Đề cương: Du lịch văn miếu - Quốc tử giám hà nội

ĐỀ TÀI: DU LỊCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .3 LỜI NÓI ĐẦU 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của khoá luận .7 CHƯƠNG I: Sơ lược về du lịch và Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội A. Lý luận 1. Các khái niệm cơ bản về du lịch 8 2. Các khái niệm về khách du lịch 10 3. Các khái niệm cơ bản khác 12 B. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám 1. Định nghĩa Văn Miếu 12 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội 12 CHƯƠNG II: Mô tả Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội 2.1. Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám. 21 2.1.1. Khu ngoại vi .21 2.1.2. Khu nội tự .22 a) Văn Miếu môn và khu vực thứ nhất .23 b) Đại Trung môn và khu vực thứ hai .24 c) Khuê Văn các và khu vực thứ ba 25 d) Đại Thành môn và khu vực thứ tư 38 e) Cổng Thái Học và khu vực thứ năm .45 2.2. Giá trị Văn Miếu – Quốc Tử Giám 2

pdf24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4916 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương: Du lịch văn miếu - Quốc tử giám hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: DU LỊCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI GVHD : Th.S HỒ VĂN TƯỜNG SVTH : ĐỖ HIỀN HÒA LỚP : 04DLHD MSSV : 100400218 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2008 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3 LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 5 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 5 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6 5. Đóng góp của khoá luận ............................................................................. 7 CHƯƠNG I: Sơ lược về du lịch và Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội A. Lý luận 1. Các khái niệm cơ bản về du lịch ...................................................... 8 2. Các khái niệm về khách du lịch...................................................... 10 3. Các khái niệm cơ bản khác ............................................................ 12 B. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám 1. Định nghĩa Văn Miếu .................................................................... 12 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội ...................................................................................................... 12 CHƯƠNG II: Mô tả Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội 2.1. Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám. .................................................... 21 2.1.1. Khu ngoại vi ................................................................................... 21 2.1.2. Khu nội tự....................................................................................... 22 a) Văn Miếu môn và khu vực thứ nhất ............................................... 23 b) Đại Trung môn và khu vực thứ hai................................................. 24 c) Khuê Văn các và khu vực thứ ba.................................................... 25 d) Đại Thành môn và khu vực thứ tư.................................................. 38 e) Cổng Thái Học và khu vực thứ năm............................................... 45 2.2. Giá trị Văn Miếu – Quốc Tử Giám 3 2.2.1. Giá trị về kiến trúc, trang trí ............................................................ 60 2.2.2. Giá trị học thuật .............................................................................. 62 a) Giáo dục Nho học .......................................................................... 62 b) Chế độ khoa cử ở Việt Nam thời phong kiến ................................. 65 CHƯƠNG III: Phát huy giá trị của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đối với hoạt động du lịch A. Thực trạng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội 1. Triển vọng phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám ................... 78 2. Hạn chế của Văn Miếu – Quốc Tử Giám ....................................... 83 B. Giải pháp đề xuất...................................................................................... 86 KẾT LUẬN......................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 96 PHỤ LỤC 1. Hình ảnh................................................................................................... 98 2. Sơ đồ bia Tiến sĩ..................................................................................... 132 3. Số liệu thống kê...................................................................................... 134 4. Biểu đồ ................................................................................................... 138 5. Phiếu thăm dò ý kiến du khách ............................................................... 141 4 LỜI CẢM ƠN  Đối với mỗi sinh viên, được làm khoá luận tốt nghiệp là cả một sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Đó cũng là một vinh hạnh và tự hào. Suốt bốn năm học đại học, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, thầy cô và bạn bè. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, trước hết em xin gửi lời biết ơn chân thành tới bà ngoại, mẹ, và những người thân trong gia đình, những người đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy bảo em lớn khôn, nếu không có mẹ chắc em sẽ không được học hành đầy đủ, đến nơi đến chốn. Vẫn biết cuộc sống của sinh viên là khó khăn, nhưng đối với những sinh viên xa nhà như em càng khó khăn hơn nhiều. Nếu không có sự giúp đỡ, sẻ chia của bạn bè, có lẽ em cũng khó có thể đạt được kết quả học tập như ngày hôm nay. Em cũng xin gửi lời tri ân tới quý thầy cô đã giúp đỡ, khích lệ và động viên em trong suốt quá trình học tập tại trường. Để hoàn thành khoá luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của Thạc sỹ Hồ Văn Tường. Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, sửa chữa cho em từng câu từng chữ. Nếu không có thầy, không có những bài giảng của môn “Hệ thống di tích lịch sử văn hoá và danh lam Việt Nam” có lẽ em cũng chưa tìm được đề tài tốt nghiệp cho mình. Em xin cảm ơn thầy, tất cả những gì thầy chỉ dạy em sẽ không bao giờ quên. Một lần nữa, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình và quý thầy cô, cảm ơn bạn bè, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian qua. 5 LỜI NÓI ĐẦU  Thủ đô Hà Nội với bốn nghìn năm lịch sử là nơi còn lưu giữ nhiều kiến trúc lâu đời, trở thành các điểm du lịch hấp dẫn. Đó chính là thế mạnh của du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch các tỉnh thành phía Bắc nói chung. Hà Nội bây giờ thay đổi nhiều, cuộc sống bộn bề hối hả. Nhưng ở đâu đó vẫn nhận thấy nét duyên dáng, thâm sâu của đô thành cổ kính. “Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Đâu đó tiếng rao hàng rong, tiếng leng keng của những chiếc xe bán đồ ăn vặt, những âm thanh vốn quen thuộc với người Hà Nội. Hà Nội đang chuyển mình cùng đất nước, trong quá trình hội nhập Hà Nội vừa gìn giữ nét tinh hoa văn hoá truyền thống đồng thời sẽ tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc trên thế giới để Hà Nội đẹp hơn trong mắt bạn bè. Năm 2010 là thời điểm Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, một sự kiện lớn không chỉ của Thủ đô mà còn của cả nước. Để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, Hà Nội với sự hỗ trợ của Trung ương đã xây dựng một chương trình phát triển tổng thể trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá xã hội, hướng tới mục tiêu là xây dựng Thủ đô trở thành một thành phố vừa hiện đại, vừa giữ được bản sắc văn hoá riêng. Và chắc chắn rằng, Hà Nội đã, đang và vẫn sẽ là một trung tâm du lịch lớn thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Trong đó, có thể nói rằng Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một công trình kiến trúc được xây dựng từ đầu thời nhà Lý trong thế kỷ XI, là một trong những điểm nhấn quan trọng của du lịch Hà Nộ 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hoá Việt Nam, là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là một bằng chứng của sự đóng góp vào nền văn minh Nho giáo của khu vực và nền văn hoá mang ý nghĩa nhân văn của toàn thế giới. Khuê Văn Các nằm trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội chọn làm biểu tượng của thành phố. Tóm lại, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hà Nội. Chính vì lẽ đó, em đã chọn đề tài: “Du lịch Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề a) Trước năm 1975 Thời gian trước năm 1975, có rất nhiều tác phẩm viết về Văn Miếu – Quốc Tử Giám như: Việt sử thông giám cương mục (Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957, tập III, trang 311); Đại Việt sử ký toàn thư (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, tập II, trang 234)… b) Sau năm 1975 Từ sau năm 1975 cho đến nay, cũng có rất nhiều tác phẩm viết về Văn Miếu – Quốc Tử Giám như: Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội (Doãn Kế Thiện, Nhà xuất bản Hà Nội, 1999, trang 138 – 157); Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội (Nguyễn Quang Lộc, Phạm Thuý Hằng, Hà Nội, 2008)… Nhưng tất cả những cuốn sách đó hầu như chỉ viết về những giá trị văn hoá và kiến trúc của Văn Miếu – Quốc Tử Giám chứ chưa đề cập tới giá trị của nó đối với hoạt động du lịch. Trên cơ sở dựa trên những tài liệu đã có, trong đề tài này em xin mạnh dạn tìm ra những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu của Văn Miếu – Quốc Tử Giám để thu hút khách du lịch tới đây, đóng góp phần nào vào việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. 3. Phạm vi nghiên cứu 7 Do giới hạn về kiến thức cũng như thời gian không cho phép nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những giá trị của Văn Miếu – Quốc Tử Giám có thể khai thác đối với hoạt động du lịch mà thôi. 4. Phương pháp nghiên cứu – Phương pháp tham khảo tài liệu – Phương pháp bản đồ – Phương pháp thống kê – phân tích – Phương pháp khảo sát thực địa – Phương pháp so sánh – Phương pháp chuyên gia – Phương pháp SWOT – Phương pháp toán và tin học 5. Đóng góp của khoá luận Em hy vọng rằng những ý kiến đóng góp của em trong khoá luận này trước hết sẽ làm phong phú thêm kiến thức thuyết minh hướng dẫn du lịch về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, và sau đó là góp phần giúp Ban quản lý khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội phát huy những thế mạnh vốn có và khắc phục những hạn chế để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa du khách tới tham quan. KHÓA LUẬN CHƯƠNG I: Sơ lược về du lịch và Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội A. Lý luận 1. Các khái niệm cơ bản về du lịch – Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Du lịch và Lữ hành quốc tế tổ chức tại Roma (Ý) đã đưa ra một định nghĩa về du lịch như sau: du lịch là tổng hợp 8 các mối quan hệ hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. [Đỗ Quốc Thông, 2005] – Du lịch là quy định của một chuyến đi từ lúc dự trù, di chuyển đến một nơi lưu trú tạm thời, không phải để kiếm sống với mục đích thoả mãn những nhu cầu đa dạng đến lúc trở về và hồi tưởng. [Đỗ Quốc Thông, 2005] – Trong Luật Du lịch Việt Nam, chương I, điều 4 có định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định. 2. Các khái niệm về khách du lịch – Khách thăm viếng (Visitor): Trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về Du lịch năm 1963 tại Roma có định nghĩa: Khách thăm viếng là bất kỳ người nào đến thăm một quốc gia khác với quốc gia người đó đang sống với bất kỳ lý do nào khác hơn là để làm việc hưởng lương tại quốc gia mà người đó đến thăm. [Đỗ Quốc Thông, 2005] – Khách du lịch (Tourist): là khách thăm viếng lưu trú tại một quốc gia khác hoặc một nơi khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm với mục đích cuộc hành trình có thể xếp vào một trong những tên gọi sau: giải trí, tiêu khiển, nhân ngày nghỉ lễ, thể thao, sức khoẻ, tôn giáo – tín ngưỡng, gia đình, bạn bè, hội nghị… – Khách tham quan (Excursionist): là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. – Khách du lịch quốc tế (International Tourist): là những người nước ngoài, người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. 9 – Khách tham quan quốc tế (International Excursionist): một người đáp ứng được các tiêu chuẩn trên nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan quốc tế. – Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): bất kỳ người nào cư ngụ tại một quốc gia với bất kỳ quốc tịch gì (ví dụ: những chuyên gia, lãnh sự, văn phòng đại diện… ) đi du lịch một nơi khác với chỗ thường trú của mình trong phạm vi một quốc gia và trong thời gian 24 giờ hay qua đêm và vì bất kỳ lý do nào ngoài việc thực hiện một hoạt động được trả công tại nơi đến thăm. – Khách tham quan nội địa (Domestic Excursionist): một người đáp ứng được các tiêu chuẩn trên nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan nội địa. 3. Các khái niệm cơ bản khác – Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch. – Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. – Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. B. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu- Quốc Tử Giám 1. Định nghĩa Văn Miếu Văn Miếu hay Văn Thánh Miếu là nơi thờ thánh của nghề văn, đó là Khổng Tử (Khổng Thánh Tiên Sư, Đức Khổng Phu Tử, Vạn Thế Sư Biểu) cùng các bậc tiên hiền, tiên nho. Riêng Văn Miếu Trấn Biên của tỉnh Đồng Nai mới khôi phục sau năm 1975, đối tượng thờ chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 10 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc tử Giám Hà Nội Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay) để thờ đức Khổng Tử và cha mẹ của ông. Ngoài ra đây còn là nơi Hoàng Thái tử đến học. Năm 1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài. Đó là khoa thi Minh kinh bác học mà người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh. Khoa thi năm 1075 là khoa thi đầu tiên của triều Lý và cũng là khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam bên cạnh Văn Miếu để dạy cho con trai của quan lại và Nho sinh ưu tú. Năm 1243 triều đình cho tu sửa Quốc Tử Giám. Tháng 6 năm 1253 vua Trần Thái Tông xuống chiếu lập Quốc Học viện, tô tượng Chu Công, Khổng Tử, Á thánh. Tháng 9 lại xuống chiếu vời nho sĩ trong nước đến Quốc Tử viện giảng Tứ Thư, lục kinh và lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để trông nom công việc học tập tại Quốc Tử Giám. Năm 1414 Văn Miếu bắt đầu được lập ở các châu, huyện trong cả nước. Năm 1484, Lê Thánh Tông có sáng kiến muốn khắc tên những người đỗ Tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn Miếu để lưu danh, biểu dương nhân tài của đất nước. Đầu đời Nguyễn, Gia Long lập Quốc Tử Giám ở Huế, nên trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu này được lấy làm nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ của Khổng Tử. Năm 1865, Văn hồ đình được xây dựng. Ngày 24 – 11 – 1906, Toàn quyền Đông Dương đã xếp hạng khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích lịch sử văn hoá. Năm 1947, giặc Pháp đã nã đại bác vào khu vực này làm sập đổ nhà Khải Thánh, chỉ còn trơ cái nền, hai cột đá và bốn nghiên đá. Năm 2000, thành phố Hà Nội đã cho xây dựng trên nền cũ ba toà nhà theo kiến trúc cổ truyền, để làm nơi tưởng niệm Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Chu Văn An, cũng như làm nơi hội họp, gọi tên là Khu Thái Học. 11 Ngày 28 – 4 – 1962, Bộ Văn hoá đã công nhận xếp hạng đây là khu di tích lịch sử cấp Nhà nước. Ngày 25 – 4 – 1988, thành lập Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Năm 1991: Tu bổ điện Đại Thành và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước. Năm 1992: Nạo vét bốn hồ nhỏ ở khu vực thứ nhất và thứ hai của Văn Miếu. Năm 1993: Tu bổ thảm cỏ cây xanh, thay đất trồng lại cỏ, xây dựng nhà vệ sinh, nhà kho ở sau dãy Hữu vu phía Tây. Năm 1994: Xây dựng lại tám nhà che bia, sắp xếp bia Tiến sĩ. Năm 1995: Lắp đặt hệ thống đèn neon chiếu sáng, tu bổ tường bao từ khu thứ nhất đến khu thứ tư của Văn Miếu, tu sửa nhà Bái đường, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành, Khuê Văn Các, cổng Thái học, sơn son thếp vàng toàn bộ các cột, cổng, hoành phi câu đối của khu di tích. Ngày 13 – 7 – 1999, khởi công xây dựng khu Thái Học và ngày 8 – 10 – 2000 hoàn thành. Đây là công trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội. 12 CHƯƠNG II: Mô tả Văn Miếu – Quốc Tử Gim H Nội 2.1 Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà Nội) quay mặt về hướng Nam, có diện tích: 54.331m2 gồm: Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Bia trước cổng lớn là tứ trụ. Hai bên có hai bia “Hạ mã” (xuống ngựa). Văn Miếu môn là kiến trúc cổng Tam quan hai tầng, phía ngoài có đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong có đôi rồng đá thời nhà Nguyễn. Nội tự chia làm năm khu vực: - Khu thứ nhất: Từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung. Cổng Đại Trung ba gian lợp ngói. Hai bên là hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài. - Khu thứ hai: Nổi bật với Khuê Văn Các – một công trình kiến trúc độc đáo xây dựng năm 1805, gồm hai tầng, tám mái, tầng dưới là bốn trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn với những con tiện toả ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê toả sáng, trên mái lợp ngói ống. Hai bên Khuê Văn Các là hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Ngày nay Khuê Văn Các được lấy làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội. - Khu thứ ba: Là nơi lưu giữ 82 bia Tiến sĩ dựng từ năm 1484 – 1780 ghi họ tên, quê quán của 1306 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi, nằm đối xứng hai bên giếng Thiên Quang. Tiếp đến là cổng Đại Thành mở sang khu thứ tư. Hai bên có cổng nhỏ là Kim Thanh và Ngọc Chấn. - Khu thứ tư: Chính giữa là sân Đại Bái, hai bên là hai dãy nhà, Tả vu và Hữu vu, trước đây thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – Danh nhân văn hoá Việt Nam nổi tiếng thời Trần. Bái đường là nơi hành lễ trong các kỳ tế tự, có những bức hoành phi, câu đối ca ngợi Nho học và Khổng Tử. Đại Điện thành gồm chín gian, phía trước là cửa bức bàn, là nơi thờ Khổng Tử và 13 Tứ phối (Nhan Hồi, Tư Tử, Tăng Sâm và Mạnh Tử) và bài vị của 10 vị hiền triết. - Khu thứ năm: Nhà Thái học vốn là Quốc Tử Giám xưa. Trường Đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam gồm giảng đường, nhà tam xá cho học sinh ở, thư viện, kho để đồ tế khí. Đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn định đô ở Huế và cho xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám Huế, nơi đây trở thành trường học của phủ Hoài Đức, sau xây điện Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Năm 1946, khu này bị chiến tranh phá huỷ hoàn toàn. Công trình nhà Thái học hoàn thành năm 2000 để chào mừng kỷ niệm 999 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây là nơi tôn vinh truyền thống văn hoá giáo dục của dân tộc, đặt tượng tưởng niệm ba vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An là những danh nhân có công sáng lập Văn Miếu Quốc Tử Giám, phát triển nền giáo dục Nho học Việt Nam. Các công trình kiến trúc của Văn Miếu đều dùng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài được tu sửa qua các triều đại, mang phong cách đậm nét nghệ thuật của triều Lê – Nguyễn ẩn hiện dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm. 2.2 Giá trị Văn Miếu – Quốc Tử Giám 2.2.1 Giá trị về kiến trúc, trang trí Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một khu di tích đặc biệt của thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi những viên gạch vồ cỡ lớn. Tổng thể công trình ẩn hiện dưới những vòm cây cổ thụ toát lên một không khí thâm nghiêm cổ kính và rất đỗi huyền bí. Mỗi một đơn nguyên kiến trúc, mỗi một họa tiết trang trí vừa toát lên vẻ đẹp thâm trầm, lại vừa mang nhiều ý nghĩa cao xa! Mỗi công trình kiến trúc trong tổng thể kiến trúc Văn Miếu đều mang đậm ý nghĩa nhân văn, dù công trình nhỏ hay lớn, chính hay phụ đều toát lên những ý nghĩa sâu xa. 14 2.2.2 Giá trị về học thuật a) Giáo dục Nho học Nền giáo dục Nho học mở đầu là Hương học. Cha mẹ gởi con đến các trường này vào lúc bảy hay tám tuổi. Học sinh được học Tam Tự Kinh và tập viết trên một chiếc bảng gỗ,được dạy viết bằng bút lông trong một năm. Trong năm thứ hai, họ có thể học Sử Thương. Sau ba năm, nếu đã học cách viết đúng và học chăm chỉ, họ được học Tứ Thư. Sau nữa, họ phải học bắn cung và cưỡi ngựa. Sau năm thứ tư, bước vào lớp tiểu học, họ nghiên cứu sâu hơn về cổ sử. Họ phải học Ngũ Kinh. Sau năm, sáu năm, những học sinh có năng khiếu được dạy: Kinh Nghĩa; họ phải học các tích để thuộc làu kinh sử; thơ cổ, thơ Đường; Phú; văn sách… Bước sang trình độ các lớp trung học. Ở trình độ này, học sinh ít bình văn, mà chú trọng tới viết văn. Sau giai đoạn này, học sinh có thể ra thi cử. Việc thi cử của nền giáo dục Nho học được tổ chức qua các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình. Các nho sinh trúng thi Hội mới vào thi Đình. Thi Đình được tổ chức ở Hoàng cung, nhà vua ra đề thi, chấm duyệt lần cuối và phân hạng Tiến sĩ. Những người đỗ thi Đình được xếp thành ba hạng: + Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) + Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) + Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ) Người đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình được gọi là Trạng nguyên. b) Chế độ khoa cử ở Việt Nam thời phong kiến Từ khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1075: Chế khoa Minh kinh bác học đến khoa thi Tiến sĩ cuối cùng năm 1919, lịch sử khoa cử Việt Nam đã có 844 năm với trên 180 khoa thi, trên 2900 vị đỗ các kỳ thi cấp trung ương: Khoa Tiến sĩ và Chế khoa. * Khoa cử thời Lý 15 Trong 215 năm (1010 – 1225) sử sách còn ghi được, triều Lý đã tổ chức sáu khoa thi, trung bình hơn 30 năm một khoa, quả là ít so với các vương triều về sau; các khoa thi này đều là loại Chế khoa, thi bất thường, theo chiếu chỉ của nhà vua. * Khoa cử thời Trần Nhà Trần đã tổ chức được một nền giáo dục và khoa cử quy mô. Kể từ khoa thi đầu tiên tổ chức vào năm 1227 đến khoa thi cuối cùng năm 1396, triều Trần đã tổ chức được mười bốn khoa thi. * Khoa cử thời Ho Trong bảy năm, nhà Hồ tổ chức được hai khoa thi: là khoa thi Thái học sinh và khoa thi năm 1405. * Khoa cử thời Lê sơ Triều Lê tổ chức các Chế khoa, từ năm 1442, bắt đầu tổ chức khoa Tiến sĩ. * Khoa cử triều Mạc Nhà Mạc đã tổ chức khoa thi Tiến sĩ năm 1529. Từ khoa thi đầu tiên này đến khoa thi cuối cùng năm 1592, nhà Mạc đã tổ chức ba năm một khoa thi, tổng cộng là 21 khoa, lấy đỗ 484 vị Tiến sĩ, trong đó có mười vị Trạng nguyên. * Khoa cử thời Lê Trung Hưng (Lê – Trịnh) Từ khoa thi đầu tiên năm 1595 đến khoa thi cuối cùng năm 1787 triều Lê Trung Hưng đã tổ chức 73 khoa thi Tiến sĩ và Chế khoa, kéo dài lịch sử khoa cử của thời này tới 233 năm lịch sử. * Khoa cử các triều Chúa Nguyễn Các chúa Đàng Trong tổ chức khoa cử có nhiều nét khác với các triều phong kiến Việt Nam trước đó, kể cả khoa cử Trung Quốc. Khoa cử thời Chúa Nguyễn thiên về thi thơ, phú; loại văn khoa cử điển hình như Kinh nghĩa hầu như không dùng. Ngoài ba khoa: Khoa Chính đồ, Khoa Hoa văn, Khoa Thám phỏng các chúa Nguyễn còn tổ chức các khoa thi Văn chức: dành cho quan văn. Bài thi như khoa Chính đồ. Thi Tam ty hỏi về binh lính, tiền nong, án ngục, lúa gạo xuất nhập. Thi Tướng thần và Sử lệnh, hai loại khoa này cũng nhằm kiển tra quan chức. 16 * Khoa cử thời Tây Sơn Nội dung học tập ở triều Tây Sơn vẫn nằm trong khuôn khổ Thánh kinh, Hiền truyện; Chính học mà triều Tây Sơn nêu cao thực chất là Nho học. Nhưng chắc chắn là muốn phát huy mặt tốt đẹp của học thuyết này. Chữ Nôm được vua Quang Trung sử dụng trong sáng tác, trao đổi, trong văn bản hành chính. Triều Tây Sơn mới tổ chức được khoa thi Hương, chưa tổ chức được khoa thi Tiến sĩ. * Khoa cử triều Nguyễn Nhà Nguyễn xây dựng nhà Quốc học tại Kinh đô Huế, tổ chức học hiệu ở phủ huyện. Về sách giáo khoa ngoài Tứ Thư, Ngũ Kinh có Bắc sử, Nam sử… Chế độ khoa cử luôn được định lập rồi sửa đổi, nhằm thu được hiệu quả. Mọi định chế về khoa cử lấy khuôn mẫu khoa cử thời Lê sơ, nhưng cũng có những khác biệt. Bên cạnh khoa thi Tiến sĩ còn tổ chức nhiều Chế khoa, ân khoa. 17 CHƯƠNG III: Phát huy giá trị của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đối với hoạt động du lịch A. Thực trạng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội 1. Triển vọng phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn là một công trình kiến trúc cổ có giá trị của Việt Nam. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trung tâm văn hoá – giáo dục, nơi thờ cúng Khổng Tử và các bậc Tiên Thánh, Tiên Nho; nơi học tập của các Hoàng tử thời Lý, Trần, Lê; nơi để bia Tiến sĩ của các triều đại. Cho dù nhiều người vẫn quen gọi là Văn Miếu, nhưng ý nghĩa cao cả của nó là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, nên ý nghĩa giáo dục của Quốc Tử Giám vẫn luôn được nhân dân ta đề cao và rất tự hào rằng ngay từ thế kỷ XI, chúng ta đã có trường Đại học đầu tiên. Trung tâm đã có cán bộ hướng dẫn du lịch hiểu biết văn hoá dân tộc, thông thạo ngoại ngữ, giao tiếp lịch sự, thái độ tận tình chu đáo. Nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều nhà hoạt động chính trị, khoa học và hàng chục vạn khách nước ngoài tới thăm khu di tích đã biểu hiện sự trân trọng đối với di sản văn hoá Việt Nam, gia tăng sự hiểu biết và quan hệ giữa nước ta và các nước trên thế giới. Những năm qua tại khu di tích đã tổ chức nhiều hoạt động khoa học như: Hội thảo kỷ niệm danh nhân, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, lớp học Hán Nôm, lớp học Thư pháp, khuyến học và đón hàng nghìn lượt khách nước ngoài và trong nước đến tham quan, tạo nên sinh khí mới cho khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng là nơi thể hiện truyền thống văn chương hiếu học của dân tộc ta nên đã được Thủ đô Hà Nội chọn làm nơi tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và biểu dương các thủ khoa của các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; lễ trao tặng danh hiệu “Vinh danh nước Việt”… Ngày 19 – 8 – 2008 vừa qua, tại Văn Miếu đã tổ chức lễ vinh danh 99 thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học – cao đẳng tại Hà Nội năm 2008. 18 Đặc biệt là từ rằm tháng Giêng năm 2003 trở lại đây, lễ Thượng Nguyên (rằm tháng Giêng âm lịch, còn gọi là tết Nguyên tiêu) được tổ chức thành ngày thơ Việt Nam (theo đề xuất của Hội Nhà văn Việt Nam) và được tổ chức thường niên ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hiện nay khu di tích đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng, sân vườn và các công trình kiến trúc đã được trùng tu, tôn tạo có khả năng phục vụ khách tham quan vào buổi tối. Khi vào tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách có thể mua quà lưu niệm được bày bán tại hai dãy Đông Vu và Tây Vu, được thưởng thức chương trình ca nhạc dân tộc do anh chị em nghệ sỹ thuộc khu di tích biểu diễn tại nhà Tiền đường khu Thái Học. Trước thu vé khách nước ngoài 12.000 đồng/người, khách trong nước 10.000 đồng/người. Từ tháng 11 – 2001, giá vé đồng hạng 2.000 đồng/người. Tháng 4 – 2004, giá vé đồng hạng 5.000 đồng/người. Từ 1 – 4 – 2004: Học sinh – sinh viên có thẻ: giảm 50% vé; trẻ em từ 15 tuổi trở xuống: miễn vé. Như vậy, vé tham quan ở đây là rất rẻ. Mỗi ngày, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón tiếp trung bình khoảng 3.000 lượt khách du lịch. Rất nhiều du khách khi được hỏi, họ nói rằng sẽ còn quay lại Việt Nam và tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám. 2. Hạn chế - Khu di tích chưa xây dựng được chỗ giữ xe hợp lý. Bãi giữ xe ô tô đang chiếm dụng vỉa hè bên phố Văn Miếu. Sử dụng khu vực bên hồ Văn và vườn Giám làm bãi giữ xe hon-đa. - Trước cửa bên ngoài khu vực Văn Miếu, tại phố Quốc Tử Giám lúc nào cũng xuất hiện các gánh quà rong, một số người bán đồ lưu niệm thường níu kéo khách du lịch. Đó còn là nơi các lái xe ôm tụ tập chào mời khách. - Tờ giới thiệu di tích bán với giá khá đắt (3.000 đồng). - Phương thức kiểm soát vé chưa được chuyên nghiệp (xé vé). 19 - Bốn hồ nước ở khu vực thứ nhất và khu thứ hai còn dơ do du khách vứt chai nước suối, hộp sữa, bịch ny-lon xuống hồ… Trong đó có ba hồ không trồng sen, súng gì, chỉ là ba hồ nước không trông rất đục và bẩn. - Nhiều bia Tiến sĩ đã và đang bị hư hại (nứt gãy, bị viết bẩn…). - Hai dãy Tả Vu và Hữu Vu được Ban Quản lý khu di tích sử dụng làm nơi làm việc còn gắn máy điều hoà. - Tường bao quanh phía ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn rất hôi do nhiều người dân thiếu ý thức đi vệ sinh bừa bãi. - Nhà vệ sinh ở khu vực thứ tư xây quá gần với nhà bếp. - Khu vực phía ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám (góc phố Tôn Đức Thắng và Nguyễn Thái Học), nhiều người dân vẫn tới lập bàn thờ, cầu khấn, đốt vàng mã gây mất mỹ quan đường phố. - Nhiều hàng ăn đêm ở phố Văn Miếu, Cao Bá Quát, ngõ Thanh Niên đã sử dụng hè đường sát tường bao Văn Miếu để làm nơi để xe, nơi chứa rác thải, gây mất vệ sinh môi trường, đồng thời bôi bẩn khu di tích. - Môi trường nước hồ Văn đã và đang bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực này. B. Giải pháp đề xuất - Quảng bá hình ảnh của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Các tờ giới thiệu về khu di tích nên phát miễn phí cho du khách. - Đội ngũ hướng dẫn viên của khu di tích phải thông thạo chữ Hán để có thể giới thiệu được hết các biểu tượng, các câu đối, các tấm bia… trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám. - Cần có bản dịch của một số tấm bia để du khách có thể hiểu được về nội dung của những tấm bia đá. - Cần bảo vệ và tu bổ lại một số tấm bia. 20 - Thành lập đội ngũ bảo vệ (có thể sử dụng tình nguyện viên) để nhắc nhở du khách về ý thức bảo vệ di tích cấp quốc gia này. - Nên trồng thêm sen hoặc súng trong các hồ nước để tạo thêm cảnh quan. - Sử dụng dụng cụ bấm lỗ trên vé để chiếc vé đẹp hơn. - Phòng làm việc của Ban Quản lý khu di tích nên thay máy điều hoà bằng những chiếc quạt máy nhỏ để trong phòng. - Ở khu vực thứ tư, nên chuyển nhà bếp ra xa nhà vệ sinh hơn. Nhà vệ sinh ở khu thứ 5 nên để trần, không trát cho phù hợp với cảnh quan chung của khu vực này. - Xây dựng bãi giữ xe hợp lý hơn. - Chuyển điểm đỗ xe bus cách cổng Văn Miếu xa hơn để tránh ùn tắc giao thông tại khu vực này. - Thành lập đội bảo vệ để giải tán triệt để những người bán hàng rong chèo kéo du khách phía ngoài cổng và bắt phạt những người nào đi vệ sinh bừa bãi ở khu vực xung quanh phía ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám. - Phá bỏ ban thờ bên ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở góc đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Thái Học. - Cải tạo môi trường nước hồ Văn (đang tiến hành). Sau khi cải tạo xong nên có một thuyền nhỏ hoặc bắc một chiếc cầu sang gò Kim Châu để du khách có thể tìm hiểu nhiều hơn về khu vực này. - Nơi đây có thể và cần phải được dựng lại để khách tham quan du lịch tham dự kỳ bình văn của trường Giám, Tiến sĩ vinh quy xưa và các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân tộc, để du khách thấy được rằng Văn Miếu tuy cổ xưa nhưng vẫn gắn với thời đại. 21 KẾT LUẬN Văn Miếu – Quốc Tử Giám, với nét kiến trúc cổ xưa, vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích lịch sử văn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Giá trị của kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ được tạo bởi không gian kiến trúc đột phá nhưng lại hòa quyện với không gian xung quanh nó, mà hơn nữa là sự kết hợp hài hòa giữa đạo và đời, là thành phẩm của công trình kiến trúc vĩnh cửu trước thời gian. Xưa, Văn Miếu Quốc Tử Giám là thánh đường của Nho giáo, là "cửa Khổng, sân Trình" đào tạo nhân tài cho đất nước. Nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích lịch sử - văn hóa của quốc gia, một địa chỉ hoạt động văn hóa của thủ đô. Việc lập lại tượng thờ và bài vị của các bậc Tiên thánh, Tiên hiền Nho học, các danh nhân văn hóa Việt Nam và tổ chức lễ kỷ niệm sinh hoạt văn hóa thường xuyên là thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với các bậc danh nhân và di sản văn hóa dân tộc. Và bây giờ, Văn Miếu trong tâm khảm chúng ta như một biểu trưng mang đậm chất văn hóa được tôn thêm bởi sắc màu tín ngưỡng. Giá trị tinh thần cao quý đến nỗi chúng ta coi đó như một huyền thoại để tôn thờ, là di sản bất diệt của ngàn năm văn hiến. Quả là hai yếu tố văn hóa và tín ngưỡng đã tích hợp, chìm vào trong nhau và lung linh tỏa sáng trong tâm hồn mỗi người Việt Nam, mãi mãi trường tồn cùng lịch sử. Nét nổi bật của Văn Miếu Hà Nội là sự gắn kết Văn Miếu nơi thờ phụng danh nhân văn hoá với Quốc Tử Giám, nơi đào tạo nhân tài của quốc gia. Qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn luôn tồn tại. Sau mỗi cuộc xâm lăng, khu di tích bị tàn phá nặng nề, các triều đại vua Đại Việt vẫn chủ trương tu bổ và xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày một rộng lớn hơn. 22 Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Quốc Tử Giám là một di tích văn hóa, lịch sử hấp dẫn, có giá trị và uy tín đối với người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Điều đó được chứng minh bằng lượng khách tham quan ngày một tăng dần. Mỗi năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón trên dưới một triệu khách tham quan, trong đó có tới một nửa là du khách nước ngoài. Mới đây, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có chỉ đạo cơ quan quản lý di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám chuẩn bị hồ sơ, hoàn tất tư liệu để trình lên Thủ tướng công nhận Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Tất cả những yếu tố thuận lợi đó kết hợp tốt với việc chỉnh trang bộ mặt của toàn khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám sao cho mang được vẻ lịch sự, an toàn, cộng với những phương án quảng bá sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, chắc chắn Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ là điểm đến hấp dẫn cho tất cả du khách khi đến với thủ đô Hà Nội, đến với Việt Nam./. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957. 2. Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972. 3. Văn hoá Việt Nam Tổng hợp 1989 – 1995, Ban Văn hoá văn nghệ Trung ương, Hà Nội, 1989. 4. Almanach – Những nền văn minh thế giới, Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 1996. 5. Doãn Kế Thiện, Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, 1999. 6. Bách khoa thư Hà Nội, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2000. 7. Nguyễn Văn Uẩn, Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Nhà xuất bản Hà Nội, 2000. 8. Nguyễn Quang Lộc, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Nhà xuất bản Thông tấn, 2001. 9. Trần Lâm Biền, Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2003. 10. Nguyễn Khắc Thuần, Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2003. 11. Nguyễn Khắc Thuần, Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2004. 12. Nguyễn Vinh Phúc, Phố và Đường Hà Nội, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Hà Nội, 2004. 13. Tổng cục du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004. 14. Đỗ Quốc Thông, Tập bài giảng Tổng quan du lịch, trường Đại học Hùng Vương, 2005. 24 15. Trần Văn Thông, Tập bài giảng Quy hoạch du lịch, trường Đại học Hùng Vương, 2006. 16. Vũ Ngọc Khánh, Tám vị vua triều Lý, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2007. 17. Trần Mạnh Thường, Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2007. 18. Hồ Văn Tường, Tập bài giảng Di tích lịch sử – văn hoá và bảo tàng Việt Nam, trường Đại học Hùng Vương, 2007. 19. Kim Loan, Tập bài giảng Hội họa, trường Đại học Hùng Vương, 2007. 20. Nguyễn Quang Lộc, Phạm Thuý Hằng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội, Hà Nội, 2008. 21. Các trang web tổng hợp từ Internet. www.google.com htieubieu.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề cương- Du lịch văn miếu - quốc tử giám hà nội.pdf