Đề thi tin học trẻ thành phố Hà Tĩnh năm 2010 sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal

Bài 3: Vận động viên bóng bàn: Trong buổi lễ bế mạc hội khỏe cấp thành phố, vận động viên các môn thi đấu đứng thành các hàng dọc, mỗi môn đặt một hàng. Môn bóng bàn có N vận động viên (N<=255). Kết quả thi đấu (tính bằng điểm) của các vận động viên bóng bàn được cho bởi dãy số A (A1, A2, ,AN) theo thứ tự tương ứng với vị trí đứng trong hàng (vận động viên đứng thứ i trong hàng có kết quả thi đấu là Ai). Hãy liệt kê trong hành các vận động viên Bóng bàn có bao nhiêu cặp vận động viên đứng gần nhau mà có kết quả thi đấu giống nhau. Dữ liệu vào: Tệp văn bản BONGBAN.INP có cấu trúc: - Dòng đầu tiên ghi số N - Dòng thứ 2 ghi dãy số A, các số cách nhau một ký tự trống. Dữ liệu ra: Tệp văn bản BONGBAN.OUT có cấu trúc: - Dòng đầu tiên ghi số N. - Dòng thứ 2 ghi số lượng các cặp vận động viên Bóng bàn tìm được theo yêu cầu. - Các dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi 2 số là số thứ tự đứng trong hàng của các cặp vận động viên tìm được - Các số ghi trên một dòng cách nhau ít nhất một ký tự trống.

doc2 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tin học trẻ thành phố Hà Tĩnh năm 2010 sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TIN HỌC TRẺ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH NĂM 2010 Sử dụng ngôn ngữ lập trình PASCAL thực hiện các bài tập sau: Bài 1: Chất lượng sản phẩm: Trong một nhà máy chế biến N loại sản phẩm lương thực, thực phẩm có số hiệ là 1, 2, N (N là số nguyên dương và N <=100). Mỗi loại sản phẩm có không quá N sản phẩm. Người ta phân loại tất cả các sản phẩm thành M mức chất lượng khác nhau có số hiệu là 1, 2, M (M là số nguyên dương và M<=N). Để đánh giá và nhìn nhận lại quá trình sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo nhà máy cần phải biết được số lượng sản phẩm ở từng mức chất lượng, đồng thời cũng cần phải biết mức chất lượng nào có số lượng sản phẩm là nhiều nhất và số lượng sản phẩm nhiều nhất đó là bao nhiêu? Hãy giúp ban lãnh đạo nhà máy giải đáp các yêu cầu trên. Dữ liệu vào: Tệp văn bản SANPHAM.INP có cấu trúc: Dòng đầu tiên ghi hai số N và M. N dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi M số tạo thành một bảng có kích thước N x M. Giá trị của phần tử nằm trên dòng I, cột j của bảng này chính là số lượng sản phẩm loại i có mức chất lượng j (1<=i<=N, 1<=j<=M). Các số nghi trên mỗi dòng cách nhau ít nhất một ký tự trống. Dữ liệu ra: Tệp văn bản SANPHAM.UOT có cấu trúc: Trong M dòng đầu, dòng thứ d (1<=d<=M) ghi số lượng sản phẩm có mức chất lượng theo dạng: “Mức chất lượng d có sản phẩm” Dòng thức M+1 ghi hai số cách nhau ít nhất một ký tự trống là chỉ số của mức chất lượng có nhiều sảm phẩm nhất và số lượng sản phẩm nhiều nhất đó. Ví dụ: Với tệp SANPHAM.INP sau đây ta phải hiểu: Loại sản phẩm 1 có 1 sản phẩm có mức chất lượng loại 1, có 2 sản phẩm cứ mức chất lượng loại 4, không có sản phẩm có mức chất lượng 2 và 3 (dòng thức 2 và 3 của tệp) Loại sản phẩm 2 có 2 sản phẩm có mức chất lượng 2, có 1 sản phẩm mức chất lượng 3, 1 sản phẩm có chất lượng 4, không có sản phẩm náo có chất lượng loại 1 (dòng thứ 3 của tệp). Loại sản phẩm 3 có 2 sản phẩm có mức chất lượng 1, có 2 sản phẩm mức chất lượng 1, 2 sản phẩm có mức chất lượng 4, không cvos sản phẩm nào có mức chất lượng 2 và 3 (dòng thức 4 của tệp) Tệp SANPHAM.INP Tệp SANPHAM.OUT 3 4 1 0 0 2 0 2 1 1 2 0 0 2 Muc chat luong 1 co 3 san pham Muc chat luong 2 co 2 san pham Muc chat luong 3 co 1 san pham Muc chat luong 4 co 5 san pham 4 5 Bài 2: Xâu mở ngoặc, đóng ngoặc Xét xâu S chỉ bao gồm các ký tự mở ngoặc “(” và đóng ngoặc “)” . Xâu S xác định một cách đặt ngoặc đúng nếu thỏa mãn các điều kiện sau: Số ngoặc mở bằng số ngoặc đóng. Nếu duyệt từ trái sang phải, số lượng ngoặc mở luôn luôn lớn hơn hoặc bằng số lượng ngoặc đóng. Ví dụ: Xâu “( ( ( ) ( ( ) ) ) )” xác định cách đặt ngoặc đúng. Xâu “( ( ) ( ) ) ) ( ( ) )” là một cách đặt ngoặc sai (ở vị trí số 7) Cho một xâu S tùy ý nào đó chỉ bao gồm không quá 255 các ký tự mở ngoặc “(” và đóng ngoặc “)”. Hãy kiểm tra xem xâu đã cho có xác định một cách đặt ngoặc đúng hay không Dữ liệu vào: Tệp văn bản NGOAC.INP chứa xâu S. Tệp văn bản NGOAC.OUT có cấu trúc: Nếu xâu S là một cách đặt ngoặc sai: Dòng đầu tiên ghi thông báo sai. Dòng tiếp theo ghi số thứ tự của ký tự ngoặc đặt sai đầu tiên tìm được hoặc số thứ tự của ký tự còn thiếu dẫn tới cách đặt ngoặc sai. Nếu xâu S có xác định một cách đặt ngoặc đúng thì tệp dữ liệu ra chỉ ghi thông báo “Đúng” trên một dòng. Tệp NGOAC.INP Tệp NGOAC.OUT ( ( ( ) ( ( ) ) ) ) DUNG Tệp NGOAC.INP Tệp NGOAC.OUT ( ( ) ( ) ) ) ( ( ) ) SAI 7 Tệp NGOAC.INP Tệp NGOAC.OUT ( ( ( ) ( ( ) ) ) SAI 10 Bài 3: Vận động viên bóng bàn: Trong buổi lễ bế mạc hội khỏe cấp thành phố, vận động viên các môn thi đấu đứng thành các hàng dọc, mỗi môn đặt một hàng. Môn bóng bàn có N vận động viên (N<=255). Kết quả thi đấu (tính bằng điểm) của các vận động viên bóng bàn được cho bởi dãy số A (A1, A2, ,AN) theo thứ tự tương ứng với vị trí đứng trong hàng (vận động viên đứng thứ i trong hàng có kết quả thi đấu là Ai). Hãy liệt kê trong hành các vận động viên Bóng bàn có bao nhiêu cặp vận động viên đứng gần nhau mà có kết quả thi đấu giống nhau. Dữ liệu vào: Tệp văn bản BONGBAN.INP có cấu trúc: Dòng đầu tiên ghi số N Dòng thứ 2 ghi dãy số A, các số cách nhau một ký tự trống. Dữ liệu ra: Tệp văn bản BONGBAN.OUT có cấu trúc: Dòng đầu tiên ghi số N. Dòng thứ 2 ghi số lượng các cặp vận động viên Bóng bàn tìm được theo yêu cầu. Các dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi 2 số là số thứ tự đứng trong hàng của các cặp vận động viên tìm được Các số ghi trên một dòng cách nhau ít nhất một ký tự trống. Ví dụ: Tệp BONGBAN.INP Tệp BONGBAN.OUT 5 1 1 3 4 4 5 1 1 3 4 4 2 1 2 4 5 - Hết -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_thi_tin_hoc_tre_tp_ha_tinh_thuc_hanh_nam_2010_1_2123.doc
Tài liệu liên quan