Đáp án nguyên lý II

a. Khái niệm dân tộc Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa, trong đó có hai nghĩa phổ biến: - Dân tộc với nghĩa là tộc người: là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hoá có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó - Dân tộc với nghĩa là quốc gia: là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước b. Trình bày nội dụng và phương thức xây dựng nền văn hóa XHCN + Quyền bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc trong mối quan hệ với các dân tộc khác. + Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, nghĩa là: các dân tộc lớn hay nhỏ, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trước luật pháp mỗi nước và luật pháp quốc tế, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác. - Các dân tộc được quyền tự quyết: + Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị- xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình. + Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị - tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc, đồng thời bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi để phát triển quốc gia - dân tộc.

doc29 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đáp án nguyên lý II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quyết định thông thường nó được tình bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt dung để tái sản xuất ra sức lao động của người công nhân. + Giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Cụ thể: Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về cơ sở vật chất và tinh thần để tái sản xuất ra sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân. Hai là, chi phí đào tạo người công nhân. Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân. - Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động + Khái niệm: Giá trị sử dụng của sức lao động là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dung để sản xuất ra một loại hang hóa nào đó.Nói cách khác là thỏa mãm nhu cầu làm tăng giá trị. + Giá trị sử dung của hàng hóa sức lao động chỉ được thể hiện trong qua trình tiêu dùng để sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó. - Hàng hoá sức lao động có đặc điểm đặc biệt, vì khac với hang hóa thong thường khác trong quá tình sử dụng giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tăng them về lượng. + Hàng hóa SLĐ là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cái quyết định có hay không có bóc lột. d. Liên hệ với sức lao động và hang hoá sức lao động ở nước ta hiện nay - Ở VN thị trường hang hoá sức lao động chưa phát triển (VD: hiện nay VN giao dịch qua việc đăng ký thong tin và doanh nghiệp tiến hành thi tuyển, qua môi giới việc làm hoặc doanh nghiệp đến các trường ĐH, CĐ để tuyển lao động và VN hiện nay chứa có sàn giao dịch lao động ). - Lực lượng lao động Ưu điểm : Người lao đông VN có tính cần cù chịu khó.Số lượng: lao động rất đông. Hạn chế: -Chất lượng: thấp (VD: Năm 2008 lực lượng lao động ở VN ta có 25% qua đào tạo và 75% chưa qua dào tạo) -Cơ cấu của lực lượng lao động thì VN ta hiện nay có cơ cấu đào tạo chưa phù hợp đào tạo hiều kỹ sư, cử nhân và thiếu nhiều công nhân lành nghề (VD có 7 -10 người cử nhân thì chỉ có 3 – 5 người công nhân lành nghề). -Ý thức kỷ luật lao động chưa tốt, tinh thần trách nhiệm còn lơ là Câu6: Trình bày hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dự. Tại sao nói giá trị thặng dư siêu ghạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Ý nghĩa của vấn đề này nghiên cứu của nước ta hiện nay. * Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư - Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối + Khái niệm: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. VD: Nhà tư bản sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối như sau: NGÀY LAO ĐỘNG 8 GIỜ 4 GIỜ TẤT YẾU 4 GIỜ THẶNG DƯ 4 m' = x 100 = 100% 4 NGÀY LAO ĐỘNG 10 GIỜ 4 GIỜ TẤT YẾU 6 GIỜ THẶNG DƯ 6 m' = x 100 = 150% 4 I - II - + Hạn chế: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối có các hạn chế sau: Thứ nhất: Do ngày lao động chỉ có độ dài giới hạn, do đó không thể kéo dài mãi ngày lao động. Thứ hai: Do cấu tạo sinh lý của con người cần phải có thời gian nghỉ ngơi để tái phục hồi sức lao động lên không thể kéo dài quá mức ngày lao động. + Phương pháp này áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. - Sản xuất giá trị thặng dư tương đối + Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. VD: Nhà tư bản sản xuất giá trị thặng dư tương đối như sau: NGÀY LAO ĐỘNG 8 GIỜ NGÀY LAO ĐỘNG 8 GIỜ 4 GIỜ TẤT YẾU 3 GIỜ TẤT YẾU 4 GIỜ THẶNG DƯ 5 GIỜ THẶNG DƯ 4 m' = x 100 = 100 % 4 5 m' = x 100 = 166 % 3 I- II- + Cách thức thực hiện: Để rút ngắn được thời gian lao động tất yếu, phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Muốn vậy: Một là: Tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân; Hai là: Tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng Tóm lại: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch - Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó. VD: - Giả định trong một ngành sản xuất có 3 doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất; Thị trường cung = cầu. XÍ NGHIỆP SẢN LƯỢNG G.TRỊ CÁ BIỆT TGLĐ XH CT TỔNG G.T C.B TỔNG G.T T.T m SIÊU NGẠCH A 5.000 7 7 35.000 35.000 0 B 400 6 7 2.400 2.800 + 400 C 200 9 7 1.800 1.400 - 400 CỘNG 39.200 39.200 b.Nói giá trị thặng dư siêu ghạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì GTTD siêu ngạch và GTTD tương đối cùng dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xh. Trong đó năng xuất giá trị thặng dư siêu ngạch tăng năng xuất lao động ca biệt còn GTTD tương đối là tăng năng xuất lao động xh. Khi năng xuất lao động xh bằng năng xuất lao dộng cá biệt thì GTTD siêu ngạch chuyển thành GTTD tương đối c.Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này. - Việt Nam ta hiện nay nên cần sản xuất giá trị thặng dư vì việc tặng trưởng kinh tế phải phụ thuộc vào sản xuất giá trị thặng dư. Đối với Việt Nam ta hiện nay lực lượng sản xuất còn thấp kém nên phải nâng cao năng xuất lao động và tăng cường độ lao động cần thiết. Tuy nhiên phải ưu tiên sản xuất GTTD tương đối vì chủ truơng chính sách của Đảng ta là áp dụng công nghiệp hóa hiện đại hóa. -Vì bản thân sản xuất GTTD là bóc lột người lao động vì vậy: + Đối với doanh nghiệp nhà nước: Phải nâng cao năng xuất lao động, nâng cao hiệu quả lao động đảm bảo vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước theo định hướng xã hội chử nghĩa. + Đối với doanh nghiệp: Cần phải nâng cao năng xuất lao động cá biệt để thu được nhiều lợi nhuận cao vv… Câu7: Làm rõ các khái niệm: Giá trị thặng dư (m); tỷ giá trị thặng dư (m’); lợi nhuận (p); tỷ xuất lợi nhuận (p’).So sánh m và p, m’ và p’. * Giá trị thặng dư: là phần thời gian lao động không công của người công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt. Ký hiệu là m. * Tỷ xuất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. Ký hiệu m’ m t’ m’ = x 100% hay m’ = x 100% v t * Lợi nhuận: Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra, là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất. Ký hiệu: P W = c + v + m k + m bây giờ chuyển thành: W = k + p *Tỷ xuất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.Ký hiệu là p’ m p p’ = x 100(%) hoặc: p’ = x 100(%) c + v * So sánh m và p: Về chất, giá trị thặng dư và lợi nhuận đều do người công nhân lao động tạo ra. Tuy nhiên, giá trị thặng dư là nội dung bên trong, lợi nhuận là biểu hiện bên ngoài. Mặt khác, giá trị thặng dư là con đẻ của tư bản khả biến, còn lợi nhuận được hiểu là con đẻ của chi phí tư bản. Về lượng,Trên phạm vi tư bản cá biệt, lượng giá trị thặng dư và lượng lợi nhuận thường không đồng nhất với nhau vì trên thị trường hàng hóa không phải lúc nào cũng được bán đúng giá trị. Lợi nhuận có thể cao hơn hoặc thấp hơn GTTD, phụ thuộc giá cả bán hàng do quan hệ cung cầu quy định. Cung = Cầu --> giá cả = giá trị --> p = m Cung > Cầu --> giá cả p < m Cung giá cả > giá trị --> p >m Tuy nhiên, trên phạm vi tư bản xã hội, tổng giá trị thặng dư bằng đúng tổng lợi nhuận, bởi vì tổng giá cả bằng đúng tổng giá trị. * So sánh m’ và p’: Về chất: Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với người công nhân. Ngược lại tỷ suất lợi nhuận (p’) phản ánh mức doanh lợi với chi phí nhà tư bản bỏ ra sản xuất. Về lượng - Tỷ xuất GTTD luôn luôn lớn hơn tỷ xuất lợi nhuận. Nhìn vào công thức dưới đây ta thấy mẫu số của p’ lớn hơn m’ làm cho giá trị của p’ nhỏ hơn m’. m m m’ > p’ vì p’ = x 100% còn m’ = x 100% c + v v Câu 8: Trình bày quá trình hình thành lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất và sự chuyển hoá giá hàng hoá giá cả sản xuất. * Lợi nhuận bình quân - Khái niệm: Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. *Giá cả sản xuất a. Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường - Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, để thu lợi nhuận cao nhất. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch - Các biện pháp cạnh tranh trong nội bộ ngành: + Cải tiến kỹ thuật. + Nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất. + Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất. + Cải tiến kiểu dáng, mẫu mã hàng hóa. + Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng. + Nâng cao trình độ lao động, mở rộng quy mô sản xuất. - Kết quả cạnh tranh: là hình thành giá trị xã hội hay giá trị thị trường của hàng hoá. Đồng thời làm cho điều kiện SX trung bình của một ngành thay đổi, giá trị thị trường của hàng hoá giảm xuống, chất lượng hàng hoá nâng cao, chủng loại hàng hoá phong phú... - Lưu ý: giá trị thị trường có thể hình thành theo ba trường hợp sau đây: + Giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định. Đây là trường hợp phổ biến nhất. + Giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá sản xuất ra trong điều kiện xấu quyết định. + Giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá sản xuất ra trong điều kiện tốt quyết định. b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân - Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn. - Nguyên nhân cạnh tranh: Trong các ngành sản xuất khác nhau, do đặc điểm của từng ngành, điều kiện SX của ngành khác nhau nên P’ của từng ngành là khác nhau, các nhà TB phải tìm ngành có P’ cao hơn để đầu tư. Ví dụ: Ngành sản xuất Chi phí sản xuất m’ = 100% Giá trị hàng hoá P’ ngành% P’(%) P Giá cả sản xuất Cơ khí Dệt Da 80C + 20V 70C + 30V 60C + 40V 20 30 40 120 130 140 20 30 40 30 30 30 30 30 30 130 130 130 - Biện pháp, tự do di chuyển vốn từ ngành có p’ thấp sang ngành có p’ cao. - Kết quả hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. - Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản. Công thức: - Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. - Như vậy, trong giai đoạn cạnh tranh tư do của tư bản chủ nghĩa, giá trị biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân. - Sự hình thành p và p’ che dấu hơn nữa thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa. * Sự chuyển hoá giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất - Khi tỷ suất lợi nhuận chuyển thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, đồng thời lợi nhuận chuyển thành lợi nhuận bình quân thì: giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất. - Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận bình quân. Giá cả sản xuất = k + p Như vậy, giá trị là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, giá cả thị trường vận động lên xuống xoay quanh giá cả sản xuất. Khi giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả sản xuất, thì quy luật giá trị hoạt động dưới hình thức quy luật giá cả sản xuất. Câu 9: Trình bày những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền Tích tụ và tập trung sản xuất cao sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. - Khái niệm: Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn sản phẩm của một ngành, từ đó cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định tới quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó. - Các hình thức tổ chức độc quyền: Dựa theo hình thức liên kết có: + Cácten (Cartel): Là hình thức tổ chức độc quyền dực trên ký kết cá hiệp định kinh tế còn các nhà tư bản vẫn độc lập trong quá trính sản xuất và lưu thông . + Xanhđica (Cyndicate phổ biến ở Pháp, Nga): là hình thức tổ chức độc quyền mà các nhà sản xuất chỉ độc lập trong lĩnh vực sản xuất còn toàn bộ khâu lưu thông do một hội đồng quản trị đảm nhiệm. +Tờrớt (Trust phổ biến ở Mỹ): Là hình thức tổ chức độc quyền mà toàn bộ quá trình lưu thông và sản xuất do hội đồng quản trị đảm nhiệm còn cac nhà tư bản đóng vai trò như những cổ đông lớn + Côngxooxiom (Consertion) và hình thức phát triển độc quyền đa ngành, đa nghề -+Giá cả độc quyền: Nhờ việc nắm giữ được vị trí độc tôn trên thị trường nên các tổ chức độc quyền có thể bán hàng hóa với giá cả độc quyền để thu lợi nhuận độc quyền cao. b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính. + Tư bản tài chính là sự kết hợp giữa tư bản ngân hang với tư bản kinh doanh trong lĩnh công nghiêp. + Đầu xỏ tài chính (hay còn gọi là tư bản tài chính) là đầu xỏ tài chính vì chỉ một lượng vốn nhỏ tư bản tài chính có thể điều hành lũng đoạn toàn bộ thị trường đề đầu cơ lợi nhuận + Những trùm tư bản tài chính có khả nănng chi phối được một bộ phận của nền kinh tế được gọi là bọn đầu sỏ tài chính. Khả năng chi phối đó được thực hiện thông qua chế độ tham dự + Về mặt chính trị bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của cac cơ nhà nước. Biến các cơ quan nhà nước thành những công cụ phục vụ cho lợi ích của chúng c. Xuất khẩu tư bản - Xuất khẩu tư bản là mang tiền ra nước ngoài đầu tư để thu được giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản. - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản là tất yếu vì; + Một số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng tư bản lớn và có một số “tư bản thừa” tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước. + Nhiều nước lạc hậu về kinh tế, thiếu tư bản, tiền lương thấp, nguyên liêu rẻ,… nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư - Các hình thức xuất khẩu tư bản: dựa vào hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản: + Xuất khẩu tư bản trực tiếp (đầu tư trực tiếp FDI): chủ tư bản trực tiếp kinh doanh nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. +Xuất khẩu tư bản gián tiếp (đầu tư gián tiếp ODA): chủ tư bản mang một lượng tư bản ra nước ngoài cho vay để thu lợi tức. - Nếu xét theo chủ thể sở hữu: + Xuất khẩu tư bản nhà nước: Nhà nước tư sản đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại nhằm mục tiêu về kinh tế, chính trị, quân sự... + Xuất khẩu tư bản tư nhân: là hình thức xuất khẩu tư bản do tư nhân đảm nhận. Xuất khẩu tư bản là sự mở rộng QHSX TBCN ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của TB tài chính ra toàn thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tích cực nhất đến các nước nhập khẩu. d. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tổ chức độc quyền quốc - Sự mở rộng không ngừng của việc xuất khẩu tư bản đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức độc quyền của các nước nhằm tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao. - Xu hướng liên minh giữa các tổ chức độc quyền xuất hiện nhằm cùng nhau thu lợi nhuận độc quyền trên thị trường thế giới sau thiệt hại do cạnh tranh gây rae. Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc - Điều kiện thuận lợi của các nước kém phát triển đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tư bản. Khi đó, các tổ chức độc quyền của các quốc gia lớn sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm tranh giành thị trường các yếu tố đầu vào tại các nước nhận “tư bản xuất khẩu”. - Chủ nghĩa tư bản độc quyền kết hợp với mưu đồ và cách thức xâm lăng đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. - Chủ nghĩa tư bản độc quyền phát triển càng cao, nhu cầu nguyên nhiên liệu càng lớn, sự cạnh tranh càng gay gắt thì cuộc chiến tranh để giành giật thuộc địa giữa chúng càng quyết liệt, đặc biệt là ở những thuộc địa màu mỡ, nhiều khoáng sản, tài nguyên. Cuộc chiến tranh giành thuộc địa được đẩy lên mức căng thẳng nhất trong hai cuộc chiến tranh thế giới (1914 -1918 và 1939-1945) Câu 10: Trình bày nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. a. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước - Một là, do quá trình tích tụ và tập trung tư bản làm xuất hiện cơ cấu kinh tế mới đòi hỏi phải có sự điều tiết kinh tế của nhà nước. - Hai là, Do phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành, lĩnh vực mà tư nhân ko muốn hoặc ko thể làm.(việc nghiên cứu tìm bản đồ ghen của con người thì chỉ có TBDQNN mới đầu tư tiền của vào nghiên cứu) - Ba là, sự thống trị của độc quyền làm mâu thuẫn đối kháng giai cấp trong xh ngày càng them sâu sắc. Vì vậy buộc nhà nước phải tham dự để điều hòa lợi ích giữa các giai cấp.(ví dụ như CNTB càng ptr bao nhiêu thì sự phân hóa giàu nghèo càng sâu sắc bấy nhiêu dẫn đến sự đấu tranh giữa các giai cấp để giải quyết mâu thuẫn thì buộc nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế tạo công ăn việc làm cho người công nhân vì vậy đã xoa dịu được mâu thuẫn giai cấp và nhà nước thu được nhiều lợi nhuận) - Bốn là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế việc hình thành các quốc gia độc lập đã gây trở ngại các tổ chưc độc quyền. Vì vậy cần có sự hỗ trợ của nhà nước. - Năm là: Sự thỏa hiệp giữa giữa các tư bản vì nếu không có sự thỏa hiệp thì các TB luôn cạnh tranh lẫn nhau nên sẽ không hình thành nên TBDQ b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước - Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp giữa sức mạnh về kinh tế của các tổ chức độc quyền và sức mạnh quân sự chính trị của nhà nước tư sản để bảo vệ lợi ích của nhà nước tư sản. - CNTB ĐQNN là nấc thang phát triển mới của CNTB độc quyền, nhưng về bản chất nó vẫn dựa trên quan hệ bóc lột lao động làm thuê. - Đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn này là nhà nước can thiệp, điều tiết của nền kinh tế. Như vậy, CNTB độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. Câu 11: Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Nêu sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. a.Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì:Bản chất và nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản là bóc lột GTTD .Vì vậy mà nếu không có GTTD thì CNTB không thể tồn tại được.Vì vậy quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa(VD: Trong nền SX hàng hóa đơn giản nếu như sx sợi có giá 15USD/1kg sợi thì nếu bán với giá 14USD trên thị trường thì nhà tư bản vẫn có lãi vì trong 15USD thì có 12USD là giá trị mua các nguyên vật liệu còn 3USD là giá trị mới do người sản xuất tạo ra nên bán với giá 14USD thì họ vẫn có lãi. Trong 3USD thì có 1,5 USDlà trả lương công nhân và 1.5 USD là giá trị thặng dư còn nếu bán với giá 13USD thì nhà tư bản không có lãi chính vì vậy khi không thu được giá trị thặng dư thì nhà tư bản sẽ ngừng sản xuất ngay) b. Sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. - Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh quy luật giá trị thặng dư biểu hiện bằng quy luật tỷ xuất lợi nhuận bình quân. - Bước sang giai đoạn chủ nghĩa độc quyền thì các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cr độc quyền mà thu lợi nhuận độc quyền cao. Giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền thì hình thành lên lợi nhuận độc quyền biểu hiện bằng giá rẻ khi mua và giá đắt khi bán Câu 12. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Phân tích những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân . Trả lời - a. Định nghĩa giai cấp công nhân “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. ở các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phảilàm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ” . b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa 2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân a. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa - Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. - Trong chế độ tư bản chủ nghĩa giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp công nhân. - Điều kiện làm việc, điều kiện sống của giai cấp công nhân đã tạo điều kiện cho họ có thể đoàn kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. - Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động, do vậy tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội. b. Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp nhân - Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để nhất. + Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. + Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. + Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. + Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. - Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. + Giai cấp công nhân lao động trong nền đại công nghiệp ngày càng hiện đại buộc họ phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động; cùng với cuộc sống đô thị tập trung đã tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho giai cấp công nhân. + Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này được tăng cường khi nó phát triển thành một lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức; được giác ngộ bởi một lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chính đảng của nó, Đảng Cộng sản. - Thứ ba, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. V.I.Lênin chỉ rõ: Tư bản là một lực lượng quốc tế. Muốn thắng nó phải có sự liên minh quốc tế. Câu 13: Sứ ,mệnh lịch sử cuả giai cấp công nhân là gì? Phân tích những điều kiện chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trả lời Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa b.Phân tích điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân * Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân - Do địa vị kinh tế xã hội của mình, giai cấp công nhân ngay từ khi ra đời đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, nhưng chỉ khi tiếp thu được lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác thì giai cấp công nhân mới đạt tới trình độ tự giác, phong trào công nhân mới thực sự là một phong trào chính trị. - Khi Đảng Cộng sản ra đời, thông qua sự lãnh đạo của Đảng làm cho giai cấp công nhân nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng, từ đó tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động, thực hiện việc lật đổ chủ nghĩa tư bản, giải phóng toàn xã hội và tổ chức xây dựng xã hội mới về mọi mặt. - Đảng Cộng sản muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo cách mạng thì phải chăm lo xây dựng Đảng vững về tư tưởng, chính trị và tổ chức, đồng thời không ngừng nâng cao trí tuệ của Đảng, gắn bó với quần chúng nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn * Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân - Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động và dân tộc. - Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ xung lực lượng phong phú cho Đảng Cộng sản. - Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng cũng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Cán bộ, đảng viên phải bằng hành động gương mẫu của mình để tập hợp, lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các phong trào cách mạng. - Đảng Cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và cả dân tộc. Câu 14: Cách mạng XHCN là gì? Trình bày mục tiêu động lực và nội dung của cach mạng XHCN. Trả lời a.- Khái niệm: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. b. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa * Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa - Mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, giải phóng xã hội. - Mục tiêu giai đoạn đầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân và nhân dân lao động đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền. - Mục tiêu giai đoạn tiếp theo của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ mọi chế độ người bóc lột người, tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác, đem lại đời sống ấm no cho toàn dân. *Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa - Giai cấp công nhân: Với sự phát triển về số lượng, chất lượng, ngày càng giác ngộ về lợi ích giai cấp thông qua sự lãnh đạo của Đảng cộng sản... nên giai cấp công nhân là động lực cơ bản, chủ yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân nên trở thành động lực to lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự tham gia của giai cấp nông dân trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là cơ sở xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, là lực lượng quan trọng cùng giai cấp công nhân xây dựng nền kinh tế ngày càng phát triển. -Trí thức: Có vị trí quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội - “không có tri thức không thể có chủ nghĩa xã hội”. *Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa -Trên lĩnh vực chính trị Đưa quần chúng nhân dân từ địa vị nô lệ, bị áp bức bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội; đấu tranh xoá bỏ những cái xấu của xã hội cũ, xây dựng xã hội mới về mọi mặt, nâng cao mức sống của nhân dân. + Để thực hiện mục tiêu này, trước hết giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động phải dùng bạo lực cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền. + Bước tiếp theo, phải nâng cao trình độ dân trí, ngày càng mở rộng dân chủ cho nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, làm cho nhà nước là của dân, do dân, vì dân. - Trên lĩnh vực kinh tế + Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thực chất là có tính chất kinh tế. Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động chỉ là bước đầu, nhiệm vụ tiếp theo là phải phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân. + Thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất, gắn người lao động với tư liệu sản xuất, thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. + Đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân lao động, phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của người lao động... làm cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển. + Phân phối theo lao động, lấy năng suất lao động, hiệu quả công tác làm thước đo đánh giá sự đóng góp của mỗi người cho xã hội. - Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá + Giai cấp công nhân và nhân dân lao động sáng tạo ra những giá trị tinh thần của xã hội, vừa là người làm phong phú thêm những giá trị văn hoá tinh thần của xã hội, đồng thời cũng là người hưởng thụ những giá trị văn hoá tinh thần đó. + Cách mạng xã hội chủ nghĩa giải phóng những người lao động về mặt tinh thần, từng bước xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan CSCN cho người lao động, hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Câu 15: Trình bày tính tất yếu khách quan, nội dung và nguyên nhân tắc của lien minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp \lao động trong cách mạng XHCN Trả lời a. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa - Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. - Cơ sở khách quan của việc liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. + Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác đều là những người lao động, đều bị bóc lột. + Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên kinh tế quốc dân là một thể thống nhất của nhiều ngành, nghề,…, trong đó công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chính trong xã hội. + Xét về mặt chính trị – xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc. b. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa - Nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. + Nội dung chính trị: Đấu tranh giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động; cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ TW tới địa phương, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trên nền tảng tư tưởng của GCCN. + Nội dung kinh tế: Thực hiện liên minh giai cấp giữa công nhân với giai cấp nông dân trong quá trình xây dựng CNXH phải trên cơ sở kết hợp đúng đắn lợi ích giữa các giai cấp. Muốn vậy, đảng và nhà nước XHCN phải có các chính sách đúng đắn với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. + Nội dung văn hoá xã hội: Xây dựng nền văn hoá mang bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người. Đây là một nội dung quan trọng vì: Thứ nhất: CNXH xây dựng trên một nền đại công nghiệp phát triển cao, do đó không có tri thức thì không thể tham gia xây dựng xã hội. Thứ hai: CNXH mục đích là xây dựng một xã hội nhân văn, con người phát triển toàn diện vì vây phải xây dựng văn hóa. Thứ ba: Muốn làm chủ đất nước và tham gia vào quản lý xã hội thì phải có trình độ văn hóa. - Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. + Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân: GCCN là giai cấp có hệ tư tưởng tiến bộ và cách mạng triệt để nhất, vì vậy để xây dựng thành công chế độ XHCN phải đảm bảo vài trò lãnh đạo của GCCN. + Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện. + Kết hợp đúng đắn các lợi ích: Trong thời kỳ quá độ lên CHXN do LLSX còn thấp, chưa đồng đều nên còn tồn tại sản xuất nhỏ của GCND bên cạnh SX lớn của GCCN. Câu 16. Trình bày tính tất yếu khách quan, đặc điểm, thực chất và nội dung của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Trả lời : a.Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH vì các lý do sau: + Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản khác nhau về chất: CNTB dựa trên chế độ tư hữu về TLSX và bóc lột lao động làm thuê; CNXH dựa trên chế độ công hữu về TLSX, xã hội không còn đối kháng giai cấp và không còn áp bức, bất công. + Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao kế thừa từ CMCN và CM KH-CN của CNTB. Nhưng đó không phải là sự kế thừa nguyên mẫu mà cần có sự sắp xếp, tổ chức lại. Đối với các nước chưa qua PTSX TBCN phải thực hiện CNH, HĐH. + Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. + Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những việc đó. b.Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. + Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. * Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. * Trên lĩnh vực chính trị: Thời kỳ này bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dan, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các giai cấp này vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. * Trên lĩnh vực tư tưởng: Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông. Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau. + Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh đổ không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội do giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động làm chủ. c.Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. + Trong lĩnh vực kinh tế: thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động. + Trong lĩnh vực chính trị: xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa vững mạnh. + Trong lĩnh vực tư tưởng- văn hoá: tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu tinh hoa của các nền văn hoá trên thế giới. + Trong lĩnh vực xã hội: khắc phục những tệ nạn do xã hội cũ để lại; khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, các tầng lớp trong xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng là tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác Câu 17: Trình bày đặc điểm, thực chất và nội dung của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa xã hội tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Nêu những đặc trưng cơ bản của xã hội XNCH Trả lời: Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. + Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. * Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. * Trên lĩnh vực chính trị: Thời kỳ này bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dan, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các giai cấp này vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. * Trên lĩnh vực tư tưởng: Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông. Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau. + Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh đổ không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội do giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động làm chủ. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. + Trong lĩnh vực kinh tế: thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động. + Trong lĩnh vực chính trị: xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa vững mạnh. + Trong lĩnh vực tư tưởng- văn hoá: tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu tinh hoa của các nền văn hoá trên thế giới. + Trong lĩnh vực xã hội: khắc phục những tệ nạn do xã hội cũ để lại; khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, các tầng lớp trong xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng là tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác c. Những đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN: - Cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là nền sản xuất công nghiệp hiện đại. - Xã hội XHCN đã xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu - Xã hội XHCN tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới - Xã hội XHCN thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối cơ bản nhất - Nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân - Xã hội XHCN là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện Câu 18: Thế nào là văn hóa và nền văn hóa. Trình bày nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Trả lời: a. Khái niệm văn hóa và nền văn hoá - Khái niệm: Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. + Văn hoá vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất. + Văn hoá tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người. - Khái niệm: Nền văn hoá là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hoá được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hoá. b. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa * Những nội dung cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa gồm các nội dung sau: - Cần phải nâng cao dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới. + Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN vì chỉ khi được chuẩn bị tốt về trí tuệ và tính thần thì NDLĐ mới có ảnh hưởng tích cực đến tiến trình XD CNXH. + Xây dựng đội ngũ trí thức vừa là mục tiêu cấp bách, vừa lâu dài của sự nghiệp xây dựng CNXH và CNCS. - Xây dựng con người mới phát triển toàn diện. + Con người là sản phẩm của lịch sử, nhưng chính con người sáng tạo ra lịch sử. Vì vậy, trong mỗi thời kỳ lịch sử nhât định cần có những mâuc con người nhất định, có năng lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. + Khi GCCN trở thành giai cấp cầm quyền thì vấn đè xây dựng con người mới đáp ứng nhu cầu XD XNXH là một tất yếu. Đây là một trong những nội dung cơ bản của văn hóa vô sản, của nền văn hóa XHCN. + Con người mới XHCN là con người có tinh thân, năng lực xây dựng thành công CNXH; con ngơừi lao động mới; con người có tính thần yêu nước chân chính và tính thần quốc tế trong sáng; là con người sống có tình nghĩa cộng đồng cao. - Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa + Lối sống là những biểu hiện sự khác biệt giữa những cộng đồng người khác nhau; là tổng thể các hình thái hoạt động của con người, phản ánh các điều kiện vật chất, tinh thần và xã hội của con người; là sản phẩm tất yếu của một hình thái KT - XH và có tác động đến hình thái KT – XH đó. + Lối sống XHCN được xây dựng trên những điều kiện cơ bản của nó. Đó là chế độ công hữu về TLSX trong đó sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo; nguyên tắc phân phối theo lao động; quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; hệ tư tưởng của GCCN giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tính thần của XH… - Xây dựng gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa + Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người chung sống với nhau bởi hai mối quan hệ dặc biệt là hôn nhân và huyết thống. + Gia đình là một giá trị văn hóa, nó có gắn bó, tương tác với văn hóa cộng đồng dân tộc, giai cấp và mỗi tầng lớp xã hội trong một thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi quốc gia, dân tộc. + Cách mạng XHCN là tiền đề quan trọng để xây dựng gia đình văn hóa mới XHCN. Muốn vậy phải xây dựng được cơ sở kinh tế - xã hội của nó. + Gia đình văn hóa XHCN được xây dựng cùng với tiến trình phát triển của công cuộc CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. * Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa - Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội. - Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hoá. - Xây dựng nền văn hoá XHCN phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hoá dân tộc với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nhân loại. - Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hoá. Câu 19: Dân tộc là gì? Trình bày những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác_ Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc Trả lời: a. Khái niệm dân tộc Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa, trong đó có hai nghĩa phổ biến: - Dân tộc với nghĩa là tộc người: là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hoá có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó - Dân tộc với nghĩa là quốc gia: là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước b. Trình bày nội dụng và phương thức xây dựng nền văn hóa XHCN + Quyền bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc trong mối quan hệ với các dân tộc khác. + Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, nghĩa là: các dân tộc lớn hay nhỏ, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trước luật pháp mỗi nước và luật pháp quốc tế, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác. - Các dân tộc được quyền tự quyết: + Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị- xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình. + Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị - tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc, đồng thời bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi để phát triển quốc gia - dân tộc. - Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: + Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc tạo nên sức mạnh để giai cấp công nhân và phong trào dân tộc có thể giành thắng lợi. + Liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân thuộc các dân tộc khác nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Câu 20: Tôn giáo là gì? Trình bày những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác_ Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? Trả lời Khái niệm tôn giáo: - Khái niệm: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. - Bản chất của tôn giáo là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc các hiện tượng chi phối cuộc sống hàng ngày của con người, chỉ là sự phản ánh các hiện tượng tự nhiên đã mang hình thức siêu nhiên. - Tôn giáo ra đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau, song cơ bản là từ các nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý. - Tôn giáo thay đổi khi các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, chính trị thay đổi. b. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo + Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH. + Khi tín ngưỡng, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân thì nhà nước XHCN là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của mọi công dân. + Thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người không theo một tôn giáo nào, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. + Phân biệt rõ hai mặt - chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. + Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. 1. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá a- Sản xuất hàng hóa: - Khái niệm: Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức sản xuất, trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường. - Các kiểu SXHH: + Sản xuất hàng hoá giản đơn: Là SXHH của những người nông dân và thợ thủ công cá thể dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu SX và lao động của cá nhân cùng với gia đình họ. + Sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa: Là SXHH dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu SX và trên cơ sở SX bằng máy móc qui mô lớn và bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức giá trị thặng dư. b- Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa: - Phân công lao động xã hội: + Khái niệm: Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội thành các ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau. + Phân công lao động xã hội là ĐK ra đời SXHH vì: Do phân công lao động xã hội nên mỗi người chỉ tạo ra một hoặc một vài SP. Để thỏa mãn nhu cầu của mình họ buộc phải trao đổi sản phẩm cho nhau. + Phân công lao động xã hội dẫn tới chuyên môn hóa SX, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động xã hội là SP tạo ra ngày càng nhiều thêm, điều đó càng thúc đẩy trao đổi phát triển. Tóm lại: Phân công lao động xã hội là điều kiện, tiền đề cho sự ra đời sản xuất hàng hóa. - Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: + Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất do chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu SX quyết định. + Do sở hữu tư nhân về TLSX nên SP làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể SX. Muốn tiêu dùng SP của nhau họ buộc phải thực hiện hành vi trao đổi SP. 2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn: Thứ nhất: Khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất..., thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ ba: Buộc những người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn năng động, nhạy bén. Thứ tư: Làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương, các ngành ngày càng phát triển. Thứ năm: Xóa bỏ tính bảo thủ trì trệ củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐáp án nguyên lý II.doc