3.2. Hình thành nhóm kỹ năng tiếp nhận văn bản
Nhóm kĩ năng tiếp nhận văn bản gốm hai kĩ năng cơ bản: kỹ năng so sánh - đối chiếu;
kỹ năng phân tích - tổng hợp. Kỹ năng so sánh - đối chiếu là khả năng biết đặt yếu tố
ngôn ngữ trong văn bản trong tương quan với những yếu tố ngoài văn bản có cùng chức
năng để tìm ra sự tương đồng và khác biệt về hiệu quả của chúng trong việc thể hiện tư
tưởng, tình cảm cũng như đặc trưng phong cách. Muốn thấy được giá trị của từ "lạc" và
biện pháp đảo ngữ ở câu "Củi một cành khô lạc mấy dòng" trong bài thơ Tràng giang
của Huy Cận, chúng ta phải đặt chúng trong tương quan với các từ đồng nghĩa và gần
nghĩa khác như "lẫn, trôi, xuôi" và với trật tự thuận "một cành củi khô"
Kỹ năng phân tích - tổng hợp là sự kết hợp của hai kĩ năng phân tích và tổng hợp. Kĩ
năng phân tích trong tiếp nhận văn bản được hiểu là việc đi sâu phát hiện từng chi tiết,
yếu tố và dấu hiệu biểu hiện nội dung và đặc trưng phong cách. Kĩ năng tổng hợp là
hoạt động liên kết các dấu hiệu, các chi tiết, các yếu tố cụ thể nói trên để rút ra những
kết luận, nhận định chung mang tính khái quát.
Muốn hình thành được các kĩ năng tiếp nhận văn bản cho học sinh trong quá trình dạy
học các bài PCCN, chúng ta cần tiến hành theo quy trình gồm các bước sau:
Bước 1. Giáo viên nêu yêu cầu tiếp nhận (các yêu cầu tiếp nhận phải hướng tới đặc
điểm, đặc trưng phong cách).
Bước 2. Yêu cầu học sinh phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, cách diễn dạt, biện pháp tu từ
trong văn bản thể hiện đặc trưng phong cách và so sánh với những từ ngữ, hình ảnh và
cách diễn đạt tương đương để thấy được giá trị của chúng.
Bước 3. Yêu cầu học sinh rút ra những kết luận, nhận định khái quát
Tóm lại, tích hợp và dạy học theo hướng tích hợp hiện nay đang là một trong những
hướng dạy học được nhiều người quan tâm. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học, chúng
tôi đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để dạy các bài PCCN ở THPT theo hướng tích
hợp. Những giải pháp này tập trung vào cả giờ lí thuyết và giờ thực hành. Đối với giờ lí
thuyết, giải pháp quan trọng nhất là việc kết hợp sử dụng nhiều loại câu hỏi như câu hỏi
phát hiện, câu hỏi so sánh - đối chiếu, câu hỏi tổng hợp - khái quát, câu hỏi nêu vấn đề.
Đối với giờ thực hành, giáo viên cần chú trọng kết hợp nhiều loại bài tập khác nhau như
bài tập tái hiện, bài tập phân tích, bài tập sáng tạo. Mỗi loại bài tập có mức độ và tác
dụng tích hợp khác nhau. Ngoài ra, việc kết hợp hình thành kĩ năng tiếp nhận và kĩ năng
tạo lập văn bản là giải pháp có thể được tiến hành trong cả giờ lí thuyết và thực hành.
Những giải pháp được giới thiệu trong bài viết này hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học các bài PCCN ở THPT nói riêng.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp dạy học các bài phong cách chức năng ở Trung học Phổ thông theo hướng tích hợp - Trần Văn Chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 149-156
GIẢI PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI PHONG CÁCH CHỨC NĂNG
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
TRẦN VĂN CHUNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
LÊ THỊ THU HIỀN
Trường THPT Đặng Trần Côn, Thừa Thiên Huế
Tóm tắt: Tổ chức dạy học các bài phong cách chức năng (PCCN) theo hướng
tích hợp là một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt ở
THPT. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu ra một số giải pháp cơ bản như: sử
dụng phối hợp các loại câu hỏi, bài tập và kết hợp hình thành kĩ năng tạo lập,
tiếp nhận trong dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp.
Phong cách chức năng (PCCN) là những khuôn mẫu, chuẩn mực quy định việc sử dụng ngôn
ngữ phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Nắm chắc kiến thức về PCCN, học
sinh sử dụng ngôn ngữ ngày càng chính xác và tinh tế hơn. Để thực hiện được mục tiêu này,
các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra những con đường dạy học phù
hợp. Một trong số đó là việc dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp.
Trong lý luận dạy học hiện đại, thuật ngữ tích hợp được dùng để chỉ một trào lưu sư
phạm. Xavier Roegvers đã định nghĩa về trào lưu này như sau: “Khoa sư phạm tích hợp
là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó, toàn thể các quá trình học tập góp phần
hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho
học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hoà nhập học
sinh vào cuộc sống lao động” [5, 73].
Ở Việt Nam, thuật ngữ tích hợp cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.
Tác giả Nguyễn Văn Tứ cho rằng: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ có hệ thống
ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hoặc phân môn
khác nhau thành một nội dung thống nhất dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và
thực tiễn được đề cập trong các môn học, phân môn đó” [4, 31]. Theo tác giả Nguyễn
Thanh Hùng: “Tích hợp (integration) là phương hướng phối hợp (integrate) một cách tốt
nhất các quá trình học tập của nhiều môn học như các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm
văn trong một môn như Ngữ văn” [3, 9]...
Như vậy, tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp các yếu tố có mối
quan hệ mật thiết nội tại để tạo thành đối tượng mới, chỉnh thể mới mang đầy đủ những
thuộc tính bản chất nhất của các yếu tố hợp thành. Trong đó, không những giá trị của
từng bộ phận được bảo tồn và phát triển mà giá trị của toàn bộ chỉnh thể đó cũng được
nhân lên. Tích hợp không phải là phép cộng giản đơn của các yếu tố riêng lẻ mà nó là
sự siêu liên kết, siêu tổng cộng để tạo nên nội dung mới, tính chất, chức năng mới vốn
không có trong các yếu tố khi tồn tại riêng biệt.
TRẦN VĂN CHUNG - LÊ THỊ THU HIỀN
150
Trong dạy học Ngữ văn, việc tích hợp phải thể hiện được sự gắn kết, hoà nhập có chiều
sâu giữa ba phân môn Văn - tiếng Việt - Làm văn cũng như phải làm rõ mối liên hệ giữa
Ngữ văn với các môn học gần gũi khác, qua đó rèn luyện kĩ năng liên môn, xuyên môn
nhằm giúp người học phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp để vận dụng
vào thực tiễn ở những mức độ, bình diện khác nhau.
Từ đó, chúng ta thấy rằng, quan điểm tích hợp có thể vận dụng vào quá trình dạy học
của nhiều môn học và phân môn khác nhau, trong đó có việc dạy học các bài PCCN.
Dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp không chỉ giúp học sinh khắc sâu kiến thức
về các loại PCCN mà còn có điều kiện mở rộng vốn hiểu biết về các lĩnh vực có liên
quan, phát triển tư duy khái quát, tổng hợp cho người học. Để việc dạy học các bài
PCCN theo hướng tích hợp đạt được hiệu quả nói trên, chúng ta phải tập trung vào một
số giải pháp cơ bản sau đây:
1. SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI PCCN
Dạy học nói chung và dạy học các bài PCCN nói riêng theo quan điểm tích hợp nghĩa là
phải hướng tới mục tiêu huy động, khơi gợi được nhiều kiến thức có liên quan để giải
quyết các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của các loại PCCN. Việc huy động
được bao nhiêu đơn vị kiến thức tham gia vào quá trình nhận thức lại tuỳ thuộc vào hệ
thống câu hỏi. Có loại câu hỏi chỉ có khả năng huy động những đơn vị kiến thức cụ thể,
có loại câu hỏi lại có thể huy động những kiến thức khái quát, tổng hợp; lại có những
loại câu hỏi yêu cầu người học đi tìm mối liên hệ qua lại giữa các đơn vị kiến thức. Điều
đó cho thấy, dù ít hay nhiều, câu hỏi vẫn có tác dụng nhất định trong việc dạy các bài
PCCN theo hướng tích hợp. Nó góp phần định hướng để người học biết cách huy động
các năng lực và kiến thức có liên quan để tìm hiểu các nội dung của PCCN.
Để việc sử dụng câu hỏi trong dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp đạt hiệu quả,
chúng tôi cho rằng việc xây dựng và sử dụng câu hỏi cần phải bám sát vào tiêu chí "có
khả năng huy động, liên kết tri thức và kĩ năng ở người học" của câu hỏi. Dựa vào tiêu
chí này, chúng tôi nhận thấy có thể sử dụng các loại câu hỏi sau:
1.1. Câu hỏi phát hiện
Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng của mình để tìm
ra các dấu hiệu, đặc trưng, thuộc tính của một đối tượng cụ thể. Đối với các bài
PCCN, dạng câu hỏi này thường yêu cầu học sinh tìm, phát hiện các từ ngữ, thuật ngữ,
các biện pháp tu từ, các loại câu trong các văn bản. Câu hỏi phát hiện thường đi liền
với các cụm từ "Em hãy chỉ ra / hãy tìm / hãy liệt kê". Ví dụ: Khi dạy bài Phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật (PCNNNT), sau khi cung cấp ngữ liệu, giáo viên có thể hỏi:
"Trong văn bản, để tạo dựng hình tượng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?".
1.2. Câu hỏi so sánh, đối chiếu
Trong dạy học nói chung, câu hỏi so sánh- đối chiếu là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh
tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng, các đơn vị kiến thức. Trong dạy
học PCCN, dạng câu hỏi này chủ yếu yêu cầu học sinh tìm ra những điểm tương đồng
GIẢI PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI PHONG CÁCH CHỨC NĂNG Ở THPT...
151
và khác biệt giữa các loại PCCN về các tiêu chí như đặc trưng, đặc điểm sử dụng từ
ngữ, vai trò, chức năng Dạng câu hỏi này thường là: "Em hãy so sánh sự giống nhau
và khác nhau giữa Phong cách ngôn ngữ với Phong cách ngôn ngữ”; "Phân biệt sự
khác nhau giữa hai văn bản sau về mặt phong cách chức năng ngôn ngữ"; "Đọc hai văn
bản sau và cho biết cách sử dụng ngôn ngữ trong hai văn bản đó có gì khác nhau?"
1.3. Câu hỏi tổng hợp, khái quát
Theo quan điểm của Bloom, tổng hợp và khái quát là hai cấp độ cao nhất của hoạt động
nhận thức. Nó được hiểu là khả năng kết hợp các yếu tố riêng biệt thành một tổng thể
mới. Cấp độ này không dừng lại ở những hoạt động mang tính cá biệt mà nhìn nhận đối
tượng trong các mối quan hệ để tạo nên một chỉnh thể mới mang tính sáng tạo cao hơn.
Câu hỏi tổng hợp, khái quát là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh từ việc xem xét các yếu
tố, bộ phận nhằm rút ra những kết luận, đánh giá mang tầm khái quát về đối tượng.
Trong dạy học tích hợp, việc sử dụng câu hỏi tổng hợp - khái quát có tác dụng định
hướng để học sinh huy động tất cả những kiến thức và năng lực sẵn có cũng như những
hiểu biết cụ thể để đưa ra những kết luận mới có tính sáng tạo cao hơn. Đây cũng chính
là mục tiêu mà dạy học tích hợp hướng tới.
Trong dạy học các bài PCCN, câu hỏi tổng hợp - khái quát thường được sử dụng để yêu
cầu học sinh nêu lên những nhận xét nói chung về đặc trưng phong cách, về đặc điểm sử
dụng từ ngữ trong những văn bản, những phong cách nhất định. Dạng câu hỏi này
thường gắn liền với các cụm từ: "Em có nhận xét gì? / có đánh giá như thế nào? Ý
kiến của em như thế nào?...". Yêu cầu của loại câu hỏi này đặt ra tương đối khó với học
sinh, đòi hỏi các em phải huy động những tri thức có liên quan để trả lời.
1.4. Câu hỏi nêu vấn đề
Câu hỏi nêu vấn đề được xem là dạng câu hỏi có khả năng rất cao trong việc phát huy
tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề góp phần định
hướng để người học huy động nhiều kiến thức, kĩ năng vào giải quyết một tình huống
cụ thể. Chính vì vậy, câu hỏi nêu vấn đề có thể xem là một giải pháp quan trọng góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp.
Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp phải
hướng tới mục tiêu tạo ra những tình huống có vấn đề. Những tình huống này phải thôi
thúc học sinh nỗ lực hết sức trong việc huy động kiến thức có liên quan để tạo ra bước
nhảy trong hoạt động nhận thức. Ngược lại, những câu hỏi không tạo được tình huống
có vấn đề sẽ không giúp ích cho việc dạy học theo hướng tích hợp.
Chẳng hạn, khi dạy bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (PCNNCL), giáo viên có thể đặt
ra các tình huống như sau: "Tại sao Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh lại được xem là
một tác phẩm chính luận kiệt xuất?", "Vì sao “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của
Bác có sức hiệu triệu cả dân tộc đứng lên kháng chiến?"; "Vì sao có thể khẳng định
đoạn văn sau thuộcPCNNCL ?". Để giải quyết các tình huống này, người học phải chú ý
đến cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp trong văn bản, đồng thời chú ý liên hệ với những đặc
TRẦN VĂN CHUNG - LÊ THỊ THU HIỀN
152
trưng của PCNNCL. Ngoài ra, các em cần phải có những hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, tình
hình chính trị của giai đoạn mà bản tuyên ngôn ra đời. Nghĩa là, giải quyết tình huống đặt ra
học sinh cũng đồng thời được mở rộng những kiến thức có liên quan.
Tóm lại, để tăng cường hiệu quả cho việc dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp,
giáo viên cần khai thác hệ thống câu hỏi một cách triệt để. Trong đó, cần chú trọng vào
các loại câu hỏi phát hiện, câu hỏi so sánh - đối chiếu, câu hỏi tổng hợp-khái quát và
câu hỏi nêu vấn đề. Mỗi loại câu hỏi trên có những đặc điểm và chức năng riêng nhưng
chúng đều góp phần định hướng để người học biết cách huy động, sử dụng tất cả những
kiến thức và kĩ năng có liên quan vào giải quyết vấn đề. Đây cũng chính là mục tiêu mà
dạy học theo quan điểm tích hợp hướng tới.
2. KẾT HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI PCCN
Kết hợp các dạng bài tập trong một giờ học không chỉ nhằm củng cố kiến thức và kĩ
năng của học sinh mà còn giúp cho các em có điều kiện để phối hợp nhiều kiến thức và
kĩ năng vào việc giải quyết một vấn đề. Tuỳ theo mục đích hướng tới, người ta có thể
chia ra nhiều loại bài tập khác nhau. Với mục đích dạy học theo hướng tích hợp, chúng
tôi kết hợp các dạng bài tập sau đây trong giờ thực hành PCCN:
2.1. Bài tập tái hiện
Bài tập tái hiện là dạng bài tập yêu cầu học sinh vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ
học, về các loại PCCN để nhận biết các dấu hiệu, đặc trưng trong một văn bản cụ thể.
Nhìn từ góc độ tích hợp, bài tập tái hiện không chỉ giúp cho học sinh có thể nhận diện,
khắc sâu kiến thức, khái niệm về các loại PCCN mà còn có thể mở rộng nhiều loại kiến
thức khác như văn học, lịch sử, địa lí... Bởi vì mỗi văn bản mà học sinh tiếp cận đều
chứa đựng những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Để dạng bài tập này có thể
mang lại hiệu quả tích hợp cao, giáo viên cần chú trọng lựa chọn các văn bản có giá trị
thông tin cao, phù hợp với nhu cầu nhận thức của người học.
Ví dụ. Đọc và tìm những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt biểu lộ cảm xúc trong văn bản sau ?
() Cha ơi, suốt cả cuộc đời mình, cha đã đi đưa thư cho người khác, nhưng chưa bao giờ cha
nhận được một bức thư nào (). Chắc đã từng có lúc cha ao ước nhận được thư. Và giờ đây,
con, con gái nuôi của cha, đang viết thư, lá thư đầu tiên gửi cho cha. Con muốn cám ơn cha vì
tình yêu thương và sự chăm sóc mà cha đã dành cho con. Ngày mai con sẽ lên thành phố và từ
đó gửi bức thư bày đi, để biến nó thành một lá thư thực sự. Nhưng trước khi làm điều này, con
muốn cha biết bí mật của con. Khi nào con lớn lên, con sẽ mang chiếc túi thư của cha, đạp xe
dọc theo những con đường xanh rợp bóng cây quen thuộc mà cha vẫn đi và trở thành người
mang tin cho những ai đang ngóng đợi thư. Cha ơi, cha đừng lo lắng. Con sẽ làm nốt những
công việc mà cha đang bỏ dở và cố gắng để trở thành một bưu tá giỏi như cha
(Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, tr. 28)
Thực hiện bài tập này, học sinh không chỉ nắm vững được đặc điểm về phong cách
ngôn ngữ mà còn có thể củng cố, khắc sâu thêm nội dung, ý nghĩa của văn bản và cảm
GIẢI PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI PHONG CÁCH CHỨC NĂNG Ở THPT...
153
xúc của tác giả. Ngược lại, những nội dung và ý nghĩa của văn bản mà các em đã được
học sẽ giúp cho việc đánh giá đặc trưng phong cách được đầy đủ và sâu sắc hơn.
2.2. Bài tập phân tích
Thực tế, chúng ta thấy rằng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm "bài tập phân
tích". Trong phạm vi dạy học các bài PCCN, chúng tôi cho rằng bài tập phân tích là
dạng bài tập yêu cầu học sinh dựa trên những kiến thức về PCCN và những kiến thức có
liên quan để phân tích, đánh giá về một hay một số đặc trưng phong cách, về việc sử
dụng ngôn ngữ cũng như các biện pháp tu từ khác trong một văn bản cụ thể. Từ cách
hiểu trên, chúng ta thấy rằng cùng với các dạng bài tập khác, bài tập phân tích cũng có
tác dụng rất lớn trong dạy học theo hướng tích hợp. Nó không chỉ đòi hỏi học sinh phải
huy động, kết hợp nhiều loại kiến thức như ngôn ngữ, phong cách chức năng, đọc hiểu
văn bản, những hiểu biết về phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn mà còn phải kết
hợp nhiều kĩ năng như kĩ năng phân tích, bình luận, so sánh.
Ví dụ . Hãy phân tích cách sử dụng ngôn ngữ trong đoạn hội thoại sau:
[] Chị Chiến bước từ trong buồng ra nói với Việt:
- Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng
học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu.
Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì:
- Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị
- Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu
giặc còn thì tao mất, vậy à!
(Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi)
2.3. Bài tập sáng tạo
Bài tập sáng tạo là dạng bài tập yêu cầu học sinh huy động tất cả những kiến thức và kỹ
năng có liên quan để tạo lập, xây dựng văn bản (có thể cho trước chủ đề) theo một
PCCN nhất định. Như vậy, chúng ta thấy rằng, từ bài tập phát hiện, bài tập phân tích cho
đến bài tập sáng tạo đã có một sự thay đổi về mặt yêu cầu theo hướng ngày càng phức tạp
hơn. Nếu như ở bài tập phát hiện và bài tập phân tích, học sinh chủ yếu giải quyết những vấn
đề cho sẵn hoặc đã có định hướng thì ở bài tập sáng tạo, các em phải tiếp cận với một tình
huống mới, đòi hỏi phải huy động nhiều kiến thức và kỹ năng mới có thể giải quyết được. Sự
thay đổi nói trên không chỉ có ý nghĩa trong việc hình thành tri thức và kỹ năng cho học sinh
mà còn có tác dụng nâng cao mức độ tích hợp trong thực hành PCCN.
Ví dụ. Em hãy dựa vào kiến thức đã học về PCNNCL để viết một đoạn văn (khoảng 500 từ)
với chủ đề: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các em"
(Hồ Chí Minh - Thư gửi các học sinh).
TRẦN VĂN CHUNG - LÊ THỊ THU HIỀN
154
3. KẾT HỢP HÌNH THÀNH CÁC KỸ NĂNG TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI PCCN
3.1. Hình thành nhóm kỹ năng tạo lập văn bản
Nhóm kĩ năng tạo lập văn bản bao gồm hai kĩ năng cơ bản là kĩ năng lựa chọn và kĩ năng
kết hợp. Kĩ năng lựa chọn là khả năng biết lựa chọn trong rất nhiều yếu tố ngôn ngữ (đặc
biệt là từ ngữ) có cùng chức năng (tiêu biểu là các từ đồng nghĩa và gần nghĩa) một yếu tố
phù hợp nhất với hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp và đặc biệt là phù hợp với từng
loại PCCN nhất định. Chẳng hạn việc sử dụng các từ "tắm" và "tin" trong hai câu văn sau
đây đã cho thấy khả năng lực chọn từ ngữ tinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu".
- "Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc, bình
đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn quyết không thể không công nhận quyền
độc lập của dân tộc Việt Nam".
Ta thấy có rất nhiều từ ngữ có khả năng thay thế cho từ tắm (dìm, đàn áp) và từ tin
(mong, hi vọng) trong hai câu trên nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ sử dụng hai từ này
là cả một sự cân nhắc, lựa chọn.
Kĩ năng kết hợp là kĩ năng liên kết các yếu tố ngôn ngữ, các đơn vị ngôn ngữ một cách đúng
đắn, phù hợp nhằm biểu hiện nội dung và mục đích giao tiếp. Chẳng hạn, việc kết hợp liên tục
ba câu đơn có kết cấu Chủ - Vị trong "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh: "Pháp chạy.
Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị" đã tạo nên tính sinh động và phức tạp của thời cuộc.
Việc kết hợp khác nhau sẽ tạo ra nội dung và sắc thái ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn
như hai đoạn văn dưới đây:
- "Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong
những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc
tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc" (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV).
- "Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang
chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ
XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc"
(Báo cáo chính trị của Đảng lần thứ VI)
Đoạn văn thứ hai không chỉ chứa đựng nhận định về một sự kiện lịch sử mà còn có sự kết
hợp cả phương tiện biểu cảm cảm xúc. Vì vậy, nó vừa có khả năng tác động vào lí trí vừa tác
động vào tình cảm của người đọc, người nghe. Các vế câu có sự kết hợp cân đối, nhịp nhàng.
Những phân tích trên cho thấy, hai kĩ năng này có vai trò quan trọng trong quá trình tạo lập văn
bản. Nắm vững hai kĩ năng này, học sinh có thể xây dựng được những văn bản phù hợp với
hoàn cảnh, mục đích giao tiếp và PCCN nhất định. Đồng thời, làm chủ được hai kĩ năng này
GIẢI PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI PHONG CÁCH CHỨC NĂNG Ở THPT...
155
cũng có nghĩa là học sinh đã biết phát huy được nhiều loại kiến thức và kĩ năng khác. Vì vậy,
hình thành hai kĩ năng này cũng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp.
Muốn hình thành được các kĩ năng tạo lập văn bản theo những phong cách nhất định,
chúng ta phải xây dựng quy trình gồm các bước như sau:
Bước 1. Giáo viên nêu yêu cầu tạo lập văn bản.
Bước 2. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo từng cá nhân hoặc theo nhóm.
Bước 3. Giáo viên yêu cầu từng cá nhân (đại diện nhóm) đọc văn bản đã làm.
Bước 4. Giáo viên cùng với học sinh phân tích cách lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ trong
từng văn bản và chọn ra những văn bản có cách lựa chọn và kết hợp độc đáo, sáng tạo.
3.2. Hình thành nhóm kỹ năng tiếp nhận văn bản
Nhóm kĩ năng tiếp nhận văn bản gốm hai kĩ năng cơ bản: kỹ năng so sánh - đối chiếu;
kỹ năng phân tích - tổng hợp. Kỹ năng so sánh - đối chiếu là khả năng biết đặt yếu tố
ngôn ngữ trong văn bản trong tương quan với những yếu tố ngoài văn bản có cùng chức
năng để tìm ra sự tương đồng và khác biệt về hiệu quả của chúng trong việc thể hiện tư
tưởng, tình cảm cũng như đặc trưng phong cách. Muốn thấy được giá trị của từ "lạc" và
biện pháp đảo ngữ ở câu "Củi một cành khô lạc mấy dòng" trong bài thơ Tràng giang
của Huy Cận, chúng ta phải đặt chúng trong tương quan với các từ đồng nghĩa và gần
nghĩa khác như "lẫn, trôi, xuôi" và với trật tự thuận "một cành củi khô"
Kỹ năng phân tích - tổng hợp là sự kết hợp của hai kĩ năng phân tích và tổng hợp. Kĩ
năng phân tích trong tiếp nhận văn bản được hiểu là việc đi sâu phát hiện từng chi tiết,
yếu tố và dấu hiệu biểu hiện nội dung và đặc trưng phong cách. Kĩ năng tổng hợp là
hoạt động liên kết các dấu hiệu, các chi tiết, các yếu tố cụ thể nói trên để rút ra những
kết luận, nhận định chung mang tính khái quát.
Muốn hình thành được các kĩ năng tiếp nhận văn bản cho học sinh trong quá trình dạy
học các bài PCCN, chúng ta cần tiến hành theo quy trình gồm các bước sau:
Bước 1. Giáo viên nêu yêu cầu tiếp nhận (các yêu cầu tiếp nhận phải hướng tới đặc
điểm, đặc trưng phong cách).
Bước 2. Yêu cầu học sinh phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, cách diễn dạt, biện pháp tu từ
trong văn bản thể hiện đặc trưng phong cách và so sánh với những từ ngữ, hình ảnh và
cách diễn đạt tương đương để thấy được giá trị của chúng.
Bước 3. Yêu cầu học sinh rút ra những kết luận, nhận định khái quát
Tóm lại, tích hợp và dạy học theo hướng tích hợp hiện nay đang là một trong những
hướng dạy học được nhiều người quan tâm. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học, chúng
tôi đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để dạy các bài PCCN ở THPT theo hướng tích
hợp. Những giải pháp này tập trung vào cả giờ lí thuyết và giờ thực hành. Đối với giờ lí
thuyết, giải pháp quan trọng nhất là việc kết hợp sử dụng nhiều loại câu hỏi như câu hỏi
phát hiện, câu hỏi so sánh - đối chiếu, câu hỏi tổng hợp - khái quát, câu hỏi nêu vấn đề...
TRẦN VĂN CHUNG - LÊ THỊ THU HIỀN
156
Đối với giờ thực hành, giáo viên cần chú trọng kết hợp nhiều loại bài tập khác nhau như
bài tập tái hiện, bài tập phân tích, bài tập sáng tạo. Mỗi loại bài tập có mức độ và tác
dụng tích hợp khác nhau. Ngoài ra, việc kết hợp hình thành kĩ năng tiếp nhận và kĩ năng
tạo lập văn bản là giải pháp có thể được tiến hành trong cả giờ lí thuyết và thực hành.
Những giải pháp được giới thiệu trong bài viết này hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học các bài PCCN ở THPT nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Mậu Cảnh (2007), Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp và tích cực trong
trường THPT phân ban, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: "Dạy học Ngữ văn ở trường phổ
thông theo chương trình và sách giáo khoa mới", NXB Nghệ An.
[2] Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Vấn đề đặt câu hỏi cho giáo viên đứng lớp & kiểm tra
đánh giá việc học tập của học sinh, Hà Nội.
[3] Nguyễn Thanh Hùng (2006), Tích hợp trong dạy học Ngữ Văn, Tạp chí Giáo dục, (6).
[4] Nguyễn Văn Tứ (2002), Giảng dạy bộ môn phương pháp dạy học tiếng Việt ở trường
sư phạm theo nguyên tắc tích hợp, Tạp chí Giáo dục (2).
[5] Xavier Roegiers - Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị dịch (1996), Khoa sư phạm
tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực của nhà trường, NXB Giáo dục.
Title: SOLUTIONS FOR TEACHING LESSONS OF FUNCTIONAL STYLE IN TERMS OF
INTEGRATION AT UPPER SECONDARY SCHOOLS
Abstract: Teaching the lessons of functional style in terms of integration is a good way of
improving Vietnamese teaching and learning at upper secondary schools. In this article, the
author introduces some basic solutions such as: using a combination of a lot of kinds of
questions and exercises and creating both establishing and receiving skills.
ThS. TRẦN VĂN CHUNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
ĐT: 0935.878216, email: tranchungkv@yahoo.com.vn.
LÊ THỊ THU HIỀN
Trường THPT Đặng Trần Côn, Thừa Thiên Huế.
ĐT: 054.3588460, email: hatim_2510@yahoo.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_324_tranvanchung_lethithuhien_23_tran_van_chung_4932_2021171.pdf