Đánh giá thoái hóa đất hiện tại ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Studying land degradation currently focused on signs of chemical degradation, nutrition, physics, biology, vegetation patterns shown by the type of land use. Based on some key indicators such as acidity, content of humus, nitrogen, soil moisture, totalphosphate, phosphorus digestion, cations Ca2+ an Mg2+, a sign of vegetation, current land the authors use assessment land degradation present in Thua Thien Hue. Evaluation results show that more than half the land area have the level of the present land degradation at strong (H3) and middle level (H2). A number of districts and communes have the land area at strong level degradation which occupy the very large rate.

pdf10 trang | Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thoái hóa đất hiện tại ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012, tr. 34-43 ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT HIỆN TẠI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN THỊ TUYẾT MAI - LÊ PHÚC CHI LĂNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu thoái hóa đất hiện tại chú trọng đến các dấu hiệu thoái hóa về mặt hóa học, dinh dưỡng, vật lí, sinh học, hình thái thảm thực vật thể hiện trên các loại hình sử dụng đất. Dựa vào một số chỉ tiêu chủ yếu như độ chua, hàm lượng mùn, đạm, độ ẩm đất, lân tổng số, lân dễ tiêu, Cation Ca2+ và Mg2+, dấu hiệu thảm thực vật, hiện trạng sử dụng đất tiến hành đánh giá thoái hóa đất hiện tại ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả đánh giá cho thấy hơn một nửa diện tích đất có mức độ thoái hóa đất hiện tại ở cấp mạnh (H3) và trung bình (H2), một số huyện, xã có diện tích đất có mức độ thoái hóa cấp mạnh chiếm tỉ lệ rất lớn. 1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THOÁI HÓA ĐẤT Thoái hóa đất có quá trình phát sinh, phát triển riêng và được nghiên cứu bằng các phương pháp đặc trưng như phương pháp so sánh phẫu diện, chỉ thị thực vật cho thoái hóa đất, đánh giá tổng hợp thoái hóa đất trên ma trận tương quan giữa thoái hóa đất tiềm năng và thoái hóa đất hiện tại [3], [6]. 1.1. So sánh phẫu diện - Phẫu diện đất thể hiện lịch sử thành tạo đất. Các loại đất khác nhau sẽ có hình thái và cấu trúc phẫu diện đất khác nhau. Mức độ thoái hóa thể hiện qua đặc điểm của các tầng đất trong phẫu diện đất. Đất chưa hoặc có mức độ thoái hóa yếu thì các tầng đất theo phát sinh sẽ còn nguyên bản. Đất bị thoái hóa ở các mức độ sẽ biểu hiện qua sự xáo trộn hoặc sự biến đổi của các tầng đất. Tình trạng biến đổi của các tầng trong phẫu diện được xem là cơ sở để phân loại mức độ xói mòn (Theo Xô-bô-lep: Xói mòn nhẹ - mất tầng A1, xói mòn vừa - mất tầng A2, xói mòn nặng - mất tầng B1, xói mòn rất nặng - lộ tầng C) [3], [4]. - So sánh phẫu diện giúp xác định được chất mới hình thành hay các vật liệu khác có giá trị là các chỉ thị cho thoái hóa đất như kết von, đá ong, đá đang phong hóa, đá lẫn 1.2. Chỉ thị thực vật cho thoái hóa đất Do độ nhạy cảm của thực vật đối với môi trường sống nên thực vật được xem là chỉ thị cho thoái hóa đất. Biểu hiện của các quần xã thực vật, độ che phủ, thành phần loài, năng suất cây trồng cho thấy đặc điểm của đất cũng như sự thay đổi tính chất của đất. Ví dụ: Cây sim, mua chỉ thị cho đất đồi feralit bị thoái hóa, cây cỏ tranh chỉ thị cho đất trung du bị thoái hóa, cây mắm, đước chỉ thị cho vùng đất mặn cửa sông, ven biển. Các vùng khác nhau sẽ có các chỉ thị thực vật khác nhau. Khu vực Buôn Mê Thuột và thung lũng Srepok ở vùng Trung Tây Nguyên có sinh cảnh rừng thưa, trong đó có hai loại sặt và le. Sặt phân bố nhiều trên đá bazan, le phổ biến ở đá phiến và sa thạch. Sặt và le là chỉ thị cho những vùng đất đã bị thoái hóa [1], [2] ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT HIỆN TẠI Ở THỪA THIÊN HUẾ 35 1.3. Xác định các yếu tố giới hạn về vật lí và hóa học đất (hàm lượng dinh dưỡng đất) Mỗi một yếu tố của đất như thành phần cơ giới, cấu trúc đất, độ ẩm, tính chất hóa học đều có các giới hạn biểu thị các mức độ thoái hóa đất nên xác định các yếu tố giới hạn là phương pháp giúp xác định diễn thế suy thoái của đất tiến tới giới hạn sinh thái và môi trường. Các giới hạn được xác định theo Quy chuẩn VN - 2008. 1.4. Phân tích hóa, lý trong phòng thí nghiệm Các mẫu đất thu thập được sẽ được phân tích hóa,lý theo tiêu chuẩn Việt Nam, trên cơ sở kết quả phân tích để xác định mức độ giàu nghèo của các nguyên tố hóa học so với nhu cầu của cây trồng, xác định các loại thoái hóa hóa học hoặc vật lí 1.5. Đánh giá tổng hợp thoái hóa đất dựa trên ma trận tương quan giữa thoái hóa đất tiềm năng và thoái hóa đất hiện tại Phương pháp đánh giá theo ma trận có dạng như sau: H T H1 H2 H3 Hi T1 A T2 B T3 C Ti i Trong đó: H là các mức độ thoái hóa hiện tại; T là các mức độ thoái hóa tiềm năng. Mức độ phân chia các cấp phụ thuộc vào độ chi tiết của số liệu. Các cấp thường được phân chia là Yếu, Trung bình, Mạnh đến rất mạnh [5], [7]. Thoái hóa đất là kết quả của thoái hóa tiềm năng và thoái hóa hiện tại. Thoái hoá tiềm năng là biểu hiện mức độ tiền đề của các yếu tố tham gia vào quá trình thoái hóa đất với giả thiết đồng nhất về lớp phủ thực vật và chưa có tác động của con người. Thoái hoá hiện tại còn được gọi là thoái hoá nhân tác, xảy ra do quá trình khai thác đất phục vụ cho lợi ích con người. Nghiên cứu thoái hóa đất tiềm năng và thoái hóa đất hiện tại là cơ sở để đánh giá tình trạng thoái hóa đất đáng tin cậy. 2. ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT HIỆN TẠI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nghiên cứu thoái hóa đất hiện tại chú trọng đến các dấu hiệu thoái hóa về mặt hóa học, dinh dưỡng, vật lí, sinh học, hình thái thảm thực vật thể hiện trên các loại hình sử dụng đất. Thoái hóa hóa học thường diễn ra từ từ và khi đạt ngưỡng giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng mất sức sản xuất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thoái hóa hóa học diễn ra rất đột ngột như mặn hóa thứ sinh, vùi lấp do thiên tai, hoặc ô nhiễm do các chất thải trong hoạt động nông, công nghiệp. Mỗi đơn vị cấu trúc đất có khả năng tích lũy và rửa trôi các yếu tố hóa học khác nhau biểu hiện ở các giá trị trung bình và giá trị trung bình cực đại. Giá trị trung bình cực đại đa số thuộc về đất rừng hoặc đất tốt do đó được xem là giá trị chuẩn để so sánh tìm ra TRẦN THỊ TUYẾT MAI – LÊ PHÚC CHI LĂNG 36 mức độ thoái hóa. Giá trị trung bình cực tiểu được xem là mức độ cạn kiệt của đơn vị cấu trúc đất. Dưới giá trị trung bình yếu tố hóa học đó được xem là suy thoái [1], [8]. 2.1. Các chỉ tiêu biểu hiện thoái hóa đất hiện tại Các chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện rõ đất bị thoái hóa là độ chua, hàm lượng mùn, đạm, độ ẩm đất, lân tổng số, lân dễ tiêu, Cation Ca2+ và Mg2+, dấu hiệu thảm thực vật, hiện trạng sử dụng đất. 2.1.1. Độ chua Quá trình già hóa của đất đỏ nhiệt đới chính là quá trình axit hóa. Quá trình thoái hóa làm tăng độ chua tầng mặt hay toàn phẫu diện. Trung bình đất dưới rừng có độ pHKCl = 4 - 5, khi thoái hóa pHKCl = 3 – 4. So sánh các giá trị trên với các chỉ tiêu nông hóa trong nông nghiệp đánh giá pHKCl sau đây, cho thấy giới hạn pHKCl = 4 - 5 là dấu hiệu cho thấy đất bị thoái hóa. Bảng 1. Phân cấp độ chua trong đất theo Tartrinov và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD) Phân cấp pHKCl S.N. Tartrinov MARD Rất chua <4,5 <4 Chua 4,6 – 5 4,1 – 4,5 Chua vừa 5,1 – 5,5 4,6 - 5 Đối với phẫu diện đất rừng, độ pHKCl tăng dần theo độ sâu. Trong các phẫu diện đất bị thoái hóa, giá trị pHKCl cùng tăng dần theo độ sâu song chuyển khá đột ngột xuống tầng tiếp theo. 2.1.2. Hàm lượng mùn, đạm Mùn và đạm quyết định độ phì của đất. - Dấu hiệu thoái hóa đất biểu hiện rõ nhất ở sự giảm sút lượng mùn. Mỗi một đơn vị cấu trúc đất có khả năng tích lũy mùn khác nhau, nhưng khi bị thoái hóa đều đạt ngưỡng dưới 2% (giới hạn nghèo mùn theo M.V. Fridland đưa ra. 1974 và theo QCVN 2008). - Đối với đạm tổng số, thang cấp phân chia gồm ba loại: Nghèo đạm: ≤ 0,1% Đạm trung bình: 0,1 - 0,2% Giàu đạm: > 0,2% 2.1.3. Độ ẩm đất Các loại đất bị thoái hóa thường có độ ẩm thấp, thường dưới 16%. Đất dưới rừng tự nhiên, các loại đất có độ che phủ cao thường có độ ẩm cao trên 20%. ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT HIỆN TẠI Ở THỪA THIÊN HUẾ 37 2.1.4. Lân tổng số, lân dễ tiêu Lân là chỉ thị thoái hóa đất quan trọng. Đất nghèo lân là kết quả của quá trình rửa trôi mạnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa phân cấp lân tổng số theo phương pháp Barenz - Seepph như sau: Bảng 2. Phân cấp lân tổng số theo phương pháp Barenz - Sepphe Mức độ Hàm lượng (%) Đất giàu lân >0,12 Đất lân trung bình 0,08 – 0,12 Đất nghèo lân <0,08 Các nghiên cứu cho thấy đất ở mức nghèo lân dễ tiêu khi chỉ có 12mg/100g đất. 2.1.5. Cation Ca2+ và Mg2+ Đất thoái hóa thường có hàm lượng Ca2+ nhỏ hơn từ 2 đến 3 lần giá trị trung bình khu vực và càng nhỏ hơn nhiều so với giá trị trung bình max của những phẫu diện đất rừng. Đối với các cation Ca2+ và Mg2+, giá trị 11đl/100g đất ở tầng mặt là giới hạn đối với đất thoái hóa. 2.1.6. Dấu hiệu thảm thực vật Thảm thực vật là một trong những chỉ thị thoái hóa đất. Các nghiên cứu đã chỉ rõ loại thực vật, độ che phủ khác nhau sẽ cho các mức độ thoái hóa đất khác nhau [5], [6]. - Đất dưới thảm thực vật rừng rậm thường xanh thường rất ổn định, ít bị thoái hóa do có độ che phủ cao nên đất ít bị xói mòn, rửa trôi. - Các quần xã trồng cây lâu năm là thảm thực vật nhân tác, bản chất sinh thái hoàn toàn phụ thuộc vào phương thức canh tác và ý muốn chủ quan của con người. Tính thích ứng sinh thái và sinh khối khác nhau và phụ thuộc vào trình độ canh tác, mục đích sử dụng. Các quần xã cây lâu năm thường có độ che phủ cao nên có khả năng chống xói mòn, rửa trôi, do đó đất ở đây cũng ít bị thoái hóa. - Lúa nước canh tác trên đất phù sa ven sông, suối ngập nước theo mùa, đất phù sa không được bồi, đất phù sa glây thường xuyên được đầu tư chăm sóc nên đất cũng ít bị thoái hóa. - Cây trồng cạn hàng năm thường được gieo trồng ở các bãi bồi ven sông, suối do có độ che phủ không cao, nên đất có tính ổn định không cao, dễ bị xói mòn, sạt lở gây thoái hóa đất. - Trảng cây bụi thứ sinh xuất hiện khi bị chặt phá và mọc phục hồi phân bố chủ yếu trên nền rừng trước đây. Ở đây, đất tầng mặt bị phá hủy và nghèo các nguyên tố dinh dưỡng hơn các đất trong các quần thể nguyên sinh. - Trảng cỏ thứ sinh chỉ thị đất bị thoái hóa mạnh. Đất ở đây thường bị nén chặt, bị bào mòn, rửa trôi nên mất chất dinh dưỡng. TRẦN THỊ TUYẾT MAI – LÊ PHÚC CHI LĂNG 38 - Nương rẫy tạm thời là sản phẩm của canh tác lạc hậu, thường phổ biến ở các vùng đất dốc nên khả năng bảo vệ, chống xói mòn của đất rất kém. Đất ở đây thường bị thoái hóa mạnh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các đặc điểm lý hóa, dấu hiệu thực vật, hiện trạng sử dụng đất có thể thấy mối quan hệ giữa các yếu tố đó với các mức độ thoái hóa đất hiện tại như sau: Bảng 3. Quan hệ giữa loại hình sử dụng đất và mức độ thoái hóa đất hiện tại Mức độ thoái hóa Loại hình sử dụng đất chính Không hoặc thoái hóa nhẹ - Rừng giàu, rừng tự nhiên, rừng trồng đặc dụng, rừng trồng sản xuất và phòng hộ. - Đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả. - Ruộng 2-3 vụ, đất chuyên màu. Thoái hóa trung bình - Rừng tre nứa, rừng nghèo. - Đất vườn tạp, đất trồng cây công nghiệp hàng năm, đất trồng cạn hàng năm. - Đất có cây bụi và cây gỗ rải rác. - Lúa một vụ. Thoái hóa mạnh - Đất cỏ tự nhiên, đất trống có cỏ, thảm thực vật trên đất xói mòn trơ sỏi đá. Trảng cát, cồn cát. - Đất nương rẫy tạm thời. - Đất nương rẫy tạm thời, đất bằng hoang hóa, đất chuyên dùng, đất khai thác khoáng sản, đất làm vật liệu xây dựng. 2.2. Đánh giá thoái hóa đất hiện tại 2.2.1. Qui trình đánh giá đất Trên cơ sở các dấu hiệu đặc điểm thoái hóa đất, tiến hành phân hạng đất từ đó đánh giá thoái hóa đất hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế [5], [6]. Qui trình phân hạng đất được thực hiện như sau: Bước 1. Phân cấp theo các đặc điểm thoái hóa ưu thế; Bước 2. Phân cấp theo quá trình biểu hiện như xâm thực, rửa trôi, laterit, đá ong, đất lầy thụt, glây hóa, mặn hóa, phèn hóa, cát bay, cát chảy Bước 3. Phân cấp theo mức độ thoái hóa: nhẹ, trung bình, nặng; hoặc thoái hóa toàn diện, thoái hóa từng mặt hoặc thoái hóa nông, thoái hóa sâu; Các mức độ thoái hóa sẽ có các dấu hiệu khác nhau. - Các dấu hiệu định tính: giảm sút tầng dày, mất tầng A, xuất hiện đá lẫn, đá lộ, kết von, xuất hiện mặt chắn vật lí, cấu trúc đất bị phá võ, nhiều nguyên tố dinh dưỡng bị giảm sút, sự thay đổi chỉ thị thực vật. Đất bị thoái hóa nặng thường có nhiều dấu hiệu thoái hóa không thuận lợi đối với cây trồng như bị xói mòn, trơ sỏi đá, hình thái phẫu diện đất bị biến đổi toàn diện. Đất bị thoái hóa nhẹ hoặc trung bình thường có các dấu hiệu thoái hóa chưa tới mức giới hạn. ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT HIỆN TẠI Ở THỪA THIÊN HUẾ 39 Đất chưa thoái hóa hoặc thoái hóa nhẹ có phẫu diện được bảo tồn và không có dấu hiệu thoái hóa xuất hiện. - Dấu hiệu thoái hóa dinh dưỡng: Sử dụng phương pháp thống kê đưa ra các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất (max), giá trị trung bình tối thiểu (min) về giá trị dinh dưỡng của các loại đất ở tỉnh TTH. Đây là cơ sở để đối chiếu so sánh với các số liệu phân tích lí hóa học đất trên các loại hình sử dụng đất khác nhau nhằm đưa ra các kết quả về mức độ thoái hóa đất. 2.2.2. Đặc điểm các đất theo mức độ thoái hóa đất hiện tại ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.2.1. Đất chưa thoái hóa (H1) Đây là đất nguyên dạng phát sinh tại mỗi đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng, đất phát triển chưa đạt tới giai đoạn cực đỉnh (climax) để sang giai đoạn già hóa. Bên trên thường được che phủ bởi thảm thực vật rừng kín thường xanh nguyên thủy và rậm rạp [5], [8]. - Vùng núi Hình thái phẫu diện: Đặc trưng bởi tầng thảm mục A và tầng mùn A dày, tầng đất dày trên 50cm, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng, kết cấu có góc cạnh, đất ẩm, xốp, có nhiều rễ cây và hang hốc động vật trong tầng đất. Tính chất hóa học: Hàm lượng mùn ở mức trung bình từ 2 - 4%, hàm lượng mùn và trữ lượng mùn tăng theo độ cao của địa hình. Các nguyên tố N, P, K ở mức giàu. Các cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ và lân dễ tiêu thấp nhưng chưa tới mức nghèo kiệt. - Vùng đồi thấp và đồng bằng Hình thái phẫu diện: Đặc trưng bởi hàm lượng mùn tầng mặt trung bình, tầng đất dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, cấu trúc viên hạt, đất ẩm, xốp, có nhiều rễ cây và hang hốc động vật. Chuyển lớp từ từ. Tính chất hóa học: Hàm lượng mùn trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến giàu. Các cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ và lân dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. 2.2.2.2. Đất thoái hóa nhẹ và trung bình (H2) Các đất ở mức này có các đặc điểm suy giảm nhẹ và trung bình độ phì so với đất phát sinh. Một vài dấu hiệu thoái hóa có khả năng khắc phục. Hình thái phẫu diện của nhóm đất này thường có tầng mùn A mỏng, cấu trúc đất không còn ở trạng thái nguyên sinh. Cấu trúc tầng mặt thường bị phá vỡ, bị bạc màu. Trong phẫu diện thường xuyên xuất hiện các mạch đá nhỏ và ít sỏi sạn. Tầng dày đất thường từ 50 - 100cm. Thành phần cơ giới của H2 thường nhẹ hơn H1, thành phần cấp hạt sét tầng mặt thường giảm đáng kể so với tầng sâu. 2.2.2.3. Đất thoái hóa nặng (H3) Đất bị suy giảm độ phì đến mức làm biến đổi hoàn toàn đặc tính phát sinh đất, khả năng phục hồi khó khăn và đòi hỏi đầu tư tốn kém. TRẦN THỊ TUYẾT MAI – LÊ PHÚC CHI LĂNG 40 Hình thái phẫu diện thường có đặc điểm là tầng mùn hầu như không có, hàm lượng xương đất, kết von, sỏi sạn tăng lên. Khó tìm thấy các hang hốc động vật trong phẫu diện. Xuất hiện các mặt chắn vật lí ngăn cản quá trình lưu thông nhiệt ẩm của đất. Tầng đất hữu hiệu đối với canh tác nông. Đất bị phá vỡ cấu trúc hoàn toàn. Tầng đất mặt chuyển sang dạng bột hay dạng limon rất thuận tiện cho vận chuyển của gió và nước. Nền dinh dưỡng của nhóm H3 ở giới hạn nghèo đối với cây trồng, trữ lượng mùn thấp hoặc mới được hình thành một lớp mỏng dưới thảm cỏ. 2.2.3. Kết quả đánh giá Bảng 4. Quy mô thoái hóa đất hiện tại ở tỉnh Thừa Thiên Huế (ha) Cấp thoái hóa Huyện, Thành phố H1 H2 H3 Tổng A Lưới 53.640 49.420 19.810 122.870 Nam Đông 36.400 19.420 9.169 64.989 Phong Điền 39.560 35.130 20.720 95.410 Quảng Điền 8.971 275 7.065 16.311 Phú Vang 14.770 721 12.420 27.911 Hương Trà 15.320 26.300 10.420 52.040 Hương Thủy 20.710 14.940 9.931 45.581 Phú Lộc 27.450 19.580 24.790 71.820 TP. Huế 6.564 386 190 7.140 Tổng 223.300 165.700 113.500 5025 Tỉ lệ (%) 44,19 32,8 22,46 100* * Bao gồm diện tích sông suối, ao hồ. Hình 1. Bản đồ thoái hóa đất hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT HIỆN TẠI Ở THỪA THIÊN HUẾ 41 Bảng 5. Quy mô thoái hóa đất hiện tại cấp mạnh (H3) ở một số xã thuộc tỉnh TT Huế (ha) Huyện Xã Diện tích H3 Tỉ lệ (%) so với diện tích Tổng diện tích tự nhiên [2] Phú Lộc Xuân Lộc 3446 77,92 4422 Lộc Hòa 1646 50,53 3257 Vinh Giang 583,8 31,10 1877 Lộc Sơn 1009 52,79 1911 Vinh Mỹ 384,1 47,18 814 Phú Vang Phú Xuân 674,3 22,32 3021* Vinh Xuân 1084 59,13 1833 Vinh An 582,6 38,17 1526 Phong Điền Phong Sơn 4715 40,89 11.530 Điền Môn 953,2 54,34 1754 Điền Hải 929,5 72,73 1278 Điền Lộc 637,3 49,59 1285 Điền Hòa 763 55,20 1382 A Lưới Hồng Hạ 4299 30,48 14100 Nhâm 1085 28,60 3793 Hồng Bắc 933 89,36 1044 A Roàng 1898 33,21 5715 * Diện tích mặt nước chiếm tỉ lệ lớn trong diện tích tự nhiên. TRẦN THỊ TUYẾT MAI – LÊ PHÚC CHI LĂNG 42 Kết quả đánh giá cho thấy hơn một nửa diện tích ở tỉnh Thừa Thiên Huế có mức độ thoái hóa đất hiện tại ở cấp độ mạnh và trung bình (chiếm hơn một nửa diện tích toàn tỉnh: 55,26%). Tuy cấp độ mạnh chiếm tỉ lệ thấp hơn so với các cấp khác (22,46%), phân bố chủ yếu ở các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điển (ở các vùng cồn cát, trảng cát, ngập nước lợ, mặn), A Lưới (các vùng nương rẫy, trảng cỏ thứ sinh, đồi núi trọc) nhưng một số xã thuộc các huyện này có diện tích thoái hóa đất hiện tại khá lớn, có xã chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 diện tích tự nhiên như Xuân lộc, Điền Hải, Hồng Bắc... Đây là nguy cơ lớn đối với tài nguyên đất trong vùng. Diện tích đất thuộc cấp độ trung bình cũng chiếm tỉ lệ khá lớn 32,80%, nếu không được chú ý cải tạo, bảo vệ, diện tích đất ở đây sẽ dễ dàng chuyển sang cấp độ mạnh. Cấp thoái hóa đất hiện tại yếu hoặc chưa thoái hóa chiếm tỉ lệ lớn nhất (nhưng cũng dưới ½ tổng diện tích), phân bố chủ yếu ở các vùng có độ che phủ thực vật cao, ổn định hoặc được chăm sóc, bảo vệ thuộc các huyện A Lưới, Phong Điền, Nam Đông, Phú Lộc, Hương Thủy. 3. KẾT LUẬN Theo thời gian quá trình thoái đất hiện tại có sự thay đổi. Xu hướng thay đổi của chúng phụ thuộc vào các tác động của tự nhiên và con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loại hình sử dụng đất theo hướng tích cực (bảng 3) sẽ có khả năng ngăn chặn quá trình thoái hóa đất hiện tại, bảo vệ, cải tạo được đất. Tùy theo mức độ thoái hóa mà có biện pháp khai thác sử dụng khác nhau. Các vùng có thoái hóa đất hiện tại mạnh: Do khả năng phục hồi, cải tạo đất ở vùng này rất khó khăn nên cần giảm bớt quá trình thoái hóa bằng cách trồng rừng, tăng độ che phủ thực vật ở các vùng đồi núi trọc, hạn chế khả năng trượt lở, xói lở đất ở vùng đồi núi; Vùng ven biển cần cố định cồn cát, dải cát ven biển, trồng rừng chắn cát. Hạn chế tối đa các khai thác đất phục vụ mục đích kinh tế. Các vùng có thoái hóa đất hiện tại trung bình: Trong vùng này, khả năng phục hồi và cải tạo đất phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp khá cao. Do đó, ngoài biện pháp trồng rừng, cần áp dụng các biện pháp canh tác nhằm gia tăng hàm lượng mùn, đạm, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất. Phát triển mạnh các cây công nghiệp dài ngày phù hợp với điều kiện sinh thái, có giá trị kinh tế cao, khả năng cải tạo đất lớn. Áp dụng GAP để tránh thoái hóa đất do nguyên nhân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm đất. Các vùng có thoái hóa đất hiện tại yếu: Vùng này với đặc điểm đất đai tốt, hàm lượng mùn, đạm cao, nền dinh dưỡng ở giới hạn cao đối với cây trồng, do đó cần được bảo tồn, thường xuyên đánh giá độ phì của đất nhằm ngăn ngừa thoái hóa đất xảy ra. Khai thác hợp lí tài nguyên đất, bảo vệ nghiêm ngặt lớp phủ rừng, sản xuất theo hướng thâm canh. ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT HIỆN TẠI Ở THỪA THIÊN HUẾ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Huy Bá (2009). Môi trường Tài nguyên Đất Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Cổng thông tin điện tử Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2010). Dư địa chí Thừa Thiên Huế. Huế. [3] Global Assessment of Soil Degradation GLASOD (1990). Soil Degradation status map by human activities. ISRIC. [4] Global Assessment of Soil Degradation GLASOD (1991). World map of the status of human - induced Soil Degradation; an explanatory notes. Authors: Oldeman, L.R; Hakkeling, R.T.A,; Sombroek, W.G. [5] Nguyễn Anh Hoành (2010). Nghiên cứu tổng hợp địa lý phát sinh và thoái hoá đất phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất và phòng tránh thiên tai khu vực Bình - Trị - Thiên. Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. [6] Nguyễn Đình Kỳ và nnk (2005). Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá tiềm năng thoái hóa đất phục vụ cho thành lập bản đồ thoái hóa tiềm năng vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện KH & CNVN, Hà Nội. [7] Nguyễn Đình Kỳ và nnk (2007). Nghiên cứu đánh giá và dự báo thoái hóa đất vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam phục vụ quy hoạch bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ KH & CN, Hà Nội. [8] Trần Thị Tuyết Mai, Lê Phúc Chi Lăng (2009). Các biểu hiện suy thoái đất ở huyện Phong Điền tỉnh TTH. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 4(12)2009, ĐHSP – Đại Học Huế. Title: ASSESSING THE PRESENT LAND DEGRADATION IN THUA THIEN HUE PROVINNCE Abstract: Studying land degradation currently focused on signs of chemical degradation, nutrition, physics, biology, vegetation patterns shown by the type of land use. Based on some key indicators such as acidity, content of humus, nitrogen, soil moisture, totalphosphate, phosphorus digestion, cations Ca2+ an Mg2+, a sign of vegetation, current land the authors use assessment land degradation present in Thua Thien Hue. Evaluation results show that more than half the land area have the level of the present land degradation at strong (H3) and middle level (H2). A number of districts and communes have the land area at strong level degradation which occupy the very large rate. ThS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI ThS. LÊ PHÚC CHI LĂNG Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_140_tranthituyetmai_lephucchilang_08_tran_thi_tuyet_mai_1457_2020924.pdf
Tài liệu liên quan