1. Nghiên cứu cho rằng, để cơ cấu ngành kinh tế
của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên chuyển
dịch bắt nhịp với tình hình chung của cả nước,
cần có sự quan tâm đặc biệt của TW và tỉnh.
2. Tiến hành rà soát, hoàn thiện và bổ sung
chính sách, trong đó tiếp tục thực hiện một số
chính sách: phát triển nguồn nhân lực, chính
sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, phát
triển và chuyển giao khoa học công nghệ vào
sản xuất
3. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và có chiến
lược phát triển các vùng, các ngành để tận
dụng được lợi thế phát huy thế mạnh của
vùng, của ngành, gắn quy hoạch phát triển
của từng ngành, từng vùng với quy hoạch
phát triển chung của tỉnh.
4. Tỉnh cần nghiên cứu phân cấp quản lý theo
hướng tăng thêm quyền tự chủ cho chính
quyền cấp huyện, tạo điều kiện cho chính
quyền huyện chủ động trong việc khai thác,
sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mạnh mẽ
hơn, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách
bền vững./.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Cương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 45 - 51
45
GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
Trần Cương*, Vũ Thị Hải Anh, Bùi Thị Minh Hà
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Đồng Hỷ đã có những bước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
theo xu hướng chung của toàn tỉnh là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp
hướng vào các mặt hàng mang lại giá trị cao, đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH- HĐH). Tuy nhiên, do thiếu vốn để phát triển sản xuất, thị
trường khu vực kém phát triển, công tác phát triển các thị trường mới và xúc tiến thương mại chưa
được quan tâm và nhất là công tác đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực còn kém nên quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện diễn ra rất chậm và gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế
các giải pháp mang tính định hướng, cụ thể giúp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện
theo hướng CNH – HĐH sẽ manh tính chất quyết định ảnh hưởng đến định hướng phát triển
kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới
Từ khóa: Giải pháp, chuyển dịch, cơ cấu ngành kinh tế, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đồng Hỷ là một huyện trung du, miền núi của
tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là
45.524,44 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm
82,97%, đất phi nông nghiệp chiếm 10,36%
đất chưa sử dụng chiếm 6,67%. Toàn huyện
có 8 dân tộc (Kinh, Nùng, Tày, Sán Dìu, Dao,
Sán Chay, H’Mông, Hoa) với tổng dân số là
110.015 người; 18 đơn vị hành chính. Đồng
Hỷ là nơi gần khu di tích khảo cổ học Thần
Sa, rừng Khuôn Mánh, có các di chỉ khảo cổ
học thời kỳ hậu đồ đá cũ [3].
Những năm gần đây Đồng Hỷ đang phải đối
mặt với những bất cập trong chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế do sự chậm trễ, chưa cân
đối, thiếu đồng bộ, chưa xác định được định
hướng ngành và hiệu quả thấp [1].[2]. Trong
các ngành kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp đơn điệu và
chủ yếu là công nghiệp khai thác, các ngành
công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ
cao chưa phát triển, cơ cấu ngành kinh tế có
phần chưa hợp lý, chưa thực sự gắn với thị
trường tiêu thụ và quy hoạch phát triển của
tỉnh. Một số chủ trương, đề án, mô hình phát
triển công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa
được kịp thời tổng kết rút kinh nghiệm và
nhân ra diện rộng.
*
Tel: 0987 472288, Email: Trancuong2288@gmail.com
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích
đưa ra một cái nhìn toàn diện về tình hình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chủ huyện.
Trên cơ sở đó góp phần cải thiện, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân trên
địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập tài liệu theo dõi hiện trạng chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện từ các
ngành như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
dựa trên các báo cáo sẵn có của UBND
huyện, các phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng
Thống kê, phòng Lao động từ năm 2008 đến
năm 2011, đặc biệt tài liệu điều tra kết quả
sản xuất công nghiệp của huyện trong giai
đoạn 2006- 2011 của phòng Thống kê. Bên
cạnh đó, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến
của các lãnh đạo huyện như Phó chủ tịch phụ
trách kinh tế, Bí thư Huyện ủy và trưởng
phòng Kinh tế - Hạ tầng về các định hướng và
mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
của huyện trong những năm tới.
Các tài liệu này được kiểm tra, đối chiếu, so
sánh và hiệu chỉnh với sự tham gia của các
cán bộ phòng Thống kê, phòng Kinh tế - Hạ
tầng của huyện. Số liệu được tổng hợp với sự
trợ giúp của phần mềm EXCEL và phân tổ
thống kê theo các ngành kinh tế như nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Trần Cương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 45 - 51
46
Sau khi đã khảo sát hiện trường và thu thập số
liệu một số cơ sở công nghiệp, nhóm tác giả
đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê
thông qua các chỉ tiêu phân tích như số tương
đối, số tuyệt đối, số bình quân và tốc độ phát
triển. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là giá trị sản
xuất, cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành; cơ
cấu và giá trị sản xuất của các phân ngành
trong các ngành đó, diện tích và cơ cấu diện
tích đất đai.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của huyện Đồng Hỷ
Từ năm 2008 đến 2011, huyện có mức tăng
trưởng khá nhanh và đồng đều, giá trị sản
xuất tăng bình quân 81,8%/năm, trong đó giá
trị sản xuất nông nghiệp tăng 17,79%/năm,
ngành thương mại & dịch vụ (TM&DV) tăng
86,92%/năm và tăng với tốc độ lớn nhất là
ngành công nghiệp và xây dựng (CN&XD),
bình quân mỗi năm tăng 319%, nguyên nhân
là do ngành công nghiệp chế biến vật liệu xây
dựng phát triển rất nhanh mà cụ thể là việc
nhà máy xi măng Quang Sơn đi vào hoạt
động với công suất 1,5 triệu tấn/năm đã đóng
góp rất lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp
toàn huyện (Hình 1).
Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
giảm từ 52% năm 2008 xuống còn 21% năm
2011. Trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp giảm xuống, thì tỷ trọng
giá trị sản xuất các ngành phi nông nghiệp lại
tăng lên (ngành CN&XD tăng từ 13% lên 42
% và ngành TM&DV tăng từ 35 % lên 37%)
(Hình 1).
Như vậy, cơ cấu ngành kinh tế của huyện đã
thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành
nông nghiệp, tăng nhanh cơ cấu các ngành
công nghiệp và dịch vụ.
Đánh giá cụ thể chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp
Giai đoạn 2008-2011, nông nghiệp của huyện
đã có bước phát triển toàn diện, theo chiều
hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị trên một
đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Dựa vào bảng 1, có thể thấy cơ cấu nội bộ
ngành nông, lâm và thuỷ sản chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp
và giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản. Cụ thể tỷ trọng ngành nông
nghiệp tăng từ 95,01% năm 2008 lên 96,47%
năm 2011.
Giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng
trung bình của ngành nông nghiệp cơ bản là
20,47%/năm, trong đó trồng trọt tăng
19,98%/năm; chăn nuôi tăng 22,75%/năm và
dịch vụ nông nghiệp tăng 22,58%.
Nguyên nhân chính là do huyện đã chú trọng
chỉ đạo mở rộng phát triển chăn nuôi, nhất là
chăn nuôi gà đồi và lợn thịt trong 4 năm qua.
Xu hướng thay đổi này phù hợp với định
hướng của huyện nhằm góp phần thúc đẩy
phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng
sản xuất hàng hóa và nâng dần tỷ trọng ngành
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong nội
bộ ngành (tốc độ tăng của hai ngành này đều
nhanh hơn ngành trồng trọt) (Hình 2).
Hình 1: Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ qua 4 năm
Trần Cương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 45 - 51
47
Hình 2: Cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ năm 2008 và 2011
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm thủy sản
Hạng mục 2008 2009 2010 2011 Bình quân (%/năm)
1. GTSX toàn ngành
(Triệu đ; giá HH) 633.279 704.796 840.218 1.084.031 19,84
- Nông nghiệp 601.689 671.135 804.348 1.045.804 20,47
- Lâm nghiệp 24.606 26.328 28.171 30.143 7,00
- Thủy sản 6.984 7.333 7.699 8.084 5,00
2. Cơ cấu toàn ngành (%) 100 100 100 100 -
- Nông nghiệp 95,01 95,22 95,73 96,47 0,51
- Lâm nghiệp 3,89 3,73 3,35 2,78 -10,39
- Thủy sản 1,10 1,05 0,92 0,75 -12,07
3. GTSX ngành nông nghiệp
(Triệu đ; giá HH) 601.689 671.135 804.348 1.045.804 20,47
- Trồng trọt 386.338 409.511 520.884 660.226 19,98
- Chăn nuôi 167.853 190.791 203.486 301.031 22,75
- Dịch vụ nông nghiệp 47.498 70.833 79.978 84.547 22,58
4. Cơ cấu ngành nông
nghiệp (%) 100 100 100 100 -
- Trồng trọt 64,20 61,02 64,76 63,14 -0,45
- Chăn nuôi 27,90 28,43 25,30 28,78 1,56
- Dịch vụ nông nghiệp 7,90 10,55 9,94 8,08 3,07
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ
Xem xét số liệu của ngành nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2008- 2011
có thể thấy giá trị sản xuất của ngành tăng với
tốc độ tương đối nhanh, tuy nhiên cơ cấu các
phân ngành có tốc độ chuyển dịch chậm và
chưa rõ rệt.
Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp
Những năm gần đây ngành công nghiệp của
huyện đã phát triển với tốc độ rất nhanh,
trong đó phát triển nhanh nhất có thể kể đến
là ngành công nghiệp chế biến. Tính đến thời
điểm năm 2011 công nghiệp và xây dựng trên
địa bàn huyện đã chiếm tỷ trọng lớn hơn nông
lâm nghiệp. Công nghiệp và xây dựng đã tạo
ra cơ sở ban đầu để trong thời gian tới xây
dựng huyện trở thành huyện có cơ cấu công
nghiệp- dịch vụ - nông lâm nghiệp (Bảng 2)
Công nghiệp khai thác của huyện chủ yếu ở
đây là khai thác đá, cát sỏi... khai thác quặng
kim loại. Trong những năm từ 2008 đến 2011
giá trị sản xuất đã tăng khoảng 10 lần từ
39.596,9 triệu lên 421.199 triệu (trung bình
121,16%/năm). Với quặng sắt đứng thứ 2 về
tỷ trọng trong ngành công nghiệp khai thác vì
Đồng Hỷ là huyện có khối lượng quặng sắt
khá lớn và có nhiều dự án khai thác quặng
sắt trên địa bàn như dự án mỏ sắt Tiến Bộ
tại xã Linh Sơn, dự án mỏ sắt Đại Khai xã
Minh Lập
Trần Cương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 45 - 51
48
Hình 3: Cơ cấu ngành công nghiệp của huyện Đồng Hỷ năm 2008 và 2011
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngành 2008 2009 2010 2011 Bình quân (%/năm)
1. GTSX toàn ngành 161.620 361.739 1.143.652 1.847.739 144,83
Khai thác 39.596,9 92.338 222.559 421.199 121,16
Chế biến, chế tạo 69.011,7 142.085 544.172 1.076.118 162,21
Sản xuất, PP điện nước 9.697,2 28.936 73.860 60.350 111,78
Xây dựng 43.314,2 98.380 303.060 290.072 330,89
2. Cơ cấu toàn ngành
(%) 100 100 100 100 -
Khai thác 24,50 25,53 19,46 22,79 -7,42
Chế biến, chế tạo 42,70 39,28 47,58 58,23 4,93
Sản xuất, PP điện nước 6,00 8,00 6,46 3,29 -14,64
Xây dựng 26,80 27,20 26,50 15,69 -17,29
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp của huyện Đồng Hỷ là
ngành công nghiệp chế biến (khoảng 42%
năm 2008 và 58% năm 2011) với ba ngành
chế biến thế mạnh là chế biến vật liệu xây
dựng, chế biến lương thực thực phẩm và
ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, đồ
gỗ. Có được ưu thế này là do trong những
năm qua Đồng Hỷ đã biết tận dụng lợi thế về
tài nguyên đa dạng và phong phú của huyện
là đá vôi để đẩy mạnh phát triển công nghiệp
chế biến vật liệu xây dựng.
Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các phân
ngành công nghiệp là ngành công nghiệp điện
nước, năm 2008 nó chỉ chiếm có 6% và đến
năm 2011 còn 3%. Các phân ngành chính của
công nghiệp điện nước là phân phối và sản
xuất điện, nước cho sản xuất và tiêu dùng.
Trong hai phân ngành này thì sản xuất và
phân phối điện là chủ yếu, chiếm hơn 80%,
còn sản xuất và phân phối nước chiếm tỷ
trọng không đáng kể.
Nhìn chung so với ngành nông nghiệp, cơ cấu
sản xuất trong nội bộ ngành công nghiệp của
huyện Đồng Hỷ trong thời gian qua có sự
thay đổi lớn và rõ rệt, có tốc độ chuyển dịch
tương đối nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp
liên tục tăng, đã tập trung đầu tư một số
ngành công nghiệp có lợi thế so sánh như
công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, công
nghiệp chế biến nông lâm sản, tuy nhiên công
nghiệp của huyện còn mang tính đơn điệu,
Trần Cương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 45 - 51
49
chưa phát triển được các ngành công nghiệp
mang hàm lượng công nghệ cao.
Cơ cấu sản xuất ngành dịch vụ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển chung của nền kinh tế địa phương, hoạt
động dịch vụ đã có những bước tiến bộ cả về
chất và lượng, góp phần không nhỏ vào công
cuộc phát triển kinh tế của huyện. Cụ thể
ngành dịch vụ đã đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 66,34%/năm trong giai đoạn 2008 -
2011. Hoạt động thương mại phát triển mạnh
cả khu vực thành thị và nông thôn làm thay
đổi bộ mặt và tập quán tiêu dùng cho nhiều xã
vùng miền núi, vùng sâu, vùng 135.
Hoạt động Quản lý nhà nước và ANQP chiếm
khoảng gần 50% giá trị ngành dịch vụ. Hoạt
động giáo dục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai
(khoảng 28,86% năm 2011). Các hoạt động
tài sản và tư vấn cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ
ba trong giá trị sản xuất toàn ngành (khoảng
11,78% năm 2011). Tiếp theo là hoạt động
thương nghiệp, kinh doanh nhà hàng, du lịch,
kinh doanh vận tải. (Bảng 3)
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
của huyện Đồng Hỷ trong những năm tới
Nhóm giải pháp về vốn
Trong khâu huy động vốn
Để thực hiện tốt kế hoạch chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế giai đoạn 2012-2015, Đồng Hỷ
cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, giao
thông và xây dựng các khu công nghiệp tập
trung với quy mô lớn, ước tính lượng vốn đầu
tư (chủ yếu từ ngân sách tỉnh và địa phương)
cần cho giai đoạn này khoảng 4.530 tỷ đồng,
trung bình khoảng 1.132 tỷ đồng/năm, tức là
tỷ lệ đầu tư phát triển trên GDP là 31-32%.
Trong khâu sử dụng vốn
Cần có chính sách sử dụng vốn đầu tư có hiệu
quả, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bộ
phận, cơ quan chuyên trách trong sử dụng
vốn. Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm, đặc biệt là đầu tư phát triển công
nghiệp công nghệ cao nhằm mang lại giá trị
gia tăng lớn, giúp thực hiện có hiệu quả mục
tiêu kinh tế xã hội.
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngành 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2008 – 2011
1. GTSX toàn ngành 427.500 850.594 1.298.750 1.913.850 66,34
Thương nghiệp 25.076 61.370 94.056 144.905 84,02
Khách sạn, nhà hàng 5.404 13.250 20.316 31.308 84,21
Vận tải, bưu điện 11.671 28.611 43.867 67.599 84,18
Tài chính, tín dụng 6.147 15.070 23.106 35.607 84,19
Các hoạt động tài sản và tư vấn 38.903 95.430 146.337 225.529 84,25
Quản lý nhà nước và ANQP 211.698 379.038 542.084 756.729 53,88
Giáo dục và đào tạo 111.706 217.397 363.462 552.280 71,25
Y tế 7.562 18.543 28.432 43.816 84,21
Khác 9.333 24.885 37.090 56.077 88,96
2. Cơ cấu toàn ngành (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 -
Thương nghiệp 5,87 7,21 7,24 7,57 9,31
Khách sạn nhà hàng 1,26 1,56 1,56 1,64 9,41
Vận tải bưu điện 2,73 3,36 3,38 3,53 9,39
Tài chính và tín dụng 1,44 1,77 1,78 1,86 9,40
Các hoạt động tài sản và tư vấn 9,1 11,22 11,27 11,78 9,43
Quản lý nhà nước và ANQP 49,52 44,56 41,74 39,54 -7,21
Giáo dục và đào tạo 26,13 25,56 27,99 28,86 3,47
Y tế 1,77 2,18 2,19 2,29 9,41
Khác 2,18 2,93 2,86 2,93 11,41
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ
Trần Cương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 45 - 51
50
Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
Đây là một trong những giải pháp quan trọng
giúp tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế của huyện một cách toàn diện, vì thế huyện
cần tập trung tạo sự gắn bó giữa đào tạo và sử
dụng nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu đào
tạo theo hướng tăng cường đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, mở rộng đào tạo
dưới nhiều hình thức và theo đúng chủ trương
của Đảng và nhà nước
Ngoài ra cần củng cố, phát triển và mở rộng
hệ thống các trường dạy nghề trên địa bàn
huyện, gắn chiến lược phát triển nguồn
nhân lực với chiến lược phát triển KTXH
của huyện.
Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng kinh
tế xã hội
Nhằm thực hiện tốt phương hướng chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Đồng
Hỷ, điều đầu tiên là phải căn cứ vào quy
hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội và
thực hiện chiến lược CNH – HĐH.
Cụ thể muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế của huyện Đồng Hỷ,
phải ưu tiên phát triển mở rộng kết cấu hạ
tầng giao thông theo hướng tập trung đầu tư
vào các khu vực công nghiệp trọng điểm. Bởi
vì kết cấu hạ tầng phát triển sẽ tạo nền tảng
cho sự phát triển của các ngành và các lĩnh
vực này. Vì thế trong giai đoạn trước mắt cần
phải tập trung xây dựng những lĩnh vực chủ
yếu như: giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu
chính viễn thông, công trình công cộng... để
tạo đà cho bước phát triển mới trong giai
đoạn tiếp theo.
Nhóm giải pháp về định hướng, tìm kiếm
thị trường
Thị trường là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế, chính vì thế việc
đẩy mạnh phát triển các loại thị trường, gắn
sản phẩm với thị trường, củng cố và khuyến
khích phát triển các tổ chức thương mại,
không ngừng tăng cường hợp tác, tìm kiếm
cơ hội xuất khẩu chính là một trong các giải
pháp phù hợp với định hướng phát triển
KTXH của huyện.
Nhóm giải pháp về phát triển khoa học
công nghệ
Đây cũng là một giải phát cần thiết cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
huyện. Cụ thể cần xây dựng mục tiêu nghiên
cứu và triển khai các chương trình nghiên cứu
khoa học, tích cực ứng dụng việc chuyển giao
công nghệ tiên tiến vào phát triển các ngành
nghề, tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân
lực cho khoa học công nghệ để phục vụ quá
trình CNH- HĐH của tỉnh
Nhóm giải pháp về các chính sách
Cần thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tín
dụng, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường và khuyến khích sự tham gia của
người dân, tổ chức xã hội trong việc xây dựng
hệ thống chính sách phù hợp với định hướng
phát triển của huyện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện
trong thời gian qua đã có những thành công
nhất định. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp có xu hướng giảm, tỷ trọng
ngành công nghiệp & xây dựng, thương mại
& dịch vụ đã tăng đang kể. Trong nội bộ
ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất
ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng
nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu
ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất
ngành công nghiệp điện nước, xây dựng, công
nghiệp khai thác đều có xu hướng giảm.
Cơ cấu ngành kinh tế đang từng bước chuyển
biến từ tỷ trọng nông nghiệp cao, công nghiệp
thấp lên giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó
tập trung đầu tư và phát triển mạnh ngành
công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Đồng Hỷ vẫn
còn chậm, mang tính chất tự phát, đôi khi ồ ạt
và không theo quy hoạch vùng sản xuất, mới
chỉ quan tâm chuyển dịch cơ cấu theo hướng
tăng giá trị sản xuất công nghiệp mà chưa chú
ý đến đầu tư cho những ngành công nghiệp
mang hàm lượng chất xám cao. Chính vì vậy,
trong thời gian tới để từng bước phát triển
Trần Cương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 45 - 51
51
kinh tế - xã hội cần phải thay đổi định hướng
nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế của huyện nói riêng.
Kiến nghị
1. Nghiên cứu cho rằng, để cơ cấu ngành kinh tế
của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên chuyển
dịch bắt nhịp với tình hình chung của cả nước,
cần có sự quan tâm đặc biệt của TW và tỉnh.
2. Tiến hành rà soát, hoàn thiện và bổ sung
chính sách, trong đó tiếp tục thực hiện một số
chính sách: phát triển nguồn nhân lực, chính
sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, phát
triển và chuyển giao khoa học công nghệ vào
sản xuất
3. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và có chiến
lược phát triển các vùng, các ngành để tận
dụng được lợi thế phát huy thế mạnh của
vùng, của ngành, gắn quy hoạch phát triển
của từng ngành, từng vùng với quy hoạch
phát triển chung của tỉnh.
4. Tỉnh cần nghiên cứu phân cấp quản lý theo
hướng tăng thêm quyền tự chủ cho chính
quyền cấp huyện, tạo điều kiện cho chính
quyền huyện chủ động trong việc khai thác,
sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mạnh mẽ
hơn, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách
bền vững./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kinh tế
xã hội giai đoạn 2006 - 2010, phương hướng,
nhiệm vụ giai đoạn 2010 – 2020, UBND huyện
Đồng Hỷ năm 2010.
[2]. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kinh tế xã
hội năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012,
UBND huyện Đồng Hỷ năm 2011.
[3]. Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ, Niêm
giám thống kê huyện Đồng Hỷ, năm 2008, 2009,
2010, 2011.
SUMMARY
ECONOMIC RESTRUCTURING SOLUTIONS
IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE
Tran Cuong*, Vu Thi Hai Anh, Bui Thi Minh Ha
College of Agriculture and Forestry - TNU
In the context of economic integration, Dong Hy has shifted the economic structure in the
provincial general trend that is to diversify agricultural production, comprehensive agricultural
development to meet increased demand of society and the development of non-agricultural sectors
such as industry, handicraft and services towards industrialization and modernalization. However,
due to lack of capital for production development, underdeveloped regional markets, the
development of new markets and trading promotion not being paid attention, low human resource
training quality and no application of science and technology in production development,
economic restructuring of the district is very slow and difficult. Therefore, the determination of a
reasonable economic structure is a very important solution
Key words: Solutions, shifting economic structure, Dong Hy, Thai Nguyen
Ngày nhận bài: 7/9/2012, ngày phản biện: 11/10/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012
*
Tel: 0987 472288, Email: Trancuong2288@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_chuyen_dich_co_cau_nganh_kinh_te_tren_dia_ban_huye.pdf