Điều kỳ diệu đằng sau những mô hình tài chính
Điều kỳ diệu đằng sau những mô hình tài chính
Tuệ Văn
Các mô hình tài chính, không còn nghi ngờ gì nữa, có một sức mạnh
kỳ điệu. Chúng có thể đem lại những kết quả mà cả những người
luôn tự cho là mình hiểu hoạt động của doanh nghiệp của mình đến
tận chân tơ kẽ tóc cũng phải kinh ngạc!
Mô hình tài chính của công ty là tập hợp của cả một loạt các công
thức. Những biến số được sử dụng trong đó là những tham số quan
trọng nhất về hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình xây
dựng mô hình tài chính là một bộ giấy tờ bao gồm 3 loại báo cáo tài
chính quan trọng nhất – balance (cán cân tài chính), báo cáo lỗ lãi và
báo cáo về chuyển động dòng tiền. Đi kèm với chúng là một bộ tài
liệu phân tích những giải pháp cần làm dưa trên cơ sở các báo cáo
trên. Rất nhiều khi những kết luận rút ra trên cơ sở mô hình hoạt
động của doanh nghiệp lại khác hẳn với những dự đoán của những
người từng lăn lộn với doanh nghiệp nhiều năm trời.
Bước lên một tầm mới
Tính liên kết của các dữ liệu, cộng với sự uyển chuyển và tầm nhìn
xa chính là những điểm khác biệt cơ bản của mô hình tài chính nếu
đem so sánh với các hệ thống kế toán, hoạch định ngân sách, kế
hoạch kinh doanh thông thường, mặc dù chúng, xét cho cùng, cũng là
những mô hình và cũng liên quan đến tài chính.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, các hệ thống kế toán thông dụng
hiện nay tập trung vào các thông tin quá chi tiết. Theo ý kiến của
Andrey Dikushin, đồng cổ đông của công ty “Finansovyi
Hronograph”, phụ trách giảng dạy môn thiết lập mô hình tài chính
cho các sinh viên LHS, việc sử dụng dữ liệu thô lấy từ bộ phận kế
toán chính là sai lầm thường hay gặp nhất của những người mới "tập
tọng" làm tài chính hoặc của các nhân viên kế toán có nhiệm vụ lên
mô hình tài chính cho công ty. Các dữ liệu ban đầu cần phải được
liên kết với nhau bằng một công thức gọn nhẹ song phải thể hiện
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kỳ diệu đằng sau những mô hình tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều kỳ diệu đằng sau những mô hình tài chính
Tuệ Văn
Các mô hình tài chính, không còn nghi ngờ gì nữa, có một sức mạnh
kỳ điệu. Chúng có thể đem lại những kết quả mà cả những người
luôn tự cho là mình hiểu hoạt động của doanh nghiệp của mình đến
tận chân tơ kẽ tóc cũng phải kinh ngạc!
Mô hình tài chính của công ty là tập hợp của cả một loạt các công
thức. Những biến số được sử dụng trong đó là những tham số quan
trọng nhất về hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình xây
dựng mô hình tài chính là một bộ giấy tờ bao gồm 3 loại báo cáo tài
chính quan trọng nhất – balance (cán cân tài chính), báo cáo lỗ lãi và
báo cáo về chuyển động dòng tiền. Đi kèm với chúng là một bộ tài
liệu phân tích những giải pháp cần làm dưa trên cơ sở các báo cáo
trên. Rất nhiều khi những kết luận rút ra trên cơ sở mô hình hoạt
động của doanh nghiệp lại khác hẳn với những dự đoán của những
người từng lăn lộn với doanh nghiệp nhiều năm trời.
Bước lên một tầm mới
Tính liên kết của các dữ liệu, cộng với sự uyển chuyển và tầm nhìn
xa chính là những điểm khác biệt cơ bản của mô hình tài chính nếu
đem so sánh với các hệ thống kế toán, hoạch định ngân sách, kế
hoạch kinh doanh thông thường, mặc dù chúng, xét cho cùng, cũng là
những mô hình và cũng liên quan đến tài chính.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, các hệ thống kế toán thông dụng
hiện nay tập trung vào các thông tin quá chi tiết. Theo ý kiến của
Andrey Dikushin, đồng cổ đông của công ty “Finansovyi
Hronograph”, phụ trách giảng dạy môn thiết lập mô hình tài chính
cho các sinh viên LHS, việc sử dụng dữ liệu thô lấy từ bộ phận kế
toán chính là sai lầm thường hay gặp nhất của những người mới "tập
tọng" làm tài chính hoặc của các nhân viên kế toán có nhiệm vụ lên
mô hình tài chính cho công ty. Các dữ liệu ban đầu cần phải được
liên kết với nhau bằng một công thức gọn nhẹ song phải thể hiện
được bản chất và phù hợp với loại hình hoạt động của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như, đối với một nhà hàng thì những dữ liệu cần thiết hơn
cả là số lượt khách trung bình và giá trị trung bình của phiếu thanh
toán.
Dự thảo ngân sách với đặc điểm là sử dụng những dữ liệu có tính
chất lịch sử cũng không phù hợp với việc lập mô hình tài chính.
Andrey Dikushin cho biết: “Dựa hoàn toàn vào những dữ liệu trong
quá khứ cũng giống như đi xe mà chỉ nhìn vào kính hậu. Nó có thể sẽ
đúng nếu tình hình ổn định, song nếu muốn nhìn về tương lai xa hơn
1 chút mà chỉ dựa vào những dữ liệu về quá khứ có trong tay thì hầu
như chỉ ra một dự báo vớ vẩn, khác xa với thực tế sau đó”.
Mô hình bao giờ cũng hàm ý phải có sự uyển chuyển. Nó cần phải
cho phép điều khiển các dữ liệu ban đầu. Chính vì vậy mà mô hình
tài chính không đồng nghĩa với kế hoạch kinh doanh (business-plan),
hoặc ít ra là với hình dung phổ biến về business-plan. Từ góc độ xây
dựng mô hình tài chính, việc lập ra các mô hình khác nhau với các
kịch bản khác nhau cho các đối tượng khác nhau là hoàn toàn bình
thường. Chẳng hạn, khi bạn đến ngân hàng để xin tín dụng, những
giả thiết của bạn về tương lai của doanh nghiệp cùng những thay đổi
của môi trường bên ngoài cần phải xây dựng theo hướng bảo thủ
hơn, tức là không phải phương án diễn biến theo hướng tốt nhất. Như
vậy, bạn sẽ dễ tìm được tiếng nói chung với chuyên viên cấp tín dụng
hơn. Nếu bạn đến gặp nhà đầu tư mạo hiểm, bạn cần phải đưa ra
phương án cho thấy tốc độ tăng trưởng của công ty bạn theo hướng
lạc quan nhất. Nhiệm vụ của bạn lúc này sẽ là làm sao để thuyết phục
nhà đầu tư mạo hiểm tin rằng công ty của bạn thực sự có khả năng
thực hiện được kế hoạch phát triển đầy tham vọng này.
Bắt đầu từ mô hình kinh doanh
Mô hình tài chính bao gồm nhiều phần. Để ra một mô hình tài chính
chuẩn, đầu tiên, cần có một mô hình chính xác về hoạt động của
doanh nghiệp. Nhiệm vụ của nó là thể hiện được phần hoạt động hữu
hình (sản xuất, tiêu thụ) của công ty. Dmitry Peil, chuyên viên tài
chính của "Finansovyi Hronograph" cho biết, khi có một mô hình
hoạt động thích hợp, việc lên mô hình tài chính sẽ gần như không thể
có sai sót. Ngược lại, nếu bức tranh hoạt động của doanh nghiệp
không thể hiện đúng trong mô hình hoạt động, điều này hiển nhiên sẽ
dẫn đến là mô hình tài chính sẽ sai lệch theo.
Để lên được mô hình hoạt động của công ty, cần có sự tham gia của
toàn bộ lãnh đạo các bộ phận chức năng của công ty – từ sản xuất,
marketing, nhân sự, điều vận cho đến các chuyên viên thuộc các lĩnh
vực hẹp. Trong mô hình hoạt động cần có nhận định về tương lai của
thị trường, có thể là dự báo về những đợt tăng cầu theo mùa, mức
doanh số có thể thực hiện được hay xu hướng dịch chuyển của giá cả.
Các chuyên viên sản xuất cần phải có trong tay định mức cho các
loại chi phí, phải đưa ra những dữ liệu chính xác về việc khi nào thì
sẽ cần phải thay đổi máy móc... Thực tế cho thấy, điều này không
phải lúc nào cũng dễ dàng. Thường thì tại các doanh nghiệp mọi
người điều hiểu là có thể bán sản phẩm với giá bao nhiêu, song lại
không biết có những quy luật nào trong sản xuất và hệ thống giá cả
được xây dựng ra sao. Kết quả là dự báo về chi phí trong mô hình sẽ
không chính xác và vì vậy mà không có giá trị là bao.
Những trang vàng
Một phần quan trọng nữa của mô hình tài chính là disclaimer (các
giả thiết). Mục đích của nó là cho thấy, người lập mô hình đã dựa
trên những giả thiết nào về thế giới xung quanh và những biến số nào
được sử dụng khi lập mô hình và khoảng dao động của các biến số
rộng đến đâu.
Theo lời của Iuri Volkov, trong danh sách này có thể có 20, 30 hay
thậm chí là 50 tham số. Các dữ liệu được lấy từ những nguồn thông
tin độc lập và có uy tín – chẳng hạn, có thể là dự báo của Ngân hàng
Trung ương, Bộ Tài chính, các hiệp ngành hay các nhà phân tích có
tiếng tăm.
Tiếp đó là phần tính toán bao gồm danh sách các khoản thu, danh
sách các khoản chi và các khoản đầu tư. Cách tính thu nhập và chi
phí thô sơ nhất là tính theo tỉ lệ tăng trưởng bán hàng. Tuy nhiên,
theo Nicolai Sergeev, chuyên viên đầu tư của Eastway Capital, cách
suy đoán này thường hay đưa ra những kết quả sai lệch, do còn có
những mối liên quan khác nữa. Chẳng hạn, tăng trưởng bán hàng
không phải lúc nào cũng dẫn đến việc tăng số lượng nhân viên bán
hàng theo tỉ lệ tương ứng, và cũng có nghĩa là không cần phải tăng
diện tích văn phòng.
Danh sách các khoản tiền đầu tư giúp thấy được vào thời điểm nào sẽ
có những khoản tiền nào được rót vào từ bên ngoài (do đòi được nợ
hoặc cổ đông tăng vốn), còn những khoản nào sẽ được tạo ra trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp và được phân bổ ra sao: phần
nào được đưa vào đầu tư, phần nào cần được thanh toán dưới dạng
lãi cổ tức. Như vậy, một trong những nhiệm vụ của danh sách này là
xác định nhu cầu huy động đầu tư từ bên ngoài. Khi xem mô hình tài
chính,bỏ qua các khoản đầu tư từ bên ngoài vào, có thể thấy rõ giai
đoạn nào sẽ cần và cần bao nhiêu tiền. Sau đó, có thể chọn những
yêu cầu đối với khoản đầu tư phù hợp – cách đầu tư, phần trăm,
ngoại tệ, lịch trả nợ... và xem những đặc điểm nào phù hợp với nhu
cầu hơn.
Một mục đích khác nữa của việc sử dụng danh sách các khoản đầu tư
là nó cho phép xác định được khoản vay nào hợp với sức của doanh
nghiệp. Theo Andrey Dikushkin, nếu như cách đây vài năm, câu trả
lời thường là: "vay được bao nhiêu tốt bấy nhiêu", thì giờ đây, các
doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ xem họ cần vay bao nhiêu và với
phần trăm như thế nào. Và mô hình tài chính cũng sẽ giúp họ tìm ra
câu trả lời cho câu hỏi này.
Độ nhạy cảm
Sau khi lập xong các mẫu biểu tính toán thì tiếp đến là cần phải lập
các mẫu biểu dự báo – cũng chính là 3 loại báo cáo (cán cân thanh
toán, báo cáo lỗ lãi và báo cáo chuyển động tiền). Tuy nhiên, đôi khi
có thể đơn giản hóa công đoạn này. Theo lời Iuri Volkov, thường là
balance không nói lên thông tin quan trọng gì (như trong lĩnh vực
dịch vụ chẳng hạn), khi đó có thể không cần làm. Khoảng thời gian
để làm báo cáo định kỳ có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng
năm – tùy thuộc vào việc mô hình được xây dựng cho mục đích gì.
Nếu là để đánh giá hoạt động doanh nghiệp, khoảng thời gian cập
nhật là một năm sẽ là hợp lý, còn để xin tín dụng thì có thể cập nhật
theo quý. Trong vòng dưới 1 tháng các thông tin thô thường khó đầy
đủ, vì vậy mà không cần thiết phải làm báo cáo thường xuyên hơn
từng tháng một.
Phần phân tích sẽ bao gồm các chỉ số tổng kết. Đó là các chỉ số mục
tiêu – nhiệm vụ căn bản của mô hình tài chính này. Và trang cuối
cùng là trang phân tích độ nhạy cảm của mô hình. Khi thay đổi các
giá trị của các tham số (chẳng hạn, đưa ra những mức độ lạm phát
khác nhau) trong danh phần giả thiết, trong phần mô hình hoạt động
của doanh nghiệp hay khi thay đổi công thức trong phần tính toán, có
thể thấy được những chỉ số nhạy cảm nhất trong mô hình tài chính
này.
Chính ở đây sẽ có thể có những bất ngờ lớn nhất. Chẳng hạn, theo
Iuri Volkov, với kinh nghiệm nhiều năm lập mô hình cho các doanh
nghiệp thuộc ngành dầu khí của Nga, hoàn toàn có thể xảy ra là
những dao động của giá dầu trên thế giới lại không mấy ảnh hưởng
đến các công ty dầu khí Nga. Hoặc đối với một số dự án đầu tư thì
mức phần trăm thanh toán trước thời hạn lại không có ý nghĩa lắm dù
đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất.
Đừng phức tạp hóa vấn đề
Một trong những vấn đề gây bàn cãi nhiều nhất xung quanh việc lập
mô hình tài chính là xác định độ phức tạp cần thiết của mô hình. Rõ
ràng là mô hình không nên thể hiện quá ít các mối liên hệ. Nicolai
Sergeev cho biết: "Nhiều đồng nghiệp của tôi có ý kiến là các mô
hình tôi lập ra quá phức tạp. Song khi thương thảo, nếu cho đối tác
thấy là chúng tôi đã lưu ý đến ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau
khi dự đoán mức tăng trưởng của công ty thì sẽ dễ thuyết phục hơn.
Tôi cho rằng như vậy chắc chắn hơn".
Tuy nhiên, mô hình phức tạp quá cũng có thể làm nảy sinh vô số vấn
đề. Kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia lập mô hình cho thấy:
phần lớn những mô hình phức tạp, được lập "theo sách" lại không thể
áp dụng trên thực tế. Sự đơn giản chính là dấu hiệu về một chuyên
gia tài chính có tay nghề cao. Dmitry Peil cho biết: "Khi người lập
mô hình là một người học sâu về toán, anh ta thường hay lạm dụng
các kỹ thuật xử lý số liệu. Họ rất hay quên rằng mô hình cần một sự
mô tả có hồn, chứng tỏ người lập hiểu rõ bản chất của các quy trình
dẫn đến những mối liên quan này, trong khi những biện pháp thống
kê và các phép toán phức tạp thường không giúp được cho việc này
là mấy".
Theo Iuri Volkov, trong 1 mô hình không nên có quá 5 tham số quan
trọng có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Nếu có nhiều hơn thì
người đọc sẽ không chú ý đến những kết quả cuối cùng nữa. Hơn
nữa, thường có cảm giác là các dữ liệu ban đầu không có liên quan
đến nhau. Mặc dù trên thực tế không hẳn là như vậy, song nếu cố
nhồi nhét tất cả các mối liên hệ giữa các dữ liệu vào trong một mô
hình thì mọi thứ sẽ rối tung lên. Elena Kuvshinnhikova, cán bộ trung
tâm đào tạo dạy nghề thuộc "Ernst 'N Young" cho rằng, nếu như
nhiệm vụ của mô hình là giúp xác định chiến lược cho công ty, lựa
chọn hướng phát triển giá trị của doanh nghiệp thì không nên phức
tạp hóa vấn đề. "Thậm chí đơn giản hóa mô hình đến một mức độ
nhất định có thể làm đơn giản hóa việc đưa ra các quyết định có tính
chất chiến lược, làm sáng rõ những vấn đề quan trọng và "tách gạo
khỏi trấu".
Sức mạnh của sự đơn giản
Trong phần lớn trường hợp, mô hình tài chính được lập bằng Excel.
Trong khi đó, trên thị trường cũng có rất nhiều chương trình viết sẵn
chuyên phục vụ cho việc lập mô hình tài chính. Người ta thường lý
giải việc lựa chọn các chương trình chuyên dụng này theo kiểu: tại
sao phải chế tạo lại xe đạp trong khi mọi thứ đã được nghĩ ra từ lâu?
Tuy nhiên, những chuyên gia đã có kinh nghiệm xây dựng các mô
hình tài chính lại nghĩ khác. Theo họ, nhược điểm chính của các
chương trình viết sẵn là chúng giống như một "hộp đen" đối với
người sử dụng. Rất khó có thể giải thích được kết quả của một
chương trình lập mô hình có sẵn, mà khi không hiểu công thức được
áp dụng, không thể giải thích được kết quả thu được. Chính vì vậy
mà nhiều người sử dụng khi đạt được một trình độ nhất định trong
việc tạo mô hình thường chuyển sang dùng Excel.
Theo ý kiến của Iuri Volkov, các chương trình có sẵn còn có nhược
điểm nữa là chúng thường được định hướng cho người sử dụng trung
bình, và vì vậy, chúng không có độ uyển chuyển cần thiết mà các nhà
chuyên nghiệp cần. Phần lớn chúng được xây dựng để phù hợp cho
một dự án đầu tư từ đầu và bị tách rời khỏi các yếu tố hoàn cảnh
(chẳng hạn như tiền đầu tư được tính là đưa vào toàn bộ và ngay từ
đầu). Song trên thực tế, mỗi một dự án đều có những đặc trưng riêng.
Rất nhiều khi mô hình được xây dựng cho những hoạt động kinh
doanh đã có (như hiện đại hóa sản xuất chẳng hạn). Tiền thực hiện
dự án thường có thể được "rót" từ ngoài vào bởi một số cá nhân nào
đó, có thể là khoản thanh toán từ phía khách hàng (một thực tế
thường thấy trên thị trường bất động sản hiện nay). Và rõ ràng là
không thể chọn được một chương trình có sẵn phù hợp cho các tình
huống rất riêng này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều kỳ diệu đằng sau những mô hình tài chính.pdf