Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam khai thác tại vùng đánh cá chung, vịnh Bắc Bộ

Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 4 giải pháp xác định số lượng tàu để cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam hoạt động ở vùng đánh cá chung, Vịnh Bắc Bộ theo vị trí địa lý, hệ số hoạt động tích cực của tàu, công suất trung bình của tàu, sản lượng khai thác trung bình của tàu trong năm và đưa ra biện pháp tiến hành cấp giấy phép. Các giải pháp có thể áp dụng vào thực tế vì phù hợp với luật pháp quốc tế về sử dụng nguồn lợi ở vùng biển chung giữa các quốc gia, Hiệp định Hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc và quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động khai thác của tổ chức, cá nhân trên các vùng biển; huy động được các tàu có công suất lớn tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung, thực hiện được mục tiêu tăng số ngày tàu hoạt động và khai thác có hiệu quả nguồn lợi trong vùng biển này, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của quốc gia.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam khai thác tại vùng đánh cá chung, vịnh Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC GIẢI PHÁP CẤP GIẤY PHÉP CHO TÀU CÁ VIỆT NAM KHAI THÁC TẠI VÙNG ĐÁNH CÁ CHUNG, VỊNH BẮC BỘ LICENSING SOLUTIONS FOR VIETNAMESE FISHING VESSELS TO EXPLOIT IN COMMON FISHING ZONE, TONKIN GULF Hoàng Văn Tính1, Nguyễn Văn Trung2 Ngày nhận bài: 10/10/2014; Ngày phản biện thông qua: 11/11/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Hiệp định Hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệu lực từ năm 2004. Theo Hiệp định, hàng năm mỗi nước được cấp phép cho 1.543 tàu cá, với tổng công suất máy không vượt quá 211.391 cv, công suất máy chính từ 60 - 400 cv/tàu, tàu lưới kéo không quá 40% để khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng đánh cá chung. Các giải pháp cấp giấy phép cho đội tàu cá Việt Nam khai thác tại vùng đánh cá chung được đề xuất nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các tỉnh có đội tàu đủ tiêu chuẩn đăng ký, phù hợp với đặc điểm ngư trường - nguồn lợi vùng đánh cá chung, tăng thời gian hoạt động của đội tàu để khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản tại vùng biển này, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Từ khóa: Giấy phép, Vùng đánh cá chung, Việt Nam, Trung Quốc ABSTRACT Agreement on Fisheries Cooperation in the Tonkin Gulf between Vietnam and China into effect in 2004. Under the agreement, every year, each country licensed for 1.543 vessels, with total capacity not exceeding 211.391 CV, main engine power from 60 to 400 CV/boat, trawl vessels not more than 40% to exploit fi sheries resources in the common fi shing zone. The solution permits for Vietnamese fi shing fl eets to exploit in the common fi shing zone is proposed to ensure equality among the provinces with qualifi ed register fl eet, characteristic suitablity of fi shing grounds - resources in the common fi shing zone, increasing the uptime of the fl eet to the effective exploitation of fi sheries resources in the zone, help protect the sovereignty, national security. Keywords: License, Sharing fi shing zone, Vietnam, China 1 TS. Hoàng Văn Tính: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 2 Nguyễn Văn Trung: Cao học Khai thác thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng đánh cá chung Việt Nam và Trung Quốc tại vịnh Bắc Bộ nằm gần giữa vịnh, phía Bắc từ vĩ tuyến 20000/N, phía Nam đến đường đóng cửa vịnh và từ đường phân định mở rộng về mỗi bên 30,5 hải lý, có diện tích 33.500km2 (chiếm 27% diện tích toàn vịnh). Vùng đánh cá chung là nơi tập trung nguồn lợi thủ y sản của vịnh Bắc Bộ. Hiệp định Hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc cho phép ngư dân hai nước được tham gia khai thác thủy sản trong vùng đánh cá chung theo nguyên tắc bình đẳng về số tàu và tổng công suất. Thời gian đầu mỗi nước được cấp phép cho 1.543 tàu cá, với tổng công suất máy không vượt quá 211.391 cv, công suất máy chính từ 60 - 400 cv/tàu, trong đó số tàu lưới kéo không quá 40%. Hàng năm Ủ y ban liên hiệp nghề cá vịnh Bắc Bộ xác định số tàu tham gia vào vùng đánh cá chung trên cơ sở nguồn lợi thủ y sản của vịnh Bắc Bộ. Những năm đầu thực thi Hiệp định, ngư dân Việt Nam đăng ký khai thác tại vùng đánh cá chung ít, hầu hết tàu nhỏ. Hiện nay, ngoài 10 tỉnh ven biển thuộc vịnh Bắc Bộ tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69 còn có đội tàu cá các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định. Ngư dân đóng tàu mới, công suất lớn đăng ký tham gia khai thác ngày càng nhiều. Thực trạng này dẫn đến việc cấp giấy phép cho đội tàu tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung của nước ta và quản lý đội tàu này bất cập, thể hiện: Trong số những loài cá có tần suất bắt gặp nhiều, chiếm ưu thế về sản lượng có nhiều loài phân bố ở tầng đáy và gần đáy, đánh bắt bằng lưới kéo rất hiệu quả. Đặc điểm vùng biển vịnh Bắc Bộ đáy bằng phẳng, độ sâu không lớn; vùng đánh cá chung có độ sâu trung bình 50 - 70m, nơi sâu nhất đạt 100m nước, rất thuận lợi cho nghề lưới kéo hoạt động. Điều này phần nào thể hiện đội tàu cá Việt Nam tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung chưa tương xứng với phân bố nguồn lợi ở vùng biển này. - Bình quân công suất của một tàu cá Trung Quốc thường lớn hơn Việt Nam. Năm 2012 - 2013, bình quân công suất của một tàu cá Trung Quốc là 269,8 CV, của Việt Nam là 187,6 CV; năm 2013 - 2014, của Trung Quốc là 277,7 CV, của Việt Nam là 203,9 CV. - Tương quan về nghề khai thác giữa Việt Nam và Trung Quốc: Năm 2013 - 2014, Việt Nam không có tàu lưới kéo tham gia đánh bắt ở vùng đánh cá chung, Trung quốc có 305 tàu, chiếm tỷ lệ 45,9% số tàu cá Trung Quốc khai thác ở vùng đánh cá chung. Chứng tỏ, Trung quốc chú trọng đến đặc điểm nguồn lợi và ngư trường tại vùng đánh cá chung để cấp phép. Từ những phân tích trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam khai thác tại vùng đánh cá chung, vịnh Bắc Bộ” nhằm tìm ra cơ sở khoa học để cơ quan quản lý nghề cá làm căn cứ cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam đăng ký khai thác thủy sản tại vùng biển này. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung nghiên cứu 1.1. Xác định số lượng tàu của các tỉnh có đủ tiêu chuẩn tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung được cấp giấy phép theo vị trí địa lý. Nội dung này tính đến vị trí địa lý của các tỉnh so với vùng đánh cá chung được đặc trưng bằng hệ số vị trí địa lý trên quan điểm ưu tiên cho các tỉnh có vị trí địa lý đối diện vùng đánh cá chung. 1.2. Xác định số lượng tàu được cấp giấy phép dựa vào hệ số hoạt động tích cực. Hệ số hoạt động tích cực là tỷ lệ giữa số ngày khai thác trong vùng đánh cá chung của các tàu và số ngày trong 1 năm. 1.3. Xác định số lượng tàu được cấp giấy phép dựa vào công suất trung bình của tàu. 1.4. Xác định số lượng tàu được cấp giấy phép dựa vào sản lượng khai thác trung bình/tàu/năm của tàu. Hình 1. Các vùng biển theo Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc - Việc cấp giấy phép chưa đề cập tới khoảng cách địa lý giữa các tỉnh với vùng đánh cá chung và khả năng di chuyển ngư trường của đội tàu các tỉnh. - Số lượng tàu được cấp phép và số tàu có khả năng tham gia của các tỉnh chưa cân đối giữa các địa phương. Năm 2013 - 2014, số tàu được cấp phép của tỉnh Quảng Bình chiếm tỷ lệ 38,37% hạn ngạch về số lượng tàu trong năm của cả nước, nhưng các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh không tham gia. - Việc cấp giấy phép chưa có sự cân đối giữa các nghề, giữa nghề khai thác với phân bố nguồn lợi tại vùng đánh cá chung và khả năng hoạt động của các nghề. Nghề lưới kéo là nghề đánh bắt chủ động chỉ có 0,71% số giấy phép được cấp (năm 2010 - 2011), năm 2013 - 2014 không có. Đội tàu cá Việt Nam tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung năm 2013 - 2014 gồm 4 nghề: Câu, lưới rê, lưới vây, chụp mực; trong đó, nghề câu có 464 tàu (chiếm 47,1%), nghề lưới rê có 301 tàu (chiếm 30,6%). Kết quả Hợp tác nghiên cứu điều tra nguồn lợi vùng đánh cá chung giai đoạn 1 (năm 2005 - 2007) của Việt Nam và Trung Quốc cho thấy: trữ lượng vùng đánh cá chung ước tính khoảng 76.760,7 tấn (kết quả điều tra phía Việt Nam). Kết quả điều tra phía Trung Quốc ước tính khoảng 96.088,1 tấn. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Cơ sở của các giải pháp Các giải pháp cấp phép dựa trên quan điểm: - Huy động các tàu có chất lượng tốt, công suất lớn, có thời gian hoạt động nhiều ngày/năm trong vùng đánh cá chung. - Số tàu được cấp phép tuân theo qui định của Ủ y ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc công bố từng năm. - Số tàu được cấp giấy phép vào vùng đánh cá chung của các tỉnh dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tỷ lệ với số tàu có đủ tiêu chuẩn tham gia đánh cá chung của các tỉnh. - Cơ cấu nghề khai thác phù hợp với đặc điểm ngư trường - nguồn lợi vùng đánh cá chung. Các giải pháp cấp phép dựa vào các tiêu chí: - Tuân thủ các luật pháp và quy định của quốc tế về khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản ở vùng biển quốc tế cũng như vùng biển giữa các quốc gia có vùng đánh cá chung; - Đáp ứng các quy định của Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; - Tuân thủ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP, ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển; - Kết quả phân tích số liệu thứ cấp và điều tra số liệu sơ cấp hàng năm. - Ưu tiên cho các tỉnh có vị trí địa lý đối diện vùng đánh cá chung. 2. Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp, phân tích số liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu: + Báo cáo thống kê số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản và cấp phép theo nghề và nhóm công suất; Báo cáo danh sách tàu cá Việt Nam và Trung Quốc tham gia vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2005 -2013; Báo cáo thống kê tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác thủy sản của các tỉnh. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc... + Số liệu tàu cá tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủ y sản của các tỉnh, thành phố tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung, làm cơ sở phân bố mẫu điều tra số liệu sơ cấp. + Danh sách tàu cá đề nghị tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung của các tỉnh. - Kết quả nghiên cứu đánh giá trữ lượng nguồn lợi, thành phần loài của vịnh Bắc Bộ và vùng đánh cá chung. Điều tra số liệu sơ cấp theo mẫu phiếu xây dựng bằng cách: Phỏng vấn các tàu hoạt động nghề cá trên vịnh Bắc Bộ. - Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thứ cấp được tổng hợp, so sánh và trích xuất để phân tích theo các yêu cầu từng nội dung của vấn đề nghiên cứu. Các số liệu sơ cấp: thiết lập các công thức để tính toán và phân tích. a. Thời gian khai thác trung bình một tàu, được tính theo biểu thức (1): (1) Trong đó: là thời gian khai thác trung bình một tàu; n: Số đơn vị nghề khai thác; Ti: Thời gian khai thác trung bình 1 tàu công suất từ 90 - 400 cv của tỉnh thứ i, được tính theo biểu thức (2). (2) m là số tàu công suất từ 90 - 400 CV của tỉnh i. Mục đích của nghiên cứu là xác định tính tích cực hoạt động trong vùng đánh cá chung của các tàu. b. Công suất trung bình của tàu, được tính theo biểu thức (3): (3) Trong đó : là công suất trung bình của tàu; n là số tỉnh có đội tàu tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung; Ci là công suất trung bình của 1 tàu trong nhóm từ 90 - 400 cv của tỉnh thứ i, tính theo biểu thức (4) (4) m là số tàu công suất từ 90 - 400 CV của tỉnh i. c. Sản lượng khai thác trung bình/ tàu trong năm theo các nghề khai thác: Sản lượng khai thác trung bình của 1 tàu, tính theo biểu thức (5) (5) Trong đó : Sản lượng khai thác trung bình một tàu; n: là số tỉnh có đội tàu tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung; Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71 Qi: Sản lượng khai thác trung bình của 1 tàu công suất từ 90 - 400 cv của tỉnh thứ i, tính theo biểu thức (6). (6) m là số tàu công suất từ 90 - 400 CV của tỉnh i. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Xác định số lượng tàu của các tỉnh có đủ tiêu chuẩn khai thác tại vùng đánh cá chung được cấp giấy phép theo vị trí địa lý Trên quan điểm ưu tiên cho các tỉnh có vị trí địa lý đối diện vùng đánh cá chung, nhóm nghiên cứu đưa ra hệ số vị trí địa lý như sau: - Tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng: kết quả điều tra cho thấy ngư trường khai thác của 2 tỉnh gồm vùng dàn xếp quá độ, vùng khơi phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Số tàu đăng ký tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung có tỷ lệ 40 - 50% số tàu đủ điều kiện hoạt động ở ngư trường xa bờ của 2 tỉnh. Vì vậy, có thể tính cho 50% số tàu đủ tiêu chuẩn tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung của 2 tỉnh. Nghĩa là, hệ số vị trí địa lý được tính là 0,5: KĐL = 0,5. - Các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị: ngư trường hoạt động của đội tàu cá các tỉnh ở vịnh Bắc Bộ. Các tàu được cấp giấy phép chủ yếu đánh bắt tại vùng đánh cá chung, ít di chuyển ngư trường, nên 100% số tàu có đủ tiêu chuẩn tham gia đánh cá chung được đưa vào tính toán. Nghĩa là, hệ số vị trí địa lý được tính là 1,0: KĐL = 1,0. - Các tỉnh Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa: các tàu đủ tiêu chuẩn tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung, ngư trường hoạt động khắp các vùng biển cả nước. Số tàu tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung có tỷ lệ 10 - 25% số tàu đủ điều kiện hoạt động ở ngư trường xa bờ của mỗi tỉnh, nên chỉ tính đối với 25% số tàu đủ tiêu chuẩn tham gia đánh cá chung. Nghĩa là, hệ số vị trí địa lý được tính là 0,25: KĐL = 0,25. Số lượng tàu được cấp phép của tỉnh thứ i theo hệ số vị trí địa lý tính theo biểu thức (7): N i = N i ’* K ĐL Trong đó: Ni là số tàu của tỉnh thứ i được cấp giấy phép; Ni’ là số tàu của tỉnh thứ i có đủ tiêu chuẩn tham gia vùng đánh cá chung; 2. Xác định số lượng tàu được cấp giấy phép dựa vào hệ số hoạt động tích cực của tàu Nội dung này tính đến hệ số tích cực (K1) đặc trưng cho yếu tố hoạt động tích cực của đội tàu các tỉnh, được tính theo biểu thức (8) K 1i = (8) Trong đó: K1i là hệ số hoạt động tích cực của đội tàu tỉnh thứ i. Ti là tỷ số giữa số ngày khai thác trung bình trong vùng đánh cá chung và số ngày trong 1 năm của đội tàu tỉnh thứ i, tính dựa vào số liệu điều tra hàng năm. là giá trị trung bình của Ti của đội tàu các tỉnh tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung, được tính theo biểu thức (1). Số lượng tàu được cấp theo giải pháp dựa vào hệ số hoạt động tích cực của các tỉnh được tính theo biểu thức (9): N 1i = (N i * K 1i )*N/∑(N i * K 1i ) (9) Trong đó: N1i số giấy phép được cấp của tỉnh thứ i theo giải pháp; N là số tàu cá mỗi nước được tham gia vùng đánh cá chung. N thay đổi hàng năm theo qui định của Uỷ ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ; Ni số tàu được cấp giấy phép của tỉnh thứ i, tính theo biểu thức (7). Ni có thể thay đổi hàng năm do chuyển quyền sử dụng tàu giữa ngư dân các tỉnh, do cải hoán, đóng mới, giải bản hoặc chuyển mục đích sử dụng. 3. Xác định số lượng tàu được cấp giấy phép dựa vào công suất trung bình Nội dung này tính đến hệ số đặc trưng cho công suất tàu và khả năng hoạt động bám biển của đội tàu (K2), được tính theo biểu thức (10). K2i = (10) Trong đó: K2i là hệ số đặc trưng cho công suất tàu và khả năng hoạt động bám biển của đội tàu tỉnh thứ i; Ci là công suất trung bình của nhóm tàu từ 90 - 400 cv tỉnh thứ i, tính dựa vào số liệu điều tra hàng năm. là giá trị trung bình của Ci được tính theo biểu thức (3) Số lượng tàu được cấp theo giải pháp dựa vào hệ số công suất trung bình của các tỉnh được tính theo biểu thức (11): N 2i = (N i * K 2i )* N/∑(Ni *K 2i ) Trong đó: N2i số giấy phép được cấp của tỉnh thứ i theo giải pháp; Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG N là số tàu cá mỗi nước được tham gia vùng đánh cá chung. N thay đổi hàng năm theo qui định của Ủ y ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ; Ni số tàu được cấp giấy phép của tỉnh thứ i, tính theo biểu thức (7). Ni có thể thay đổi hàng năm do chuyển quyền sử dụng tàu giữa ngư dân các tỉnh, do cải hoán, đóng mới, giải bản hoặc chuyển mục đích sử dụng. 4. Xác định số lượng tàu được cấp giấy phép dựa vào sản lượng khai thác trung bình/tàu/năm Nội dung này cần tính đến hệ số đặc trưng cho công suất tàu và khả năng hoạt động bám biển của đội tàu (K3), được tính theo biểu thức (12). K 3i = (12) Trong đó: K3i là hệ số đặc trưng cho sản lượng khai thác trung bình/tàu của đội tàu tỉnh thứ i theo giải pháp; Qi là sản lượng khai thác trung bình/tàu của đội tàu tỉnh thứ i, tính dựa vào số liệu điều tra hàng năm. là giá trị trung bình của Qi được tính theo biểu thức (5) Số lượng tàu được cấp theo giải pháp dựa sản lượng khai thác trung bình/tàu/năm của các tỉnh được tính theo biểu thức (13): N 3i = (Ni*K 3i )*N / ∑(N i *K 3i ) N3i số giấy phép được cấp của tỉnh thứ i theo giải pháp. N là số tàu cá mỗi nước được tham gia vùng đánh cá chung, N thay đổi hàng năm theo qui định của Uỷ ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ; Ni số tàu được cấp giấy phép của tỉnh thứ i, tính theo biểu thức (7). Ni có thể thay đổi hàng năm do chuyển quyền sử dụng tàu giữa ngư dân các tỉnh, do cải hoán, đóng mới, giải bản hoặc chuyển mục đích sử dụng. Biện pháp tiến hành: Hàng năm, căn cứ số liệu tàu cá thống kê của các tỉnh, phân tích và tính số tàu có công suất 90 - 400 cv đủ tiêu chuẩn tham gia vùng đánh cá chung. Dựa vào các giải pháp xác định số lượng tàu được cấp giấy phép (Ni) của các tỉnh căn cứ số tàu được cấp phép của mỗi nước tham gia vùng đánh cá chung do Ủ y ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ công bố. Sau khi xác định số giấy phép được cấp cho mỗi tỉnh, thông báo sự điều chỉnh tăng (giảm) cho cơ quan quản lý nghề cá các tỉnh lập danh sách đề nghị cấp phép mới hoặc gia hạn gửi về Ủ y ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 4 giải pháp xác định số lượng tàu để cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam hoạt động ở vùng đánh cá chung, Vịnh Bắc Bộ theo vị trí địa lý, hệ số hoạt động tích cực của tàu, công suất trung bình của tàu, sản lượng khai thác trung bình của tàu trong năm và đưa ra biện pháp tiến hành cấp giấy phép. Các giải pháp có thể áp dụng vào thực tế vì phù hợp với luật pháp quốc tế về sử dụng nguồn lợi ở vùng biển chung giữa các quốc gia, Hiệp định Hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc và quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động khai thác của tổ chức, cá nhân trên các vùng biển; huy động được các tàu có công suất lớn tham gia khai thác tại vùng đánh cá chung, thực hiện được mục tiêu tăng số ngày tàu hoạt động và khai thác có hiệu quả nguồn lợi trong vùng biển này, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2000), Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ. 2. Chính phủ (2000), Hiệp định Hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 3. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2012), Số liệu tàu cá Việt Nam và Trung Quốc được cấp giấy phép khai thác tại vùng đánh cá chung, Vịnh Bắc Bộ năm 2012-2013. 4. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2013), Số liệu tàu cá Việt Nam và Trung Quốc được cấp giấy phép khai thác tại vùng đánh cá chung, Vịnh Bắc Bộ năm 2013-2014. 5. Nguyễn Văn Trung (2011), Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam khai thác tại vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, Luận văn đề tài Thạc sĩ - Hướng dẫn khoa học: Hoàng Văn Tính; 6. Báo cáo tổng kết tóm tắt Điều tra liên hợp Việt Nam - Trung Quốc đánh giá nguồn lợi trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn 1 (2005-2007).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_cap_giay_phep_cho_tau_ca_viet_nam_khai_thac_tai_vu.pdf
Tài liệu liên quan