2.3. Đối với người dân
Cần thay đổi quan niệm trong sản xuất, từ bỏ
những quan điểm sản xuất lạc hậu, không hiệu quả
tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức do trung tâm khuyến nông tổ chức, tăng cường
học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức sản xuất ứng
dụng khoa học kỹ thuật. Áp dụng các phương pháp
này vào hoạt động sản xuất của mình, trên cơ sở
đó trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, đoàn kết, tự giác,
có trách nhiệm trong việc phòng chống dịch bệnh,
giữ sạch môi trường và nguồn nước. Nên chuyển
sang mô hình canh tác 2 lúa 1 thủy sản thay thế mô
hình lúa đơn truyền thống, làm được điều này vừa
giúp hộ nông dân tăng thu nhập và về mặt xã hội
làm giảm tác nhân gây ô nhiểm môi trường.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất lúa đơn và lúa thủy sản tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐƠN
VÀ LÚA THỦY SẢN TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
COMPARING FINANCIAL EFFECTIVENESS OF THE AQUATIC- RICE
AND SINGLE RICE MODELS IN LONG MY DISTRICT, HAU GIANG PROVINCE
Nguyễn Đăng Đức1, Trần Tất Đăng2, Lê Kim Long3
Ngày nhận bài: 17/6/2014; Ngày phản biệ n thông qua: 25/7/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014
TÓM TẲT
Mô hình lúa thủy sản là một trong những mô hình áp dụng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Nghiên
cứu này nhằm đánh giá thực trạng sản xuất lúa tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; phân tích các chỉ số tài chính, so sánh
hiệu quả tài chính của mô hình lúa đơn và mô hình lúa thủy sản; từ đó đề xuất được một số giải pháp cơ bản và khả thi
phù hợp để phát triển các mô hình tại địa bàn nghiên cứu. Qua nghiên cứu có thể kết luận rằng: hộ nông dân áp dụng mô
hình sản xuất lúa thủy sản mang lại hiệu quả cao hơn so với mô hình sản xuất lúa đơn. Cụ thể tổng chi phí của mô hình
lúa thủy sản tiết kiệm so với mô hình lúa đơn là 9.816.549 đồng/ha. Thu nhập của mô hình lúa thủy sản tăng hơn mô hình
lúa đơn là 17.866.100 đồng/ha.
Từ khóa: hiệu quả tài chính, lúa đơn, lúa thủy sản, Long Mỹ
ABSTRACT
The aquatic rice model is one of the models applied to the economic restructuring in agriculture. This study aimed
to assess the status of rice production in Long My district, Hau Giang Province; analysis of fi nancial ratios, compare the
fi nancial effectiveness of the application single model and the aquatic rice; which proposes a number of basic, feasible and
suitable solutions to develop the models in the study area. Through research it can be concluded that farmers applied the
aquatic rice production brings higher effi ciency compared to single model for rice production. Specifi cally the total cost
of the aquatic rice model savings compared to single model is 9816549 VND/ ha. The income of the aquatic rice model
increased over single model is 17.8661 million VND / ha.
Keywords: Financial effectiveness, single rice, aquatic rice, Long My
1 Nguyễn Đăng Đức: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 – Trường Đại học Nha Trang
2 Trần Tất Đăng: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang
3 TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và
đang đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển
kinh tế đất nước, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm
khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó lúa gạo của
vùng ĐBSCL đóng góp phần lớn vào việc cung ứng
nhu cầu trong nước và chiếm tới 90% lượng gạo
xuất khẩu của cả nước. Sau lúa là nuôi trồng và khai
thác thủy sản...
Hậu Giang là một tỉnh được tái lập từ năm 2004,
có vị thế hết sức quan trọng của vùng ĐBSCL, vị
trí nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL,
giữ vai trò trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng
Tây Nam sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà
Mau, có diện tích đất nông nghiệp 140,271 ha [2]
chiếm 87,53% đất tự nhiên.
Long Mỹ là một huyện nông nghiệp của tỉnh Hậu
Giang với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là
35.203 hecta [1]. Trước đây, canh tác nông nghiệp
truyền thống của người dân chủ yếu là trồng lúa
đơn. Để hướng tới sự phát triển bền vững và nâng
cao thu nhập cho người dân, bắt đầu từ năm 2008,
nghị quyết của Huyện ủy huyện Long Mỹ đã chỉ
đạo huyện phải có 75% diện tích đất nông nghiệp
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23
đạt giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng/ha trở lên và
đạt lợi nhuận 40% trên diện tích canh tác [3]. Chính
vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị
trấn phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn
bà con nông dân thực hiện nhiều mô hình sản xuất
để chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp
phấn đấu đạt được mục tiêu về giá trị sản xuất và
lợi nhuận theo nghị quyết của Huyện ủy. Mô hình
lúa thủy sản là một trong những mô hình áp dụng để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, từ năm 2008
đến nay chưa có một nghiên cứu nào để đánh giá
hiệu quả của các mô hình sản xuất lúa của huyện.
Để có căn cứ thuyết phục người dân chuyển đổi mô
hình sản xuất thì câu hỏi “Liệu mô hình lúa - thủy
sản có thực sự mang lại hiệu quả tài chính cao hơn
mô hình đơn canh lúa?” cần phải được trả lời. Vì
vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng sản
xuất lúa tại huyện hiện nay, đồng thời so sánh hiệu
quả tài chính của mô hình lúa đơn và mô hình lúa
thủy sản.
II. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý thuyết
Hiệu quả tài chính thường được đánh giá dựa
vào các chỉ tiêu: Kết quả/Chi phí, Kết quả/Doanh
thu, Doanh thu/Chi phí, Kết quả/Vốn chủ sở hữu
[3], [5]. Trong nghiên cứu này, do người nông dân
chỉ quan tâm tới thu nhập và không có dữ liệu về
đất thuê nên chỉ số kết quả của hoạt động sản xuất
được thay thế bằng thu nhập. Mặt khác, do không
đo lường được chi phí đất đai nên chỉ số vốn chủ
sở hữu cũng không được tính toán. Các chỉ số sau
được sử dụng :
Thu nhập/Chi phí (TN/CP): là chỉ số được tính
bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng chi phí.
Tỷ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể
đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập/Doanh thu (TN/DT): là chỉ số được
tính bằng tỷ số tổng thu nhập chia cho tổng
doanh thu. Tỷ số này cho biết được trong một đồng
doanh thu hộ nông dân có được sẽ có bao nhiêu đồng
thu nhập.
Doanh thu/chi phí (DT/CP): cho biết rằng một
đồng chi phí mà hộ nông dân bỏ ra đầu tư sẽ thu lại
được bao nhiêu đồng doanh thu.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn và qui mô nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những nông dân áp
dụng mô hình sản xuất lúa đơn và mô hình lúa - thủy
sản tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2011,
tổng số mẫu là 302 mẫu, trong đó 133 mẫu hộ sản
xuất lúa đơn, 169 mẫu hộ sản xuất lúa - thủy sản.
Địa bàn nghiên cứu được chọn là 10/15 đơn vị xã
thị trấn của huyện Long Mỹ, gồm: xã Long Trị, Long
Trị A, Vĩnh Viễn, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Thuận
Hưng, Xà Phiên, Long Bình, Long Phú và thị trấn
Trà Lồng.
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi, sau đó
rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách lập
để chọn ra các hộ cần điều tra. Số liệu thu thập bằng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ. Thời gian
phỏng vấn được tiến hành vào năm 2011.
2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh
giá 2 mô hình. Phương pháp kiểm định trung bình
mẫu độc lập để kiểm định sự khác biệt của 2 mô
hình về thu nhập, chi phí, doanh thu.
Kiểm định trung bình mẫu độc lập: khi hai yếu
tố nghiên cứu là biến định tính và định lượng. Kiểm
định trung bình mẫu độc lập cho biết giá trị trung
bình của một yếu tố thuộc vào hai nhóm độc lập
có sự khác biệt hay không. Theo lý thuyết về kiểm
định trung bình mẫu độc lập, kết quả xảy ra hai
trường hợp:
+ Trường hợp 1: Nếu giá trị Sig. Trong kiểm
định Levene’s nhỏ hơn 0,05 ta sẽ sử dụng kết quả
kiểm định t ở phần phương sai không bằng nhau.
Nếu p-value của giá trị t < 0,05 thì ta kết luận giá trị
trung bình của yếu tố 2 nhóm là khác biệt có ý nghĩa
với độ tin cậy α (α=95%) [4], [6].
+ Trường hợp 2: Nếu giá trị Sig. Trong kiểm
định Levene’s >= 0,05 ta sẽ sử dụng kết quả kiểm
định t ở phần phương sai bằng nhau. Nếu p-value
của giá trị t < 0,05 thì ta kết luận giá trị trung bình
của yếu tố 2 nhóm là khác biệt có ý nghĩa với độ tin
cậy α (α=95%) [4], [6].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
tổng hợp của hai mô hình
Qua phân tích và đánh giá kết quả áp dụng hai
mô hình sản xuất của nông dân trên địa bàn huyện
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ta có thể đưa ra kết luận
rằng: hộ nông dân áp dụng mô hình sản xuất lúa
thủy sản mang lại kết quả cao hơn so với mô hình
sản xuất lúa đơn.
Theo số liệu tại bảng 1 dưới đây, ta có kết
quả nghiên cứu 302 hộ nông dân sản xuất lúa đơn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
và lúa thủy sản năm 2011 tại huyện Long Mỹ tỉnh
Hậu Giang cho kết quả hộ nông dân sản xuất lúa
theo mô hình lúa thủy sản có thu nhập trung bình
57.704.396 đồng/ha/năm cao hơn thu nhập trung
bình của mô hình lúa đơn là 39.838.296 đồng/
ha/năm [3]. Giá trị Sig. trong kiểm định Levene’s
Test <0,05, chứng tỏ phương sai của hai mô hình
khác nhau, dựa vào kết quả kiểm định t trong phần
phương sai không bằng nhau, giá trị Sig. trong
kiểm định t<0,05 ta kết luận có sự khác biệt về thu
nhập của hai mô hình. Ta có thể đưa ra kết luận,
với độ tin cậy 95%, thu nhập của mô hình lúa thủy
sản tốt hơn mô hình lúa đơn.
Doanh thu trung bình của hộ nông dân sản xuất
lúa theo mô hình lúa thủy sản là 106.081.866 đồng/
ha/năm cao hơn doanh thu trung bình của hộ nông
dân sản xuất lúa đơn 98.032.315 đồng/ha/năm [3].
Kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai,
giá trị Sig. trong kiểm định Levene’s Test của tổng
doanh thu <0,05, chứng tỏ phương sai của hai mô
hình khác nhau, dựa vào kết quả kiểm định t trong
phần phương sai không bằng nhau, giá trị Sig. trong
kiểm định t <0,05 ta kết luận có sự khác biệt về doanh
thu của hai mô hình. Vì vậy, với độ tin cậy 95%,
doanh thu của mô hình lúa thủy sản tốt hơn mô hình
lúa đơn (với mức bình quân 8.049.551 đồng/ha) [3].
Bảng 1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu 2 mô hình
Chỉ tiêu Mô hình lúa thủy sản
Mô hình
lúa đơn
Chênh lệch
Kiểm định Levene’s Kiểm định t
Kết
luậnMức ý
nghĩa (sig.)
Mức ý
nghĩa (sig.)
CP (đ/ha) 48.377.470 58.194.019 -9.816.549
Phương sai bằng nhau 0,000 0,000
Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
DT (đ/ha) 106.081.866 98.032.315 8.049.551
Phương sai bằng nhau 0,000 0,006
Có
Phương sai không bằng nhau 0,003
TN (đ/ha) 57.704.396 39.838.296 17.866.100
Phương sai bằng nhau 0,001 0,000
Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
DT/CP
(lần) 2,19 1,68 0,51
Phương sai bằng nhau 0,000 0,000
Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
TN/CP
(lần) 1,19 0,68 0,51
Phương sai bằng nhau 0,000 0,000
Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
TN/DT
(lần) 0,54 0,41 0,13
Phương sai bằng nhau 0,036 0,000
Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
Theo bảng 1, tổng chi phí của hộ nông dân
sản xuất lúa theo mô hình lúa thủy sản 48.377.470
đồng/ha/năm cao hơn chi phí mô hình lúa đơn
58.194.019 đồng/ha/năm [3]. Giá trị Sig. trong kiểm
định Levene’s Test của tổng chi phí: <0,05, chứng tỏ
phương sai của hai mô hình khác nhau, dựa vào kết
quả kiểm định t trong phần phương sai không bằng
nhau, giá trị Sig. trong kiểm định t <0,05 ta kết luận
có sự khác biệt về chi phí của hai mô hình. Ta có thể
kết luận, với độ tin cậy 95%, chi phí của mô hình lúa
thủy sản tiết kiệm hơn mô hình lúa đơn (mức bình
quân 9.816.549 đồng/ha) [3].
Tỷ suất thu nhập trên chi phí của mô hình lúa
thủy sản là 119%, điều này nói lên khi hộ nông dân
đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất thì có
được thu nhập 1.190 đồng. Trong khi đó, tỷ suất thu
nhập trên chi phí của mô hình lúa đơn là 68%, đều
này nói lên hộ nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí
vào việc sản suất thì có được thu nhập 680 đồng.
Dựa vào kết quả trên ta có thể đưa ra kết luận
mô hình sản xuất lúa thuỷ sản mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn nhiều so với mô hình sản xuất
lúa đơn.
Nhưng hiện tại, mô hình lúa đơn tại huyện Long
Mỹ có 3 vụ lúa trong năm và mô hình lúa - thủy sản
có 2 vụ lúa trong năm... Hơn nữa, theo kết quả tính
toán tại bảng 1 ta thấy thu nhâp, doanh thu và chi
phí của 2 mô hình đều có sự khác biệt về ý nghĩa
thống kê. Tuy nhiên hai mô hình điểm giống nhau
là đều sản xuất lúa, điểm khác nhau là có nuôi thủy
sản và không nuôi thủy sản, để có cơ sở so sánh
và đánh giá hiệu quả của từng mô hình cần phải
so sánh điểm chung về lúa chính. Vì vậy, chúng ta
cần đi đánh giá trung bình 1 vụ lúa của hai mô hình
(thông qua các chỉ tiêu về chi phí sử dụng phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật). Kết quả cụ thể được thể
hiện nội dung tiếp theo.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25
2. Kết quả nghiên cứu trung bình 1 vụ lúa của 2
mô hình
Theo kết quả bảng 2 dưới đây, tổng chi phí bình
quân 1 vụ lúa mô hình lúa thủy sản tiết kiệm hơn
mô hình lúa đơn 200.000 đồng/ha. Đặc biệt là chi
phí nông dược, mô hình lúa thủy sản tiết kiệm hơn
mô hình lúa đơn là 680.000 đồng/ha, điều này cho
thấy sử dụng thuốc nông dược cho vụ lúa mô hình
lúa thủy sản ít hơn mô hình lúa đơn, đã hạn chế
tác nhân gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nông
dược trong nông nghiệp gây ra, hơn nữa về mặt tài
chính hiệu quả mô hình lúa thủy sản cao hơn mô
hình lúa đơn, cụ thể là thu nhập bình quân 1 vụ lúa
của mô hình lúa thủy sản là 22.148.000 đồng/ha,
còn mô hình lúa đơn thu nhập được 13.279.000
đồng/ha. Chênh lệch thu nhập giữa mô hình lúa
thủy sản và lúa đơn là 8.869.000 đồng/ha [3].
Thu nhập của hộ nông dân sản xuất theo mô
hình lúa thủy sản có thu nhập cao hơn hộ nông dân
sản xuất lúa theo mô hình lúa đơn truyền thống là
do năng suất cao hơn, chi phí tiết kiệm hơn
+ Năng suất theo bảng 2 hộ nông dân sản xuất
bình quân 1 vụ lúa theo mô hinh lúa thủy sản là
6,5 tấn/ha, còn mô hình lúa đơn truyền thống là
5,27 tấn/ha, chênh lệch giữa mô hình lúa thủy sản
và lúa đơn là 1,23 tấn/ha [3].
+ Giá bán: lúa sản xuất ra theo mô hình lúa
thủy sản lúa có giá bán cao hơn lúa sản xuất của
mô hình lúa đơn 180 đồng/kg, có thể nói hộ nông
dân sản xuất lúa theo mô hình lúa thủy sản sử dụng
giống lúa chất lượng cao nên giá bán ra cao hơn
giống lúa thường, chính vì vậy chi phí giống đầu của
mô hình lúa thủy sản cao hơn lúa mô hình lúa đơn
70.000 đồng/ha [3].
Bảng 2. So sánh giá trị trung bình 1 vụ lúa của 2 mô hình
Chỉ tiêu Mô hình lúa thủy sản Mô hình lúa đơn Chênh lệch
Kiểm định Levene’s Kiểm định t
Kết luậnMức ý
nghĩa (sig.)
Mức ý nghĩa
(sig.)
Phân bón
(đ/ha) 4.940.000 4.120.000 820.000
Phương sai bằng nhau 0,219 0,000
Phương sai không bằng nhau 0,000 Có
Nông dược
(đ/ha) 2.890.000 3.570.000 -680.000
Phương sai bằng nhau 0,002 0,000 Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
Giống
(đ/ha) 1.680.000 1.610.000 70.000
Phương sai bằng nhau 0,011 0,236 Không
Phương sai không bằng nhau 0,222
Chi phí
khác (đ/ha) 9.704.600 10.107.000 -402.000
Phương sai bằng nhau 0,026 0,064 Không
Phương sai không bằng nhau 0,055
Tổng chi
phí (đ/ha) 19.200.000 19.400.000 -200.000
Phương sai bằng nhau 0,014 0,610 Không
Phương sai không bằng nhau 0,593
Năng suất
(tấn/ha) 6,50 5,27 1,23
Phương sai bằng nhau 0,000 0,000 Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
Giá bán
(đ/ha) 6.329,10 6.149,10 180
Phương sai bằng nhau 0,851 0,006
Phương sai không bằng nhau 0,006 Có
Doanh thu
(đ/ha) 41.371.000 32.677.000 8.694.000
Phương sai bằng nhau 0,098 0,000
Phương sai không bằng nhau 0,000 Có
Thu nhập
(đ/ha) 22.148.000 13.279.000 8.869.000
Phương sai bằng nhau 0,000 0,000 Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
DT/CP
(lần) 2,21 1,69 0,52
Phương sai bằng nhau 0,000 0,000 Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
TN/CP
(lần) 1,21 0,69 0,52
Phương sai bằng nhau 0,000 0,000 Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
TN/DT
(lần) 0,53 0,40 0,13
Phương sai bằng nhau 0,021 0,000 Có
Phương sai không bằng nhau 0,000
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Theo kết quả kiểm định tại bảng 2 ta thấy của
các khoản mục: phân bón, giá bán, doanh thu giá
trị Sig. trong kiểm định Levene’s Test >0,05 điều
này nói lên phương sai của hai mô hình không khác
nhau (hay nói nói cách khác độ quan sát đồng đều);
Các mục: chi phí nông dược, chi phí giống,
chi phí khác, tổng chi phí, thu nhập,.. giá trị Sig.
trong kiểm định Levene’s Test <0,05 điều này nói
lên phương sai của hai mô hình khác nhau, hay nói
cách khác là độ quan sát không đồng đều.
Tổng chi phí 1 vụ lúa mô hình lúa thủy sản thấp
hơn mô hình lúa đơn 200.000 đồng/ha [3]. Giá trị
Sig. trong kiểm định t test có giá trị>0,05 nó, nên
nó không có ý nghĩa về mặt thống kê. Chi phí giống
của 1 vụ lúa mô hình lúa thủy sản cao hơn mô hình
lúa đơn 70.000 đ/ha điều này có thể cho ta thấy mô
hình lúa thủy sản sử dụng lúa giống có chất lượng
hơn, nên chi phí cao hơn, nhưng về mặt thống kê,
giá trị Sig. trong kiểm định t test có giá trị >0,05 nên
chi phí này không có ý nghĩa về sự khác biệt.
Chi phí nông dược, chi phí phân bón, năng
suất lúa, giá bán lúa, doanh thu, thu nhập có giá trị
Sig. <0,05 điều này chứng tỏ các khoản chi phí của
hai mô hình có sự khác biệt về mặt thống kê với
mức ý nghĩa 95%. Ta có thể kết luận, với độ tin cậy
95%, chi phí nông dược trung bình vụ lúa của mô
hình lúa thủy sản tiết kiệm hơn vụ lúa của mô hình
lúa đơn (với mức bình quân 680.000 đồng/ha) tại
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2011, điều này
cho thấy khuyến khích người dân chuyển sang mô
hình lúa thủy sản, vừa hạn chế gây ô nhiểm môi
trường do tác nhân của nông dược gây ra, vừa tạo
thêm thu nhập nhiều hơn mô hình lúa đơn 8.869.000
đồng/ha [3].
Từ kết quả trên ta thấy, mô hình lúa thủy sản
tốt hơn mô hình lúa đơn, vừa tăng thu nhập vừa
hạn chế ô nhiễm môi trường. Như vậy, hiệu quả môi
trường của mô hình lúa thủy sản tốt hơn mô hình
lúa đơn.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để đánh giá 2 mô hình. Phương pháp
kiểm định trung bình mẫu độc lập để kiểm định
sự khác biệt của 2 mô hình về thu nhập, chi phí,
doanh thu.
Kết quả so sánh hiệu quả của mô hình sản
xuất lúa đơn và lúa thủy sản tại huyện Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang cho thấy thu nhập của mô hình
lúa thủy sản cao hơn lúa đơn là 17.866.100 đ/ha,
trong khi mô hình sản lúa thủy sản tiết kiệm hơn
rất nhiều so với mô hình lúa đơn, trung bình là
9.816.549 đ/ha. Thông qua kết quả so sánh trung
bình 1 vụ lúa ta thấy chi phí nông dược trung bình
vụ lúa của mô hình lúa thủy sản tiết kiệm hơn
vụ lúa của mô hình lúa đơn (với mức bình quân
690.000 đồng/ha).
Từ kết quả trên ta thấy, mô hình lúa thủy sản
tốt hơn mô hình lúa đơn, vừa tăng thu nhập vừa
hạn chế ô nhiễm môi trường, chính vì vậy cần
tuyên truyền sâu rộng để khuyến khích hộ nông dân
chuyển đổi hình thức canh tác từ mô hình sản xuất
lúa đơn truyền thống sang thực hiện mô hình lúa
thủy sản.
2. Kiến nghị
2.1. Cấp tỉnh
Tỉnh cần phải có chế độ đãi ngộ nhân tài tìm
và tạo ra một đội ngũ lao động có tri thức cần cù,
sáng tạo, nghiêm chỉnh tác phong làm việc tốt là
hết sức cần thiết. Có giải pháp hỗ trợ, can thiệp giá
các nguyên liệu đầu vào chủ yếu và ở đầu ra như
giá sàn. Đồng thời chống hiện tượng đầu cơ ép
giá. Phối hợp với các viện, trung tâm khuyến nông
thành lập các trại cây con giống tại địa phương để
bà con thuận tiện hơn trong sản xuất. Cần xây dựng
hệ thống thủy lợi đảm bảo, cung cấp nguồn nước
đầy đủ, sử dụng con giống tốt, không lạm dụng hóa
chất, chế phẩm xử lý môi trường.
2.2. Cấp huyện và xã
Tuyên truyền phổ biến cho bà con về tính hiệu
quả của việc áp dụng mô hình. Nâng cao kỹ thuật
canh tác của các nông hộ, tổ chức đào tạo, tập huấn
cho nông dân về các biện pháp canh tác mới, khoa
học kỹ thuật tiến bộ. Cán bộ nông nghiệp và khuyến
nông huyện, xã nên thường xuyên cùng nông dân
trao đổi để chọn những giống cây trồng có năng
suất cao, kháng sâu bệnh, phát hiện và khuyến cáo
kịp thời tình hình dịch hại, sâu bệnh cho nông dân,
để hạn chế hơn nữa chi phí sản xuất, năng cao hiệu
quả canh tác và hướng đến sự phát triển bền vững.
2.3. Đối với người dân
Cần thay đổi quan niệm trong sản xuất, từ bỏ
những quan điểm sản xuất lạc hậu, không hiệu quả,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27
tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức do trung tâm khuyến nông tổ chức, tăng cường
học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức sản xuất ứng
dụng khoa học kỹ thuật. Áp dụng các phương pháp
này vào hoạt động sản xuất của mình, trên cơ sở
đó trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, đoàn kết, tự giác,
có trách nhiệm trong việc phòng chống dịch bệnh,
giữ sạch môi trường và nguồn nước. Nên chuyển
sang mô hình canh tác 2 lúa 1 thủy sản thay thế mô
hình lúa đơn truyền thống, làm được điều này vừa
giúp hộ nông dân tăng thu nhập và về mặt xã hội
làm giảm tác nhân gây ô nhiểm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi Cục Thống kê huyện Long Mỹ. Niên giám Thống Kê năm 2012.
2. Cục thống kê tỉnh Hậu Giang. Niêm giám thông kê năm 2012.
3. Trần Tất Đăng, 2013. Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất lúa đơn và lúa - thủy sản tại huyện Long Mỹ, Hậu
Giang, luận văn Cao học ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.
4. Đinh Phi Hổ, 2012. Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - Nông
nghiệp, NXB Phương Đông.
5. Châu Thị Kim Lan, 2007. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn và lúa cá ở xã Trường Xuân huyện Cờ Đỏ
TP. Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_hieu_qua_tai_chinh_cua_mo_hinh_san_xuat_lua_don_va_l.pdf