Đề cương kinh tế học vi mô

Trên đồ thị chúng ta nhận thấy rằng: ở mức giá thuê các đơn vị vốn là R0 thì doanh nghiệp có lượng cầu K 0 đơn vị dịch vụ vốn. Đường sản phẩm giá trị biên của vốn MVP k thể hiện cầu về vốn của doanh nghiệp, đường giá trị sản phẩm cận biên của vốn có thể dịch chuyển lên trên khi có các yếu tố sau làm tăng sản phẩm hiện vật cận biên của vốn: Thứ nhất: Sản phẩm của doanh nghiệp được tăng giá, điều này làm cho sản phẩm hiện vật cận biên của vốn cũng có giá trị cao hơn.

pdf103 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương kinh tế học vi mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lượng ở mức quy mô tối thiểu có hiệu quả so với cầu của thị trường. Quy mô tối thiểu có hiệu quả là sản lượng mà tại đó đường chi phí bình quân dài hạn (LATC) của một doanh nghiệp ngừng đi xuống. Như vậy, nếu một doanh nghiệp đạt được tính kinh tế của quy mô thì việc mở rộng sản lượng của nó sẽ loại bỏ được các đối thủ và cuối cùng sẽ là người bán duy nhất trên thị trường. Nếu mức sản lượng có chi phí bình quân dài hạn tối thiểu (LATCmin) của nó là đủ lớn để áp ứng cầu thị trường. 76 - - Bằng phát minh sáng chế (Bản quỳền) 1 hãng giành đượcvị trí quy trình công nghệ mới trong một khoảng thời gian nhất định. - - Quyền kiểm soát các yếu tố đầu vào của sản xuất 1 hãng có thể chiếm được vị trí độc quyền nhờ quyền sở hữu 1 loại nguyên vật liệu để sản xuất ra 1 sản phẩm nào đó. - Những quy định của Chính phủ: 1 doanh nghiệp có thể trở thành độc quyền hợp pháp nêú nó là người duy nhất được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh 1 loại sản phẩm hoặc dịch vụ naò đó. Ví dụ: đường sắt, bưu điện Việt Nam. 3.3. Cách xác định sản lƣợng, giá cả, lợi nhuận tối đa của hãng độc quyền - Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể tối đa hoá lợi nhuận bằng cách xác định sản lượng tại điểm mà MC = P (Vì P và MR như nhau). Một hãng độc quyền cũng tìm cách tối đa hoá lợi nhuận bằng cách xác định sản lượng tại điểm MC = MR (Theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận ở chương trứơc). Vì đường cầu nghiêng xuống về phía phải nên giá cả và doanh thu cận biên không đồng nhất với nhau. Trên thực tế doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá (hay nằm dưới đường cầu) trừ điểm đầu tiên. Điều này được thể hiện qua ví dụ sau: 1 hãng độc quyền về thiết bị điện tử có số liệu sau: Q: chiếc, giá: đô la/chiếc, TR: đô la Giá 1 chiếc (đô la) P Sản lượng (Q) Tổng doanh thu TR Doanh thu cận biên MR 13 1 13 13 12 2 24 11 11 3 33 9 10 4 40 7 9 5 45 5 Đồ thị đường cầu và đường doanh thu cận biên được biểu hiện ở hình vẽ 5.7 sau đây: Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 77 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« Đồ thị trên cho thấy mối quan hệ giữa giá cả và doanh thu cận biên. Với giá 13 đô la: 1 đơn vị hàng hoá nhà độc quyền bán mỗi ngày 1 sản phẩm và MR = 13. Muốn bán nhiều hơn hàng phải hạ giá với giá 12 đô la 1 đơn vị hàng hoá sẽ bán được 2 sản phẩm mỗi ngày doanh thu cận biên khi bán thêm 1sản phẩm nữa sẽ là 11 12 1324    (Đô la) và cứ thế theo bảng trên ta thấy MR luôn nằm dưới đường cầu ở mọi điểm trừ điểm đầu tiên. Trên hình vẽ 5.11 muốn xác định được sản lượng tối ưu (Q*) doanh nghiệp phải xác định giao điểm của 2 đường MR = MC tại điểm A. Từ A kéo thẳng xuống cắt trục hoành ở đâu thì đó là sản lượng tối ưu của hãng. D MR P Q 13 12 11 10 9 Hình 5.7. Đường cầ u và doanh thu cậ n biên củ a hãng đ ộ c quyề n 78 Hãng độc quyền bán với giá nào để thu lợi nhuận tối đa? Ta biết rằng độc quyền là người áp đặt giá cả thị trường nhưng không phải hãng muốn bán với giá cao bao nhiêu cũng được mà mục đích của hãng là thu lợi nhuận tối đa cho nên hãng sẽ bán với giá nào mà thị trường chấp nhận được mà lại thu lợi nhuận lớn nhất. Trên hình 5.7 từ A kéo thẳng lên cắt đường cầu D tại điểm B ( Bởi vì đường cầu chính là đường giá của hãng ). Từ B kéo thẳng sang cắt trục tung ở đâu thì đó chính là giá bán của hãng độc quyền (P*). Vậy lợi nhuận tối đa của hãng là  ATCPQ  **max Trên hình 5.7. Lợi nhuận tối đa của hãng chính là phần gạch chéo P * MNB. 3.4. Sức mạnh độc quyền, định giá từ sức mạnh độc quyền a. Sức mạnh độc quyền Sự khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền bán là doanh nghiệp độc quyền bán có sức mạnh thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải chấp nhận giá thì trường, đặt giá bằng chi phí cận biên còn doanh nghiệp độc quyền thì đặt giá cao hơn chi phí cận biên. Sức mạnh độc quỳen bán được đo lường bằng chỉ số Lerner (Do Abba Lerner đưa ra năm 1934). L = P MCP  (0 < L < 1) - Mất không từ sức mạnh độc quyền: Vì sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng được sản xuất thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên MC ATC D MR P Q Hình 5.8 B P* M Q* Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 79 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« ta dễ thấy người tiêu dùng bị thiệt hại, còn người sản xuất được lợi. Nhưng nếu coi phúc lợi xã hội của người tiêu dùng và của người sản xuất là như nhau thì cả người tiêu dùng và người sản xuất tính thành một tổng thể sẽ không được lợi bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Bằng cách so sánh tổng phúc lợi xã hội (NBS_ Net social benefit = CS + PS) được tạo ra trong hai trường hợp ngành độc quyền và ngành cạnh tranh hoàn hảo, ta thấy roc hơn điều này: Nếu là thị trường cạnh tranh hoàn hảo mức giá và mức sản lượng tương ứng sẽ là Pc và Qc, còn trong thị trường độc quyền thì giá và sản lượng là: Pm và Qm. Như vậy, so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong thị trường độc quyền thặng dư tiêu dùng đã mất đi một phần là diện tích của tam giác ABE, còn thặng dư sản xuất cũng mất đi một phần là diện tích của tam giác BEF, tổng phúc lợi xã hội đã bị mất là diện tích tam giác AEF. Phần phúc lợi bị mất này được gọi là phần mất không (DWL- Dead weight lost) b. Phân biệt giá. (Price disrimination) - Mục đích : Mục đích của nhà độc quyền là chiếm thặng dư tiêu dùng, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. - Cơ sở : Do doanh nghiệp độc quyền có quyền đặt giá cho nên có sự phân biệt giá. Trên thực tế có rất nhiều hình thức phân biệt giá khác nhau. Sau đây là một số hình thức phân biệt giá hay được sử dụng nhất. ∆ Phân biệt giá cấp 1 B MR MC D Pm Pc A E F P Q Hình 5.9 Mấ t không từ sức mạ nh đ ộ c quyề n QC Qm 80 Hãng độc quyền đặt cho mỗi người tiêu dùng một mức giá bằng mức giá mà người tiêu dùng đó sẵn sàng trả cho hàng hoá đó. Ví dụ : Chúng ta hãy phân tích, so sánh doanh thu cận biên và lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp độc quyền không phân biệt giá và phân biệt giá hoàn hảo cho người tiêu dùng như sau: Không phân biệt giá Phân biệt giá hoàn hảo Số lượng H 2 Giá bán (P)  D.thu TR D.thu cận biên MR SP thứ Giá bán (P)  D.thu TR D.thu cận biên MR 1 10 10 10 1 10 10 10 2 9 18 8 2 9 19 9 3 8 24 6 3 8 27 8 4 7 28 4 4 7 34 7 Tổng khối lượng sản phẩm bán ra là 10. - Trong trường hợp không phân biệt giá Doanh thu cận biên MR < giá bán do phải hạ giá các sản phẩm trước. Giả sử khi doanh nghiệp bán 2 đơn vị sản phẩm. Tổng doanh thu trường hợp đầu là 18, còn trường hợp sau là 19. Do khi không phân biệt giá, 2 sản phẩm đều được bán với giá 9 đv. Còn khi có phân biệt giá thì: Sản phẩm thứ nhất bán với giá là 10 đv Sản phẩm thứ hai bán với giá là 9 đv Tức là Doanh thu cận biên của các sản phẩm đúng bằng giá bán sản phẩm đó. Vì vậy đường doanh thu biên trong trường hợp này trùng với đường cầu. Hãy quan sát hình 5.10. Khi có phân biệt giá hoàn hảo đường doanh thu cận biên MR sẽ trùng với đường cầu. Do doanh thu cận biên bằng giá khi bán thêm sản phẩm doanh nghiệp không phải hạ giá của những đơn vị bán trước đó. Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 81 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« Trước đây thặng dư Tiêu dùng là SABP* . Sau khi có phân biệt giá hoàn hảo thặng dư người tiêu dùng là: CS = 0. Hãng độc quyền chiếm hết thặng dư + Lợi nhuận trước phân biệt giá max (tại sản lượng Q * ) là diện tích hình tô đậm. + Lợi nhuận mới là : Ta có tổng doanh thu: TR =  ii xQP = SOQ1EA Tổng chi phí TC : TC = ATCQ1. Q1 = S OQ1KH   = TR – TC = S AEKH Lúc này Thặng dư sản xuất là diện tích hình AME, thặng dư tiêu dùng bằng khôngvà phần mất không DWL = 0. Như vậy, có thể nói xét phương diện toàn XH phân biệt giá hoàn hảo là có lợi, xét trên phương diện người tiêu dùng có hại (CS = 0) ∆ Phân biệt giá cấp 2 hay phân biệt giá theo KL, số lượng TD ) Hãng độc quyền sẽ đặt cho những số lượng tiêu dùng khác nhau,những mức giá khác nhau. MC MR D ATC P Q B E A P* M P1 Q* Q1 K H O Hình 5.10. Phân biệ t giá hoà n hả o 82 Ví dụ : Nếu mua 100 sản phẩm thì giá bán là P = 10$/đv Nếu mua 1000 sản phẩm thì giá bán là P = 8$/đv Trường hợp này thường được áp dụng trong những hãng đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô (đại diện bởi đường ATC dốc xuống) - Mức sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất là mức sản lượng mà tại đó chi phí bình quân ATC cắt đường cầu (D). Không tối đa hoá được  ở t.trường 1 & 2 do chi phí CB1 << so với TR và T 2 hình 2 sai Hình 5.11 ∆ Phân biệt giá cấp 3 Hãng độc quyền chia cầu thành nhiều nhóm khác nhau sau đó xác định giá và sản lượng cho từng nhóm người tiêu dùng(Thường áp dụng trong giá vé máy bay, đồ uống, đồ ăn sẵn, rượu). Ví dụ : áp dụng thị trường giá vé máy bay. Chia khách hàng thành hai nhóm trong và ngoài nước như sau: Nhóm 1 : dành cho người nước ngoài Nhóm 2 : Dành cho người trong nước Nhóm 1 : Coi đi máy bay là hàng hoá thông thường P1 P2 P3 P4 P ATC (D) Q 0 Q1 Q2 Q3 Q4 Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 83 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« Nhóm 2 : Coi đi máy bay là hàng hoá xa xỉ Sau đó đặt nhóm 1, nhóm 2 các mức giá tương ứng với cầu nước ngoài và cầu trong nước, tất nhiên vẫn tuân theo đúng nguyên tắc tối đâ hó lợi nhuận với từng nhóm khách hàng. Hình 5.12 ∆ Phân biệt giá theo thời kỳ – Phân biệt giá theo thời điểm Phân biệt giá theo thời kỳ là một chiến lược định giá quan trọng được sử dụng rộng rãi và có liên quan chặt chẽ với phân biệt giá cấp ba. ở đây người tiêu dùng được chia ra thành nhiều nhóm khác nhau với các hàm cầu khác nhau, và đặt giá tương ứng với các thời kỳ khác nhau. Ví dụ trong ngành phát hành sách, lúc đầu người ta đặt giá cao và chiếm được thặng dư từ người tiêu dùng có cầu cao về hàng hoá và không sắn sàng chờ mua. Sau đó người ta tiến hành giảm giá bán để thu hút số đông trên thị trường. Ngoài các hình thức phân biệt giá trên, nhà độc quyền cũng có thể tiến hành các biện pháp khác để chiếm thặng dư của người tiêu dùng như đặt giá cao điểm, đặt giá hai phần 3.5. ƣu nhƣợc điểm của độc quyền Độc quyền có ảnh hưởng bất lợi đến giá cả, sản lượng, tiến bộ khoa học kỹ thuật và phân phối thu nhập. - Nhược điểm: P Q1 Q2 Q P1 P2 MC D2 MR2 D1 MR1 84 + Độc quyền tạo ra mức sản lượng thấp giá cao có hại cho người tỉêu dùng. + Ngành độc quyền không có xu hướng sản xuất theo chi phí bình quân tối thiểu do đó không có động lực giảm chi phí sản xuất xà cải tiến sản phẩm, xu hướng cơ bản của độc quyền là hạn chế tăng trưởng kinh tế. + Độc quyền ảnh hưởng đến phân phối thu nhập cũng như tiềm năng kinh tế của đất nước. - Ưu điểm: + Độc quyền có tiềm lực (quy mô lớn) để tạo ra các cơ hội nghiên cưú và phát triển. + Lợi nhuận độc quyền cao nên nó tạo ra động lực cho kinh doanh. + Độc quyền vẫn chịu sự cạnh tranh tiềm năng của các thị trường khác cũng như của các hãng khác (Nếu nó sa sút đi thì sẽ có hãng khác giành lại thế độc quyền ). 4. cạnh tranh không hoàn hảo Khái niệm độc quyền thuần tuý và cạnh tranh không hoàn hảo là hai trường hợp giới hạn chỉ có trên lý thuyết, nằm giữa 2 giới hạn này là khả năng tự điều chỉnh về giá của các doanh nghiệp, ở hai trường hợp trên người ta đều xuất phát từ việc cho rằng doanh nghiệp có một đường cầu đã cho (tức là doanh nghiệp biết được mối quan hệ giữa giá cả và số lượng tiêu thụ) và trong nỗ lực của mình đều hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Trong thực tế thì rất ít có trường hợp doanh nghiệp biết được đường cầu của mình vì mọi người bán thì đều nỗ lực tối đa hoá lợi nhuận, còn mọi người mua thì đều nỗ lực tối đa hoá lợi ích của mình. Cho nên tuỳ theo số lượng các doanh nghiệp, quy mô các doanh nghiệp, quyền kiểm soát giá cả cũng như điều kiện gia nhập và rút lui của các doanh nghiệp trong thị trường ta chia ra 2 hai loại: - Cạnh tranh mang tính độc quyền - Thiểu số độc quyền (độc quyền tập đoàn). 4.1. cạnh tranh mang tính độc quyền Có nhiều ngành trong đó các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm khác nhau. Vì lý do này hay lý do khác với mặt hàng của doang nghiệp khác. Sự khác nhau của sản phẩm là do người tiêu dùng nghĩ ra có thể đúng hoặc không đúng. Do đó, một số người tiêu dùng (không phải là tất cả ) sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm mà mình thích. a. Thị trường cạnh tranh độc quyền. Thị trường này có 4 đặc điểm cơ bản sau: - Thị trường này có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ nhưng các doanh nghiệp này đều có năng lực sản xuất nhỏ và số lượng khách hàng thì rất lớn . Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 85 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« - Sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau đặc biệt hoá như sản phẩm của các hãng khác nhau thì khác nhau về nhãn hiệu, thiết kế, chế tạo, bao bì, phương thức thanh toán, thời gian bảo hànhChính vì vậy các doanh nghiệp cố gắng thông qua những cái khác nhau này để tạo ra những sự hấp dẫn riêng, lôi kéo riêng cho mình. - Có sự tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Nếu mặt hàng nào có lãi thì doanh nghiệp tương đối dễ dàng tham gia vào thị sản xuất, còn nếu mặt hàng nào không có lãi thì các doanh nghiệp ở trong ngành rồi bỏ cũng tương đối dễ dàng. - Thị trường này đặc biệt sử dụng cạnh tranh phi giá như: quảng cáo, phân biệt sản phẩm xà phòng, dầu gội đầu b. Đặc điểm của hãng cạnh tranh mang tính độc quyền - Chúng ta đều thấy rằng 1 loại hàng hoá giống nhau được nhiều doanh nghiệp hoặc công ty chào bán về mặt lý thuyết thì họ phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và được bán với mức với 1 giá thấp nhất. Nhưng thực tế thì tuỳ tình thế thị trường mà chúng ta đã được bán với mức giá khác nhau. Người mua thiếu cái nhìn tổng quát và đầy đủ về thị trường (có nghĩa là họ không biết được với 1 hàng hoá hay loại dịch vụ giống nhau như thế thì các hãng khác, của hàng khác nhau bán với giá như thế nào, do đó một sự định giá khác nhau cho 1 loại hàng có thể xuất hiện. Về đường cầu doanh nghiệp cạnh tranh mang tính độc quyền đứng trước một đường xuống và có thể có sức mạnh độc quyền bán. Tuy vậy điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền chắc chắn thu được lợi nhuận lớn. Cạnh tranh mang tính độc quyền tương tự như cạnh tranh hoàn hảo ở điểm có sự tự do gia nhập. Vì vậy khả năng thu được lợi nhuận sẽ thu hút các doanh nghiệp mới với các mặt hàng cạnh tranh tham gia vào thị trường này và làm cho lợi nhuận giảm xuống bằng không. Chú ý: Vì sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nên đường cầu của doanh nghiệp dốc xuống dưới về phía phải nhưng đây không phải là đường cầu thị trường. Đường cầu thị trường dốc hơn rất nhiều (vì không có hàng hoá thay thế). - Cách xác định giá cả, sản lượng tối ưu và lợi nhuận tối đa thì tương tự như hãng độc quyền bán. Tuy nhiên đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh mang tính độc quỳên thì thoải hơn vì có nhiều hàng hoá thay thế còn ở hãng độc quyền thì dốc đứng hơn (không có hàng hoá thay thế). 86 Hình 5.13 Cho biết cách xác định sản lượng tối ưu, giá cả và lợi nhuận tối đa của hãng cạnh tranh mang tính độc quyền. - Trong ngắn hạn, hãng xác định sản lượng tối ưu tại giao điểm MC = MR (Tức tại A. Từ A kéo xuống cắt trục hoàng ở đâu thì đó là sản lượng tối ưu (Q*). - Ta đã biết đường cầu chính là đường giá của doanh nghiệp nên từ A kéo thẳng lên cắt đường cầu D tại B. Từ B kéo sang cắt trục tung ở đau thì đó chính là mức giá của hãng cạnh tranh độc quyền. (P*) - Lợi nhuận cạnh tranh của hãng là phần gạch chéo BP*MN. max= Q * (P * -ATC) Các hãng cạnh tranh manh tính độc quyền đưa ra thị trường nhiều loại, kiểu cách và nhãn hiệu, cách thức phục vụ để cạnh tranh. Chi phí quảng cáo của hãng bao giờ cũng lớn. - Trong dài hạn giả sử các đường chi phí là không đổi, hãng thu được  > 0, điều này thúc đẩy những hãng mới ra nhập ngành vì hàng rào gia nhập là rất thấp. + Khi xuất hiện nhiều hãng mới cầu sản phẩm của hãng giảm dần cho tới khi hãng thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0, lúc đó đường chi phí trung bình ATC cắt đường cầu (D) tại điểm tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận kinh tế  = 0 không khuyến khích các hãng ra nhập ngành do vậy thị trường đạt được cân bằng trong dài hạn. - Đặc điểm cân bằng trong dài hạn + Lợi nhuận kinh tế của các hãng cạnh tranh độc quyền bằng không. MC ATC D MR Q* P* Q P A B MC D MR Q*E P PE Hình 5.13. Hãng cạ nh tranh đ ộ c quyề n trong ngắ n hạ n và ậ nì hạ n ATC Q Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 87 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« + Đường ATC cắt dường cầu (D) + Hãng cạnh tranh độc quyền hoạt động với công suất dư thừa trong dài hạn 4.2. Độc quyền tập đoàn. a. Khái niệm : Là thị trường chỉ 1 số ít người bán hàng thường là 2 –3 người, Cung cấp phần lớn hoặc toàn bộ sản lượng của thị trường. Ví dụ : Thị trường xe máy Honda Chiếm 70% xe máy t.trường Suzubi - Phân loại : + Độc quyền tập đoàn không phân biệt: sản phẩm của các hãng khác nhau giống hệt nhau, ví dụ : Dầu thô, quặng. + Độc quyền tập đoàn phân biệt : Sản phẩm các hãng giống nhau là giống hệt nhau. Ví dụ : ti vi, tủ lạnh b. Đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến độc quyền tập đoàn. - đặc điểm: Thị trường thiểu số độc quyền là thị trường có một vài hãng lớn sản xuất với rất nhiều khách hàng nhỏ. Thị trường này có những đặc điểm đáng chú ý sau: + Số hãng sản xuất ít + Các hãng phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi hãng khi xây dựng chính sách của mình đều phải chú ý đến đối thủ cạnh tranh. Mọi sự thay đổi về giá cả, sản lượng, cung cách phục vụ của hãng đều tác động ngay đến hãng khác. - Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tập đoàn. + Cũng giống như độc quyền một nguyên nhân có tính chất quan trọng là việc giảm chi phí nhờ quy mô sản xuất. Nhìn chung hãng có quy mô sản xuất lớn thường có chi phí bình quân thấp nhờ vàp chuyên môn hoá và phân công lao động tốt, có điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nhờ đó, các hãng sản xuất có quy mô lớn thường có thể sản xuất một khối lượng sản phẩm lớn với chi phí thấp với khả năng cạnh tranh cao. c. Các phương thức xử thế về giá trong thị trường độc quyền tập đoàn. - phương thức hoà bình kinh tế: Theo phương thức này các nhà độc quyền tập đoàn đưa ra các quyết định về giá theo quy ước của sự cạnh tranh giá cả. Trong đó các biện pháp về giá cả và tiêu thụ của họ không hướng vào việc gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh mà chỉ hướng vào các mục tiêu chính của mình. 88 - Phương pháp chèn ép: Các hãng độc quyền tập đoàn tìm mọi cách để có thể chèn ép đối thủ cạnh tranh, mọi chính sách về giá cả và tiêu thụ của họ đều hướng vào việc gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. - Phương thức thoả hiệp, thoả thuận ngầm với nhau: Các hãng tiến hàng các thoả thuận, thoả hiệp ngầm không tiến hành cạnh tranh về giá với nhau. Chính sách giá trong trường hợp này chính là chính sách giá tập thể (có sự thống nhất, hiểu biết lẫn nhau). d. Định giá trong độc quyền tập đoàn. Có một số nhà kinh tế cho rằng khi hãng hạ giá thì đối thủ thường hạ theo ngay, còn khi hãng tăng giá thì họ chần chừ và thường không tăng theo. Hiện tượng này phát triển thành lý thuyết đường cầu gãy khúc. Tất cả các hãng độc quyền tập đoàn đều đối mặt với đường cầu gãy khúc. Xuất phát từ ý tưởng chủ đạo là: Nếu nâng giá thì khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của hãng cạnh tranh, còn khi hạ giá thì đối thủ sẽ mất khách. Từ đó các hãng sẽ có hai phương thức xử thế trong trường hợp có sự thay đổi lượng khách hàng: - Khi lượng khách hàng tăng hãng không có phản ứng. - Khi mất khách hãng hạ giá để lấy lại lượng khách thiếu hụt. Trong khoảng EF hãng không phải thay đổi giá thành mà vẫn đạt: MR = MC Mô hình đường cầu gãy khúc chính là sự mô tả mức giá cứng nhắc của độc quyền tập đoàn. Theo mô hình này, mỗi doanh nghiệp gặp một đường cầu gãy ở mức giá đang thịnh hành. Vì đường cầu gãy nên đường doanh thu cận biên của nó bị gián đoạn. Do đó chi phí của doanh nghiệp có thể thay đổi mà không gây ra sự thay đổi giá. Như hình 5.14, chi phí cận biên có thể tăng nhưng vẫn bằng chi phí cận biên ở mức sản lượng đó, vì thế giá vẫn ở mức cũ. Hình 5.14. Đường cầu và doanh thu biên của hãng độc quyền tập đoàn. Tóm lại, qua nghiên cứu các loại thị trường:cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo chúng ta thấy chúng đều có những ưu điểm cần khia thác đầy đủ. Nhưng cũng cần thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay cần có những biện pháp chống độc quyền, chống khuynh hướng độc quyền dẫn đến cửa quyền, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, phải có chính sách điều tiết độc quyền trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, nhất là đối với kinh tế nhà nước. Điều đó góp phần đảm bảo công bằng về kinh tế, công bằng xã hội Chúng ta chấp nhận xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên phải chấp nhận cạnh tranh, thậm trí cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế. Song chúng ta thực hiện cạnh tranh trong giới hạn của các hợp tác hai bên cùng có lợi, quan tâm đến chính sách xoá đói, giảm Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 89 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« nghèo, đảm bảo sự công bằng xã hội. Đó cũng là một đòi hỏi khách quan vủa sự bình đẳng giữa con người với con người. MR2 P Q 0 P* D D2 D1 MR1 P* P 0 Q MR Q E F MC MC2 MC3 90 MR2 P Q 0 P* D D2 D1 MR1 P* P 0 Q MR Q E F MC MC2 MC3 Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 91 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« Chƣơng 6 Thị trƣờng yếu tố sản xuất Trong các chương trước chúng ta đã tập trung nghiên cứu thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường đầu ra, đó là các thị trường hàng hoá và dịch vụ mà chủ doanh nghiệp là người bán và người tiêu dùng là người mua. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu thị trường các yếu tố sản xuất hay còn gọi là thị trường đầu vào. Trong thị trường này, các yếu tố sản xuất được chia thành ba nhóm cơ bản là lao động, đất đai và vốn. Các doanh nghiệp mua các yếu tố cần thiết trên thị trường yếu tố sản xuất để tiến hành tổ chức sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trên thị trường các yếu tố sản xuất, các doanh nghiệp đóng vai trò là người mua (Cầu) còn các hộ gia đình đóng vai trò là người cung cấp nguồn lực (Cung). Các doanh nghiệp trả tiền cho người tiêu dùng để sử dụng các yếu tố sản xuất cần thiết. Giá của lao động gọi là tiền công, giá của đất đai gọi là giá thuê và giá của vốn gọi là lãi suất. 1. Những vấn đề chung 1.1. Giá và thu nhập của các yếu tố sản xuất 1.1.1. Giá Giá của yếu tố sản xuất được hình thành trên thị trường các yếu tố sản xuất dựa trên mối quan hệ giữa cung và cầu về các yếu tố sản xuất đó. Quy luật cầu và cầu đối với các yếu tố sản xuất cũng giống như đối với các hàng hoá khác. Chúng ta có thể phát biểu quy luật cầu đối với các yếu tố sản xuất như sau: Luật cầu đối với các yếu tố sản xuất biểu thị số lượng các yếu tố sản xuất được cầu trong một khoảng thời gian nhất định tăng lên khi giá của các yếu tố sản xuất giảm và ngược lại với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Một cách rõ ràng chúng ta có thể nhận thấy rằng: Lượng cung và cầu đối với một yếu tố sản xuất cụ thể phụ thuộc vào giá của yếu tố sản xuất đó trên thị trường. Khi giá của các yếu tố sản xuất tăng lên thì lượng cầu có xu hướng giảm đi trong khi lượng cung lại có xu hướng tăng lên. Chúng ta có thể biểu diễn cung, cầu về một yếu tố sản xuất thông qua đồ thị 6.1 với giá cân bằng của yếu tố sản xuất được xác định tại giao điểm của đường cung và cầu. P* Q* E S D P Q O 92 Đồ thị 6.1 Trên đồ thị 6.1 chúng ta thấy rằng cân bằng cung, cầu về một yếu tố sản xuất dễ dàng xác định được tại điểm E với P* là giá cần bằng và Q* là lượng cân bằng trao đổi trên thị trường. 1.1.2. Thu Nhập Thu nhập của một yếu tố sản xuất được xác định bằng cách lấy giá của yếu tố sản xuất đó nhân với lượng trao đổi thực tế của yếu tố đó trên thị trường. Trên đồ thị 6.1 chúng ta thấy rằng với giá P*, lượng trao đổi Q*, thu nhập của yếu tố sản xuất được biểu diễn bằng diện tích hình chữ nhật OP*EQ* 1.2. Cầu đối với các yếu tố sản xuất Cầu đối với bất cứ yếu tố sản xuất nào cũng đều là cầu thứ phát (derived demand) bởi các doanh nghiệp xác định cầu đối với yếu tố sản xuất dựa trên các điều kiện cụ thể về năng lực, trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, nhu cầu về sản phẩm hàng hoá đầu ra cũng như mục tiêu của hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường chúng ta thấy rằng, mục tiêu hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ngày nay đó là tối đa hoá lợi nhuận. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường hàng hoá, các doanh nghiệp tính toán mức cầu đối với các yếu tố sản xuất sao cho có thể tạo ra được mức lợi nhuận tối đa. Trong thị trường hàng hóa, nguyên tắc cơ bản để các doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận đó là phải lựa chọn mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong thị trường yếu tố sản xuất trên cơ sở so sánh giữa chi phí cận biên của một yếu tố sản xuất với doanh thu cận biên do yếu tố sản xuất đó tạo ra. Để hiểu rõ quy tắc tối đa hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp trong trường hợp này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm: Sản phẩm doanh thu cận biên của yếu tố sản xuất. 1.3. Sản phẩm doanh thu cận biên 1.3.1. Khái niệm Sản phẩm doanh thu cận biên của một yếu tố sản xuất (MRP) được hiểu là sự thay đổi trong tổng doanh thu do tăng thêm một đơn vị đầu vào yếu tố sản xuất đó. 1.3.2. Công thức Trong đó: + MRPF : Sản phẩm doanh thu cận biên của một yếu tố sản xuất bất kỳ + TR : Tổng doanh thu khi bán sản phẩm + F: Yếu tố sản xuất cụ thể (Vốn, lao động, đất đai) F TR MRPF    Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 93 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« Các doanh nghiệp khi sử dụng các yếu tố sản xuất đều phải cân nhắc, so sánh giữa doanh thu thực tế yếu tố sản xuất đó mang lại với chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được yếu tố sản xuất đó. Đến đây chúng ta có thể kết luận rằng: Nguyên tắc cơ bản để tối đa hoá lợi nhuận đó là doanh nghiệp sẽ lựa chọn yếu tố sản xuất sao cho: Sản phẩm doanh thu cận biên của một yếu tố sản xuất bằng với chi phí cận biên của chúng (MRPF=MCF) Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp có thể mua bất cứ khối lượng nào của các yếu tố sản xuất với mức giá hiện hành trên thị trường. Do vậy chi phí cận biên của các yếu tố sản xuất trong trường hợp này chính là giá của yếu tố sản xuất đó. Như vậy điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận trong trường này đó là: Sản phẩm doanh thu cận biên của yếu tố sản xuất bằng với giá của yếu tố sản xuất đó (MRPF = PF) 2 Thị trường lao động 2.1. Cầu lao động 2.1.1. Khái niệm Là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi. 2.1.2. Đặc điểm Cầu đối với lao động là cầu thứ phát bởi nó phụ thuộc vào cầu đối với hàng hoá, dịch vụ trên thị trường theo nguyên tắc các doanh nghiệp sẽ thuê một số lượng vừa đủ lao động sao cho có thể tạo ra một khối lượng tối đa sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, thoả mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng để có thể tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Cầu đối với lao động phụ thuộc vào giá cả của lao động. Cầu đối với lao động cũng giống như cầu đối với các hàng hoá và dịch vụ khác, khi giá của lao động cao thì lượng cầu đối với lao động của doanh nghiệp thấp và ngược lại. Nên đường cầu lao động tuân theo quy luật cầu. ` Đồ thị 6.2 Tại A với mức tiền công W1 có số lượng L1 lao động được cầu Tại B với mức tiền công W2 có số lượng L2 lao động được cầu O Cầ u lao đ ộ ng B A W W1 W2 L1 L2 L 94 ( W2 L1) Thực tế chúng ta thấy rằng đường cầu lao động dốc xuống dưới không nói cho chúng ta biết: Lượng lao động nào sẽ được thuê? Mức lương nào sẽ được trả? Để trả lời các câu hỏi này chúng ta chúng ta sẽ tìm hiểu các nội dung có liên quan đến Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động và Quy luật lợi tức giảm dần để biết cái gì xác định hình dạng cụ thể và vị trí của đường cầu lao động. 2.1.3. Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động a. Khái niệm Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động được biểu hiện là sự thay đổi trong tổng sản lượng đầu ra liên quan đến việc tăng thêm một đơn vị lao động đầu vào. Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động được ký hiệu là MPPL b. Đặc điểm Sản lượng hiện vật cận biên của lao động chính là giới hạn trên cho mức tiền công mà người chủ doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng trả cho người lao động. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng: Người lao động không nhận tiền công bằng sản phẩm mà họ nhận bằng tiền. Đến đây một câu hỏi được đặt ra là họ sẽ được nhận được số tiền là bao nhiêu? Có một điều chắc chắn rằng, số tiền người lao động nhận được là cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào việc họ tạo ra được ra giá trị bằng tiền cho doanh nghiệp là nhiều hay ít. Giá trị bằng tiền mà người lao động tạo ra cho doanh nghiệp được xác định là số tiền thu được từ việc bán các sản phẩm do họ tạo ra. Phần đóng góp bằng tiền của một lao động vào giá trị sản lượng chính là sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL). Công thức xác định sản phẩm doanh thu cận biên của lao động như sau: MRPL = MPPL . P0 (Với P0 là giá bán sản phẩm ) Để tối đa hoá LN, người chủ doanh nghiệp không thể trả cho người lao động nhiều hơn sản phẩm doanh thu cận biên (MRPL), đây chính là giới hạn trên tiền công. 2.1.4. Quy luật lợi tức giảm dần (quy luật hiệu suất giảm dần) a.Khái niệm Sản phẩm vật chất cận biên của một yếu tố sản xuất khả biến giảm dần tại một điểm nào đó khi yếu tố này được sử dụng nhiều hơn với một số lượng cho trước (cố định) các yếu tố đầu vào khác. b. Đặc điểm Trong ngắn hạn, với sự xuất hiện quy luật này khi sản phẩm hiện vật Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 95 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« cận biên giảm (MRR giảm) thì sản phẩm doanh thu cận biên cũng giảm Xu hướng sản phẩm doanh thu cận biên giảm dần đã kìm hãm sự háo hức thuê thêm lao động của người chủ doanh nghiệp. Đến đây một câu hỏi đặt ra đó là: Người chủ doanh nghiệp sẽ quyết định thuê bao nhiêu lao động? Người chủ doanh nghiệp sẽ quyết định thuê một số lượng lao động được dựa trên nguyên tắc: Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động > mức tiền công của lao động. Điều này tương đương với việc người chủ doanh nghiệp sẽ tiếp tục thuê lao động cho đến khi: Sản phẩm doanh thu cận biên (của số lao động tăng thêm) giảm đúng bằng mức tiền công trên thị trường. c. Những nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng lao động đƣợc thuê Có hai nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng lao động được thuê bao gồm: Mức lương và năng suất. ảnh hưởng của sự thay đổi về mức lương thể hiện rằng: Khi mức tiền công giảm xuống thì người chủ doanh nghiệp sẽ di chuyển dọc theo đường cầu về lao động xuống tới điểm tương ứng với mức tiền công mới. ảnh hưởng của sự thay đổi về năng xuất thể hiện rằng: Nếu sản phẩm doanh thu cận biên tăng lên thì người chủ sẽ vui lòng thuê thêm một số lượng lao động lớn hơn, với một mức lương tương ứng nào đó. Trường hợp này đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển về bên phải. d. Kết luận Đến đây chúng ta dễ dàng trả lời được các câu hỏi đã nêu ra trong từng nội dung. Thứ nhất chúng ta thấy rằng: Sự lựa chọn mức thuê thêm lao động của doanh nghiệp phụ thuộc vào sản phẩm giá trị cận biên của lao động Thứ hai Cầu về lao động của doanh nghiệp phải thoả mãn điều kiện: Tiền công = sản phẩm giá trị cận biên của lao động. Doanh nghiệp thuê thêm số lao động dựa trên nguyên tắc: Chi phí biên cho sức lao động = Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động. Bên cạnh đó có một khái niệm mà chúng ta cần nắm được đó là Khái niệm sản phẩm giá trị cận biên của lao động (MVPPL). Khái niêm này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sản phẩm doanh thu cận biên của lao động. Sản phẩm giá trị cận biên của lao động là doanh thu kiếm được từ việc tiêu thụ sản phẩm mà người lao động thuê thêm sản xuất ra. 2.2. Cung về lao động 2.2.1. Khái niệm Cung lao động thể hiện tính sẵn sàng và khả năng làm việc với lượng thời gian cụ thể ở các mức lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi 96 Đồ thị biểu diễn đường cung về lao động trên thị trường Đồ thị 6.3 Mức cung của lao động cũng giống như mức cung về hàng hoá, dịch vụ thông thường sẽ tăng khi giá của nó tăng và ngược lại. 2.2.2. Nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến lƣợng cung: Thu nhập và nhàn rỗi (ứng với các mức lương khác nhau) Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung lao động trên thị trường ứng với các mức lương khác nhau phải kể đến đó là: Nhu cầu làm việc, các áp lực tâm lý xã hội, các áp lực kinh tế, phạm vi thời gian. Tuy nhiên nhân tố khái quát, cơ bản nhất đó chính là thời gian và nhàn rỗi. Lý do khiến người ta sẵn sàng làm việc nhiều giờ đó là vì người ta muốn có nhiều thu nhập hơn. Tuy nhiên, không làm việc cũng có một vài giá trị nào đó ví dụ: chúng ta dùng thời gian rỗi để phục hồi lại năng lực làm việc thông qua các hoạt động: giải trí, thưởng thức món ăn... Các ham muốn tạo ra sự xung đột giữa thu nhập và nhàn rỗi. Có thể nói rằng chi phí cơ hội của làm việc là lượng thời gian nhàn rỗi mất đi trong quá trình làm việc. Sự đánh đổi tất yếu giữa lao động và nhàn rỗi giải thích cho hình dạng của các đường cung ứng lao động cá nhân. Vì thời gian một ngày là có hạn ( = 24 tiếng) nên khi mà chúng ta dành nhiều thời gian cho làm việc hơn thì thời gian nghỉ ngơi của chúng ta sẽ trở lên khan hiếm vì thế nó có giá trị hơn. Độ dốc hướng lên của đường cung lao động cá nhân là một phản ánh của hai hiện tượng:Chi phí cơ hội của lao động tăng lên khi giờ nhàn rỗi giảm đi và Độ thoả dụng cận biên của thu nhập giảm xuống khi mà một người làm Lượng lao đ ộ ng (Giờ /tuầ n) Cung lao đ ộ ng la o đ ộ ng B la o đ ộ ng A la o đ ộ ng W1 lao đ ộ ng W2 lao đ ộ ng Mức lương (đ ồ ng/giờ ) q1 lao đ ộ ng q2 lao đ ộ ng O Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 97 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« việc nhiều giờ hơn. 2.2.3. Vòng cung ngƣợc lại Sức mạnh đẩy người ta trên đường cung lao động là độ thoả dụng cận biên của thu nhập, điều này được thể hiện bằng lượng hàng hoá, dịch vụ mà tiền lương có thể mua được. Tiền lương cao hơn thể hiện hàng hoá, dịch vụ có được nhiều hơn và điều đó thúc đẩy con người thay thế bằng lao động cho thì giờ nhàn rỗi. Tuy nhiên tại một vài thời điểm nào đấy hàng hoá và dịch vụ thêm vào sẽ có giá trị ít đi. Các cá nhân với thu nhập cực kì cao sẵn có vô số hàng hóa, dịch vụ để hưởng thụ. Nếu được đề nghị với một mức lương cao hơn, họ có thể giảm số giờ làm việc mà vẫn duy trì được thu nhập cao của mình và tăng độ thư nhàn cho họ. Chính tình huống này dẫn đến hiện tượng đường cung lao động quay vòng ngược lại. Để hiểu rõ hiện tượng vòng cung ngược lại chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm liên quan đến hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập của tiền lương. Hiệu ứng thay thế của tiền lương phản ánh một mức lương tăng lên khuyến khích người ta làm việc nhiều giờ hơn (thay thế lao động cho thì giờ nhàn rỗi). Hiệu ứng thu nhập của tiền lương thể hiện một mức lương tăng lên cho phép một người giảm số giờ làm việc mà không bị mất thu nhập. Chúng ta thấy rằng: Một cá nhân tối đa hoá độ giảm dụng sẽ phản ứng với các hiệu ứng thu nhập và thay thế bằng việc đưa ra các số lượng lao động khác nhau tại các mức tiền khác nhau. Nếu các hiệu ứng thay thế chiếm ưu thế, đường cung lao động sẽ dốc lên trên. Nếu các hiệu ứng thu nhập chiếm ưu thế cao hơn so với các hiệu ứng thay thế, một cá nhân sẽ cung ứng ít lao động hơn ở mức lương cao hơn. Trường hợp này được minh hoạ bằng phần cong về phía sau của đường lao động Đồ thị 6.4 2.2.4. Lƣợng cung thị trƣờng Hiệ u ứng thay thế trộ i hơn L cung ứng (giờ / tuầ n) Hiệ u ứng thu nhậ p trộ i hơn W (Mức lương) 98 a. Khái niệm Cung lao động của thị trường là tổng lượng lao động mà những người công nhân sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức lương khác nhau trong một thời kỳ nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi. b. Sự co dãn của cung lao động Thực tế minh chứng rằng: các công nhân, người lao động vẫn phản ứng một cách tích cực với các mức tiền lương cao hơn trong thời kỳ ngắn hạn. Để đo các chuyển dịch hệ quả này dọc theo đường cung lao động, chúng ta dùng khái niệm hệ số co dãn của cung lao động. Hệ số co dãn của cung lao động biểu diễn sự thay đổi phần trăm trong lượng lao động cung ứng so với sự thay đổi phần trăm của mức lương. Công thức Hệ số của cung về lao động = W L   % % Trong đó %L: Sự thay đổi phần trăm về lượng lao động cung ứng %W: Sự thay đổi phần trăm về mức lương Các yếu tố toạ ra sự co dãn về cung lao động bao gồm: Sở thích (cho thì giờ nhàn rỗi, thu nhập, làm việc), Sức khoẻ, Thu nhập và của cải, Các kỳ vọng (thu nhập, tiêu dùng), Giá của hàng hoá tiêu dùng, các loại thuế. Chúng ta cần lưu ý rằng: Trong dài hạn, đường cung ứng về lao động có thể thoải hơn so với ngắn hạn vì trong ngắn hạn để mở rộng sản xuất, ngành cần thu hút lao động, đồng thời tăng tiền công lên nhưng về lâu dài nguồn cung ứng lao động cho ngành đó sẽ tăng, dẫn đến mức tiền công lao động cho ngành này sẽ giảm xuống. 2.3. Cân bằng thị trƣờng lao động 2.3.1. Khái niệm Cân bằng thị trường lao động được xác định khi đường cung và đường cầu thị trường về lao động gặp nhau, lập lên mức lương cân bằng. Trong đó: Mức lương cân bằn là mức lương tại đó số lượng lao động được cung ứng trong một thời kỳ nhất định bằng số lượng lao động được yêu cầu. 2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cân bằng thị trƣờng lao động Cân bằng thị trường lao động được xác định khi đường cung và đường cầu về lao động gặp nhau do đó, các trạng thái cung, cầu về lao động sẽ ảnh hưởng đến việc xác định điểm cân bằng. Cụ thể: Cầu thị trường cho lao động phụ thuộc vào: Số lượng chủ thuê lao động, sản phẩm doanh thu cận biên của lao động trong từng công ty và từng ngành, sức tăng trong nhu cầu đối với sản phẩm cuối cùng và việc tăng năng xuất lao động Cung thị trường của lao động phụ thuộc vào: Số lượng công nhân, tính sẵn sàng làm việc của mỗi công nhân ở các mức tiền lương khác nhau Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 99 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« 3. Cung và cầu về vốn Phần trên chúng ta đã tìm hiểu, phân tích yếu tố đầu vào cơ bản lao động. Trong phân này chúng ta sẽ đi tìm hiểu, phân tích yếu đầu vào thứ hai đó là vốn. Tuy nhiên yếu tố vốn ở đây chúng ta xem xét không phải là vốn tài chính, mà là vốn hiện vật, một yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. 3.1. Vốn hiện vật Vốn hiện vật được hiểu là các hàng hoá đã được sản xuất và được sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác có lợi hơn Chúng ta lưu ý rằng vốn được phân thành hai loại cơ bản đó là vốn hiện vật (Tài sản hữu hình) và vốn tài chính (Không phải là tài sản hữu hình) Vốn hiện vật bao gồm các tài sản cố định như công sở nhà kho, thiết bị và tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất dưới dạng tồn kho như: hàng hoá chờ bán, hàng hoá mới hoàn thành một phần và dự trữ nguyên liệu. Cần có sự phân biệt giữa tài sản cố định với tài sản dự trữ thông qua việc tính khấu hao. Tài sản cố định sẽ chuyển dần toàn bộ giá trị của chúng vào trong sản phẩm. Còn tài sản dự trữ sẽ chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào sản phẩm ngay khi kết thúc một quá trình sản xuất. 3.2. Tiền thuê, lãi xuất và giá cả của tài sản 3.2.1. Tiền thuê vốn Tiền thuê vốn chính là các chi phí cho việc sử dụng các dịch vụ vốn. Ví dụ: Nhân dịp nghỉ hè Sinh viên lớp KT5 – Trường CĐCN Hà nội thuê một chiếc xe du lịch để thăm quan vịnh Hạ Long. 3.2.2. Giá cả của tài sản Không giống như lao động, vốn hiện vật (Các hàng tư liệu) có thể được mua và có giá tài sản. Giá của một tài sản là tổng số tiền có thể mua hẳn tài sản đó. Bằng cách sở hữu một tài sản vốn, người mua tài sản đó thu được quyền sử dụng các dịch vụ vốn trong tương lai do vốn đó tạo ra. 3.2.3. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn trong tƣơng lai a. Lãi suất Lãi suất được phân thành hai loại cơ bản là lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa. Trong đó: Lãi suất danh nghĩa cho chúng ta biết sẽ thu được số tiền lãi là bao nhiêu nếu cho vay một đồng trong một năm. Còn lãi suất thực tế dùng để đo mức tiền lãi của một khoản cho vay tính theo mức tăng của lượng hàng hoá có thể mua được Chúng ta cần lưu ý rằng: Yếu tố quyết định tỷ lệ lãi suất thực tế chính 100 là lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát LSTT = LSDN - Lạm Phát. b. Giá trị hiện tại của khoản tiền thu đƣợc trong tƣơng lai Giá trị hiện tại của một khoản tiền tại một ngày nào đó trong tương lai là số tiền mà nếu đem cho vay ngày hôm nay sẽ tích luỹ thành khoản tiền tương lai đó. Cách tính giá trị hiện tại của một khoản tiền thu được tại một năm nào đó trong tương lai Giả sử chúng ta cho vay số tiền là K (đ) với lãi suất hàng năm là i. Khi đó: Sau một năm lượng tiền sẽ tăng lên thành K + i. K = K (i + 1) Sau hai năm lượng tiền sẽ tăng lên thành K (i + 1) + i. K (i + 1) = K (i + 1) 2 Sau n năm lượng tiền sẽ tăng lên thành K(i + 1)n Gọi số tiền trong tương lai này là x ta sẽ có công thức tính giá trị hiện tại: Nhận xét Quy luật của lãi suất kép chỉ ra số tiền tích luỹ và giá trị hiện tại của vốn phụ thuộc vào hai nhân tố: thời gian và tỉ lệ lãi suất. Một đồng cho vay càng lâu thì tích luỹ thành một số tiền càng lớn và mức lãi suất càng lớn thì lượng vốn tích luỹ càng nhanh. Lý thuyết về lãi suất và giá trị hiện tại của vốn trong tương lai là cơ sở để xác định giá trị của một tài sản 3.3. Cầu về vốn Việc phân tích về nhu cầu đối với các dịch vụ vốn của một ngành gần giống như việc phân tích về nhu cầu lao động. Tiền thuê vốn đóng vai trò tiền công theo giờ, mỗi mức giá thuê thể hiện chi phí sử dụng các dịch vụ của yếu tố sản xuất. Tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh cũng giống như yếu tố lao động, chủ doanh nghiệp phải xem xét một giờ thêm của các dịch vụ vốn sẽ mang lại thêm vào giá trị sản lượng của doanh nghiệp là bao nhiêu. Ta có khái niệm sản phẩm giá trị cận biên của vốn. a. Sản phẩm giá trị cận biên của vốn Sản phẩm giá trị cận biên của vốn (MVPk) là mức gia tăng giá trị sản lượng của doanh nghiệp khi thêm một đơn vị dịch vụ vốn được sử dụng. Theo quy luật lợi tức giảm dần thì sản phẩm giá trị cận biên của vốn MVPk sẽ giảm xuống khi lượng vốn tính trên đầu công nhân tăng lên  ni xK   1 1 . n i ) 1 ( 1 + Trong đ ó Được gọ i là hệ số chiế t khấ u Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 101 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« b. Đƣờng cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp Đồ thị 6.5 Trên đồ thị chúng ta nhận thấy rằng: ở mức giá thuê các đơn vị vốn là R0 thì doanh nghiệp có lượng cầu K0 đơn vị dịch vụ vốn. Đường sản phẩm giá trị biên của vốn MVPk thể hiện cầu về vốn của doanh nghiệp, đường giá trị sản phẩm cận biên của vốn có thể dịch chuyển lên trên khi có các yếu tố sau làm tăng sản phẩm hiện vật cận biên của vốn: Thứ nhất: Sản phẩm của doanh nghiệp được tăng giá, điều này làm cho sản phẩm hiện vật cận biên của vốn cũng có giá trị cao hơn. Thứ hai: Sự tăng mức độ sử dụng của các yếu tố kết hợp với vốn của như lao động để sản xuất ra sản phẩm. Thứ ba: Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất của vốn hiện vật đối với các yếu tố kết hợp khác, các đầu vào của doanh nghiệp. Đường cầu của doanh nghiệp về dịch vụ vốn bằng tổng chiều ngang sản phẩm giá trị cận biên của các doanh nghiệp 3.4. Cung về vốn 3.4.1. Cung về vốn trong ngắn hạn Đối với toàn bộ nền kinh tế trong ngắn hạn, tổng cung các tài sản vốn như máy móc, nhà cửa, xe cộ với các dịch vụ mà chúng ta cung cấp là cố định Số giờ thuê các dị ch vụ vố n K0 A R0 MVPk O Tiề n thuê 1 đ vsp 102 vì trong thời gian ngắn không thể tạo ra được các máy mới. Đường cung của các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là đường thẳng đứng tại một số lượng cụ thể được quy định bởi lượng dự trữ hiện có của các tài sản vốn. 3.4.2. Cung ứng các dịch vụ vốn trong dài hạn Khác với ngắn hạn, trong dài hạn tổng lượng vốn của nền kinh tế có thể thay đổi. Nhiều thiết bị và nhà máy mới có thể được xây dựng, đồng thời một số vốn dự trữ hiện cớ bị hao mòn và giảm hiệu suất. Việc cung ứng của thị trường vốn phụ thuộc vào giá cho thuê tài sản. Nhìn chung trong dài hạn, giá thuê tài sản càng cao thì lượng cung của các dịch vụ tư liệu nhiều hơn và dự trữ vốn thương xuyên nhiều hơn. Đường cung dịch vụ vốn trong dài hạn đối với nền kinh tế quốc dân dốc lên, được minh hoạ qua đồ thị 6.6 Đồ thị 6.6 Trong dài hạn, khi lãi suất thực tế tăng giá cho thuê tài sản cũng tăng vì người cung ứng vốn cũng cần phải có lợi tức cao hơn, để bù đắp chi phí cơ hội mà họ dành để sản xuất ra hàng tư liệu đó. Trên đồ thị khi lãi suất tăng đã làm cho SS dịch chuyển lên S'S'. 3.5. Cân bằng và sự điều chỉnh vốn trên thị trƣờng. Chúng ta biết rằng cung về vốn có xu hương dốc lên. Mỗi ngành trong nền kinh tế cho dù là nhỏ cũng có thể nhận được một số vốn theo ý muốn nếu nó trả được giá thuê hiện hành. Ngành càng lớn để thu hút được mức cung ứng vốn lớn hơn mức chung của nền kinh tế họ phải trả giá thuê cao hơn cho mỗi đơn vị dịch vụ vốn. Để đơn giản khi nghiên cứu sự cân bằng về vốn, chúng ta sẽ phân tích trường hợp một ngành nhỏ có đường cung về dịch vụ vốn dài hạn nằm ngay tại giá thuê hiện hành của một đơn vị vốn. Từ sự phân tích này chúng ta dễ dàng suy rộng cho trường hợp đường cung dài hạn dốc lên với dịch vụ vốn Mức cung dị ch vụ vố n trong dà i hạ n Lượng cung ứng dị ch vụ vố n Mức cung dị ch vụ vố n trong ngắ n hạ n S S' S' S Tiề n thuê 1 đ ơn vị O D E R0 Giá thuê 1 đ ơn vị S S Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 103 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« của ngành đó. Đồ thị minh hoạ Đồ thị 6.7 Trên đồ thị ta có điểm cân bằng dài hạn E cầu, tại đó đường cung nằm ngang SS cắt đường cầu D suy ra từ sản phẩm giá trị cận biên của vốn (MVPk) Tại E lượng dịch vụ vốn là K0 và giá thuê mỗi đơn vị vốn là R0 Những điều chỉnh trên thị trường dịch vụ vốn Đồ thị 6.8 Các mũi tên trên đồ thị cho thấy sự vận động của ngành để tự điều chỉnh vốn. Lúc đầu cầu về vốn giảm xuống, tiền thuê vốn giảm đột ngột trong khi những người cung cấp vốn tài sản trong ngắn hạn không đổi. Dự trữ vốn của người sử dụng giảm vì họ không thuê thêm tài sản mới trong khi những người cung cấp hàng tư liệu vẫn cố định. Lượng dịch vụ vốn đã được điều chỉnh bằng cách không tăng thêm số lượng mới mà để cho hàng tư liệu khấu hao đến điểm mà tiền thuê dịch vụ vốn có thể bù đắp được theo giá hiện hành của đường cung dài hạn về dịch vụ vốn R0 Lượng dị ch vụ vố n S' S' S S E S D S D S D' 'S D' 'S R0 'S R1 'S E' 'S K1 'S K0 'S Giá thuê 104 Quá trình đó là quá trình tự điều chỉnh vốn trong ngắn hạn và dài hạn của ngành để đảm bảo sự cân bằng của thị trường về hàng tư liệu. 4. Đất đai và tiền thuê đất 4.1. Cung và cầu về đất đai Đất đai là yếu tố sản xuất đặc biệt do thiên nhiên cung cấp. Đặc điểm nổi bật của đất đai là nó cung cấp cố định cho nền kinh tế. Trong một quốc gia hay một vùng, tổng mức cung ứng đất đai kể cả dài hạn là cố định. Đây là một đặc điểm quan trọng của thị trườngđất đai. Đường tổng cung của đất đai thẳng đứng song song với trục tung biểu thị giá thuê đất Đồ thị 6.9 Trên đồ thị 6.9 ta nhận thấy: - Đường tổng cung đất đai SS là cố dịnh, không co dãn. - Đường cầu DD đối với đất đai có hướng dốc xuống theo quan hệ cung cầu. - Điểm cân bằng E, xác định giá thuê đất là R0. Nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển của đường cầu đối với đất đai là do giá cả các sản phẩm nông nghiệp như: giá gạo, lúa mì..., tăng hoặc giảm dần đến sự tăng hoặc giảm nhu cầu về đất, và làm tăng giá phải trả cho việc sử dụng đất. - Giá cả phải trả cho việc sử dụng đất đai các nhà kinh tế gọi là tô. - Chi phí ban đầu đối với mỗi đơn vị đất bằng không, vì vậy giá của mỗi đơn vị đất là thặng dư đối với chủ đất. Các nhà kinh tế gọi thặng dư đó là tô kinh tế, có thể nói đây chính là khoản chênh lệch giữa, giá cân bằng với chi phí tối thiểu cần thiết của yếu tố sản xuất đó. D E S R O Giá Tô kinh tế Số lượng đ ấ t N E E' D' D SS D' D R1 R0 Giá thuê Số lượng đ ấ t đ ai Tr-êng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 105 §Ò c-¬ng Kinh TÕ Häc Vi M« Đồ thị 6.10 4.2. Tiền thuê đất. - Đất đai có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: trồng trọt, làm nhà, làm đường, trụ sở... Giá đất đai và tiền thuê đất đai sẽ chi phối việc phân bổ tổng mức cung cố định của đất cho các mục đích sử dụng khác nhau. - Giá của đất đai được hình thành bắt nguồn từ giá trị của sản phẩm. Tiền thuê đất đai cao hay thấp phụ thuộc vào đất đó được sử dụng vào mục đích gì và giá trị mang lại của việc sử dụng đất đó để tạo ra sản phẩm mới cao hay thấp. - Quá trình chuyển dịch đất đai từ ngành này sang ngành khác do giá đất đai trong hai ngành không giống nhau. Trong dài hạn, giá thuê đất đai của hai ngành phải bằng nhau và tổng cầu về dịch vụ đất đai phải đúng bằng tổng lượng cung cố định của nó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_vi_mo_va_nhung_van_de_kinh_te_co_ban_cua_doanh_nghiep_3881.pdf
Tài liệu liên quan