Đề tài Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp. Nhà nước tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật XHCN thể hiện đầy đủ lợi ích và ý chí của nhân dân. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
25 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3834 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC CHƯƠNG XI LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGƯỜI BIÊN SOẠN PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG TS. LÊ HỮU ÁI NỘI DUNG CHƯƠNG XI NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC II. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC 1. Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước a) Nguồn gốc của nhà nước Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Nhà nước ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định. Thời kỳ cộng đồng nguyên thủy chưa có giai cấp, chưa có nhà nước. Trong xã hội cộng sản văn minh, khi không còn đối kháng giai cấp và nhu cầu cai trị xã hội bằng bạo lực nữa thì nhà nước sẽ “tiêu vong”. Nhà nước ra đời do các nguyên nhân: - Sự phát triển của LLSX trong các bộ lạc nguyên thủy dẫn đến sự thay thế chế độ công hữu bằng chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng: giai cấp này bóc lột sức lao động của giai cấp khác. - Chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các bộ lạc dẫn đến việc hình thành những tổ chức xã hội phức tạp hơn (bộ tộc). Quyền lực của các thủ lĩnh bộ lạc, bộ tộc ngày càng tăng và trở thành đối lập với nhân dân. Những nguyên nhân trên làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Xã hội cần phải có một tổ chức bạo lực để duy trì xã hội nằm “trong vòng trật tự” phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. - Nhà nước do giai cấp có thế lực mạnh nhất trong xã hội, tức giai cấp thống trị về kinh tế lập ra, trước hết là để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của giai cấp đó. Ph. Ăngghen viết: “Vậy nhà nước quyết không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội. Nó cũng không phải là cái “hiện thực của ý niệm đạo đức”, là “hình ảnh và hiện thực của lý tính” như Hêgen khẳng định. Đúng ra, nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định; nó là sự thú nhận rằng xã hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được”. “Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng rõ ràng là đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự ”. Và lực lượng đó, nảy sinh từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội và ngày càng tách rời khỏi xã hội, chính là nhà nước”. (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.21, tr. 252-253) b) Bản chất của nhà nước - Nhà nước là một tổ chức chính trị -xã hội, một bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng có chức năng bảo vệ, duy trì QHSX thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng. - Nhà nước là một bộ máy quyền lực, một tổ chức cai trị thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền thống trị của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tóm lại, nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị trong kinh tế nhằm bảo vệ địa vị và lợi ích (trước hết là lợi ích kinh tế) của giai cấp đó. Không có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc đại diện một cách bình đẳng cho lợi ích của tất cả các giai cấp. V.I. Lênin, trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” viết: “Theo Mác, nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác; đó là sự kiến lập một “trật tự”, trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp” (V.I. Lênin, Toàn tập, t. 33, tr. 10). c) Đặc trưng của nhà nước (Những đặc trưng phân biệt nhà nước với hình thức thị tộc bộ lạc có trước nhà nước và với hình thức bộ máy quản lý xã hội trong tương lai khi không còn nhà nước). - Quản lý dân cư theo lãnh thổ quốc gia. - Có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế, có một hệ thống pháp luật và lực lượng vũ trang đặc biệt để thực hiện sự cai trị. - Có một chế độ thuế khóa nhằm duy trì hoạt động của nhà nước. 2) Chức năng cơ bản của nhà nước - Chức năng chính trị và chức năng xã hội * Chức năng chính trị : Nhà nước là một bộ máy thống trị chính trị của một giai cấp, nó sẵn sàng sử dụng bạo lực để bảo vệ lợi ích kinh tế và sự thống trị chính trị của giai cấp đó. * Chức năng xã hội: Nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ vì nhu cầu và lợi ích chung của cộng đồng dân cư trong sự quản lý của nhà nước. Chức năng thống trị chính trị là chức năng chính, quy định nội dung, phương hướng, mức độ thực hiện chức năng xã hội của nhà nước. - Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại + Chức năng đối nội: là chức năng thực hiện những nhiệm vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp thống trị, quản lý xã hội. + Chức năng đối ngoại: là chức năng thực hiện những nhiệm vụ trong quan hệ với các nhà nước khác nhằm bảo vệ độc lập quốc gia hoặc mở rộng sự thống trị đến các dân tộc khác. Chức năng đối nội giữ vai trò quyết định chức năng đối ngoại; chức năng đối ngoại nhằm mục đích phục vụ chức năng đối nội. 3) Kiểu và hình thức nhà nước a) Nhà nước của giai cấp bóc lột : Nhà nước của giai cấp bóc lột có 3 kiểu: - Nhà nước chiếm hữu nô lệ - Nhà nước phong kiến - Nhà nước tư sản Mỗi kiểu nhà nước có nhiều hình thức phong phú. Kiểu nhà nước nói lên bản chất giai cấp của nhà nước. Nhà nước của giai cấp nào. Hình thức nhà nước nói lên cách tổ chức của nhà nước, phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại có hình thức quân chủ và hình thức cộng hòa. Nhà nước phong kiến có hình thức phổ biến là quân chủ (phân quyền hoặc trung ương tập quyền). Nhà nước phong kiến phương Đông lúc đầu có hình thức phân quyền (Trung Quốc), về sau chủ yếu là trung ương tập quyền (Trung Quốc và Việt Nam) Nhà nước phong kiến ở phương Tây trong thời kỳ quá độ lên CNTB, bên cạnh hình thức quân chủ chuyên chế còn có hình thức quân chủ lập hiến. Nhà nước tư sản có hình thức phổ biến là cộng hòa đại nghị. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà nước còn duy trì hình thức quân chủ lập hiến. b) Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Tính tất yếu của nhà nước XHCN Để tiến tới tình trạng xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước, cần phải có một thời kỳ quá độ chính trị, trong đó nhà nước chưa tiêu vong hẳn, cũng không thể do giai cấp bóc lột lãnh đạo mà là nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản – nhà nước chuyên chính vô sản. Trong tác phẩm: “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, C. Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với xã hội ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.” (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t. 19, tr. 47) - Đặc điểm: Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt (nhà nước quá độ, nhà nước không còn nguyên nghĩa, nửa nhà nước). Nó có những đặc điểm : + Nhà nước vô sản là tổ chức chính trị thông qua đó nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ xã hội của mình. Nó đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động. + Nó bảo vệ lợi ích dân tộc nhưng đồng thời tổ chức hợp tác cùng có lợi với tất cả các dân tộc trên thế giới. + Nhà nước vô sản do giai cấp vô sản mà đội tiên phong là đảng cộng sản lãnh đạo . + Nhà nước vô sản có hai chức năng cơ bản: Sử dụng công cụ bạo lực để bảo vệ độc lập, của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Tổ chức xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới. Chức năng tổ chức xây dựng là chức năng cơ bản nhất. II. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Khái niệm nhà nước pháp quyền và lược sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền a) Khái niệm nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt, trong đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền: + Pháp luật được xác định ở địa vị cao nhất. Bất cứ cá nhân hay tổ chức nào dù là người đứng đầu nhà nước hay đảng lãnh đạo nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật và không ai được vượt qua những quy định của pháp luật. + Quyền lực nhà nước và pháp luật đại diện cho lợi ích và ý chí của nhân dân. + Mọi công dân có quyền và nghĩa vụ nhất định được pháp luật quy định. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền công dân. Cá nhân được tự do hoạt động trong phạm vi luật pháp cho phép và phải thực hiện những nghĩa vụ bắt buộc do pháp luật quy định. b) Lược sử tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền trong lịch sử. Tư tưởng về nhà nước cai trị bằng pháp luật đã có rất sớm trong lịch sử. Chẳng hạn, thuyết pháp trị ở Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên, thuyết pháp trị chỉ thể hiện quyền lực và ý chí của giai cấp thống trị. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thật sự ra đời trong thời kỳ đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp quý tộc phong kiến trong việc tranh giành quyền lực nhà nước. Đáng chú ý nhất là các lý luận sau: - Lý thuyết về chủ quyền của nhân dân và khế ước xã hội (Social Contract) của Thomas Hobbes (1588-1679), Jean Jacques Rousseau (1712-1778) - Lý thuyết Tam quyền phân lập (Separation of powers) của Montesquieu (1689-1755) - Lý thuyết về triết học pháp quyền của I. Cantơ, G. Hêghen . 2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam a) Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Là nhà nước của dân, do dân, vì dân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; trên cơ sở liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Là công cụ quyền lực chủ yếu để nhân dân xây dựng một quốc gia dân tộc độc lập XHCN theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. - Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp. Nhà nước tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân - Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật XHCN thể hiện đầy đủ lợi ích và ý chí của nhân dân. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. b) Một số biện pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN - Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước - Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước . - Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức Quốc hội. Tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước. Cải cách tư pháp. Hoàn thiện hệ thống luật pháp. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ năng lực quản lý, có phẩm chất chính trị vững vàng và đạo đức trong sạch. - Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG XI LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.ppt