Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc Tiểu học

Chú ý: tích hợp trong khi rèn đọc đúng: từ khó, câu khó, giải nghĩa từ ở chú thích. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu nội dung bài đọc. - GV hướng dẫn HS luyện đọc lại (hoặc đọc diễn cảm với những văn bản nghệ thuật). Để luyện học sinh đọc được diễn cảm giáo viên phải giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài. Sau khi hiểu nội dung bài GV giúp học sinh tìm ra giọng đọc cả bài, giọng đọc từng đoạn. VD: Trong bài tiếng rao đêm: cần đọc với giọng kể chuyện phù hợp với tình huống mỗi đoạn : khi chậm, khi buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ. Để HS đọc diễn cảm tốt cần cho học sinh biết cách nhấn giọng một số từ ngữ trong bài. Tùy theo bài mà chúng ta có cách nhấn giọng khác nhau: như nhấn giọng tự nhiên ở các dòng thơ. (bài Cao Bằng). Nhấn giọng các từ ngũ gợi cảm, nhấn giọng các từ ngữ diễn tả âm thanh, hình dáng, các danh từ, động từ chính trong câu vv

doc5 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC TIỂU HỌC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC TIỂU HỌC PPDH là hoạt động dạy của Thầy và học của trò trong sự phối hợp thống nhất, đồng thời có sự kết hợp của phương tiện dạy học và hình thức tổ chức hoạt động của học sinh. Trên cơ sở nắm vững nội dung, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp một cách một cách nhuẫn nhuyễn để kích thích mọi hoạt động của học sinh. PHẦN LÝ THUYẾT: I. Phương pháp dạy học là gì? PPDH là hoạt động dạy của Thầy và học của trò trong sự phối hợp thống nhất, đồng thời có sự kết hợp của  phương tiện dạy học và hình thức tổ chức hoạt động của học sinh. Trên cơ sở nắm vững nội dung, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp một cách một cách nhuẫn nhuyễn để kích thích mọi hoạt động của học sinh. II. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo. III. Phương pháp dạy Tập đọc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học: 1. Các phương pháp dạy Tập đọc: a. Phương pháp phân tích mẫu:           Dưới sự hướng dẫn của GV, học sinh phân tích các vật liệu mẫu (văn bản) để hình thành các kiến thức văn học, các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Từ những hiện tượng chứa đựng trong các văn bản, GV giúp HS phân tích theo các nhiệm vụ  đã nêu trong SGK để các em hiểu bài. Để HS phân tích được mẫu dễ dàng, GV có thể tách các câu hỏi, các công việc trong SGK ra thành những câu hỏi, nhiệm vụ nhỏ hơn. Về hình thức tổ chức tuỳ từng bài, từng nhiệm vụ cụ thể, GV có thể cho HS làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sau đó trình bày kết quả phân tích trước lớp. 2/ Phương pháp trực quan : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các tranh minh hoạ trong các bài tập đọc,  các vật mẫu giúp các em hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài. 3/ Phương pháp thực hành giao tiếp: GV tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho mỗi HS trong lớp đều được đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc đồng thanh, theo nhóm, cá nhân) được trao đổi nhận thức của mình với thầy cô, bạn bè. 4/ Phương pháp cá thể hoá sản phẩm của học sinh: Giáo viên chú ý đến từng học sinh, tôn trọng những phát hiện và ý kiến riêng của từng em. Thận trọng khi đánh giá học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt. 5/ Phương pháp cùng tham gia. Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng cộng tác thực hiện nhiệm vụ học tập, cùng tham gia các trò chơi luyện đọc nhằm hình thành kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển khả năng làm việc với cộng đồng. Các hình thức phổ biến để thực hiện, cùng tham gia luyện đọc và trao đổi theo nhóm, đóng vai, thi đua. 6/ Một số kĩ thuật dạy học rèn kĩ năng sống: 6.1 Đọc sáng tạo. Học sinh đọc diễn cảm. hay đọc theo phân vai có sáng tạo trong giọng đọc, cách đọc. Khi đọc học sinh kết hợp tìm từ, ý của câu, đoạn bài. 6.2 Thảo luận nhóm Dùng để thảo luận một vấn đề khó, hay đóng vai đọc bài. Có nhiều hình thức chia nhóm như đã học trong kĩ năng sống. 6.3 Hỏi đáp trước lớp Học sinh hỏi và bạn trả lời. theo gợi ý của giáo viên. 6.4 Đóng vai xử lý tình huống. Giáo vên nêu tình huống học sinh phân vai đóng để xử lí tình huống đó. 6.5 Tự  bộc lộ Theo gợi ý của GV học sinh tự bộc lộ suy nghĩ của mình cho cả lớp biết về một vấn đề nào đó liên quan đến bài học. 6.6 Gợi tìm Học sinh tự tìm kiếm những vấn đề do giáo viên yêu cầu. Như từ khó, câu khó, nội dung bài IV. Các biện pháp dạy Tập đọc: a. Đọc mẫu của GV: - Đọc toàn bài: nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế đọc cho HS. GV căn cứ vào trình độ của HS lớp mình có thể đọc 1 hoặc 2 lần tuỳ mục đích đặt ra. - Đọc câu, đoạn: nhằm minh hoạ, hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để HS nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc (có thể đọc một vài lần trong quá trình dạy học). - Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa lỗi phát âm và rèn cách đọc đúng cho HS. b. Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ và nội dung bài: b.1. Tìm hiểu nghĩa của từ:    Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa là những từ khó đối với HS được chú giải sau bài đọc, từ ngữ phổ thông mà HS địa phương mình chưa quen, từ ngữ đóng vai trò chìa khoá để hiểu nội dung bài đọc.    Những từ ngữ còn lại, nếu HS nào chưa hiểu, GV giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo điều kiện để HS khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giải thích chung cho cả lớp. b.2 . Cách hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa:    - Đọc phần giải nghĩa trong SGK (thông thường).    - Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần giải nghĩa (Có thể phối hợp động tác, cử chỉ. VD: Vòng vèo: GV có thể dùng tay uốn lượn)    - Sử dụng hiện vật, tranh vẽ, mô hình    - Tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa    - Đặt câu với từ cần giải nghĩa: cần lưu ý là phải giới hạn việc giải nghĩa từ trong phạm vi nghĩa cụ thể của bài học, không mở rộng những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ đối với HS, không nên bày ra những biện pháp giải nghĩa cồng kềnh gây quá tải, làm mất thời gian luyện đọc của HS. b.3.  Tìm hiểu nội dung bài: * Phạm vi nội dung cần tìm hiểu: + Với văn bản văn chương:    Nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm), tình tiết câu chuyện,nghĩa đen, nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ.   Ý nghĩa của câu chuyện, bài văn, bài thơ. + Với các văn bản khác (khoa học, hành chính, báo chí ): Tìm hiểu các đoạn của văn bản, hình thức và bố cục, nội dung và ý nghĩa của văn bản, tác dụng * Cách tìm hiểu nội dung bài đọc:           SGK thường nêu những câu hỏi tái hiện, sau đó mới đặt ra những câu hỏi suy luận. Dựa vào câu hỏi đó GV tổ chức cho HS hoạt động trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, báo cáo kết quả thảo luận sao cho mỗi em đều được làm việc để tự nắm được bài. Trong quá trình giảng dạy GV có thể thêm những câu hỏi phụ, câu hỏi dẫn dắt, những yêu cầu, những lời giảng bổ sung (không lạm dụng việc thuyết giảng).           Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết, nhấn mạnh ý chính và ghi bảng.           Trong quá trình tìm hiểu bài, GV phải chú ý rèn cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý băng câu văn gọn, rõ. c. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng: c.1. Luyện đọc thành tiếng: - Hình thức: cá nhân, từng cặp, nhóm (đôi, lớn) đồng thanh, cả lớp đồng thanh, một nhóm HS đọc theo cách phân vai. GV lắng nghe để phát hiện khả năng đọc của từng HS để có cách rèn đọc thích hợp. c.2. Luyện đọc thầm: Dựa vào SGK, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng việc trước khi các em đọc “ đọc - hiểu” (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để hiểu, biết nhớ điều gì?). Có đoạn văn, đoạn thơ cần cho HS đọc thầm 2-3 lượt với tốc độ nhanh dần và từng bước thực hiện các nhiệm vụ từ dễ đến khó, nhằm rèn cho HS kĩ năng đọc hiểu. Tránh đọc thầm chiếu lệ, hình thức (đọc lâm râm nhưng không nắm được nội dung, GV giao việc không cụ thể rõ ràng). c. 3. Luyện đọc thuộc lòng: Với những bài thuộc lòng GV cần cho HS luyện đọc kĩ hơn. Cần ghi bảng một số “từ chốt” để làm “điểm tựa”để HS đễ nhớ và thuộc sau đó xoá dần từ chốt; hoặc tổ chức trò chơi luyện HTL nhẹ nhàng tạo hứng thú cho HS. d. 4. Đọc lướt : Khi muốn cho học sinh tìm 1 từ, cụm từ, câu nào đó mà không phải phải tìm hiểu nội dung của câu đoạn đó, ta có thể cho học sinh đọc lướt cả đoan hay bài để tìm. Đọc lướt đòi hoit học sinh lướt mắt nhanh tìm và nêu lên những yêu cầu của giáo viên. (Chủ yếu dành cho học sinh lớp 4, 5) V. Quy trình dạy Tập đọc: a. Đối với lớp 1: ·        GV giới thiệu bài (có thể bằng tranh, ảnh) " GV đọc mẫu bài " Hướng dẫn HS luyện đọc theo trình tự sau: ·        Đọc tiếng, từ ngữ, ( từ khó, phát âm dễ lẫn;giải nghĩa từ ). ·        Đọc từng câu ( tiếp nối ). ·        Đọc từng đoạn ( cá nhân, đồng thanh ). ·        Ôn và học một cặp vần. ·        Đọc và trả lời câu hỏi về bài đọc. ·        Luyện đọc lại ( hoặc HTL). ·        Luyện nói theo bài đọc. ·        b. Đối với lớp 2-3: ·        GV giới thiệu bằng lời, bằng câu hỏi ( tranh, ảnh) " GV đọc mẫu bài " Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ theo các bước sau: ·        Đọc nối tiếp từng câu (bỏ qua giai đoạn đọc tiếng, từ). Mục đích của bước đọc này là nhằm chia nhỏ văn bản cho nhiều HS được đọc, giúp GV phát hiện cách đọc, cách phát âm của từng em. GV chỉ cho HS dừng lại khi cần giúp HS sửa lỗi nếu có em phát âm sai; khen ngợi những HS đọc tốt. ·        Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp: Tạo điều kiện GV giúp HS đọc đúng những câu đặc biệt; nghỉ hơi đúng; hiểu đúng từ ngữ " làm mẫu cho HS đọc đúng khi đọc theo cặp, theo nhóm nhỏ. ·        Đọc từng đoạn trong nhóm: Tạo điều kiện cho 100% HS được luyện đọc Thi đọc từng đoạn trước lớp đối với lớp 2. (Lớp 3 bỏ qua bước này). Chú ý: tích hợp trong khi rèn đọc đúng: từ khó, câu khó, giải nghĩa từ ở chú thích. Nhấn giọng một số từ ngữ cần thiết. - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: Khi tìm hiểu bài HS chủ yếu đọc thầm. GV giao nhiệm vụ cụ thể (đọc thầm phát hiện những từ ngữ, chi tiết hình ảnh; đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi) để kiểm soát đọc. - Luyện đọc lại (hoặc HTL). - GV đọc diễn cảm từng đoạn hoặc cả bài ; lưu ý HS về giọng điệu chung của đoạn hoặc bài, những câu cần chú ý. Đối với Lớp 2-3 đọc diễn cảm chưa phải là yêu cầu bắt buộc. Do đó, tuỳ trình độ HS, GV có thể xác định mức độ cho phù hợp - Từng HS hoặc nhóm thi đọc. b. Đối với lớp 4-5: - HS nối nhau đọc từng đoạn ; đọc 2-3 lượt (Với HS đọc tốt có thể cho 1 HS đọc cả bài trước khi đọc nối tiếp từng đoạn). - HS luyện đọc theo cặp. - Một - hai HS đọc cả bài. Chú ý:  tích hợp trong khi rèn đọc đúng: từ khó, câu khó, giải nghĩa từ ở chú thích. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu nội dung bài đọc. - GV hướng dẫn HS luyện đọc lại (hoặc đọc diễn cảm với những văn bản nghệ thuật). Để luyện học sinh đọc được diễn cảm giáo viên phải giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài. Sau khi hiểu nội dung bài GV giúp học sinh tìm ra giọng đọc cả bài, giọng đọc từng đoạn. VD: Trong bài tiếng rao đêm: cần đọc với giọng kể chuyện phù hợp với tình huống mỗi đoạn : khi chậm, khi buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ. Để HS đọc diễn cảm tốt cần cho học sinh biết cách nhấn giọng một số từ ngữ trong bài. Tùy theo bài mà chúng ta có cách nhấn giọng khác nhau: như nhấn giọng tự nhiên ở các dòng thơ. (bài Cao Bằng). Nhấn giọng các từ ngũ gợi cảm, nhấn giọng các từ ngữ diễn tả âm thanh, hình dáng, các danh từ, động từ chính trong câu vv •        Về phân bố thời gian: (tùy theo từng bài mà có sự phân bố thời gian hợp lí. - Phần kiểm tra bài cũ: 3-5 phút - Bài mới: + Phần tìm hiểu nội dung bài: Từ 8- 10 phút + Ưu tiên cho phần luyện đọc và các hoạt động về đích: 20 phút

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_tap_doc_tieu_hoc_8809.doc
Tài liệu liên quan