Đề xuất phát triển cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình
- Giải pháp về chính sách Nhà nước: Để mô hình cao su tiểu điền phát triển một
cách vững chắc, Nhà nước cần phải tích cực hoàn chỉnh các chính sách đầu tư
phát triển cây cao su nhằm khuyến khích và động viên nhiều thành phần kinh tế
tham gia một cách có hiệu quả hơn. Đặc biệt cây cao su có thời gian kiến thiết cơ
bản khá dài, thu hồi vốn chậm nên các cấp chính quyền cần nhanh chóng cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận tiện cho các hộ sản xuất.
- Giải pháp về khoa học kỹ thuật: Cần có sự chỉ đạo của cán bộ khuyến nông trong
việc chọn giống, chăm sóc và thu hoạch để không làm tổn hại đến sức khỏe của
cây cao su. Đặc biệt cần chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo nguồn lao động đáp
ứng nhu cầu thực tế tại địa phương.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất phát triển cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 116-121
ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN
Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH
HÀ VĂN HÀNH - TRẦN THÚY HẰNG
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
Tóm tắt: Cao su là một cây có nguồn gốc nhiệt đới nên rất phù hợp với khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. Đặc biệt với những lợi thế về khí
hậu, đất đai, nhân lực đối với cây cao su, khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình
được đánh giá là một vùng có tiềm năng trong việc phát triển cao su tiểu
điền. Cao su không chỉ được xem là cây trồng có giá trị kinh tế cao mà nó
còn tạo cảnh quan môi trường sinh thái tốt. Thông qua việc nghiên cứu các
điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cũng như phân tích hiệu quả kinh tế
của cây cao su trên địa bàn, bài báo đề xuất các khu vực có thể trồng cao su
tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình, đồng thời đề xuất một số giải
pháp cho phát triển bền vững.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao su từ lâu đã là một cây công nghiệp dài ngày quan trọng đối với tiểu chủ nông
nghiệp. Tại Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cao su có tốc độ phát triển mạnh trong
những năm gần đây và có những tín hiệu rất tích cực trên thị trường thế giới. Cao su
không chỉ được xem là cây trồng có giá trị kinh tế cao, mà còn có chức năng phòng hộ,
chống xói mòn (đối với vùng đồi có độ dốc thấp), tạo cảnh quan môi trường sinh thái
tốt; đồng thời giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.
Với những thuận lợi về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và nhân lực; khu vực đồi núi tỉnh
Quảng Bình được đánh giá là một trong những vùng có tiềm năng để phát triển cao su
tiểu điền. Hiện nay tỉnh Quảng Bình có gần 9.000 ha cao su, trong đó có khoảng 5.000
ha đã được đưa vào khai thác. Các địa phương trong tỉnh đang thực hiện kế hoạch trồng
mới khoảng 1.000 ha cao su vào năm 2009. Trong năm 2008, tỉnh Quảng Bình đã khai
thác và sơ chế xuất khẩu hơn 6.200 tấn mủ cao su, trị giá hơn 15,5 triệu USD, chiếm
trên 82% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh [4].
2. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH
QUẢNG BÌNH
2.1. Dự toán vốn đầu tư cho 01 ha cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản
Theo đúng quy trình kỹ thuật, giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây cao su là khoảng 7 - 8
năm. Trong thời gian này, cây cao su không cho thu nhập gì đáng kể do chủ yếu là chi
phí trồng mới (bao gồm chi phí giống, phân bón, hóa chất, lao động). Một số nơi
người ta tranh thủ trồng xen cây sắn hay đậu lạc... để hạn chế cỏ và tận dụng đất khi cây
cao su chưa khép tán. Chi phí trung bình hàng năm cho 1 ha cao su được thể hiện ở
bảng 1.
ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH
117
Bảng 1. Chi phí đầu tư giai đoạn kiến thiết cơ bản cho 1 ha cao su
Các khoản chi phí Công (1)
Đơn giá (đ)
(2)
Vật tư (đ)
(3)
Thành tiền (đ)
(1*2 + 3)
Trồng mới (công + vật tư) 150 50.000 4.012.000 11.012.000
Chăm sóc năm 1 (công + vật tư) 95 50.000 2.158.000 6.908.000
Chăm sóc năm 2 (công + vật tư) 80 50.000 2.285.000 6.282.000
Chăm sóc năm 3 (công + vật tư) 70 50.000 2.364.000 5.864.000
Chăm sóc năm 4 (công + vật tư) 65 50.000 2.655.000 5.905.000
Chăm sóc năm 5 (công + vật tư) 65 50.000 2.712.000 5.952.000
Chăm sóc năm 6 (công + vật tư) 65 50.000 2.712.000 5.952.000
Chăm sóc năm 7 (công + vật tư) 50 50.000 2.500.000 5.000.000
Chăm sóc năm 8 (công + vật tư) 40 50.000 2.000.000 4.000.000
Tổng vốn đầu tư 56.875.000
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (giá vật tư và công lao động được tính vào 3/2009)
2.2. Tổng doanh thu trong một chu kỳ sản xuất cao su
Vào năm thứ 8 cây cao su bắt đầu được lấy mủ nhưng trong thời gian này lượng mủ cho
thu hoạch là không đáng kể, vì đây là thời kỳ “cạo bói”. Vì vậy để bảo vệ cây cao su,
các hộ gia đình thực sự bắt đầu khai thác mủ vào năm thứ 9. Doanh thu của một ha cao
su trong một chu kỳ khai thác được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Ước tính doanh thu của 1 ha cao su trong một chu kỳ sản xuất
Năm thứ Sản lượng (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)
9 900 12.000 10.800.000
10 1.150 12.000 13.800.000
11 1.300 12.000 15.600.000
12 1.500 12.000 18.000.000
13 1.800 12.000 21.000.000
14 2.100 12.000 25.200.000
15 2.350 12.000 28.200.000
16 2.600 12.000 31.200.000
17 2.950 12.000 35.400.000
18 3.100 12.000 37.200.000
19 3.200 12.000 38.400.000
20 3.400 12.000 40.800.000
21 3.400 12.000 40.800.000
22 3.000 12.000 36.000.000
23 2.600 12.000 31.200.000
24 2.200 12.000 26.400.000
25 1.800 12.000 21.600.000
26 1.500 12.000 18.000.000
27 1.300 12.000 15.600.000
Tổng cộng 42.150 505.200.000
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (giá bán mủ cao su, vật tư và công lao động được tính vào 3/2009)
HÀ VĂN HÀNH - TRẦN THÚY HẰNG
118
Như vậy ta có thể thấy thu nhập của người dân trồng cao su là khá cao, đạt trung bình
1.600.000 đ/tháng [2]. Từ hiệu quả kinh tế to lớn đó nên người dân trên địa bàn đã
mạnh dạn đầu tư, trồng mới hàng ngàn hecta, chủ yếu là khu vực đồi núi. Cây cao su
còn tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương và làm cho cuộc sống của họ ngày
càng ổn định.
3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG BÌNH
3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý: Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.065,27 km2 trải dài từ 16°55’ đến
18°05’ vĩ Bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía
Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía
Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 110 km.
b. Địa hình: Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông,
đồi núi chiếm khoảng 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Vùng núi phía Tây
có độ cao trung bình từ 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2.017m, kế
tiếp là vùng đồi dạng bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp với nhiều cồn
cát và dải cát chạy dọc bờ.
c. Thổ nhưỡng: Tài nguyên đất được chia thành 2 hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng
bằng và hệ Feralit ở vùng đồi và núi với 5 nhóm chủ yếu là: Nhóm đất đỏ vàng; nhóm
đất cát; đất mặn; đất phù sa; đất lầy và than bùn, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn
80% diện tích tự nhiên và phân bố ở vùng đồi núi.
d. Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có sự chi phối sâu sắc của địa hình
và luôn bị tác động bởi khí hậu của 2 miền Nam - Bắc. Vì vậy, khí hậu có 2 mùa rõ rệt:
Mùa ít mưa (từ tháng II đến tháng VIII) và mùa mưa (từ tháng IX đến tháng I năm sau).
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000-2.300 mm/năm, phân bố không đồng đều giữa
các vùng và các tháng trong năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng IX, X và XI,
trong đó tháng X có lượng mưa chiếm gần 30% tổng lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình năm từ 24-250C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VI, VII và
VIII, nhiệt độ có lúc lên đến 400C.
Độ ẩm tương đối ở Quảng Bình thuộc vào loại cao, trung bình năm từ 83-84%. Độ ẩm
thấp nhất vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng (< 20%) và cao nhất vào các tháng
cuối đông (tháng XII, I) do hiện tượng mưa phùn.
e. Thuỷ văn: Tỉnh Quảng Bình có 5 sông lớn là: sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ
(là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hoà và sông Dinh với
tổng lưu lượng 4 tỷ m³/năm. Do ảnh hưởng của địa hình nên các sông ở đây ngắn và dốc
với tốc độ dòng chảy lớn. Chế độ thủy văn các sông này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu.
ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH
119
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số và lao động: Tính đến cuối năm 2007 tổng số dân của tỉnh là 854.918 người,
trong đó: nam giới 422.720 người, chiếm 49,45% và nữ 432.198 người, chiếm 50,55%.
Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4% sống ở thành thị.
Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếm khoảng 49,28% dân
số. Về chất lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/1999 có: 10.720 người có
trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 4.676 cao đẳng, 6.042 đại học và trên đại học. Lực
lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% số lao động [1].
Từ số liệu trên cho thấy số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao và tỷ lệ giữa
nam và nữ khá cân đối nên có thể coi đây là một thuận lợi về vấn đề nhân lực phục vụ
cho sản xuất.
b. Cơ sở hạ tầng: Quảng Bình có hệ thống giao thông thuận lợi với đường sắt Bắc -
Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư. Quảng Bình có
quốc lộ 12A nối với Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và 116,04km đường bờ biển với
cảng Gianh và cảng Hòn La nên thuận tiện trong vận tải biển. Hiện nay thành phố Đồng
Hới có trạm biến áp 220/110/10KV-2x63MVA là trạm nút nguồn của hệ thống điện
Quốc gia. Ngoài ra Quảng Bình còn có 9 chi nhánh ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân vay vốn phát triển sản xuất.
4. ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
4.1. Đề xuất phát triển cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình
Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của việc trồng cây cao su đối với người
dân trên địa bàn, đồng thời qua phân tích những thuận lợi và khó khăn cho phát triển
cây cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình (loại đất, khí hậu), bước đầu
chúng tôi đề xuất trồng cây cao su ở một số khu vực cụ thể (xem sơ đồ 1). Ở đây chúng
tôi có lưu ý xem xét đến những loại đất trồng, cây trồng cạn ngắn ngày kém hiệu quả và
những vùng đất trồng rừng đến thời kỳ thu hoạch có thể chuyển đổi, ưu tiên cho những
khu vực gần giao thông để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển; hạn
chế chuyển đổi đất có rừng. Cụ thể, cao su tiểu điền được đề xuất phát triển tập trung ở
vùng đồi núi huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Ngoài ra còn có
thể phát triển ở một số nơi trên địa bàn huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Đồng Hới.
HÀ VĂN HÀNH - TRẦN THÚY HẰNG
120
Sơ đồ 1. Đề xuất phát triển cao su tiểu điền khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình
4.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển cao su tiểu điền ở lãnh thổ nghiên cứu
- Giải pháp về chính sách Nhà nước: Để mô hình cao su tiểu điền phát triển một
cách vững chắc, Nhà nước cần phải tích cực hoàn chỉnh các chính sách đầu tư
phát triển cây cao su nhằm khuyến khích và động viên nhiều thành phần kinh tế
tham gia một cách có hiệu quả hơn. Đặc biệt cây cao su có thời gian kiến thiết cơ
bản khá dài, thu hồi vốn chậm nên các cấp chính quyền cần nhanh chóng cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận tiện cho các hộ sản xuất.
- Giải pháp về khoa học kỹ thuật: Cần có sự chỉ đạo của cán bộ khuyến nông trong
việc chọn giống, chăm sóc và thu hoạch để không làm tổn hại đến sức khỏe của
cây cao su. Đặc biệt cần chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo nguồn lao động đáp
ứng nhu cầu thực tế tại địa phương.
- Giải pháp về vốn: Trong chính sách vay vốn cần phải đưa ra những chính sách
phù hợp để tạo điều kiện cho người dân vay vốn một cách nhanh chóng. Tạo dựng
hành lang pháp lý thuận lợi trong việc vay vốn, cần giảm bớt thủ tục hành chính,
thiết lập cơ chế “một cửa” giúp người dân giảm bớt các chi phí và thời gian cho
ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH
121
các thủ tục không cần thiết. Đồng thời ngoài việc huy động vốn từ các ngân hàng
của Nhà nước, địa phương cũng như mỗi hộ cần phải chủ động tìm kiếm thêm
những nguồn vốn hỗ trợ khác.
Với các giải pháp nêu trên, trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp
nhàng giữa các giải pháp để hiệu quả dự án được nâng cao. Đồng thời cần có sự quan
tâm của các ban ngành và sự năng động, nỗ lực của mỗi người dân trong vùng thì việc
phát triển cao su tiểu điền mới đem lại hiệu quả cao, góp phần vào việc xóa đói, giảm
nghèo và làm cho đời sống của người dân ngày một nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục thống kê tỉnh Quảng Bình (2008), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm
2007, Đồng Hới.
[2] Dự án đa dạng hoá nông nghiệp (2006), Định mức kinh tế kỹ thuật 1 ha cao su tiểu
điền và phương án sản xuất kinh doanh, Báo cáo tổng kết Dự án, Huế.
[3] Hà Văn Hành (2007), Quy hoạch sử dụng đất, Tập bài giảng dành cho học viên Cao
học ngành Địa lý, Huế.
[4] UBND huyện Bố Trạch (2007), Chương trình phát triển cây cao su tiểu điền giai
đoạn 2007-2010 (ban hành theo quyết định số 1396/2007-QĐ-UBND ngày
05/06/2007 của UBND huyện), Bố Trạch.
Title: PROPOSING THE SOLUTIONS TO DEVELOP THE RUBBER TREE IN THE HILLY
AND MOUNTAINOUS TERRITORY OF QUANG BINH PROVINCE
Abstract: The rubber is a tropical tree so it gets used to natural conditions in Vietnam.
Especially with the advantages of soil, climate and labour, the hilly and mountainous territory
of Quang Binh province is evaluated a potential area for developing the rubber. It not only is
considered as the economic tree but also makes the good ecological environment. Through
researching natural condition and socio - economic background as well as analysing the
economic effects of the rubber tree in the area, this article suggests some solutions to develop
the rubber tree in the hilly and mountainous territory of Quang Binh province.
TS. HÀ VĂN HÀNH
Trưởng Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
TRẦN THÚY HẰNG
GV Khoa Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_xuat_phat_trien_cao_su_tieu_dien_o_khu_vuc_doi_nui_tinh_q.pdf