Giai đoạn tăng trưởng

Người chăn nuôi gà thịt cần chú trọng thêm vào việc cung cấp loại thức ăn để sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng của họ. Chương trình quản lý giai đoạn tăng trưởng làm tối ưu mức độ đồng đều của đàn, chuyển hóa thức ăn, tăng trọng trung bình ngày và tỉ lệ sống sẽ sản xuất ra gà thịt đạt được các tiêu chuẩn này và tối đa hóa lợi nhuận. Các chương trình quản lý này có thể bao gồm những điều chỉnh về chế độ ăn và chiếu sáng. 5.1 ĐỘ ĐỒNG ĐỀU Độ đồng đều là thước đo để đánh giá sự khác biệt về kích cỡ gà trong cùng một đàn. Để xác định trọng lượng trung bình và độ đồng đều của đàn, chia chuồng nuôi thành 3 khu vực. Lấy mẫu ngẫu nhiên khoảng 100 con từ mỗi khu vực hoặc 1% trong tổng đàn để cân và ghi chép lại trong lượng của từng con. Cần cân tất cả những con đã bắt ra làm mẫu, trừ những con bị loại thải. Trong 100 con làm mẫu, đếm số con nằm trong mức trọng lượng trung bình +/- 10%. Tính phần trăm của nhưng con này trong tổng số mẫu. Đây chính là % độ đồng đều.

pdf29 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giai đoạn tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG Người chăn nuôi gà thịt cần chú trọng thêm vào việc cung cấp loại thức ăn để sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng của họ. Chương trình quản lý giai đoạn tăng trưởng làm tối ưu mức độ đồng đều của đàn, chuyển hóa thức ăn, tăng trọng trung bình ngày và tỉ lệ sống sẽ sản xuất ra gà thịt đạt được các tiêu chuẩn này và tối đa hóa lợi nhuận. Các chương trình quản lý này có thể bao gồm những điều chỉnh về chế độ ăn và chiếu sáng. 5.1 ĐỘ ĐỒNG ĐỀU Độ đồng đều là thước đo để đánh giá sự khác biệt về kích cỡ gà trong cùng một đàn. Để xác định trọng lượng trung bình và độ đồng đều của đàn, chia chuồng nuôi thành 3 khu vực. Lấy mẫu ngẫu nhiên khoảng 100 con từ mỗi khu vực hoặc 1% trong tổng đàn để cân và ghi chép lại trong lượng của từng con. Cần cân tất cả những con đã bắt ra làm mẫu, trừ những con bị loại thải. Trong 100 con làm mẫu, đếm số con nằm trong mức trọng lượng trung bình +/- 10%. Tính phần trăm của nhưng con này trong tổng số mẫu. Đây chính là % độ đồng đều. Hệ số biến đổi (CV) Hệ số biến đổi được dùng để mô tả sự biến đổi trong đàn Hệ số biến đổi thấp cho thấy độ đồng đều của đàn cao. Hệ số biển đổi cao cho thấy đàn không đông đều Hệ số biến đổi CV Độ đồng đều Đánh giá 8 80% Đồng đều 10 70% Trung bình 12 60% Kém đồng đều Biển đổi thể hiện về các mặt sau: • Trọng lượng gà trung bình • Độ lệch chuẩn của thể trọng • Hệ số biến đổi về thể trong Hệ số biến đối là phương pháp tương đối đo sự biển đổi để giám sát được những thay đổi trong quá trình tăng trưởng của đàn. Mức lệch chuẩn là cách đo độ phân tán của các giá trị xung quanh giá trị trung bình. Ở một đàn bình thường, khoảng 95% gà nằm trong khoảng trọng lượng trung bình +/- 2 mức lệch chuẩn. Hệ số biến đổi % = [Mức lệch chuẩn (g) (g) : Thể trọng bình quân (g)] x 100 Bảng sau đây tính xấp xử mức độ đồng đều của đàn giống (% trong khoảng +/- 10%) thành hệ số biến đổi (%) HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 20COBB % độ đồng đều Hệ số biến đổi (%) 95.4 90.4 84.7 5 6 7 78.8 73.3 68.3 8 9 10 63.7 58.2 55.8 11 12 13 52.0 49.5 46.8 14 15 16 5.2 NHIỆT ĐỘ Kiểm tra: Khi vào chuồng nuôi, chúng ta phải luôn luôn quan sát các hoạt động sau • Gà đang ăn • Gà đang uống • Gà đang nghỉ ngơi • Gà đang chơi • Gà đang “nói chuyện” • Gà không bao giờ được túm tụm lại HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 21 COBB Hướng dẫn về nhiệt độ/độ ẩm: Tuổi - ngày Độ ẩm tương đối % Nhiệt độ °C Nhiệt độ °F 0 30-50% 32-33 90-91 7 40-60% 29-30 84-86 14 50-60% 27-28 81-83 21 50-60% 24-26 75-79 28 50-65% 21-23 70-73 35 50-70% 19-21 66-73 42 50-70% 18 64 49 50-70% 17 63 56 50-70% 16 61 Chú ý: độ ẩm ở dưới mức trên - tăng dải nhiệt độ 0.5-1 °C. Độ ẩm lớn hơn mức trên – giảm dải nhiệt độ 0.5-1 °C. Luôn luôn quan sát hoạt động của gà và nhiệt độ ảnh hưởng – hoạt động của gà là cách đo quan trọng về nhiệt độ tối ưu. 5.3 CHƯƠNG TRÌNH CHIẾU SÁNG Các chương trình chiếu sáng là yếu tố then chốt cho năng suất gà thịt và sức khỏe đàn tốt. Các chương trình chiếu sáng sẽ thay đổi theo độ tuổi đã định trước và có xu hướng khác nhau căn cứ vào mục tiêu về trọng lượng cuối cùng của gà thịt theo yêu cầu thị trường. Các chương trình chiếu sáng ngăn được tăng trọng thừa giữa 7 và 21 ngày sẽ làm tỉ lệ chết do các nguyên nhân: xưng cổ trướng, chết đột ngột, các vấn đề về chân. Các nghiên cứu cho thấy chương trình chiếu sáng bao gồm 6 giờ tối liên tục sẽ nâng cao sự phát triển của hệ miễn dịch. Một chương trình chiếu sáng tiêu chuẩn không phải là thành công ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Do vậy, các chương trình chiếu sáng nêu ra trong hướng dẫn này nên tùy biến căn cứ vào điều kiện môi trường, kiểu chuồng và mục tiêu của người chăn nuôi. Chương trình chiếu sáng không phù hợp sẽ làm tổn hại tăng trọng bình quân ngày (ADG) và năng suất đàn. Cần theo dõi kỹ năng suất đàn, tỉ trọng dinh dưỡng và lượng ăn để thiết lập chương trình chiếu sáng. Nếu thông tin về tăng trọng ngày chính xác, thì chương trình chiếu sáng cần dựa vào tăng trọng trung bình. Lượng ánh sáng và cường độ ánh sáng làm thay đổi hoạt động của gà. Kích thích các hoạt động của gà đúng trong 5-7 ngày đầu rất cần thiết cho tiêu thụ thức ăn tối ưu và phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa. Giảm năng lượng cho hoạt động trong giai đoạn giữa của quá trình tăng trưởng sẽ nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Phân bổ đều ánh sáng khắp chuông nuôi rất cần thiết cho sự thành công của chương trình chiếu sáng. Mức ánh sáng 25 lux (2.5 foot-candles), đo tại chiều cao của gà cần được áp dụng trong thời gian úm để kích thích tăng trọng lượng ban đầu. Cường độ ánh sáng tối ưu tại sàn chuồng không nên chênh hơn 20%. Sau 7 ngày, hoặc khi trọng lượng gà đạt 160 gram, cường độ ánh sáng cần giảm dần xuống mức 5-10 lux (0.5-1 fc). HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 22COBB 5.3.1 CÁC YẾU TỔ CHÍNH CẦN XEM XÉT KHI SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CHIẾU SÁNG • Dùng thử một chương trình chiếu sáng trước khi áp dụng chương trình đó • Chiếu sáng 24 giờ trong ngày đầu tiên gà vào để đảm bảo gà ăn và uống nước đủ. • Tắt đèn vào đêm thứ 2 để hình thành giờ tắt điện. Thời gian tắt sẽ không thay đổi trong suốt thời gian sống của gà. • Khi đã thiết lập thời gian tắt cho đàn gà, chỉ được điều chỉnh thời gian bật đèn. Gà cần quen sớm với thời gian tắt đèn để ăn đầy diều và uống nước trước khi đèn tắt. • Chỉ để khoảng thời gian tối một lần trong vòng 24 giờ • Bắt đầu tăng thời gian tối khi gà đạt 100-160 grams. • Nếu chỉ sử dụng 1 phần chuồng để úm, có thể chậm tăng thời gian tối lại cho đến khi sử dụng cả chuồng. • Cho gà ăn tự do để gà no và đủ nước khi tắt đèn và có thể bắt đầu ăn và uống ngay lập tức khi đèn bất trở lại. Điều này sẽ giúp tránh mất nước và giảm stress. • Khoảng thời gian tắt đèn cần duy trì vào ban đêm để đảm bảo bóng tối thật sự và cần phải quan sát đàn vào ban ngày. • Cần cân trọng lượng gà ít nhất tuần một lần và cân vào ngày mà điều chỉnh về ánh sáng. Chương trình chiếu sáng nên điều chỉnh căn cứ vào trọng lượng của gà. Và cung cần xem xét kinh nghiệm của trại trước đây về năng suất của gà. • Thời gian tối nên tăng từng bước và không được tăng dần dần theo giờ (xem các chương trình) • Giảm thời gian tối trước khi bắt gà để giảm “sự tháo chạy” • Nếu tiến hành giảm đàn thì đêm đầu tiên sau khi giảm đàn tốt nhất là để 6 giờ thời gian tối. • Giảm thời gian tối đúng lúc vào mùa ấm nếu gà bị căng thẳng ban ngày và lượng ăn giảm • Vào thời gian mùa đông thời gian tắt đèn nên đặt trùng vào lúc choạng vạng tối để gà thức giấc trong khoảng thời gian lạnh nhất ban đêm. • Vào mùa hè, thời gian bật đèn trùng với lúc bình minh • Cần đảm bảo không có gió lùa và lớp độn chuồng lạnh ở cuối chuồng nơi có nhu cầu nhiều máng ăn. Điều này sẽ làm hết thức ăn trong hệ thống ăn dẫn đến hoảng loạn và xây sát. • Không tắt hệ thống ăn trong thời gian tối • Tốt nhất là bắt đầu tăng/giảm ánh sáng trước thời gian tắt/bật đèn khoảng 1 tiếng sử dụng hệ thống làm tối từ lúc trời sáng đến lúc chạng vạng tối. • Người chăn nuôi gà thịt sử dụng chuồng nuôi có rèm trong thì không có nhiều lựa chọn. Họ cần thiết kế chương trình ánh sáng trùng với ánh sáng tự nhiên ban ngày. • 48 tiếng trước khi bắt gà, tăng cường độ ánh sáng lên 10/20 lux để làm gà dễ thích nghi để bắt HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 23 COBB 5.3.2 BA CHƯƠNG TRÌNH CHIẾU SÁNG 1. CHƯƠNG TRÌNH CHIỀU SÁNG TIÊU CHUẨN – LỰA CHỌN 1 • Mật độ đàn: >18 con/m2 • Tăng trọng trung bình ngày: < 50 g/ngày • Trọng lượng khi giết mổ: <2.0 kg Ngày tuổi Giờ tối Giờ thay đổi 0 0 0 1 1 1 100-160 gram 6 5 5 ngày trước khi giết mổ 5 1 4 ngày trước khi giết mổ 4 1 3 ngày trước khi giết mổ 3 1 2 ngày trước khi giết mổ 2 1 1 ngày trước khi giết mổ 1 1 2. CHƯƠNG TRÌNH CHIỀU SÁNG TIÊU CHUẨN – LỰA CHỌN 2 • Mật độ đàn: 14 - 18 con/m2 • Tăng trọng trung bình ngày: 50 - 60 g/ngày • Trọng lượng khi giết mổ: 2.0 - 3.0 kg Ngày tuổi Giờ tối Giờ thay đổi 0 0 0 1 1 1 100-160 gram 9 8 22 8 1 23 7 1 24 6 1 5 ngày trước khi giết mổ 5 1 4 ngày trước khi giết mổ 4 1 3 ngày trước khi giết mổ 3 1 2 ngày trước khi giết mổ 2 1 1 ngày trước khi giết mổ 1 1 HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 24COBB 3. CHƯƠNG TRÌNH CHIỀU SÁNG TIÊU CHUẨN – LỰA CHỌN 3 • Mật độ đàn: <14 con/m2 • Tăng trọng trung bình ngày: >60 g/ngày • Trọng lượng khi giết mổ: >3.0 kg Ngày tuổi Giờ tối Giờ thay đổi 0 0 0 1 1 1 100-160 grams 12 11 22 11 1 23 10 1 24 9 1 29 8 1 30 7 1 31 6 1 5 ngày trước khi giết mổ 5 1 4 ngày trước khi giết mổ 4 1 3 ngày trước khi giết mổ 3 1 2 ngày trước khi giết mổ 2 1 1 ngày trước khi giết mổ 1 1 5.4 LỢI ÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHIẾU SÁNG • Thời gian tối là yêu cầu tự nhiên đối với tất cả động vật • Năng lượng được bảo toàn trong quá trình nghỉ ngơi sẽ làm nâng cao chuyển hóa thức ăn. • Tỉ lệ chết và những khuyết tật về bộ xương giảm. • Khoảng thời gian sáng/tối làm tăng sản sinh melatonin rất quan trọng cho phát triển hệ miễn dịch. • Độ đồng đều của đàn được nâng cao. • Tốc độ tăng trưởng ngang bằng hoặc tốt hơn gà nuôi trong chuồng chiếu sáng liên tục HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 125 COBB 6. QUY TRÌNH BẮT GÀ Ngừng cho gà ăn 8-12 tiếng trước khi chế biến để giảm sự ô nhiễm vào thân thịt. Mục đích của việc không cho ăn là để làm trống rỗng bộ máy tiêu hóa, ngăn không cho thức ăn đã ăn vào bụng và phân nhiễm vào thịt trong quá trình moi ruột. Khi gà không ăn trong khoảng 8 đến 12 tiếng, ruột gà gần như trống rỗng và không bị vỡ trong quá trình moi ruột. Không cho ăn ảnh hưởng rất ít tới trọng lượng hơi. Cần phải tham khảo quy định pháp lý trong nước về giới hạn không cho ăn. Quy trình bắt gà: • Nước phải luôn sẵn có cho đến khi bắt đầu bắt gà. • Ánh sáng nên làm mờ đi trong thời gian bắt. Nếu không làm mờ được, có thể sử dụng đèn màu xanh lá cây hoặc xanh da trời để làm gà bình tĩnh và giảm các hoạt động. • Bỏ ra hoặc nâng cao lên các thiết bị cản trở đến việc bắt gà. • Nếu kế hoạch giết mổ cho phép, tốt nhất là bắt gà vào ban đêm vì gà ít hoạt động • Quản lý hệ thống thông gió cẩn thận là rất cần thiết cho quá trình bắt gà để đảm bảo đủ mức thông thoáng chuồng nuôi. • Nếu có thời gian giữa các lần bắt, bật đèn, thay nước và đi lại nhẹ nhàng qua đàn gà. Chú trọng đến sức khỏe là rất quan trọng trong quá trình bắt gà. Cần phải quan tâm đặc biệt để giảm thiểu những vết thâm tím, sự xuống cấp của gà. Người chăn nuôi cần có mặt để đảm bảo việc bắt gà đúng quy trình. Cần treo rèm tối màu ở cửa để ngăn ánh sáng nếu bắt vào ban ngày để gà giữ im lặng và thuận tiện cho thông gió tốt hơn. Điều này làm giảm căng thăng cho gà và giảm nguy cơ gà chồng lên nhau. Gà nên được cho cẩn thận vào thùng thưa sạch với mật độ theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Mật độ này cần giảm bớt vào những tháng mùa hè. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 226COBB Các nguyên nhân có thể gây ra chất lượng gà kém trong chế biến Nguyên nhân Vết xây sát Vết thâm tím Gẫy xương Phồng rộp khuỷu chân/ ngực Mật độ đàn quá cao • • • • Hỏng hệ thống ăn • Chương trình chiếu sáng không đúng • Cường độ ánh sáng cao • Di chuyển quá mạnh của người chăn nuôi • • • Mọc lông kém • • Bắt gà quá mạnh • • • Lớp độn chuồng kém • Dinh dưỡng không đúng • • • Máy nhổ lông • Thông gió • • Quản lý hệ thống uống • Quan sát màu của vết thâm để nhận biết thời gian xảy ra và cách xử lý Màu vết thâm Thời gian trước đó xảy ra vết thâm Đỏ 2 phút Đỏ sẫm và tím 12 giờ Xanh nhạt và tím 36 giờ Xanh vàng và da cam 48 giờ Vàng da cam 72 giờ Vàng nhạt 96 giờ Đen và xanh 120 giờ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 27 COBB 7. QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ 7.1 THÔNG GIÓ TỐI THIỂU Định nghĩa: Là lượng thông gió (lưu lượng khí) tối thiều cần thiết để duy trì đầy đủ tiềm năng giống bằng cách đảm bảo đủ lượng oxi và loại bỏ những chất thải của quá trình tăng trưởng và đốt cháy từ môi trường. Yêu cầu cho hệ thống thông gió tối thiểu hoạt động tốt bao gồm: • Cung cấp ôxy đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của gà. • Kiểm soát được độ ẩm tương đối • Duy trì lớp độn chuồng tốt Quan niệm sai lầm phổ biến là thông gió tối thiểu không cần ở nhưng nơi khí hậu ấm. Hệ thống thông gió mùa hè (làm mát) được sử dụng thay cho thông gió tối thiểu. Hệ thống này nên độc lập với hệ thống kiểm soát nhiệt độ và hoạt động tốt nhất với thiết bị bấm giờ theo chu kỳ khống chế về nhiệt độ. Thiết bị hẹn giờ: • Một chu kỳ 5 phút thường được sử dụng, thời gian chu kỳ không nên vượt quá 10 phút • Thời gian hoạt động tối thiểu của hệ thống phải ít nhất bằng 20% thời gian chu kỳ. • Chu kỳ 10 phút: 2 phút bật, 8 phút tắt. • Chu kỳ 5 phút: 1 phút bật, 4 phút tắt. • Khi mà chất lượng không khí xấu hơn, cần tăng thời gian bật hoạt động trong khi tổng thời gian của chu kỳ vẫn giữ nguyên. Hệ thống thông gió tối thiểu được tính toán theo 2 giai đoạn; thông gió tối thiểu giai đoạn 1 và 2 A. THÔNG GIÓ TỐI THIỂU GIAI ĐOẠN 1: • Quạt cần hoạt động theo một thiết bị hẹn giờ, không theo bộ ổn nhiệt. • Quạt cần được cố định lưu lượng và tốc độ không thay đổi.. • Công suất của quạt trên thiết bị hẹn giờ có khả năng tạo sự trao đổi không khí hoàn toàn 8 phút 1 lần. • Số lượng quạt cần thiết cho sự trao đổi không khí 8 phút 1 lần là: Dung tích chuồng nuôi (m3) : Công suất quạt sẵn có (m3/phút) Dung tích chuồng nuôi (ft.3) : Công suất quạt sẵn có (ft.3/phút hoặc cfm) HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 28COBB Cách tính dung tích chuồng nuôi: • Dung tích chuồng nuôi: chiều dài (m/ft.) x chiều rộng (m/ft.) x chiều cao trung bình (m/ft.) = Dung tích chuồng nuôi (m3/ft.3) • Chú ý: Chiều cao trung bình = chiều cao của tường cạnh +1/2 chiều cao từ mái hiên lên đỉnh cao nhất của mái Quạt: • 900 mm hoặc 36 in., công suất hoạt động 345 m3/phút hoặc 12,180 cfm • 1,200 mm hoặc 48 in., công suất hoạt động 600 m3/phút hoặc 21,180 cfm Ví dụ mẫu: • Kích thước chuồng: 120 m dài, 12 m rộng & 4 m cao trung bình. • Kích thước chuồng: 400 ft. dài, 40 ft. rộng & 12 ft. cao trung bình. Chiều cao trung bình = 3 m + (0.5 x 2 m) = 4 m Chiều cao trung bình = 9 ft. + (0.5x 6 ft.) = 12 ft. 120 m / 400 ft 12 m / 40 ft 2 m / 6 ft 3 m / 9 ft Chú ý: Tất cả các ví dụ dưới đây tính theo m, nhưng có thể qui đổi ngang bằng như các kích thước trên Cách tính – thông gió tối thiểu giai đoạn 1: • Dung tích chuồng = 120 m x 12 m x 4 m = 5,760 m3 • Công suất quạt đối với quạt 900 mm truyền động trực tiếp = 345 m3/phút • Trao đổi không khí chuồng nuôi 8 phút 1 lần. • 5,760 m3 : 8 = 720 m3/phút • 720 m3/phút -:345 m3/phút = 2.08 quạt hoặc 2 quạt (900 mm quạt) HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 29 COBB B. THÔNG GIÓ TỐI THIỂU GIAI ĐOẠN 2 Thông gió tối thiểu có thể đạt được thông gió tối thiểu 5 phút 1 lần và hoạt động với một bộ điều khiển nhiệt độ và không cần thiết bị hẹn giờ. Những quạt này là quạt 900mm, lưu lượng cố định và tốc độ không thay đổi. Số lượng quạt cần cho thông gió tối thiểu giai đoạn 2 như sau: Cách tính – thông gió tối thiểu giai đoạn 2: • Dung tích chuồng = 120 m x 12 m x 4 m = 5,760 m3 • Công suất quạt với quạt 900 mm truyền động trực tiếp = 345 m3/phút • Trao đổi không khí chuồng nuôi 5 phút 1 lần. • 5,760 m3 : 5 = 1,152 m3/phút • 1,152 m3/phút : 345 m3/phút = 3.3 quạt hoặc 4 quạt (quạt 900 mm) Mức CO2 tối đa trong chuồng nuôi là 3,000 ppm. Nếu môi trường chuồng nuôi vượt quá mức 3,000 ppm CO2, cần phải tăng tỉ lệ thông gió. Chú ý: Quạt hiệu quả nhất sử dụng trong hệ thống thông gió tối thiểu là quạt 900mm truyền động trực tiếp tốc độ cao hoạt động với công suất 20,700 m3/giờ hoặc 345 m3/phút và áp suất tĩnh 50 pascal. Quạt truyền động trực tiếp đạt được tốc độ hoạt động nhanh và phân bổ không khí ổn định ngay lập tức ngay sau khi bật lên. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 30COBB 7.2 ÁP SUẤT ÂM – YÊU CẦU CHỦ YẾU CHO THÔNG GIÓ TỐI THIỂU Cách hiệu quả nhất để phân bổ không khí phù hợp cho thông gió tối thiểu là sử dụng hệ thống thông gió áp suất âm. Hệ thống này sẽ đưa thẳng dòng không khí đi vào lên đỉnh chuồng. Sự giảm áp suất qua cửa lật dẫn khí cần được điều chỉnh để đảm bảo không khí vào đi lên đỉnh chuồng nơi đang tập trung nhiệt nóng. Mức giảm áp suất phụ thuộc vào chiều rộng của chuồng hoặc khoảng cách không khí phải di chuyển khi đã vào chuồng. Diện tích cửa lật dẫn khí và công suất quạt phù hợp sẽ đạt được áp suất không khí đúng. Một quan niệm sai phổ biển là tăng độ chênh áp suất bằng cách thu hẹp diện tích cửa lật sẽ làm tăng lưu lượng không khí vào chuồng. Thực tế thì điều ngược lại xảy ra. Khi áp suất âm tăng; tốc độ không khí đi vào tăng ở điểm vào, nhưng áp suất âm lớn hơn được tạo ra lại làm giảm công xuất quạt và giảm lưu lượng không khí di chuyển trong chuồng. Sử giảm lưu lượng này đặc biệt có thể thấy khi sử dụng quạt hút truyền động trực tiếp. Để tạo ra hệ thống áp suất âm một cách hiệu quả, phải tạo được một môi trường có kiểm soát. Không khí chuyển động theo hướng ít cản gió nhất và các chỗ rò khí sẽ làm phân bổ dòng không khí không đúng. Chuồng càng kín gió càng tốt. Về cơ bản, các lỗ rò nằm ở những chỗ gần quạt và/ hoặc gần sàn. Vỏ quạt cần được đóng kín để tối đa năng suất. Cửa chớp thông gió ngược chiều của quạt cần được lắp để ngăn gió hút xuống và dây cua roa quạt cần duy trì độ căng thích hợp để làm tối đa hiệu quả của quạt. Nhà đóng kín với cửa lật đóng và 1 quạt 1.2m đang hoạt động sẽ có áp suất tĩnh thấp nhất là 37.5 Pa. Nếu áp suất tĩnh dưới 25 Pa, cần phải xem lại các chỗ rò ngay lập tức và đóng kín chuồng. 7.3 CỬA LẬT DẪN KHÍ Cửa lật dẫn khí cần được điều khiển áp suất để duy trì tốc độ không khí ổn định trong các giai đoạn thông gió. Các cửa này nên trực tiếp đưa không khí lên đỉnh nhà và đóng lại khi quạt ngừng chạy. Cửa lật thông gió tối thiểu cần kín hoàn toàn khi đóng. Khi mở, không khí chỉ nên đi vào qua đỉnh trên của cửa lật, không qua các cạnh hoặc phía dưới của lật. Cửa lật làm rò khí ở cạnh hoặc phía dưới gây ra gió lạnh thẳng xuống sàn làm lạnh gà và làm lớp độn chuồng đặc lại. Trong các chuồng khung hở, góc của cửa lật khi mở không được để không khí đi thẳng vào tấm kèo. Những vật cản như tấm kèo, dây điện cần được tránh vì chúng làm ngắt quãng dòng không khí và đẩy không khí xuống sàn. Mô tơ vận hành cửa lật nên được lắp ở giữa tường để giảm khác biệt khi mở cửa lật. Dây cáp để điều khiển cửa thường bị căng ra gây lên mức độ mở của các cửa khác nhau và phân bổ không khí kém.Giải pháp tốt nhất cho chuồng nuôi dài là dùng dây thép đặc 8mm độ giãn nở ít. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 131 COBB Cửa lật nên đặt 60 cm (24in) dưới mái hiên và có chắn gió ở ngoài. Gió sẽ làm giảm đáng kể áp suất trong chuồng và không khí lạnh đi vào sẽ xuống sàn.Nắp cửa cần phải lớn hơn 30% so với diện tích mặt cắt ngang của cửa lật để hạn chế việc ngăn cản không khí. Phía khuất gió của chuồng luôn tạo ra áp suất âm ở ngoài. Phía hướng gió của chuồng luôn tạo ra áp suất dương. Chắn gió sẽ ngăn chặn hơi nóng bị đưa ra khỏi chuồng ở phía khuất gió. Nếu không có chắn gió, hệ thống điều khiển áp suất cơ học của chuồng không thể điều chỉnh đúng áp suất hoặc mở cửa lất để đạt được tốc độ không khí đúng qua cửa lật để ngăn chặn sự ngưng tụ trên tường và sàn hoặc gây gió lạnh cho gà. Không khí lạnh đi vào sẽ hòa trộn với không khí nóng hơn ở trên nóc mái. Không khí lạnh sẽ được làm ấm lên và nở ra, làm tăng khả năng giữ ẩm và giảm độ ẩm tương đối. Sơ đồ dưới đây minh họa tầm quan trọng của việc sắp xếp cửa lật đúng. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 232COBB HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 33 COBB Dưới đây là bảng tham khảo các chiều dài nhà nuôi khác nhau được sử dụng để xác định tốc độ không khí vào, sự khác biệt về áp suất, diện tích đường vào. Diện tích đường vào tùy thuộc vào công suất quạt. Áp suất (Pascal’s) Diện tích cửa lật/ m3/hour Công suất quạt Chiều rộng chuồng (m) Tốc độ không khí m/phút 7.5 10 12.5 15 17.5 20 22.5 25 1 cm2 cho 1.05 m3/hr 1 cm2 cho 1.20 m3/hr 1 cm2 cho 1.30 m3/hr 1 cm2 cho 1.45 m3/hr 1 cm2 cho 1.60 m3/hr 1 cm2 cho 1.70 m3/hr 1 cm2 cho 1.85 m3/hr 1 cm2 cho 2.00 m3/hr 10 11 12 14 15 18 21 24 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 Áp suất (in. nước) Diện tích đường vào/ in2 cfm Công suất quạt Chiều rộng chuồng (ft.) Tốc độ không khí ft./phút 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 1 in.2 cho 4.0 cfm 1 in.2 cho 4.5 cfm 1 in.2 cho 5.0 cfm 1 in.2 cho 5.5 cfm 1 in.2 cho 6.0 cfm 1 in.2 cho 6.5 cfm 34 36 40 45 50 60 700 800 900 1,000 1,100 1,200 7.4 THÔNG GIÓ CHUYỂN TIẾP • Mục đích: Tăng sự trao đổi khí trong chuồng nuôi mà không tạo ra tốc độ không khí cao ảnh hưởng đến gà.. • Làm mát chuyển tiếp cần có quạt thông gió tối thiểu và một số quạt 1.2m với công suất hoạt động 10 m3/s hay 600 m3/phút hay 36,000 m3/giờ tại 1 áp suất hoạt động cụ thể. • Các quạt này hoạt động theo 1 bộ điều nhiệt. • Các quạt này có khả năng hoạt động sao cho đảm bảo không khí trong chuồng nuôi cứ thay đổi 2 phút một. • Các quạt hoạt động với cửa lật dẫn khí gắn lên tường , cách nhau đều đặn trên suốt chiều dài tường chuồng nuôi. Cửa lật dẫn khí vào sẽ rất rất có hiệu quả nếu được kiểm soát bằng áp suất âm. • Các cửa lật nên dẫn không khí trực tiếp lên đỉnh chuồng nuôi để tránh không khí lạnh di chuyển xuống sàn và vào gà. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 34COBB • Với các quạt lắp ở 1 đầu nhà nuôi và cửa lật được đặt đều mỗi bên nhà nuôi, vận tốc không khí tối đa thổi qua con gà sẽ chỉ khoảng 25% so với thông gió hoàn toàn dạng ống. • Hệ thống này kiểm soát nhiệt độ tốt và giảm nguy cơ gà bị nhiễm lạnh và là một phần rất hiệu quả trong toàn bộ hệ thống thông gió. Tính toán – Thông gió chuyển tiếp: Thể tích nhà nuôi = 120 m x 12 m x 4 m = 5,760 m3 • Công suất quạt 1.2m truyền động bằng dây curoa = 600 m3/phút • Trao đổi khí trong chuồng nuôi 2 phút một lần. • 5,760 m3 : 2 = 2,880 m3/phút • 2,880 m3/phút - (4 x 345 m3/phút ) = 1500 m3/phút (Quạt thông gió tối thiểu dưới 900 mm) • 1,500 m3/phút : 600 m3/phút = 2.5 quạt or 2 quạt (quạt 1.2 m ) 7.5 THÔNG GIÓ DẠNG ỐNG Thông gió dạng ống được sử dụng để làm dịu đi những ảnh hưởng do những bất thường của nhiệt độ từng mùa đặc biệt có hiệu quả vào mùa nóng. Trong hệ thống làm mát, các quạt hút được đặt ở một đầu nhà và không khí sẽ đi vào nhà nuôi từ đầu kia. Theo nguyên tắc chung, không khí được hút vào với tốc độ 2.50 m/s (500 ft./phút) chạy suốt chiều dài tòa nhà, hút hết nhiệt, ẩm và bụi ra khỏi nhà nuôi. Luồng khí này tạo ra hiệu quả là mát bằng gió có thể giảm nhiệt độ được tới 5-7 °C (10-12 °F). Nhiệt độ trong chuồng nuôi nên được duy trì dưới 30 °C (86 °F) và sự trao đổi không khí diễn ra trong 1 phút. Tính toán – Hệ thống thông gió dạng ống : BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA CHUỒNG NUÔI • Công suất nhà nuôi : Dài 120 m x Rộng 12 m x cao trung bình 4 m = 5,760 m3 • Phần cắt ngang: Rộng 12 m x Chiều cao trung bình 4 m = 48 m2 • Tốc độ không khí yêu cầu : 2.50 m/giây • Trao đổi không khí yêu cầu : dưới 1 phút BƯỚC 2: CÔNG SUẤT QUẠT YÊU CẦU ĐỂ CHO TỐC ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI ĐA 2.50 M/GIÂY • Công suất quạt yêu cầu : 48 m2 x 2.50 m/giây = 120 m3/giây • Số lượng quạt 1.2 m fans cần: 120 m3/giây - 10 m3/giây = 12 quạt Lưu ý : Loại quạt phù hợp nhất cho hệ thống làm mát là quạt có đường kính 1.2m chạy bằng dây curoa công suất cao. Công suất hoạt động : 10 m3/s ở áp suất tĩnh 30 Pa. BƯỚC 3 : TRAO ĐỔI KHÔNG KHÍ CÓ XẢY RA DƯỚI 1 PHÚT? • Trao đổi không khí : Thể tích nhà nuôi : Tổng công suất quạt 5,760 m3 : (12 x (10 m3/giây x 60giây)) = 5,760 m3 - (12 x 600 m3/phút) = 0.80 phút HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 35 COBB BƯỚC 4: TỐC ĐỘ KHÔNG KHÍ 2.50 M/PHÚT? • Tốc độ không khí : Tổng công suất quạt (m3/giây) * Diện tích phần cắt ngang (m2) (13 x 10 m3/ giây) * 48 m2 = 2.71 m/giây Dưới đây là 2 biểu đồ minh họa sự quan trọng của việc duy trì tốc độ không khí phù hợp và giảm áp suất âm ở rèm che đường khí vào . Tốc độ không khí khi vào thấp sẽ gây ra “các điểm chết” Hệ thống thông gió dạng ống Áp suất lý tưởng Hệ thống thông gió dạng ống Ideal Pressure Ideal Pressure Even Air Distribution Tốc độ không khí vào thấp < 2.5 m/s or 500 fpm High Air Speed U neven A ir D istribution Các điểm chết No Air No Air No Air Low Pressure Low Pressure HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 36COBB 7.6 NHIỆT ĐỘ HIỆU QUẢ Nhiệt độ hiệu quả là hiệu quả có được nhờ sự kết hợp các yếu tố sau : • Nhiệt độ môi trường • Độ ẩm tương đối % • Tốc độ không khí m/phút • Mật độ đàn • Kiểm soát mọc lông. Trong điều kiện nhiệt độ cao, sự mất nhiệt cùng với làm mát không bay hơi sẽ giảm khi sự khác biệt về nhiệt độ giữa con gà và môi trường giảm. Sự giảm nhiệt bằng bay hơi là cách giảm nhiệt nổi bật . Độ ẩm tương đối cao sẽ làm giảm lượng bốc hơi nước. Nếu độ ẩm tương đối không thể giảm xuống dưới 70%, thì giải pháp duy nhất là duy trì vận tốc không khí ít nhất đạt 2.5 m/s (500 ft./phút). Bảng dưới đây chỉ ra các chỉ số giảm nhiệt độ hiệu quả có thể khi có các sự kết hợp khác nhau giữa nhiệt độ môi trường, độ ẩm tương đối (RH) và tốc độ không khí. Chú ý: Bảng này áp dụng cho đàn gà trên 28 ngày và đã mọc đủ lông. °F °C Độ ẩm tương đối % 30% 50% 70% 80% Tốc độ không khí m/s 0 m/s 0.5 m/s 1.1 m/s 1.5 m/s 2.0 m/s 2.5 m/s 95 95 95 95 35 35 35 35 30% 50% 70% 80% 35 35 38.3 40 31.6 32.2 35.5 37.2 26.1 26.6 30.5 31.1 23.8 24.4 28.8 30 22.7 23.3 26.1 27.2 22.2 22.2 25 25.2 90 90 90 90 32.2 32.2 32.2 32.2 30% 50% 70% 80% 32.2 32.2 35 37.2 28.8 29.4 32.7 35 25 25.5 28.8 30 22.7 23.8 27.2 27.7 21.6 22.7 25.5 27.2 20 21.1 23.3 26.1 85 85 85 85 29.4 29.4 29.4 29.4 30% 50% 70% 80% 29.4 29.4 31.6 33.3 26.1 26.6 30 31.6 23.8 24.4 27.2 28.8 22.2 22.8 25.5 26.1 20.5 21.1 24.4 25 19.4 20 23.3 23.8 HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 37 COBB HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 38 80 26.6 30% 26.6 23.8 21.6 20.5 17.7 17.7 80 80 80 75 26.6 26.6 26.6 23.9 30% 50% 70% 80% 26.6 28.3 29.4 23.8 24.4 26.1 27.2 22.2 22.2 24.4 25.5 20.5 21.1 23.3 23.8 19.4 18.9 20.5 21.1 16.6 18.3 19.4 20.5 16.6 75 75 75 70 70 70 70 23.9 23.9 23.9 21.1 21.1 21.1 21.1 30% 50% 50% 70% 70% 80% 80% 23.9 25.5 26.1 21.1 21.1 23.3 24.4 22.8 24.4 25 18.9 18.9 20.5 21.6 21.1 23.3 23.8 17.7 18.3 19.4 20 20 22.2 22.7 17.2 17.7 18.8 18.8 17.7 20.0 20.5 16.6 16.6 18.3 18.8 16.6 18.8 20 15.5 16.1 17.2 18.3 Khi nhiệt độ vượt quá 32°C, việc sử dụng làm mát bằng gió trở nên không có hiệu quả. Cách duy nhất để làm mát cho con gà nặng từ 2kg trở lên có hiệu quả, kể cả khi nhiệt độ vượt quá 38°C, đó là thông qua việc sử dụng làm mát bằng bay hơi. 7.7 LÀM MÁT BẰNG BAY HƠI Các tấm làm mát được thiết kế để hạn chế sự xâm nhập không khí vào nhà nuôi và làm bay hơi ẩm khỏi bề mặt tấm pad. Sự bay hơi được hình thành từ nhiệt và tốc độ không khí. Động năng của một phân tử tỉ lệ với nhiệt độ của nó. Nhiệt độ càng cao, bay hơi sẽ càng nhanh. Khi một phân tử chuyển động nhanh hơn thoát ra, các phân từ còn lại có động năng trung bình thấp hơn, và nhiệt độ nước khi đó sẽ giảm. Hiện tượng này được gọi là làm mát bằng bay hơi. Năng lượng được giải phóng trong quá trình bay hơi sẽ làm giảm nhiệt độ không khí. Cách này rất có hiệu quả đối với những nơi có độ ẩm tương đối thấp. Cùng với thông gió dạng ống, các tấm làm mát, và/hay hệ thống phun sương được sử dụng kết hợp để làm giảm nhiệt độ nhà nuôi. COBB Bảng sau đây là hướng dẫn hiệu quả làm mát có sử dụng làm mát bằng bay hơi với một phạm vi nhiệt độ và độ ẩm rộng. Ví dụ: Ở 30 °C & độ ẩm tương đối 36%, khả năng nhiệt độ trong chuồng giảm được 10.6 °C (19 °F). Nhiệt độ °C °F Độ ẩm tương đối % 21.1 70 86 77 68 59 51 44 36 29 22 15 9 3 0 22.2 72 86 77 69 61 53 45 38 31 24 18 12 6 0 23.3 74 86 78 69 61 54 47 39 33 26 20 14 8 3 24.4 76 87 78 70 62 55 48 41 34 28 22 16 11 5 25.6 78 87 79 71 63 56 49 43 36 30 24 18 13 8 26.7 80 87 79 72 64 57 50 44 38 32 26 20 15 10 27.8 82 88 80 72 65 58 51 45 39 33 28 22 17 12 28.9 84 88 80 73 66 59 52 46 40 35 29 24 19 14 30 86 88 81 73 66 60 53 47 42 36 31 26 21 16 31.1 88 88 81 74 67 61 54 48 43 37 32 27 22 18 32.2 90 89 81 74 68 61 55 49 44 39 34 29 24 19 33.3 92 89 82 75 68 62 56 50 45 40 35 30 25 21 34.4 94 89 82 75 69 63 57 51 46 41 36 31 27 22 35.6 96 89 82 76 69 63 58 52 47 42 37 32 28 24 36.7 98 89 83 76 70 64 58 53 48 43 38 34 29 25 37.8 100 89 83 77 70 65 59 54 49 44 39 35 30 26 38.9 102 90 85 78 72 67 62 56 51 46 42 36 32 28 40 104 90 85 78 72 67 62 56 52 47 43 38 33 29 41.1 106 90 85 78 73 67 62 57 52 47 43 39 34 30 42.2 108 90 85 78 73 67 62 57 53 48 44 40 35 32 43.3 110 91 85 79 73 68 63 57 53 49 45 41 37 33 Hiệu quả làm mát ở nhiệt độ và độ ẩm tương đối xác định Giảm oF 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 Giảm oC 1.7 2.8 3.9 5.0 6.1 7.2 8.3 9.4 10.6 11.7 12.8 13.9 15.0 HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 39 COBB 7.7.1 VẬN HÀNH BƠM Sự bay hơi tối đa đạt được mà không cần bơm nước liên tục lên tấm pad. Chỉ cần vận hành bơm để cung cấp đủ hơi ẩm cho tấm làm mát để tạo hiệu quả bay hơi nước tối đa.. Nên sử dụng một bộ điểu nhiềt và điều ẩm giúp kiểm soát điều kiện ẩm để tránh tình trạng hình thành hơi ẩm cao. Nếu cấp quá nhiều nước lên tấm làm mát, dễ xảy ra tình trạng ướt lớp độn chuồng, độ ẩm tương đối cao và nhiệt độ gia tăng. Cảm biến nhiệt nên đặt ở cuối 1/3 nhà nuôi (phía quạt) và cao trên con gà. Cảm biến ẩm nên đặt ở đầu 1.3 nhà nuôi ( đầu lắp tấm làm mát) cách sàn 1.3 m (4 ft.). Độ ẩm thấp có hiệu quả đối với sự bay hơi và vì vậy có hiệu quả làm mát. Bơm không nên cho hoạt động 100% thời gian. Khi độ ẩm tương đối bên ngoài cao, nên bật bơm trong 1 thời gian ngắn,đủ làm ướt tấm làm mát Sau đó tắt bơm đi đến khi tấm làm mát khô thì lại bật. Chu kỳ đó lặp đi lặp lại. Khi độ ẩm giảm có thể bật bơm thường xuyên hơn và lâu hơn. Chú ý: Làm mát bằng bay hơi không nên sử dụng khi độ ẩm tương đối cao hơn 70%. 7.7.2 THIẾT KẾ TẤM LÀM MÁT Diện tích bề mặt tấm làm mát cần phù hợp công suất quạt để đảm bảo luồng không khí và sự bay hơi cần thiết. Có 3 loại tấm giấy làm mát được sử dụng phổ biến hiện nay: • Tấm giấy phun sương 5 cm (2 in.) . • Tấm giấy tuần hoàn 10 cm (4 in.) (thỉnh thoảng được sử dụng trong hệ thống phun sương) • Tấm giấy tuần hoàn 15 cm (6 in.) Dưới đây là một bản thiết kế nhà nuôi sử dụng tấm làm mát. Tốc độ không khí qua cửa lật được tính dựa trên điều kiện nhà nuôi rộng 12 m (tốc độ không khí thay đổi do chiều rộng chuồng nuôi- xem bảng phạm vi áp suất âm trang 32). 2.0 m/s 4.5 m/s Triple Hemmed Inlet Curtain Automatic Inlet Machine 15 cm evaporative cooling pads Evaporative Pad House Design HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 40COBB Yêu cầu quan trọng trong thiết kế: • Cần dùng rèm cuốn 3 lớp. Rèm cần được đóng kín. Xem phần 1.2 (trang 2) thiết kế rèm. • Dùng cửa lật hình ống , cửa này cần hoạt động nhờ giá và bánh răng. • Mái nhà cần được cách ly nhiệt. • Chuồng cần có chiều rộng tối thiều 0.6-1 m (2-3 ft.). Tấm làm mát nên cách rèm ở đường vào ít nhất 30 cm (12 in.) • Hệ thống hồi nước phải ở trên mặt đất để đảm bảo cho nước được ấm. • Nước được chứa trong bể (bể có nắp) tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để giảm sự sinh trưởng của tảo. • Lắp bơm ở giữa tấm làm mát để đảm bảo độ đồng nhất của áp suất và làm ướt đều tấm làm mát. 7.7.3 BẢO QUẢN TẤM LÀM MÁT • Hệ thống bay hơi không bao giờ hoạt động trước khi tất cả các quạt hút đang làm việc để đảm bảo sự bay hơi đúng và phân phối không khí phù hợp • Làm mát bằng bay hơi nên dùng khi nhiệt độ trên 28 °C. (82 °F). • Hệ thống làm mát bằng bay hơi không nên sủ dụng khi đàn chưa đạt 28 ngày tuổi. • Rèm che không bao giờ được mở hoàn toàn. ô mở tối đa nên đạt 0.75-1 m (2.5-3 ft.) • Hệ thống tấm pad cần được dội nước hàng tuần.. • Chương trình vệ sinh cần được thực hiện thường xuyên. 7.7.4 TÍNH TOÁN VỀ DIỆN TÍCH TẤM LÀM MÁT CẦN THIẾT Ví dụ : Yêu cầu về tốc độ không khí: • Tấm 15 cm (6 in.) - <2.0 m/s (<400 ft./phút), • Tấm 10 cm (4 in.) - <1.25 m/s (<250 ft./phút) • Tấm 5 cm (2 in.) - <0.75 m/s (<150 ft./phút) Bước 1: Xác định kích thước chuồng cơ bản Công suất chuồng : Dài120 m x Rộng 12 m x cao trung bình 4 m = 5,760 m3 • Phần cắt ngang: Rộng 12 m x cao TB 4 m = 48 m2 • Tốc độ không khí yêu cầu : 2.50 m/giây • Trao đổi khí yêu cầu : Dưới 1 phút Bước 2 : Tổng công suất quạt yêu cầu ? • Tổng công suất quạt: 48 m2 x 2.50 m/giây = 120 m3/giây (520 ft.2 x 500 ft./phút = 260,000 ft.3/phút) HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 41 COBB Bước 3: Tổng diện tích tấm làm mát cần thiết? • 120 m3/giây : 2.0 m/giây = 60 m2 diện tích tấm (260,000 ft.3/phút : 400 ft./phút = 650 ft.2 diện tích tấm) • 60 m2 : 1.5 m (chiều cao tấm tiêu chuẩn) = 40 m tấm (650 ft.2 : 5 ft. (chiều cao tấm tiêu chuẩn) = 130 ft. tấm) • Hay 20 m mỗi bên (hoặc 65 ft. mỗi bên) HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 42COBB 7.7.5 CÁC LÝ DO THÔNG THƯỜNG GÂY RA LỚP ĐỘN CHUỒNG ƯỚT VÀ ĐỘ ẨM CAO • Tốc độ không khí qua tấm giấy quá cao hay quá thấp. Cần điều chỉnh ô mở của rèm • Diện tích pad không đủ cho công suất của quạt. • Pad bẩn và bị tắc nghẽn. • Máy bơm hoạt động với tốc độ khí quá thấp . • Bật máy bơm khi nhiệt độ dưới 28 °C. • Bật máy bơm khi độ ẩm tương đối trên 70%. • Tấm giấy bị lắp ngược - phần góc ở các rãnh máng phải hướng xuống mặt đất phía bên ngoài nhà nuôi. • Thời gian bật bơm quá lâu - tấm pad bị ướt sũng hoàn toàn. 7.8 HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG PHUN SƯƠNG • Trong các nhà nuôi có chiều rộng dưới 14 m (45 ft.) nên có 2 hàng vòi phun chạy suốt nhà nuôi, mỗi hàng bằng 1/3 khoảng cách từ mỗi bên tường. • Hệ thống làm mát bằng phun sương áp suất thấp hoạt động 7.6 L/giờ (2 gal/giờ). • Các vòi được lắp chĩa thẳng xuống dưới tại 3.1m (10 ft.) tại chính giữa mỗi đường và được bố trí kiểu chữ chi từ bên này tới bên kia nhà nuôi. • Các đường phun sương được lắp theo đường vòng trên toàn nhà nuôi. • 1 van xả tự động được lắp ở mỗi đường để dẫn nước ra ngoài nhà nuôi khi ngừng bơm. Van xả giúp tránh tình trạng nước nhỏ giọt khi hệ thống không hoạt động. • Trong chuồng nuôi thông gió dạng ống, có một đường tách 2 đường chính ở phía trước đường khí vào, 1.2 m (4 ft.) từ ô mở 7.6 L/giờ (2 gal/giờ) có các ống ở chính giữa 1.5 m (5 ft.). • Nên có 1 đường ống cấp nước 2 cm (3/4 in.) từ bơm tới đường phun sương chính. • Bơm cần được kiểm soát bằng cả nhiệt độ và độ ẩm. • Vòi phun sương sẽ hoạt động khi nhiệt độ lên 28 °C (82 °F). • Hệ thống phun sương áp lực thấp hoạt động ở mức 14 bar (100-200 psi) sinh ra giọt nước kích thước lớn hơn 30 microns. • Hệ thống phun sương áp lực cao hoạt động ở mức 28-41 bar (400-600 psi sinh ra giọt nước kích thước 10-15 microns. Hệ thống này hoạt động tốt hơn trong điều kiện độ ẩm cao. Hơi ẩm không bao giờ được đưa trực tiếp qua ô mở đường khí vào khi vận tốc không khí trên 2.5 m/s (500 ft./phút) – các vòi đặt ở khu vực đường vào nên được ấn định khi vận tốc khí dưới 2.5 m/s (500 ft./phút) để tránh sàn và con gà bị ướt. Nếu sương ẩm từ ống này hòa vào sương ẩm từ ống bên cạnh, là do có quá nhiều vòi, hoặc hệ thống không nên hoạt động Tình huống này sẽ gây ra độ ẩm cao và có thể tăng tỉ lệ chết của gà tại gần quạt ở cuối nhà nuôi. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 43 COBB Chuồng nuôi : rộng 12 m (40 ft.) Van xả tự động Chuồng nuôi : rộng 15 m (49 ft.) Solenid valve : > 300C Van xả tự động Hướng dẫn về thông số lắp đặt : • Bơm - ống chính : ống 2 cm (3/4 in.) . • Đường vòng bên trong : ống 1.25 cm (1/2 in.) . • Cấu hình đường vòng được dùng để tránh nước rò rỉ khi hoạt động. Van xả giúp tránh tình trạng rò nước khi hệ thống không hoạt động. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 44COBB 7.9 THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN Làm mát tự nhiên thường có ở những khu vực có điều kiện khí hậu tương tự các điều kiện khí hậu mong muốn cho việc chăn nuôi. Chúng tôi không khuyên dùng hệ thống này không những vùng khí hậu cực đoan.. Làm mát tự nhiên thành công phụ thuộc vào vị trí chuồng nuôi. Chuồng nuôi nên được xây theo hướng đông sang tây để tránh tia nắng mặt trời làm nóng hai bên thành nhà ở những thời điểm nóng trong ngày.Gió ưu thế nên được tận dụng triệt để. Mái nhà có bề mặt chống phản xạ bằng vật liệu cách nhiệt giá trị R 20-25 (xem giá trị cách nhiệt , trang 2-3) và mái che nhô ra đủ. 7.9.1 KỸ THUẬT QUẢN LÝ TRONG ĐIỀU KIỆN NẮNG NÓNG 1. Cho gà đi lại nhẹ nhàng và thường xuyên để thúc đẩy lưu thông không khí quanh con gà và kích thích gà uống nước. 2. Đưa thức ăn ra xa con gà bằng cách nhấc hệ thống ăn trước thời điểm nóng nhất trong ngày 6 tiếng. Việc này một mặt giúp đưa đi khỏi một rào cản của chuyển động không khí và mặt khác giảm nhiệt ở gà sinh ra do chuyển hóa thức ăn. Các điểm chính khi lắp đặt quạt hút trong nhà nuôi làm mát tự nhiên.: • Kích thước tối thiểu : Không dưới 900 mm (36 in.) đối với quạt truyền động trực tiếp, với công suất hoạt động 5.75 m3/giây or 345 m3/phút (10,500 cfm) tại mức 50 Pa. • 1 quạt 900 mm (36 in.) sẽ chỉ hút không khí được từ 1 m (3.3 ft.) và đẩy không khí 12 m (40 ft.). Sự phân tán không khí tối đa 1 quạt 900 mm sẽ làm được là 2.2 m (7.2 ft.). Quạt nên cách sàn ít nhất 1m. • Phía trên 2.2 m (7.2 ft.), một túi không khí nóng sẽ được hình thành. • Quạt nên được đặt 1 góc 60° so với tường, và treo cao. • Khoảng cách tối đa từ tường 1 m (3.3 ft.). • Quạt cần được treo thẳng đứng và cao cách sàn 1 m (3.3 ft.). Cách lắp đặt quạt phổ biến được dùng trong chuồng nuôi làm mát tự nhiên được liệt kê dưới đây theo thứ tự được đánh giá : 1 = tốt nhất , 3 = tồi nhất. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 45 COBB 1 Hướng gió chiếm ưu thế Quạt thổi không khí trong cả nhà nuôi theo hướng gió chiếm ưu thế . Tốc độ trao đổi không khí tốt. Treo một góc 60° trên tườngl. Mọi con gà đều chịu tốc độ không khí cao như nhau. 2. 40 ft 40 ft 40 ft 40 ft 40 ft 40 ft 40 ft 40 ft Quạt thổi không khí từ trung tâm nhà nuôi . Quạt đầu tiên phải cách cửa 1 m (3.3 ft.) để đảm bảo sự trao đổi không khí sạch.. Tỉ lệ trao đổi khí thấp hơn nhiều so với cách 1 Quạt phải cách nhau 12 m (40 ft.) Tất cả gà đều chịu tốc độ gió cao như nhau 3. 40 ft 86 ft 40 ft 86 ft 40 ft 86 ft 40 ft 86 ft 40 ft 86 ft 40 ft 86 ft 40 ft 86 ft 40 ft 86 ft Quạt treo theo kiểu chữ chi KHÔNG CÓ SỰ TRAO ĐỔI KHÔNG KHÍ Gà phải chịu không khí nóng và cũ. Tốc độ không khí lưu thông kém HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 46COBB 7.9.2 KỸ THUẬT QUẢN LÝ RÈM CHE Trong nhà nuôi mở, việc quản lý vận hành rèm là điểm cơ bản để có một đàn gà khỏe mạnh trong suốt giai đoạn nuôi. Quản lý việc thông gió tốt đòi hỏi làm sự biến động nhiệt độ ở mức thấp nhất. 1. Ở từng khu vực khác nhau trong chuồng nuôi có sự khác nhau về nhiệt độ 2. Việc thông gió cần thiết đối với gà ở mọi độ tuổi để loại bỏ nhiệt thừa, hơi nước thừa, và/hay CO2. CO2 rất quan trọng trong tuần đầu tiên khi chuồng nuôi kín. Mức độ CO2 không được vượt 3,000 ppm. Xem phần hướng dẫn về chất lượng không khí. 3. Việc quản lý rèm tốt rất quan trọng để tránh được các bệnh về hô hấp và các bệnh xưng cổ trướng trong điều kiện khí hậu lạnh. 4. Giảm thiều sự thay đổi nhiệt độ trong vòng 24 giờ, đặc biệt vào ban đêm.Kiểm soát nhiệt độ tốt hơn sẽ cải thiện sự chuyển hóa thức ăn và thúc đẩy tăng trưởng . HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 47 COBB Thiết kế nhà nuôi được cải tiến Thả hai bên rèm xuống dưới mái hiên Improved air velocity across birds at floor level Heat as Insulator Positive Negative 1,5 m 2,4 m 7.9.3 KỸ THUẬT THÔNG GIÓ BẰNG RÈM CHE 1. Tính toán lấy hướng gió vào buổi sáng ,mở rèm hướng khuất gió trước. 2. Để cải thiện sự trao đổi khí và tăng tốc độ khí đi vào chuồng nuôi., Rèm bên đón hướng gió nên được mở rộng bằng 25 % so với rèm bên hướng khuất gió. 3. Để làm giảm việc trao đổi không khí trong nhà nuôi và làm chậm lại lượng không khí đi vào nhà nuôi, rèm bên hướng gió nên mở gấp 4 lần bên hướng khuất gió. 4. Để đạt tốc độ không khí tối đa thổi qua con gà , rèm che nên được mở như nhau ở cả 2 bên và càng thấp càng tốt.. 5. Cho đến khi đạt 14 ngày tuổi, rèm nên được mở thường xuyên để cung cấp sự trao đổi khí trong nhà nuôi mà không làm gió thổi lên con gà hay sàn nhà. Luồng không khí thổi qua con gà chưa đạt 14 ngày tuổi sẽ gây ra lạnh run, giảm tiêu thụ thức ăn và nước uống và tăng tiêu hao năng lượng của cơ thể để sinh nhiệt.. 6. Tham khảo thêm việc dựng buồng úm ở trang úm gà (xem mục 1.4, trang 3 và 4). HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 48COBB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiai đoạn tăng trưởng.pdf