Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Đại học Sư phạm Hà Nội
Văn bản văn chương là sự hư cấu. Bằng một bài thơ, tác giả trình bày một bức tranh về thế giới bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Thế giới đó thường có thể có hoặc không có trong thực tế, cho nên, thơ trữ tình là thế giới khách quan được chủ quan hoá và được cá thể hoá. Hêghen từng nhận xét: Tự sự là thế giới của khách thể, còn trữ tình là thế giới của chủ thể. Như vậy, nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhất mang nội dung.
Cái đặc biệt của một bài thơ trữ tình là luôn có một người nói bên trong về quan hệ của họ với thế giới (thiên nhiên, xã hội, gia đình, bạn bè, có khi đề cập cả tới những vấn đề lớn lao), về mối quan hệ của họ với con người (hi vọng, thất vọng, nỗi buồn, tình bạn, tình yêu, sự trung thành hoặc phản bội .). Chẳng hạn các nhà thơ tìm hiểu: Con người là gì? Tôi là ai? Tôi muốn gì và muốn như thế nào ? .
Trong thơ trữ tình, tình cảm có vai trò hết sức quan trọng. Nói về vai trò của tình cảm, Goócki cho rằng: Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống, không có thơ.
Vì thơ thường ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch) nên các tác giả có thể thể hiện cảm xúc về con người, cuộc sống, thiên nhiên . tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu . Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên thơ thường lời ít, ý khôn cùng . "Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết". "Nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động" (Alfret de Mussé). Do đó, thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc phát hiện đời sống. Nó động viên người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Thơ còn giúp cho người đọc nhận thức được các phạm trù thẩm mĩ như: Cái đẹp, cái cao thượng, cái hài hoà, cái xót thương . Thơ còn giúp người đọc cảm nhận được âm điệu của ngôn ngữ khiến người ta có thể đọc, ngâm, thậm chí hát.
Trong nhà trường, dạy học thơ rất khó, cho nên, khi phân tích thơ, cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích tiêu đề bài thơ và giọng điệu chủ đạo của tác phẩm
Tiêu đề một tác phẩm thường chứa đựng những thông tin quan trọng đối với người đọc về ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm. Đôi khi người ta có thể không hiểu bài thơ nếu người ta không chú ý đến tiêu đề bài thơ. Cũng có khi người đọc hiểu sai bài thơ, nếu hiểu không chính xác tiêu đề của nó. Bởi khi sáng tác, bao giờ các tác giả cũng phải đặt tên cho đứa con tinh thần, của sự sáng tạo nghệ thuật một lần của mình một cái tên. Giống như cha mẹ đặt tên cho con, ai cũng muốn gửi gắm vào đấy ước mơ, khát vọng về tương lai của đứa con, nhà thơ cũng vậy, đặt tiêu đề cho tác phẩm là một cách gây ấn tượng, tạo cảm xúc cũng như kích thích sự tò mò nơi người đọc.
Chẳng hạn, Xuân Diệu đặt tên cho tác phẩm của mình là Vội vàng với nhiều ý nghĩa.
- Ý nghĩa 1: Hãy nhanh chóng, khẩn trương, gấp rút kẻo không kịp làm một việc nào đó.
- Ý nghĩa 2: Đặt trong mối tương quan với bài thơ, vội vàng có nghĩa là cuộc sống, đời người quá ngắn ngủi so với vòng tuần hoàn của tạo hoá cho nên phải tận hưởng cuộc sống, vì cuộc sống rất đẹp, rất đáng yêu. Con người phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, phải sử dụng tuổi thanh xuân cho thật có ý nghĩa, phải luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng cách dâng hiến, cống hiến sức lực và tuổi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên trường tồn.
9 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh HươngĐại học Sư phạm Hà Nội
Văn bản văn chương là sự hư cấu. Bằng một bài thơ, tác giả trình bày một bức tranh về thế giới bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Thế giới đó thường có thể có hoặc không có trong thực tế, cho nên, thơ trữ tình là thế giới khách quan được chủ quan hoá và được cá thể hoá. Hêghen từng nhận xét: Tự sự là thế giới của khách thể, còn trữ tình là thế giới của chủ thể. Như vậy, nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhất mang nội dung.Cái đặc biệt của một bài thơ trữ tình là luôn có một người nói bên trong về quan hệ của họ với thế giới (thiên nhiên, xã hội, gia đình, bạn bè, có khi đề cập cả tới những vấn đề lớn lao), về mối quan hệ của họ với con người (hi vọng, thất vọng, nỗi buồn, tình bạn, tình yêu, sự trung thành hoặc phản bội...). Chẳng hạn các nhà thơ tìm hiểu: Con người là gì? Tôi là ai? Tôi muốn gì và muốn như thế nào ?...Trong thơ trữ tình, tình cảm có vai trò hết sức quan trọng. Nói về vai trò của tình cảm, Goócki cho rằng: Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống, không có thơ. Vì thơ thường ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch) nên các tác giả có thể thể hiện cảm xúc về con người, cuộc sống, thiên nhiên... tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu... Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên thơ thường lời ít, ý khôn cùng . "Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết". "Nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động" (Alfret de Mussé). Do đó, thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc phát hiện đời sống. Nó động viên người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Thơ còn giúp cho người đọc nhận thức được các phạm trù thẩm mĩ như: Cái đẹp, cái cao thượng, cái hài hoà, cái xót thương... Thơ còn giúp người đọc cảm nhận được âm điệu của ngôn ngữ khiến người ta có thể đọc, ngâm, thậm chí hát. Trong nhà trường, dạy học thơ rất khó, cho nên, khi phân tích thơ, cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Phân tích tiêu đề bài thơ và giọng điệu chủ đạo của tác phẩm Tiêu đề một tác phẩm thường chứa đựng những thông tin quan trọng đối với người đọc về ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm. Đôi khi người ta có thể không hiểu bài thơ nếu người ta không chú ý đến tiêu đề bài thơ. Cũng có khi người đọc hiểu sai bài thơ, nếu hiểu không chính xác tiêu đề của nó. Bởi khi sáng tác, bao giờ các tác giả cũng phải đặt tên cho đứa con tinh thần, của sự sáng tạo nghệ thuật một lần của mình một cái tên. Giống như cha mẹ đặt tên cho con, ai cũng muốn gửi gắm vào đấy ước mơ, khát vọng về tương lai của đứa con, nhà thơ cũng vậy, đặt tiêu đề cho tác phẩm là một cách gây ấn tượng, tạo cảm xúc cũng như kích thích sự tò mò nơi người đọc. Chẳng hạn, Xuân Diệu đặt tên cho tác phẩm của mình là Vội vàng với nhiều ý nghĩa.- Ý nghĩa 1: Hãy nhanh chóng, khẩn trương, gấp rút kẻo không kịp làm một việc nào đó. - Ý nghĩa 2: Đặt trong mối tương quan với bài thơ, vội vàng có nghĩa là cuộc sống, đời người quá ngắn ngủi so với vòng tuần hoàn của tạo hoá cho nên phải tận hưởng cuộc sống, vì cuộc sống rất đẹp, rất đáng yêu. Con người phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, phải sử dụng tuổi thanh xuân cho thật có ý nghĩa, phải luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng cách dâng hiến, cống hiến sức lực và tuổi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên trường tồn. - Ý nghĩa 3: Đặt trong quan hệ với thời đại của nhà thơ: Với tiêu đề này, Xuân Diệu muốn nhắn nhủ các nghệ sĩ hãy khai thác, tìm kiếm trong cuộc sống tươi đẹp những cảm hứng sáng tạo, hãy lấy cuộc sống tươi đẹp này làm đối tượng của nghệ thuật để sáng tạo và ngợi ca, không nên trốn vào quên lãng, vào thiên nhiên, vào tôn giáo, vào tình yêu. Cuộc đời và sức sáng tạo của mỗi người là hữu hạn, do đó phải khẩn trương tìm tòi và sáng tạo để dâng hiến cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và để góp phần vĩnh cửu hoá cái đẹp trong nghệ thuật. Bước 2: Đọc và quan sát bước đầu để nắm chắc bài thơYêu cầu: Qua việc đọc , phải xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Bước 3: Xác định chủ đề bài thơ Chủ đề lưu giữ tư tưởng chủ đạo của bài thơ mà nhà thơ đã khái quát hoá một vấn đề xã hội hoặc đời sống đặc biệt. Chủ đề xác định cách xây dựng và cách thể hiện bài thơ. Do vậy hiểu được chủ đề là bước quan trọng đầu tiên để có thể phân tích được bài thơ. Vào giai đoạn cuối của việc phân tích, học sinh có thể kiểm tra lại cách hiểu chủ đề tác phẩm lúc ban đầu của mình và chữa lại.Bước 4: Xác định hình tượng thơ và âm điệu chủ đạoMột bài thơ luôn luôn là sự thống nhất giữa hình tượng, âm điệu và ý nghĩa. Ba lĩnh vực này được đặt ở những phần khác nhau. Những phần đó có tác động qua lại chặt chẽ. BÀI THƠCấp độ hình tượng + Chủ thể trữ tình + Hình tượng trữ tình + Tình huống trữ tình + Hình tượng ngôn ngữ Cấp độ âm thanh + Vần + Nhịp điệu + Tác động của âm thanh từ việc lựa chọn Các từPhương thức nói:+ Phương thức diễn ngôn+ Phương thức diễn ýCác cấp độ ý nghĩa+ Vùng ý nghĩa của từng phần, từ các cấp độ hình tượng và âm thanh + Vùng ý nghĩa của toàn văn bản+ Vùng ý nghĩa của toàn văn bản văn chương Trên đây là sơ đồ cấu trúc một bài thơ. + Cấp độ hình tượng bao gồm: - Chủ thể trữ tình - Tình huống trữ tình Thông thường, mỗi bài thơ đều có ba cấp độ như sau: + Cấp độ hình tượng bao gồm - Chủ thể trữ tình- Hình tượng trữ tình - Hình tượng ngôn ngữ + Cấp độ âm thanh bao gồm:- Vần- Nhịp điệu - Tác động của âm thanh từ việc lựa chọn từ+ Phương thức nói bao gồm:- Phương thức diễn ngôn - Phương thức diễn ý + Các cấp độ ý nghĩa bao gồm: - Vùng ý nghĩa của từng phần từ các cấp độ hình tượng - Vùng ý nghĩa của toàn bộ văn bảnCác cấp độ trên tác động lẫn nhau tạo nên ý nghĩa chung của cả bài thơ. Bước 5: Nghiên cứu các cấp độ hình tượng của bài thơ * Phân tích chủ thể trữ tình và tình huống thơ+ Phân tích chủ thể trữ tình: chủ thể trữ tình là người phát ngôn trong bài thơ. Nó chia sẻ với chúng ta những điều quan sát được cũng như tư tưởng và tình cảm. Như là một bộ phận của các cấp độ hình tượng, chủ thể trữ tình thuộc về thế giới nghệ thuật trong bài thơ. Chủ thể trữ tình thường không bao giờ đồng nhất hoàn toàn với nhà thơ. Tác giả để cho người đọc nhìn thấy và tự đánh giá một thế giới để từ đó có những đánh giá riêng.Có hai dạng thức của chủ thể trữ tình là cái tôi trữ tình và chủ thể trữ tình ẩn. + Phân tích tình huống thơ: Mỗi người đều nói, viết, suy nghĩ, hành động trong một tình huống cụ thể. Trong thơ cũng vậy, chủ thể trữ tình cũng được nhà thơ đặt trong một tình huống nhất định. Tình huống thơ là địa điểm, thời gian, xã hội hoặc hoàn cảnh cá nhân mà chủ thể trữ tình xuất hiện, thể hiện và bộc lộ những cảm xúc chủ đaọ trong tác phẩm. Tình huống ấy thường ở ngay trong văn bản, yêu cầu người đọc phải phát hiện, phải phân tích. Nó khuyến khích sức tưởng tượng và huy động vốn hiểu biết của người đọc. Chẳng hạn, tình huống thơ trong bài thơ Vội vàng là vào thời điểm mùa xuân trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, sức quyến rũ, nhà thơ bộc lộ khát vọng được níu giữ mãi vẻ đẹp của cuộc sống, của con người và nỗi lo sợ của tác giả trước mâu thuẫn giữa vòng tuần hoàn của thời gian, vũ trụ với sự hạn hẹp của đời sống con người. Ở phần này, có thể đặt cho học sinh các câu hỏi sau:- Viết ba câu: Em hình dung tình huống thơ trong tác phẩm?- Bằng tưởng tượng, em hãy giới thiệu tình huống thơ đó * Phân tích hình tượng trữ tình: Như người hoạ sĩ, nhà thơ cũng xây dựng hình tượng trữ tình thông qua những phần (hoặc những đoạn) khác nhau. Người ta gọi đó là hình tượng thơ. Nhà thơ đã dùng ngôn ngữ nghệ thuật để thể hiện hình tượng đó. Người ta có thể vẽ hoặc dựng thành phim những hình tượng trữ tình. Để nâng cao sức tưởng tượng cho người đọc, các nhà thơ đã sử dụng phương tiện quan trọng là ngôn ngữ nghệ thuật. Ví dụ : Phân tích hình tượng trữ tình trong bài thơ Vội vàng Để phân tích được, người học sẽ phải đọc cả bài thơ và đọc kĩ khổ thơ 1, suy nghĩ và phân tích để nêu được: nhà thơ nhìn thế giới bên ngoài và khát vọng được níu giữ lại tất cả cái đẹp trong thiên nhiên để con người luôn luôn được tận hưởng và chiêm ngưỡng. Sau đó phải nghiên cứu xem: để xây dựng hình tượng trữ tình, tác giả đã sử dụng những loại hình ngôn ngữ nào.Trong bài thơ, tác giả đã dùng hàng loạt các động từ mạnh để biểu đạt khát vọng cháy bỏng đó, cho dù khát vọng đó là phi lí: Muốn tắt nắng, muốn buộc gió, muốn ôm, thâu, riết... và dùng hàng loạt điệp từ và điệp ngữ: này đây, tôi muốn,... khiến người đọc có cảm giác: nhà thơ đang cuống quýt, đang bối rối vô cùng về sự bất lực của mình trước vẻ đẹp của tự nhiên.Tiếp đó, người học có thể hình dung ra vị thế của nhà thơ và khát vọng cháy bỏng của tác giả. Đó là khát vọng được thể hiện tình yêu cuộc sống mạnh mẽ, tình yêu cái đẹp và khát vọng được hoà nhập vào thế giới của cái đẹp. Nhà thơ đã vẽ bằng ngôn từ bức tranh phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống rất sống động với đủ các gam màu, với ánh sáng, đường nét, với các cung bậc cảm xúc ở độ tuyệt đích của chúng, cùng với nhịp thơ, hơi thơ và giòng thơ thật đắm say, thật hồ hởi, thật cuồng nhiệt, khiến người đọc như cũng bị cuốn theo cái rạo rực, mê say đó. Trên cơ sở xác định các loại hình ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm, người học có thể tiếp tục hình dung ra các cấp độ ý nghĩa của bài thơ: Phải chăng, ngay từ khổ thơ đầu, nhà thơ đã muốn nói với bạn đọc rằng: Cuộc sống ơi, ngươi đẹp lắm. Hãy ban tặng cho ta, cho muôn loài cái vẻ đẹp đó và hãy làm sao vĩnh cửu hoá cái đẹp ấy cho người đời được tận hưởng mãi cái hương vị ngọt ngào, đẫm chất men say như thế. Phải chăng, ngay từ khổ thơ đầu, tác giả đã muốn đưa ra quan niệm: Con người phải tìm cách vĩnh cửu hoá cái đẹp để cái đẹp trong thiên nhiên, trong tạo hoá trở nên vĩnh hằng, đó cũng là trách nhiệm đối với người nghệ sĩ. Do đó, khát vọng của nhà thơ có vẻ như phi lí, có vẻ như khác đời nhưng lại mang triết lí, mang một quan niệm nghệ thuật mới mẻ. Đặt vào trong hoàn cành văn học Việt Nam những năm 1930-1945, khi các nhà thơ lãng mạn đang đắm chìm trong mộng ảo, khi họ muốn thoát xác để bay lên cung Quế với chị Hằng, khi họ muốn trốn vào quá khứ, vào tình yêu, vào tôn giáo thì Xuân Diệu đưa ra một cái nhìn, một thái độ tiếp cận với thiên nhiên với cuộc sống hết sức tiến bộ. Thiên nhiên là môi trường sống của con người, thiên nhiên còn là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn cho người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Bởi cái đẹp chính là cuộc sống. Không có cái đẹp nào lại bay lơ lửng trong không trung. Vấn đề là anh nhìn về nó, nghĩ về nó với thái độ như thế nào, có nhận thức được nó và quy luật của tạo hoá không để thể hiện, miêu tả và phản ánh.Tiếp sau đó là việc phân tích khổ thơ thứ hai và toàn bài.Một ví dụ khác: Trong tác phẩm Muà xuân chín của Hàn Mặc Tử, học sinh được tiếp xúc với một kiểu tư duy mới lạ, độc đáo của tác giả trong bài thơ. Người ta có thể nói đến Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính, Xuân hồng của Xuân Diệu, chứ chưa ai nói đến Xuân chín, chữ "chín" gợi cho người đọc cảm giấc khát thèm khi nhìn thấy một trái cây đến độ chín tới, rất thơm, rất hấp dẫn. Nguyễn Bính đã tư duy nghệ thuật bằng cảm giác, bằng khát vọng sống của riêng mình. Nhà thơ như đang thu nhận tất cả những rung động của cuộc sống vào lúc xuân nhất, một "làn nắng ửng", một "làn khói mơ tan", cùng những giọt nắng "lấm tấm vàng", một lần gió xuân nhẹ thổi... và cả những "tiếng ca vắt vẻo "của các cô thôn nữ đang dạo chơi xuân... Dường như nhà thơ đã căng hết mọi giác quan để thu nhận tất cả những âm vang của cuộc sống với tất cả nỗi khao khát và tình yêu cuộc sống đến rạo rực, mê say nên đã tạo nên trong bài thơ hình ảnh một mùa xuân vừa cụ thể, vừa hấp dẫn, vừa gợi cảm, khiến người đọc cũng cảm nhận được sức sống bất tận của mùa xuân đất nước và tình yêu mùa xuân đến mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ trẻ.* Phân tích các cung bậc của giọng điệu thơ+ Phân tích phương thức diễn đạt của chủ thể trữ tình. Phương thức diễn đạt của chủ thể trữ tình được xác định bởi tình huống thơ, trong đó chủ thể trữ tình phát ngôn, suy nghĩ và cảm nhận theo quan điểm của họ, thể hiện qua các hình thức ngôn ngữ. Chủ thể trữ tình có thể nói về mình, nói về người khác hoặc nói về một cái gì đó. Phương thức nói hoặc phương thức diễn ngôn được xác định bởi các hàng, các dòng thơ và ngữ điệu. Phương thức diễn đạt đó có khi là một hình tượng nhỏ, có lúc là hình tượng bộ phận giữa các cấp độ hình tượng và các cung bậc của giọng điệu thơ. + Xác định vần điệu: để xác định vần điệu, cần chú ý đến các hình thức vần điệu mà các nhà thơ hay sử dụng nhất - Vần cặp đôi (aabb)VD: hai câu thơ Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già (Vội vàng - Xuân Diệu)Tác dụng: Vần cặp đôi xuất hiện khi các câu thơ kế tục nhau, giải thích, bổ sung cho nhau. - Vần chéo (abab):VD: Hai câu thơ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim (Từ ấy - Tố Hữu )Tác dụng: Tạo ra sự thống nhất bên trong cho các câu thơ. Thông qua sự chuyển đổi các giòng thơ, nó được vận động và tạo nên nhạc điệu. - Vần gián cách (abcd): Chẳng hạn các câu thơ sauSóng gợn tràng giang buồn điệp điệp…Củi một cành khô lạc mấy giòng (Tràng giang - Huy Cận )Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời(Tây Tiến - Quang Dũng )Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người (Tây Tiến - Quang Dũng )Tác dụng: Là một hình thức đặc biệt của các âm chéo nhau, qua đó, nó đặt vần theo từng cặp một bằng, một trắc.- Vần hỗn hợp theo dạng (aaba)VD: hai khổ thơ cuối trong bài Đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mạc Tử … Gió theo lối gió mây đường mây...Ai biết tình ai có đậm đà hay hai khổ đầu bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu:Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang…Đôi nhánh khô gày xương mỏng manh- Vần ôm (abba)VD: Các câu thơ Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa…(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)Tác dụng: Hình thức vần này góp phần tạo độ âm vang cho các câu thơ, nó mang giá trị nghệ thuật và giá trị biểu cảm cao. Các nhà thơ rất thích chọn loại vần này để trình bày, biểu đạt tình cảm và tư tưởng. + Xác định nhịp điệu: Đây là dạng thức cơ bản nhằm nhấn mạnh các âm và âm vận với những âm tiết bổng trầm xem kẽ nhau. Nhịp điệu được xác định thông qua việc nhấn mạnh hoặc không của các âm. Nhịp điệu là quan trọng và hay gặp nhất trong một bài thơ. Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu đã sử dụng sự thay đổi dồn dập nhịp điệu các câu thơ, sự phối hợp các từ ngữ, các hình ảnh nhằm khơi gợi hành động, nhằm tạo ra những kích thích tâm lí mạnh mẽ, đem lại cho người đọc cảm giác hối hả, gấp gáp, bồn chồn, mong được sống hết mình để tận hưởng cuộc sống - Thiên đường trên mặt đất. + Xác định âm điệu chủ đạo: âm điệu được các tác giả sử dụng để nhấn mạnh hoặc không nhấn mạnh một cái gì đó. Âm điệu có thể được tạo nên bằng điệp từ, từ láy hay từ các câu thơ cắt dòng, từ các hình ảnh... - Chức năng của âm điệu: Các câu thơ cần được tác giả nhấn mạnh phải vang lên một cách mạnh mẽ, quả quyết và có ảnh hưởng lớn nhất tới người nghe, đôi khi có trường hợp nó còn tạo cho người nghe cảm giác nặng nề, khó chịu. Ví dụ như câu thơ: Mày ngài tràng giang buồn muôn đời Nhài đàn giót nguyệt vú đôi thơmCũng có khi âm điệu góp phần làm tăng tốc độ cũng như nhịp điệu cảm xúc trong bài thơ. Chẳng hạn trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu viết 2 câu thơ:Xuân đang tới nghĩa là xuân đang quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ giàTác giả muốn nhấn mạnh sự tuần hoàn nhanh chóng của thời gian, cũng có nghĩa là của tuổi trẻ. Trong sự nhấn mạnh này, người đọc cảm thấy có sự nuối tiếc, khiến cho câu thơ vừa có sức ngân vang vừa có âm điệu buồn. + Xác định trọng âm: (nhấn mạnh, không nhấn mạnh), nhằm gây ấn tượng trực tiếp đến người đọc, người nghe, tạo cảm xúc bất ngờ hoặc căng thẳng. Ví dụ: trong bài Vội vàng có câu thơ sau:Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươiTrong câu thơ, tác giả đã sử dụng một từ rất lạ và độc đáo: "Cắn". Cắn là một động từ, miêu tả một hành động mạnh: Dùng răng cắn vào một vật nào đó để ăn hoặc để làm cho đau. Ở đây, động từ này đã được tác giả chuyển nghĩa thành sự chiếm lĩnh, sự tận hưởng, nhằm biểu đạt một ham muốn, một mong muốn, một niềm đam mê cháy bỏng của mình đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người.Đặt từ "cắn" vào câu thơ và đặt câu thơ trong mối tương quan với cả bài thơ, chúng ta hiểu: Đến đây, cảm xúc của tác giả dâng trào, mãnh liệt đến cuồng nhiệt, nhà thơ muốn được tận hưởng đến tận độ cái đẹp, muốn được biến cái đẹp thành của riêng mình để được sở hữu, chiếm lĩnh. Trọng âm của câu thơ dồn vào chữ "cắn", nó có tác dụng như kéo căng dòng ý thức, đẩy cường độ của câu thơ lên cao, mạnh và tạo nên điểm nhấn cho cả câu thơ với sự ngắt nhịp: 3/2/1/2. Câu thơ cũng là trung tâm thẩm mĩ của cả bài thơ và thể hiện chủ đề của tác phẩm. + Xác định ngữ điệu: ngữ điệu khiến cho câu thơ vang lên, sống động hẳn lên, góp phần biểu lộ một cách sinh động cảm xúc cũng như tình cảm của chủ thể trữ tình. Nó còn có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, lâu dài, thức nhọn các giác quan hay tạo cảm giác vui tươi, phấn khởi, gây ảnh hưởng tới người đọc và người nghe. Cả bài thơ Vội vàng luôn có sự thay đổi ngữ điệu, lúc thì nhanh, mạnh, lúc thì dồn dập, khiến người đọc như bị cuốn theo các câu thơ, các dòng thơ, cuốn theo dòng cảm xúc mãnh liệt, sự sôi nổi, cuồng nhiệt, cuống quýt của tác giả.Tất nhiên, để dạy học thơ trữ tình còn phải sử dụng những phương pháp và biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể.1Riêng dạy học thơ trữ tình trong nhà trường, với những đặc trưng trên, sẽ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh, mảng văn học này chiếm thời lượng khá nhiều trong chương trình văn ở các cấp, nhất là ở trung học phổ thông. Do vậy, chúng tôi hi vọng, với bài viết này chúng tôi có thể góp phần nhỏ vào việc tìm ra cách dạy học thơ trữ tình nói riêng, dạy học văn nói chung, một môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật trong nhà trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường.docx