Di dân nông thôn – đô thị với nhà ở, một vấn đề xã hội

Sự đổ dồn về Hà Nội kiếm sống của nông dân từ các tỉnh xung quanh đã khiến Hà Nội bị quá tải nghiêm trọng về nhiều mặt như giao thông, môi trường, tệ nạn xã hội, nhà ở trong đó nhà ở bị sức ép lớn nhất. Với mật độ dân số 18.000 người/km2, bản thân cư dân Hà Nội đã phải sống rất chật hẹp với diện tích bình quân 4m2, trong khi thành phố Hồ Chí Minh là 5,7m2. Vậy những người nhập cư tự do này sống ở đâu. Ai là người đứng ra giải quyết vấn đề nan giải này?

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di dân nông thôn – đô thị với nhà ở, một vấn đề xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 2 - 1997 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 56 DI DÂN NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ VỚI NHÀ Ở, MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI NGA MY Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang ở trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Đó là quá trình hình thành và phát triển các thành phố, đặc biệt ở các thành phố lớn với xu hướng mở rộng về diện tích và dân số ngày càng tăng. Sự gia tăng dân số đô thị do nhiều nguyên nhân, có thể do sát nhập nhiều vùng xung quanh vào địa giới thành phố, có thể do di dân từ các miền khác đến..Điều này ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của cuộc sống đô thị, trong đó vấn đề nhà ở trở nên vô cùng bức xúc. Bài viết này chỉ đề cập đến khía cạnh nhà ở dưới tác động của di dân nông thôn – đô thị tại Hà Nội, một trong hai đô thị lớn ở nước ta. Như mọi người đều biết, hiện nay trong xã hội, đặc biệt ở xã hội đô thị nảy sinh một loạt các vấn đề xã hội: ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, tham nhũng, nghèo khổ, thiếu nhà ở, tội phạm thanh thiếu niên.Đó là những vấn nạn mà con người không mong muốn, là nguồn gốc của những rắc rối, trở ngại, khó khăn. Những hệ quả của nó không chỉ liên quan đến một vài cá nhân mà ảnh hưởng đến một phạm vi nhất định trong xã hội, thậm chí đến toàn xã hội. Có những nhân tố chủ quan và khách quan làm nảy sinh các vấn đề xã hội, song phải khẳng định rằng chúng đều là sản phẩm của bản thân các hoạt động của con người. Con người có khả năng giải quyết được thông qua nhận thức đúng và hành động đúng dưới những hình thái khác nhau. Xét trên toàn phạm vi toàn quốc thì ở đô thị, các vấn đề xã hội dường như nghiêm trọng hơn so với ở nông thôn. Cuộc sống đô thị phức tạp, nhiều chiều với lối sống pha tạp, giao lưu mở rộng, ngành nghề đa dạng, kinh tế phát triểnlà mảnh đất “màu mỡ” làm xuất hiện các vấn đề xã hội. Trong đó thiếu nhà ở là một vấn nạn rất được quan tâm. Theo một cuộc thăm dò của chương trình phát triển Liên Hợp quốc UNDP thì trong 12 vấn đề bức thiết nhất ở các thành phố lớn trên thế giới, thiếu nhà ở xếp thứ hai, chỉ sau thất nghiệp và xếp trên cả tội ác và nghèo đói. (Đại đoàn kết Số 45/94). Có lẽ Hà Nội cũng không nằm ngoài nhận định này, bởi một lẽ đơn giản: dân số tăng lên không ngừng với tốc độ lớn, còn quỹ nhà thì tăng không đáng kể. Năm 1954 Hà Nội mới chỉ có hai vạn người thì năm 1994 đã lên đến 1 triệu người chỉ riêng ở nội thành. Như vậy gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân tạo nên sức ép trong lĩnh vực nhà ở. Điều này dẫn đến hàng loạt các hiện tượng không mong muốn: cung không đủ cầu, bình quân diện tích ở theo đầu người thấp nhất trong các thành phố: 4m2/1 đầu người; nhà ở xuống cấp, chất lượng kém; tiêu cực trong phân Nga My Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 57 phối nhà ở; lấn chiếm đất công, tranh chấp kiện cáo; nhà đất trở thành hàng hóa để người ta sang nhượng, trao đổi, mua bán. Theo một số nhà nghiên cứu, hiện nay số hộ thiếu nhà ở tại Hà Nội khoảng 20 – 30%, thiếu nghiêm trọng là 10%. Nhiều gia đình 3, 4 thế hệ cùng chung sống trong một diện tích nhỏ hẹp. Thậm chí trong một căn hộ có đến 3, 4 cặp vợ chồng sinh sống mà biên giới và lãnh thổ là cái giường và tấm ri đô. Đây là nói về những cư dân có hộ khẩu chính thức ở Hà Nội vì họ là dân Hà Nội gốc hoặc đã nhập cư từ vài ba chục năm nay. Vậy mà để có một chỗ ở khả dĩ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu cũng là điều khó khăn. Trong khi đó hàng ngày hàng giờ, số người tìm về Hà Nội không ngừng tăng lên. Vậy họ là những ai, về Hà Nội làm gì và thu xếp chuyện nhà ở ra sao? Trước tiên phải khẳng định rằng, con người di chuyển bao giờ cũng có mục đích. Họ đến một nơi nào đó và ở lại trong một khoảng thời gian để thực hiện mục đích. Thời gian này có thể là ngắn, lâu dài hoặc vĩnh viễn tùy theo từng gia đình và từng con người cụ thể. Đặc trưng của di dân là con người luôn luôn vươn tới điều kiện sống tốt đẹp hơn về vật chất và tinh thần. Người ta đã khái quát thành 4 hướng di dân trong phạm vi một quốc gia: nông thôn – đô thị; đô thị - nông thôn; nông thôn – nông thôn; đô thị - đô thị. Trong đó di dân nông thôn – đô thị là xu hướng phổ biến nhất ở đô thị Việt Nam hiện nay. Làn sóng di dân gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Một mặt nó làm tăng nguồn nhân lực trong một số lĩnh vực sản xuất dịch vụ mặt khác nó tạo nên sự quá tải ở một số phương tiện mà đô thị phải gánh chịu. Nhìn chung những người di dân khá đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần, nhiều nghề nghiệp khác nhau. Họ đến Hà Nội với những động cơ và mục đích khác nhau. Tuy nhiên có thể tạm xếp thành các nhóm sau: - Nhóm di dân theo gia đình: Đây là nhóm di dân với mục đích là hợp lý hóa gia đình. Thường người chồng hoặc vợ có công việc ổn định ở Hà Nội, hoặc họ được thuyên chuyển công tác từ nơi khác về Hà Nội. Sau khi ổn định công ăn việc làm, lo được một chỗ ở nào đó, họ quyết định đem vợ con về Hà Nội để sinh sống thành một mối, tiện việc quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Việc di dân này thường rơi vào những người là cán bộ công nhân viên nhà nước. Họ được chia nhà ở tập thể cơ quan hoặc tự lo mua bán, sang nhượng nhà cửa. Do việc di dân này là hợp pháp và có tổ chức nên vợ con họ có thể được nhập hộ khẩu và con cái được học hành. Sau năm 1954 di dân để hợp lý hóa gia đình đã trở nên phổ biến vì số người ở lại Hà Nội để tham gia xây dựng và kiến thiết thủ đô là rất lớn. Do vậy không phải ngẫu nhiên mà có tới 2/3 dân số Hà Nội hiện nay là người từ các tỉnh khác. Cho đến nay xu hướng này vẫn diễn ra và góp phần vào việc gia tăng dân số. Tuy nhiên vấn đề nhà ở của họ không thật sự căng thẳng. Họ có ý định ở lại lâu dài hoặc vĩnh viễn tại Hà Nội nên có thu xếp để có chỗ ở ổn định cho gia đình. Di dân nông thôn.... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 58 - Nhóm di dân gián tiếp theo đường vòng: Nông thôn – Nước ngoài – Hà Nội: Đây là nhóm di dân của đa số thanh niên xuất khẩu lao động. Những thanh niên này xuất phát từ nhiều miền quê khác nhau, sau thời gian hợp tác lao động trở về đã bám trụ tại Hà Nội mà không muốn quay lại quê hương. Với một số vốn nhất định, họ đã đổ dồn vào mua nhà đất, một phần để ở, một phần để kinh doanh tạo nên tình trạng căng thẳng giả tạo trong thị trường buôn bán bất động sản. Hiện tượng này xảy ra từ đầu những năm 90 do khủng hoảng chính trị, kinh tế xã hội của hàng loạt các nước XHCN Đông Âu & Liên Xô. Những người lao động trở về đã tạo nên một đội quân thất nghiệp đáng kể tại Hà Nội. Họ không muốn về quê mà muốn cư trú ở Hà Nội vì dù sao ở Hà Nội, cơ hội làm ăn và kiếm việc làm cũng lớn hơn. Nhất là trong tay đã có một nguồn vốn thì dễ làm ăn buôn bán hoặc liên kết với nhau tạo dựng nên cơ sở sản xuất, dịch vụĐó đây trong thành phố Hà Nội đã xuất hiện những làng hoặc những cụm dân cư của người “đi Tây về”. Họ lại lập gia đình, sinh con đẻ cái và hình thành nên một cộng đồng người khá đông đảo. Nhóm dân cư này di chuyển đến Hà Nội phần lớn là tự do, bất hợp pháp, không có hộ khẩu chính thức nhưng có nhà ở ổn định. Họ cũng có ý định ở lại lâu dài để sinh sống và lập nghiệp. Một bộ phận nhỏ trông chờ vào cơ may được trở lại đất nước mà họ đã từng làm việc để kiếm sống. Rất ít người muốn trở về làng quê cũ để tiếp tục cuộc sông của người nông dân chân lấm tay bùn. - Nhóm sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Đây là nhóm cư dân đặc biệt có đặc tính là trẻ, khỏe và có học thức. Trong những năm gần đây, tỉ lệ sinh viên nông thôn vào học tại các trường đã tăng lên đáng kể. Bởi học vấn đã trở thành thước đo giá trị của con người không chỉ ở xã hội đô thị mà cả ở nông thôn. Gia đình nào có con đi học, đi thoát ly thường rất tự hào và có uy tín lớn. Do đó việc nhiều gia đình đầu tư tiền của, công sức cho con đi học đã trở nên phổ biến. Chính vì thế sinh viên từ các tỉnh về Hà Nội học ngày càng đông. Điều đó dẫn đến hậu quả là các trường không đủ chỗ cho sinh viên. Việc nâng cấp, sửa sang, làm nhiều nhà mới vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu nhà ở cho sinh viên. Việc nâng cấp sửa sang, làm nhiều nhà mới vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu của sinh viên. Đa số tại các trường, ký túc xá lại chỉ giành cho các sinh viên thuộc diện ưu tiên, nhưng điều kiện sống cũng hết sức eo hẹp. Một phòng chỉ 20m2 nhưng đã bố trí cho 10 – 12 sinh viên. Nhưng dù sao đó cũng là may mắn đối với họ. Thees còn phần lớn sinh viên nông thôn ở đâu? Đây là vấn đề khiến lãnh đạo các trường phản bận tâm và các sinh viên phải đương đầu khi quyết định nhập học. Hầu hết sinh viên phải tự lo tìm thuê nhà tại những điểm dân cư gần trường học. Do số sinh viên có nhu cầu thuê nhà ngày càng lớn nên đã hình thành một thị trường cho thuê nhà khá sôi động. Hàng loạt các tổ chức môi giới đã xuất hiện gần các khu có nhiều trường Đại học như khu Cầu Giấy, Thanh Xuân, Trương Định.Nhà ở cho sinh viên thuê ở những nơi này thường là các căn hộ chủ nhân được cấp nhưng không ở nên còn mới. Tại không mấy thuận lợi, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự không thật đảm bảo. Nhưng với đồng tiền có hạn, họ không thể đòi hỏi một chỗ ở tốt hơn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng sống và chất lượng học tập của sinh viên. Nga My Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 59 Như vậy, chỗ ở cho sinh viên nông thôn là 1 vấn đề xã hội khá bức thiết. Có thể coi việc chuyển từ nhiều miền quê về Hà Nội sinh sống và học tập là sự di dân tạm thời, tùy thời hạn kéo dài ba năm hoặc lâu hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là, phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều không muốn trở về quê cũ mà vẫn nán lại Hà Nội để tìm việc làm. Trong thời gian chờ việc, họ vẫn ở tại nơi cũ hay tìm nơi ở mới phù hợp với hoàn cảnh mới của mình. Có sinh viên được ở kí túc xá, khi ra trường vẫn tiếp tục ở lại, sống chui lủi, trốn tránh vì không có khả năng và điều kiện lo chỗ ở mới. Một số sinh viên may mắn hơn, đã có việc làm ổn định, thu nhập đảm bảo. Họ quyết định trụ lại Hà Nội lâu dài và tìm chỗ ở khả dĩ cho một sống mới. Tuy nhiên thật an cư, lạc nghiệp nhưng họ đã có một cơ may trong bước đầu lập nghiệp. Con số hàng ngàn, hàng vạn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, may mắn và không may mắn sẽ đi đâu, về đâu, ở đâu trong Hà Nội đông đúc và chật hẹp. Đây quả là vấn đề không đơn giản khi đứng trước nhu cầu cấp bách về nhà ở của đối tượng này. - Nhóm di dân tự do kiếm việc làm: Đây là nhóm di cư đông đảo nhất, đặc biệt trong những năm gần đây. Với cơ chế thị trường, sức lao động được giải phóng, người nông dân sau những tháng ngày bươn chải với mùa vụ, lại rủ nhau kéo ra Hà Nội kiếm việc làm. Thật ra, đối với người nông dân, việc phải xa rời quê hương bản quán là điều bất đắc dĩ. Tâm lý tiểu nông từ bao đời nay vẫn là làm ăn yên ổn nơi chôn rau cắt rốn, nơi có tình làng nghĩa xóm, bà con thân thuộc. Hơn nữa, nhu cầu của người nông dân cũng khá đơn giản. Họ chấp nhận vất vả và cuộc sống thanh bần. Họ nhịn ăn, nhịn tiêu, chỉ mong đủ ăn và tích lũy đôi chút, dần dần để dựng nhà cửa khi con cái lớn khôn. Nhưng làn sóng đổi mới đã tác động đến xã hội nông thôn. Đã xuất hiện tâm lý làm giàu, muốn vươn lên trong cuộc sống. Song không phải ai cũng có khả năng sản xuất kinh doanh, có vốn liếng để đầu tư vào các ngành nghề phi nông nghiệp khác. Do vậy các hộ giàu có, vượt trội là không đáng kể. Đại bộ phận vẫn chỉ có mức sống trung bình hoặc nghèo đói. Dân số tăng nhanh, diện tích canh tác không tăng, thậm chí còn giảm vì dánh cho quỹ nhà ở đã khiến bình quân diện tích đất trồng lúa trên đầu người bị giảm sút, thu nhập kém, đời sống khó khăn. Đồng thời cũng xuất hiện tình trạng thất nghiệp ở nông thôn. Người nông dân không còn con đường nào khác là phải tự cứu mình. Họ tìm mọi cách kiếm sống, và một trong những cách đó là tìm về Hà Nội. Họ hi vọng sẽ tìm được việc làm, sẽ tích lũy được đôi chút để gửi về cho gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo hoặc mua sắm, chi tiêu cải thiện đời sống. Đối với đa số những người này, sự tha hương chỉ có tích chất mùa vụ, tạm thời, theo kiểu con lắc. Ngày nông nhàn thì ra đi, đến vụ cấy hái và thu hoạch lại trở về giúp gia đình. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có ý định ở lâu dài. Đó là những người giúp việc tại các gia đình. Thường đó là những phụ nữ có hoàn cảnh éo le như không có chồng, hoặc góa chồng, li dị mà chưa có con, hoặc đó là những em gái 10 – 15 tuổi bỏ học để kiếm sống giúp đỡ gia đình. Những người này có may mắn là không phải lo lắng về chỗ ở. Họ ở cùng với nhà chủ, cùng ăn uống và sinh hoạt chung trong gia đình. Di dân nông thôn.... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 60 Trong số hàng vạn người di cư tạm thời ra Hà Nội thì số làm ăn tự do chiếm tỉ lệ cao nhất. Họ thường làm những công việc như xây dựng, bán hàng rong, cửu vạn, bới rác, đạp xích lô, đồng nát Đây là những việc mà cư dân đô thị ít muốn làm. Nhưng người nông dân sẵn sàng chấp nhận vì mục đích của họ chỉ là kiếm tiền. Sự đổ dồn về Hà Nội kiếm sống của nông dân từ các tỉnh xung quanh đã khiến Hà Nội bị quá tải nghiêm trọng về nhiều mặt như giao thông, môi trường, tệ nạn xã hội, nhà ở trong đó nhà ở bị sức ép lớn nhất. Với mật độ dân số 18.000 người/km2, bản thân cư dân Hà Nội đã phải sống rất chật hẹp với diện tích bình quân 4m2, trong khi thành phố Hồ Chí Minh là 5,7m2. Vậy những người nhập cư tự do này sống ở đâu. Ai là người đứng ra giải quyết vấn đề nan giải này? Dù di cư tạm thời nhưng họ cũng có nhu cầu nhà ở. Đó là nơi trú ẩn để họ có thể nghỉ ngơi sau một ngày lao động căng thẳng. Theo một cuộc điều tra gần đây, có 61,9% những người nhập cư tự do sống trong những căn nhà tạm bợ đơn sơ, rách nát. Không ít người tụ tập sinh sống ở những nơi ít bị kiểm soát như: bãi rác, gầm cầu, ven sông, bến xe, bãi chợ Dân tứ xứ đã tạo nên những xóm liều nhức nhối trọng lòng Hà Nội với những mái nhà được dựng lên vội vã bằng những vật liệu rẻ tiền như: giấy dầu, cốt ép, tranh tre, nứa láChúng tạo nên một cảnh hỗn độn, vô trật tự, ảnh hưởng đến không gian kiến trúc và quy hoạch đô thị. Ngoài việc lấn chiếm đất công, đất vô chủ để dựng nhà thì một bộ phận không nhỏ người nhập cư đi ở nhờ hoặc thuê nhà tại một số điểm dân cư rải rác trong thành phố. Trong vài năm gần đây đã xuất hiện hàng loạt các khu dân cư có nhà cho lao động ngoại tỉnh thuê với giá rẻ như: Chương Dương, Hàm Tử Quan, Phúc Xá (Quận Hoàn Kiếm), làng Hoàng Cầu (Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa) Phần lớn nhà ở đây là nhà cấp 4 thiếu tiện nghi, thiếu nước sinh hoạt, môi trường ô nhiễm, an ninh trật tự không đảm bảo. Do đó, dân nhập cư thường sống thành từng nhóm cùng quê hương, cùng ngành nghề để dễ bề quan tâm, bảo vệ lẫn nhau. Họ đã tạo thành một cộng đồng dân cư đô thị, lao động và nghỉ ngơi trong lòng đô thị. Có lẽ rằng, trong những năm sắp tới, cộng đồng này sẽ vẫn tăng lên. Bởi dù sao đi nữa, Hà Nội vẫn là miền đất đem lại việc làm và thu nhập cho họ, dù có phải lao động nhọc nhằn với chỗ ở đơn sơ, tồi tệ. Trong thực tế, ngoài những nhóm di dân nông thôn – đô thị đã được đề cập, còn có các nhóm khác với những dạng thức di dân khác. Dù dưới dạng thức nào thì họ cũng tạo nên sự gia tăng dân số ở Hà Nội. Sự gia tăng này đã kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội phải giải quyết, trong đó nhà ở là một trong những vấn đề cơ bản nhất. Giải quyết vấn đề nhà ở là một trong những nhiệm vụ không đơn giản của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và quy hoạch đô thị. Nó đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, đồng bộ giữa các nhà chức trách và các nhà nghiên cứu nhằm đưa ra những chính sách về nhà ở hợp lý và có tính khả thi. Nga My Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdi_dan_nong_thon_do_thi_voi_nha_o_mot_van_de_xa_hoi.pdf