Giáo trình Thủy sinh học

2.Phần ngực: Phần ngực gồm 7 đốt, mỗi đốt mang một đôichân ngực. Các chân ngực chia thành hai nhóm: nhóm tr-ớc (I- IV)h-ớng về phía đầu. Nhóm sau (V- VII) h-ớng về phía đuôi. Các đôi chân ngực đều có 7 đốt. Hai đôi chân ngực I và IIbiến thành càng Ivà II. Có đốt 6rộng bản, đốt 7 vuốt nhọn thành vuốt, khớp với đốt 6 thành kẹp. Các đặc điểm của đôi chân này là đặc diểm quan trọng để phân loại Amphipoda. ở gốc các đôi chân ngực II- VIIcó các tấm mang, có dạng các tấm tròn, nhẵn. Riêng con cái từ đôi chân II- Vcó các tấm mang trứng, dạng tấm kitin kéo dài, có viền tơ rậm. 3. Phần bụng: Gồm 6 đốtbụng mang 6 đôi chân bụng, các đôi chân bụng chia thành 2 nhóm : chân bơi (chân bụng I- III) và chân nhảy (chân đuôi) I- IV. Các đôi chân bơi có 2 nhánh hình sợi, nhiều đốt. Các đôi chân đuôigồm phần gốc và phần ngọn, hai nhánh không phân đốt. Riêng đôi chân đuôi thứ IIIth-ờng có nhánh ngoài phân đốt, nhánh trong có khi tiêu giảm. Các đặc điểm của các đôi chân đuôi (đặc biệt là đôi chân đuôi thứ III) là đặc điểm để phân loại Amphipoda.

pdf123 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thủy sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, giáp xác chân chèo chỉ có một mắt. - Đôi râu I gồm 4-26 đốt, chúng là một trong các đặc điểm phân loại trên râu I th−ờng có nhiều lông cứng hoặc gậy cảm giác. Râu I ở con cái có cấu tạo đối xứng. Còn râu I ở con đực th−ờng mất đối xứng và biến thành cơ quan ôm (Grasping organ) do một số đốt biến dạng, có răng c−a và gai, có đốt khớp động nên có thể gập lại đ−ợc. Hình dạng, độ dài so với thân, số l−ợng đốt, vị trí cơ quan ôm là đặc điểm phân loại. Riêng bọn Diaptomidae con đực th−ờng mang một phần phụ đặc tr−ng cho mỗi loài ở đốt thứ 3 tính từ ngọn. - Đôi râu II ngắn gồm 2 nhánh. 100 - Phần phụ miệng gồm có: Đôi hàm trên có tấm kitin sắc và xúc biện hàm (Palpus) một hay hai nhánh. Đôi hàm d−ới I th−ờng có 2 nhánh dạng lá mỏng. Đôi hàm d−ới II và đôi chân hàm có dạng một nhánh phân đốt. Phần phụ ngực: Gồm có 5 đôi chân ngực, 4 đôi chân ngực đầu tiên có cấu tạo đồng nhất gồm phần gốc 2 đốt (Coxa và Basis) và phần ngọn hai nhánh, nhánh trong (endopodit), nhánh ngoài (exopodit) mỗi nhánh có 2-3 đốt. Trên đốt có tơ và gai. Số l−ợng độ dài tơ và gai ở đốt ngọn nhánh trong và nhánh ngoài mỗi chân ngực (I - IV) đặc tr−ng cho từng giống loài. Chân ngực V có biến đổi rất lớn là căn cứ quan trọng trong phân loại giáp xác chân chèo. Chân ngực V trong bộ Calanoida, ở con đực con cái có cấu tạo khác nhau. - Chân ngực V con cái chia 3 loại : + Loại 2 nhánh: Có cấu tạo khác nhau tuỳ loại, loại nguyên thuỷ nhất cả hai nhánh trong và nhánh ngoài đều phát triển cấu tạo giống những đôi chân tr−ớc có tác dụng để bơi. Có loại nhánh ngoài phát triển, nhánh trong thái hoá ( Undinula. Pontellia) một số loài có nhánh ngoài nhánh trong cùng thái hoá ( Labidocera). + Loại 1 nhánh : nhánh trong mất hẳn, nhánh ngoài thái hoá ở những mức độ khác nhau. Có loại 4 đốt (Eurytemorra, Pleuromanma), loại 3 đốt (Rhincalanus), 2 đốt (Paracalanus) hoặc một đốt (Microcyclops varicans), đặc biệt có loài chỉ còn lại chân trái phân 3 đốt nh− Stenocalanus. + Chân ngực V hoàn toàn mất hẳn nh− Eucalanus, Euchaeta, Pseudocalanus. - Chân ngực Vcon đực: Chân ngực V con đực biến thành cơ quan giao cấu, so với con cái thì chân ngực V con đực có biến đổi rất lớn, có cấu tạo phức tạp chia 2 loại : + Loại hai nhánh: Loại nguyên thuỷ cả nhánh trong và nhánh ngoài đều phát triển có cấu tạo giống dạng chân bơi (Calanus), có loại nhánh trong hơi thái hoá, chân trái và chân phải không giống nhau. + Loại một nhánh: chỉ còn lại nhánh ngoài, đối xứng trái phải (Cydopoida) hoặc mất đối xứng do số l−ợng đốt dài ngắn khác nhau. Một số loài chân ngực V rất phát triển và cấu tạo phức tạp ( Labidocera, condacia). Một số loài không phát triển chân trái dài hơn chân phải (Paracalanus, Eucalanus) hoặc chân phải dài hơn chân trái (Colocalanus) một số loài chân phải rất thái hoá (Aetideus). II. Dinh d−ỡng: Đa số giống loài trong lớp phụ giáp xác chân mái chèo lấy thức ăn theo kiểu lọc, một số sống ký sinh nh− Lernea, Ergasilus ký sinh trên cá, tôm. Một số giáp xác chân chèo bắt vật nhỏ nh− trứng cá, cá con. Bọn này là địch hại trong nghề −ơng ấp cá. III. Sinh sản và phát triển: Đực cái phân tính. Chỉ có sinh sản hữu tính. Khi sinh sản con đực nhờ râu I và chân ngực V đ−a bọc tinh vào túi chứa tinh của con cái. Trong thời gian đẻ trứng, trứng đ−ợc thụ tinh dần dần. Khi trứng đ−ợc đẻ ra từ ống dẫn trứng sẽ tiết ra chất nhầy kết dính những tế bào trứng thành 2 túi trứng ở 2 bên hay 1 túi trứng hình đĩa ở giữa đốt sinh dục. Quá trình phát triển: Từ trứng nở ra ấu trùng Naupilus bơi lội tự do trong n−ớc (ấu trùng không phân đốt). Hình trứng, hình bầu dục có một điểm mắt, 3 đôi phần phụ đó là đôi râu1, đôi râu 2 và đôi hàm lớn. ấu trùng Nauplius trải qua 5 - 6 lần lột xác thành dạng tr−ởng thành. Dạng tr−ởng thành có đặc điểm là các phần phụ đã hoàn 101 chỉnh, các đặc điểm sinh dục đã rõ rệt. Trứng và tinh trùng thành thục đã bắt đầu sinh sản. IV Phân bố và ý nghĩa: Các giống loài trong lớp phụ giáp xác chân chèo phân bố cả trong thuỷ vực n−ớc ngọt, lợ và biển. Đa số sống trôi nổi trong n−ớc, là thành phần chủ yếu của động vật phù du cả ở n−ớc ngọt và biển. Chúng là thức ăn của nhiều động vật thuỷ sinh. Thí dụ theo tài liệu phân tích thức ăn trong dạ dày cá của Nguyễn Đình Châu và D−ơng Thị Thơm (1979) các Thu vạch (Cybium commersoni) tỷ lệ chân mái chèo chiếm 72,7 %, cá ngừ chấm Euthynnus yaito tỉ lệ giáp xác chân chèo chiếm 58%. Giáp xác chân mái chèo là một khâu quan trọng trong chuỗi thức ăn của thuỷ vực cũng nh− trong chu trình chuyển hoá vật chất nói chung của vực n−ớc. Do vậy việc nghiên cứu giáp xác chân mái chèo còn giúp cho việc đánh giá trữ l−ợng và khả năng khai thác của vùng n−ớc Dùng chỉ thị cho khối n−ớc, dòng chẩy, nhiệt độ, độ mặn thí dụ sự có mặt của loài Calanus sinicus trong Vịnh Bắc bộ là chỉ thị cho khối n−ớc lạnh phía Bắc vịnh trong mùa đông – xuân. V. Phân loại và giống loài th−ờng gặp: Lớp phụ giáp xác chân mái chèo đ−ợc chia thành 7 bộ . Các giống loài th−ờng gặp trong 3 bộ: Bộ Calanoida, Bộ Cyclopoda và Harpacticoida. Trong đó bộ Calanoida hoàn toàn sống phù du. Bộ Cyclopoida đại bộ phận sống phù du, một số ít sống kí sinh. Bộ Harpacticoida sống đáy là chủ yếu. Giới thiệu những đại diện th−ờng gặp. 1. Bộ Calanoida: Một số giống loài th−ờng gặp trong các thuỷ vực nội địa và ven biển. - Họ Centropagidae: Phần thân tr−ớc hình lá dẹp dài, chạc đuôi mảnh dài xấp xỉ phần bụng. Đại diên gặp giống Sinocalanus sống trong các thuỷ vực n−ớc lợ. - Họ Pseudodiaptomidae: Phần thân tr−ớc hình hạt thóc, chạc đuôi ngắn hơn phần bụng. Góc sau phần thân tr−ớc đối xứng. Ngọn râu 1 phải con đực không có phần phụ đặc tr−ng ở đót 3 từ ngọn. Nhánh trong chân ngực V phải, trái ở con đực không có hoặc tiêu giảm. Th−ờng gắp các giống Pseudodiaptomus ; Schmackeria trong các thuỷ vực n−ớc lợ - Họ Calanidae: Phần thân hình trứng, phía tr−ớc tròn hay hơi lồi. Góc bên sau phần đầu ngực tù hay hơi lồi. Phần bụng con cái có 4 đốt, con đực có 5 đốt, chạc đuôi hơi ngắn và có 5 lông cứng. Râu 1 con cái có 23 – 25 đốt, gốc hơi phình to, đỉnh có 2 lông dài. Chân ngực V cấu tạo theo kiểu chân bơi phần lớn nhánh trong và nhành ngoài đều 3 đốt. Các đại diện Giống Calanus, Nannocalanus, Neocalanus. Họ Eucalanidae : Phần đầu ngực dài và to, tr−ớc tròn th−ờng lồi thành dạng gai. Góc bên sau ngực nói chung là tù, cá biệt có loại nhọn, bụng rất ngắn. Râu 1 th−ờng dài hơn thân. Chân ngực V thoái hoá. Các giống th−ờng gặp Eucalanus, Rhincalanus. Phân bố trong n−ớc mặn. - Họ Diaptomidae: Phần thân tr−ớc hình hạt thóc, chạc đuôi ngắn hơn phần bụng. Các góc sau phần thân tr−ớc không mất đối xứng. Ngọn râu 1 phải con đực có phần phụ đặc tr−ng ở đốt 3 từ ngọn. Nhánh trong chân ngực V phải, trái ở con đực đều phát triển. Các đại diện th−ờng phân bố trong các thuỷ vực n−ớc ngọt. Giống đại diện 102 th−ờng gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt. Các giống Allodiaptomus, Mongolodiaptomus , Neodiaptomus. 2. Bộ Cyclopoida: Gồm những loài cỡ nhỏ d−ới 1mm. Đầu ngực hình trứng. Khớp động giữa đốt ngực IV và V phần thân tr−ớc rộng và to hơn phần sau thân. Có 2 túi trứng dính ở 2 bên hay ở mặt l−ng phần sau thân. Râu 1 không quá 17 đốt, râu 1 bên phải, trái giống nhau. Chân ngực V nhỏ và đơn giảm. Các họ th−ờng gặp: - Họ Oithonidae: Thân t−ơng đối nhỏ, phần thân tr−ớc và phần thân sau phân biệt rõ ràng. phần thân tr−ớc hình trứng, phần thân sau nhỏ và dài. Giống đại diện giống Oithona, loài O. sinensis phân bố trong các thuỷ vực n−ớc lợ ven biển, sông nhỏ, ruộng lúa vùng đồng bằng ven biển. Loài O. plumifera phân bố ở vịnh Bắc bộ có số l−ợng nhiều, loài O.fallax phân bố ở vịnh Bắc bộ có số l−ợng ít nh−ng phân bố rộng khắp. - Họ Cyclopidae: Phần thân tr−ớc hình bầu dục, hơi dài hơn phần bụng, chạc đuôi ngắn hơn phần bụng. Chạc đuôi ngắn hơn (dài chỉ tới 3,5 lần rộng), tơ bên chạc đuôi đính ở gần ngọn cạnh ngoài. các giống loài trong họ này phân bố chủ yếu trong các thuỷ vực n−ớc ngọt. Các giống đại diện Microcyclops, Mesocyclops, Thermocyclops. 3. Bộ Harpacticoida: Phần đầu ngực không rộng hơn nhiều so với phần bụng (dạng ống). Lỗ sinh dục ở mặt bụng, có 1 – 2 túi trứng. Các đại diện của bộ phân bố cả trong thuỷ vực n−ớc ngọt, lợ và biển. Đại diện: - Họ Viguierellidae: Tơ bên d−ới chạc đuôi có dạng gai lớn, tơ ngọn giữa rộng bản giống Phyllogenothopus , loài P. viguieri gặp ở hang n−ớc ngầm, giáp núi Chine Hoà bình. - Họ Canthocamptidae: Tơ bên chac đuôi và tơ ngọn giữa mảnh. Các đại diện tìm thấy ở các hang n−ớc ngầm Bắc Việt nam. Các giống Atheyella ; Elaploidella ; Epactophanes. - Họ Ectinosomidae: Thân hình thon tròn, phần thân tr−ớc và thân sau không có ranh giới rõ ràng, không có nhãn điểm. Vỏ bên của đốt ngực phát triển. Giống đại diện: Microsetella, các loài M. norverica, phân bố rộng tới vùng cửa sông và n−ớc lợ, chủ yếu sống ở tầng n−ớc mặt trong vịnh Bắc bộ. Loài M.rosea gặp nhiều ở ven biển. - Họ Macrosetellidae: Thân nhỏ và dài, tr−ớc tròn nh−ng nhìn từ mặt bụng thì nhọn, gai tròn, dạng mỏ chim, chạc đuôi nhỏ và dài, có 1 túi trứng. Giống đại diện là giống Macrosetella, loài M. gracilis phân bố trong vịnh Bắc bộ có số l−ợng t−ơng đối nhiều, gặp chủ yếu ỏ tầng mặt, phân bố rộng khắp vịnh. Nhóm động vật đáy Zoobenttos. Thành phần sinh vật đáy sống trên nền đáy nông của các thuỷ vực. Chúng đ−ợc đặc tr−ng bởi các nhóm động vật ăn mùn bã hữu cơ hoặc sinh vật đáy. Giới thiệu một số đại diện trong nhóm động vật đáy có liên quan tới nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Lớp Giun nhiều tơ Polychaeta Lớp giun nhiều tơ nằm trong ngành giun đốt Annelid. Giun nhiều tơ chủ yếu gặp trong các thuỷ vực n−ớc lợ, măn. Một ít sống trong các thuỷ vực n−ớc ngọt. I. Đặc điểm hình thái phân loại: 103 Cơ thể giun nhiều tơ kéo dài, dẹp theo h−ớng l−ng bụng. Đối với giun nhiều tơ di động Errantia thì cơ thể phân đốt rõ ràng, có thể lên tới hàng trăm đốt. Đối với những giun nhiều tơ sống cố định Sedentaria, cơ thể phân đốt không rõ ràng hoặc không phân đốt. Cơ thể của giun nhiều tơ đ−ợc chia thành 2 phần: Đầu và thân. Hình22: Hình dạng của giun nhiều tơ a.Đầu; 1. Hàm; 2. Râu; 3. Xúc biện; 4. Mắt; 5. Sợi quanh miệng (Cirri) b. Chi bên, 1.Sợi l−ng; 2. Thuỳ l−ng; 3. Túm tơ l−ng; 4. Mang; 5. Túm tơ bụng; 6. thuỳ bụng; 7. Sợi bụng. 1. Cấu tạo Phần đầu: Gồm có thuỳ tr−ớc đầu và một số đốt thân. Trên thuỳ đầu có các cơ quan cảm giác nh− : - Mắt (có 1- 2 đôi) - Râu (antennae): có thể 1- 2 đôi - Xúc biện (palpi) gồm có một đôi hay không có (Nephthys) - Các đôi xuc tu (cirri). Những mẫu giun nhiều tơ đ−ợc cố định bằng Formalin, phần hầu có khi bị lộn ra ngoài, ta có thể quan sát đ−ợc hàm sắc và các nhú cảm giác phân bố trên đó. Các đặc điểm về hình dạng phần đầu, các đặc điểm của mắt, râu, xúc biện, xúc tu, hầu là các đặc điểm để phân loại giun nhiều tơ di động. ở giun nhiều tơ sống cố định thì các phần phụ cảm giác tiêu giảm. 2.Phần thân: Có số l−ợng đốt sống khác nhau từ vài chục đến vài trăm đốt. Các đốt th−ờng đồng nhất. Trên mỗi đốt có một đôi chi bên (Parapoda). Mỗi chi bên gồm có nhánh l−ng và nhánh bụng, mỗi nhánh có thể có 2 thuỳ (trên và d−ới) trên mỗi thuỳ th−ờng có túm tơ và một tơ trụ, kèm với chi bên về phía l−ng và phía bụng th−ờng có các cirrii l−ng và bụng hình dạng khác nhau tuỳ từng giống loài. Thí dụ nh− giống Dendronereis thì cirri l−ng biến đổi thành mang ở các đốt từ 15-21. Các đặc điểm của các đôi chi bên về hình dạng, cấu tạo, kích th−ớc, vị trí đặc tr−ng cho từng họ, giống, loài nên là đặc điểm rất quan trọng trong phân loại. Giun nhiều tơ sống định c−. Các cấu tạo nh− cơ quan cảm giác, chi bên tiêu giảm. Đầu có vòng tua mang do các cơ quan cảm giác đầu biến đổi thành. Đặc điểm của vòng tua và một vài đặc điểm khác của chúng là đặc điểm để phân loại bọn này. 104 II Dinh d−ỡng: Thức ăn của giun nhiều tơ di động là tảo và các động vật nhỏ bé khác trong n−ớc. III. Sinh sản: Giun nhiều tơ gặp hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 1. Sinh sản vô tính: Hình 23: Sinh sản vô tính của giun nhiều tơ Sinh sản vô tính bằng cách đâm chồi hoặc cắt đoạn. Trong sinh sản đâm chồi, chồi mới mọc ở một vùng nhất định, có khi chồi mới ch−a tách khỏi mẹ đã lại mọc chồi con. Trong sinh sản cắt đoạn, mỗi đợt tái sinh cho một cá thể mới 2. Sinh sản hữu tính: Th−ờng sinh sản hữu tính của giun nhiều tơ có liên quan đến sinh sản vô tính khởi đầu. Đến mùa sinh sản, hình dạng ngoài của giun nhiều tơ th−ờng không đổi. Nh−ng cũng có tr−ờng hợp, ở các đốt có chứa tuyến sinh dục, có chi bên và tơ phát triển hơn, ruột tiêu giảm, đổi màu, cả phần cơ thể này biến đổi thành phần sinh sản (Epitoque) khác hẳn phần dinh d−ỡng ( atoque) ở phía tr−ớc. Bắt đàu giao hoan, giun từ đáy nổi lên mặt n−ớc, phóng sản phẩm sinh dục vào n−ớc để thụ tinh. Tín hiệu giao hoan của các cá thể đực và cái th−ờng là chế độ ánh sáng hoặc yếu tố thời tiết khí hậu. Thí dụ ở Bắc Việt nam loài r−ơi (Tylorhynchus heterochaetus) sống quanh năm d−ới nền đáy sông, ruộng n−ớc vùng ven biển. Khoảng cuối tuần trăng tháng 9 hay đầu tuần trăng tháng 10 (tháng 9 đôi m−ơi, tháng 10 mùng 5) khi trời trở nên âm u, có m−a nhỏ, r−ơi sẽ nổi lên mặt n−ớc hoạt động giao hoan. Từ trứng thụ tinh sẽ phát triển thành ấu trùng Trochophora, ấu trùng bơi tự do trong n−ớc có đặc điểm có vành lông bơi ở tr−ớc miệng và vành lông bơi ở sau miệng. Miệng ở phía bụng, hậu môn ở cuối và có chùm lông ở đỉnh.Sau một thời gian sống trôi nổi, ấu trùng bắt đầu biến thái. Giai đoạn ấu trùng Metatrochophora có thuỳ đầu (phần tr−ớc miệng) một ít đốt sống thân và phần đuôi ở phía sau không có thể xoang. ấu trùng Metatrochophora tiếp tục sống bơi, bò trên đáy và chuyển sang giai đoạn 105 tiếp theo. Các tế bào của vùng sinh tr−ởng ở tr−ớc phần đuôi không ngừng phân chia và hình thành các đốt mới cho đến khi có đủ số đốt của giun tr−ởng thành. Hình 24 : ấu trùng giun nhiều tơ A. ấu trùng Trochophora nhìn mặt bên; B. Biến thái của ấu trùng Trochophora IV. Phân bố và ý nghĩa: Hầu hết giun nhiều tơ sống ở biển nh−ng cũng có một số loài sống trong n−ớc lợ, n−ớc ngọt. Thậm chí có loài sống trong sông suối vùng núi xa biển nh− giun nhiều tơ Caobangia billeti. ở biển giun nhiều tơ phân bố rất rộng rãi từ vùng cực tới xích đạo, từ vùng triều đến độ sâu 8.000m, nh−ng tập trung ở vùng ven bờ, phần lớn giun nhiều tơ ở đáy, chui rúc trong bùn, kiếm ăn trên mặt đáy, trong rong biển, len lỏi hay bám trên các mảnh vụn của trai ốc, san hô. Giun nhiều tơ là thức ăn cho tôm cá ăn đáy và các động vật thuỷ sinh khác. Một số là thức ăn ngon, nhiều đạm cho ng−ời nh− con r−ơi. V. Phân loại và giống loài th−ờng gặp: Lớp giun nhiều tơ Polychaeta có 2 phân lớp: 1. Phân lớp giun nhiều tơ định c− Sendentaria : Thuỳ đầu kém phát triển hoặc tiêu giảm. Cơ thể chia thành vài phần khác nhau. Chi bên phát triển yếu, mang th−ờng chỉ có phần tr−ớc. Thận không có trong tất cả các đốt th−ờng sống trong tổ tạm thời hay vĩnh viễn. Một số họ th−ờng gặp: Spionidae, Cirutulidae (Bộ Spiomorpha), Chloruemidae, Itellidae (Bộ Drilomorpha), Ampharetidae, Terebellidae (Bộ Terebellomorpha), Sabellidae, Serpulidae ( Bộ Serpulimorpha). Một số loài th−ờng gặp: Loài Phyllochaetopterus soecialis có hầu khắp ở các vùng đáy cát bùn của vịnh Bắc bộ. Các loài trong họ Sabellidae, Serpulidae có vành mang phát triển sống bám vào đá hay lẫn trong san hô, thân lỗ, tay cuộn vùng ven biển. 2. Phần lớp giun nhiều tơ di động Errantia: Thuỳ đầu phát triển, phân đốt đồng hình, chi bên phát triển khắp cơ thể, th−ờng có mang, phần lớn sống tự do, ăn thịt. Các họ th−ờng gặp nhiều ở n−ớc ta là: 106 Aphroditidae; Glyceridae; Phyllodoeidae; Alciopidae; Tomopharidae (Bộ Phyllodocemorpha); Syllidae; Nereidae; Nephthydidae ( Bộ Neveimorpha). Sau đây là một số loài th−ờng gặp trong các thuỷ vực n−ớc lợ và ven biển, thuỷ vực n−ớc ngọt. - Họ Nephthydidae: Chi bên phát triển, đầu phát triển bình th−ờng, thuỳ đầu nhỏ có 4 anten, 2 mắt, không có xúc biện. Giống đại diện: Nephthys gặp sông, ruộng, hồ gần biển. - Họ Nereidae: Chi bên phát triển, đầu thuỳ lớn có 2 anten, 4 mắt và 2 xúc biện. Giống loài th−ờng gặp : . Namalycastis: Th−ờng gặp trong các thuỷ vực sông, hồ , ruộng vùng đồng bằng. . Tylorhynchus heterochaetus: Th−ờng gặp ở sông, ruộng vùng n−ớc lợ, vùng đồng bằng ven biển. . Dendronereis aetuarina: Gặp ở vùng n−ớc lợ ven biển. Lớp giun ít tơ Olygochaeta I. Đặc điểm hình thái phân loại: Giun ít tơ sống trong n−ớc có kích th−ớc không lớn nh− giun ít tơ sống trong đất, đ−ờng kính cơ thể không quá vài ba milimet. Tuy dài 0.5 đến hàng trăm milimet. Cơ thể kéo dài, phân đốt, có từ 7 đến hàng trăm đốt. Các đốt th−ờng đồng nhắt. Một số có ít đốt phần phía tr−ớc khác các đốt còn lại về số l−ợng chùm tơ và hình dạng của tơ (Naididae) hoặc một số loài nh− Aulodrilus có phía sau không phân đốt. 1.Thuỳ đầu: Thuỳ đầu có thể hình tam giác, có thể kéo dài hay tiêu giảm. Trên thuỳ đầu có thể có gai cảm giác, mắt. Các cơ quan cảm giác khác nh− nh− râu, xúc biện, sợi cảm giác đều tiêu giảm. Các đặc diểm về hình dạng của thuỳ đầu, tơ, gai mắt là đặc điểm phân loại của giun ít tơ. 2.Các đốt thân: Phần thân phân đốt đồng hình, số l−ợng đốt khác nhau tuỳ từng giống loài. Trên mỗi đốt mang 4 chùm tơ (hay vành tơ), gồm 2 chùm tơ l−ng và 2 chùm tơ bụng. Mỗi chùm tơ lại có số l−ợng, hình dạng, kích th−ớc khác nhau. Các đặc điểm của tơ là đặc điểm quan trọng trong phân loại của giun ít tơ. Có 2 dạng tơ: tơ lông và tơ chữ S. Nhóm tơ lông gồm có : Tơ lông thẳng, tơ lông l−ỡi lê, tơ lông răng c−a, tơ lông chim, tơ răng bên. Tơ chữ S: Có chỗ phình ra ở quãng giữa (hạch) và 2 răng ở đỉnh. Một nhóm tơ chữ S có biến đổi đặc biệt có phần gốc thẳng th−ờng gặp trong chùm tơ l−ng gọi là tơ que. Tuỳ theo đặc điểm của răng có thể có tơ 2 răng, tơ nan quạt ( có răng phụ ở giữa), tơ hình móc, tơ lòng máng ( Răng ở xa gốc là răng đỉnh, răng ở gần gốc là răng gốc). Ngoài các tơ có kích th−ớc bình th−ờng, còn có thể có các tơ có kích th−ớc bé hơn hẳn các tơ khác hoặc có hình dạng thay đổi. Cơ quan sinh dục của giun ít tơ cũng là một trong những đặc điểm quan trọng để phân loại. Giun ít tơ l−ỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cái tr−ởng thành ở phía tr−ớc cơ thể từ đốt thứ 5 đến đốt thứ 15. Vị trí của cơ quan sinh dục đặc tr−ng cho từng họ. Chúng có 1 – 2 đôi tinh hoàn, 1 – 2 đôi buồng trứng. Sản phẩm sinh dục hoặc chứa trong phần thể xoang t−ơng ứng, hoặc chứa trong phần hình túi do đốt vách lõm 107 về phía tr−ớc hay phía sau mà thành gọi là túi tinh, túi trứng. ống dẫn sinh dục đực và cái có phễu hứng sản phẩm sinh dục đực và cái đ−a ra ngoài. Phễu tinh có tiêm Hình 25: Các kiẻu tơ lông của giun ít tơ A. Tơ lông thẳng; B. Tơ lông l−ỡi lê ; C. Tơ lông răng c−a; D. Tơ lông lông chim; E. Tơ lông răng bên. Hình 26 : Nhóm tơ chữ S A. tơ chữ S; B. tơ dạng móc; C. tơ dấu hỏi; D. Tơ máng; E. Tơ que; G.Tơ gai; H. Đỉnh tơ có răng phụ; I. Tơ mái chèo; K. Răng đỉnh ngắn hơn răng gốc; L. răng đỉnh dài hơn răng gốc. mao ở mặt trong và đổ vào bầu tinh. Phần cuối của bầu tinh thắt nhỏ thành ống phóng tinh. Một số loài có ống kitin, có túi bịt kín t−ơng tự bầu tinh gọi là bầu tinh phụ (Paratrium). Tuyến tiền liệt có thể tách riêng hoặc bao quanh ống dẫn sinh dục, bao quanh bầu tinh hoặc bao quanh ống phóng tinh. Ngoài ra còn có túi nhận tinh chứa tinh dịch hoặc bó tinh, bó tinh có thể dính trên thành cơ thể. Đai sinh dục có thể bọc quanh thân (đai kín) hay đai thiếu ở bụng (đai không kín) hoặc thiếu quanh lỗ sinh 108 dục đực. Chùm tơ cạnh lỗ sinh dục đực và cạnh lỗ nhận tinh có thể có hình dạng và kích th−ớc thay đổi là tơ giao cấu và tơ nhận tinh. Ngoài ra, trong phân loại của giun ít tơ ng−ời ta còn dựa vào đặc điểm của mang nh− hình dạng, kích th−ớc , vị trí, số l−ợng của mang để phân loại chúng. II. Dinh d−ỡng: Thức ăn của giun ít tơ trong n−ớc là vi khuẩn, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ. Những loài sống quanh cây cỏ thuỷ sinh thì thức ăn của chúng th−ờng là tảo, động vật nguyên sinh, trùng bánh xe, ấu trùng côn trùng. III. Sinh sản: Giun ít tơ có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 1. Sinh sản vô tính: Gặp trong họ Naididae. Cơ thể có vùng sinh tr−ởng ở đầu cơ thể sau và phần đuôi của cá thể tr−ớc. Các phần này có thể hình thành tr−ớc hay sau khi cá thể mới tách khỏi cá thể mẹ, có khi cá thể con ch−a tách khỏi mẹ đã hình thành thế hệ tiếp theo thành chuỗi cá thể. 2. Sinh sản hữu tính: Mặc dù giun ít tơ có cơ quan sinh dục l−ỡng tính nh−ng chúng không tự thụ tinh đ−ợc mà thụ tinh chéo. Hai cá thể ghép đôi bằng cách quay chéo đầu, áp mặt bụng với nhau và trao đổi tinh dịch. Tinh trùng đ−ợc chuyển trực tiếp vào túi nhận tinh của đối ph−ơng, d−ới dạng khối tinh hoặc bao tinh. Sau một thời gian, kịp cho trứng chín, kén giun hình thành. Kén có kích th−ớc, hình dạng, số l−ợng trứng thay đổi tuỳ từng loài. Thí dụ kén của họ Naididae th−ờng có 1 trứng còn kén của họ Enchytracidae có thể có 53 trứng. Sau khi thụ tinh, hai cá thể rời nhau. Vài ba ngày sau, đai sinh dục dầy dần, nhận một ít trứng rồi tuột về phía tr−ớc, lấy tinh dịch khi đi qua túi nhận tinh rồi chui đầu ra ngoài, bịt 2 đầu thành kén, kén màu nâu đất, cỡ kén thay đổi tuỳ loài. IV. Phân bố và ý nghĩa: Phân bố chủ yếu trong các thuỷ vực n−ớc ngọt. Các thuỷ vực dạng sông, m−ơng ở đồng bằng, có n−ớc chảy chậm, đáy bùn hay hệ thống n−ớc thải ở thành phố thì giun ít tơ đặc biệt là họ Tubificidae phân bố dày đặc. Giun ít tơ là thức ăn rất tốt cho tôm cá ăn đáy và các động vật thuỷ sinh khác. V. Phân loại và giống loài th−ờng gặp: Một số đại diện trong lớp giun ít tơ: - Họ Naididae: tơ có nhiều kiểu, nếu có tơ lông thì có trong chùm tơ l−ng. Không có tiêm mao rung động quanh miệng và ở thuỳ đầu. Giun cỡ trung bình hay bé. Sinh sản vô tính bằng tái sinh (Trừ Allonais bằng cắt đoạn), th−ờng gặp chuỗi cá thể. Có gai cảm giác trên thuỳ đầu và có khi có mắt. Họ giun này có nhiều loài phân biệt thành từng nhóm sống trong bùn, trên bùn và trong bụi cây cỏ thuỷ sinh. Một số đại diện: - Giống Aulophorus, loài A. furcatus, loài A. tonkiensis sống trong tổ kéo theo cả tổ di chuyển; Loài Chaetogaster limnaei sống hội sinh trong khoang áo ốc tai - Giống Dero, loài D. digitata sống tập trung thành từng đàn, thò đuôi ra ngoài hô hấp. 109 - Họ Tubificidae: Sinh sản vô tính (nếu có) chỉ bằng cắt đoạn. Không có gai cảm giác và mắt trên thuỳ đầu. Tơ S có 2 răng, một răng tiêu giảm, có răng phụ mái chèo hay tơ lông. Tinh hoàn trong đốt tiếp theo đốt có túi nhận tinh. Các giống loài trong họ này có một ít loài sống ở vùng triều, còn chủ yếu sống trong n−ớc ngọt. Đại diện th−ờng gặp: Loài Limnodrilus hoffmeisteri kết thành từng búi dày đặc màu hồng ở cống rãnh và ao nuôi cá. Loài Brachiura sowerbyi có mang ở cuối thân, cỡ t−ơng đối lớn và th−ờng sông cùng với loài Limnodrilus hoffmeisteri. Lớp chân bụng Gastropoda: Lớp chân bụng nằm trong ngành động vật thân mền Mollusca. I. Đặc điểm hình thái phân loại vỏ ốc n−ớc ngọt: Thân mền chân bụng sống trong các thuỷ vực n−ớc ngọt thuộc bọn ốc mang tr−ớc Prosobrachia và ốc có phổi Pulmonata. Cả hai đều có vỏ xoắn ốc nh−ng ở ốc mang tr−ớc luôn có nắp miệng còn ở ốc phổi thì không có. Cơ thể ốc nằm trong vỏ, vỏ cuộn xoắn ốc quanh một trục tạo nên các vòng xoắn, khởi đầu ở đỉnh vỏ và kết thúc ở miệng vỏ. ở ốc n−ớc ngọt, các vòng xoắn chập vào nhau tạo nên trụ ốc chạy dọc ruột vỏ trùng với trục vỏ. Trụ này có thể rỗng và mở ra ở ngoài ở chỗ gần miệng vỏ tạo thành lỗ rốn, có khi trụ dày không tạo thành lỗ rốn. Các vòng xoắn có thể nằm trên một mặt phẳng (Planorbidae) hay trên các mặt phẳng khác nhau tạo thành tháp ốc lồi. Hình 27: Cấu tạo vỏ ốc 1. Hình vỏ; 2. Vành xoắn; 3. Nắp miệng; 4. Vành miệng; 6. Lỗ rốn; 8. Rãnh xoắn; 10. Trụ ốc; 1-5. chiều cao; 7-9. Chiều rộng. Miệng vỏ ốc là nơi ốc thông với bên ngoài. ở vùng miệng vỏ có thể phân biệt bờ trụ (bờ trong hay bờ d−ới) và vành miệng ngoài (bờ ngoài hay bờ trên). Hình dạng lỗ miệng vỏ thay đổi tuỳ từng giống loài, nó có thể liên tục tạo nên một đ−ờng viền liên tục bao quanh miệng vỏ hoặc không liên tục, ngắt quãng ở bờ trụ…Các đặc điểm về hình dạng vỏ , màu sắc, kích th−ớc, số l−ợng vòng xoắn, rãnh xoắn, đặc điểm về lỗ rốn, gai, miệng vỏ ốc là những đặc điểm dùng trong phân loại ốc. Trong định loại ốc n−ớc ngọt còn dùng các đặc điểm các l−ỡi gai cũng nh− cơ quan sinh dục l−ỡng tính ở ốc có phổi (Pulmonata). Cấu tạo l−ỡi gai ở mỗi loài rất đặc tr−ng ở hình dạng cũng nh− số l−ợng. Trên một hàng răng ngay có thể phân biệt từ 110 giữa sang phía trái và phải đối xứng nhau, các loại gai giữa (c), gai bên (1), gai trung gian (i), gai rìa (m) có khi ng−ời ta dùng công thức l−ỡi gai để thể hiện đặc điểm của cấu tạo l−ỡi gai một loài. Thí dụ công thức của l−ỡi gai đ−ợc biểu diễn nh− sau : 8m/3-4 2i/2 l/3 c/1 l/3 2i/2 8m/3-4 Nghĩa là trên l−ỡi gai có : 1 gai ở giữa (c) mỗi gai có 1 răng 1 gai ở bên (l) mỗi gai có 3 răng 2gai ở trung gian (i) mỗi gai có 2 răng 8 gai ở rìa (m) mỗi gai có 3-4 răng II. Dinh d−ỡng: Thức ăn của ốc đa số là mùn bã thực vật, rêu nấm, một số ăn thực vật bậc cao (ốc b−ơu vàng ăn lúa, rau…), một số ăn thịt, thức ăn có thể là giun, sứa, hầu… III. Sinh sản: Cơ quan sinh dục có thể phân tính hay l−ỡng tính. Hình thức sinh sản hữu tính. Chân bụng th−ờng thụ tinh trong, đẻ trứng hay đẻ con (Viviparidae) trứng của chân bụng th−ờng đ−ợc đẻ thành từng đám, chìm trong 1 chất nhầy bám vào cây thuỷ sinh (ốc Lymnaea) hay thành từng đám bám vào hốc đất (ốc nhồi). Đối với ốc sống ở n−ớc lợ và mặn quá trình phát triển phải qua giai đoạn ấu trùng luân cầu ( Trochophora) và ấu trùng Veliger. Hình 28 : Sự phát triển của ốc Patella a. ấu trùng luân cầu Trochophora; b. ấu trùng Veliger tr−ớc khi vặn xoắn; c. Sau khi vặn xoắn; 1. Chùm lông đỉnh; 2. Lông ở nửa bán cầu trên; 3. Vành lông tr−ớc miệng; 4. Miệng; 5. Dải phôi giữa; 6. Vỏ; 7. Bao nội tạng; 8. áo; 9. Lông ở phía sau cơ thể; 10. Mầm chân; 11. Ruột (từ Đôgen) ấu trùng Veliger có cơ quan bơi là hai màng bơi hình nửa vòng tròn, có lông dài, ấu trùng lần l−ợt hình thành chân, mắt, tua cảm giác, vỏ xoắn (do các phần cơ thể sinh tr−ởng không đều) lỗ miệng, hầu và cơ. ấu trùng Veliger có qua một giai đoạn xoắn vỏ và khối phủ tạng 180o. Một số ốc mang tr−ớc ở biển nh− Conus, Natica và gần nh− tất cả ốc mang tr−ớc n−ớc ngọt, ốc phổi, trứng nở trực tiếp thành con non, ấu trùng luân cầu ( Trochophora) và ấu trùng Veliger phát triển trong trứng. IV. Phân bố và ý nghĩa: 111 Lớp chân bụng gặp cả trong n−ớc ngọt, lợ, biển. Các giống loài trong lớp chân bụng có ý nghĩa: Cung cấp thực phẩm cho ng−ời, cho chăn nuôi (vịt, ngan…), cho nuôi cá ( thức ăn của cá trắm đen, chép…). Các loại vỏ ốc đẹp dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trang trí. Một số loại ốc là địch hại do nghề nuôi nhuyễn thể hay trong nông nghiêp (ốc b−ơu vàng hại lúa, rau). V. Phân loại và giống loài th−ờng gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt: Lớp chân bụng Gastropoda đ−ợc phân làm 3 phân lớp. Giới thiệu các giống loài th−ờng gặp: 1. Phân lớp ốc mang tr−ớc Prosobranchia:Vỏ có nắp miệng. Trong các thuỷ vực n−ớc ngọt gặp một số họ: - Họ Thiaridae: Vỏ dài, chiều cao lớn hơn hai lần chiều rộng, vòng xoắn cuối th−ờng ngắn hơn nửa chiều cao vỏ, vỏ thon dài, một số đại diện th−ờng gặp ở sông ao , ruộng nh− các giống Thiara , Sermyla, Melanoides. - Họ Pilidae: Vỏ ngắn, chiều cao vỏ gần bằng 2 lần chiều rộng, ốc có dạng mập tròn. Giống đại diện là Giống Pila. Loài Pila polita (ốc nhồi, b−ơu) có đặc điểm lỗ miệng hẹp, tháp ốc vuốt nhọn, vỏ bóng. Th−ờng gặp trong ao, ruộng vùng đồng bằng và trung du. Loài P. conica (ốc mít) : Lỗ miệng vỏ loe rộng, tháp ốc lùn, vỏ không bóng. - Họ Viviparidae: Chiều cao vỏ lớn hơn chiều rộng, ốc cỡ trung bình, chiều cao vỏ trên 15mm. Đại diện: + Giống Cipangopalodina: ốc lớn trên 30mm, vỏ rộng, vòng xoắn cuối phồng to, lỗ miệng vỏ dài sấp sỉ phần tháp ốc. + Angulyagra: ốc nhỏ d−ới 30mm, vỏ hẹp dài, vỏ dày, mặt vỏ có nhiều gờ vòng xù xì. Không có lỗ rốn. + Bellamya: ốc nhỏ dới 30mm , vỏ mỏng hoặc dày vừa, nhẵn, có hay không có lỗ rốn + Sinotaia: Vỏ mỏng, chỉ có các đ−ờng vòng nâu trên vòng xoắn cuối. 2. Phân lớp ốc có phổi Pulmonata: Mang tiêu biến, có phổi là thành trong xoang áo nơi có nhiều mạch máu phân bố, có lỗ thở nhỏ ở bên phải, phù hợp với cơ quan xoang áo lẻ, thần kinh lệch, các hạch thần kinh tập trung ở phía đầu. Cơ quan sinh dục l−ỡng tính, không có nắp vỏ. Đại diện bộ mắt gốc Basommatophora có đặc điểm: Mắt nằm ở gốc tua đầu, tua không co thụt đ−ợc, vỏ phát triển. Phần lớn sống trong các thuỷ vực n−ớc ngọt. Gặp các giống Lymnaea (họ Lymnaeidae); Gyraulus, Hyppentis, Indoplanorbis, Polypylis (Họ ốc đĩa Planorbidae). Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia ( lớp chân rìu Pelecypoda) Động vật hai mảnh vỏ Bivalvia thuộc ngành động vật thân mền Mollusca. Nhiều giống loài trong lớp này là các đối t−ợng nuôi trồng và khai thác quan trọng trong ngành thuỷ sản. I. Đặc điểm hình thái phân loại: Thân mền 2 mảnh vỏ ( trai, ngao, sò…), trong các thuỷ vực n−ớc ngọt thuộc các phân bộ Schizodonta và Heterodonta. Đặc điểm hình thái của bọn này là có răng vỏ phát triển và phân hoá cao, có khi răng vỏ tiêu giảm hoàn toàn. 112 Vỏ động vật hai mảnh vỏ th−ờng đối xứng trái phải nh−ng có khi không đối xứng tr−ớc sau, phần đầu th−ờng ngắn hơn phần đuôi. Trên một mảnh vỏ phân biệt cạnh l−ng, cạnh bụng, cạnh tr−ớc, cạnh sau. Phía l−ng có một phần lồi, giữa là đỉnh vỏ, là tâm điểm của các đ−ờng sinh tr−ởng trên mặt vỏ. Đỉnh có thể lệch về phía tr−ớc, có khi ở đầu mút vỏ hoặc đỉnh ở giữa vỏ nh− hến Corbicula. Vùng l−ng vỏ nơi đỉnh vỏ trái và phải gần sát nhau.Về phía tr−ớc và phía sau đỉnh vỏ, có thể phân biệt hai vùng hình tròn, giới hạn bởi hai gờ l−ng, đó là vùng l−ng tr−ớc và vùng l−ng sau. Chính giữa vùng l−ng sau có thể thấy dây chằng. Mặt vỏ trai có nhiều đ−ờng sinh tr−ởng đồng tâm. Nhiều loài có thể có các cấu tạo trang trí nh− gờ, nếp nhăn, nốt sần. Cạnh l−ng một số giống nh− Cristaria (trai cánh) có thể có cánh phát triển (cánh tr−ớc và cánh sau). Vùng l−ng vỏ, là chỗ tựa cho trai khép mở vỏ gồm cả dây chằng gọi là vùng bản lề. Mặt trong của vùng bản lề có răng vỏ. ở bọn Heterodonta nh− hến, ngao thì răng vỏ phát triển đủ gồm các răng chủ ở chính giữa t−ơng ứng với đỉnh vỏ và răng bên tr−ớc, răng bên sau hình gờ dài hay mấu nhọn. Hình 29 : Cấu tạo vỏ trai 1. đỉnh vỏ; 2. Răng chủ giả; 3. Vết bám của cơ khép vỏ tr−ớc; 4. Vết bám của cơ tr−ớc; 5. Vết bám của cơ duỗi chân tr−ớc; 6. Đ−ờng viền mép áo; 7. Vết bám của cơ khép vỏ sau; 8.Vết bám cơ sau; 9. Răng bên; 10. Dây chằng. Mặt trong của vỏ có lớp xà cừ có màu sắc khác nhau: Trắng, xanh, hồng, tím, ngũ sắc…Phần đầu và cuối vỏ thấy các vết cơ bám của khối cơ khép vỏ, cơ vận động chân, có một đ−ờng mép nối liền 2 vệt cơ bám tr−ớc và sau. Các đặc điểm về hình dạng, kích th−ớc, màu sắc của vỏ ở bên ngoài, bên trong. Các đặc điểm về răng vỏ, cơ khép vỏ hay các đặc điểm riêng biệt của vỏ là những đặc điểm để phân loại động vật hai mảnh vỏ. Trong phân loại của động vật 2 mảnh vỏ ng−ời ta còn dựa vào các đặc điểm của mang với 4 loại mang : - Mang nguyên thuỷ, có 2 dãy điển hình gồm một trụ và 2 lá mang đính dọc theo trụ. - Mang sợi, các lá mang kéo thành sợi dài, có phần ngọn gấp lên trên. - Mang chính thức (mang tấm) phức tạp nhất, giữa các nhánh lại có thêm cầu nối ngang, tạo thành các tấm mang . 113 - Mang ngăn là dạng mang tấm tiêu giảm đi, hình thành các vách cơ, ngăn xoang áo thành xoang hô hấp. Vách ngăn thủng một đôi chỗ để n−ớc từ xoang áo thông với xoang hô hấp. II. Dinh d−ỡng: Đa số động vật hai mảnh vỏ dinh d−ỡng theo lối ăn lọc thụ động. Thức ăn gồm các loại sinh vật phù du cỡ nhỏ, chất vẩn và các chất hữu cơ lơ lửng trong thuỷ vực. III. Sinh sản: Hình thức sinh sản hữu tính. Đực cái phân tính hay l−ỡng tính. Đối với động vật hai mảnh vỏ sống ở biển. Trứng sau khi thụ tinh phát triển qua giai đoạn ấu trùng luân cầu Trochophora và ấu trùng Veliger. ấu trùng Veliger của động vật hai mảnh vỏ giống ấu trùng Veliger của lớp chân bụng nh−ng không xoắn vặn nên có đối xứng hai bên. Tấm vỏ đ−ợc tuyến vỏ tiết ra hình thành ở mặt l−ng. Đầu tiên là một tấm vỏ liền, sau đó hình thành vết gấp, bản lề, dây chằng tạm thời. Hình: ấu trùng Glochidium ở trai. I. Cấu tạo ấu trùng; II. ấu trùng bám ở trai. 1. Vỏ; 2. Răng vỏ; 3. Cỏ khép; 4. Lông cảm giác. Động vật 2 mảnh vỏ của n−ớc ngọt sinh sản phức tạp hơn.Từ trứng thụ tinh trong tấm mang, phát triển thành ấu trùng Glochidium có hai mảnh vỏ, có gai bám và tuyến dính. Chân, miệng, hậu môn, ống tiêu hoá ch−a phát triển. ấu trùng theo ống thoát ra ngoài, bám vào cá n−ớc ngọt và kí sinh ở mang, vây cá trong khoảng từ 10 – 30 ngày thì rơi xuống đáy. thành con trai con. IV. Phân bố và ý nghĩa: Động vật hai mảnh vỏ chỉ phân bố ở d−ới n−ớc. Khoảng 1/5 phân bố trong n−ớc ngọt còn đa số phân bố trong n−ớc lợ và mặn. Một số đối t−ợng trong lớp 2 mảnh vỏ là đối t−ợng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nh− : Hầu, vẹm, ngao, sò, trai ngọc…Ngoài ra, sản phẩm của chúng còn sử dụng làm đồ trang sức, mỹ nghệ hay vật liệu xây dựng. V Phân loại và một số giống loài th−ờng gặp trong các thuỷ vực nội địa : - Họ Corbiculidae: Mặt trong vỏ nom rõ cả hai vết cơ khép vỏ tr−ớc và sau. Vỏ lớn trên 10mm. Răng bên hình bản dài. Giống đại diện là giống Hến Corbicula - Họ trai Amblemidae, Unionidae: Mang kiểu mang tấm, răng bản lề phát triển hoặc có tr−ờng hợp mất hẳn. Cơ khép vỏ phát triển đều. Đại diện th−ờng gặp: - Loài trai sông Sinanodonta jourdyi - Trai cánh Cristaria bialata 114 - Trai cóc Lamprotula leai… Bộ giáp xác bơi nghiêng Amphipoda I. Đặc điểm hình thái phân loại: Cấu tạo: cơ thể dẹp bên (ít khi dẹp theo h−ớng l−ng bụng) bao gồm 18 đốt chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. 1.Phần đầu: Gồm 4 đốt đầu + 1 đốt ngực mang chân hàm, đầu kéo dài phía tr−ớc tạo thành chuỷ, có khi không rõ, có khi kéo dài và cong lại thành mỏ. Hai bên đầu có các thuỳ bên đầu nhô về phía tr−ớc giữa các gốc râu 1 và 2. Trên đầu có các phần phụ là: Mắt, râu (1 và 2), phần phụ miệng bao gồm: Môi trên, môi d−ới có dạng lá mỏng, hàm trên, hàm d−ới 1,2. Các chân hàm. Hình 30 : Hình dạng của Amphipoda Các đặc điểm về hình dạng đầu, râu 1, 2, các phần phụ miệng là đặc điểm để phân loại giáp xác bơi nghiêng. 2.Phần ngực: Phần ngực gồm 7 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân ngực. Các chân ngực chia thành hai nhóm: nhóm tr−ớc (I- IV) h−ớng về phía đầu. Nhóm sau (V- VII) h−ớng về phía đuôi. Các đôi chân ngực đều có 7 đốt. Hai đôi chân ngực I và II biến thành càng I và II. Có đốt 6 rộng bản, đốt 7 vuốt nhọn thành vuốt, khớp với đốt 6 thành kẹp. Các đặc điểm của đôi chân này là đặc diểm quan trọng để phân loại Amphipoda. ở gốc các đôi chân ngực II- VII có các tấm mang, có dạng các tấm tròn, nhẵn. Riêng con cái từ đôi chân II- V có các tấm mang trứng, dạng tấm kitin kéo dài, có viền tơ rậm. 3. Phần bụng: Gồm 6 đốt bụng mang 6 đôi chân bụng, các đôi chân bụng chia thành 2 nhóm : chân bơi (chân bụng I- III) và chân nhảy (chân đuôi) I- IV. Các đôi chân bơi có 2 nhánh hình sợi, nhiều đốt. Các đôi chân đuôi gồm phần gốc và phần ngọn, hai nhánh không phân đốt. Riêng đôi chân đuôi thứ III th−ờng có nhánh ngoài phân đốt, nhánh trong có khi tiêu giảm. Các đặc điểm của các đôi chân đuôi (đặc biệt là đôi chân đuôi thứ III) là đặc điểm để phân loại Amphipoda. II. Dinh d−ỡng: 115 Thức ăn của giáp xác bơi nghiêng là mùn bã hữu cơ, thực vật và các động vật nhỏ bé. III. Sinh sản: Đực cái phân tính, trứng thụ tinh đ−ợc giữ trong khoang trứng ở gốc chân ngực II – V của con cái. Trứng phát triển thành con non, sau đó con non rời cơ thể mẹ sống tự do. IV. Phân bố và ý nghĩa: Giáp xác bơi nghiêng phân bố chủ yếu trong các thuỷ vực n−ớc lợ, mặn, một số ít trong các thuỷ vực n−ớc ngọt. Các giống loài thuộc bộ giáp xác bơi nghiêng hầu hết là thức ăn của tôm cá ăn đáy và động vật thủy sinh khác. V. Phân loại và giống loài th−ờng gặp: - Họ gammaridae: Râu I có nhánh râu phụ gồm ít nhất hai đốt. Râu I dài hơn râu II. Các đốt chân ngực hẹp dài, tơ th−a. Giống th−ờng gặp: Giống Melita gặp trong các thuỷ vực n−ớc lợ. - Họ Hyalidae: Râu I th−ờng không có nhánh râu phụ, nếu có chỉ có 1 đốt. Không có xúc biện hàm trên. Các đốt Basis chân III- V có răng ở cạnh sau. Giống th−ờng gặp: Giống Hyale, gặp trong các thuỷ vực n−ớc lợ, có khi thấy cả ở sông ruộng vùng đồng bằng. - Họ Corophiidae: Râu I không có nhánh râu phụ, có xúc biện hàm trên, các đốt Basis chân III- V không có răng ở cạnh sau. Chủy nhỏ hình mũi nhọn hoặc không phát triển. Giống đại diện: Giống Corophium Bộ giáp xác chân đều Isopda và Tanaidacea I Đặc điểm hình thái phân loại: Bộ giáp xác chân đều Isopoda và Tanaidacea có tổ chức cơ thể và cấu tạo phần phụ gần t−ơng tự với tổ chức cơ thể và cấu tạo phần phụ của Amphipoda. Các đặc điểm phân loại cũng t−ơng tự, trong cấu tạo chỉ có sai khác là : - Chỉ có càng do đôi chân ngực I biến đổi thành, ở Tanaidacea đốt 6 và 7 của càng có dạng kẹp, trên đốt 2 có phần phụ 3 đốt (epipodit). - Các chân ngực II – VII có cấu tạo gần đồng nhất ở Isopoda, ở Tanaidacea chân ngực II phát triển so với các chân ngực khác nh−ng không có dạng kẹp. - Các chân bụng I – V có cấu tạo chân lá hai nhánh, chân bụng VI biến đổi thành chân đuôi, ở Isopoda có cấu tạo hai nhánh dạng chân lá: ở Tanaidacea chân đuôi gồm một phần gốc và hai nhánh hình sợi phân đốt. II. Dinh d−ỡng: Thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ, các động vật, thực vật nhỏ. III. Sinh sản: Đực cái phân tính, một số loài ký sinh có hiện t−ợng l−ỡng tính. Trứng thụ tinh và phát triển trong khoang ngực của con cái đến giai đoạn con non mới rời cơ thể mẹ ra môi tr−ờng ngoài. IV. Phân bố và ý nghĩa : Gặp chúng cả trong các thuỷ vực n−ớc ngọt, lợ, biển nh−ng chủ yếu gặp ở đồng bằng ven biển. Chúng đều là thức ăn tốt cho tôm cá ăn đáy và các động vật thuỷ sinh khác. V. Phân loại và giống loài th−ờng gặp: 116 1. Bộ Isopoda : - Họ Anthuridae : Cơ thể hình que dài : Chân ngực I có cấu tạo khác với các chân ngực sau. Giống đại diện : Cyathura gặp nhiều trong các thuỷ vực n−ớc lợ ven biển. - Họ Corallanidae: Cơ thể hình trứng, chân ngực I có cấu tạo giống các chân ngực khác. Giống th−ờng gặp: Tachaea gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt vùng núi, đồng bằng, trung du. 2. Bộ Tanaidacea: Bộ này gặp một họ là họ Apseudidae, gặp một giống là giống Apseudes gặp trong các thuỷ vực n−ớc lợ ven biển hay sông, ruộng vùng đồng bằng gần biển. Phân bộ tôm Natantia I. Đặc điểm hình thái phân loại: Hình 31: Hình dạng và cấu tạo của tôm 1. Râu thứ nhất; 2.râu thứ 2; 3. chân ngực (chân bồ); 4. chân bụng (chân bơi); 5. chân đuôi; 6. chuỷ; 7. gai th−ợng vị; 8. gai gan; 9. gai râu; 10. gờ gan; 11. đốt bụng thứ 1; 12. đốt bụng thứ 6; 13. Telson (gai đuôi) Cơ thể tôm chia hai phần rõ rệt: Phần đầu ngực và phần bụng tận cùng bởi Telson (gai đuôi). 1.Phần đầu ngực: Phần đầu ngực nằm trong giáp đầu ngực, giáp đầu ngực của tôm kéo dài về phía tr−ớc tạo thành chuỷ, cạnh trên và cạnh d−ới chuỷ th−ờng có răng. Răng kéo dài cả sang giáp đầu ngực. Số l−ợng và phân bố của răng chuỷ là đặc điểm phân loại quan trọng đ−ợc thể hiện ở công thức răng chuỷ : Số răng trên giáp đầu ngực/ tổng số răng cạnh trên chuỷ CR = Số răng trên cạnh d−ới chuỷ Trên mặt giáp đầu ngực, có các gai, rãnh và gờ. ở tôm có gai râu (Antenal) gai trên mắt (Supraorbitas), gai gan (Hepatic), gai mang (Branchiostegal), gai cánh d−ới 117 (Plerygostomian). Các gờ rãnh th−ờng có: Gờ sau chuỷ (Post- rostral), gờ rãnh bên chuỷ (Ad- rostral), gờ rãnh râu (Antenal), rãnh tim mang (Branchio- cardiae), rãnh gan (Hepatic). Phần đầu ngực gồm có các phần phụ sau : - Đôi râu I, II - Các phần phụ miệng bao gồm: Đôi hàm trên, đôi hàm d−ới I và II, ba đôi chân hàm. - Năm đôi chân ngực: Đôi chân ngực I và II ở họ tôm Palaemonidae và Atyidae biến đổi thành càng. Họ Peneaidae 3 đôi chân ngực đầu tiên thành càng. Mỗi chân ngực gồm 7 đốt : 2 đốt gốc (Coxa, Basis), phần ngọn 5 đốt (Ischium, Merus, Carpus, Propodus và Dactylus) Các đặc điểm của phần đầu ngực nh−: Đặc điểm của răng chuỷ, gai, gờ, rãnh, râu I, II, chân ngực, đặc biệt chân ngực I, II là các đặc điểm quan trọng để phân loại tôm. 2. Phần bụng: Phần bụng tôm kéo dài 7 đốt, các đốt đồng nhất, mặt bên có các tấm bên tận cùng bằng Telson, có các gai xếp thành đôi một, đầu ngọn Telson cũng có các gai. Phía tr−ớc hậu môn có khi có một gờ Kitin gọi là gờ tr−ớc hậu môn (Preanal) thấy có ở tôm Caridina. Phần bụng gồm 5 đôi chân bơi và một đôi chân đuôi đều có cấu tạo dạng lá không phân đốt. Đôi chân bơi I của tôm ở con đực và cái đều có hai nhánh không giống nhau. Nhánh trong có hình dạng đặc tr−ng cho mỗi loài, các đôi chân bơi sau có cấu tạo gần giống nhau. ở nhánh trong mỗi chân bơi đều có phần phụ trong (Appendix interna) hình que, riêng con đực chân bơi II có thêm phần phụ đực (Appendix maxculina) hình chồi có nhiều lông cứng. Đây là đặc điểm quan trọng để phân loại tôm n−ớc ngọt. Đối với tôm họ tôm He Peneaidae, ttong phân loại còn dựa vào đặc điểm của cả cơ quan sinh dục cái (Thelycum) nằm giữa đôi chân ngực IV và V. Với con đực có bộ phận giao phối đực (Petasma). Đây là các đặc điểm phân loại quan trọng tới giống và loài trong họ này. II. Dinh d−ỡng: Là bọn ăn tạp, thức ăn là thực vật, động vật, mùn bã hữu cơ. III. Sinh sản: Đực cái phân tính rõ rệt. Đối với tôm sống trong n−ớc lợ và mặn sau khi trứng thụ tinh quá trình phát triển phải trải qua nhiều giai đoạn ấu trùng. Bắt đầu từ ấu trùng Nauplius có dạng trái lê với 3 đôi phần phụ là râu I, râu II và đôi hàm lớn. ấu trùng Nauplius qua 5-6 lần lột xác (N1- N6) cuối giai đoạn Nauplius ấu trùng dài khoảng 0,54mm. - Giai đoạn Zoea: ấu trùng cử động yếu ớt, bơi lội chậm, bụng ngửa lên trên, giai đoạn Zoea trải qua 3 lần lột xác (Z1-Z3), cuối giai đoạn này ấu trùng có chiều dài bình quân là 3,2mm. - Giai đoạn Mysis: Chân bụng xuất hiện, tôm bơi tích cực và chuyển sang bắt mồi động vật. Giai đoạn này trải qua 3 lần lột xác (M1- M3), cuối giai đoạn này tôm 118 Hình 32: Các giai đoạn ấu trùng của tôm đạt 4,5mm…Sau khoảng 12- 14 ngày ấu trùng phát triển thành Postlanvae (hay tôm bột) hình dạng giống tôm tr−ởng thành. Đối với tôm sống trong các thuỷ vực n−ớc ngọt, các giai đoạn ấu trùng hầu nh− không xuất hiện môi tr−ờng ngoài mà thu ngắn, quá trình phát triển của phôi diễn ra trong màng trứng nằm d−ới bụng rồi từ trứng nở ra con non . IV. Phân bố và ý nghĩa: 1.Phân bố: Gặp cả trong thuỷ vực n−ớc ngọt, lợ và biển. 119 2. ý nghĩa: Hầu hết các giống loài là đối t−ợng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. V. Phân loại và giống loài th−ờng gặp: 1. Các đại diện tôm n−ớc ngọt: Có đặc điểm là tấm bên đốt bụng 2 đè lên tấm bên đốt bụng 1. Chân ngực 3 không mang kẹp. Chân hàm 3 do 4- 6 đốt hợp thành. Sau khi đẻ, trứng đ−ợc mang và ấp giữa các chân bụng của cá thể cái. - Họ Palaemonidae: Giáp đầu ngực có gai râu, gai gan hoặc gai mang. Tôm th−ờng có kích th−ớc lớn. Giống loài th−ờng gặp : . Tôm càng xanh loài Macrobrachium Rosenbergii . Tôm càng loài M. Nippronense - Họ Atyidae: Giáp đầu ngực chỉ có gai râu, không có gai gan hoặc gai mang. Đầu càng 1-2 th−ờng có túm lông rậm. Tôm có kích th−ớc nhỏ d−ới 50mm. Giống th−ờng gặp : Giống Caridina. 2. Các đại diện tôm n−ớc mặn, lợ: Có đặc điểm là tấm bên đốt bụng 2 không đè lên tấm bên đốt bụng 1. Chân ngực 3 mang kẹp. Chân hàm 3 do 7 đốt hợp thành, trứng đẻ trực tiếp trong n−ớc biển. Tổng họ tôm he Peneoidea: 3 đôi chân bò phía tr−ớc đều mang kẹp. Chân bò 4-5 phát triển bình th−ờng, số mang t−ơng đối nhiều. Họ tôm he Peneaidea: Đ−ờng rãnh cổ còn cách đ−ờng giữa l−ng của vỏ đầu ngực một khoảng cách lớn hơn chiều dài của đ−ờng này. Các giống th−ờng gặp: Penaeus (tôm he), Metapenaeopsis, Metapenaeus (tôm rảo), Parapenaeopsis, Lucifer, acetes (moi)… Phân bộ bò Reptantia - nhóm cua Brachyura I. Đặc điểm hình thái phân loại : Hình 33: Cấu tạo ngoài của cua đồng 1. Gai mắt; 2. Mắt; 3. Hố mắt; 4. Vùng dạ dày; 5. Vùng chán; 6. Càng; 7. Vùng gan; 8. Chân bò; 9. Vùng mang; 10. Vùng tim; 11. Vùng ruột. Cơ thể cũng chia làm 2 phần là phần đầu ngực và phần bụng. 1. Phần đầu ngực: Nằm trong giáp đầu ngực, giáp đầu ngực ở cua n−ớc ngọt (mai cua) hình hộp gần vuông, xung quanh th−ờng có đ−ờng viền, không chuỷ. Cạnh tr−ớc có trán và ổ mắt. Canh bên giáp đầu ngực chia thành cạnh bên tr−ớc và cạnh bên sau, ở cạnh bên tr−ớc 120 có các răng bên, răng đầu tiên là răng trên mang (Epibranchia), ở một số loài cạnh bên tr−ớc có thể nhẵn. Mặt trên giáp đầu ngực từ tr−ớc đến sau có thể có các rãnh, gờ, thuỳ chia mặt giáp đầu ngực thành các vùng t−ơng ứng. Rãnh đầu (Cervical), rãnh bán nguyệt, rãnh chữ H ở vùng tim, vùng mang, gờ sau trán và thuỳ sau trán, ở một số loài giáp đầu ngực có thể hoàn toàn nhẵn. Các đặc điểm về hình dạng, kích th−ớc, màu sắc và các đặc điểm riêng biệt trên mai là đặc điểm phân loại của cua. 2. Phần bụng cua (yếm): Gồm 7 đốt, có xu h−ớng tiêu giảm gấp vào mặt d−ới giáp đầu ngực (yếm cua). ở con cái có 4 đôi chân bụng dạng 2 nhánh, nhánh trong phân đốt. ở con đực chỉ còn lại 2 đôi chân bụng I và II biến hành chân giao cấu đây là đặc điểm phân loại quan trọng của cua. Chân giao cấu chỉ gồm phần gốc 2 đốt và phần ngọn (nhánh trong) có 2 đốt hoặc không có đốt rõ rệt. II. Dinh d−ỡng: Cua là bọn ăn tạp, thức ăn của cua bao gồm các loại rong tảo, các động vật nhỏ, vụn nát hữu cơ. III. Sinh sản: Đực cái phân tính: Đối với cua n−ớc ngọt, trứng đẻ ra đ−ợc giữ ở trong yếm của con cái. Trứng phát triển thành con non, sau đó con non rời cơ thể mẹ sống tự do. Đối với cua biển, trứng đẻ ra nhờ cử động của phần bụng nên khi đẻ, trứng sẽ bám vào các lông tơ trên chân bụng và đ−ợc ấp trong xoang bụng cho đến khi nở. Thời gian trứng nở nh− ở cua biển Scylla (cua xanh) từ 7 ngày đến 2 tháng sau khi đẻ tuỳ điều kiện nhiệt độ và độ mặn, từ trứng nở ra ấu trùng Zoea với phần đầu ngực tròn và có 1 gai l−ng lớn. Qua lần lột xác thứ 5 ấu trùng Zoea biến thành ấu trùng Mysis (Megalops) với 1 đôi mắt kép to, trán lõm và gai biến mất, ấu trùng có 5 đôi chân ngực - đôi đầu tiên biến thành càng, các đôi còn lại là đôi chân bò. Phần đuôi 7 đốt, ấu trùng Mysis (Megalops) có thể bò hay bám vào vật thể. Giai đoạn này chỉ qua một lần lột xác mât 8-11 ngày để biến hành cua con. IV Phân bố và ý nghĩa: Một số là đối t−ợng khai thác và nuôi trồng nh− cua xanh (Scylla), ghẹ (Portunus), cua đá ( Chabdis)… Trong nghề nuôi trồng thuỷ sản thì các loại cua nhỏ nh− cua đồng (Somanniathelphusa) ăn hại cá, đào hang phá bờ ao. V. Phân loại và giống loài th−ờng gặp : Một số giống loài trong bộ phụ cua th−ờng gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt : - Họ Parathelphusidae: Giáp đầu ngực có 3 răng lớn ở cạnh bên, đốt VI-VII phần bụng thót nhỏ lại. Giống th−ờng gặp: Somanniathephusa (giống cua đồng) gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt và lợ nhạt. - Họ Potamidae: Giáp đầu ngực không có 3 răng lớn, cạnh bên nhẵn hoặc viền nhiều gai, đốt VI-VII phần bụng không thót lại. Giống th−ờng gặp : Orientalis, Rangula, Petamiscus, Tiwaripotamon th−ờng gặp trong các vùng sông suối ở vùng núi Bắc Việt nam. 121 Tμi liệu tham khảo chính 1. Cao Liêm – Trần Đức Viên Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi tr−ờng – Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo – Hà Nội 1994. Con ng−ời và môi tr−ờng (Tài liệu giảng cho các tr−ờng đại học). 3. D−ơng Hữu Thời Cở sở sinh thái học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội 1998. 4. D−ơng Đức Tiến – Võ Văn Chi. Phân loại thực vật – Thực vật bậc thấp - Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà nội 1978. 5. D−ơng Đức Tiến Đời sống các loài tảo - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà nội 1988. 6. Đặng Ngọc Thanh Thuỷ sinh đại c−ơng - Nhà xuất bản Khoa học Hà nội 1974. 7. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên Định loại động vật không x−ơng sống n−ớc ngọt và Bắc Việt nam - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà nội 1979. 8. Đặng Ngọc Thanh Khu hệ động vật không x−ơng sống n−ớc ngọt và Bắc Việt nam - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà nội. 9. Hoàng Thị Bé, Hoàng Thị Sản Phân loại học thực vật - Nhà xuất bản Giáo dục 1998. 10. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến Rong biển Việt nam - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật1993. 11. Nguyễn Văn Khôi Lớp phụ chân chèo (Copepoda) vịnh Bắc bộ - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật1994. 12. Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận Động vật học – Phần động vật không x−ơng sống - Nhà xuất bản Giáo dục 1998. 13. Trần Minh Anh Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he - Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1989. 14. Trần Kiên Sinh thái động vật - Nhà xuất bản Giáo dục 1978. 15. Vũ Thị Tám Phân loại thực vật nổi – Nhà xuất bản Nông nghiệp 1989. 16. Vũ Trung Tạng Sinh thái học các thuỷ vực – Đại học quốc gia Hà nội 1997. 17. Vũ Trung Tạng Cơ sở sinh thái học – Nhà xuất bản giáo dục 18. Lê thị Nga Thuỷ sinh vật học – Nhà xuất bản Nông nghiệp 1998. 19. Bộ thuỷ sản Nguồn lợi thuỷ sản Việt nam – Nhà xuất bản Nông nghiệp . 122 20. Thái trần Bái- Nguyễn văn Khang Động vật học không x−ơng sống- Nhà xuất bản Đại học s− phạm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình Thủy sinh học.pdf