2.2. Đối với thái độ nhiệt tình cảm thông của Nhà
trường đối với học viên: là việc thể hiện sự quan
tâm, chăm sóc, chia sẻ đến từng cá nhân học viên;
do đó, Nhà trường cần:
- Bố trí lịch học và thi hợp lý hơn, thông báo lịch
học và thi cho học viên một cách chính xác, kịp thời.
- Định kỳ lấy ý kiến của người học, tìm hiểu
những mong muốn và đáp ứng một cách hiệu
quả nhất để mức độ hài lòng của người học ngày
càng được cải thiện. Đây cũng là cơ hội tốt để Nhà
trường nhìn nhận lại mình thông qua cái nhìn của
người học, từ đó có thể phát huy những thế mạnh
cũng như mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh các yếu tố
không phù hợp, lỗi thời theo hướng tích cực nhằm
nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu của
Nhà trường.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự hài lòng của học viên cao học trường Đại học Nha Trang về chất lượng khóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
168 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VỀ CHẤT LƯỢNG KHÓA HỌC
ASSESSMENT OF SATISFACTION OF MASTER STUDENTS
IN NHA TRANG UNIVERSITY ABOUT COURSE QUALITY
Lê Thị Ngọc Thiện1, Phạm Thành Thái2, Quách Hoài Nam3
Ngày nhận bài: 25/3/2013; Ngày phản biện thông qua: 08/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman [9] để phân tích sự hài lòng của học viên cao
học về chất lượng khóa học tại Trường Đại học Nha Trang với sáu biến độc lập tác động đến sự hài lòng. Mục tiêu của
nghiên cứu là khám phá/nhận diện các nhân tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng khóa học tại
Trường Đại học Nha Trang. Kết quả cho thấy rằng có ba nhân tố tác động dương đến sự hài lòng của học viên cao học:
phát triển kỹ năng mềm, thái độ nhiệt tình cảm thông, cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập.
Từ khóa: sự hài lòng của học viên cao học, chất lượng khóa học, Trường Đại học Nha Trang
ABSTRACT
The study employed the service quality model developed by Parasuraman [4] to analyze the satisfaction of master
students about the course quality at Nha Trang University with six independent variables that may affect their satisfaction.
The objective of the study was to explore /identify the factors affecting the satisfaction of master students about the course
quality at Nha Trang University. The results show that there are three factors positively affecting the satisfaction of master
students: development of soft skills, attitude of enthusiasm and empathy, facilities and learning equipment.
Keywords: satisfaction of master students, course quality, Nha Trang University
1 Lê Thị Ngọc Thiện: Cao học Quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2 ThS. Phạm Thành Thái: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
3 TS. Quách Hoài Nam: Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nha Trang
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học Nha Trang là trường đại học
công lập nằm trong hệ thống giáo dục của Việt
Nam với truyền thống hơn 50 năm hình thành và
phát triển. Trường đã tạo được uy tín và thương
hiệu đối với xã hội và trong hệ thống giáo dục
đại học với hệ thống đào tạo đa trình độ và đa
ngành. Tính đến nay, Trường Đại học Nha Trang
có khoảng gần 30.000 sinh viên các hệ đang theo
học tại trường, trong đó có hơn 1.000 học viên
cao học...[12]. Với kinh nghiệm 20 năm đào tạo
cao học, trường đã và đang từng bước hoàn thiện
hơn nữa chất lượng đào tạo của mình, đóng góp
quan trọng trong việc nâng cao trình độ giảng
viên của trường và cung cấp nguồn lực trình độ
cao cho ngành thủy sản và các ngành trọng điểm
khác phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Tuy
nhiên, để tồn tại và phát triển trong môi trường
giáo dục đòi hỏi chất lượng ngày càng cao và
mang tính toàn cầu như hiện nay, ban lãnh đạo
của trường cũng như Khoa Sau đại học phải quan
tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng dịch vụ đào
tạo và sự hài lòng của học viên. Do đó, hoạt động
đánh giá ý kiến về sự hài lòng của học viên đối
với chất lượng dịch vụ đào tạo của Nhà trường
là cần thiết, để từ đó Nhà trường nhận biết và có
những điều chỉnh trong việ c cung cấ p dị ch vụ đà o
tạ o cho phù hợp và nâng cao chất lượng đào tạo
cũng như đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đào tạo
của xã hội.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 169
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng của học viên
cao học Trường Đại học Nha Trang (tuyển sinh năm
2009, 2010 và 2011) về chất lượng khóa học.
2. Cơ sở lý thuyết
Về khái niệm dịch vụ giáo dục, theo Vũ Quang
Việt (2007), giáo dục là sản phẩm đặc biệt theo
nghĩa nó là phương tiện nhằm sản xuất ra của
cải trong tương lai. Giáo dục cũng có những điểm
chung giống như tất cả các dịch vụ tiêu dùng cá
nhân khác là sản phẩm vô hình, có thể tiêu dùng
ngay nhưng lại có thêm một số đặc điểm mà các
dịch vụ khác không có. Nó có thể “tồn kho” vào tri
thức cá nhân, trở thành vốn tri thức. Nó lại có thuộc
tính xã hội mà các hàng hoá và dịch vụ (gọi chung là
sản phẩm) cá nhân khác không có, và được xếp vào
loại hàng hoá có tính chất công [6]. Theo Cuthbert
(1996, trích từ Costa & Vasiliki, 2007), giáo dục cấp
cao là một dịch vụ vì nó có những đặc trưng kinh
điển của dịch vụ [8]. Đối với khái niệm chất lượng
dịch vụ giáo dục, Chất lượng giáo dục đại học được
định nghĩa rất khác nhau tuỳ theo từng thời điểm và
giữa những người quan tâm: sinh viên, giảng viên,
người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các
cơ quan kiểm định (Burrows và Harvey, 1993); trong
nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộc vào tình trạng phát
triển kinh tế-xã hội của mỗi nước [7]. Trong các định
nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chất lượng giáo dục
đại học” của nhiều tác giả, định nghĩa của Harvey và
Green (1993) có tính khái quát và hệ thống hơn cả.
Tác giả đề cập đến năm khía cạnh chất lượng giáo
dục đại học: chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất
sắc); chất lượng là sự hoàn hảo (kết quả hoàn thiện,
không có sai sót), chất lượng là sự phù hợp với mục
tiêu (đáp ứng nhu cầu của khách hàng); chất lượng
là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng
giá để đầu tư); và chất lượng là sự chuyển đổi (sự
chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác)
[9]. Còn đối với khái niệm sự hài lòng, theo Zeithaml
and Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là
sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay
một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi
của họ [13]. Theo Parasuraman, Zeithaml, Berry
(1991), có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách hàng (1) Độ tin cậy (Reliability), (2)
Mức độ đáp ứng (Responsiveness), (3) Sự đảm
bảo (Assurance), (4) Sự cảm thông (Empathy), (5)
Phương tiện hữu hình (Tangible) [10].
Với giáo dục, hiện nay còn nhiều tranh cãi trong
vấn đề giáo dục có phải là hàng hóa, là dịch vụ hay
không? Nhưng rõ ràng người học có rất nhiều sự
lựa chọn cho mình một môi trường học phù hợp,
một ngôi trường đại học mà ở đó, người học và phụ
huynh sẵn sàng bỏ chi phí để đầu tư và sử dụng
một dịch vụ mà họ cho rằng tốt nhất. Các trường
đại học, cả công và dân lập đều đã và đang cố gắng
hoàn thiện hơn nữa về chất lượng dịch vụ đào tạo tại
trường nhằm thu hút người học, khẳng định thương
hiệu và uy tín của trường. Để đạt được điều đó, Nhà
trường không chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo, về
cơ sở vật chất, mà còn nhiều yếu tố khác như giảng
viên, đầu vào học viên, sự quan tâm hỗ trợ học viên
trong suốt quá trình học, thái độ nhiệt tình cảm thông
của các phòng ban chức năng đối với học viên
nhằm mang lại sự hài lòng, tin cậy của học viên đối
với trường; theo đó, khi học viên đánh giá cao chất
lượng dịch vụ do Nhà trường cung cấp thì họ càng
hài lòng với ngôi trường đang học hơn.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên
cơ sở lý thuyết về sự hài lòng khách hàng của
Parasuraman và dựa vào kết quả một số các nghiên
cứu trước có liên quan: Mô hình nghiên cứu nước
ngoài: Mô hình nghiên cứu của Diamantis và Benos
(2007, trích từ Nguyễn Thị Thắm, 2010) [5]; và một
số mô hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến
lĩnh vực giáo dục: Nguyễn Thành Long [2], Nguyễn
Thị Hồng Linh [3], Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và
Nguyễn Thị Thanh Thoản [4], Nguyễn Thị Hiển [1].
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên
cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng nghiên
cứu định tính thông qua các hoạt động: nghiên cứu
và tổng hợp lý thuyết có liên quan, các công trình
nghiên cứu đi trước có liên quan, xin ý kiến giảng
viên, Trưởng khoa sau đại học và thảo luận nhóm
để tìm ra các nhân tố tác động đến sự hài lòng của
học viên cao học, từ đó xây dựng thang đo và mô
hình nghiên cứu chính thức và đưa ra các giả thuyết
nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng
nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng
vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi nhằm mục đích
thu thập dữ liệu về sự hài lòng của học viên cao
học trong quá trình học tập tại Trường Đại học Nha
Trang. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần
mềm SPSS 16.0 để kiểm định thang đo bằng hệ
số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân
tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis), phân tích hồi quy và phân tích ANOVA..
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
170 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Mô hình nghiên cứu đề xuất đưa ra 6 thành
phần tác động đến sự hài lòng của học viên, trong
đó có 5 thành phần: chương trình đào tạo, đội ngũ
giảng viên, cơ sở vật chất trang thiết bị học tập,
năng lực phục vụ và thái độ nhiệt tình cảm thông
được kế thừa từ các nghiên cứu trước (bảng 1).
Riêng thành phần phát triển kỹ năng mềm được bổ
sung vào mô hình căn cứ trên điều kiện thực tế của
khóa học tại Trường Đại học Nha Trang.
Các giả thuyết nghiên cứu dựa trên mô hình
đề xuất:
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa
chương trình đào tạo và sự hài lòng của học viên
cao học khi tham gia khóa học tại trường.
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa đội
ngũ giảng viên và sự hài lòng của học viên cao học
khi tham gia khóa học tại trường.
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa
cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập và sự hài
lòng của học viên cao học khi tham gia khóa học
tại trường.
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa
năng lực phục vụ và sự hài lòng của học viên cao
học khi tham gia khóa học tại trường
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa thái
độ nhiệt tình cảm thông và sự hài lòng của học viên
cao học khi tham gia khóa học tại trường.
Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa
phát triển kỹ năng mềm và sự hài lòng của học viên
cao học khi tham gia khóa học tại trường.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học viên thuộc 7
chuyên ngành đào tạo thạc sĩ khóa tuyển sinh
năm 2009, 2010 và 2011. Việc thu thập thông tin
các câu hỏi được thực hiện trong thời gian từ ngày
01/08/2012 đến 30/11/2012.
Số mẫu được phát ra là 572 mẫu, số mẫu thu
về được là 364 mẫu, số mẫu trả lời không hợp lệ là
56 mẫu, số mẫu thực hiện nghiên cứu là 308 mẫu.
Thông tin chung về mẫu nghiên cứu được trình bày
trong các bảng:
Bảng 1. Thống kê theo chuyên ngành đào tạo
trong mẫu nghiên cứu
STT Chuyên ngành Số lượng
Tỷ trọng
(%)
1 Quản trị kinh doanh 207 67,2
2 Nuôi trồng thủy sản 50 16,2
3 Công nghệ sau thu hoạch 10 3,2
4 Kỹ thuật ô tô-máy kéo 3 1,0
5 Kinh tế thủy sản 21 6,8
6 Khai thác thủy sản 7 2,3
7 Kỹ thuật tàu thủy 10 3,2
Tổng cộng 308 100
Bảng 2. Thống kê theo giới tính trong mẫu
nghiên cứu
STT Giới tính Số lượng Tỷ trọng (%)
1 Nam 194 63
2 Nữ 114 37
Tổng cộng 308 100
Bảng 3. Thống kê theo độ tuổi trong mẫu
nghiên cứu
STT Độ tuổi Số lượng Tỷ trọng (%)
1 Dưới 26 57 18,5
2 Từ 26 đến 35 170 55,2
3 Từ 36 đến 45 56 18,2
4 Từ 46 trở lên 25 8,1
Tổng cộng 308 100
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 171
Kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu đối với phương
pháp phân tích nhân tố EFA được thực hiện qua
chỉ số KMO và kiểm định Bartlett cho thấy mức độ
phù hợp cao. Có 7 yếu tố trích lại tại Eigenvalue là
1,177 và phương sai trích được là 64,743%. Chỉ số
KMO cho thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp
với dữ liệu (KMO = 0,921> 0,5) và các biến quan sát
là tương quan với nhau trong tổng thể (Sig = 0,000
<0,05). Vì thế, việc phân tích nhân tố là phù hợp và
phương sai trích đạt yêu cầu > 50%. Tất cả các chỉ
báo đều có Factor loading > 0,5 và các biến quan
sát đều gom lại đúng với các nhân tố như dự kiến
ban đầu của nghiên cứu này.
Việc thực hiện xoay các nhân tố làm mối tương
quan giữa các nhân tố và các biến lộ rõ, từ đó dễ
giải thích ma trận nhân tố. Số lượng các nhân tố
được trích này phù hợp với các thành phần ban
đầu của thang đo chất lượng dịch vụ (6 thành
phần) và thang đo sự hài lòng. Vì vậy, các khái
niệm nghiên cứu trong trường hợp này đạt được
giá trị phân biệt.
Kết quả phân tích tương quan Pearson cho
thấy Hệ số tương quan giữa sự hài lòng của học
viên với chính nó là 1, giữa sự hài lòng của học viên
với chương trình đạo tào là 0,424, với đội ngũ giảng
viên là 0,412, với cơ sở vật chất và trang thiết bị học
tập là 0,503, với năng lực phục vụ là 0,414, với thái
độ nhiệt tình cảm thông là 0,458 và với phát triển kỹ
năng mềm là 0,618. Qua đó, cho thấy rằng hệ số
tương quan giữa biến kỹ năng mềm và biến hài lòng
là cao nhất (0,618) chứng tỏ giữa hai yếu tố này có
mối liên hệ thuận khá chặt. Đồng thời hệ số tương
quan giữa các biến độc lập là tương đối thấp (cao
nhất chỉ ở mức 0,6), điều này cho ta thấy khả năng
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi
quy bội là tương đối thấp.
Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong
bảng 5 và 6.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
STT Ký hiệu Nhân tố Chỉ số báo Hệ số Cronbach’s Alpha Kết luận
1 qa Chương trình đào tạo qa1 → qa6 0,877 Đạt độ tin cậy
2 qb Đội ngũ giảng viên qb1 → qb7 0,871 Đạt độ tin cậy
3 qc Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập qc1 → qc5 0,848 Đạt độ tin cậy
4 qd Năng lực phục vụ qd1 → qd6 0,888 Đạt độ tin cậy
5 qe Thái độ nhiệt tình cảm thông qe1 → qe5 0,832 Đạt độ tin cậy
6 qf Phát triển kỹ năng mềm qf1 → qf3 0,897 Đạt độ tin cậy
7 qg Sự hài lòng của học viên qg1 → qg7 0,898 Đạt độ tin cậy
Bảng 5. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình
Mẫu Hệ số R Hệ số R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin-Watson
1 0,676a 0,457 0,446 0,950 1.406
Bảng 6. Phân tích hệ số hồi quy
Nhân tố
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa
T Sig.
Thống kê cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF
1 (Constant) 0,314 0,274 1,143 0,254
qa 0,056 0,058 0,055 0,962 0,337 0,559 1,788
qb 0,048 0,067 0,042 0,721 0,471 0,529 1,890
qc 0,165 0,052 0,170 3,193 0,002 0,634 1,577
qd 0,016 0,062 0,015 0,262 0,794 0,527 1,899
qe 0,202 0,057 0,180 3,526 0,000 0,692 1,445
qf 0,386 0,057 0,392 6,789 0,000 0,542 1,846
a. Dependent Variable: qg
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
172 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 5 có hệ số xác định R2 là 0,457 và hệ số
xác định R2 hiệu chỉnh là 0,446. Điều này nói lên
rằng độ thích hợp của mô hình là 44,6% hay nói
cách khác là 44,6% độ biến thiên của biến sự hài
lòng của học viên (qg) được giải thích chung bởi các
biến trong mô hình. Trị số thống kê F được tính từ
giá trị R2 có giá trị sig. rất nhỏ (sig = 0,000) cho thấy
sự thích hợp của mô hình hồi qui tuyến tính với tập
dữ liệu phân tích.
Hệ số phóng đại phương sai VIF trong bảng
6 cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng
tuyến giữa các biến độc lập (VIF < 2). Giá trị Sig.
của các biến qc-Cơ sở vật chất và trang thiết bị
học tập (sig=0,002), qe-Thái độ nhiệt tình cảm
thông (sig=0,000) và qf-Phát triển kỹ năng mềm
(sig=0,000) đều nhỏ hơn 0,05 do đó ta có thể nói
3 thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo này có ý
nghĩa thống kê. Các yếu tố: qa-Chương trình đào
tạo (sig=0,337); qb-Đội ngũ giảng viên (sig=0,471)
và qd-Năng lực phục vụ (sig=0,794) có sig.> 0,05
nên đều không có ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự hài
lòng của học viên.
Mô hình còn lại 3 nhân tố tác động là phát triển
kỹ năng mềm (β=0,386); Thái độ nhiệt tình cảm
thông (β=0,202); Cơ sở vật chất và trang thiết bị
học tập (β=0,165) có tác động tỷ lệ thuận với sự hài
lòng của học viên, trong đó biến phát triển kỹ năng
mềm là tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của
học viên..
Tuy nhiên, kết quả trên là kết quả lấy ý kiến từ
308 học viên theo học tại Trường Đại học Nha Trang,
nhưng về lý thuyết kinh tế, 3 thành phần không có
trong mô hình do hệ số sig>0,05 là qa-Chương trình
đào tạo; qb-Đội ngũ giảng viên và qd-Năng lực phục
vụ đều là những yếu tố quan trọng quyết định không
nhỏ đến sự hài lòng của người học. Trong bài viết
này chỉ đề cập đến các yếu tố thỏa mãn điều kiện
các biến có ý nghĩa thống kê, kết quả sẽ là tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan về sau.
Kết quả phân tích ANOVA để xét xem có sự
khác nhau về sự hài lòng của học viên theo các đặc
điểm cá nhân cho thấy có sự khác biệt về mức độ
hài lòng của học viên theo ngành học (sig=0,000),
các đặc điểm cá nhân khác không có sự khác biệt
về mức độ hài lòng của học viên (do sig>0,05)
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy 6 thành
phần chất lượng dịch vụ đào tạo trong mô hình đề
xuất, chỉ có 03 thành phần: Phát triển kỹ năng mềm,
Thái độ nhiệt tình cảm thông, Cơ sở vật chất và
trang thiết bị học tập có ảnh hưởng có ý nghĩa đến
sự hài lòng của học viên. Kiểm định mối liên hệ giữa
sự hài lòng của học viên và các đặc điểm cá nhân
cho kết quả: có sự khác biệt về mức độ hài lòng của
học viên theo ngành học.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu đo lường sự hài lòng của học viên
cao học của Trường Đại học Nha Trang đối với chất
lượng khóa học được tiến hành với 308 mẫu.
Về hệ thống thang đo, các thang đo lường các
thành phần tác động vào sự hài lòng của học viên
sau khi đề xuất đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho
phép. Kết quả nghiên cứu hệ số Cronbach Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy, các biến
quan sát thuộc 6 thành phần trong chất lượng khóa
học và sự hài lòng của học viên đều đạt giá trị yêu
cầu và có ý nghĩa trong thống kê.
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy
trong 6 thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo đã
đề xuất trong mô hình nghiên cứu, chỉ có 3 thành
phần là ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự hài lòng của
học viên về chất lượng khóa học: thành phần Phát
triển kỹ năng mềm (β6 = 0,386); thành phần Thái độ
nhiệt tình cảm thông (β5 = 0,202) và cuối cùng là
thành phần Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập
(β3 = 0,165).
So sánh mức độ hài lòng giữa các nhóm học
viên theo đặc điểm cá nhân, dựa trên kết quả phân
tích phương sai một yếu tố có sự khác nhau về mức
độ hài lòng giữa các học viên của các ngành học
khác nhau.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn học tập tại
Trường Đại học Nha Trang, tác giả đưa ra một số
kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bậc
Cao học của Trường như sau:
2.1. Đối với phát triển kỹ năng mềm:
- Về kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề của
học viên:
+ Tổ chức dạy học các học phần theo một trình
tự hợp lý và logic hơn, tạo mối liên hệ gắn kết giữa
các học phần giúp học viên tiếp thu thuận lợi hơn
đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình học tốt hơn.
+ Giảng viên cần đưa ra nhiều hơn các tình
huống thực tế và yêu cầu học viên đưa ra ý kiến,
phương pháp giải quyết vấn đề, từ đó sẽ góp phần
hỗ trợ học viên phát triển kỹ năng phân tích và giải
quyết các vấn đề phát sinh trong ngành nghề đào
tạo/chuyên môn.
+ Nhà trường có thể tổ chức các buổi giao lưu,
hội thảo hoặc các buổi chuyên đề với sự tham gia
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 173
của các CEO, các kỹ sư, giảng viên có kinh nghiệm
nhằm giúp học viên hiểu rõ hơn về lý thuyết cũng như
việc ứng dụng các lý thuyết đó vào thực tiễn đầy biến
động trong các chuyên ngành được đào tạo.
- Về khả năng làm việc nhóm
+ Giảng viên cần tăng cường giao các chủ đề
yêu cầu học viên làm việc theo nhóm.
+ Nhóm đăng ký một chủ đề nào đó có liên quan
đến học phần và tự bảo vệ chủ đề đó của mình
trước giảng viên và cả lớp.
+ Một lớp có thể chia thành nhiều nhóm, mỗi
nhóm từ 5 đến 7 người và nên xáo trộn các nhóm
với nhau để gia tăng khả năng hợp tác và hỗ trợ của
các thành viên trong lớp.
- Về kỹ năng viết trong khoa học
+ Giảng viên cần tăng cường giao viết tiểu luận,
báo cáo theo chủ đề của học phần.
+ Thiết kế các buổi hội thảo, chuyên đề về
phương thức viết và đăng báo khoa học với sự tham
gia của các giảng viên và các chuyên gia có kinh
nghiệm và thành tích về viết và đăng báo trên các
tạp chí trong và ngoài nước.
+ Nhà trường cần xây dựng cơ sở dữ liệu về các
bài báo đã được đăng của giảng viên, học viên trong
trường làm nguồn tài liệu tham khảo cho học viên.
+ Nhà trường cần liên kết với các tạp chí khoa
học trong và ngoài nước để tạo điều kiện thuận tiện
cho việc tham khảo và đăng báo của học viên.
2.2. Đối với thái độ nhiệt tình cảm thông của Nhà
trường đối với học viên: là việc thể hiện sự quan
tâm, chăm sóc, chia sẻ đến từng cá nhân học viên;
do đó, Nhà trường cần:
- Bố trí lịch học và thi hợp lý hơn, thông báo lịch
học và thi cho học viên một cách chính xác, kịp thời.
- Định kỳ lấy ý kiến của người học, tìm hiểu
những mong muốn và đáp ứng một cách hiệu
quả nhất để mức độ hài lòng của người học ngày
càng được cải thiện. Đây cũng là cơ hội tốt để Nhà
trường nhìn nhận lại mình thông qua cái nhìn của
người học, từ đó có thể phát huy những thế mạnh
cũng như mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh các yếu tố
không phù hợp, lỗi thời theo hướng tích cực nhằm
nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu của
Nhà trường.
2.3. Đối với cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập:
- Nhà trường cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa
hệ thống cơ sở vật chất, như hệ thống âm thanh,
ánh sáng, máy chiếu, website của Trường để cung
cấp những điều kiện học tập tốt nhất cho học viên.
- Thư viện điện tử cần được nâng cấp đa dạng
hóa tài liệu nghiên cứu, nâng cấp đường truyền để
việc truy cập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Hiển (2011), Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ dạy và học của Trường Đại học Nha Trang,
Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Nha Trang.
2. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học An
Giang, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học An Giang.
3. Nguyễn Thị Hồng Linh (2010), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khóa 1 về khóa học tại Trường Cao đẳng Nghề
Nha Trang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Nha Trang.
4. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản (2005), Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của
Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM, Kỷ yếu Hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, trang 305-319.
5. Nguyễn Thị Thắm (2010), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên,
ĐH Quốc gia TP.HCM, Luận văn Thạc sĩ, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
6. Vũ Quang Việt (2007), Giáo dục tư hay công- nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế, Báo Thông tin khoa học xã hội, số 1.2007.
Tiếng Anh
7. Burrows, A. & Harvey, L. (1993). Defi ning quality in higher education – the stakeholder approach. In M. Shaw & E. Roper
(Eds.). Quality in Education and Training: 44-50
8. Costas, Z. & Vasiliki, V. (2007). Service Quality Assessment in A Greek Higher Education Institute. Journal of Business
Economics and Management, 9 (1), 33-45.
9. Harvey, L & Green, D 1993, Defi ning Quality, Assessment and Evaluation in HE, vol.18, no.1, 9-14.
10. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1985), A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for
Future Research, Journal of Maketing, 49 (fall): 41-50.
11. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1991), More on Improving Service Quality Measurement, Journal of
Retailing, 69 (1): 140-47.
12. ớithiệu/giớithiệuchung.aspx
13. Zeithaml, V. A. & M. J. Bitner (2000), Services Marketing: Integrating Customer Focus Across the Firm, Irwin McGraw- Hill.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_su_hai_long_cua_hoc_vien_cao_hoc_truong_dai_hoc_nha.pdf