Đánh giá tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của một số dòng cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Việt Nam

1.1. Tốc độ sinh trưởng - Tốc độ tăng trưởng cao nhất về khối lượng là cá hồi vân Mỹ (1,7778 g/ngày), thứ hai là cá hồi vân toàn cái (1,7019 g/ngày), thứ ba là cá hồi vân thuần (1,5761 g/ngày) và thấp nhất là cá hồi vân Trung Quốc (1,5403 g/ngày). - Tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều dài là cá hồi vân toàn cái (0,08712 cm/ngày), cá hồi vân Trung Quốc (0,0838 cm/ngày), cá hồi vân Mỹ (0,08284 cm/ngày) và thấp nhất là cá hồi vân thuần (0,06784 cm/ngày).

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của một số dòng cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 149 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA MỘT SỐ DÒNG CÁ HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI VIỆT NAM EVALUATION OF GROWTH AND SURVIVAL RATE OF SOME STRAINS OF RAINBOW TROUT (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) CULTURED IN VIETNAM CONDITION Chu Quang Kiểm1, Nguyễn Đình Mão2 Ngày nhận bài: 19/3/2014; Ngày phả n biện thông qua: 04/4/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số dòng cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792), qua đó xác định được dòng cá nuôi phù hợp tại điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 tại Trung tâm Nghiên cứu Cá nước lạnh Sa Pa – Lào Cai. Thí nghiệm tiến hành với 4 dòng cá hồi vân lần lượt là: cá hồi vân thuần, cá hồi vân toàn cái, cá hồi vân Mỹ, cá hồi vân Trung Quốc, mỗi dòng cá được lặp lại 3 lần. Cá có kích cỡ trung bình 30 g/con và được thả với mật độ như nhau, 125 con/bể composite tròn 3 m3. Thức ăn được sử dụng là thức ăn nhập khẩu Phần Lan của Công ty Skretting có hàm lượng protein 52% và lipid 20%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO phù hợp cho cá hồi vân phát triển. Tốc độ tăng trưởng theo ngày về khối lượng và chiều dài của các dòng cá lần lượt là: cá hồi vân Mỹ (1,7778 g/ngày; 0,08284 cm/ngày), cá hồi vân toàn cái (1,7019 g/ngày; 0,08712 cm/ngày), cá hồi vân thuần (1,5761 g/ngày; 0,06784 cm/ngày), cá hồi vân Trung Quốc (1,5403 g/ngày; 0,0838 cm/ngày). Tỷ lệ sống cá hồi vân thuần cao nhất (96,7%), cá hồi vân toàn cái (93,3%), cá hồi vân Mỹ (83,7%) và thấp nhất là cá hồi vân Trung Quốc (74%). Tốc độ tăng trưởng theo ngày về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống giữa các dòng cá khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Trong cùng điều kiện môi trường, chế độ chăm sóc và thức ăn, các dòng cá khác nhau thì tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống khác nhau. Tóm lại, trong giới hạn của nghiên cứu này thì cá hồi vân thuần và cá hồi vân toàn cái là hai dòng cá thích hợp nuôi ở điều kiện Việt Nam. Từ khóa: cá hồi vân, tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng. ABSTRACT The purpose of this study was to evaluate the growth and survival rate of some strains of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) to determine appropriate strain in Vietnam’s condition. The study was conducted from June 2011 to June 2012 at SapPa - Lao Cai Researching Cold Water fi sh Centre. All experiments were carried to four strains of rainbow trout: purebred rainbow trout, Chinese rainbow trout, American rainbow trout, the whole female of rainbow trout. Each strain was repeated three times. Average size of fi sh is 30 g/ind. The density in tank was the same (125 ind/3m3). Food stuff made in Finland with protein is 52% and 20% lipid. Experimental results show that, all environmental factors such as temperature, pH, DO in experiments were suitable for the growth of rainbow trout. Daily growth in weight and length of four strains of rainbow trout, respectively: the American rainbow trout (1.7778 g.da -1; 0.08284 cm.da -1), the whole female of rainbow trout (1.7019 g.dy -1; 0.08712 cm.da -1), purebred rainbow trout (1.5761 g.da -1; 0.06784 cm.da -1), Chinese rainbow trout 1.5403 g.da -1, 0.0838 cm.da -1). The survival rate of purebred rainbow trout is the highest (96.7%), the whole female of rainbow trout (93.3%), American rainbow trout (83.7%) and the lowest rate belongs to Chinese rainbow trout (74 ). Daily growth in weight, length and survival rate among the different strains were signifi cantly difference (p < 0,05). In the same environmental conditions, culturing and feeding, with the different strains, the growth and survival rate were difference. In conclusion, the purebred rainbow trout and the whole female of raibow trout were appropriate lines fi tted up with environment of Vietnam in this study. Keywords: rainbow trout, survival, growth rat. 1 Chu Quang Kiểm: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 Hải Phòng - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS. TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 150 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) là một trong những loài cá nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở các khu vực nước lạnh trên thế giới. Những năm gần đây, cá hồi vân đã có mặt trên thị trường Việt Nam và được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng một số dòng cá hồi khác nhau được đưa vào nuôi thử nghiệm. Các dòng cá hồi được đưa vào nuôi tại Việt Nam như cá hồi vân toàn cái, cá hồi vân thuần, cá hồi vân Trung Quốc và cá hồi vân Mỹ. Đã có những nghiên cứu so sánh về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của một số dòng cá hồi tại điều kiện Việt Nam ở giai đoạn cá bột, cá hương [2]. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các dòng cá hồi vân ở giai đoạn cỡ giống lớn nhằm tìm ra dòng cá nuôi phù hợp trong điều kiện nước ta. Vì vậy, đề tài “Đánh giá tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của một số dòng cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Việt Nam” được thực hiện, góp phần lựa chọn dòng cá hồi nuôi phù hợp trong điều kiện Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi cá hồi tại Việt Nam. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh Sa Pa - Lào Cai. 2. Vật liệu nghiên cứu 4 dòng cá hồi vân Oncorhynchus mykiss: cá hồi vân thuần, cá hồi vân Mỹ, cá hồi vân Trung Quốc, cá hồi vân toàn cái với kích cỡ giống 30 g/con và được nuôi trong các bể composite tròn có thể tích 3m3. Ngoài ra còn có các thiết bị đo yếu tố môi trường: máy đo oxy và nhiệt độ HQ 30d có độ chính xác là 0,01, máy đo pH Matini instruments pH55 có độ chính xác 0,01 cân điện tử độ chính xác là 0,01 mg. 3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm. 3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trong bể composite, 4 nghiệm thức tương ứng với 4 dòng cá: cá hồi vân thuần, cá hồi vân toàn cái, cá hồi vân Mỹ, cá hồi vân Trung Quốc. Các nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá thả với mật độ như nhau, mỗi bể 125 con, cùng chế độ chăm sóc và quản lý. Thức ăn sử dụng là thức ăn nhập khẩu Phần Lan của Công ty Skretting có thành phần như trong bảng 1. Bảng 1. Thành phần thức ăn nhập khẩu Phần Lan của Công ty Skretting STT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Protein 52 2 Lipid 20 3 Khoáng 13,5 4 Chất xơ 12,5 5 Các thành phần khác 1 3.2. Các thông số môi trường trong bể nuôi cá hồi vân Điều kiện môi trường trong suốt quá trình thí nghiệm được theo dõi hàng ngày và cho kết quả như trong bảng 2. Bảng 2. Giá trị trung bình các chỉ tiêu chất lượng nước trong thí nghiệm Các chỉ tiêu theo dõi Sáng Chiều Dao động Nhiệt độ (0C) 17,61 ± 0,02 17,93 ± 0,05 0,32 ± 0,01 DO (ppm) 7,28 ± 0,03 7,25 ± 0,02 0,13 ± 0,01 pH 7,26 - 7,56 7,29 - 7,63 0,27 - 0,37 Kết quả bảng 2 cho thấy, nhiệt độ nước trung bình buổi sáng 17,61 ± 0,020C, buổi chiều 17,93 ± 0,050C. Nhiệt độ cho cá hồi vân sinh trưởng tốt dao động từ 10 - 18 0C [6]. Vậy nhiệt độ nước trong thí nghiệm nằm trong giới hạn cho phép cá hồi vân sinh trưởng và phát triển tốt. Dao động nhiệt độ trong ngày thấp 0,32 ± 0,010C, không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của các dòng cá thí nghiệm. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình vào buổi sáng 7,28 ± 0,03 và buổi chiều 7,46 ± 0,02, dao động 0,05 ± 0,01. Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho cá hồi vân sinh trưởng từ 5 - 10 mg/l, lý tưởng nhất là 7 mg/l, sự dao động hàm lượng oxy hòa tan trong ngày nếu vượt quá 3 mg/l sẽ gây sốc cho cá hồi vân [5]. Vì vậy, kết quả nghiên cứu hàm lượng oxy hòa tan phù hợp cho các dòng cá hồi vân sinh trưởng, phát triển. Trung bình pH trong thí nghiệm vào buổi sáng 7,26 - 7,56 và buổi chiều 7,29 - 7,63, dao động 0,27 - 0,37. Giá trị pH thu được trong quá trình thí nghiệm giống với kết quả của Klontz [4]. pH trong quá trình thí nghiệm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá hồi vân. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151 4. Phương pháp thu thập số liệu - Cá được cho ăn 4 lần/ngày (6h, 10h, 14h, và 18h) với tỷ lệ khẩu phần ăn là 3% khối lượng thân cá. Định kỳ 30 ngày cân khối lượng cá 1 lần, mỗi lần cân 10 con/bể thí nghiệm. - Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng của cá (%/ngày): SGR W (%) = ln W2 - ln W1 t 2 - t 1 Trong đó: W2, W1: khối lượng của cá tương ứng thời gian t2, t1; t1: là thời gian ban đầu; t2: thời gian sau thí nghiệm. - Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày của cá (g/ngày): DWG W = W 2 - W 1 t 2 - t 1 - Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày của cá (cm/ngày): DWGL = L 2 - L 1 t 2 - t 1 Trong đó: L2, L1 là chiều dài của cá tương ứng với thời gian t2, t1. - Tỉ lệ sống của cá: Tỷ lệ sống (%) = Số cá thu hoạch Số cá giống thả ban đầu - Mức độ đồng đều cá thể: CV = SD * 100X Trong đó: SD: Độ lệch chuẩn; X: Giá trị trung bình về khối lượng. - Hệ số thức ăn của cá: Hệ số thức ăn = Khối lượng thức ăn cá sử dụng Khối lượng cá tăng lên 5. Phương pháp xử lý số liệu Tất cả các số liệu đều được xử lý bằng phần mềm Microsotf Excel 2003 và SPSS 16.0. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± Sai số chuẩn (SE) Số liệu được phân tích bằng phương pháp ANOVA một nhân tố. Sự sai khác giữa các nghiệm thức được so sánh theo phương pháp Duncan, sự sai khác có ý nghĩa được xem xét khi (p < 0.05). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của các dòng cá hồi vân trong quá trình thí nghiệm Bảng 3. Tốc độ sinh trưởng về khối lượng và chiều dài của các dòng cá hồi vân thí nghiệm Chỉ tiêu Cá hồi vânTrung Quốc Cá hồi vân Mỹ Cá hồi vân toàn cái Cá hồi vân thuần Khối lượng (g) Ban đầu (g/con) 30,38 ± 0,13a 30,31 ± 0,07a 30,14 ± 0,09a 30,27 ± 0,01a Cuối (g/con) 277,3 ± 0,53a 320,01 ± 0,063d 306,35 ± 0,204c 283,7 ± 0,43b DWGW (g/ngày) 1,5403 ± 0,00295 a 1,7778 ± 0,00035d 1,7019 ± 0,00113c 1,5761 ± 0,0024b SGRW (%/ngày) 1,2862 ± 0,00285 a 1,3625 ± 0,00157d 1,3376 ± 0,00149c 1,2995 ± 0,00069b Chiều dài (cm) Ban đầu (cm/con) 11,14 ± 0,05a 11,11 ± 0,03a 11,05 ± 0,03a 11,1 ± 0,03a Cuối (cm/con) 15,09 ± 0,074c 14,9115 ± 0,00239b 15,68 ± 0,042d 12,21 ± 0,051a DWGL (cm/ngày) 0,0838 ± 0,00042 c 0,08284 ± 0,000236b 0,08712 ± 0,000234d 0,06784 ± 0,000285a Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự (a, b, c, d) viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa ( p < 0,05) Bảng 3 cho thấy, chiều dài và khối lượng của cá hồi vân bắt đầu bố trí thí nghiệm giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này chứng tỏ cá hồi vân thả ban đầu giữa các nghiệm thức đồng đều về chiều dài và khối lượng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGRW %/ngày) và tăng trưởng theo ngày (DWGW g/ngày) về khối lượng cao nhất ở cá hồi vân Mỹ (1,3625 %/ngày; 1,7778 g/ngày), thứ hai là cá hồi vân toàn cái (1,3376 %/ngày; 1,7019 ± 0,00113 g/ngày), thứ ba là cá hồi vân thuần (1,29951 %/ngày; 5761 g/ngày), thấp nhất là cá hồi vân Trung Quốc (1,2862 %/ngày; 1,5403 g/ngày). Tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tăng trưởng theo ngày về khối lượng giữa các dòng cá khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Tốc độ tăng trưởng theo ngày về chiều dài cao nhất ở cá hồi vân toàn cái 0,08712 ± 0,000234 (cm/ngày), tiếp đến là cá hồi vân Trung Quốc đạt 0,0838 ± 0,00042 (cm/ngày), cá hồi vân Mỹ 0,08284 ± 0,000236 (cm ngày) và thấp nhất là cá hồi vân thuần chỉ đạt 0,06784 ± 0,000285 (cm/ngày). Tốc độ tăng trưởng theo ngày về chiều dài của các dòng cá hồi vân khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Như vậy, trong cùng điều kiện môi trường và thức ăn, các dòng cá hồi vân khác nhau cho tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài khác nhau. Tăng trưởng về khối lượng giảm dần theo thứ tự cá hồi vân Mỹ, cá hồi vân toàn cái, cá hồi vân thuần và cá hồi vân Trung Quốc. Tăng trưởng về chiều dài giảm dần theo thứ tự cá hồi vân toàn cái, cá hồi vân Trung Quốc, cá hồi vân Mỹ, cá hồi vân thuần. Qua đó cho thấy, cá hồi vân toàn cái cơ thể có sự cân đối nhất giữa chiều dài và khối lượng cá so với ba dòng cá còn lại. Cá hồi vân Trung Quốc mất cân đối nhất về tỷ lệ khối lượng và chiều dài cá. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Russelland và ctv [3]. 2. Tỷ lệ sống của các dòng cá hồi vân sau khi kết thúc thí nghiệm Hình 1. Tỷ lệ sống của các dòng cá hồi vân sau khi kết thúc thí nghiệm Kết quả hình 1 cho thấy, tỷ lệ sống cao nhất ở cá hồi vân thuần đạt 96,7%, cá hồi vân toàn cái đạt 93,3%, cá hồi vân Mỹ đạt 83,7% và thấp nhất là cá hồi vân Trung Quốc đạt 74%. Tỷ lệ sống khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các dòng cá khi nuôi trong cùng điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc (p < 0,05). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Quang Hưởng [1]. 3. Hệ số thức ăn và mức độ đồng đều của các dòng cá Bảng 4. Hệ số thức ăn và mức độ đồng đều của các dòng cá thí nghiệm Chỉ tiêu Cá hồi vân thuần Cá hồi vân Mỹ Cá hồi vân toàn cái Cá hồi vân Trung Quốc FCR 1,409 ± 0,011a 1,52 ± 0,033bc 1,473 ± 0,0245a 1,556 ± 0,0216c CV (%) 0,61 ± 0,058a 0,99 ± 0,055b 0,7 ± 0,064a 1,23 ± 0,14b Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự (a, b) viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (p < 0,05) Ở bảng 4, hệ số thức ăn thấp nhất ở cá hồi vân thuần (1,409 ± 0,011) khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cá hồi vân toàn cái (1,473 ± 0,0245) (p > 0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa so với cá hồi Mỹ (1,52 ± 0,033) và cá hồi vân Trung Quốc (1,556 ± 0,0216) (p < 0,05). Như vậy, cá hồi vân thuần và cá hồi vân toàn cái có hệ số thức ăn thấp hơn so với cá hồi Mỹ và cá hồi vân Trung Quốc. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Quang Hưởng [1]. Để đánh giá cụ thể hơn sự khác biệt giữa các dòng cá hồi vân được nuôi tại Việt Nam thì mức độ đồng đều của quần đàn nuôi là yếu tố cần quan tâm. Kết quả thí nghiệm cho thấy, mức độ đồng đều ở cá hồi vân thuần (0,61 ± 0,058%), cá hồi vân toàn cái (0,7 ± 0,064%), cá hồi Mỹ (0,99 ± 0,055%) và cá hồi Trung Quốc (1,23 ± 0,14%). Mức độ đồng đều giữa cá hồi vân thuần và cá hồi vân toàn cái là không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (p > 0,05) nhưng sai khác có ý nghĩa thống kê so với cá hồi Mỹ và cá hồi Trung Quốc (p < 0,05). Như vậy, cá hồi vân thuần và cá hồi vân toàn cái đồng đều hơn so với cá hồi vân Mỹ và cá hồi vân Trung Quốc. So với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Quang Hưởng (2010) thì kết quả của nghiên cứu này là tương tự [1]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 153 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Tốc độ sinh trưởng - Tốc độ tăng trưởng cao nhất về khối lượng là cá hồi vân Mỹ (1,7778 g/ngày), thứ hai là cá hồi vân toàn cái (1,7019 g/ngày), thứ ba là cá hồi vân thuần (1,5761 g/ngày) và thấp nhất là cá hồi vân Trung Quốc (1,5403 g/ngày). - Tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều dài là cá hồi vân toàn cái (0,08712 cm/ngày), cá hồi vân Trung Quốc (0,0838 cm/ngày), cá hồi vân Mỹ (0,08284 cm/ngày) và thấp nhất là cá hồi vân thuần (0,06784 cm/ngày). 1.2. Tỷ lệ sống các dòng cá hồi vân trong thí nghiệm - Các dòng cá hồi vân đang được nuôi tại Việt Nam có sự khác nhau về tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống cá hồi vân thuần cao nhất (96,7%), cá hồi vân toàn cái (93,3%), cá hồi vân Mỹ (83,7%) và thấp nhất là cá hồi vân Trung Quốc (74%). - Hệ số thức ăn thấp nhất cá hồi vân thuần (1,409), cá hồi vân toàn cái (1,473), cá hồi vân Mỹ (1,52) và cao nhất là cá hồi vân Trung Quốc (1,556). - Mức độ đồng đều của quần đàn ở cá hồi vân thuần là cao nhất (0,61%), cá hồi vân toàn cái (0,7%), cá hồi Mỹ (0,99%) và thấp nhất là cá hồi Trung Quốc (1,23%). - Cá hồi vân thuần và cá hồi vân toàn cái là hai dòng cá thích hợp nuôi trong điều kiện Việt Nam. Cá hồi vân Mỹ và cá hồi vân Trung Quốc không phù hợp nuôi tại Việt Nam. 2. Kiến nghị Cần có các nghiên cứu đánh giá chất lượng thịt cá ở các chỉ tiêu khác như axitamin, lipid, chất khoáng và năng lượng để có tính khẳng định hơn nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Quang Hưởng, 2010. So sánh sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Wabaum, 1792) toàn cái, cá thuần và tam bội thể giai đoạn cá bột lên cá giống. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2. Bùi Đắc Thuyết, 2007. Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi cá nước lạnh ở miền Bắc Việt Nam, đề xuất biện pháp quản lý và phát triển nguồn lợi. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học kỹ thuật: 94-99. Tiếng Anh 3. Russell, M.C., Stegemann, E. C., 1991. The trout of New York. The Conservationist magazine, 150. 4. Klontz, G. W., Thomas, N. and Sons (ed.), 1991. A manual for rainbow trout production on the family - Owned farm. University of Idaho, 68. 5. Tran Thi Nang Thu, 2008. Nutritinonal value of sesame oil cake and lysine utilization effi ciency in plant protein based diets for rainbow trout: 80-89.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_toc_do_sinh_truong_ty_le_song_cua_mot_so_dong_ca_ho.pdf
Tài liệu liên quan