Đề cương chi tiết môn học Pháp luật đại cương

-Người lập di chúc phải có năng lực hành vi (đ650) Mọi người đều có quyền lập di chúc nếu đủ 18 tuổi trở lên. Người đủ 15 nhưng chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự đồng ý ở đây là đồng ý cho lập nhưng về nội dung thì họ được toàn quyền quyết định. -Di chúc phải thể hiện ý chí tự nguyện của người để lại di sản. Chú ý: trong trường hợp chỉ một số điều trong nội dung di chúc không phù hợp với pháp luật thì chỉ riêng những điều đó bị coi là không có giá trị pháp lý còn những điểm khác vẫn có giá trị pháp lý. -Hình thức của di chúc phải tuân theo những quy định của pháp luật ( di chúc viết và miệng ). -Di chúc viết phải được cơ quan công chứng hoặc uỷ ban nhân dân chứng nhận. -Di chúc miệng chỉ được công nhận khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe doạ và phải được thể hiện ý chí của mình trước mặt hai người làm chứng, ngay sau đó những người làm chứng phải chép lại cùng kí tên và điểm chỉ. Sau 3 tháng người lập di chúc còn minh mẫn sáng suốt thì di chúc bị miệng bị huỷ bỏ. Chú ý: do người lập di chúc khi còn sống có quyền thay đổi quyền định đoạt nên họ có thể để lại nhiều bản di chúc có nội dung khác nhau thì di chúc sau cùng có giá trị pháp lý. Nếu di chúc sau không nói sẽ huỷ bỏ những di chúc trước thì di chúc trước sẽ bị huỷ bỏ những điều không phù hợp với nội dung bổ xung hoặc cụ thể hoá của di chúc lập trước thì cả hai di chúc điều có giá trị pháp lý.

doc45 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương chi tiết môn học Pháp luật đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc giáo dụ bắt đầu từ mới sinh ra cho đến cuối đời. Trong gia đình vai trò của bố mẹ rất quan trọng đối với giáo dục con cái. Mặt khác vai trò của các thành viên khác trong gia đình cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách. -Chức năng kinh tế: chức năng kinh tế của gia đình ở mỗi chế độ khác nhau có nội dung khác nhau. Trong xã hôi có giai cáp bóc lọt quan hệ gia đình bị điều kiện kinh tế của chế độ tư hữu chi phối. chức năng chủ yếu của gia đình là chức năng kinh tế. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế. Trong chế độ tư bản sản xuất đã mang tính xã hội hơn nhưng chức năng kinh tế của gia đình vẫn là chức năng chủ yếu. Khi mà xã hội chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã xác lập gia đình không còn là một đơn vị kinh tế nữa, mà chức năng tổ chức đời sống của mọi thành viên trong gia đình thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên trong đó. 2.Khái niệm luật hôn nhân và gia đình, những nguyên tắc chủ yếu -Khái niệm: Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam tổng thể những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thể chế hoá nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và tài sản. Với ý nghĩa là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam luật hôn nhân và gia đình có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng: -Đối tượng điều chỉnh: của luật hôn nhân và gia đình là quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cụ thể là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa những người thân thích ruột thịt khác. Hay nói cách khác đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình là các quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về lưọi ích nhân thân và tài sản. +quan hệ nhân thân là quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia dình về lợi ích nhân thân. Đó là những quan hệ như: quan hệ giữa vợ và chồng về sự yêu thương chăm sóc giúp đỡ về việc xác định chỗ ở chun, quan hệ giữa bố mẹ và con cái về việc xác lập chế độ pháp lý nhân thân của con chưa thành niên. +Quan hệ tài sản: là quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về lơị ích tài sản. Đó là những quan hệ như quan hệ cáp dưỡng giữa vợ và chồng, cha mẹ va con cái, giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ sở hữu giữa vợ với chồng. -Phương pháp điều chỉnh: là những cách thức và biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Phương pháp tác động của luật hôn nhân gia đình có các đặc điểm: +Trong quan hệ hôn nhân gia đình quyền đồng thời là nghĩa vụ của các chủ thể. Ví dụ luật hôn nhân và gia đình quy định: “vợ chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau, thương yêu , quý trọng , chăm sóc giúp đỡ nhau tiến bộ”, theo quy định đó nghĩa vụ của vợ chồng đồng thời là quyền chủ thể …. -(2)Các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mìnhnphải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình: -(3)Các chủ thể chỉ thực hiện quyền và nghĩa vụ bằng thoả thuận không được làm thay đổi những quyền và mà pháp luật đã quy định . -(4)Các quy phạm pháp luật HN và GĐ gắn bó mật thiết các quy phạm truyền thống ,phong tục tập quán .Việc thực hiện luật HN và GĐ được đảm bảo bởi tính cưỡng chế của nhà nước trên tinh thần phát huy tính tự giác thông qua giáo dục ,khuyến khích và hướng dẫn thực hiện . b)Những nguyên tắc cơ bản của luật HN và GĐ (34) 1-HN tự nguyện và tiến bộ : Dưới chế độ phong kiến ,cha mẹ quy định việc hôn nhân nên tình yêu không phải là cơ sở của hôn nhân ,chế dộ tư bản cũng công bố tự do hôn nhân .Tuy vậy hôn nhân chỉ tự do chừng nào được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ ,nghĩâ là không bị những tính toán vật chất , địa vị xã hội chi phối. Song chúng ta cần phân biệt hôn nhân tự nguyện tự do với “tự do yêu đương “. +)Dưới chế độ XHCN khi đã xoá bỏ chế độ tư hữu tư liệu sản xuất xác lập chế độ sở hữu XHCN thì mới có điều kiện đảm bảo hôn nhân đảm bảo hôn nhân tự do thực sự nghĩa là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ:Hiến pháp Việt Nam quy định “nhà nươc bảo hộ hôn nhân và gia đình hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyên , tiến bộ: một vợ một chồng bình đẳng “.Luật HN Việt Nam quy định “việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định “không bên nào được ép buộc bên nào,không ai được cưỡng ép và cản trở. Hôn nhân tự do tự nguyện và tiến bộ cũng đòng thời phải đảm bảo tự do ly hôn .Tuy nhiên không có nghĩa là ly hôn tuỳ tiện ,việc ly hôn phải đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .Trong mọi trường hợp ly hôn toà án phải tiến hành điều tra, hoà giải đoàn tụ vợ chồng và toà chỉ có thể xử ly hôn khi xét thấy quan hệ vợ chồng thực sự đã đến lúc “Tính trầm đời sống chung không thể kéo dài ,mục đích của kết hôn không thể đạt được “. 2-Hôn nhân một vợ một chồng: Nguyên tắc 1 vợ chồng xây dựng trên nềntảng hôn nhân tự nguyện ,tiến bộ và nam nữ bình đẳngnhằm xoá bỏ chế độ nhiều vợ trong hôn nhân phong kiến gây nhiều đau khổ cho phụ nữ .bản chất của hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tình yêu là hôn nhân một vợ một chồng.Vì vậy luật HN và GĐ “cấm người có vợ có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. 3-Nguyên tắcc vợ chồng bình đẳng . Đây là nguyên tắc cơ bản của luật HN và GĐ trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà phạm luật quy định .Chế độ phong kiến thừa nhận sự bất bình đẳng đặt người phụ nữ phụ thuộc thấp kém. Hồ chí Minh đã nói: luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng người phụ nữ tức giải phóng phần nửa xã hội, giải phóng phụ nữ đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản của người đàn ông. Đồng thời Người chỉ ra rằng : “sự nghiệp giải phóng người phụ nữ là một bộ phận trong sự nghiệp xây dựng CNXH, nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ có một nửa. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được cụ thể hoá trong luật hôn nhân gia đình như “vợ chồng có nghĩa vụ và quyền như nhau về mọi mặt trong gia đình, vợ chồng có quyền tự do lựa chọn ngành nghề chính đáng tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Đồng thời xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như chế độ sở hữu, về chia tài sản khi ly hôn, về chế độ cấp dưỡng lẫn nhau,.. 4-Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cha mẹ và con cái Đây là nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình, được xác định theo tinh thần mới, một mặt bảo vệ quyền lợi của cha mẹ, các con mặt khác giáo dục tinh thần trách nhiệm giữa họ với nhau “ cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những người công dâncó ích cho xã hội, con cái có nghĩa vụ kinhs trọng, chăm sóc cha mẹ. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cha mẹ con cái trong luật hôn nhân gia đình được cụ thể hoas trong nhiều chương luật nhiều điều khoản khác nhau. Ví dụ “ cấm mgược đãi hành hạ cha mẹ, vợ chồng,con cái” “ cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” “ các con có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình” . Mặt khác điều cần lưu ý là: quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và các con tồn tại không phụ thuộc vào việc hôn nhân giữa cha mẹ có hợp pháp hay không, đang tồn tại hay đã chấm dứt. Luật hôn nhân gia đình quy định: “ con ngoài giá thú được cha mẹ nhận hoặc toà án nhân dân cho nhận cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú”. 5-Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em Luật hôn nhân gia đình quy định: “nhà nước và xã hội bảo vệ chức năng của người mẹ”. Luật còn quy định hạn chế quyền xin ly hôn của người chồng trong trường hợp người vợ có thai, nuôi con còn bú với mục đính là chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em, nhất là trẻ em không nơi nương tựa. *Nói tóm lại các nguyên tắc của luật hôn nhân gia đình có nội dung phong phú liên hệ mật thiết với nhau, bổ xung cho nhau. Tuân thủ các nguyên tắc là bắt buộc đối với tất cả mọi người, mọi cơ quan trong hoạt dộng nghiên cứu thực hiện và áp dụng pháp luật cũng như xây dựng pháp luật. II. NỘI DUNG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 1. Các điều kiện kết hôn -Phải đủ tuổi kết hôn: luật quy dịnh nam từ 20 tuổi trở lên, nữ là 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Như vậy muốn kết hôn những người kết hôn phải đạt độ tuổi nhất định. Độ tuổi tối thiểu đối với nam là 20 với nữ là 18. Đay là một điều kiện quan trọng để hôn nhân có giá trị pháp lý. Luật hôn nhân gia đình quy định kết hôn là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người, căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội của nhà nước ta. Quy định này thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với sức khoẻ nam nữ nhằm đảm bảo cho con cái sinh ra được khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Và quy định độ tuổi tối thiểu cho pháp nam nữ kết hôn là tạo điều kiện cho việc xây dựng gia dình hạnh phúc. -Kết hôn phải có sự tự nguyện của cả hai phía nam, nữ, không bên nào được quyền ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép, cản trở việc kết hôn. Sự tự nguyện của hai bên nam và nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ muốn chung sống cùng nahu nhằm thoả mãn những nhu cầu về tình cảm phát sinh giữa hai người, sự tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân gia đình được lâu dài và bền vững. Để đảm bao việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện những người muốn kết hôn phải trực tiếp đến uỷ ban nhân dân xin đăng ký kết hôn. Pháp luật không cho phép cử người đại diện trong việc kết hôn và cũng không cho phép kết hôn vắng mặt. Đối với những trường hợp một trong hai bên không thể có mặt tại nơi đâưng ký kết hôn với lý do chính đáng . Ví dụ đi công tác xa, đi nghĩa vụ quân sự, ốm đau nặng,..luật cững không cho phép kết hôn vắng mặt. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo quyền lợi 2 bên thì việc đăng ký có thể được tiến hành tại nhà, cơ quan, bệnh viện nhưng vẫn phải có hai người. Như vậy ở thời điểm kết hôn các bên phải thể hiện rõ nguỵện vọng của mình là được xác lập quan hệ vợ chồng và tình yêu thương chân chính thì hôn nhân của họ mới có giá trị pháp lý. -Phải tuân theo nguyên tắc một vợ một chồng: Theo quy định của pháp luật thì chỉ những người chưa có vợ hoặc những người chưa có chồng hay những người đã có vợ có chồng rồi nhưng vợ hoặc chồng của họ đã chết hoặc ly hôn mới có quyền kết hôn với người khác. Bên cạnh việc cấm những người đang có chồng đang có vợ kết hôn, luật hôn nhân còn cấm cả những người đã có vợ có chồng chung sống với người khác như vợ chồng. Để đảm bảo hôn nhân theo nguyên tắc một vợ một chồng các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kết hôn phải hết sức thận trọng, phải thẩm tra chính xác các điều kiện kết hôn trước khi công nhận kết hôn, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm . -Những người kết hôn mắc một số bệnh chưa chữa khỏi như bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu. Luật hôn nhân gia đình quy định các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng giữa cha mẹ và con cái, quy định trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình và xã hội. Những người mắc bệnh tâm thần không thể nhận thức được trách nhiệm làm vợ làm chồng, làm cha, làm mẹ. Do đó họ không thể kết hôn. Hơn nữa một trong những điều kiện hôn nhân có giá trị pháp lý là phải có sự tự nguyện của hai bên, nhưng những người mắc bệnh tâm thần không thể thể hiện ý chí của họ một cách đúng đắn được vì thế không thể đánh giá được sự tự nguyện của họ trong việc kết hôn. Những người mắc bệnh hoa liễu và di truyền khi họ kết hôn sẽ lây cho vợ hoặc chồng có thể để lại di chứng cho con cái. -Những người kết hôn với nhau không có quan hệ thân thuộc: Luật hôn nhân gia đình quy định cấm giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ đẻ với con nuôi. Từ việc nghiên cứu trên cơ sở khoa học hiện đại và khảo sát thực tế, các nhà khoa học kết luận rằng kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống thì con cái do họ sinh ra thường bị bệnh tật và dị dạng. Để đảm bảo cho con cái sinh ra khoẻ mạnh đảm bảo lợi ích gia đình và xã hội, luật hôn nhân gia đình cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau. -Phải được uỷ ban nhân dân cơ sở, nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận. +Luật hôn nhân quy định: “ việc kết hôn do uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người công nhận ghi vào sổ sách và giấy kết hôn theo nghi thức của nhà nước quy định. +Việc kết hôn giữa các công dân Việt nam vớiư nhau ở nước ngoài do cơ quan đại diện ngoại giao nước CHXHCNVN công nhận, mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý. Khi hai bên nam nữ muốn kết hôn họ phải làm giấy khai sinh xin đăng ký kết hôn gửi tới uỷ ban nhân dân xã, uỷ ban nhân dân xã sẽ tiến hành kiểm tra những lời khai của các bên, sau khi đièu tra nếu thấy các bên có đủ điều kiện kết hôn thì sẽ tiến hành đăng ký kết hôn và ghi vào sổ kết hôn. Kể từ ngày uỷ ban nhân dân xã trao giấy kết hôn hai bên mới phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau. Việc kết hôn phải do uỷ ban nhân dân xã công nhận có ý nghĩa quan trọng. Đây là biện pháp để nhà nước kiểm tra việc tuân theo pháp luật. Giấy chứng nhận kết hôn là chứng cớ xác lập giữa hai bên đã phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng, quan hệ này được nhà nước bảo hộ. Hôn nhân trái pháp luật : Về nguyên tắc toà án sẽ huỷ hôn nhân nếu khi kết hôn đã vi phạm một trong những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Huỷ hôn nhân trái pháp luật( hay còn gọi là biện pháp tiêu hôn ) là biện pháp xử lý những hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn. Đay là thể hiện thái độ của nhà nước đối với những cuộc hôn nhân trái pháp luật. Những căn cứ để huỷ hôn nhân trái pháp luật: -Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà đã kết hôn. -Thiếu sự tự nguyện của hai người kết hôn hoặc một trong hai người kết hôn. -người đang có vợ chồng lại kết hôn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng. -Những người bị mắc bệnh chưa chữa khỏi mà luật cấm kết hôn mà lại vẫn kết hôn. -Những người có họ hàng gần gũi mà luật cấm lại kết hôn với nhau. -Hai người cùng giới tính lại kết hôn với nhau. Luật hôn nhân gia đình quy định quyền khởi kiện, khởi tố đối với hôn nhân trái pháp luật. Viện kiểm sát, hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, đoàn thanh niên CSHCM, công dân việt nam có quyền yêu cầu toá án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Đối với hôn nhân vi phạm các điều kiện kết hôn ngoài biện pháp xử lý theo luật hôn nhân gia đình là huỷ bỏ hôn nhân, chúng ta còn có thể áp dụng các dụng các quy định của luật hình sự nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng. VD: điều 147 tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là cảnh cáo cải tạo không giam giữ đến 1 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. 2.Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng a. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng: -Vợ chồng có nghĩa vụ thuỷ chung, thương yêu, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gía đình dân chủ, hoà thuận, bền vững và hạnh phúc. Để đạt được mục đích đó thì điều cơ bản nhất là hai người trong cuộc hôn nhân phải chung thuỷ với nhau, thương yêu quý trọng lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Đây không chỉ là nghĩa vụ về pháp lý mà còn là quyền, quy định này nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ về nhân thân đồng thưòi ngăn ngừa những hiện tượng vợ chồng có quan hệ bất chính ngoài hôn nhân, ngăn ngừa những hành vi đánh đập ngược đãi xam hại tới thân thể và nhân phẩm của nhau giữa vợ và chồng, ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của vợ chồng, gây hậu quả xấu tới gia đình và xã hội. -vợ chồng bình đẳng về nghĩa vụ nuôi dạy con cái: Luật hôn nhân gia đình quy định: “ cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội “ và “ chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ”. Từ đó chúng ta thấy trong gia đình vợ chồng đều bình đẳng với nhau trong việc nuôi dạy con cái, đều có nghĩa vụ va quyền lợi ngang nhau trong việc giáo dục con cái đảm bảo cho con cái phát triển toàn diện về thể chất, trí lực và đạo đức. Cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái học tập và noi theo. Đây không chỉ là nghĩa vụ của cha mẹ với con cái mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ trước nhà nước, trước xã hội trong việc nuôi dạy thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. -Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp chính đáng, tham gia công tác, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, vợ chồng có quyền tự do lựa chọn chỗ ở. Như vậy với tư cách là công dân, vợ chồng cũng được thực hiện quyền đó. Quy định này nhằm đảm bảo cho vợ chồng đều có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với nguyện vọng và năng lực của mình, nhằm phát huy khả năng, nâng cao sự hiểu biết, trình độ. Khi vợ hoặc chồng thực hiện quyền của mình thì người kia lại có nghĩa vụ là không được cản trở. Đây đảm bảo cho quyền tự do của con người, là biện pháp giải phóng người phụ nữ khỏi những ràng buộc của tư tưởng phong kiến. b. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng -Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng: +Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất: Luật hôn nhân gia đình quy định “ tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng làm ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung”. Mặt khác những tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế, được cho được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng họ không tự nguyện sát nhập vào khối tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được sở hữu hợp nhất thì theo nguyên tắc vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản chung hợp nhất. _ Quyền của vợ chồng đối với tài sản riêng: Luật quy định : Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hay cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhâpj hay không nhập vào tài sản chung của vợ chồng. Như vậy luật hôn nhân gia đình đã ghi nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân và xác định rõ nguồn gốc tài sản riêng là vợ chồng có trước khi hôn nhân người có tài sản riêng có quyền định đoạt tài sản của mình không phụ thuộc vào ý chí của người kia. VD: người chồng phải có nghĩa vụ chu cấp thì anh ta có thể lấy tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ đó mà không cần phải có sự đồng ý của người vợ. _ Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là nghĩa vụ chăm sóc nhau : Do đó quyền và nghĩa vụ này phát sinh kể từ khi kết hôn cho đến khi chấm dứt hôn nhân trong một số trường hợp đặc biệt thì quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng tồn tại cả khi vợ chồng đã ly hôn với điều kiện là : + Một bên túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng. + Bên kia phải có khả năng cấp dưỡng. Trường hợp túng thiếu phải là trường hợp có khó khăn trong cuộc sống ngay sau khi ly hôn do ốm đau lâu dài mất sức lao động, nếu túng thiếu là do lười biếng ỷ lại nghiện ngập thì không coi là đủ điều kiện để được cấp dưỡng. Mặt khác người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo yêu cầu của bên kia phải có khả năng về kinh tế nếu vì cấp dưỡng mà đe doạ đến cuộc sống của chính họ thì nghĩa vụ cấp dưỡng cũng không được đặt ra _ Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng: + Luật hôn nhân gia đình quy định “ vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước. Như vậy khi một bên chết, người còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ hoặc chồng mình đã chết”. Vợ (chồng) thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với cha mẹ con của người chết (thừa kế theo pháp luật). Ngoài ra vợ chồng còn được thừa kế tài sản của nhau theo di chúc. 3) Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con Căn cứ để xác định quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con là sự kiện sinh đẻ và nhận con nuôi (xem con nuôi T150) a)Nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con _Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu giáo dục con. Chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con về thể lực và trí tuệ, đạo đức, cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên không được xúi dục ép buộc con làm những việc trái pháp luật. _Con có bổn phận kính yêu chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên của cha mẹ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình. _Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. _Cha mẹ có quyền đại diện cho con cái chưa thành niên trước pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của con. _Con đã thành niên ở chung với cha mẹ có quyền lựa chọn ngành nghề, tham gia công tác kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội b)Nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ và con . _Cha mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con kể từ khi con sinh ra cho đến khi con thành niên (đủ 18tuổi).Nếu con đã thành niên không có khả năng lao động (tàn tật mất năng lực hành vi dân sự)thì cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ nuôi con. _Các con có nghĩa vụ ngang nhau trong việc cấp dưỡng cha mẹ. _Các con cònn ở chung với chs mẹ dù thành niên hay chưa thành niên đều có tài sản. _Cha mẹ có quyền quản lý tài sản của con chưa thành niên .Nếu con cái từ 16=>18 tuổi thì phải có sự đồng ý của con cha mẹ mới được mua bán ,cầm cố tài sản của con do mình quản lý. _Cha mẹ có nghĩa vụ bồi dưỡng thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi (trong trườnh hợp này cha mẹ là người bị đơn) _Cha mẹ và con có quyền thừa kế tài sản của nhau. c)Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên khác và gia đình . _Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục cháu chưa thành niên . _Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà (nội ngoại)-trong trường hợp ông bà không còn ai cấp dưỡng. _Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc nuôi dưỡng lẫn nhảu trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có đủ khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con. 4)Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình . Theo luật dân sự giám hộ là việc cá nhân tổ chức hoặc cơ quan nhà nước(gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền ,lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên ,người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khắc mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình (gọi là người được giám hộ ) _Người được giám hộ có thể là: +)Người chưa thành niên không còn cha mẹ .không xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ đều bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế về năng lực hành vi nhân sự hoặc còn cha mẹ nhưng cha mệ không có điều kiện chăm sóc gia đình người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ đo yêu cầu . +)Người đa thành niên bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khắcc mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình . LƯU Ý: Việc cử người giám hộ phải được uỷ ban nhân dân xã phường ,thị trấn nơi cư trú của người giám hộ công nhận và lập thành văn bản trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ ,quyền và nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ và tình trạng tài sản của người giám hộ. _Người giám hộ phải có đủ các điều kiện sau : +)Đủ 18 tuổi trở nên +)Có năng lưc hành vi nhân sự đầy đủ +)Có điều kiện cân thiết thực hiện việc giám hộ _Nghĩa vụ của người giám hộ +)Chăm sóc giáo dục người được giám hộ +)Đại diện cho người đươc giám hộ trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật +)Quản lý tài sản của người đươc giám hộ +)Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ óChú ý: -Gia đình cha mẹ có thể là người giám hộ cho con cái đã thành niên mất năng lực hành vi hoặc cử người giám hộ cho con khi không có đủ điều kiện trực tiếp trông nom ông bà và ngược lại anh chị em ruột có thể là người giám hộ cho nhau nếu có đủ điều kiện là người được giám hộ. Việc giám hộ giữa các thành viên quy định trong luật dân sự và luật hôn nhân gia đình 5) Chấm dứt hôn nhân Hôn nhân chấm dứt do vợ (chồng) chết, hay do tuyên cáo tử vong đối với vợ (chồng) khi vợ chồng còn sống , hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn. _Hôn nhân chấm dứt do vợ (chồng) chết + Nếu hôn nhân là sự kiện bình thường là thời điểm đầu tiên của hôn nhân thì trường hợp vợ hay chồng chết là thời điểm cuối cùng của hôn nhân . + Đối với tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia, người vợ hay chồng còn sống là sở hữu…phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng. Phần tài sản của người chết sẽ được chuyển cho người thừa kế vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất. +Trong trường hợp người vợ (chồng) chết mà không để lại di chúc hoặc những người thừa kế theo luật không yêu cầu chia tài sản ngay thì người chồng (vợ) còn sống quản lý phần tài sản của người chết để lại _ Hôn nhân chấm dứt có tuyên cáo tử vong đối với vợ (chồng ) . + Thời hạn một người quân nhân, công nhân quốc phòng được coi là mất tích (chết ) chậm nhất là hai năm sau khi việc tìm kiếm không có kết quả. + Trường hợp vợ hoặc (chồng ) tuyên cáo là tử vong thì hôn nhân được coi là chấm dứt kể từ thời điểm có quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật vào ngày được ghi trong giấy báo tử. + Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản sau khi người vợ (chồng ) bị tuyên cáo tử vong được giải quyết như trường hợp vợ (chồng ) chết. Trường hợp vợ (chồng ) bị tuyên cáo tử vong nhưng một thời gian sau vì những lý do nào đó mà họ lại trở về thì việc huỷ bỏ mà quy định toà án hoặc giấy báo tử là cơ sở phục hồi lại quan hệ hôn nhân ( lưu ý nếu người vợ hpặc chồng chưa kết hôn với ai ) . _ Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn . + Ly hôn là hình thức chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai còn sống do một bên yêu cầu hoặc cả hai bên yêu cầu. Được toà án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. + Luật hôn nhân và gia đình quy định có hai trường hợp ly hôn. *) Trường hợp thuận tình ly hôn Luật hôn nhân và gia đình quy định trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn nếu hoà giải không thành và xét thấy nếu cả hai bên hoàn toàn tự nguyện ly hôn Toà án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn . *) Tự nguyện thật sự trong việc thuận tình ly hôn là đương sự phải được tự do trình bày tỏ ý chí của mình không bị ai ép buộc cưỡng chế hay lừa dối bày tỏ ý chí là cái được biểu hiện ra bên ngoài (mặt khách quan ) phải hoàn toàn do đương sự quyết định và ý chí bên trong (mặt chủ quan) phải thống nhất với nhau phù hợp với pháp luật có trường hợp nhìn bên ngoài tưởng như thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí nhưng lại không phù hợp với pháp luật :ví dụ do người vợ không có con ( mắc bệnh vô sinh) hai vợ chồng đã bàn bạc xin thuận tình ly hôn giả để cho người chồng lấy người khác. Trường hợp này toà án không thể công nhận việc thuận tình ly hôn của đương sự. *)Trong trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng qua công tác điều tra thấy đương sự ly hôn vì nóng nổi sĩ diện, tự ái thì toà án cần xử bác đơn ly hôn của đương sự để phục vụ cho công tác hoà giải đoàn tụ gia đình. +) Trường hợp lỵ hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu: Luật hôn nhân gia đình quy định “ Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn nếu hoá giải không thành thì toà án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tính trầm trọng. Đời sống chung không thể kéo dài mục đích của hôn nhân không đạt được thì toà án xử cho ly hôn. Như vậy : giữa việc công nhận thuận tình ly hôn và xử cho ly hôn có sự khác nhau về thư tục tố tụng còn về bản chất của sự việc là giống nhau đều là toà án nhân dân xác định một cuôc hôn nhân đã chết không thể tồn tại nữa. Cần lưu ý là trong trường hợp hai vợ chồng xin thuận tình ly hôn. Sau khi điều tra toà án xét thấy một bên không tự nguyện thì xử bác đơn ly hôn thuận tình mà giải quyết theo thủ tục một bên xin ly hôn. Hạn chế ly hôn Luật hôn nhân và gia đình quy định trường hợp vợ có thai thì chồng có thể ly hôn sau khi vợ mới sinh con được 1 năm - Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ Luật HN-GĐ “chồng chỉ có thể ly hôn sau khi vợ đã sinh con được 1 năm là đối với cả trường hợp người con chết sau khi sinh” điều này nhằm bảo về về mặt vật chất và tinh thần cho người mẹ thể hiện tính nhân đạo của XHCN việc đứa con chết đã thể hiện sự tác động rất lớn vào tình cảm người phụ nữ nên không có lý do gì, nó lại là cơ sở để người chồng thoát khỏi hạn chế do pháp luật quy định, “sau khi người vợ sinh được 1 năm thì chồng có quyền ly hôn vừa để bảo vệ quyền lợi sức khoẻ người mẹ. Hậu quả pháp lý của ly hôn: Theo luật định khi ly hôn việc của vợ chồng thoả thuận và được toà án công nhận. Nếu vợ chồng không thể thoả thuận được thì toà án nhân dân sẽ quyết định. _Trước hết đối với tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy. Nghĩa là sau khi ly hôn người có tài sản riêng sẽ lấy vợ. Tuy nhiên người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình (việc chứng minh có thể bằng văn tự hoặc bằng công nhận bên kia) nếu không chứng minh được thì đó là tài sản chung để chia. _Trường hợp các con có đóng góp vào công việc và phát triển tài sản của cha mẹ thì sẽ được trích chia phần đóng góp của họ trong phần tài sản của cha mẹ khi cha mẹ ly hôn. _Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi.Tuy nhiên trong mỗi trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi bên toà sẽ quyết định khác với nguyên tắc chung đó (xem xét vợ hay chồng đã kết hôn lâu, hay mới, có nhiều con hay ít con, đưa vào công sức chung của mỗi người. -Về con cái: nếu con chưa thành niên 18 tuổi thì giao cho một trong hai bên có điều kiện chăm sóc, giáo dục và bên kia có trách nhiệm đóng góp để nuôi và giáo dục con đến tuổi trưởng thành. Nếu con còn bú về nguyên tắc là giao cho người mẹ và người bố có quyền chăm sóc và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng giáo dục con đến tuổi trưởng thành. LUẬT DÂN SỰ, LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ I.Khái niệm luật dân sự và quan hệ pháp luật dân sự 1. Khái niệm luật dân sự, đối tượng và phương pháp điều chỉnh * Khái niệm: Luật dân sự việt nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Vịêt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá và tiền tệ và một số quan hệ nhân thân phi tài sản trên cơ sở bình đẳng, độc lập, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào các mối quan hệ đó. Đối tượng điều chỉnh: Là những nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản phát sinh trong quá trình sản xuẩt, phân phối, lưu thông, tỉêu thụ hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội. Quan hệ tài sản: Là quan hệ giữa người với người thông qua tài sản dưới dạng tư liệu sản xuẩt và tư liệu tiêu dùng hoặc dich vụ chuyển, sửa chữa tài sản đó trong qua trình sản xuất và lưu thông, cho nên quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn liền với một tài sản. Quan hệ nhân thân phi tài sản: Như tên gọi của nó không mang nội dung kinh tế, không tính được thành tiền. các quan hệ này phát sinh từ một giá trị tinh thần của một cá nhân hay một tổ chức luôn luôn gắn liền với chủ thể đó không thể chuyển dịch đi chỗ khác và trong nhiều trường hợp không thể tước đoạt được Luật dân sự điều chỉnh quan hệ bằng các biện pháp công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí nhằm phục hồi tình trạng như khi xưa có vi phạm các quan hệ nhân thân phi tài sản do luật dân sự điều chỉnh có thể chia làm 2 nhóm: Quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản: Trong nhóm quan hệ này quan hệ nhân thân là tiền đề để phát sinh quan hệ tài sản, nó chỉ phát huy trên quan hệ nhân thân như: Tác giả các tác phẩm nghệ thuật, khoa học kỹ thuật …được hưởng tiền nhuận bút, được hưởng tiền do áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản như: nhân phẩm, uy tín của công dân hay tổ chức.. * Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là biện pháp và cách thức và nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân phi tài sản làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi chấm dứt theo ý chí của nhà nước. Chú ý: Chủ thể tham gia các quan hệ tài sản có địa vị pháp lý như nhau độc lập với nhau về tổ chức và tài sản và sự tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ tài sản Xuất phát từ sự bình đẳng của chủ thể và sự tự định đoạt của họ trong việc tham gia vào các quan hệ đó nên đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là “Hoà giải”mặc tự thoả thuận mà hoà giải được thì xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền của toà án, sự đền bù tương ứng là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật dân sự Các quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh là quan hệ tải sản mang tính chất hàng hoá và tiền tệ nếu vi phạm của một bên trong quan hệ đó có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản. 2. Quan hệ pháp luật dân sự: a. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật dân sự Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Trong đó các bên tham g ia độc lập về tổ chức và tài sản bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên được nhà nước đảm bảo thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật độc lập với nhau về tổ chức và tài sản được phép tự định đoạt trong quan hệ pháp luật dân sự nhưng trái với quy định của pháp luật Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng không phụ thuộc vào một quan hệ nào đó (hành chính lao động) không bên nào ép buộc bên nào phải thực hiện sự áp đặt của nhau. Họ tự lựa chọn cách thực hiện quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất. Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể tự do các bên quyết định để đảm bảo các bên tham gia phải thực hiện nghĩa vụ của mình ( các biện pháp cưỡng chế trong luật dân sự chủ yếu mang tính chất tài sản ). Lợi ích: là tiền đề trong các mối quan hệ pháp luật dân sự, khi mà quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá và tiền tệ. Việc điều chỉnh chúng bằng các quy phạm pháp luật dân sự cũng phải nhằm tạo cho các bên thoả mãn lợi ích của mình, nên sự đền bù tương ứng là đặc trưng cơ bản của phương pháp điều chỉnh luật dân sự. b. Thành phần quan hệ pháp luật: Quan hệ pháp luật dân sự cũng như các quan hệ xã hội khác bao gồm những yếu tố cấu thành quan hệ đó: chủ thể, khách thể và nội dung. -Chủ thể: là những người tham gia vào các quan hệ xã hội đó. Phạm vi chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng bao gồm: cá nhân, thể nhân ( công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch ), pháp nhân. Trong nhiều quan hệ pháp luật dân sự nhà nước CHXHCNVN tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự. -Khách thể: chính là cái xử sự của các chủ thể nhằm tác động tới, nói cách khác đó là những lợi ích vật chất và phi vật chất mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể trong các quan hệ xã hội đó. -nội dung của quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ đó. +Quyền dân sự là cách xử sự mà chủ thể được phép tiến hành trong quan hệ dân sự. Quyền yêu cầu người khác thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định, không làm điều gì cản trở chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu. Khi các quyền dân sự bị vi phạm người có quyền bị vi phạm có thể dùng các biện pháp bảo vệ mà pháp luật cho phép ( tự bảo vệ, các biện pháp tác động và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự của mình, kiện đến toà án, khiếu nại với uỷ ban nhân dân. +Nghĩa vụ dân sự: nếu quyền dân sự là cách xử xự được phép của người có quyền năng thì nghĩa vụ dân sự là cách xử sự bắt buộc. Trong các quan hệ pháp luật dân sự nghĩa vụ của một chủ thể cũng ứng với quyền của một chủ thể khác. Thực hiện nghĩa vụ của một chủ thể là nhằm thoả mãn yêu cầu của chủ thể bên kia, thoả mãn yêu cầu của người có quyền năng. Người có nghĩa vụ có thể phải thực hiện một trong nhiều hành vi nhất định ( trả tiền trong mua bán, vay mượn, khoán việc, thực hiện công việc trong khoán việc hoặc bồi thường thiệt hại, chuyển giao tài sản hoặc phải kiềm chế không được thực hiện những hành vi này xâm hại đến lợi ích bên kia. Trong một số trường hợp nội dung của quan hệ pháp luật dân sự quy định người có nghĩa vụ có thể lựa chọn cách thức xử sự có lợi cho họ nhất ( bồi thường bằng tiền hoặc bằng vật chất hoặc sửa chữa đồ vật do hành vi đó ) nếu người có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ một cách tự nguyện, họ sẽ phải bị cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đó. Ngoài ra nếu việc thực hiện nghĩa vụ đó đã gây ra thiệt hại cần phải bồi thường thiệt hại đã gây cho bên kia. II.MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ A.Quyền sở hữu 1. Khái niệm quyền sở hữu và quan hệ sở hữu *Quyền sở hữu: Là tổng hợp một hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Quan hệ sở hữu là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất về chiếm hữu những của cải vật chất trong xã hội là quan hệ sở hữu. *Nội dung của quyền sở hữu: Là quyền kiểm soát và làm chủ một vật thể nào đó của một chủ sở hữu biểu hiện ở chỗ trong thực tế vật đang nằm trong sự chiếm giữ của người đó, họ đang kiểm soát làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình. Như vậy có nghĩa rằng trong thực tế xảy ra trường hợp có những người không phải là chủ sở hữu nhưng vẫn chiếm hữu tài sản đó. Vấn đề là cần phải xem xét sự chiếm hữu của người đó có hợp pháp hay không. Vì vậy cần phân biệt hai loại chiếm hữu sau: -Chiếm hữu hợp pháp: là loại chiếm hữu tài sản đó có dựa trên cơ sở pháp luật. Sự chiếm hữu được coi là hợp pháp trước hết là sự chiếm hữu tài sản của một chủ sở hữu. Nếu người khác chiếm giữ thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp nếu sự chiếm hữu đó đúng với quy định của pháp luật: . Do chủ sở hữu giao vật trên cơ sở của một hợp đồng hợp pháp. . Được dựa trên cơ sở mệnh lệnh cùa một cơ quan nhà nước nếu có thẩm quyển và quy định của pháp luật. _Chiếm hữu bất hợp pháp: là sự chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên cơ sở pháp luật, cụ thể đó là trường hợp một người chiếm hữu một tài sản không phải là chủ sở hữu của tài sản đó và cũng không có các căn cứ khác để được coi là chiếm hữu hợp pháp. *Quyền sử dụng: là quyền khai thác những giá trị sử dụng của tài sản nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cho bản thân mình. Mặt khác thực hiện quyền sử dụng còn là việc con người khai thác lợi ích vật chất của tài sản để thoả mãn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. VD : một người dùng ô tô để chở hàng hóa. Ngoài ra việc khai thác lợi ích vật chất của tài sản bao gồm cả việc thu nhận những kết quả do tài sản mang lại như hưởng trứng của gia cầm, thu hoạch hoa quả. Tóm lại: quyền sử dụng là quyền năng mà pháp luật quy định do chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp, được phép sử dụng tài sản đó nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh, nhưng việc sử dụng đó không làm thịêt hại đến lợi ích của người khác, trái với đạo đức chung của toàn xã hội. *Quyền định đoạt: là quyền năng của chủ sở hữu để quyết định về số phận của sự vật, chủ sở hữu thực hiện quyền này biểu hiện ở hai khía cạnh: -Định đoạt về số phận thực tế của vật, làm cho vật còn hoặc không còn trong thực tế, ví dụ như tiêu dùng hết hoặc đốt phá,.. -Định đoạt về số phận pháp lý của một vật chính là sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với vật từ người này sang người khác, thường thông qua mua bán bằng hợp đồng dân sự. 3. Các hình thức sở hữu: Pháp luật nước CHXHCNVN quy định các hình thức sở hữu sau: -Sở hữu toàn dân: là sở hữu đối với những tài sản mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Chính phủ thống nhất quản lý và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm. Các tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân: Điều 117 hiến pháp và điều 205 luật dân sự quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,..Cùng với các tài sản khác do nhả nước quy định là của nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước cũng như các chủ sở hữu khác thực hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nhà nước là chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng không ai quy định cho nhà nước phạm vi quyền hạn đối với những tư liệu sản xuất đó, nhà nước tự quy định cho mình cái quyền năng đó. Điều này không có nghĩa rằng quyền hạn của nhà nước là vô tận đối với tài sản của mình mà phải thực hiện quyền sở hữu của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. -Sở hữu của các tổ chức chính trị: là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện một mục đích chung quy định trong điều lệ: theo quy định tại điều 215 bộ luật dân sự thì tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị-xã hội được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung, và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật. -Sở hữu tập thể: là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do các cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã được tổ chức sản xuất theo nguyên tắc quản lý dân chủ đảm bảo quyển làm chủ cho xã viên. Đại hội toàn xã viên là cơ quan cao nhất bầu ra ban quản trị, xác định các tổ, đội và quy định vấn đề sản xuất kinh doanh, phân phối thành quả lao động cho các xã viên. Ban quản trị hợp tác xã thay mặt hợp tác xã thực hiện quyền quyết định tài sản như phân phối lợi nhuận, tham gia vào các hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế. -Sở hữu tư nhân: là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ và sở hữu tư bản tư nhân. Theo quy định tại điều 220 và 221 bộ luật dân sự thì tài sản thuộc sở hữu tư nhân bao gồm: thu nhập hợp pháp, của để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức của các tài sản hợp pháp khác của cá nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị. -Sở hữu của các tổ chức xã hội tổ chức nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên được quy định trong điều lệ: Tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được quy định tại điều 224 bộ luật dân sự bao gồm các tài sản từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng, cho hoặc các nguồn khác hợp với quy định của pháp luật. -sở hữu hỗn hợp: là sở hữu đối với những tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. Theo điều 227 bộ luật dân sự : tài sản được hình thành từ những nguồn vốn đóng góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp. -Sở hữu chung: là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất, tài sản thuộc sở hữu chung là tài sản chung. B.QUYỀN THỪA KẾ 1. Khái niệm thừa kế: Thừa kế là chuyển quyền sở hữu đối với di sản của người chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. *Người để lại di sản thừa kế: việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản đã chết. Người để lại di sản có thể là người đã thành niên có tài sản riêng, những người bị mắc bệnh tâm thần, người đang bị giam giữ hoặc đang phải thi hành án tử hình, người đang bị quản chế hoặc bị tước bỏ một số quyền công dân. Người để lại thừa kế chỉ có thể là công dân mà không bao giờ là tổ chức hay nhà nước. *Người thừa kế: là người được người chết để lại cho di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế chỉ có thể là cá nhân nhưng theo thừa kế theo di chúc thì người thừa kế là cá nhân. tổchức xã hội , các tổ chức kinh tế cơ quan nhà nước. Người thừa kế theo pháp luật là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế ( là thời điểm người có tài sản chết hoặc từ khi có bản án quyết định của toà án xác định là đã chết. Tuy nhiên con của người để lại di sản sinh ra sau khi người để lại di sản chết cũng là người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người đó. ( quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ). Người được thừa kế theo di chúc nếu là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thì những tổ chức được thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và thời điểm chia thừa kế. Điều 647 quy định: trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật những người thừa kế không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản thì tài sản thuộc về nhà nước. -Di sản thừa kế quy định tại điều 637 bộ luật dân sự: +Tài sản riêng của người chết: là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp, tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng, tư liệu sản xuất các loại,.. +Phần tài sản của người chết trong khối tư sản chung với người khác. Trên thực tế có nhiều trường hợp do góp vốn làm ăn, cùng sản xuất, nếu khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người. Trường hợp này di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết đã đóng góp trong khối tài sản chung. +Quyền về tài sản do người chết để lại: đó là các quyền dân sự phát sinh từ các quan hệ hợp đồng dân sự hoặc do bồi thường thiệt hại mà trước thời điểm người để lại thừa kế chết, họ đã tham gia vào các quan hệ này như đòi nợ, đòi tài sản cho thuê, vay mượn, chuộc lại tài sản đã cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 2. Thừa kế tài sản theo di chúc: a. Khái niệm:thừa kế theo di chúc là việc di chuyển tài sản thừa kế ( tài sản và quyền tài sản ) của người đã chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. b. Người lập di chúc: là người mà thông qua việc lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình cho những người khác sau khi mình chết với ý nghĩa hoàn toàn tự nguyện. Người lập di chúc chỉ có thể là công dân cụ thể và phải có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. -Quyền của người lập di chúc: Pháp luật nước ta bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân( chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ) khi lập di chúc để lại di sản cho người khác chính là công dân đó đang thực hiện quyền định đoạt của mình đối với tài sản. Điều 651 bộ luật hình sự, người lập di chúc có các quyền sau: +Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế. +Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. +Dành một phần tài sản trong khối tài sản để đi tặng, thờ cúng. +Giao nghĩa vụ thừa kế trong phạm vi di sản. +chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. +Có quyền sửa đổi di chúc, bổ xung di chúc đã lập, thay thế di chúc đã lập bằng di chúc khác. c. Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc: Người được nhận di sản thừa kế là người được chỉ định trong di chúc với điều kiện: +Nếu người được chỉ định làm người thừa kế là công dân thì công dân đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế ( chết trước hoặc cùng thời điểm mở thừa kế không được hưởng ). Tuy nhiên với người sắp sinh ra thì pháp luật quy định họ có thể là người thừa kế nếu vào thời điểm mở thừa kế họ đã thành thai. +Nếu là cơ quan nhà nước tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế thì luật quy định tổ chức đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. d. Những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc: -Tại điều 672 bộ luật dân sự quy định: những người sau đây vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu như di sản được chia theo pháp luật. Trong trường hợp người lập di chúc không lập cho họ hoặc ít hơn 2/3 suất đó trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc họ kà người có quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 646 khoản 1, điều 645 của bộ luật này: +con chưa thành niên, cha mẹ hoặc vợ chồng. +con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Đây chính là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay còn gọi là thừa kế đương nhiên nếu họ không vi phạm điều 646 của bộ luật dân sự. II. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc: -Người lập di chúc phải có năng lực hành vi (đ650) Mọi người đều có quyền lập di chúc nếu đủ 18 tuổi trở lên. Người đủ 15 nhưng chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự đồng ý ở đây là đồng ý cho lập nhưng về nội dung thì họ được toàn quyền quyết định. -Di chúc phải thể hiện ý chí tự nguyện của người để lại di sản. Chú ý: trong trường hợp chỉ một số điều trong nội dung di chúc không phù hợp với pháp luật thì chỉ riêng những điều đó bị coi là không có giá trị pháp lý còn những điểm khác vẫn có giá trị pháp lý. -Hình thức của di chúc phải tuân theo những quy định của pháp luật ( di chúc viết và miệng ). -Di chúc viết phải được cơ quan công chứng hoặc uỷ ban nhân dân chứng nhận. -Di chúc miệng chỉ được công nhận khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe doạ và phải được thể hiện ý chí của mình trước mặt hai người làm chứng, ngay sau đó những người làm chứng phải chép lại cùng kí tên và điểm chỉ. Sau 3 tháng người lập di chúc còn minh mẫn sáng suốt thì di chúc bị miệng bị huỷ bỏ. Chú ý: do người lập di chúc khi còn sống có quyền thay đổi quyền định đoạt nên họ có thể để lại nhiều bản di chúc có nội dung khác nhau thì di chúc sau cùng có giá trị pháp lý. Nếu di chúc sau không nói sẽ huỷ bỏ những di chúc trước thì di chúc trước sẽ bị huỷ bỏ những điều không phù hợp với nội dung bổ xung hoặc cụ thể hoá của di chúc lập trước thì cả hai di chúc điều có giá trị pháp lý. 3. Thừa kế theo pháp luật a. Khái niệm: Thừa kế theo pháp luật là việc di chuyển tài sản của người chết cho những người sống không theo di chúc mà theo quy định của pháp luật. b. Các điều kiện phát sinh thừa kế theo pháp luật: -Người chết không để lại di chúc hoặc có lập di chúc nhưng không hợp pháp. -Người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc, cơ quan tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế - Người chết có để lại di chúc nhưng có phần di sản không định đoạt trong di chúc hoặc có liên quan đế phần của di chúc không hợp pháp - Những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản hoặc khước từ hướng di sản. C: Hàng thừa kế Căn cứ vào mức độ gần gũi, trách nhiệm nuôi dưỡng trong mối quan hệ với người để lại di sản, pháp luật thừa kế ở nước ta đã chia những người thuộc diện thừa kế thành 3 hàng Hàng thừa kế thứ 1: Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết Hàng thừa kế thứ 2: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, gì ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột và chị ruột. D. Thừa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương chi tiết môn học Pháp luật đại cương.doc
Tài liệu liên quan