Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ Tiếng hán và Tiếng việt - Nguyễn Thị Khánh Vân

Trong thành ngữ tiếng Việt, yếu tố chỉ hiện tượng thiên nhiên có phần phong phú hơn và thường là: gió, sương, sấm, tuyết, mưa, bão, nắng, lửa, sóng, đất, trời, mây, non, biển, bể, biển, nước, thiên, địa, thác, ghềnh, sông, suối, rừng, núi. Trong đó, yếu tố xuất hiện nhiều nhất là gió (20 lần), mưa (12 lần) và sương (8 lần). Từ ba yếu tố này cho thấy, người dân Việt thường xuyên đối mặt với những hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhân dân Việt Nam sống chủ yếu nhờ vào nền nông nghiệp, người dân bao giờ cũng cầu mong được “mưa thuận gió hòa” để yên tâm canh tác, và họ rất sợ những hiện tương thiên nhiên có thể gây hại đến mùa màng. Do vậy, những yếu tố như gió, mưa hay sương luôn thường trực trong tâm trí, trở thành yếu tố đáng chú ý trong cuộc sống. Những câu thành ngữ như: ăn gió nằm sương, bão táp mưa sa, dãi gió dầm mưa, dạn gió dày sương, gió dập mưa dồn, gió thảm mưa sầu, gội gió tắm mưa, một nắng hai sương, nắng táp mưa sa, sóng to gió lớn [3], có lẽ bắt nguồn từ cuộc sống vất vả phải đối mặt với thiên nhiên mà ra đời. Cũng vì thế mà người dân cũng luôn có thái độ cầu mong sự bình an, thuận lợi trong cuộc sống nên có những câu thành ngữ thể hiện mong muốn: mưa thuận gió hòa, thuận buồm xuôi gió 4. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, biện pháp tu từ ẩn dụ có vị trí rất quan trọng trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Từ việc khảo sát 350 câu thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và 350 câu thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt, bài báo đã đưa ra được những kết quả nghiên cứu bước đầu về sự tương đồng và khác biệt trên bình diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hai nước. Tuy chưa thật toàn diện nhưng có thể xem đó là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu những nội dung trên với cấp độ sâu hơn. Từ đó có thể tìm ra những nội dung mới tiếp theo trong thành ngữ tiếng Hán, tiếng Việt nói chung cũng như thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng.

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ Tiếng hán và Tiếng việt - Nguyễn Thị Khánh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 108-116 ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Thành ngữ là sản phẩm tư duy của con người, nó góp phần tạo ra những nội dung, khái niệm mới trong tư duy ngôn ngữ. Các đơn vị thành ngữ đã đóng góp vào sự phong phú, đa dạng về ngôn từ và giá trị biểu hiện thông qua những biện pháp tu từ đặc sắc. Bài báo đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu tư ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt trên các bình diện kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm giúp cho việc vận dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Trung được tốt hơn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt về nguồn gốc, kết cấu, ngữ nghĩa. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt là: Biện pháp tu từ tỉ dụ (so sánh); Biện pháp tu từ tỉ nghĩ (ẩn dụ); Biện pháp tu từ khoa trương (ngoa dụ); Biện pháp tu từ đối chiếu (đối xứng). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, bài báo chỉ tập trung “Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt” trên bình diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa. 2. BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Biện pháp tu từ ẩn dụ (tỉ nghĩ) tiếng Hán Biện pháp tu từ lấy vật tả thành người, lấy người tả thành vật hoặc lấy sự vật A tả thành sự vật B gọi là biện pháp tu từ ẩn dụ, bao gồm hai loại: biện pháp tu từ nghĩ nhân và biện pháp tu từ nghĩ vật. [5] 2.1.1. Biện pháp tu từ nghĩ nhân Xem vật như người, lấy ngôn ngữ, suy nghĩ, tình cảm của người để tả vật [5]. Ví dụ : 矮小而年高的垂柳,用苍绿的叶子抚摸着快熟的庄稼;密集的芦苇,细心地护 卫着脚下偷偷开放的野花。(郭小川《团泊洼的秋天》) ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ... 109 Cây thùy dương thấp bé mà nhiều tuổi, dùng những tán lá xanh xanh xoa xoa vào những hoa màu sắp chín; hàng lau sậy chi chít, bảo hộ cẩn thận những bông hoa dại lén nở dưới chân (Quách Tiểu Xuyên – Mùa thu bên hồ). 2.1.2. Biện pháp tu từ nghĩ vật Xem người như vật, cũng tức là khiến cho người có động tác, tình thái như vật, hoặc biến vật A trở thành vật B [5]. Ví dụ : 那肥大的荷叶下面,有一个人的脸,下半截身子长在水里。那不是水生吗? (孙犁《荷花淀》) Dưới chiếc lá sen to kia, có khuôn mặt của một người, đoạn nửa dưới thân thể được lớn lên trong nước kia chẳng phải là thủy sinh sao? (Tôn Lê – Hồ sen). 2.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ tiếng Việt Biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Việt còn được gọi là so sánh ngầm, ví ngầm. Tức là khi sự so sánh nghệ thuật chỉ còn vế B, mà ta vẫn nhận ra vế bị so sánh (ngầm) thì hình thức này gọi là ẩn dụ (còn gọi là so sánh ngầm). Hay nói cách khác, ẩn dụ là sự gọi tên một sự vật, một hiện tượng này bằng một tên của một sự vật hay hiện tượng khác, dựa trên sự liên tưởng tương đồng. [1] Ví dụ: “Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng” (Ca dao) Câu ca dao trên có 4 ẩn dụ : bướm, hoa, chim xanh, vườn hồng. Chỉ trong văn cảnh của câu ca dao này, chúng ta mới hiểu được các ẩn dụ đó nói về một chàng trai và một cô gái đang ở trong một nỗi chia li Ở một trường hợp khác, người con gái không được so sánh với hoa, mà lại so sánh với bến để nói lên lòng chung thủy đợi chờ của người con gái : “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (Ca dao) Biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Việt gồm có 2 loại tương đương tiếng Hán đó là: Biện pháp tu từ vật hóa, biện pháp tu từ nhân hóa. 2.2.1. Biện pháp tu từ nhân hóa Biện pháp tu từ nhân hóa (hay còn gọi là nhân hóa cách). Ở đây, người ta chuyển những tính chất, những hoạt động của sinh vật, nhất là của người sang cho sự vật hay hiện tượng khác [1]. Ví dụ: Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt trên vai?... (Ca dao) NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN – NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN 110 Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài thơ Buổi sáng nhà em có câu: Ông Trời nổi lửa đằng đông Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay! 2.2.2. Biện pháp tu từ vật hóa Vật hóa (còn gọi vật cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta dùng một hình thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngược lại với nhân hóa, tức là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của loài vật, đồ vật để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người, nhằm mục đích châm biếm, đùa vui, và nhiều khi qua đó để thể hiện tình cảm, thái độ sâu kín của mình. [1] Ví dụ: “Gái chính chuyên lấy được chín chồng Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi Chẳng may quang đứt lọ rơi Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng. ” (Ca dao) 3. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 3.1. Sự tương đồng 3.1.1. Tương đồng về cấu trúc Biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có sự tương đồng khá lớn về mặt cấu trúc. Điều này cũng phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc. Có hai dạng chính là thành ngữ ẩn dụ nhân hóa và thành ngữ ẩn dụ vật hóa. Đối với ẩn dụ nhân hóa, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán cũng như tiếng Việt đều cùng có dạng cấu trúc đối xứng giữa các vế. Ví dụ: thành ngữ tiếng Hán có câu:“燕妒莺惭” [Yến đố oanh tàm] (ý nói đến vẻ đẹp của người con gái khiến chim yến phải đố kị, chim oanh cũng thấy xấu hổ vì thua kém). Ở đây gồm cụm chủ - vị đối nhau: yến đố đối với oanh tàm. Thành ngữ tiếng Việt cũng có câu tương tự: Chim sa cá lặn (ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy của người phụ nữ). Ở câu này cũng gồm hai vế chủ - vị đối nhau: chim sa đối với cá lặn. Ngoài ra, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt còn giống nhau ở kiểu cấu tạo gồm chỉ một cấu trúc chủ - vị. Ví dụ:“花枝招展”[Hoa chi chiêu triển] (Hoa lá đung đưa) hay“饿虎扑食”[Ngã hổ phốc thực] (Hổ đói vồ mồi). Ở đây ta có hoa chi là chủ ngữ, chiêu triển là cụm động từ, ngã hổ là chủ ngữ, phốc thực là cụm động từ. Tương tự, thành ngữ tiếng Việt cũng có những câu như: cá nằm trên thớt, chó cắn áo rách... 3.1.2. Tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa Thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa. Cả hai đều có chung 8 phạm trù ngữ nghĩa như sau: thành ngữ ẩn dụ chỉ hành vi, hoạt động: 拔苗助长 [Bạt miêu trợ trưởng] (kéo mạ giúp lớn), bắt cá hai tay; ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ... 111 thành ngữ ẩn dụ chỉ trạng thái: 愁肠寸断 [Sầu trường thốn đoạn] (Đau đứt ruột), ngậm đắng nuốt cay; thành ngữ ẩn dụ chỉ ứng xử trong gia đình và xã hội: 忠臣孝子 [Trung thần hiếu tử], ăn cháo đái bát; thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ động vật: 沉鱼落 雁 [Trầm ngư lạc nhạn] (Cá lặn nhạn rơi), ăn ốc nói mò; thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ thực vật: 百花齐放 [Bách hoa tề phóng] (Trăm hoa đua nở), ép liễu nài hoa; thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể: 愁眉苦脸 [Sầu mi khổ liễm], môi hở răng lạnh; thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ con số: 十死一生 [Thập tử nhất sinh], chia năm sẻ bảy; thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ hiện tượng thiên nhiên: 拔山超海 [Bạt sơn chiêu hải], dãi nắng dầm mưa. 3.2. Sự khác biệt 3.2.1. Sự khác biệt về cấu trúc Bên cạnh sự tương đồng về mặt cấu tạo, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt còn có những nét riêng khác biệt. Trước hết là sự khác biệt về số lượng âm tiết. Thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán đa phần có loại thành ngữ kết cấu 4 âm tiết, một số ít còn lại là năm âm tiết hoặc sáu âm tiết. Đối với thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt, chủ yếu là loại thành ngữ bốn âm tiết, ngoài ra, còn có khá nhiều loại sáu âm tiết (Ăn cây nào rào cây ấy) và tám âm tiết (Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời). Điểm khác biệt thứ hai là về cấu tạo: thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán gồm 3 kiểu cấu tạo: Danh + động + danh + động: 兔死狐悲 (thỏ chết cáo buồn), 龙飞凤舞(rồng bay phượng múa); Động + danh + động + danh: 闭月羞花 (bế nguyệt tu hoa: Hoa nhường nguyệt thẹn / Trăng mờ hoa thẹn), 飞鹰走狗 (phi nhạn tẩu cẩu: nhạn bay chó chạy); Danh từ + cụm động từ: 桃李争艳 (đào lê tranh sắc), 狗急跳墙 (chó cùng dứt giậu) [6]; còn thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt có 6 kiểu cấu tạo: nếu gọi A là yếu tố đứng đầu của vế thứ nhất, B là yếu tố đứng đầu của vế thứ hai, X là yếu tố đứng sau A, Y là yếu tố đứng sau B ta có hai kiểu cấu tạo sau: AX+AY: ví dụ như: nửa dơi nửa chuột, bẻ hành bẻ tỏi; AX+BY: ví dụ như: ăn gió nằm sương, dao to búa lớn; thành ngữ ẩn dụ có kết cấu là danh ngữ: anh hùng rơm, bạn nối khố; thành ngữ ẩn dụ có kết cấu là động ngữ: ăn cơm thiên hạ, ăn cướp cơm chim, thành ngữ ẩn dụ có kết cấu là tính ngữ: ngang cành bứa, trơ mắt ếch; thành ngữ ẩn dụ có kết cấu chủ - vị: Anh hùng mạt lộ, áo gấm về làng. [2] Như vậy, có thể thấy cấu tạo của thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Điều này cho phép tạo ra khối lượng thành ngữ ẩn dụ vô cùng đồ sộ. Về mặt cấu tạo, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt đều có kiểu cấu tạo đối xứng và cấu tạo kiểu chủ - vị. Tuy nhiên, trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt còn có kiểu cấu tạo là kết cấu danh ngữ, kết cấu động ngữ và kết cấu tính ngữ. Điều này chưa thấy xuất hiện ở thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán. 3.2.2. Sự khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN – NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN 112 Qua khảo sát, chúng tôi thu được rất nhiều kết quả thể hiện sự khác nhau về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả đó được thể hiện qua bảng dưới đây: ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ... 113 Bảng 3.2. Bảng so sánh về ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt Đặc điểm ngữ nghĩa Tiếng Hán (350 câu) Tiếng Việt (350 câu) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1. Hoạt động, hành vi 132 37.8 121 34.6 2. Tính chất, trạng thái 123 35.1 141 40.3 3. Thái độ, tính cách 43 12.3 34 9.7 4. Quan hệ GĐ, XH 13 3.7 36 10.3 5. Khác 39 11.1 18 5.1 Các phạm trù ngữ nghĩa có các yếu tố ẩn dụ: - Động vật 58 16.6 24 6.9 - Thực vật 23 6.6 17 4.9 - Bộ phận cơ thể 62 17.7 84 24 - Con số 35 10 15 4.3 - Hiện tượng tự nhiên 73 20.9 52 14.9 Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy, trong tiếng Hán, thành ngữ ẩn dụ biểu thị hoạt động hành vi chiếm số lượng nhiều nhất (132 câu, chiếm 37,8%) rồi đến thành ngữ ẩn dụ biểu thị trạng thái, tính chất (với 123 câu, chiếm 35,1%); sau đó là thành ngữ biểu thị thái độ, tính cách; thành ngữ chỉ quan hệ gia đình, xã hội, còn lại là những thành ngữ khác. Còn trong tiếng Việt, thành ngữ ẩn dụ biểu thị trạng thái, tính chất chiếm số lượng nhiều nhất (141 câu, chiếm 40,3%); sau đó là thành ngữ biểu thị hoạt động, hành vi (121 câu, chiếm 34,6%), rồi đến thành ngữ chỉ quan hệ gia đình, xã hội, sau cùng là thành ngữ chỉ thái độ, tính cách, còn lại là những thành ngữ khác. Như vậy, có thể thấy rõ, thành ngữ biểu thị hoạt động hành vi trong tiếng Hán nhiều hơn trong tiếng Việt 11 câu, chiếm 3,2%; thành ngữ biểu thị thái độ tính cách trong tiếng Hán cũng nhiều hơn trong tiếng Việt 9 câu, chiếm 2,6%. Ngược lại, trong tiếng Việt, thành ngữ biểu thị tính chất, trạng thái nhiều hơn trong tiếng Hán 18 câu, chiếm 5,2%; thành ngữ biểu thị quan hệ gia đình xã hội nhiều hơn trong tiếng Hán 23 câu, chiếm 6,6%. Trên đây là những phạm trù ngữ nghĩa chính trong tiếng Hán và tiếng Việt. Ngoài ra, thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt còn có các phạm trù ngữ nghĩa của các yếu tố ẩn dụ. Xét thành ngữ ẩn dụ có chứa yếu tố chỉ động vật, thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Hán nhiều hơn trong tiếng Việt 34 câu. Đây là con số thể hiện sự cách biệt khá lớn. Những loài động vật thường được nhắc đến trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán đó là: chim oanh, cá, chim nhạn, trâu, ngựa, hổ, chó, rồng, rắn, sói, gà, voi, mèo, chuột, khỉ, thỏ, bọ ngựa, gấu. Trong đó hổ, ngựa và rồng là ba loài động vật có tần số xuất hiện nhiều nhất: hổ xuất hiện 18 lần, ngựa xuất hiện 11 lần, rồng xuất hiện 7 lần, còn những loài còn lại xuất hiện từ 6 lần trở xuống. Hổ - loài động vật được mệnh danh là chúa tể sơn lâm, là biểu tượng của sự dũng mãnh và quyền uy, do vậy, hình tượng thể hiện sức mạnh “chúa sơn lâm” đã trở thành biểu tượng xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng Hán, ví dụ như: 生龙活虎 [Sinh long hoạt hổ], 谈虎色变 [Đàm hổ sắc biến], 狐假虎威 [Hồ giả hổ uy], 骑虎难下 [Kị hổ nan hạ], 三人成虎 [Tam nhân thành hổ], 两虎相斗 [Lưỡng hổ tương NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN – NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN 114 đấu], 饿虎扑食 [Ngạc hổ phốc thực], 卧虎藏龙 [Ngọa hổ tàng long], 调虎离山[Điệu hổ li sơn] [4] Trung Quốc có diện tích rộng lớn, do đó, từ xưa phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là bằng ngựa. Từ lâu, ngựa đã trở thành phương tiện vô cùng quan trọng và thiết thực trong đời sống nhân dân. Thậm chí cho đến nay, một số dân tộc vùng phía bắc Trung Quốc vẫn còn sử dụng ngựa như một phương tiện không thể thiếu trong các hoạt động của cuộc sống. Chính vì vậy mà nhiều câu thành ngữ ẩn dụ liên quan đến loài động vật này đã xuất hiện, ví dụ như: 快马加鞭 [Khoái mã gia biện], 老马识路 [Lão mã thức lộ], 马放南山 [Mã phóng nam sơn], 鸟语花香 [Mã ngữ hoa hương], 骑马寻马 [Kị mã tầm mã] Bên cạnh số động vật xuất hiện trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán, ta có thể thấy sự xuất hiện của 10 con giáp trong tổng số 12 con giáp (theo văn hóa Trung Hoa): chuột, trâu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, khỉ, gà, chó. Qua đó có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa trong tư duy và ngôn ngữ của người dân là rất đậm nét. Nếu như trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán có chứa 19 loài động vật thì trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt có 27 loài được nhắc đến như: ốc, bướm, ong, cá, chim, gà, vịt, mèo, chó, ve, hùm, rắn, tôm, voi, lang, sói, ruồi, sứa, phượng, rồng, trâu, nghé, hươu, vượn, diếc, rô, sâu Như vậy, so với số động vật trong thành ngữ tiếng Hán thì số động vật trong tiếng Việt được sử dụng nhiều hơn (8 loài). Trong đó, loài động vật được sử dụng nhiều nhất đó là: trâu, gà, cá. Ngược lại, những loài động vật to lớn thường được dùng trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán, thì thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt thường xuất hiện những động vật nhỏ bé, rất gần gũi với cuộc sống nhân dân. Có thể lí giải rằng, Việt Nam là đất nước nông nghiệp, do đó những loài vật nuôi như trâu, gà hay cá đều rất quan trọng, có thể xem là “người bạn” của người nông dân. Vì thế, không có gì làm lạ khi những loài động vật này xuất hiện trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt nhiều đến vậy. Ví dụ như: ruộng sâu trâu nái, đá gà đá vịt, cá chậu chim lồng Theo thống kê nêu trên, tuy thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán nhiều hơn so với tiếng Việt 6 câu (1,7%) nhưng số loài thực vật xuất hiện trong thành ngữ Hán ít hơn nhiều so với số thực vật thường nhắc đến trong tiếng Việt. Trong khi thành ngữ tiếng Hán chỉ xuất hiện 6 loại thực vật: hoa, rạ, đào, lê, cỏ, tỏi, thì tiếng Việt có đến 13 loại thực vật được dùng: bèo, cà chua, cây, hoa, chồi, lộc, quả, liễu, trái, lá, mơ, rau má, rau muống. Trong thành ngữ tiếng Hán, hoa là yếu tố xuất hiện nhiều nhất (19 lần). Yếu tố hoa được dùng để ca ngợi nhan sắc của người phụ nữ: 闭月羞花 [Bế nguyệt tu hoa], 花容月貌 [Hoa dung nguyệt mạo], 眉花眼笑 [Mi hoa nhãn tiếu], 鸟语花香[Điểu ngữ hoa hương]; có khi dùng để chỉ cuộc sống gia đình đầy đủ, sung túc: 花天锦地 [Hoa thiên cẩm địa], 花好月圆 [Hoa hảo nguyệt viên] Yếu tố hoa cũng được nhắc đến khá nhiều trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt nhưng số lần ít hơn (7 lần), ví dụ: đắm nguyệt say hoa, đâm hoa kết quả, mãn nguyệt khai hoa, hoa tàn nhị rữa. ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ... 115 Đối với thành ngữ chứa yếu tố con số, thành ngữ tiếng Hán thường dùng: nhất, ngũ, bát, ngàn, vạn, trăm tuy nhiên, thường dùng nhất là chữ nhất, ví dụ: 一心一意 (một lòng một dạ),一字千金 (nhất tự thiên kim) ,一了百了 (đầu xuôi đuôi lọt) và những con số lớn như: ngàn, vạn, trăm, ví dụ: 百发百中 [Bách phát bách trúng], 百战百胜 [Bách chiến bách thắng], 千军万马 [Thiên quân vạn mã], 千秋万岁 [Thiên thu vạn tuế], 千言万语 [Thiên ngôn vạn ngữ]. Còn thành ngữ tiếng Việt, ngoài những con số lớn như ngàn, vạn, trăm, những con số nhỏ và lẻ được dùng nhiều hơn cả, ví dụ như: số 3, số 5, số 7. Ví dụ: ba bè bảy mảng, ba mặt một lời, chia năm sẻ bảy, năm lần bảy lượt, năm bè bảy mối, ngày ba tháng tám Đặc biệt, số “ba” được dùng nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Việt. Số 3 thường chỉ những ngày tháng đói kém, cực khổ của người dân (Ngày ba tháng tám ), hoặc là sự biểu trưng cho số ít (Ba cọc ba đồng), hay là sự biểu trưng cho số nhiều (Ba chốn bốn nơi), hoặc để diễn đạt những điều bí ẩn (Ba đầu sáu tay mười hai con mắt); những số lớn như trăm, ngàn, vạn cũng có nhưng số lượng ít hơn. Qua 350 câu thành ngữ ẩn dụ được khảo sát, thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Việt nhiều hơn trong tiếng Hán là 22 câu, chiếm 6,3%, số bộ phận cơ thể được dùng trong tiếng Việt nhiều hơn trong tiếng Hán là 9 bộ phận. Cụ thể, thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt có 27 bộ phận cơ thể được nói đến, như: mặt, xương, cốt, lưng, gan, ruột, bụng, dạ, đầu, cổ, chân, tay, lòng, tóc, mồm, miệng, óc, răng, vai, tâm, gối, môi, mép, mày, mắt, tai, trán. Còn trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán có 18 bộ phận cơ thể được nói đến, như: vai, lưng, mặt, tay, chân, đầu, tóc, mắt, tim, mày, răng, tai, môi, lưỡi, miệng, cốt, bụng, gan. Trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán, những bộ phận bên ngoài cơ thể, như: mặt, (lông) mày được nói đến khá nhiều để miêu tả vẻ đẹp của người con gái, ví dụ: 眉清目秀 [Mi thanh mục tú] ,蛾眉皓齿 [Nga mi hào xỉ]; hoặc dùng các bộ phận mặt, đầu để miêu tả hoạt động, tính cách hay trạng thái của con người: 藏头露尾 [Tàng đầu lộ vĩ], 出头露面 [Xuất đầu lộ diện], 改头换面 [Cải đầu hoán diện], 满面春 风 [Mãn diện xuân phong] [4]. Ngược lại, gan, ruột, lưng, lòng, dạ là những bộ phận được nhắc đến nhiều trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt. Nguồn gốc sử dụng những từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Việt, có phần bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh cuộc sống người dân. Việt Nam là nước nông nghiệp, người dân sinh sống chủ yếu nhờ “cày sâu cuốc bẫm”, ngày ngày phải “dãi nắng dầm mưa”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để sinh sống nên cuộc sống rất vất vả. Người dân phải thực sự tiết kiệm mới đủ ăn đủ mặc. Vì vậy, hình tượng cái lưng được nói đến như để thể hiện cuộc sống lam lũ và sự tiết kiệm trong chi tiêu. Ví dụ như: thắt lưng buộc bụng, cháy mặt cháy lưng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời Ngoài ra, người dân Việt Nam còn thích dùng những bộ phận như gan, ruột, lòng, dạ để thể hiện những tâm trạng hay tình cảm xuất phát từ bên trong. Ví dụ: bầm gan tím ruột, cháy gan cháy ruột, đứt ruột đứt gan, mát lòng mát dạ, nóng lòng nóng ruột, thâm gan tím ruột, xé ruột xé gan Đối với những thành ngữ có yếu tố chỉ các hiện tượng thiên nhiên, qua khảo sát cho kết quả như sau: số thành ngữ có từ chỉ hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán nhiều hơn trong tiếng Việt 21 câu, chiếm 6%, Tuy vậy, số hiện tượng thiên NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN – NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN 116 nhiên xuất hiện trong tiếng Hán lại ít hơn trong tiếng Việt 6 hiện tượng. Qua đó có thể thấy, hiện tượng thiên nhiên được dùng trong thành ngữ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Hiện tượng thiên nhiên thường xuất hiện trong thành ngữ tiếng Hán là: tuyết, sương, núi, sông, biển, gió, mây, khói, nước, đất, trời, mưa, sấm, hang. Trong số đó, yếu tố núi, biển, trời, đất xuất hiện với tần số nhiều nhất: núi (24 lần), trời, đất (20 lần), biển (15 lần). Qua đó có thể thấy, người Trung Quốc thường có thói quen hướng đến những hiện tượng bao la, rộng lớn. Thông qua những thành ngữ đó, con người như muốn chiếm lĩnh thiên nhiên, chiến thắng thiên nhiên: 人定胜天 [Nhân định thắng thiên], 拔山超海 [Bạt sơn siêu hải], 曾经沧海 [Tằng kinh thương hải], 举鼎拔山 [Cử đỉnh bạt sơn], 翻天覆 地 [Phan thiên phúc địa],开天辟地 [Khai thiên lập địa] Trong thành ngữ tiếng Việt, yếu tố chỉ hiện tượng thiên nhiên có phần phong phú hơn và thường là: gió, sương, sấm, tuyết, mưa, bão, nắng, lửa, sóng, đất, trời, mây, non, biển, bể, biển, nước, thiên, địa, thác, ghềnh, sông, suối, rừng, núi. Trong đó, yếu tố xuất hiện nhiều nhất là gió (20 lần), mưa (12 lần) và sương (8 lần). Từ ba yếu tố này cho thấy, người dân Việt thường xuyên đối mặt với những hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhân dân Việt Nam sống chủ yếu nhờ vào nền nông nghiệp, người dân bao giờ cũng cầu mong được “mưa thuận gió hòa” để yên tâm canh tác, và họ rất sợ những hiện tương thiên nhiên có thể gây hại đến mùa màng. Do vậy, những yếu tố như gió, mưa hay sương luôn thường trực trong tâm trí, trở thành yếu tố đáng chú ý trong cuộc sống. Những câu thành ngữ như: ăn gió nằm sương, bão táp mưa sa, dãi gió dầm mưa, dạn gió dày sương, gió dập mưa dồn, gió thảm mưa sầu, gội gió tắm mưa, một nắng hai sương, nắng táp mưa sa, sóng to gió lớn [3], có lẽ bắt nguồn từ cuộc sống vất vả phải đối mặt với thiên nhiên mà ra đời. Cũng vì thế mà người dân cũng luôn có thái độ cầu mong sự bình an, thuận lợi trong cuộc sống nên có những câu thành ngữ thể hiện mong muốn: mưa thuận gió hòa, thuận buồm xuôi gió 4. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, biện pháp tu từ ẩn dụ có vị trí rất quan trọng trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Từ việc khảo sát 350 câu thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và 350 câu thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt, bài báo đã đưa ra được những kết quả nghiên cứu bước đầu về sự tương đồng và khác biệt trên bình diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hai nước. Tuy chưa thật toàn diện nhưng có thể xem đó là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu những nội dung trên với cấp độ sâu hơn. Từ đó có thể tìm ra những nội dung mới tiếp theo trong thành ngữ tiếng Hán, tiếng Việt nói chung cũng như thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng. ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ... 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Võ Bình, Lê Anh Hiền (1983). Phong cách học – Thực hành tiếng Việt. NXB Giáo dục. [2] Hoàng Văn Hành (2004). Thành ngữ học tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hội. [3] Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1978). Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. [4] 周斌 (2004),《成语大辞典》,商务印书馆国际有限公司。 [5] 凌耀章 (2007),《学生修辞手法词典》,四川出版集团、四川辞书出版社。 Title: COMPARING THE SIMILARITIES AND DIFFERENCES OF METAPHOR BETWEEN CHINESE AND VIETNAMESE IDIOMS Abstract: Idioms are the product of human thinking contributing to creating contents and new concepts of language thinking. The idioms contributed to the richness, diversity of language expressed through the rhetoric figures. The article gives some comments on the similarities and differences of the metaphor from the idioms in Chinese and Vietnamese on the structural aspects, semantic features in order to make the use of research, teaching and learning Chinese better. ThS. NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế ĐT: 0918.128.132. Email: khanhvanmy@gmail.com TS. NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_187_nguyenthikhanhvan_nguyenthibachnhan_17_nguyen_thi_khanh_van_3452_2020970.pdf