Sự biến đổi chất lượng của rong nho khô nguyên thể trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường

Từ các nghiên cứu và phân tích ở trên cho phét rút ra một số kết luận: - Rong nho khô bị suy giảm chất lượng theo thời gian bảo quản và thời gian bảo quản có tác động mạnh mẽ tới chất lượng rong nho khô sau bảo quản. Trong vòng 9 tháng bảo quản, sự biến đổi chất lượng của rong nho khô khá chậm và sự suy giảm chất lượng tối đa của rong nho sau 12 tháng bảo quản là 15%. - Trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường và phương pháp bao gói MAP, độ ẩm của rong nho khô sau 12 tháng bảo quản tăng tới 27,71% so với độ ẩm rong nho ban đầu (9,13%). Độ ẩm, chỉ số peroxid, chỉ tiêu vi sinh vật của rong nho khô có xu hướng tăng nhẹ theo thời gian bảo quản và hàm lượng polyphenol, chlorophyll, caulerpin, chất lượng cảm quan giảm chậm theo thời gian bảo quản. - Sau 12 tháng bảo quản, sản phẩm rong nho khô vẫn đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vẫn có thể sử dụng làm thực phẩm.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự biến đổi chất lượng của rong nho khô nguyên thể trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG CỦA RONG NHO KHÔ NGUYÊN THỂ TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG THE CHANGES OF DRIED SEA GRAPE QUALITY IN THE STORAGE TIME AT ROOM TEMPERATURE Vũ Ngọc Bội1, Nguyễn Thị Mỹ Trang1, Nguyễn Thị Hương1 Ngày nhận bài: 02/03/2016; Ngày phản biện thông qua: 29/9/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2017 TÓM TẮT Bài báo này trình bày nghiên cứu đánh giá sự biến đổi chất lượng của rong nho sấy trong 12 tháng bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Các hàm mục tiêu được đánh giá trong quá trình bảo quản rong nho sấy là hàm lượng chlorophyll, polyphenol, caulerpin, độ ẩm, chỉ số peroxit, chất lượng cảm quan và chỉ tiêu vi sinh vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 12 tháng bảo quản ở nhiệt độ lạnh, rong nho sấy vẫn đạt chất lượng thương mại. Sau 12 tháng bảo quản, hàm lượng polyphenol, chlorophyll và caulerpin giảm tối đa là 23% so với ban đầu, chất lượng cảm quan giảm tối đa là 7,8%, độ ẩm tăng 27,71%, chỉ số peroxit tăng 11,03% và chỉ tiêu vi sinh vật tăng tối đa 15,5%. Từ khóa: rong nho khô, chlorophyll, polyphenol, caulerpin, cảm quan ABSTRACT This paper examines quality changes of dried seagrape in storage for 12 months. The measurements targeted at the content of chlorophyll, polyphenol, caulerpin and humidity, the index of peroxide, sensory quality and bacteria in the storage time. The results showed that, after 12 months of cold temperature storage, dried seagrape quality still met the trade standards. After 12 months of storage at cold temperatures, dried seagrape contents such as polyphenol, chlorophyll, and caulerpin declined by 23% maximum), sensory quality decreased by 7.8% minimum, humidity content and peroxide index increased by 27.71% and 11.03% respectively, and bacteria content increased 15.5% maximum. Keywords: caulerpin, chlorophyll, dried seagrape, polyphenol, sensory 1 Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, rong nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh 1837) hiện được nuôi trồng chủ yếu ở 2 tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. Rong nho là loài rong biển giàu các hoạt chất sinh học, có cấu trúc mô lỏng lẻo, mềm và có độ ẩm cao, chiếm trên 90% khối lượng tươi. Vì thế rong nho dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản. Để kéo dài thời gian sử dụng rong nho và mở rộng đầu ra cho nghề nuôi trồng rong nho, chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật sấy lạnh kết hợp sấy bức xạ hồng ngoại để sấy khô tạo ra sản phẩm mới: rong nho khô nguyên thể. Sản phẩm mới này có ưu điểm là có mầu xanh đặc trưng của rong nho và có khả năng tái hydrat hóa tốt. Tuy vậy, chất lượng của rong nho sấy có thể bị thay đổi trong quá trình bảo quản. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá để biết được quy luật biến đổi của rong nho khô trong quá trình bảo quản làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ bảo quản phù hợp giúp kéo dài thời gian bảo quản rong nho khô là hướng nghiên cứu cần thiết. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21 II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên vật liệu Rong nho tươi (Caulerpa lentillifera) từ 35 đến 40 ngày tuổi được nuôi trồng tại Cam Ranh - Khánh Hòa. Sau khi thu hoạch loại bỏ phần thân bò, thu thân đứng và nuôi phục hồi trong thời gian từ 3-4 ngày. Sau khi nuôi phục hồi, rong nho tươi được sử dụng dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất rong nho sấy. Rong nho sấy được sản xuất theo kỹ thuật sấy lạnh kết hợp sấy bức xạ hồng ngoại theo quy trình của Đề tài KC 07.08/11-15 được trình bày ở Hình 1. Hình 1. Sơ đồ quy trình chế biến rong nho khô Rong được sấy theo quy trình trên đến độ ẩm 15,25% và sử dụng rong khô thu được trong quá trình nghiên cứu bảo quản. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Bố trí thí nghiệm Rong nho khô được bảo quản theo kỹ thuật bao gói MAP, sử dụng bao bì PP (polypropylen) và lưu giữ ở nhiệt độ thường (28±2 0C), trong thời gian bảo quản 12 tháng. Các hàm mục tiêu được phân tích đánh giá trong quá trình bảo quản là chất lượng cảm quan (được thể hiện ở tổng điểm trung bình chung cảm quan), hàm lượng chlorophyll, hàm lượng polyphenol, hàm lượng caulerpin, chỉ số peroxid và chỉ tiêu vi sinh vật. Hàng tháng, tiến hành lấy mẫu rong nho khô để phân tích đánh giá chất lượng. Rong được chia làm 72 mẫu, mỗi mẫu 1kg rong nho khô và mỗi tháng lấy 3 mẫu rong phân tích. 2.2. Phương pháp phân tích - Phân tích chất lượng cảm quản theo TCVN 3215-79 [1]. - Phân tích độ ẩm theo TCVN 7520 : 2005 [2]. - Phân tích hàm lượng polyphenol theo phương pháp của Đặng Xuân Cường và cộng sự [3]. - Phân tích hàm lượng chlorophyll theo phương pháp của Priscila và cộng sự (2014) [14]. - Định lượng hàm lượng caulerpin bằng phương pháp Serena và cộng sự (2012) [16]. - Xác định chỉ số peroxid của rong nho theo phương pháp của Santha và Decker (1994) [15]. - Phân tích chỉ tiêu vi sinh vật theo QCVN 2011 của Bộ Y tế [4]. 2.3. Phân tích dữ liệu Các thí nghiệm đều thực hiện lặp lại 3 lần. Kết quả được thể hiện dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Phân tích ANOVA và hồi quy trên phần mềm Microsoft Excel 2010. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Sự thay đổi chất lượng cảm quan của rong nho khô Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng cảm quan của rong nho khô giảm theo thời gian 22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 bảo quản thể hiện qua sự suy giảm tổng điểm trung bình cảm quan (ĐTBCQ). Khi bắt đầu bảo quản, tổng điểm trung bình cảm quan của rong nho khô là 19,2 điểm; Sau thời gian bảo quản 12 tháng, ĐTBCQ của rong nho khô giảm 1,5 điểm (Hình 2) và mức điểm này vẫn cao hơn 5,7 điểm so với mức không chấp nhận được trong TCVN 3215-79. Kết quả phân tích cũng cho thấy chất lượng cảm quan của rong nho khô có mối tương quan chặt chẽ với thời gian bảo quản (R2=0,95) và bị tác động bởi thời gian bảo quản (p<0,05). ĐTB CQ có xu thế giảm khi tăng thời gian bảo quản. Sự suy giảm chất lượng cảm quan của rong khô trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường có thể được giải thích là do những tác động nội sinh. Kết quả này cũng phù hợp với kết qủa nghiên cứu về quá trình bảo quản rau bina được Naoki Yamauchi và Alley E. Watada công bố năm 1991 [13]. Hình 2. Sự biến đổi chất lượng cảm quan và hàm lượng chlorophyll của rong nho khô theo thời gian bảo quản 2. Hàm lượng chlorophyll Hàm lượng chlorophyll của rong nho khô ban đầu là 695,71 ± 4,958 µg/g DW và sau 12 tháng bảo quản ở nhiệt độ thường hàm lượng chlorophyll của rong nho khô chỉ còn 622,375 ± 3,872 µg/g DW. Như vậy, tỷ lệ phần trăm của hàm lượng chlorophyll bị phá hủy so với ban đầu là 10,54% (Hình 2). Hàm lượng chlorophyll (đặc trưng cho màu xanh của rong nho khô) và chất lượng cảm quan của rong nho khô có mối tương quan chặt chẽ với nhau (R2=0,9). Theo Naoki và cộng sự, (1991), sự biến đổi dẫn tới suy giảm hàm lượng chlorophyll diễn ra khi phân tử chlorophyll mở vòng porpyrin và kết quả nghiên cứu ở trên chứng tỏ trong nghiên cứu này sự mở vòng của chlorophyll ít xảy ra [10]. Hàm lượng chlorophyll biến động theo xu thế giảm dần theo thời gian bảo quản cho đến khi cắt trục hoành và bị tác động bởi thời gian bảo quản (p<0,05). Trong rong nho khô, sự suy giảm hàm lượng chlorophyll trong quá trình bảo quản thấp hơn so với sự suy giảm của polyphenol. Kết qảu này có thể lý giải là do kỹ thuật bảo quản rong nho khô là kỹ thuật bao gói MAP trong điều kiện có điều chỉnh không khí có sử dụng CO2, polyphenol không bền trong môi trường acid [10], trong điều kiện bổ sung CO2- sẽ tạo môi trường acid yếu và polyphenol của rong nho lại không bền trong môi trường này nên hàm lượng polyphenol bị suy giảm mạnh hơn hàm lượng chlorophyll. 3. Hàm lượng polyphenol Tương tự như hàm lượng chlorophyll, hàm lượng polyphenol của rong nho khô cũng giảm theo thời gian bảo quản. Sau 12 tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng, hàm lượng polyphenol của rong nho giảm 11,16 ± 0,23 mg acid gallic/g DW so với thời điểm bắt đầu bảo quản (48,89 ± 0,97 mg acid gallic/g DW). Trong thời gian bảo quản từ 4-6 tháng, sự biến đổi hàm lượng polyphenol của rong nho không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Hình 3). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23 Từ tháng thứ 9 trở đi, hàm lượng polyphenol của rong khô có xu thế giảm mạnh. Sự tác động của thời gian bảo quản đến hàm lượng polyphenol của rong nho khô ở mức nhẹ, biến thiên đều đặn theo mô hình bậc 1 với sự tương quan (R2=0,9) và đường biểu diễn sự suy giảm hàm lượng polyphenol có xu thế cắt trục hoành nếu rong nho sấy khô tiếp tục được bảo quản trong thời gian dài hơn. Sự suy giảm hàm lượng polyphenol của rong nho khô theo thời gian bảo quản phù hợp với các nghiên về sự biến động hàm lượng polyphenol ở các loài rong nâu theo thời gian bảo quản đã được công bố trước đây [6]. Theo Dang và cộng sự, (2015), hàm lượng polyphenol của rong mơ giảm theo thời gian bảo quản là do tác động của enzym, nhiệt độ,.. [6]. Do vậy chúng ta cũng cần có những nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản khác nhau tới hàm lượng polyphenol của rong nho khô. 4. Hàm lượng caulerpin Hàm lượng caulerpin của rong nho khô biến đổi theo môi hình tuyến tính bậc 2 với sự tương quan mạnh (R2 = 0,92). Dự báo xu hướng biến đổi hàm lượng caulerpin theo thời gian bảo quản theo hướng giảm đều và chậm từ khi bắt đầu bảo quản đến tháng thứ 10. Sự suy giảm hàm lượng caulerpin theo thời gian bảo quản tối đa là 11,13% (Hình 3) và tương đương với sự sụt giảm hàm lượng polyphenol theo thời gian bảo quản. Thời gian bảo quản tác động có ý nghĩa lên hàm lượng caulerpin của rong nho khô (p<0,05). Hàm lượng caulerpin trong rong nho khô bị sụt giảm có thể là do các phản ứng sinh hóa nội sinh vẫn diễn ra trong rong nho khô theo thời gian bảo quản dưới tác động của nhiệt độ phòng. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với công bố của Mudau F. N. và W. Ngezimana về sự biến đổi các chất có trong trà khi bảo quản ở nhiệt độ phòng [8]. Theo nhiều nghiên cứu của nước ngoài cho thấy caulerpin có khả năng chống lại virus herpes loại 1 [11]. Do vậy, để tăng giá trị của rong nho khô cần nghiên cứu bảo quản để giữ được caulerpin, giúp tăng cường khả năng kháng virus herpes 1 ở người sử dụng rong nho khô. Đối với hoạt chất caulerpin ở rong nho, các nghiên cứu trước đây chủ yếu công bố về cấu trúc, hoạt tính, hàm lượng,... Công bố khoa học về hàm lượng caulerpin biến đổi theo thời gian bảo quản hay các tác động của điều kiện bảo quản đến hàm lượng caulerpin chưa được công bố. Do vậy, hướng nghiên cứu này cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. 5. Chỉ số peroxid Chỉ số peroxid của rong nho khô cũng bị tác động bởi thời gian bảo quản (p<0,05). Chỉ số peroxid của rong nho khô ban đầu là 5,485 ± 0,136 mg KOH/100g DW. Sau 12 tháng bảo quản, chỉ số peroxid của rong nho khô tăng lên ở mức 6,201 ± 0,142 mg KOH/100g DW (Hình 3). Như vậy, sau 12 tháng bảo quản, chỉ số peroxid của rong khô đã tăng 13,03% so với ban đầu. Kết quả này phù hợp với những công bố trước đây của chúng tôi về hàm lượng lipid trong rong nho. Hàm lượng lipid và phương thức bảo quản tác động mạnh tới chỉ số peroxid. Các công bố trước đây Hình 3. Sự biến đổi hàm lượng polyphenol của rong nho khô theo thời gian bảo quản 24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 cho thấy hàm lượng lipid trong rong nho ở mức rất thấp. Do đó chỉ số peroxid của rong nho sau 12 tháng bảo quản vẫn ở mức rất thấp. Sự gia tăng chậm của chỉ số peroxid trong nghiên cứu này có thể là do chúng tôi sử dụng kỹ thuật bao gói MAP, sử dụng CO2 để bảo quản rong nho dẫn đến ức chế quá trình chuyển hóa lipid trong rong nho. Hình 4. Sự biến đổi chỉ số peroxid của rong nho khô theo thời gian bảo quản Sự tương quan giữa sự gia tăng chỉ số peroxid với mô hình tuyến tính khá cao (R2=0,97). Từ mô hình tuyến tính này có thể dự đoán chỉ số peroxid sẽ tiếp tục tăng nếu thời gian bảo quản tiếp tục kéo dài. Sự oxy hóa lipid xảy ra do sản phẩm: tiếp xúc với nhiệt và ánh sáng, độ ẩm,... [6]. Ngoài ra sự oxy hóa lipid còn do tác động của vi khuẩn, enzym xúc tác cho quá trình oxy hóa, [7]. Tuy vậy, rong nho khô có độ ẩm thấp (15,25%) và đã được xử lý để vô hoạt enzym trước khi sấy nên các yếu tố này ít ảnh hưởng tới phản ứng oxy hóa lipid. Do vậy, sự gia tăng chỉ số peroxid ở rong nho khô có thể là do nguyên nhân vi sinh vật, ánh sáng và nhiệt độ. 6. Độ ẩm Độ ẩm của rong nho khô tăng theo thời gian bảo quản tương tự như sự gia tăng chỉ số peroxid đã phân tích và luận giải ở trên. Sự gia tăng này tuân theo mô hình tuyến tính bậc 1 trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu bảo quản đến 12 tháng và độ ẩm của rong khô tăng chậm, đều trong quá trình bảo quản. Kết quả phân tích cũng cho thấy độ ẩm tương quan chặt chẽ với thời gian bảo quản (R2=0,96) và bị tác động bởi thời gian bảo quản (p<0,05). Sau 12 tháng bảo quản, độ ẩm rong nho khô là 11,66 ± 1,12%, tăng 27,71% so với độ ẩm của rong nho sấy khô khi bắt đầu bảo quản (Hình 5). Từ các phân tích ở trên cho thấy độ ẩm, chỉ số peroxid là có xu hướng tăng theo thời gian bảo quản nhưng hàm lượng polyphenol, chlorophyll, caulerpin và chất lượng cảm quan lại giảm theo thời gian bảo quản. Hình 5. Sự biến đổi độ ẩm và chỉ tiêu vi sinh vật của rong nho khô theo thời gian bảo quản Sự biến đổi độ ẩm đã nghiên cứu ở trên phù hợp với các nghiên cứu trước đây về sự biến đổi độ ẩm của sản phẩm nông sản sau thu hoạch theo thời gian bảo quản [6]. Sự gia tăng độ ẩm của sản phẩm trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào điều kiện bảo quản và Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25 độ ẩm ban đầu của sản phẩm được bảo quản [6]. Nguyên nhân sự gia tăng độ ẩm chắc chắn có thể là do sự hút ẩm theo thời gian bảo quản sản phẩm. Sản phẩm rong nho khô được bảo quản theo công nghệ MAP sử dụng bao bì PP có thể thấm khí. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu thêm về loại bao bì cũng như độ dày của bao bì sử dụng trong bảo quản rong nho khô. 7. Vi sinh vật Chỉ tiêu vi sinh vật tổng số của rong nho khô tăng theo thời gian bảo quản và các vi sinh vật khác được kiểm định theo Quy chuẩn năm 2011 của Bộ Y tế không thấy xuất hiện. Chỉ số peroxid, độ ẩm và lượng vi sinh vật hiếu khí tổng số có mối liên hệ mật thiết tác động qua lại với nhau với độ tương quan cao (R2=0,93). Sau 12 tháng bảo quản, tổng số vi sinh vật hiếu khí là 0,31 x 102 Kl/ 100g DW, tăng gấp 15,5 lần so với tổng số vi sinh vật hiếu khí (0,02 x 102 Kl/ 100g DW) của rong nho khô ban đầu (Hình 5). Tổng số vi sinh vật hiếu khí của rong nho tăng theo thời gian bảo quản là phù hợp với lý thuyết và thực nghiệm (p<0,05). Kết quả này cũng được nhiều nghiên cứu trước đây công bố: mặc dù sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc được bảo quản ở nhiệt độ thường thì vi sinh vật vẫn gia tăng theo thời gian bảo quản [8]. Tuy vậy, sau 12 tháng bảo quản, sản phẩm rong nho sấy khô vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vẫn đạt tiêu chuẩn vi sinh theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Do vậy có thể nói rằng sản phẩm rong nho khô bảo quản trong bao bì PP sau 12 tháng bảo quản ở nhiệt độ thường vẫn đủ điều kiện sử dụng trong thực phẩm. IV. KẾT LUẬN Từ các nghiên cứu và phân tích ở trên cho phét rút ra một số kết luận: - Rong nho khô bị suy giảm chất lượng theo thời gian bảo quản và thời gian bảo quản có tác động mạnh mẽ tới chất lượng rong nho khô sau bảo quản. Trong vòng 9 tháng bảo quản, sự biến đổi chất lượng của rong nho khô khá chậm và sự suy giảm chất lượng tối đa của rong nho sau 12 tháng bảo quản là 15%. - Trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường và phương pháp bao gói MAP, độ ẩm của rong nho khô sau 12 tháng bảo quản tăng tới 27,71% so với độ ẩm rong nho ban đầu (9,13%). Độ ẩm, chỉ số peroxid, chỉ tiêu vi sinh vật của rong nho khô có xu hướng tăng nhẹ theo thời gian bảo quản và hàm lượng polyphenol, chlorophyll, caulerpin, chất lượng cảm quan giảm chậm theo thời gian bảo quản. - Sau 12 tháng bảo quản, sản phẩm rong nho khô vẫn đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vẫn có thể sử dụng làm thực phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. TCVN 3215-79 - Phân tích cảm quản. 2. TCVN 7520 : 2005 - Phân tích độ ẩm. 3. Đặng Xuân Cường, Vũ Ngọc Bội, Trần Thị Thanh Vân và Ngô Đăng Nghĩa, 2013. Sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa của một số loài rong nâu Sargassum Ở Khánh Hòa, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, 25: 36-42. 4. Đặng Xuân Cường, Vũ Ngọc Bội, Trần Thị Thanh Vân, Đào Trọng Hiếu, 2015. Độ ổn định màu sắc, hoạt chất (polyphenol, diệp lục) với hoạt tính chống ô xy hóa của đồ uống có nguồn gốc từ cây ngô. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 3+4: 55-61. 5. QCVN 2011 - Bộ Y tế - Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật và kim loại nặng ở thực phẩm. 26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 Tiếng Anh 6. Dang Xuan Cuong, Vu Ngoc Boi, Tran Thi Thanh Van, Le Nhu Hau, 2015. Effects of storage time on phlorotannin content and antioxidant activity of six Sargassum species from Nhatrang Bay, Vietnam. Journal of Applied Phycology, Springer, Springer, Published online: 23 May 2015, ISSN 0921-8971. 7. Jany M. N. H., Sarker C., Mazumder M. A. R. and Shikder. M. F. H., 2008. Effect of storage conditions on quality and shelf life of selected winter vegetables. J. Bangladesh Agril. Univ., 6(2), 391-400, ISSN 1810-3030. 8. Mudau F. N. and W. Ngezimana, 2014. Effect of different drying methods on chemical composition and antimicrobial activity of bush tea (Athrixia phylicoides). Int. J. Agric. Biol., 16: 1011-1014. 9. Natasha Valerie Wilfred Chong, Wolyna Pindi, Fook-Yee Chye, Sharifudin Md Shaarani, Jau-Shya Lee, 2015. Novelty journals effects of drying methods on the quality of dried sea cucumbers from sabah. A Review, International Journal of Novel Research in Life Sciences, 2(4), 49-64. 10. Nathália Regina Porto Vieira Macedo, Michele S. Ribeiro, Roberto C. Villaça, Wilton Ferreira, Ana Maria Pinto, Valéria L. Teixeira, Claudio Cirne Santos, Izabel C. N. P. Paixão, Viveca Giongo, 2012. Caulerpin as a potential antiviral drug against herpes simplex virus type 1. Revista Brasileira de Farmacognosia. Brazilian Journal of Pharmacognosy, 22(4): 861-867. 11. Naoki Yamauchi and Alley E. Watada., 1991. Regulated Chlorophyll Degradation in Spinach Leaves during Storage. J. Amer. So C. Hort. Sci., 116(1): 58-62. 12. Nirmal Sinha,Y. H. Hui, E. Özgül, 2011. Handbook of Vegetables and Vegetable Processing, Wiley - Black well. John Wiley & Sons, Ltd, Publication. 13. Priscila Bezerra Torres, Fungyi Chow, Cláudia Maria Furlan, Fernanda Mandelli, Adriana Mercadante and Déborah Yara Alves Cursino dos Santos, 2014. Standardization of a protocol to extract and analyze chlorophyll a and carotenoids in Gracilaria tenuistipitata var. Liui Zhang and Xia (Rhodophyta). Brazilian Journal of Oceanography, 62(1): 57 - 63. 14. Santha N. C. & Decker E. A., 1994. Rapid, sensitive, iron-based spectrophotometric methods for determination of peroxide values of food lipids. Association of Offi cial Analytical Chemists International, 77 421-424. 15. Serena Felline, Roberto Caricato, Adele Cutignano, Stefania Gorbi, Maria Giulia Lionetto, Ernesto Mollo, Francesco Regoli, Antonio Terlizzi, 2012. Subtle effects of biological invasions: Cellular and physiological responses of fi sh eating the exotic pest Caulerpa racemosa, Plos One, 7(6), e38763. 16. Zoran Zorić, Sandra Pedisić, Danijela Bursać Kovačević, Damir Ježek, Verica Dragović-Uzelac, 2015. Impact of packaging material and storage conditions on polyphenol stability, colour and sensory characteristics of freeze-dried sour cherry (prunus cerasus var. Marasca). Journal of Food Science and Technology, 1-12. DOI 10.1007/s13197-015-2097-4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_bien_doi_chat_luong_cua_rong_nho_kho_nguyen_the_trong_qua.pdf
Tài liệu liên quan