Đất – Một tài nguyên, một tài sản cần được bảo vệ và sử dụng có hiệu quả

- Chuyển đổi đất lúa có năng suất không cao sang sản xuất các sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao hơn kết hợp với lựa chọn công thức luân canh, cơ cấu mùa vụ thích hợp. - Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách như: đầu tư vào khoa học công nghệ; chính sách đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng kỹ thuật (hệ thống tưới tiêu, đường giao thông); chính sách tín dụng, ngân hàng; chính sách thuế; chính sách phát triển vùng và ngành hàng; chính sách phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, hợp tác xã và các chính sách phát triển thị trường.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đất – Một tài nguyên, một tài sản cần được bảo vệ và sử dụng có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Nữ Hoàng Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 114 - 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẤT – MỘT TÀI NGUYÊN, MỘT TÀI SẢN CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ Bùi Nữ Hoàng Anh Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên Ảnh: Sưu tầm  TẠI SAO CẦN BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN ĐẤT? Loài người chúng ta được hưởng một món quà vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng đó là đất đai. Gần đây, trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã khẳng định: “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Thực tế cho thấy, ở quốc gia nào cũng vậy, đất là tư liệu đặc biệt trong sản xuất nông - lâm nghiệp, là đối tượng lao động độc đáo đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh. Vấn đề sử dụng đất bền vững và có hiệu quả, thời gian gần đây, đã trở thành vấn đề có tính chiến lược trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề đó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ: - Thứ nhất, đất đai vừa là tài nguyên vừa là một tài sản vô cùng quý giá của các dân tộc. Từ xa xưa, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới đều đã rất coi trọng đất đai và đặc biệt là  đất sản xuất nông nghiệp. Khi chưa có bàn tay con người can thiệp, đất đai là một thứ tài nguyên. Song, chính giá trị sử dụng trực tiếp bắt đầu được hình thành từ sự tác động của bàn tay con người đã biến đất đai từ một tài nguyên đã trở thành một tài sản. Đối với một quốc gia, đất đai là thứ tài sản vô giá, thiêng liêng và trường tồn với thời gian. Đất đai vô giá và thiêng liêng là bởi vì các dân tộc của quốc gia ấy đã bỏ công sức, xương máu để khai phá, giữ gìn và phát triển. Đất trường tồn với thời gian bởi đất đai gắn với lịch sử của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và diện tích đất ít thay đổi theo thời gian. - Thứ hai, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác lại càng ít ỏi. Toàn lục địa, trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ còn có 13.340 triệu héc-ta. Trong đó, phần lớn diện tích đó có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, nhiễm phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom mìn chiến tranh để lại. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có khoảng 3.030 triệu héc-ta. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta đất canh tác. - Thứ ba, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực của sự gia tăng dân số, tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển các hạ tầng kỹ thuật. Bùi Nữ Hoàng Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 114 - 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Diện tích đất canh tác bình quân đầu người của thế giới, hiện nay, chỉ còn 0,23 ha. Ở nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á, Thái Bình Dương diện tích này là dưới 0,15 ha và ở Việt Nam chỉ còn 0,113 ha. Theo tính toán của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác. Vậy mà diện tích này vẫn đang trong xu hướng giảm dần. - Thứ tư, do điều kiện tự nhiên, hoạt động của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm hoặc mất khả năng sản xuất và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho môi trường sống. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Một mặt, những hậu quả đó do sự biến đổi của tự nhiên, khí hậu. Mặt khác, tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, lũ quét, đất trượt, sạt lở và thoái hóa đất, ... ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA Với tổng diện tích tự nhiên 331.690 km2 và dân số 85.789.573 người (2009), Việt Nam là một quốc gia đất ít, dân lại đông, không những thế, đến nay một diện tích đất tự nhiên đáng kể đã và đang bị hoang hoá. Do đó, đối với nước ta, đất đai càng quý giá, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. Nước ta có các vùng đất nông nghiệp trù phú như đồng bằng sông Hồng rộng gần 800 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 triệu ha. Nhưng hiện cả hai vùng này đều bị chia nhỏ, manh mún khiến cho việc hiện đại hóa các công trình thủy nông gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp đang bị giảm dần. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp tăng từ 8.793.783 ha (năm 2000) lên 9.363.063 ha (năm 2010). Tuy nhiên, dân số nước ta cũng tăng từ 77.635.400 người (năm 2000) lên 86.408.856 người (2010). Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của cả nước lại có xu thế giảm từ 0,113 ha (2000) xuống 0,108 ha (2010). Như vậy, trong 10 năm (2000-2010), bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 50 m2/người, hằng năm giảm 5 m2/người. Số liệu tổng hợp ở bảng dưới đây nói lên điều đó. Theo GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, dự báo đến năm 2010, đất nông nghiệp của Việt Nam sẽ giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Có thể thấy tình trạng đó cũng diễn ra ở một số nước châu Á từ thập niên 1980 – 1990 đến nay. Ở một số nước mà cây lúa nước vốn là cây lương thực chính, tỷ lệ mất đất canh tác hàng năm là rất đáng kể. Có thể thấy điều đó qua số liệu tổng hợp ở bảng 2. Đáng lưu ý là tình trạng mất đất canh tác ở nhiều nơi lại rơi vào diện tích đất màu mỡ đang còn mang lại giá trị sản xuất cao cho người dân. GS Lê Văn Tiềm (Viện Khoa học Nông nghiệp) cho biết: “Đất canh tác bị mất còn do các công trình thủy điện. Hồ chứa nước của các công trình này làm ngập các thung lũng, là nơi tập trung chủ yếu ruộng lúa nước vốn rất quý hiếm ở miền núi. Ruộng ở đó không bị xói mòn, có thể cấy 2 vụ, bình quân cả năm thu được 8 tấn thóc/ha, gấp nhiều lần so với ruộng nương sườn đồi núi. Tuy nhiên, thông tin về các công trình thủy điện làm ngập hết bao nhiêu ha ruộng lúa còn rất ít”. Chúng ta cũng có thể thấy điều này khi đi dọc theo đường quốc lộ số 5, nhiều cánh đồng màu mỡ hai bên đã bị phủ kín bằng những lớp cát dầy chuẩn bị cho sự xuất hiện của những công trình mới. Về chất đất, vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do rửa trôi, xói mòn, khô hạn và sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, chua hóa, thoái hoá lý hóa học đất, ô nhiễm... Ngoài việc chặt phá rừng đầu nguồn, sử dụng hóa chất không đúng cách trong canh tác, những năm gần đây, hàng loạt sân golf lớn nhỏ (có những sân có diện tích rộng trên vài chục ha) xuất hiện Bùi Nữ Hoàng Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 114 - 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên một cách ồ ạt làm cho đất đai bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Để xây dựng những sân golf đó, người ta chặt cây rừng, san ủi hàng triệu khối đất đá, thay đổi địa hình, phá vỡ cảnh quan tự nhiên để cho ra đời nhiều “điểm đến xanh”, “thiên đường xanh” mà ẩn dấu phía sau là những mảng xám gây hại cho môi sinh, xã hội. Theo phân tích của một số nhà khoa học trong lĩnh vực trồng trọt, để có thảm cỏ trải dài, phẳng mịn, xanh, thì theo định kỳ, cần một lượng lớn hóa chất đổ xuống để diệt nấm và sâu bệnh. Số liệu của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho thấy, lượng hóa chất trung bình sử dụng cho sân golf mỗi năm là 1,5 tấn/ha, lớn gấp ba lần số hóa chất cho một khu canh tác nông nghiệp bình thường. Điều đó gây hậu quả khôn lường đến đời sống lâu dài của con người. Và không ai khác, chính thế hệ con cháu chúng ta phải gánh chịu hậu quả đó. Suy thoái chất lượng đất dẫn tới việc giảm khả năng sản xuất, giảm đa dạng sinh học và nhiều hậu quả khác. Bảng 1. Quy hoạch sử dụng nhóm đất nông nghiệp toàn quốc đên năm 2010 Loại đất Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch đến năm 2010 Tăng (+), giảm (-) 2000-2010 Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp 20.388.116 100,00 25.627.416 100,00 +5.239.300 I. Đất sản xuất nông nghiệp 8.793.783 43,13 9.363.063 36,54 +569.280 -6,59 1. Đất trồng cây hàng năm 6.167.093 6.147.486 -19.607 1.1.Đất trồng lúa 4.467.770 3.996.054 -471.716 1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 37.575 289.271 +251.696 1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 1.661.748 1.862.161 +200.413 2. Đất trồng cây lâu năm 2.258.844 2.656.893 +398.049 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 367.846 558.684 +190.838 4.Đất nông nghiệp khác II. Đất lâm nghiệp 11.575.429 56.78 16.243.669 63.38 +4.668.240 +6,60 1. Đất rừng sản xuất 4.733.684 7.701.897 +2.968.213 2. Đất rừng phòng hộ 5.398.181 6.562.777 +1.164.596 3.Đất rừng đặc dụng 1.443.162 1.977.847 +534.685 4. Đất ươm cây giống 402 402 +746 III. Đất làm muối 18.904 0.09 20.684 0.08 +1.780 -0,01 Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường Bảng 2. Tỷ lệ mất đất nông nghiệp hàng năm của một số nước châu Á trong thập niên 1980-1990 Đơn vị tính: % Nước Trung Quốc Hàn Quốc Đài Loan Nhật Bản Việt Nam Tỷ lệ 0,5 1,4 2,0 1,6 0,4 Nguồn: Hội thảo “Sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam với định cư đô thị và nông thôn” ngày 24-25/5/2007. Bảng 3. Giá trị lương thực nhập khẩu của một số nước châu Á Đơn vị tính: tỷ USD Nước Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Ma-lai-xia Giá trị lương thực nhập khẩu 23,7 4,6 2,5 1,3 Bùi Nữ Hoàng Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 114 - 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguồn: Theo Việt Báo Bùi Nữ Hoàng Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 114 - 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Những tác động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50% diện tích đã và đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta. Mặt khác, việc sử dụng đất còn lãng phí, chỉ tính riêng ở 68 nông trường quốc doanh và 33 vùng kinh tế mới và chuyên canh trước đây đã có trên 30.000 ha sau khi khai hoang lại bị bỏ hóa trở lại, không đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Mà lịch sử đã chứng minh rằng, sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, ngày nay, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt để rồi lại phải đương đầu với cái đói. Trước mắt, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lương thực khá ổn định, an ninh lương thực cấp quốc gia chưa phải là điều đáng quan ngại. Nhưng, cứ với tốc độ chuyển đổi đất như hiện nay thì trong tương lai, vấn đề an ninh lương thực-thực phẩm (ANLT-TP) sẽ trở thành một trong nhiều thách thức. Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự tính nhu cầu lương thực của cả nước năm 2010 là 42 triệu tấn (tăng 5 triệu so với năm 2005). Với diện tích gieo trồng lúa hiện nay là 7,15 triệu ha thì có thể đạt sản lượng 39 triệu tấn thóc ( với hệ số sử dụng đất trồng 1,8). Như vậy, nhu cầu lương thực vẫn có thể không được đáp ứng đầy đủ. Trong khi đó, để đảm bảo đến năm 2010 vẫn giữ được diện tích trên là một khó khăn lớn trước sức ép của sự gia tăng dân số và sức ép của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một thực tế khác nữa là, Mức sẵn có về lương thực phân bố không đều giữa các vùng, nếu như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 1.106kg/người/năm thì đồng bằng sông Hồng là 342kg/người/năm, còn Đông Bắc, Tây Bắc, Tây nguyên nhìn chung chỉ đạt dưới 200kg/người/năm. Theo kinh nghiệm thế giới thì lương thực thực phẩm phải ở mức 500 kg/người/năm thì mới đảm bảo ANLT-TP. Ở nước ta, hiện nay trong khi một lượng gạo lớn cần xuất khẩu thì hàng năm vẫn có khoảng 6,7% số hộ thiếu đói lương thực. Thực tế cho thấy, ở một số nước châu Á, sản lượng lương thực đã giảm mạnh khi diện tích đất trồng lúa bị mất. Nông nghiệp các nước này chỉ còn chiếm dưới 10% GDP (Hàn Quốc còn 3,2% GDP, Đài Loan là 4% GDP). Với lợi nhuận thu được từ công nghiệp, các nước này nhập khẩu lương thực. Giá trị nhập khẩu lương thực trong thời gian gần đây của một số nước như sau: Từ thực tế trên ta thấy, để giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực trong khi vẫn cần đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì cần sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, trong đó cần quan tâm quản lý tốt cả về số lượng và chất lượng đất đai. Bên cạnh đó, việc dùng đất cho công nghiệp và đô thị cần phải được tính toán thận trọng hơn. Chúng ta không thiếu đất làm công nghiệp. Nhiều nước trên thế giới thường quy hoạch khu công nghiệp ở các vùng đất xấu. Bài học Nhật Bản cho thấy họ tiết kiệm từng mét vuông đất nông nghiệp. CẦN LÀM GÌ ĐỂ SỬ DỤNG ĐẤT CÓ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG? Với đặc điểm riêng biệt và vai trò vô cùng quan trọng của loại tài nguyên-tài sản này, sử dụng đất có hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hiện nay nổi lên như một vấn đề cấp bách cần giải quyết. Sử dụng đất đai có hiệu quả sẽ vừa đáp ứng được những đòi hỏi trước mắt vừa thỏa mãn được những yêu cầu của sự phát triển bền vững của một quốc gia và toàn cầu trong tương lai. Để sử dụng đất có hiệu quả và bền vững cần phối hợp đồng bộ hàng loạt các giải pháp liên quan đến nhiều mặt, đó là: - Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của dân chúng về vai trò của đất đai và phát động quần chúng thực hiện các hoạt động cải tạo và bảo vệ đất. - Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản xuất thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp. - Điều hòa giữa áp lực của sự gia tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững. - Áp dụng quy trình và công nghệ canh tác thích hợp theo từng vùng, tiểu vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng. Quản lý hệ thống nông nghiệp một cách khoa học nhằm đảm bảo khả Bùi Nữ Hoàng Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 114 - 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên năng cung cấp sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất. - Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mất nguồn nước và thoái hóa và sạt lở đất. - Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch sao cho bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu về đất để đánh giá phân hạng đất đai. Có như vậy thì mới nâng cao được chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài. - Mỗi địa phương cần xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu: nông - lâm kết hợp, chăn nuôi dưới tán rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông - lâm - ngư kết hợp, nông ngư kết hợp... phù hợp với đặc điểm riêng của từng vùng và quy hoạch tổng thể. - Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái nhằm duy trì sự tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa đồng bằng và vùng đồi núi. - Phát triển ngành công nghiệp phân bón và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông qua viêc phối hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vô cơ, phân sinh học, vi lượng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích đất, đặc điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Trong canh tác nông nghiệp, cần quan tâm thâm canh ngay từ đầu, thâm canh liên tục và theo chiều sâu. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất. Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực. - Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả và bền vững. - Chuyển đổi đất lúa có năng suất không cao sang sản xuất các sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao hơn kết hợp với lựa chọn công thức luân canh, cơ cấu mùa vụ thích hợp. - Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách như: đầu tư vào khoa học công nghệ; chính sách đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng kỹ thuật (hệ thống tưới tiêu, đường giao thông);chính sách tín dụng, ngân hàng; chính sách thuế; chính sách phát triển vùng và ngành hàng; chính sách phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, hợp tác xã và các chính sách phát triển thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Trọng Phương, Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của nông hộ dưới tác động của chính sách giao đất ổn định lâu dài và các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, TC Nông nghiệp và phát triển nông thôn . -2006. -No 2. -p. 16-21. - (vie). -ISSN 0866-7020. [2]. DeFries, R. S., G. P. Asner, and R. A. Houghton, editors. 2004. Ecosystems and Land Use Change. American Geophysical Union, Washington, DC. [3]. Foley, J. A., R. DeFries, G. P. Asner, C. Barford, G. Bonan, S. R. Carpenter, F. S. Chapin, M. T. Coe, G. C. Daily, H. K. Gibbs, J. H. Helkowski, T. Holloway, E. A. Howard, C. J. Kucharik, C. Monfreda, J. A. Patz, I. C. Prentice, N. Ramankutty, and P. K. Snyder. 2005. Global consequences of land use. Science 309:570-574. [4]. Global Land Project. 2005. Science Plan and Implementation Strategy. IGBP Report No. 53/IHDP Report No. 19, IGBP Secretariat, Stockholm. [5]. Meyer, W. B., and B. L. Turner. 1994. Changes in Land Use and Land Cover: A Global Perspective. Cambridge University Press, Cambridge England; New York, NY, USA. [6]. Ruddiman, W. F. 2003. The anthropogenic greenhouse era began thousands of years ago. Climatic Change 61:261-293. [7]. Turner II, B. L., W. C. Clark, R. W. Kates, J. F. Richards, J. T. Mathews, and W. B. Meyer. 1990. The Earth as Transformed by Human Action: Global and Regional Changes in the Biosphere Over the Past 300 Years. Cambridge University Press with Clark University, Cambridge; New York. [8]. [9]. dat-nong-nghiep-de-bao-dam-an-ninh-luong- thuc/2008/5/231783. [10]. ảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdat_mot_tai_nguyen_mot_tai_san_can_duoc_bao_ve_va_su_dung_co.pdf