Đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp Phú Bài bằng phương pháp ma trận môi trường
Phu Bai industrial park located in Phu Bai town, Huong Thuy district, Thua Thien
Hue province has brought a lot of social - economic benefit, but at the same time it causes
environmental evil influences. To define environmental level impact for industrial zone’s
operations, the author uses matrix method to appreciate environmental effect. The appreciation
result shows: if the activities are separate, there is little environmental influence. However, if
those operations are collective, it will cause powerful impact first and foremost waste water and
exhaust fumes. Since then, it is necessary to have some solutions in order to limit waste matter,
to protect environment, and to ensure for long and healthy development.
7 trang |
Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp Phú Bài bằng phương pháp ma trận môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 65-71
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN MÔI TRƯỜNG
TRƯƠNG ĐÌNH TRỌNG - PHAN THỊ THANH VÂN
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
Tóm tắt: Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nằm ở thị trấn Phú Bài, huyện
Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế -
xã hội đồng thời cũng gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Để xác định
mức độ tác động đến môi trường do hoạt động của KCN gây ra, tác giả đã
dùng phương pháp ma trận để đánh giá tác động môi trường. Kết quả đánh
giá cho thấy nếu xét từng hoạt động riêng lẻ thì mức độ tác động của mỗi
hoạt động đó chỉ ở mức không hoặc ít gây tác động đến môi trường. Tuy
nhiên, xét tổng hợp đồng thời các hoạt động cùng tác động lên môi trường
thì gây ảnh hưởng mạnh đặc biệt là nước thải và khí thải. Từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm hạn chế chất thải, bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển
lâu dài và lành mạnh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá -
hiện đại hoá phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp thế giới, trong thời gian qua ở
nước ta hàng loạt các dự án xây dựng KCN đã ra đời. Hoạt động của chúng đã mang lại
những lợi ích rất to lớn về mặt kinh tế. Tuy
nhiên, bên cạnh đó tất yếu cũng phát sinh
nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.
KCN Phú Bài được thành lập nhằm góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế
nói riêng. KCN đã mở ra khả năng hiện đại
hoá ngành công nghiệp của tỉnh, tạo việc
làm, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện
cuộc sống nông thôn, Tuy nhiên, bên
cạnh những tác động tích cực thì nó cũng
đã tạo ra các chất thải gây ảnh hưởng xấu
tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Do
đó, việc phát triển kinh tế của KCN phải đi
đôi với việc bảo vệ môi trường để đảm bảo
môi trường sống luôn lành mạnh. Vì vậy,
việc đánh giá tác động môi trường KCN
Phú Bài bằng phương pháp ma trận môi
trường là rất cần thiết.
TRƯƠNG ĐÌNH TRỌNG - PHAN THỊ THANH VÂN
66
2. KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI
2.1. Khái quát về KCN Phú Bài: KCN Phú Bài nằm ở thị trấn Phú Bài, huyện Hương
Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 15 km về phía Đông Nam theo quốc lộ
1A. Vị trí giới hạn của khu đất được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp đường sắt Bắc Nam.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp khu 8 thị trấn Phú Bài.
- Phía Đông và Đông Nam giáp thôn 1b xã Thuỷ Phù và khu 8 thị trấn Phú Bài.
- Phía Nam giáp vùng đồi thấp thuộc ngoại vi thành phố Huế.
KCN Phú Bài được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1998 nhằm mục tiêu định hướng
phát triển KCN phía Nam thành phố Huế phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể
kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay KCN đang có 23 doanh nghiệp đang
hoạt động với đa dạng các loại hình sản xuất. Trong tương lai còn có khả năng tiếp nhận
nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. [4]
2.2. Hiện trạng môi trường KCN
2.2.1. Hiện trạng rác thải: Sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra một lượng rác thải đáng kể.
Khối lượng rác thải sản xuất khoảng 300 tấn/năm, khoảng 10.000kg/ngày. Đây là vấn
đề cần quan tâm vì khối lượng rác thải sẽ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến môi
trường đất, khí và cả nước. Hiện tại rác thải chủ yếu được thu gom về bãi rác Thuỷ
Phương cách KCN 5km. [3]
2.2.2. Hiện trạng chất lượng không khí
Kết quả đo đạc các thông số về chất lượng không khí được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Kết quả đo đạc, phân tích hàm lượng bụi lơ lửng và các thông số đánh giá chất lượng
môi trường không khí
TT Mẫu Bụi lơ lửng µg/m3
SO2
µg/m3
NO2
µg/m3
CO
µg/m3
H2S
µg/m3
NH3
µg/m3
CO2
µg/m3
1 KV giao nhau giữa QL 1A với đường Nam Cao 330 350 210 4800 45 45 0,075
2 KV trên đường Nam Cao 150 95 85 3200 22 22 0,046
3 KV cầu cây Thông ở đường tránh TP Huế 320 105 215 7200 46 36 0,068
4 KV trong KCN tiếp giáp giữa GĐ II và GĐ III 310 355 105 6500 47 47 0,125
5 KV cổng KCN GĐ I tiếp giáp với QL 1A 250 365 250 7600 52 52 0,136
6 KV trong cổng KCN thuộc GĐ I 180 390 210 4200 42 42 0,155
7 KV gần suối Ông Thơ 70 108 115 4900 44 44 0,065
8 KV dân cư khu 8 thị trấn Phú Bài 75 380 94 4500 15 - 0,032
9 KV cầu Phú Bài 360 155 215 7800 42 - 0,076
10 KV dân cư gần đập cầu Con Rồng 120 85 70 2200 5 - 0,035
TCVN 5937-2005,
TCVN 5938-2005, 505 BYT/QĐ 300 350 200 30000 42 200 0,100
Nguồn: [3]
Nhận xét: Tại một số điểm khảo sát có nồng độ các chất khí và bụi hầu hết đã vượt quá
giới hạn cho phép. Vì vậy ở các địa điểm này đã có dấu hiệu ô nhiễm.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI...
67
2.2.3. Hiện trạng chất lượng nước
Kết quả đo đạc các thông số về chất lượng nước được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Kết quả đo đạc, phân tích các mẫu nước thải
TT Thông số Đơn vị Mẫu nước thải 1 (cách KCN 200m)
Mẫu nước thải 2
(cách suối ông Thơ 300m)
TCVN5945-
2005, cột B
1 pH 7,8 7,7 5,5 - 9
2 CR lơ lửng mg/l 170 150 100
3 DO mg/l 1,2 1,4 -
4 BOD5 mg/l 85,4 81,5 50
5 COD mg/l 145 125 80
6 NH4+ Mg/l 2,45 2,31 10
7 N-NO3- mg/l 38,2 35,8 30
8 P-PO43- mg/l 7,56 8,64 6
9 Fe mg/l 2,36 2,18 5
10 Coliform MPN/100ml 2,2.104 2,1.104 5000
Nguồn: [3]
Nhận xét: Nguồn nước thải có các thông số: chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, tổng N, tổng
P, Coliform khá lớn và vượt quá giới hạn cho phép nên cần phải được xử lý trước khi
thải ra môi trường bên ngoài.
3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN
3.1. Phương pháp ma trận môi trường
Ta thấy rằng khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu công nghiệp Phú Bài đến môi
trường cần có tính tổng hợp và một trong những phương pháp đánh giá có hiệu quả thể
hiển tính tổng hợp đó là phương pháp ma trận.
Phương pháp này liệt kê đồng thời các hoạt động phát triển (các nhân tố tác động) với
danh mục các điều kiện hoặc các thành phần môi trường có thể bị tác động. Kết hợp các
liệt kê này dưới dạng tọa độ ta sẽ được ma trận với trục tung là các nhân tố môi trường
bị tác động, còn trục hoành là các nhân tố tác động. Ô nằm giữa các hàng và các cột
trong ma trận cho ta biết mức độ tác động và tầm quan trọng của các tác động thông qua
các hệ số. Tổng cộng số điểm theo cột và hàng cho biết mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tác động lên các thành phần môi trường bị tác động. [2]
3.2. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá: Có 12 chỉ tiêu được lựa chọn với hệ số
Chỉ tiêu Hệ số Chỉ tiêu Hệ số
Chất lượng nước mặt 4 Môi trường sống của sinh vật cạn 2
Chất lượng không khí 3 Rủi ro sự cố môi trường 2
Sức khoẻ cộng đồng 3 Hệ sinh thái động thực vật 2
Chất lượng nước ngầm 2 Công trình văn hoá lịch sử 1
Môi trường đất 2 Nông nghiệp (người dân xung quanh) 1
Môi trường sống của sinh vật nước 2 Ngư nghiệp (người dân xung quanh) 1
TRƯƠNG ĐÌNH TRỌNG - PHAN THỊ THANH VÂN
68
* Mỗi chỉ tiêu chia ra 4 cấp với số điểm tương ứng:
- Tác động nhiều : 4 điểm - Tác động vừa : 3 điểm
- Tác động ít : 2 điểm - Không tác động : 1 điểm
* Hệ số (trọng số) tầm quan trọng chia ra 4 cấp với số điểm tương ứng như sau:
- Rất quan trọng : 4 điểm - Quan trọng : 3 điểm
- Ít quan trọng : 2 điểm - Không quan trọng: 1 điểm
3.3. Kết quả đánh giá
3.3.1. Kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá mức độ tác động môi trường của KCN được thể hiển ở bảng sau:
Bảng 3. Bảng ma trận đánh giá mức độ tác động môi trường của KCN Phú Bài
Các nhân tố
tác động
Các
thành
phần môi
trường bị tác
động
K
ha
i t
há
c
ng
uy
ên
li
ệu
V
ận
c
hu
yể
n
ng
uy
ên
li
ệu
th
ô
K
hí
th
ải
B
ụi
lơ
lử
ng
Ti
ến
g
ồn
, r
un
g
N
ướ
c
th
ải
C
hấ
t t
hả
i r
ắn
Ph
ươ
ng
ti
ện
g
ia
o
th
ôn
g
Si
nh
h
oạ
t c
ôn
g
nh
ân
Tổ
ng
đ
iể
m
H
ệ
số
(t
ầm
q
ua
n
trọ
ng
)
Tổ
ng
c
ộn
g
Chất lượng nước
mặt
2 1 1 1 1 4 2 1 2 15 4 60
Chất lượng nước
ngầm
2 1 1 1 1 2 2 1 1 12 2 24
Chất lượng không
khí
3 3 4 3 2 1 2 3 2 24 3 72
Môi trường đất 3 1 2 1 1 2 3 1 1 15 2 30
Môi trường sống
của sinh vật nước
2 1 1 1 1 4 1 1 2 14 2 28
Môi trường sống
của sinh vật cạn
2 2 2 2 1 1 2 2 1 15 2 30
Sức khỏe cộng
đồng (dân cư
xung quanh +
công nhân của
KCN)
2
2
4
4
4
3
1
3
1
24
3
72
Công trình VH-
LS
1 1 1 1 1 1 1 1 1 9 1 9
Rủi ro, sự cố môi
trường
2 2 1 1 1 1 2 1 1 12 2 24
Nông nghiệp
(người dân)
1 2 2 2 1 1 1 2 1 13 1 13
Ngư nghiệp
(người dân)
1 1 1 1 1 2 1 1 1 10 1 10
Hệ sinh thái của
động thực vật
2 1 2 2 1 3 2 1 1 15 2 30
Tổng: 23/48 18/48 22/48 20/48 16/48 25/48 20/48 18/48 15/48 402/432
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy nước thải, khí thải và quá trình khai thác nguyên liệu
có tác động rất mạnh mẽ đến các thành phần môi trường đặc biệt là nước thải, vì hiện tại
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI...
69
KCN vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải các nhà máy được xả
thẳng ra bên ngoài thông qua bốn cống xả thải.
3.3.2. Phân hạng
Khoảng điểm ΔD của các cấp trong trường hợp lấy đều nhau được tính theo công thức
sau:
M
DDD minmax −=Δ
với: Dmax : điểm đánh giá chung cao nhất
Dmin : điểm đánh giá chung thấp nhất
M : là số cấp đánh giá
* Đánh giá riêng cho từng hoạt động:
Theo bảng trên: Dmax = 48
Dmin = 12
M = 4
9
4
1248
=
−
=Δ⇒ D
⇒Phân hạng: 12 - 20: không tác động
21- 29 : tác động ít
30 - 38: tác động vừa
39 - 48: tác động nhiều
Bảng 4. Kết quả đánh giá riêng cho từng hoạt động
STT Các hoạt động Mức độ tác động đến môi trường
1 Khai thác nguyên liệu Ít
2 Vận chuyển nguyên liệu thô Không
3 Khí thải Ít
4 Bụi lơ lửng Không
5 tiếng ồn. rung Không
6 nước thải Ít
7 Chất thải rắn Không
8 Phương tiện giao thông Không
9 Sinh hoạt công nhân Không
TRƯƠNG ĐÌNH TRỌNG - PHAN THỊ THANH VÂN
70
* Đánh giá chung:
Theo bảng trên: Dmax= 432 (48×9=432)
Dmin= 108 ( 12×9= 108)
M= 4 (phân ra 4 cấp để đánh giá)
⇒ .81
4
324
4
108432
==
−
=ΔD
⇒Phân hạng như sau:
Hạng I - Tác động nhiều : 354-432
Hạng II - Tác động vừa : 272-353
Hạng III - Tác động ít : 190-271
Hạng IV- Không tác động : 108-189
⇒ Nhận xét: Nếu xét riêng từng hoạt động thì mức độ tác động lên các yếu tố môi
trường là không đáng kể. Tuy nhiên do quá trình sản xuất bao giờ cũng tập hợp nhiều
hoạt động cùng một lúc, mức độ tác động tổng thể của các hoạt động lên các yếu tố môi
trường sẽ cộng hưởng lại nên chiếm tỷ lệ cao 402/432, cho thấy hoạt động của KCN đã
tác động nhiều đến môi trường.
4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.1. Giải pháp quản lý môi trường KCN
Để quản lý môi trường tại KCN thì cần sử dụng các công cụ quản lý như công cụ luật
pháp chính sách, công cụ kinh tế, đánh giá tác động môi trường, giáo dục và truyền
thông về môi trường [1]
4.2. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường: Ban quản lý KCN và mỗi nhà máy, xí
nghiệp phải tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho tất cả các thành
viên trong KCN và các nhà máy thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện truyền
thông, giao lưu văn hoá. [4]
4.3. Giải pháp khoa học công nghệ
Ứng dụng các công nghệ khoa học vào quá trình sản xuất để xử lý chất thải nhằm hạn
chế tối đa lượng chất thải thải ra môi trường như công nghệ sạch, công nghệ không có
chất thải, công nghệ khép kín,[4]
4.4. Giải pháp sử dụng cây xanh nhằm hạn chế ô nhiễm
Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như: hút bụi và giữ
bụi, lọc sạch không khí, hút và che chắn tiếng ồn Vì vậy, cần trồng nhiều cây xanh
trong khuôn viên và xung quanh chu vi các nhà máy, dọc các đường giao thông [4]
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI...
71
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua bài báo này, một số kết luận và kiến nghị được rút ra như sau:
- Qua tìm hiểu về hiện trạng môi trường tự nhiên đặc biệt khí thải, nước thải cho
thấy các thông số môi trường đo đạc hầu hết vượt quy định cho phép. Vì vậy đã
có dấu hiệu ô nhiễm tại khu vực này.
- Bằng phương pháp ma trận để đánh giá tác động môi trường, kết quả cho thấy
hoạt động của KCN đã tác động mạnh mẽ đến các thành phần môi trường. Vì vậy
một số giải pháp được nêu ra để khắc phục.
- Ban quản lý KCN cần phối hợp với các chủ nhà máy, thực hiện đồng bộ các
phương án quản lý và kỹ thuật để khống chế ô nhiễm, giảm thiểu chất thải đáp
ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường và không ngừng cải thiện chất lượng
môi trường trong quá trình hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền
vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Phạm Ngọc Hồ và Hoàng Xuân Cơ (2001), Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[3] Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế (11/2008) Báo cáo đánh giá tác động
môi trường dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Phú Bài giai đoạn III, thị
trấn Phú Bài, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
[4] Phan Thị Thanh Vân (2007), Hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu
KCN Phú Bài, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Huế.
Title: ENVIRONMENTAL EFFECT APPRECIATION OF PHU BAI INDUSTRIAL PARK
BY MATRIX METHOD
Abstract: Phu Bai industrial park located in Phu Bai town, Huong Thuy district, Thua Thien
Hue province has brought a lot of social - economic benefit, but at the same time it causes
environmental evil influences. To define environmental level impact for industrial zone’s
operations, the author uses matrix method to appreciate environmental effect. The appreciation
result shows: if the activities are separate, there is little environmental influence. However, if
those operations are collective, it will cause powerful impact first and foremost waste water and
exhaust fumes. Since then, it is necessary to have some solutions in order to limit waste matter,
to protect environment, and to ensure for long and healthy development.
TS. TRƯƠNG ĐÌNH TRỌNG
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
PHAN THỊ THANH VÂN
Học viên Cao học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_312_truongdinhtrong_phanthithanhvan_11_truong_dinh_trong_6683_2021159.pdf