BÀI TẬP TRIẾT HỌC
“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac_Lênin”
Họ và tên: Lê Đỗ Duy
Giảng đường: C6
Nội dung:
I- Các nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật:
1- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2- Nguyên lý về sự phát triển
3- Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
4- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa cách mặt đối lập
5- Quy luật phủ định của phủ định
II- Vật chất:
III- Ý thức
IV- Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ giữa vật chất và ý thức
59 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 13098 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac_Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển, sự vật mới được ra đời trên cơ sở khẳng định và phủ định sự vật cũ. Khi hai mặt mâu thuẫn đấu tranh với nhau mà vượt qua giới hạn độ thì sự vật mới ra đời, phủ định biện chứng có mặt. Thế nhưng sự vật không dừng lại ở đó mà nó lại tiếp tục đấu tranh giữa các mặt mâu thuẫn mới và một lần nữa cái mới đó bị cái mới hơn phủ định. Quá trình phủ định hai lần đó được gọi là Phủ định của phủ định và từ đây “sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển”
Ví dụ: sự phát triển của hạt đại mạch. Một hatj đại mạch có thể gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một mảnh đất phi nhiêu, nhờ ảnh hưởng của độ ẩm và sứ nóng, đối với nó sẽ xảy ra một sự chuyển hóa riêng, nó nảy mầm: hạt đại mạch biến đi không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, thay thế bởi một cái cây đại mạch do nó đẻ ra. Rồi cây lớn lên ra hoa và cho ra những hạt thóc mới, đó là phủ định lần hai.
Sự phủ định trên có thể sơ đồ như sau:
Khẳng định (hạt thóc)à phủ định lần 1(cây lúa)àphủ định lần 2(hạt thóc).
Quá trình phủ định cái phủ định của sự vật đó làm xuất hiện những sự vật mới là kết quả tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực mới được bổ sung và từ những lần khẳng định và phủ định trước đó. Quy luật phát triển liên tục, điểm kết thúc của chu kỳ này lại là điểm bắt đầu của một chu kỳ mới. Do vậy, kết quả phủ định cái phủ định luôn luôn bao giờ cũng có hình thức mới hơn, có nội dung toàn diện và phong phú hơn những cái ban đầu.
Ví dụ: sự phát triển của xã hội loài người, từ công xã nguyên thủyàchiếm hữu nô lệàphong kiếnàtư bảnàchủ nghĩa xã hội.
Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. bản thân chủ nghĩa tư bản sẽ xuất hiện những mâu thuẫn nội tại, tự phủ định nó, tạo tiền đề cho chủ nghĩa xã hội phát triển.
Tuy nhiên, sự tiến lên của sự vật không theo con đường thẳng tắp mà được diễn ra theo hình “xoắn ốc”. Bởi “sự phát triển theo đường “xoắn ốc” là biểu thị sự rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên”.
Khi nghiên cứu về Quy luật phủ định của phủ định chúng ta không nên máy móc trong nhận thức. Nghĩa là chúng ta không nên khăng khăng cho rằng sự vật, hiện tượng phải đủ hai lần phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Thực ra, có nhiều sự phát triển còn cần nhiều hơn cả con số hai lần phủ định như thế, hai lần là con số tối thiểu.
Ví dụ: quá trình biến đổi trứng thành con tằm.
Trứngàtằmànhộngà ngàià trứng.
Do vậy, trong vấn đề nhận thức quy luật này, chúng ta cần phải linh hoạt, không được máy móc. Không nên lấy cái cố định để ràng buộc cái bất định, nếu làm như thế là đi sai với quy luật và đó là một sai lầm.
Ý Nghĩa Phương Pháp Luận.
Từ việc nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định trên, chúng ta rút ra được một số ý nghĩa phương pháp luận sau:- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức được tính đúng đắn và tất yếu của sự vật bởi phát triển là khuynh hướng chung, do đó cái mới bao giờ cũng chiến thắng. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường đường thẳng mà con đường xoắn ốc: quanh co, phức tạp với nhiều chu kỳ và giai đoạn trung gian. - Sự vật ra đời sau luôn là cái mới, cái tiến bộ hơn cái trước thế nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, có nhiều lúc, cái mới lại là cái thụt lùi so với cái cũ, thế nhưng sự thụt lùi đó là những bước thụt lùi trong quá trình phát triển chung của nó. - Nhận thức được quy luật này chúng ta sẽ biết cách tác động phù hợp sao cho sự vật phát triển nhanh hay chậm, tránh được những nhận thức sai lầm, chủ quan duy ý chí và bảo thủ trong công việc và trong các hiện tượng xã hội. Đồng thời cần phải chống thái độ phủ định sạch trơn hoàn toàn không có gì, coi thường giá trị truyền thống mà cần phải biết phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.
Trong thực tế, sự vận động và phát triển của sự vật là sự tổng hợp các mối quan hệ , các quy luật cơ bản do phép biện chứng duy vật trừu tượng hóa và khái quát hóa. Do đó, trong hoạt động của mình, chúng ta phải vận dụng các quy luật đó một cách khái quát, năng động sáng tạo,phù hợp với điều kiện cụ thể để đạt được những kết quả mong muốn
II-Vật chất và ý thức- ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ giữa chúng
Trước hết, vật chất và ý thức là gì?
1-Vật chất là thực thể của thế giới, tồn tại vĩnh cửu tạo lên các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và không lệ thuộc vào cảm giác.
Sự tồn tại của vật chất gắn liền với các phạm trù: vận động, không gian và thời gian.
Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất, bản thân sự vận động không thể tự mất đi hoặc sáng tạo ra. Nó được bảo toàn cả về mặt lượng và mặt chất.
Người ta phân chia vận động ra thành 5 hình thức:
Vận động cơ học.
Vận động vật lý.
Vận động hóa học.
Vận động sinh học.
Vận động xã hội.
Chúng khác nhau về chất. và hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở hình thức vận động tháp hơn,nhưng các hình thức vận động thấp không bao hàm các hình thức cao hơn nó. Một sự vật có thể gắn liền với các sự vật khác nhau trong sự tồn tại của nó.
Các sự vật đứng im tương đối, không có sự đứng im tương đối đó thì không có sự tồn tại của sự vật.
Không gian và thời gian: là các cặp phạm trù đặc trưng cho phương thức tồn tại của sự vật. thế giới không thể tồn tại ngoài không gian và thời gian.
Không gian và thời gian là hai thuộc tính gắn liền với vật chất, vật chất tồn tại khách quan thì không gian và thời gian cũng vậy.
Không có tính tận cùng về 2 phía. Không gian luôn có 3 chiều: chiều cao, chiều dài, chiều rộng, còn thời gian chỉ có một chiều.
Vật chất và năng lượng.
Triết học duy vật biện chứng đến nay cho rằng vạn vật trong vũ trụ là vật chất, năng lượng là một dạng vật chất đặc biệt. Vật chất luôn vận động và vận động là thuộc tính của vật chất. Thực tế, vạn vật trong vũ trụ được hình thành bởi hai yếu tố cơ bản là vật chất và năng lượng. Vật chất và năng lượng là hai khái niêm, hai phạm trù triết học riêng nhưng có mối quan hệ đặc biệt với nhau. Chúng là hai bản thể của vũ trụ. Vật chất luôn vận động, nhưng vận động không phải là thuộc tính của vật chất. Vật chất, với các cấu trúc của nó, là nơi trú ngụ và phát huy tác dụng của năng lượng, còn năng lượng giúp cho vật chất có cấu trúc và làm cho các cấu trúc đó vận động. Mối quan hệ này vì vậy trở nên đặc biệt. Không có năng lượng thì vật chất không có cấu trúc và sự vận động. Ngược lại, không có vật chất thì năng lượng không có nơi cư trú và phát huy tác dụng của nó. Đây là nguyên lý và cũng là ý nghĩa triết học của mối quan hệ đặc biệt giữa vật chất và năng lượng.
Tác dụng tạo cho vật chất có cấu trúc của năng lượng thể hiện ở chỗ năng lượng tạo ra lực liên kết. Với các tác dụng khác nhau của năng lượng mà vật chất có các dạng liên kết khác nhau. Có hai dạng liên kết cơ bản là liên kết vật lý và liên kết hoá học. Liên kết vật lý tạo ra các cấu trúc vật chất không có tổ chức hoặc tổ chức thấp. Liên kết hoá học tạo ra các cấu trúc vật chất có tính tổ chức. Liên kết vật lý được thức hiện bởi các lực hấp dẫn, lực điện tích trái dấu, lực từ. Liên kết hoá học được thực hiện bởi lưới lực điện từ. Trong một cấu trúc vật chất có thể tồn tại đồng thời cả hai hình thức liên kết này.
Một đặc điểm của các cấu trúc vật chất là chúng không có tính liên tục. Mỗi cấu trúc vật chất, dù nhỏ đến đâu, cũng đều được tạo ra từ các cấu trúc thành viên nhỏ hơn với một hình thức liên kết nào đó và có khoảng cách giữa các thành viên. Đây là một đặc điểm quan trọng giúp cho các cấu trúc có thể vận động, hấp thụ và giải phóng năng lượng. Trong liên kết vật lý, độ bền của các cấu trúc hay độ bền của các mối liên kết giữa các thành viên phụ thuộc vào cường độ của lực liên kết. Cường độ của lực liên kết phụ thuộc vào mức năng lượng trong các thành viên và khoảng cách giữa chúng. Một đặc điểm của các cấu trúc vật chất được tạo bởi liên kết vật lý là khi tăng mức năng lượng tạo ra liên kết thì thì cấu trúc đó có thể bị co lại, thể tích của cấu trúc vật chất đó bị giảm xuống và ngược lại.
Một trong những tác dung mà có thể cho đó là ý nghĩa đặc biệt của năng lượng, đó là tạo ra các cấu trúc chức năng ghi nhớ của các tế bào thần kinh. Với các hình thức ghi nhớ, các phương thức truyền dẫn kích thích thần kinh (mà thực chất là truyền dẫn năng lượng) và với các phương thức xử lý thông tin thần kinh (phẳng hoặc không gian) mà trong hệ thần kinh của động vật đa bào và con người có từ một đến năm phương thức hoạt động thần kinh, trong đó có hai phương thức đã nêu trong học thuyết Páp–lốp.
Năng lượng là một bản thể của vũ trụ. Nhưng khi năng lượng tồn tại trong những cấu trúc vật chất khác nhau, chúng có thể có những tác dụng khác nhau và hình thành nên các dạng năng lượng khác nhau như điện năng, cơ năng, quang năng v.v…Tác dụng đối nghịch nhau của các dạng năng lượng cũng làm cho các cấu trúc vật chất vận động. Sự tồn tại của các dạng năng lượng, về thực chất, đó là sự tồn tại của các cấu trúc vật chất mang năng lượng với mức cao. Các mức năng lượng này có thể thay đổi dẫn đến sự thay đổi trạng thái hoặc tính chất của các cấu trúc vật chất mang năng lượng. Có nhiều dạng năng lượng đã được con người biết đến và đã xác định được về cả hai mặt định tính và định lượng. Nhưng cũng có những dạng năng lượng đang tồn tại và trong đó có những dạng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự sống nhưng chưa được xác định hoặc xác định chưa đầy đủ. Chúng được cảm nhận bằng các vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát, các mùi thơm, nồng, hôi, hắc…Không có chúng máu sẽ không đông để bịt kín các vết thương hở giúp cho sự cầm máu. Thiếu chúng nhện sẽ không giăng được tơ, tằm không thể làm kén… Chúng có thể di chuyển dưới dạng bức xạ hoặc khi có mức năng lượng thấp, chúng chỉ có thể di chuyển do chênh lệch mật độ, thậm trí chỉ có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác khi các nguyên tử đó có khoảng cách rất nhỏ. Chúng có thể tồn tại tự do hoặc được các chất hoá học, các vật thể hấp thụ. Chúng là khí trong quan niệm của người Phương Đông. Có thể phần lớn trong chúng là các lượng tử ánh sáng bị suy giảm rất nhiều năng lượng.
Nguyên lý của mối quan hệ giữa vật chất và năng lượng trên đây là một nguyên lý cơ bản. Nó không chỉ là cơ sở của lý luận về hoạt động của hệ thần kinh mà còn chỉ ra và mở ra rất nhiều hướng nghiên cứu mới. Nó chỉ ra được bản chất của hiện tượng lão hoá, nguyên lý của sự hoà tan, nó cho thấy cơ chế tác động của các chất bổ, chất độc, chất hại lên cơ thể sinh vật, giúp cho sự định nghĩa một cách chính xác thế nào là thuốc bổ, thế nào là thuộc độc, thế nào là thuốc hại, giúp cho sự lý giải tại sao thuốc bổ có thể có tác dụng hại còn thuộc độc lại có thể có những lơị ích nào đó. Nó chỉ ra cơ chế gây nghiện của ma tuý, cơ chế làm giảm đau của moóc-phin và của các hoạt chất có tính cay nóng (là hai phương pháp giảm đau cho hai cơ chế đau khác nhau). Nghiên cứu về độ bền của các liên kết vật chất dưới ánh sáng của nguyên lý này chúng ta còn xây dựng được lý luận về một trong ba hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật đó là hệ thống miễn dịch cơ bản có trong tất cả các thực thể sống. Ý nghĩa của nguyên lý còn được thấy trong cuộc sống hàng ngày, từ việc nấu ăn đến việc giặt giũ. Nó cho chúng ta thấy cơ chế tác dụng của các loại gia vị lên thức ăn, tác động của các chất tẩy rửa, Trong y học, những lý luận phát triển từ nguyên lý này là cơ sở khoa học hiện đại làm sáng tỏ và bổ xung lý luận của y học cổ truyền phương Đông, lý giải được nguyên lý của các phương pháp rèn luyện sức khoẻ bằng khí công, các phép dưỡng sinh…, giúp chúng ta hiểu được tác dụng sát trùng của bạc, hiểu được nguyên lý của phương pháp điều trị triệu chứng, hiểu được tại sao dung dịch foóc-môn giúp cho các tiêu bản sinh vật không bị thối rữa, hàn the làm cho thức ăn chậm ôi thiu. Lý luận về các quá trình tạo ra các prôtêin, các cấu trúc tế bào, các bộ phận của cơ thể sinh vật cũng sẽ được bổ xung trên cơ sở của nguyên lý này. Hệ thống gene sử dụng năng lượng làm phương tiện thông tin để tạo ra các cấu trúc nói trên với các phương thức lập trình hoàn toàn, không hoàn toàn, lập trình bán phần và lập trình toàn phần. Với phương thức lập trình không hoàn toàn, sinh giới có thêm một đặc tính nữa bên cạnh hai đặc tích di truyền và biến dị để thúc đẩy quá trình tiến hoá và thích nghi với môi trường sống, đồng thời giúp cho hệ thần kinh có thể ghi nhớ được, đó là đặc tính biến đổi.
Sự phát triển lý luận dựa trên nguyên lý của mối quan hệ đặc biệt giữa vật chất và năng lượng còn cho ta thấy lời giải về sự thay đổi màu sắc ánh sáng phản xạ của vật thể và sự bạc màu của màu sắc ánh sáng trong ánh nắng mặt trời. Nghiên cứu về sự hình thành liên kết hoá học của các nguyên tố hoá học và mô hình không gian của nguyên tử còn cho ta thấy rằng trong một số phản ứng hoá học có toả nhiệt thì nhiệt toả ra từ thành phần nào, từ cấu trúc nào của các chất tham gia phản ứng. Ví dụ, trong phản ứng giữa ôxy và hiđrô thì nhiệt năng được toả ra từ các điện tử của ôxy, điều này có nghĩa ôxy mới là nhiên liệu chứ không phải hiđrô là nhiên liệu trong việc đốt hiđrô. Nhưng trong việc đốt các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá…) thì ôxy không bị mất năng lượng. Trong trường hợp này, ôxy không phải là nhiên liệu.
Các cấu trúc vật chất khác nhau có thể hấp thụ hoặc giải phóng các dạng năng lượng khác nhau với các mức và các hình thức khác nhau. Sự giải phóng năng lượng có thể diễn ra do các phản ứng hoá học, do sự phá vỡ một cấu trúc vật chất có hình thức liên kết vật lý thành các cấu trúc nhỏ hơn. Một cấu trúc vật chất bị suy giảm năng lượng có thể do một sự tác động nào đó hoặc năng lượng tự thoát dần ra ngoài.
Một trong những khó khăn mà khoa học sẽ gặp phải khi nghiên cứu về các dạng năng lượng chưa được xác định trên đây là ảnh hưởng của mức năng lượng thấp của các cấu trúc vật chất mang năng lượng. Do mức năng lượng thấp mà khả năng tạo ra các tác động rõ rệt lên các phương tiện, các dụng cụ đo của chúng là rất yếu, không đủ để các dụng cụ xác định chúng hoạt động. Nghiên cứu về chúng càng trở nên có ý nghĩa khi một bộ phận trong chúng đã và đang được chúng ta gọi bằng cái tên là năng lượng sinh học, chính là linh hồn của sự sống, linh hồn của mỗi chúng ta
2-Ý thức: là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người một cách năng động sáng tạo
Ý thức được nghiên cứu dựa trên các lĩnh vực của nó: tự ý thức, vô thức và tiềm thức.
Tự ý thức: là thành tố quan trọng của ý thức, là sự ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ giữa ý thức và thế giới bên ngoài
Tiềm thức: là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng trong tang sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm năng
Vô thức: là trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ hành vi, thái độ xử sự của con người và chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí
Tiềm thức và vô thức có thể coi như hai lớp màng mỏng trong vỏ não, bên dưới ý thức. Chúng chứa đựng những gì bí ẩn sâu kín mà ý thức không hề biết. Ngoài ra chúng còn có khả năng tiếp nhận thêm những thông tin ngoài khả năng tiếp nhận của giác quan thông thường hay ý thức.
Những điều bí ẩn sâu kín này chỉ được bộc lộ ra, và những thông tin mới này chỉ được tiếp nhận khi ý thức vắng mặt, chẳng hạn trong giấc ngủ, hoặc khi thức nhưng người ta cố xóa mờ ý thức đi bằng cách thư giãn hoặc thiền định.
1. Những điều báo tai họa hay tin vui sắp đến: Nhiều người cho biết họ thường nằm mơ thấy trước những tai họa sắp đến, hoặc ngay lúc thức cảm thấy nóng ruột băn khoăn lạ thường. Có người cho biết đã vào giường ngủ nhưng không ngủ được, thấy nôn nao bồn chồn bèn ngồi dậy đi ra khỏi giường thì bỗng nhiên cây đà gỗ đã mục rớt ngay vào giường. Họ cho là mình có linh tính hoặc được ông bà, Phật, Chúa run rủi giúp thoát nạn.
Ta giải thích thế nào đây? Cây đà gỗ bị mối mọt đục từ lâu ngày, nhưng vì nó ở trên cao, ban ngày nhiều tiếng ồn nên ta không nghe thấy tiếng mọt đục. Nhưng tiềm thức và vô thức đã tiếp nhận tiếng mọt đục rất êm trong khi đương sự ngủ (ý thức vắng mặt), từng đêm và từng đêm… Khi biết nó sắp rơi, tiềm thức và vô thức phát ra những luồng sóng báo động cho đương sự nhưng bị màng ý thức ngăn cản, không thoát ra được nên mới làm đương sự nôn nao bồn chồn.
Các hiện tượng này được bắt nguồn từ sự cộng hưởng (résonance) của làn sóng α (1) từ vỏ não với làn sóng năng lượng vũ trụ (énergie universelle).a. Cộng hưởng là gì? Đó là sự kết hợp của hai luồng sóng giao động có cùng chu kỳ và cùng phương để tạo nên một luồng sóng mạnh gấp bội. Sau đây là một thí dụ lịch sử về cộng hưởng: Giữa thế kỷ 19, ở Âu Châu, một lần có một toán quân không đông lắm đi qua một chiếc cầu treo có trọng tải không nhỏ, nghĩa là dư sức chịu đựng trọng lượng của một toán quân đông gấp mấy. Toán quân đi đều bước, “một hai, một hai…” nhịp nhàng tạo thành một luồng chấn động không mạnh lắm nhưng vô tình cùng chu kỳ với giao động của chiếc cầu, tạo nên một sự cộng hưởng mạnh làm sập cầu chết nhiều người. Ngoại trừ các nhà vật lý học, nhiều người không hiểu được vì sao. Và từ đó người ta ra lệnh cho các toán quân mỗi khi qua bất cứ cây cầu nào, cấm không được bước đều, phải đi tản mạn bước nhanh chậm tùy ý.
Các sức mạnh phi thường: Các nhà khí công hay võ đạo thường biểu diễn những màn võ thuật làm người xem kinh ngạc như dùng cạnh bàn tay chặt vỡ một chồng gạch cao, bóp vỡ một quả dừa lớn vỏ dày mà ta phải dùng dao chặt khó khăn, hoặc chống lại mũi dao nhọn do nhiều người hợp sức đâm vào cổ…
Do đâu họ có được sức mạnh phi thường ấy? Chỉ vì họ biết cách luyện thư giãn để có được làn sóng α ở vỏ não có thể kết hợp với làn sóng giao động của năng lượng vũ trụ (có chu kỳ trùng hợp) tạo nên sự cộng hưởng, có được sức mạnh phi thường…
Ðây là vấn đề cơ bản của triết học mà các triết gia vẫn dùng để phân biệt triết học duy vật với triết học duy tâm. Các triết gia Mác xít cho mình là đúng khi khẳng định Vật chất là "cái có trước", ý thức là "cái có sau". Vật chất "quyết định" ý thức. Vật chất "phản ánh" vào ý thức, sau đó ý thức tác động trở lại vào thế giới vật chất... Triết học ngày nay còn phải thảo luận tiếp tục về quan niệm này. Quan niệm ấy rõ ràng vẽ ra hai thế giới. Càng "phản ánh" vào nhau, càng "tác động" vào nhau mãnh liệt bao nhiêu, cái thế giới "thứ nhất" càng "quyết định" cái thế giới "thứ hai" bao nhiêu thì điều ấy càng khẳng định đó là hai chứ không phải là một ! Tin vào sự tồn tại vững chắc của cái cặp vật chất và ý thức ấy, các ông đã dùng cái này làm chỗ tựa để định nghĩa cái kia một cách lẩn quẩn : "ý thức của con người là cái tồn tại (tức vật chất) được ý thức, còn cái vật chất (tức tồn tại) kia thì chính là cái thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh...".
Các sức mạnh phi thường có được từ sự cộng hưởng của sóng não với sóng năng lượng vũ trụ không nhất thiết chỉ là sức mạnh vật chất như trên mà cũng có thể là sức mạnh tinh thần, hoặc có khi là một sự thông minh khéo léo vượt bậc đến siêu phàm, tùy theo điều cầu nguyện của ai đó được đáp ứng. Có thể là một chuỗi những hiện tượng tự động được sắp xếp tinh vi như trong máy vi tính để dẫn đến một kết quả hoàn chỉnh kỳ diệu mà những người chứng kiến gọi là “phép lạ”. Thí dụ: một khối u ung thư biến mất qua vài câu chú nguyện, một nạn nhân sống sót duy nhất bị văng ra ngoài trong một tai nạn, người chết được sống lại v.v…
Có phải lời cầu nguyện của họ, hay người thân của họ đã được ơn trên đáp ứng ban cho phép lạ? Một nhà Yogi nổi tiếng người Ấn Độ, Swami Vivekananda, đã nói: “Con người tin tưởng lời cầu nguyện của mình đã được Trời Phật chứng giám, không biết rằng chính khi thành tâm cầu nguyện mình đã đánh thức được quyền năng vô lượng đang cuộn khúc trong chính mình”. Ông cho rằng không có Thượng Đế hay Thần Thánh nào giúp ta cả. Nếu biết cách tập trung luyện được một trạng thái thần kinh thích ứng là có thể bắt được luồng sóng vũ trụ có năng lượng vô biên. Nhà nghiên cứu Huyền Học Thái Khắc Lễ, trong cuốn “Nội lực tự sinh” của ông cũng quan niệm tương tự khi ông kể ra rất nhiều thí dụ từ những câu chuyện kim cổ Đông Tây mà người đời cho là phép lạ. Riêng bản thân người viết cho rằng đây không hẳn là “nội lực tự sinh” mà phần nội lực nhỏ bé của ta đã được nguồn năng lượng vũ trụ vô biên tiếp sức nhờ khéo điều hợp để có được sự cộng hưởng. Và chính bản thân người viết cũng đã nhiều lần chứng nghiệm được “phép lạ”. Lúc đầu rất kinh ngạc, nhưng sau cũng cố gắng tìm được cách giải thích hợp lý, không mê tín dị đoan. Cái mà người ta gọi là Thượng Đế, Trời, Phật, Chúa, Đức Mẹ, Phật Bà Quan Âm… chẳng qua chỉ là năng lượng vô biên của vũ trụ. Và trong khi cầu nguyện với niềm tin thành khẩn, người ta tự điều khiển một trạng thái thần kinh thích ứng để có được làn sóng từ vỏ não có tần số cộng hưởng với làn sóng năng lượng vô biên của vũ trụ, bao gồm cả nguyện lực cứu nhân độ thế của Phật, Chúa, Bồ Tát.
Điều quan trọng là tâm ta phải trong sạch, trí ta phải sáng suốt, luôn nghĩ tốt làm lành mới mong tiếp cận được nguồn năng lượng thiêng liêng nói trên.
Như vậy, nói cho dễ hiểu thì ý thức là cái vật chất đã được phản ánh vào trong đầu óc con người, còn vật chất thì là cái tồn tại bên ngoài mà ý thức đã phản ánh. Sự phản ánh ấy ngày càng tiệm cận với sự thật.Tinh thần cơ bản của phản ánh luận Mác xít là vậy. Cứ song song như một người thật và cái bóng của hắn ta trên tường. Bóng là cái hình của hắn in vào tường, còn hắn thì là cái bản thể mà cái bóng kia phản ánh. Hắn ta có trước, cái bóng có sau, hắn quyết định cái bóng của hắn...v.v... (chỉ có điều khác là cái bóng ở đây là ý thức thì nó năng động, nó có thể vươn ra khỏi tường và tu sửa lại hình dung của hắn ta). Phạm trù về cái cặp vật chất và ý thức ấy bắt nguồn từ một ý niệm rất rành mạch nhưng rất sơ khai khi ta phân biệt cái bên trong với cái bên ngoài, phân biệt cái ta với cái khác ta, phân biệt con người có ý thức với cái thế giới vật chất vô ý thức, phân biệt chủ thể nhận thức với đối tượng bị nhận thức, phân biệt vật chất với tinh thần, phân biệt quy luật khách quan với ý chí chủ quan. Trong trực cảm, tất cả ranh giới ấy tồn tại hiển nhiên đến mức chẳng cần bàn cãi, song thực ra tất cả ranh giới đó là vớ vẩn cả, khẽ nhích vấn đề sang một bình diện khác lập tức ranh giới ấy biến mất. Nếu đã hiểu thuộc tính quan trọng nhất của ý thức là tính "phản ánh" và tính "tác động" thì phải biết rằng thuộc tính ấy là của vật chất nói chung, biểu hiện ở tất cả mọi mức độ từ thấp lên cao. Cục sắt và thanh nam châm, vật nọ phát tín hiệu và phản ánh vào vật kia và tác động trở lại vào vật kia. Giữa phân tử ôxy và hydro cũng như vậy... chúng nhận thức lẫn nhau và tác động lẫn nhau. Ðã đành quan hệ ấy còn rất đơn giản nhưng từ cái đơn giản ấy đến ý thức của con người đã có vô vàn mức độ tiến hóa trung gian nối liền lại. Không thể tách ý thức của con người ra khỏi khả năng "phản ánh" và "tác động" của thế giới vật chất nói chung. Không phải đến con người thì cái "ý thức" thiêng liêng ấy mới đột nhiên xuất hiện. Ý thức không phải là chuyện riêng của thế giới con người (nếu mang nghĩa hẹp ấy thì nó chỉ tương ứng với quy mô xã hội thôi, sao có thể đem đọ với quy mô vật chất được.
Ý thức tinh thần chính là thuộc tính chung của thế giới vật chất. Không thể có cái thứ vật chất không có tinh thần, cũng không có cái thứ tinh thần ngoài vật chất : Tách thành vật chất và tinh thần để rồi cho rằng cái này có trước, cái kia có sau tức là tách "vật chất" ra khỏi chính thuộc tính của nó thì vô nghĩa biết chừng nào ! Thử hỏi thanh nam châm và cái thuộc tính hút sắt của nó thì cái nào có trước ? Vật chất và tính phản ánh của nó cũng vậy. Không thể có vật chất và ý thức, chỉ có thế giới vật chất đang vận động, đang tự ý thức, tự phản ánh, tự tác động phần này vào phần kia và tự biến đổi. Con người của ta lẫn ý thức của ta cũng hoàn toàn thuộc vào cái thế giới ấy rồi. Không phải cái xác của ta thì thuộc thế giới vật chất, còn ý thức của ta lại như cái gì đó đứng bên ngoài để chụp ảnh... Và như vậy thì cả triết học duy tâm lẫn triết học duy vật đều đã bị thời đại của chúng ta vượt qua rồi.
Muốn cho nhận thức luận được sáng tỏ trước hết phải đưa vào đó khái niệm "lát cắt" hay "mặt cắt" mà nội hàm của nó là cái ranh giới giả tạo mà con người bịa ra để làm một phương tiện nhận thức thế giới. Ðứa trẻ nhìn cái bánh chưng chỉ thấy cái bề ngoài, nó cắt đôi cái bánh ra, và từ đó trí tưởng tượng của nó về cái bánh đầy đủ hơn trước, thấy cả ruột bánh bên trong, nhưng trong nhận thức của nó cái mặt cắt nhân tạo kia phải được xóa đi. Cái bánh vẫn nguyên vẹn mà vẫn bộc lộ được cái ruột bên trong, đó là sự khác nhau căn bản giữa nhận thức và thực nghiệm. Mỗi kiểu lát cắt cung cấp thêm cho ta mẫu nhận thức khác nhau, nhưng rồi tất cả các lát cắt đều cần được xóa đi khỏi nhận thức, nếu không nó làm sai lệch đối tượng ta muốn nhận thức. Ranh giới giữa vật chất và ý thức cũng là một "lát cắt" nhân tạo thông minh mà ta bịa ra, không hề có thật bao giờ.
Ranh giới giữa ta với thế giới ngoài ta, ranh giới giữa chủ thể tác động và đối tượng hay kết quả tác động... cũng chỉ rất tạm thời, rất "tương đối", suy cho cùng cũng đều giả tạo. Cái ta là chủ thể nhận thức nhưng đồng thời cũng đang bị cái bên ngoài nhận thức. Ðừng tưởng mình là đại diện cho ý thức đang đem quy luật đi cải tạo cái thế giới vật chất mà quên mình đang là cái sản phảm rất vật chất, đang là nạn nhân, nạn vật một cách rất vô ý thức. Ðừng tưởng mình là cái bên ngoài mà quên mình cũng đồng thời là cái bên trong. Tất cả cứ đổi chỗ cho nhau liên lục không lúc nào dứt. "Sắc" đấy, mà thoắt lại thành "Không" và ngược lại. Có nghĩa đấy mà thoắt thành vô nghĩa. Ðương nhiên sự hoán đổi ấy không phải lung tung, mỗi biến đổi có điều kiện của nó.
3- Mối liên hệ giữa vật chất và ý thức. ý nghĩa phương pháp luận
Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói riêng.
Trong nhiều năm, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta, về cơ bản, đều khẳng định: Vấn đề cơ bản của triết học là "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức". Gần đây, giáo trình về môn học này của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh viết: "Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn đề cơ bản của triết học".
Hiện nay, cách giải thích tại sao "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức" hay “quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất" lại là vấn đề cơ bản của triết học cũng khác nhau. Có giáo trình viết: Trong thế giới cố vô vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học". Lại có giáo trình cho rằng: Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản hay vấn đề tối cao của triết học vì giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học".
Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi đề cập đến nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Thí dụ: "Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào... Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con người”, "Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Mác cho rằng, vấn đề quan trọng hàng đầu là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và thế giới tự nhiên, cái nào có trước, cái nào có sau…”Là những tài liệu để giảng dạy, học tập, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta hiện nay tuy có sự thống nhất về tư tưởng và đều xuất phát từ các tác phẩm kinh điển, nhưng trong trường hợp này, lại có sự lý giải ít nhiều khác nhau, đã gây ra những lúng túng nhất định không chỉ đối với người học (đặc biệt là đối với đối tượng lấy tự học là chính), mà còn đối với cả người dạy và người tham khảo. Vì vậy, việc trao đổi thêm những nội dung trên nhằm góp phần tìm cách diễn giải sao cho rõ để không chỉ phản ánh đúng đắn quan điểm từ kinh điển của triết học Mác - Lênin, mà còn phù hợp với sự phát triển của dân trí đương thời là điều cần thiết.
Theo chúng tôi, trước khi đi vào nội dung cụ thể vấn đề cơ băn của triết học, phải làm sáng tỏ vấn đề cơ bản của các khoa học nói chung và của triết học nói riêng là gì?
Ngành khoa học nào cũng phải nghiên cứu hàng loạt vấn đề. Tất cả những vấn đề đó tạo nên hệ chống các vân đề (hay hệ vấn đề) thuộc đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học đó. Vị trí, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau. Có vấn đề chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Có vấn đề đóng vai trò quan trọng. Lại có vấn đề đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quan trọng đến mức nó đóng vai trò là nền tảng, định hướng cho ngành khoa học ấy giải quyết những nội dung còn lại. Đấy chính là vấn đề cơ bản của một ngành khoa học.
Triết học cũng vậy. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, triết học có hệ vấn đề của mình. Trong hệ vấn đề ấy, có vân đề đóng vai trò là nền tảng, định hướng để giải quyết những vấn đề khác. Theo chúng tôi, đây là cơ sở quan trọng nhất để xác định vấn đề cơ bản của triết học.
Về nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Trong tác phẩm này và một số tác phẩm khác, khi nói về vấn đề cơ bản của triết học, Ph.Ăngghen không định nghĩa tư duy là gì, tồn lại là gì mà chỉ nêu một số khái niệm khác tương tự như tinh thần, tự nhiên, vì vậy dễ dẫn đến cách giải thích quan hệ giữa "tư duy và tồn tại", "tinh thần và tự nhiên" của Ph.Ăngghen là quan hệ giữa "ý thức và vật chất" hoặc quan hệ giữa "vật chất và ý thức". Chúng ta biết rằng, ngay sau khi nêu quan điểm "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại", Ph.Ăngghen viết tiếp:
“Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết gì về cấu tạo thân thể của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ (TG nhấn mạnh) mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài"... Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội... (TG nhấn mạnh). Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời trung cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên? vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay (TG nhấn mạnh).
Cách giải đáp vấn đề ấy đá chia các nhà triết học thành hai phe lớn. Những người quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và do đó rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách nào đó... những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn những người cho rằng tự nhiên là cái có được thì thuộc các học phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
Như vậy, trong quan hệ "giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên" thì khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng nên giải thích như thế nào cho rõ? Có nên không khi chúng ta cho rằng: "... một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy)", hoặc "... mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản... của triết học". Mặc dù phần nói về chủ nghĩa duy tâm khách quan có giải thích về khái niệm tinh chần, nhưng ngay từ đầu, cách trình bày trên đã làm cho người tìm hiểu vấn đề cơ bản của triết học và cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm đồng nhất nội dung khái niệm tư duy, tinh thần với nội dung khái niệm ý thức, tinh thần mà xã hội đang sử đụng (ý thức, tinh thần là ý thức, tinh thần của con người). Sự đồng nhất này không đúng, vì khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng ở đây chỉ muốn đề cập đến cái phi vật chất, cái không phải là vật chất.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất. Với chủ nghĩa duy vật, đấy là ý thức, tinh thần, sản phẩm của vật chất, cái phản ánh vật chất, cái bị vật chất quyết định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Với chủ nghĩa duy tâm, đấy là thực thể siêu tự nhiên (không có nguồn gốc từ tự nhiên, không phải là cái phản ánh tự nhiên), thế giới vật chất là sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên này nên thế giới vật chất không có thực chất của nó.
Theo quan điểm truyền thống, chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái, chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, trong đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan gắn liền với tên tuổi của triết gia - Giáo sĩ người Anh Giogiơ Béccơly (George Berkeley). Chúng ta biết rằng, vào thế kỷ XVII, Giogiơ Béccơly đã biện minh cho chủ nghĩa duy tâm dưới hình thức mới bằng cách dựa trên những tiền đề hơi khác so với các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm truyền thống. Đấy là vạn vật quanh ta là các khái niệm trong ý thức của ta (Béccơly và những người sau ông nói nhiều và nhấn mạnh ý này) song tất cả (cả ta và ý thức của ta) đều có nguồn gốc từ cái thuần trí của giới siêu tự nhiên, bị cái thuần trí của giới siêu tự nhiên quyết định. (Cuộc đối thoại thứ nhất và cuộc đối thoại thứ hai đặc biệt là đoạn kết trong cuộc đối thoại thứ hai giữa Philông ( Philonnus) và Hylaxơ (Hylas) của Béccơly phản ánh rất rõ tư tưởng này).Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở quan niệm chủ nghĩa duy tâm nhủ quan cho rằng ý thức của con người của chủ thể là cái tồn cài sẵn trong con người, là cái có trước, còn các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp các cảm giác, chỉ là cái phụ thuộc vào ý thức chủ thể thì chưa đủ. Chúng tôi cho rằng khi tuyệt đối hoá vai trò của ý thức con người (ý thức của chủ thể), coi sự vật là ,,phức hợp các cảm giũa, thì không có nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại do nguồn gốc này hay nguồn gốc khác, dưới hình thức này hay hình thức khác của sự vật, mà ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, của ý thức ở góc độ nhận thức luận. Hơn nữa, sự ra đời của chủ nghĩa duy tâm chủ quan là một trong những biểu hiện sự bế tắc, sự truy tìm lối thoát về mặt lý luận của chủ nghĩa duy tâm. Về bản chất, chủ nghĩa duy tâm chủ quan không phủ nhận sự tồn tại của thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất, vì vậy, có thể được không khi hiểu: chủ nghĩa duy tâm không chia thành hai phái, mà chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ nghĩa duy tâm khách quan chỉ là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
Những vấn đề trên không phải được rút ra từ câu chữ, từ lý luận thuần tuý, mà quan trọng hơn, từ nhu cầu của cuộc sống hiện thực. Cho đến nay, không phải chỉ những người thuộc chủ nghĩa duy vật hay những người có học vấn cao mới hiểu tinh thần, ý thức là của con người, mà đấy thuộc loại kiến thức phổ thông, bất cứ ai cũng biết. Chính vì vậy không ít người, đặc biệt đặc biệt là giáo dân của các tôn giáo hữu thần, tuy không thừa nhận "tinh thần", "ý thức" kể cả cái gọi là "ý thức khách quan" là cái có trước, là cái quyết định giới tự nhiên, song họ lại rất tin tưởng ở một thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất tồn tại với tư cách là lực lượng sáng tạo . Ngay cả các nhà duy vật, thậm chí các nhà khoa học duy vật, cũng có lúc này, lúc khác rơi vào quan điểm của chủ nghĩa duy tâm (thường là duy tâm chủ quan), thì, kể cả những lúc duy tâm nhất cũng không ai quan niệm "tinh thần", "ý thức" của con người có trước tự nhiên, không ai quan niệm sự vật là "phức hợp các cảm giác" xét dưới góc độ bản thể luận.
Về bản chất vấn đề cơ bàn của triết học:
Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư duy và tồn tại, song do "tư duy" được các trường phái triết học quan niệm khác nhau nên bản chất vấn đề cơ bản của triết học cũng được hiểu khác nhau.
Với chủ nghĩa duy tâm khách quan, đấy là mối quan hệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật chất tồn tại dưới những tên gọi khác nhau với giới tự nhiên, con người và xã hội loài người.Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đấy là mối quan hệ giữa toàn bộ những biểu hiện của tinh thần, ý thức con người như ý chí, tình cảm, tri thức… với hiện thực.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì: “Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại” thường được lý giải trực tiếp là “mối quan hệ giữa ý thức và vật chất”.
Thực ra, khái niệm "tư duy” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm “ý thức” còn khái niệm "tồn tại" lại có ngoại điên rộng hơn khái niệm “vật chất”. Vì vậy, chỉ trong trường hợp này và chỉ trong những trường hợp tương tự như thế này thì mới có thể đồng nhất “tư duy”, với “ý thức”, “tồn tại” với “vật chất”, còn trong nhưng trường hợp khác thì nội dung của những khái niệm đó phải được phân biệt rõ ràng, nhất là khi đề cập đến các vấn đề bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giới và lý luận nhận thức.
Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Song, theo Ph.Ăngghen, lúc đầu [và chỉ lúc đầu (TG nhấn mạnh), cơ sở của sự phân biệt đó chỉ là ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có trước và do đó, không thửa nhận hay thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Điều này cho thấy, quan hệ trước sau không phải là cơ sở quan trọng hàng đầu, cũng không phải là cơ sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi giải quyết những vấn đề mà triết học đặt ra, mà quan trọng hơn, phải xét xem vai trò quyết định thuộc về nhân tố nào thuộc về vật chất hay ý thức. Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đấy là mối quan hệ giữa những nhân tố vật chất mà những biểu hiện cơ bản của nó là hoàn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất với nhưng nhân tố tinh thần được biểu hiện qua ý thức của những con người cụ thể, hình thành nên tâm lý xã hội, hệ tư tưởng với hai cấp độ ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận. Trong mối quan hệ này, tồn tại xã hội không thể có trước, ý thức xã hội không thể có sau, mà sự ra đời của tồn tại xã hội và ý thức xã hội là đồng thời. Tính chất duy vật ở đây chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, là cá i bị tồn tại xã hội quyết định.
Tương tự, gọi là duy âm chủ quan với những biểu hiện của nó như chủ quan duy ý chí chủ quan duy tình cảm, chủ quan duy tri thức… không có nghĩa là quan niệm những yếu tố thuộc ý thức này là cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này (ý chí, tình cảm, tri thức… ) có thể quyết định sự thành công hay thất bại của con người (xem nhẹ hoàn cảnh khách quan).
Ranh giới giữa ý thức và vật chất vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối của ranh giới này được giới hạn ở góc độ nhận thức luận cơ bản, đó là sự thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ngoài giới hạn ấy, khi khẳng định nguồn gốc vật chất của ý thức, khẳng định khả năng ý thức được vật chất hoá thông qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thừa nhận tính tương đối của ranh giới này.
Mặt khác, nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người, nói đến vật chất là nói đến giới tự nhiên, thế giới vật chất, nên bản chất mối quan hệ giữa ý chức và vật chất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người đang sống trong đó. Ở đây, hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ ràng, và chủng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:
Mặt thứ nhất: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào?
Mặt thứ hai: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người về giới tự nhiên ra sao? Đây là một trong những cách hướng đến triết học ứng dụng - triết học đặt ra và định hướng giải quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có tính toàn cầu như môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hoà bình, lương thực, nhà ở… mà còn liên quan đến cả những vấn đề do cuộc sống nghề nghiệp, cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đặt ra.
Vân đề cơ bản của triết học đã, đang và chắc chắn sẽ còn nhiều quan điểm khác nhau. Một vài ý kiến trên chỉ để các bạn đồng nghiệp tham khảo với mong muốn góp phần làm cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng đạt hiệu quả hơn.
Từ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức. Ở Việt Nam có công trình của triết gia Trần Đức Thảo về ý thức được đánh giá cao bằng giải thưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên bản chất của ý thức là gì thì đến nay vẫn còn là vấn đề tồn tại cần được làm sáng tỏ. Phải chăng tùy theo cách nhận thức vấn đề này mà các triết gia xếp thành hai chiến tuyến đối lập - duy tâm và duy vật?
Tuy nhiên từ lâu, dù thuộc ý thức hệ nào người ta cũng sẵn sàng tin rằng ý thức, cảm xúc có sức mạnh vật chất to lớn. Sự khác nhau còn lại phải chăng là ở chỗ có người coi ý thức là phi vật chất, họ vạch đường ranh mơ hồ nhưng dứt khoát giữa hai thế giới vật chất và tinh thần? Có lẽ vấn đề nan giải này chưa thể làm sáng tỏ chừng nào khoa học chưa có khả năng khám phá đến cùng cấu trúc của vật chất. Các nhà y học quan tâm đến vấn đề này có lẽ không phải vì muốn biến thành các nhà triết học, từ bỏ việc chữa bệnh cứu người, để tham gia cuộc tranh luận về ý thức hệ. Ở phương Đông đã nhiều thế kỷ nay, nếu không muốn nói nhiều thiên niên kỷ, nhiều vấn đề về y lý, chẩn đoán và điều trị đã được ứng dụng có ích cho nhân loại, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn như thuyết âm dương, châm cứu, bấm huyệt, năng lượng sinh học, điều trị từ xa...Một loạt vấn đề khác cũng chưa được giải thích bằng nguyên lý của khoa học chính thống hay bằng lý luận y học phương Tây. Sự sống vẫn tiếp tục, khoa học phải phát triển, như dòng suối mạnh chảy liên tục. Điều gì phải đến đã đến.
Từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay đã xảy ra những cuộc cách mạng vĩ đại trong các ngành khoa học cơ bản như Vật lý học, Sinh học và các ngành khoa học khác như Vật lý lượng tử, Cận tâm lý học, Tin học, Vi điện tử, Công nghệ sinh học cao... Trên cơ sở khoa học kỹ thuật phát triển ấy đã đến lúc có thể đặt ra tham vọng tìm hiểu bản chất và vai trò của những cấu trúc vô hình và khung năng lượng của cơ thể con người. Cùng với cơ thể vật lý chúng tạo nên ý thức, tính cách, các khả năng đặc biệt của con người ở trình độ tiến hóa ngày nay.
Ngành Sinh - Y học quan niệm rằng ý thức là sản phẩm của não bộ, nói chi tiết hơn, ý thức là sản phẩm “cơ - hóa - điện” của “thân thể + não + hệ thần kinh” (Body + Brain + Nervous system, gọi tắt là BBNS). Nhưng chắc chắn không phải theo kiểu mật là sản phẩm của túi mật, tinh trùng là sản phẩm của tinh hoàn, khi người chết thì mật và tinh trùng đầu chết, BBNS chết thì ý thức cũng chết. Các công trình nghiên cứu khoa học Cận tâm lý đã chứng minh bằng thực chứng rằng sau khi thể xác chết phần ý thức - tinh thần vẫn tồn tại ở một dạng khác, ở một nơi khác. Các thành tựu của Vật lý lượng tử của Einstein, Planck, Bohr, Heisenberg đã cho phép đi đến quan niệm mới về cấu trúc của vật chất khác với quan niệm của vật lý cổ điển dẫn đầu bởi Newton. Theo vật lý hiện đại, dưới đơn vị nguyên tử của vật chất còn có hàng loạt các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn như electron (10-5m), Hadron (10-8m) với thuộc tính hai mặt - sóng và hạt, khi thì hữu hình, khi thì vô hình. Các nhà vật lý cũng giả thiết rằng cấu trúc hạt nguyên tử với kích thước khoảng 10-33m là cơ sở vật chất của năng lượng sinh học.
Lượng tử ánh sáng (quang tử photôn) không có khối lượng, không có kích thước, phát tán trong không gian với tốc độ ánh sáng. Tuy không nắm bắt được photôn nhưng sự tồn tại của chúng trong tự nhiên thì không phải bàn cãi nữa. Trường lượng tử và cơ thể vật lý là hai thực thể song song tồn tại và liên quan chặt chẽ với nhau. Các hiện tượng trong trường lượng tử vô hình. Do đó các nhà vật lý lượng tử rút ra những điểm tương đồng giữa trường lượng tử và ý thức. Nếu không có trường lượng tử thì các cơ chất như nguyên tố hóa học, electron không thể tồn tại. Cũng như vậy, thân thể người ta không phải là một đống vật liệu đạm, đường, mỡ, khoáng, vitamin... tự sắp xếp lại thành hình hài con người, mà điều đó chỉ có thể xảy ra trong trường lượng tử, kể cả các hoạt động sống và tư duy. Các khái niệm như xung động, năng lượng, điện tích, từ trường, tần số, sóng, hạt, chiều dài làn sóng... đều chỉ là những danh từ quy ước do ý thức con người đặt ra để lập một trật tự trong cái hỗn mang của cơ man thực thể quanh ta.
Như vậy có sự liên hệ hữu cơ giữa vật chất và ý thức, giống như giữa vật chất và năng lượng.
Có cái gì chung giữa phân tử vật chất và ý thức? Ý nghĩ và cảm xúc giống với các hiện tượng trong thế giới lượng tử ở chỗ tất cả chúng đều vô hình và đều không thể nắm bắt được, mặc dầu chúng là vật chất, khi tồn tại ở dạng hạt, khi thì ở dạng sóng. Các nhà vật lý lượng tử châu Âu đến với ý tưởng tạo mô hình ý thức, vốn dĩ là đối tượng siêu hình, gọi là “mô hình năng lượng - thông tin” dựa trên các tiến bộ khoa học hiện đại của Vật lý lượng tử, Nhiệt động học, Sinh học, Toán học... Tuy nhiên cấu trúc mô hình ý thức không tránh khỏi ít nhiều tính siêu hình. Để biện minh điều này nhà vật lý lượng tử hàng đầu M.Planck nói: “Khoa học không thể không hàm chứa trong bản thân nó một phần siêu hình”. Còn Toshiko Izutsu (Nhật) thì thừa nhận trong chiều sâu của ý thức, ở phía bên kia của sự vật, tồn tại một cơ sở căn bản phi hiện tượng, siêu hình... (xem SK&ĐS, Xuân Ất Dậu, tr.60).
Chung quy sự sống được hiểu là sự tích lũy không ngừng các thông tin, mà nguồn tạo ra thông tin chính là ý thức. Thông tin được chuyển tải bằng năng lượng. Theo Viện nghiên cứu cơ khí chính xác quốc gia Nga ở St.Peterburg cơ sở của thông tin là “trường xoắn” (Torsional field). Bằng những công cụ tân kỳ các nhà khoa học Nga đã đo lường được “trường xoắn”, cũng như chứng minh được vai trò quyết định của nó trong khả năng ngoại cảm của con người. Các tính năng quan trọng của “trường xoắn” là tác động xa, với tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng.Như vậy, “thông tin - ý thức”, “năng lượng - vật chất”, là những hòn đá tảng xây nên vũ trụ và đồng thời là những biểu hiện cơ bản của các tính năng của tạo hóa.
Trong một hệ thống sống như cơ thể con người bao giờ cũng giàu tính thông tin, nghèo năng lượng, cuối cùng chuyển sang giai đoạn tinh thần của sự sống.
Theo Viện sĩ Nga Mundasep tác giả cuốn “Chúng ta thoát thai từ đâu” (NXB Thế giới -2002, Hà Nội) Sambala trong lòng núi Hymalaya là nơi có những Xo-ma-chi. Họ là những tu sĩ đến từ Ấn Độ, Nepal. Bằng cách thiền định sâu sắc, nhờ năng lượng tinh thần, quá trình trao đổi chất trong thân thể họ hạ xuống điểm 0, thân xác họ trở nên bất động, rắn như đá (stone still state). Có người sau một thời gian dài tính bằng tháng, bằng năm, trở lại trạng thái bình thường. Có người mãi mãi tồn tại ở trạng thái ấy. Có lẽ hai vị sư “tượng táng” tại chùa Dâu nước ta, mà chúng ta được hân hạnh chiêm ngưỡng ngày nay, thuộc về số Xo-ma-chi ấy chăng? Lúc đó cơ thể vật lý sẽ không đóng vai trò nữa. Ý thức - phần chính của linh hồn - chuyển sang một thế giới vật chất khác - thế giới tế vi - để thực hiện chức năng bảo tồn tính cá thể của một con người trong vũ trụ mà có thời đã sống trên mặt đất.
Trong thế giới vật chất có thể xảy ra hiện tượng chuyển pha. Hãy chú ý quan sát một cục nước đá nằm trong đĩa đặt ở nhiệt độ phòng. Cục nước đá chảy thành nước. Nếu cứ để nguyên nước ấy tại chỗ thì nước sẽ mất đi do bốc hơi. Hơi đi đâu mà ta không thấy? Hơi ở trong không khí trong phòng kín. Trong phòng có một ống kim loại dẫn nước lạnh. Trên bề mặt của ống người ta thấy xuất hiện những giọt nước ngưng tụ. Thu nước ngưng tụ vào đĩa rồi đặt đĩa vào ô đá tủ lạnh thì ta sẽ thấy một cục đá tái xuất hiện trong đĩa. Thì ra cục nước đá không mất đi, chỉ trải qua một số pha chuyển tiếp: đá -> nước -> hơi nước -> đá. Mắt ta chỉ nhìn thấy một số pha và không thấy một số pha khác.
Trạng thái ý thức có thể biến đổi. Khi ý thức biến đổi sang một trạng thái khác thì con người tiếp nhận thế giới xung quanh một cách khác. Chẳng hạn trong khi ngủ trạng thái ý thức biến đổi người ta thấy thế giới xung quanh một cách khác thường trong giấc mơ mà ở đó không gian nhiều hơn 3 chiều. Thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai xảy ra cùng một lúc...Các nhà tu hành trong khi thiền định, các nhà Yoga, có thể chủ động làm biến đổi trạng thái ý thức của mình một cách sâu sắc, đưa ý thức lên một tầng cao khác với người thường. Khi ấy họ có khả năng tiếp nhận vũ trụ, thế giới xung quanh một cách khác, họ có những khả năng đặc biệt khác với người thường. Điều tương tự cũng xảy ra với người mộng du. Tất cả điều đó là hiện thực, không phải dị đoan.
Vật chất và ý thức có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ý thức phản ánh thế giớ vật chất. vì thế để có cái nhìn đúng đắn về thế giới, ta cần phải có nhận thức đúng đắn. từ tý thức, sẽ chi phối hoạt động nhận thức của con người và qua đó tác động vào thế giới vật chất, hoạt động đó là tích cực hay tiêu cực, cũng phụ thuộc vào ý thức của con người.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cương- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac_Lênin.doc