Điều tra đa dạng thực vật trong một số sinh cảnh thuộc hệ sinh thái nông nghiệp ở xã Tiên Phong huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Qua thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013, nhóm tác giả đã thu được một lượng lớn các loài thực vật thuộc sinh cảnh khác nhau của hệ sinh thái nông nghiệp, cụ thể như sau: Ở sinh cảnh ruộng trồng lúa nước thu được: 34 loài, 30 chi, 18 họ thuộc 2 ngành. Ở sinh cảnh ruộng trồng đậu tương thu được: 28 loài, 25 chi, 11 họ thuộc 1 ngành. Ở sinh cảnh ruộng trồng bí xanh: 19 loài, 18 chi, 10 họ thuộc 1 ngành. Tại sinh cảnh vườn nhà: 138 loài, 112 chi, 42 họ thuộc 3 ngành. Kết quả thu được chứng tỏ người dân xã Tiên Phong đã chú trọng đầu tư, chăm sóc cây trồng nông nghiệp tương đối tốt, vì kết quả cho thấy tại các sinh cảnh đồng ruộng, số loài thu được rất ít so với sinh cảnh vườn nhà, chủ yếu là các cá thể thuộc loài cây trồng chính của sinh cảnh đó, còn lại số ít là cỏ dại. Tại sinh cảnh vườn nhà, số loài thu được lớn, đa số là cây trồng có ích phục vụ nhu cầu khác nhau của cuộc sống như: Làm cảnh, lấy bóng mát, làm rau ăn, làm thuốc. Từ kết quả điều tra này cho thấy quang cảnh vùng nông thôn thuộc xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên nói riêng, các vùng nông thôn khác trong cả nước nói chung ngày càng đổi sắc, văn minh, sạch đẹp và phát triển

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều tra đa dạng thực vật trong một số sinh cảnh thuộc hệ sinh thái nông nghiệp ở xã Tiên Phong huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 41 - 47 41 ĐIỀU TRA ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ SINH CẢNH THUỘC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP Ở XÃ TIÊN PHONG HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Yến*, Nguyễn Thị Nguyệt, Phạm Thị Vân Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nước ta là một nước nông nghiệp, việc nghiên cứu các hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nông nghiệp nói riêng là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Kết quả điều tra đa dạng thực vật trong một số sinh cảnh thuộc hệ sinh thái nông nghiệp ở xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên chúng tôi thu được: ở sinh cảnh ruộng trồng lúa nước có 34 loài, 30 chi, 18 họ; sinh cảnh ruộng trồng đậu tương có 28 loài, 25 chi, 11 họ; sinh cảnh ruộng trồng bí xanh có 19 loài, 18 chi, 10 họ; sinh cảnh vườn nhà có 138 loài, 112 chi, 42 họ. Sự đa dạng thực vật ở đây thể hiện ở số lượng loài, chi và sự phân bố của chúng trong nhiều sinh cảnh khác nhau ở khu vực nghiên cứu. Từ kết quả thu được chúng tôi đã phân loại thành phần dạng sống của các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu thành các nhóm: Thân thảo (T), thân bò (Bo), thân leo (L), thân gỗ (G) và thân bụi (B). Từ khóa: Đa dạng thực vật, Hệ sinh thái nông nghiệp, xã Tiên Phong MỞ ĐẦU* Tiên Phong là một xã nông nghiệp ở phía Nam của huyện Phổ Yên có diện tích tự nhiên là 1.493 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp (chiếm 79,96%), trồng các loại cây nông nghiệp: Lúa, ngô, đậu tương, lạc, vừng... Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 25oC, lượng mưa trung bình năm từ 1400 – 1800 mm. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, xã có hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng gồm nhiều giống cây trồng. Trên địa bàn xã có 100% dân số là người Kinh, không có người dân tộc thiểu số. Tổng nhân khẩu là 14.356 khẩu nên Tiên Phong là một xã đông dân, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao tạo cho xã một nguồn lao động dồi dào. Nguồn sống chính của cộng đồng dân cư ở đây là sản xuất nông nghiệp, các giống cây trồng ở địa phương khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên có nhiều giống cây trồng lai, cây trồng biến đổi gen có năng suất cao được đưa vào sản xuất đã làm giảm diện tích một số giống cây trồng của địa phương, do đó làm giảm sự đa dạng nguồn gen của các giống cây trồng này. Bài báo này là kết quả điều tra, nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong một số hệ sinh thái nông nghiệp ở xã Tiên Phong. * Tel: 0913 868546, Email: nguyenthiyentn2010@gmail.com ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Là tất cả các loài thực vật trong một số sinh cảnh của hệ sinh thái phụ đồng ruộng và sinh cảnh vườn nhà của hệ sinh thái phụ khu vực dân cư ở xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kế thừa: Sử dụng tài liệu được cung cấp từ các cơ quan quản lí nhà nước như Ủy ban nhân dân xã, phòng Nông nghiệp huyện Phổ Yên và sử dụng tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp điều tra trong dân: Điều tra trong nhân dân và phỏng vấn các hộ gia đình ở xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để nắm được các loài cây trồng hiện có ở địa phương. Phương pháp điều tra thực địa: Cùng người dân đi khảo sát, thống kê các loài cây trồng và dạng sống của chúng, cụ thể là trên hệ sinh thái nông nghiệp và các kiểu hệ sinh thái phụ của chúng. Phương pháp phân tích mẫu: Các loài cây trồng thu được qua điều tra, ghi chép đều được xác định tên loài, tên họ (tên Việt Nam, tên khoa học), dạng sống, theo các tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), (2003 - 2005)[1]; Cây 46Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 41 - 47 42 cỏ Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ (1992 – 1993)[2]; Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [3]; Sinh thái học nông nghiệp, Trần Đức Viên (chủ biên)[4]; Danh lục các loài Thực vật Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, (2001)[5]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sinh cảnh đồng ruộng trồng Lúa nước Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra trên một số sinh cảnh thuộc hệ sinh thái phụ đồng ruộng và hệ sinh thái phụ khu vực dân cư, kết quả như sau: Tại sinh cảnh này chúng tôi thu được kết quả: 24 loài, 30 chi, 18 họ thuộc 2 ngành: Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Hạt kín (Angiospermatophyta). Kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thành phần loài, dạng sống thực vật ở sinh cảnh ruộng trồng Lúa nước ST T Tên khoa học Tên Việt Nam Cây trồng Cây dại Dạng Sống POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ (1) AZOLLACEAE HỌ BÈO HOA DÂU 1 Azolla caroliniana Willd. Bèo hoa dâu carôlin + T 2 A. pinnata R. Br. Bèo hoa dâu + T (2) MARSILEACEAE HỌ RAU BỢ NƯỚC 3 Marsilea quadrifulia L. Rau bợ thường + Bo (3) PARKERIACEAE HỌ RAU CẦN TRỜI 4 Ceratopteris thalictroides (L.) Brongn. Rau cần trời + T (4) SALVINIACEAE HỌ BÈO ONG 5 Salvina cucullata Roxb. Ex Bory Bèo tai chuột + T 6 S. natans (L.) All. Bèo ong + T ANGIOSPERMATOPHYTA NGÀNH HẠT KÍN (5) ACANTHACEAE HỌ Ô RÔ 7 Ruellia tuberosa L. Quả nổ + T (6) ALISMATACEAE HỌ TRẠCH TẢ 8 Sagittaria trifolia L. Từ cô + T (7) AMARANTHACEAE HỌ RAU DỀN 9 Alternanthera sessilis (L.) A. DC Rau dệu + T 10 Amaranthus spinosus L. Dền gai + T 11 Celosia argentea L. Mào gà đuôi lươn + T (8) APIACEAE HỌ HOA TÁN 12 Centella asiatica L. Rau má + Bo 13 Hydrocotyle sibthorpioides Lamk. Rau má mỡ + Bo (9) ARACEAE HỌ RÁY 14 Colocasia gigantea (Blume ex Hassk.) Hook. f. Dọc mùng + T 15 Pistia stratiotes L. Bèo cái + T (10) ASTERACEAE HỌ CÚC 16 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + T 17 Eclipta prostrata L. Nhọ nồi + T 18 Eupatorium odoratum L. Cỏ lào + T (11) COMMELINACEAE HỌ THÀI LÀI 19 Commelina communis L. Trai thường + T (12) CYPERACEAE HỌ CÓI 20 Cyperus rotundus L. Hương phụ + T (13) EUPHORBIACEAE HỌ THẦU DẦU 21 Acalypha australis L. Tai tượng lá hoa + T 22 Euphorbia arenarioides L. Cỏ sữa + T (14) FABACEAE HỌ ĐẬU 23 Mimosa pudica L. Trinh nữ + T (15) HYDROCHARITACEAE HỌ LÁ SẮN 47Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 41 - 47 43 24 Hydrilla verticillata (L. f.) Royle Rong đuôi chồn + T (16) ONAGRACEAE HỌ RAU DỪA NƯỚC 25 Ludwigia adscendes (L.) Hara. Rau dừa nước + Bo (17) POACEAE HỌ HÒA THẢO 26 Chloris barbata L. Sw. Lục lông + Bo 27 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà + Bo 28 Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Cỏ lồng vực nước + T 29 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu + T 30 Imperata cylindrica (L.) Beauv. Cỏ tranh + T 31 Oryza sativa L. Lúa + T 32 O. sativa L. var. glutinosa Tanaka Lúa nếp + T 33 O. sativa L. var. utilissima A. Camus Lúa tẻ + T (18) VERBENACEAE HỌ CỎ ROI NGỰA 34 Verbena officinalis L. Cỏ roi ngựa + T Tổng số Số ngành 02 Số họ 18 Số chi 30 Số loài 34 Bảng 2. Thành phần loài, dạng sống của thực vật trong sinh cảnh ruộng trồng Đậu tương STT Tên khoa học Tên Việt Nam Cây trồng Cây dại Dạng Sống ANGIOSPERMATOPHYTA NGÀNH HẠT KÍN (1) ACANTHACEAE HỌ Ô RÔ 1 Ruellia tuberosa L. Quả nổ + T (2) AMARANTHACEAE HỌ RAU DỀN 2 Achyranthes aspera L. Cỏ xước + T 3 Alternanthera sessilis (L.) A. DC Rau dệu + T 4 Amaranthus spinosus L. Dền gai + T 5 A. lividus L. Dền cơm + T (3) APIACEAE HỌ HOA TÁN 6 Centella asiatica L. Rau má + Bo 7 Cnidium monnierii (L.) Cusson Giần sàng + T 8 Hydrootyle nepalensis Hook. Rau má lá to + Bo (4) ASTERACEAE HỌ CÚC 9 Eclipta prostrata L. Nhọ nồi + T 10 Erechtites valerianaefolia (Wolf.) DC. Rau lúi + T 11 Eupatorium odoratum L. Cỏ lào + T 12 Lactuca indica L. Diếp dại + T (5) COMMELINACEAE HỌ THÀI LÀI 13 Commelina communis L. Trai thường + T (6) CYPERACEAE HỌ CÓI 14 Cyperus diffusus Vahl Cói hoa xòe + T 15 C. distans L. f. Cói bông cách + T 16 C. rotundus L. Hương phụ + T (7) FABACEAE HỌ ĐẬU 17 Aeschynomene indica L. Rút dại + T 18 Mimosa pudica L. Trinh nữ + T 19 Glycine max (L.) Merr. Đậu tương + T (8) OXALIDACEAE HỌ CHUA ME ĐẤT 20 Oxalis corniculata L. Chua me đất hoa vàng + T (9) POACEAE HỌ HÒA THẢO 21 Chloris barbata L. Sw. Lục lông + Bo 22 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà + Bo 48Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 41 - 47 44 23 Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Cỏ lồng vực nước + T 24 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu + T 25 Imperata cylindrica (L.) Beauv. Cỏ tranh + T (10) PORTULACACEAE HỌ RAU SAM 26 Portulaca oleracea L. Rau sam + T (11) RUBIACEAE HỌ CÀ PHÊ 27 Dentella repens L. Ren + T 28 Hedyotis corymbosa (L.) Lamk. Cóc mẳn + T Tổng số Số ngành 01 Số họ 11 Số chi 25 Số loài 28 Bảng 3. Thành phần loài, dạng sống của thực vật trong sinh cảnh ruộng trồng Bí xanh STT Tên khoa học Tên Việt Nam Cây trồng Cây dại Dạng Sống ANGIOSPERMATOPHYTA NGÀNH HẠT KÍN (1) AMARANTHACEAE HỌ RAU DỀN 1 Achyranthes aspera L. Cỏ xước + T 2 Amaranthus lividus L. Dền cơm + T (2) APIACEAE HỌ HOA TÁN 3 Hydrootyle nepalensis Hook. Rau má lá to + Bo (3) ASTERACEAE HỌ CÚC 4 Eclipta prostrata L. Nhọ nồi + T 5 Eupatorium odoratum L. Cỏ lào + T (4) CUCURBITACEAE HỌ BẦU BÍ 6 Benincasa hispida (Thunb. ex Murr.) Cogn. in DC. Bí đao + L 7 Gymnopetalum cochinchinensis (Lour.) Kurz Cứt quạ + L 8 Zehneria indica (Lour.) Keraudren Dây pọp + L (5) COMMELINACEAE HỌ THÀI LÀI 9 Commelina communis L. Trai thường + T (6) CYPERACEAE HỌ CÓI 10 Cyperus cephalotes Vahl Cói hoa đầu + T 11 C. cuspidatus H.B.K Cói mũi cong + T 12 Eleocharis congesta D. Don Năn + T (7) FABACEAE HỌ ĐẬU 13 Mimosa pudica L. Trinh nữ + T (8) OXALIDACEAE HỌ CHUA ME ĐẤT 14 Oxalis corniculata L. Chua me đất hoa vàng + T (9) POACEAE HỌ HÒA THẢO 15 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà + Bo 16 Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Cỏ lồng vực nước + T 17 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu + T 18 Imperata cylindrica (L.) Beauv. Cỏ tranh + T (10) PORTULACACEAE HỌ RAU SAM 19 Portulaca oleracea L. Rau sam + T Tổng số Số ngành 01 Số họ 10 Số chi 18 Số loài 19 49Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 41 - 47 45 Qua bảng 1 ta thấy, nhóm cây dại có 31 loài (chiếm 91,18%) tổng số loài đã được thống kê. Nhóm cây trồng có 3 loài (8,82%). Về thành phần dạng sống, trong sinh cảnh này có 2 nhóm dạng sống: nhóm thân thảo có 28 loài (82,35%), nhóm thân bò có 6 loài (17,65%). Trong các họ đã điều tra được, họ có nhiều loài nhất là họ Hòa thảo (Poaceae) có 8 loài (23,53%). Sau đó đến họ Cúc (Asteraceae) có 3 loài (8,82%) và họ Rau dền (Amaranthaceae) có 3 loài (8,82%). Họ Bèo hoa dâu (Azollaceae) có 2 loài (5,88%); họ Bèo ong (Salviniaceae) có 2 loài (5,88%); họ Hoa tán (Apiaceae) có 2 loài (5,88%); họ Ráy (Araceae) có 2 loài (5,88%); họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 2 loài (5,88%). Cuối cùng là các họ Rau bợ nước (Marsileceae); họ Rau cần trôi (Parkeriaceae); họ Ô rô (Acanthaceae); họ Trạch tả (Alismataceae); họ Thài lài (Commelinaceae); họ Cói (Cyperaceae); họ Lá sắn (Hydrocharitaceae); họ Rau dừa nước (Onagraceae); họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae); họ Đậu (Fabaceae), mỗi họ có 1 loài (chiếm 2,94%). Sinh cảnh đồng ruộng trồng Đậu tương Tại sinh cảnh này, chúng tôi thu được: 28 loài, 25 chi, 11 họ thuộc 1 ngành thực vật: Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta). Kết quả được trình bày trong bảng 2. Qua bảng 2 ta thấy, nhóm cây dại có 27 loài (chiếm 96,43%) tổng số loài đã được thống kê. Cây trồng có 1 loài (3,57%). Về thành phần dạng sống trong sinh cảnh có 2 nhóm dạng sống: nhóm thân thảo có 24 loài (85,71%), nhóm thân bò có 4 loài (14,29%). Trong các họ đã điều tra được, họ có số loài nhiều nhất là họ Hòa thảo (Poaceae) có 5 loài (17,86%). Sau đó đến họ Cúc (Asteraceae) có 4 loài (14,29%); họ Rau dền (Amaranthaceae) có 4 loài (14,29%). Các họ Hoa tán (Apiaceae); họ Cói (Cyperaceae); họ Đậu (Fabaceae), mỗi họ có 3 loài (10,71%). Họ Cà phê (Rubiaceae) có 2 loài (7,14%). Cuối cùng là các họ: Ô rô (Acanthaceae); họ Chua me đất (Oxalidaceae); họ Thài lài (Commelinaceae); họ Rau sam (Portulacaceae), mỗi họ có 1 loài (3,57%). Sinh cảnh đồng ruộng trồng Bí xanh Tại sinh cảnh này chúng tôi thu được kết quả như sau: 19 loài, 18 chi, 10 họ thuộc 1 ngành: Hạt kín (Angiospermatophyta). Chi tiết về các loài được trình bày trong bảng 3. Qua bảng 3 ta thấy, nhóm cây dại có 18 loài (chiếm 94,74%) tổng số loài đã được thống kê. Cây trồng có 1 loài (5,26%). Về thành phần dạng sống trong sinh cảnh có 3 nhóm dạng sống: nhóm thân thảo có 14 loài (73,68%), nhóm thân bò có 2 loài (10,53%), nhóm thân leo có 3 loài (15,79%). Trong các họ đã điều tra được, họ có số loài nhiều nhất là họ Hòa thảo (Poaceae) có 4 loài (21,05%), sau đó đến họ Cói (Cyperaceae) có 3 loài (15,79%); họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có 3 loài (15,79%); họ Rau dền (Amaranthaceae) có 2 loài (10,53%); họ Cúc (Asteraceae) có 2 loài (10,53%). Cuối cùng là các họ Hoa tán (Apiaceae); họ Thài lài (Commelinaceae); họ Đậu (Fabaceae); họ Chua me đất (Oxalidaceae) ; họ Rau sam (Portulacaceae), mỗi họ có 1 loài (5,26%). Đa dạng thành phần loài thực vật trong sinh cảnh vườn nhà Ở sinh cảnh này, chúng tôi thu được kết quả: 138 loài, 112 chi, 42 họ thuộc 3 ngành thực vật: Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermatophyta), Hạt kín (Angiospermatophyta). Kết quả thu được trình bày ở bảng 4 (Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ nêu tổng số họ, chi, loài thuộc sinh cảnh này vì số lượng loài thu được quá lớn không nêu được bảng danh lục chi tiết). Qua bảng 4 và các số liệu thu được ta thấy, nhóm cây dại có 39 loài (chiếm 28,26% tổng số loài đã được thống kê). Cây trồng có 99 loài (71,74%). Về thành phần dạng sống trong sinh cảnh có 5 nhóm dạng sống: nhóm thân thảo có 76 loài (55,07%), nhóm thân bò có 6 loài (4,35%), nhóm thân leo có 19 loài (13,77%), nhóm thân gỗ có 20 loài (14,5%), nhóm thân bụi có 17 loài (12,31%). 50Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 41 - 47 46 Bảng 4. Số lượng các loài, chi, họ trong các ngành thực vật bậc cao có mạch ở sinh cảnh Vườn nhà ST T Tên ngành Họ Chi Loài Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Ngành dương xỉ (Polypodiophyta) 3 7,14 4 3,57 7 5,51 2 Ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta) 3 7,14 3 2,68 4 3,15 3 Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) 36 85,72 105 93,75 127 91,34 Tổng 42 100 112 100 138 100 Trong các họ đã điều tra được, họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) có 12 loài (8,7%); tiếp theo là họ Đậu (Fabaceae) có 11 loài (8%); Hoa tán (Apiaceae) có 8 loài (5,8%), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 8 loài (5,8%); họ Cải (Brassicaceae) có 7 loài (5,07%), họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có 7 loài (5,07%); họ Rau dền (Amaranthaceae) có 6 loài (4,35%), họ Hành (Alliceae) có 6 loài (4,35%), họ Hòa Thảo (Poaceae) có 6 loài (4,35%); họ Dâu tằm (Moraceae) có 5 loài (3,62%); họ Náng (Amarillidaceae) có 4 loài (2,9%); họ Trúc đào (Apocynaceae) có 4 loài (2,9%); họ Bạc hà (Laminaceae) có 4 loài (2,9%); họ Bèo hoa dâu (Azollaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Na (Annonaceae), họ Ráy (Araceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Hồ tiêu (Piperaceae), mỗi họ có 3 loài (2,17%); họ Tuế (Cycadaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Xương rồng (Cactaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Thuốc bỏng (Crassulaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Chuối (Musaceae), họ Rau sam (Portulacaceae), mỗi họ có 2 loài (1,45%). Cuối cùng là các họ Guột (Gleicheniaceae), họ Bách tán (Araucariaceae), họ Hoàng đàn (Cupressaceae), họ Huyết dụ (Asteliaceae), họ Mồng tơi (Basellaceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Huyết giác (Dracaenaceae), họ Hoàng tinh (Marantaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Vừng (Pedaliaceae), họ Mã đề (Plantaginaceae), họ Lựu (Punicaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), mỗi họ có 1 loài (0,72%). Nhận xét chung: Nghiên cứu trên 4 sinh cảnh khác nhau thuộc hệ sinh thái phụ đồng ruộng và khu vực dân cư, chúng tôi thấy rằng số lượng loài thực vật thu được trong các sinh cảnh có sự chênh lệch. Cụ thể, ở các sinh cảnh thuộc hệ sinh thái phụ đồng ruộng, số lượng loài thu được ít, chỉ gồm từ 1 đến 3 loài thuộc đối tượng cây trồng (là cây trồng chính của sinh cảnh đó), còn lại là một số ít các loài thuộc cây dại, cỏ hoang: Cỏ gà, cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ tranh, cỏ sữa, nhọ nồi... Điều đó chứng tỏ việc đầu tư, chăm bón, làm cỏ cho cây trồng nông nghiệp của người dân đã được chú trọng. Đối với sinh cảnh vườn nhà kết quả thu được số lượng loài khá lớn, tập trung chủ yếu là đối tượng cây trồng làm rau ăn, làm cảnh, cho bóng mát, làm thuốc, lấy củ, lấy quả... Như vậy, kết quả thu được là hoàn toàn phù hợp đối với mỗi sinh cảnh được chọn trong nghiên cứu này. KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013, nhóm tác giả đã thu được một lượng lớn các loài thực vật thuộc sinh cảnh khác nhau của hệ sinh thái nông nghiệp, cụ thể như sau: Ở sinh cảnh ruộng trồng lúa nước thu được: 34 loài, 30 chi, 18 họ thuộc 2 ngành. Ở sinh cảnh ruộng trồng đậu tương thu được: 28 loài, 25 chi, 11 họ thuộc 1 ngành. Ở sinh cảnh ruộng trồng bí xanh: 19 loài, 18 chi, 10 họ thuộc 1 ngành. Tại sinh cảnh vườn nhà: 138 loài, 112 chi, 42 họ thuộc 3 ngành. Kết quả thu được chứng tỏ người dân xã Tiên Phong đã chú trọng đầu tư, chăm sóc cây trồng nông nghiệp tương đối tốt, vì kết quả cho thấy tại các sinh cảnh đồng ruộng, số loài thu được rất ít so với sinh cảnh vườn nhà, chủ yếu là các cá thể thuộc loài cây trồng chính của sinh cảnh đó, còn lại số ít là cỏ dại. Tại sinh cảnh vườn nhà, số loài thu được lớn, đa số là cây trồng có ích phục vụ nhu cầu khác nhau của cuộc sống như: Làm cảnh, lấy bóng mát, làm rau ăn, làm thuốc... Từ kết quả điều tra này cho thấy quang cảnh vùng nông thôn thuộc xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên nói riêng, các vùng nông thôn khác trong cả nước nói chung ngày càng đổi sắc, văn minh, sạch đẹp và phát triển. 51Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 41 - 47 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), (2003 - 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II - III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Phạm Hoàng Hộ (1992 – 1993), Cây cỏ Việt Nam, quyển I – III, Motreal. [3]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb ĐHQG Hà Nội. [4]. Trần Đức Viên (Chủ biên), Sinh thái học nông nghiệp, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội. [5]. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, (2001), Danh lục các loài Thực vật Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Đại học quốc gia Hà Nội. SUMMARY INVESTIGATE PLANT DIVERSITY IN HABITATS OF AGRICULTURAL ECOSYSTEMS IN TIEN PHONG COMMUNE, PHO YEN DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Thi Yen*, Nguyen Thi Nguyet, Pham Thi Van College of Sciences - TNU Our country is an agricultural country, the study of the ecosystem in general and agricultural ecosystems in particular is a very meaningful task. The research was conducted to investigate plant diversity in agricultural ecosystems in Tien Phong commune, Pho Yen district, Thai Nguyen province. In plant diversity investigation , we got the results that there were 34 species, 30 genera, 18 families in the rice fields; and 28 species, 25 genera, 11 families in the soybean fields. In addition, there were 19 species, 18 genera, 10 families in the planting pumpkin fields; and 138 species, 112 genera, and 42 families in the garden. Plant diversity was expressed in the number of species and distribution in different habitats of the study area. By the results achieved, we classified the life- forms of plants in the study area into different groups such as herbaceous (T), stolon (Bo), vine (L), woody (G) and bush (B). Keywords: Plant diversity, agricultural ecosystems, Tien Phong commune Ngày nhận bài:29/3/2013, ngày phản biện:08/4/2013, ngày duyệt đăng:24/4/2013 * Tel: 0913 868546, Email: nguyenthiyentn2010@gmail.com 52Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tra_da_dang_thuc_vat_trong_mot_so_sinh_canh_thuoc_he_si.pdf
Tài liệu liên quan