trình bày trước lớp , Các HS còn lại nêu nhận xét.
+1 HS đọc kết luận 2.
HĐ4: (10’) Vận dụng – cũng cố – hướng dẫn về nhà.
+Từng HS thực hiện C5.
+Cách 1: như SGK.
+Cách 2:
-Năng lượng có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống và sản xuất ?
-Em nhận biết năng lượng như thế nào?
+GV: yêu cầu HS trả lời C1 và giải thích, GV chuẩn lại kiến thức và cho HS ghi vở .
Hỏi thêm:
-dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết vật có cơ năng hay nhiệt năng?
-Nêu ví dụ trường hợp vật có cơ năng , có nhiệt năng.
+Yêu cầu HS trả lời C2.( gọi 1 HS trung bình ).
+Gọi HS đọc kết luận 1
+Yêu cầu HS tự nghiên cứu và điền vào chỗ trống ra nháp.
+GV gọi 5 HS trình bày 5 thiết bị.
+Yêu cầu HS nhận xét ý kiến của từng bạn.
+GV chuẩn lại kiến thức và cho HS ghi vở.
+Yêu cầu HS trả lời C4.
+Gọi HS khác nhận xét.
+GV chuần lại kiến thức và cho HS ghi vở.
+Gọi 1 HS đọc kết luận 2
+Yêu cầu HS giải câu C5.
+Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
* Dặn dò:
+Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Xem lại các câu C.
+ Làm BT 60 SBT.
I/ Năng lượng:
C1:
+Tảng đá nằm trên mặt đất khong có năng lượng vì không có khả năng sinh công.
+ Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất có năng lượng ở dạng thế năng.
+chiếc thuyền chạy trên mặt nước có năng lượng ở dạng động năng.
C2:làm cho vật nióng lên.
* Kết luận 1:SGK.
II/ Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng .
C3:
+Thiết bị A:
(1) cơ năngđiện năng.
(2)điện năngnhiệt năng.
+Thiết bị B:
(1) điện năngcơ năng.
(2) động năngđộng năng.
+Thiết bị C:
(1) nhiệt năngnhiệt năng.
(2) nhiệt năng cơ năng.
+Thiết bị D:
(1) hóa năng điện năng.
(2) điện năngnhiệt năng.
+Thiết bị E:
(1) quang năng nhiệt năng.
C4:
+Hóa năng thành cơ năng trong thiết bị C.
+Hóa năng thành nhiệt năng trong thiết bị D.
+Quang năng thành nhiệt năng trong thiết bị E.
+Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B.
* Kết luận 2: SGK
III/ Vận dụng:
C5:
Tóm tắt:
V=2lm=2 Kg.
t1=200 C
t2=800 C
Cn = 4200 J/Kg độ
Tính : điện năng nhiệt năng.
Giải
Điện năng = nhiệt năng Q
Với Q= m.c (t2-t1)
=2.4200.60= 504.000J
* Ghi nhớ:
+Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công ( cơ năng ) hay làm nóng các vật khác ( nhiệt năng ).
+ Ta nhận biết được hóa năng, điện năng , quang năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
+Nói chung , mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
PHẦN BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:2/5/201 Bài 60:
Ngày dạy:.. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
Tiết : 66 ------- &---------
I/ MỤC TIÊU:
Qua TN nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng , phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra.
Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó bị giảm đi . Thừa nhận phần năng lượng bị giảm đi băng phần năng lượng mới xuất hiện.
Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng được định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi của một số hiện tượng.
II/ CHUẨN BỊ:
*Mỗi nhóm HS: thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại.
* GV: thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt đọng của HS
Trợ giúp của GV
Nội dụng
5’
15’
10’
5’
10’
HĐ1:(5’) kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập.
+1 HS trả lời câu hỏi của GV
-BT 59.1: chọn B.
-BT 59.2: điện năng biến đổi thành nhiệt năng, ví dụ: bàn là , nồi cơm điện.
HĐ2:(15’) tìm hiểu sự biến đổi thế năng thành động năng và phát hiện luôn có sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện nhiết năng.
+HS làm TN theo nhóm
+thực jiện TN và trả lời C1, C2, C3
+1 HS trả lời C1.
+C2:HS phân tích được
-VA = VB =0 WđA = WđB =0
-Đo h2, h1.
+C3:
-Wt bi hao hụt.phần Whh đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
-Wt hao hụt của vật chứng tỏ W vật không tự sinh ra.
HĐ3:(10’) tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Phát hiện sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện năng lượng khác ngoài điện năng.
+HS: Quan sát, thu thập, xử lí thông tin để trả lời C4, C5.
+ HS đọc KL 2 SGK
+Cá nhận HS đọc SGK trả lời câu hỏi của GV
HĐ4:(5’) tiếp thu thông báo của GV về định luật bảo toàn năng lượng.
+ Cá nhân HS nghe thông báo của GV, tự đọc mục định luật bảo toàn năng lượng
+Cá nhân HS suy nghĩ , thảo luận chung cả lớp trả lời câu hỏi của GV
HĐ 5: (10’) Vận dụng. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
+Từng HS thực hiện C6,C7
+Phát biểu ghi nhớ bài 59.
+Sữa BT 59.1 và 59.2.
+Tạo tình huống học tập: như SGK
+yêu cầu HS bố trí TN H60.1.Khó khăn là đánh dấu điểm B là điểm có độ cao h2 cao nhất . Vì vậy GV hướng dẫn HS đặt bút ( phấn ) sãn ở gần đó rồi mới thả bi.
+Yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3.
-C1:gọi 1 HS trung bình trả lời.Nếu HS không trả lời được, yêu cầu HS nhắc lại Wđ, Wt phụ thuộc vào yếu tố nào?
+GV: để trả lời C2 phải có yếu tố nào ? thực hiện như thế nào?
+Yêu cầu HS trả lời C3.
-Wt có bị hao hụt không? Phần Whh đã chuyển hóa như thế nào?
-W hao hụt của bi chứng tỏ W có tự sinh ra không?
+Yêu cầu HS đọc mục thông báo ở C3.
+Yêu cầu HS rút ra kết luận.
+GV : giới thiệu qua cơ cấu và tiến hành TN H60.2 để HS quan sát vài lần rồi rút ra nhận xét về hoạt động.
+Yêu cầu HS nêu sự biến đỏi năng lượng trong mỗi bộ phận , trả lời C4.
+Gọi đại diện vài nhóm trả lời C5.
+GV giải thích:
+Khi quả nặng A rơi: 1 phần thế năng điện năng. 1 phần biến thành động năng của chính quả năng.
+Khi dòng điên làm cho động cơ điện quay kéo quả nặng B lên: chỉ có 1 phần điện năng cơ năng, phần còn lại biến thành nhiệt năng
Do nhựng hao phí trên mà thế năng của quả nặng B thu được nhỏ hơn thế năng ban đầu của quả nặng A.
+Gọi 1 HS dọc kêta luận 2
+GV hỏi thêm :trong TN trên ngoài cơ năng và điện năng, còn xuất hiện thêm dạng năng lượng nào nữa? Phần năng lượng mới xuất hiện này do đâu mà có?
+ĐVĐ: những kết luận vừa thu được khi khảo sát sự biến đổi cơ năng , điện năng ở trên liệu có đúng cho sự biến đổi của các dạng năng lượng khác không ?
+GV thông báo : các nhà khoa học đã khảo sát rất nhiều quá trình biến đổi năng lượng khác trong tự nhiên và thấy rằng KL trên luôn luôn đúng trong mọi trường hợp và được nêu lên thành định luật bảo toàn năng lượng.Mọi phát minh trái với định luật này đều sai.
+Nêu vấn đề: trong TN đun nước nóng bằng điện , điện năng đã biến đổi thành nhiệt năng. Sau khi ngừng đun, nước nguội đi và trở lại nhiệt độ như chưa khi đun, điều đó có phải là nhiệt năng đã tự mất đi, trái với định luật BTNL không? Tại sao?
+Yêu cầu HS trả lời C6.
+GV nêu câu hỏi bổ sung:
-ý định chế tạo động cơ vĩnh cữu trái với định luật BTNL ở chỗ nào?
+yêu cầu HS trả lời C7.GV có thể gợi ý:
-Bếp cải tiến khác với bếp kiềng 3 chân như thế nào?
-Bếp cải tiến : lượng khói bay theo hướng nào?có được sử dụng nữa không?
+Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
+Yêu cầu 1 HS đọc mục “ có thể em chưa biết”
+Dặn dò:
-Học thuộc ghi nhớ.
-Xem lại các câu C.
-làm BT 60 SBT.
I/ sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt , điện:
a.Thí nghiệm:
C1:
+Từ A đến C: thế năng biiến đổi thành động năng.
+Từ C đến B động năng biến đổi thành thế năng.
C2:thế năng của viên bi ở A lớn hơn thế năng của viên bi ở B.
+C3:
Viên bi không thể có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta cung cấp cho nó lúc ban đầu . Ngoài cơ năng còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát.
b. Kết luận 1: cơ năng hao phí do chuyển hóa thành nhiệt năng.
2.Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại . Hao hụt cơ năng.
C4:
+Trong máy phát điện:cơ năng biến đổi thành điện năng.
+Trong động cơ điện : điện năng biến đỏi thành cơ năng.
C5:thế năng ban đầu của quả nặng A lớn hơn thế năng mà quả nặng B thu được.
Sự hao hụt là do chuyển hóa thành nhiệt năng.
* Kết luận 2: SGK
II/ định luật bảo toàn năng lượng:
SGK
III/ Vận dụng:
C6: động cơ vĩnh cữu không thể hoạt động được, vì trái với định luật BT và CHNL. Động cơ hoạt động được là có cơ năng , cơ năng này là không thể tự sinh ra.Muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu.
C7:
-Nhiệt năng do bếp củi cung cấp một phần vào nồi làm nóng nước, phần còn lại truyền ra môi trường xung quanh theo định luật BTNL.
-Bếp cải tiến có vách cách nhiệt , giữ cho nhiệt năng ít bị truyền ra ngoài, tận dụng được nhiệt năng để đun hai nồi nước.
* Ghi nhớ:
+Định luật bảo toàn năng lượng: năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác , hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
PHẦN BỔ SUNG:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:2/5/201 Bài 61:
Ngày dạy:.. SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG – NHIỆT ĐIỆN VÀ THỦY ĐIỆN
Tiết : 67 ------- &---------
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất , ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.
Chỉ ra được các bộ phận chính trong nhà máy thủy điện và nhiệt điện .
Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thủy điện và nhiệt điện.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ sơ đồ nhà máy nhiệt điện và thủy điện
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
5’
10’
10’
10’
10’
HĐ1:(5’) Kiểm tra, tạo tình huống học tập.
+1 HS trả lời câu hỏi của GV.
HĐ2:(10’) tìm hiểu vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất.
+2 HS trả lời C1.
+Từng HS suy nghĩ trả lời C2, C3.
HĐ3:(10’) tìm hiểu hoạt động của nhà máy nhiệt điện và qua trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
+HS quan sát.
+Từng HS thực hiện C4
HĐ4:(10’)tìm hiểu hoạt động của nhà máy thủy điện.
+HS quan sát.
+Từng HS suy nghĩ, trả lời C5.C6
HĐ5:(10’) vận dụng, cũng cố, hướng dẫn về nhà.
+Từng HS thực hiện C7.
+GV:
-Nêu nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
-phát biểu định luật BT và CHNL.
+ĐVĐ:
-Trong đời sống và kỹ thuật , điện năng có vai trò rất lớn mà các em đã được biết.
-Song nguồn điện lại không có sẵn trong tự nhiên như là nguồn năng lượng khác , mà phải tạo ra nguồn năng lượng điện. Vậy phải làm thế nào để biến W khác thành W điện.
+GV gọi 2 HS nghiên cứu C1, trả lời C1.
+GV kết luận: nếu không có điện thì đời sống con người sẽ không được nâng cao , kỹ thuật không phát triển.
+Yêu cầu HS trả lời C2, C3
+GV : treo H61.1 lên bảng và yêu cầu HS quan sát .
+Yêu cầu HS nêu tên các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện .
+Nêu sự biến đổi năng lượng ở các bộ phận chính đó.
+trong nhà máy nhiệt điện có sự chuyển hóa năng lượng cơ bản nào?
+Gọi 1 HS đọc phần KL
+GV treo H61.2 lên bảng.
+Yêu cầu HS quan sát H61.2 để trả lời C5, C6
+GV gợi ý:
-Vì sao nhà máy thủy điện phải có hồ chứa nước ở trên cao.
-Thế năng của nước phải biến đổi thành dạng năng lượng trung gian nào rồi mới thành điện năng.
+GV hướng dẫn HS thực hiện C7
-yêu cầu HS ghi tóm tắt đề bài.
-Coi như Wtđiện năng.
+Gọi 1 HS đọc mục thông báo “Có thể em chưa biết”.
+1 HS đọc phần ghi nhớ.
+Nêu lại câu hỏi ở bài học:
-Làm thế nào để có được điện năng.
-sử dụng điện năng có thuận lợi gì hơn so với sử dụng năng lượng của than đá, dầu hỏa.
+Dặn dò:
-Học thuộc ghi nhớ.
-xem lại các C.
-Làm BT61 SBT.
I/ Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất:
C1:Thắp đèn, nấu cơm, chạy quạt điện, chạy máy bơm, máy cưa, máy khoan.
C2:
-Quạt máy:điện năngcơ năng.
-Bếp điện:điện năng nhiệt năng.
-Đèn ống: điện năngquang năng
-Nạp ắc quy: điện nănghóa năng.
C3:dùng dây dẫn có thể đưa điện đến tận nơi sử dụng ở trong nhà , trong xưởng. Không cần xe vận chuyển, xây dựng nhà kho, thùng chứa.
II/ Nhiệt điện:
C4:bộ phận chính:lò đốt than, nồi hơi, tua bin, máy phát điện, ống khói, tháp làm lạnh.
+Lò đốt than:hóa năngnhiệt năng.
+Nồi hơi:nhiệt năngcơ năng của hơi.
+Tuabin: cơ năng của hơiđộng năng của tuabin.
+Máy phát điện: cơ năngđiện năng.
* Kết luận 1:SGK
III/ Thủy điện:
C5:
+Ong dẫn nước: thế năng của nướcđộng năng của nước.
+Tua bin: động năng của nướcđộng năng của tuabin.
+Máy phát điện: động năngđiện năng.
C6:
+Khi ít mưa, mực nước trong hồ chứa giảm, thế năng của nước giảm, do đó trong các bộ phận của nhà máy năng lượng đều giảm điện năng giảm.
*Kết luận 2: SGK
IV/ Vận dụng:
C7:
+Công mà lớp nước rộng 1 Km2 , dày 1m, có độ cao 200 m, có thể sinh ra khi chảy vào tua bin là.
A=P.h=Vdh
=(1 000 000 .1).10 000.200=2.1012J
Công đó bằng thế năng của lớp nước , khi vào tua bin sẽ chuyển thành điện năng.
* Ghi nhớ:
+Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành điện năng.
+Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hóa thành điện năng.
PHẦN BỔ SUNG:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:2/5/201 Bài 62:
Ngày dạy:.. ĐIỆN GIÓ – ĐIỆN MẶT TRỜI – ĐIỆN HẠT NHÂN
Tuần: 34; Tiết : 68 ------- &---------
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được các bộ phận chính của máy phát điện gió – pin mặt trời – nhà máy điện nguyên tử.
Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các nhà máy trên.
Nêu được ưu và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện hạt nhân, điện mặt trời.
II/ CHUẨN BỊ:
* Đối với GV:
1 máy phát điện gió, quạt gió (quạt điện).
1 pin mặt trời, bóng đèn 220V-100 W
1 động cơ điện nhỏ.
1 đèn LED có giá.
Hình vẽ sơ đồ nhà máy điện nguyên tử.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
5’
10’
10’
10’
5’
5’
HĐ1:(5’) kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập.
HĐ2:(10’) tìm hiểu máy phát điện gió.
+HS: gió có thể sinh công đẩy thuyền buồm chuyển động, làm đổ cây
+HS quan sát.
+HS : dựa vào sơ đồ nêu cấu tạo máy phát điện gió.
+Từng HS thực hiện C1.
HĐ 3:(10’) tìm hiểu hoạt động của pin mặt trời.
+HS nghe GV thông báo .
+Từng HS đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi của GV.
+Từng HS thực hiện C2.
HĐ4:(10’) tìm hiểu nhà máy hạt nhân.
+HS quan sát.
+HS:Lò phản ứng, nồi hơi, tuabin, máy phát điện, tường bảo vệ.
-Lò phản ứng:W hạt nhânnhiệt năngnhiệt năng chất lỏng.
-Nồi hơi:nhiệt năng chất lỏng nhiệt năng của nước.
-Máy phát điện: nhiệt năng của nướccơ năng của tua bin.
-Tường bảo vệ : ngăn cách bức xạ nhiệt ra ngoài tránh gây nguy hiểm
HĐ5:(5’) nghiên cứu sử dụng tiết kiệm điện năng.
+HS: chế tạo các thiết bị dùng điện để biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.
+HS thảo luận nhóm trả lời C3, C4.
HĐ6: Cũng cố, hướng dẫn về nhà.
* Kiểm tra bài cũ:
+HS1: Nêu vai trò của điện năng trong đời sốnh và kỹ thuật, việc truyền tải điện năng có thuận lợi gì? Khó khăn gì ?
+HS2: nhà máy nhiệt điện và thủy điện có đặc điểm giống và khác nhau như thế nào ? nêu ưu điểm và nhược điểm của các nhà máy này.
* Tạo tình huống học tập: như SGK.
+GV: yêu cầu HS bằng kinh nghiệm của mình chứng tỏ rằng gió có năng lượng.
+GV treo hình 62.1 lên bảng
+Dựa vào sơ đồ yêu cầu HS nêu cấu tạo của máy phát điện gió.
+Yêu cầu HS trả lời C1.
+GV thông báo qua cấu tạo của pin mặt trời : là những tấm phẳng làm bằng chất silíc.Khi chiéu ánh sáng vào thì W của ánh sáng mặt trời sẽ trực tiếp chuyển hóa thành điện năng.
+Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:
-Pin mặt trời thường sử dụng trong thiết bị nào?
-Muốn năng lượng nhiều thì diện tích của tấm kim loại phải như thế nào?
+Yêu cầu HS trả lời C2.
+GV : treo H62.3 lên bảng
+Yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với hình vẽ để nêu các bộ phận chính của nhà máy (5’).và cho biết vai trò của mỗi bộ phận.
+Yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau giữa nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện nguyên tử.
+GV thông báo ưu điểm của nhà máy điện nguyên tử.(công suất lớn và được bảo vệ an toàn).
+Muốn sử dụng điện năng thì phải làm gì?
+Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK , thảo luận nhóm trả lời C3, C4.
+Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
+Cũng cố:
-Nêu những ưu điểm , nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời.
-Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện nguyên tử có bộ phận nào giống nhau, khác nhau.?
I/ Máy phát điện gió:
C1:
+Gió thổi cánh quạt truyền cho cánh quạt cơ năng.
+ Cánh quạt quay kéo theo rôto quay.
+Rôto và stato biến đổi cơ năng thành điện năng.
II/ Pin mặt trời:
C2:
+công suất sử dụng tổng cộng:
20.100+10.75=27 500W
+Diện tích tấm pin mặt trời:
III/ Nhà máy điện hạt nhân:
+Cấu tạo:
-Lò phản ứng.
-Nồi hơi.
-Tua bin.
-Máy phát điện.
-Tường bảo vệ.( H62.3)
Trong nhà máy điện hạt nhân, năng lượng hạt nhân biến thành năng lượng điện.
IV/ Sử dụng tiết kiệm điện năng:
C3:
+Nồi cơm điện: điện năng nhiệt năng.
+Quạt điện:điện năngcơ năng.
+Đèn LED, đèn bút thử điện: điện năng quang năng.
C4:hiệu suất lớn hơn, đỡ hao phí.
* Ghi nhớ:
+Máy phát điện gió và pin mặt trời gọn nhẹ, có thể cung cấp năng lượng điện cho những vùng núi, hải đảo xa xôi.
+nhà máy điện hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân thành năng lượng điện , có thể cho công suất rất lớn nhưng phải có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận để ngăn các bức xạ có thể gây nguy hiểm cho người.
PHẦN BỔ SUNG:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_vat_ly_9_soan_4_cot_ca_nam_8545.doc