Đánh giá khả năng tổn thương sinh kế của cộng đồng khai thác thủy sản - Trường hợp hai thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

1. Kết luận - Chỉ số LVI cho thấy đối với hai cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo, khả năng tổn thương tăng dần theo thứ tự các yếu tố chính từ đặc điểm hộ, sức khỏe, vốn tài chính, chiến lược sinh kế, đến mạng lưới xã hội và suy giảm nguồn lợi, và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác. Riêng yếu tố xung đột/mâu thuẫn trong hoạt động khai thác thể hiện trái ngược nhau ở hai cộng đồng. - Giá trị chỉ số tổn thương sinh kế của hai cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo lần lượt bằng 0,406 và 0,316 cho thấy tính dễ tổn thương cao và giá trị các yếu tố chính thay đổi trong khoảng từ 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất) với khoảng dao động là 0,2. - Chỉ số LVI-Fishing của hai cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo lần lượt bằng 0,0529 và 0,0448 cho thấy khả năng tổn thương trước những ảnh hưởng đến hoạt động khai thác ở mức cao.

pdf10 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng tổn thương sinh kế của cộng đồng khai thác thủy sản - Trường hợp hai thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỔN THƯƠNG SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG KHAI THÁC THỦY SẢN - TRƯỜNG HỢP HAI THÔN NGỌC DIÊM VÀ TÂN ĐẢO, XÃ NINH ÍCH, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA ASSESSING LIVELIHOOD VULNERABILITY OF TWO FISHING COMMUNITIES - CASE STUDY OF NGOC DIEM AND TAN DAO VIL- LAGES, NINH ICH COMMUNE, NINH HOA TOWN, KHANH HOA PROVINCE Nguyễn Văn Quỳnh Bôi1 Ngày nhận bài: 7/10/2017; Ngày phản biện thông qua: 10/12/2017; Ngày duyệt đăng: 29/12/2017 TÓM TẮT Mô phỏng theo chỉ số tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index – LVI) được đề xuất bởi Haln và cộng sự (2009), nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương sinh kế của hai cộng đồng khai thác tại thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (Participatory research). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số LVI đối với hai cộng đồng phụ thuộc tăng dần theo thứ tự các yếu tố chính từ đặc điểm hộ, sức khỏe, vốn tài chính, chiến lược sinh kế, đến mạng lưới xã hội, và suy giảm nguồn lợi và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác. Riêng yếu tố xung đột/mâu thuẫn trong hoạt động khai thác thể hiện trái ngược nhau ở hai cộng đồng. Chỉ số LVI của hai cộng đồng lần lượt bằng 0,406 và 0,316 cho thấy tính dễ tổn thương cao và giá trị các yếu tố chính thay đổi trong khoảng từ 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất) với khoảng dao động là 0,2. Chỉ số LVI-Fishing của hai cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo lần lượt bằng 0,0529 và 0,0448 cho thấy khả năng tổn thương trước những ảnh hưởng đến hoạt động khai thác ở mức cao. Từ khóa: Chỉ số tổn thương sinh kế, Cộng đồng khai thác thủy sản, Nghiên cứu có sự tham gia ABSTRACT Imitating Livelihood Vulnerability Index (LVI) raised by Haln et al. (2009), a study of assessing livelihood vulnerability of two fi shing communities at Ngoc Diem and Tan Dao villages, Ninh Ich commune, Ninh Hoa town, Khanh Hoa province was conducted applying Participatory Research method. Result of the study shows that LVI of two communities increasingly dependent on major components of socio-demographic profi le, health, fi nancial asset, livelihood strategy, social networks and aquatic resource degradation and adverse changes of fi shing ground. Only component of confl icts in fi shing activities presents contrastingly for two communities. The LVIs of two communities at Ngoc Diem and Tan Dao villages are respectively 0.406 and 0.316 showing high livdelihood vunerability and values of major component fl uctuate from 0 (lowest vulnerability) to 1 (highest vulnerability) with fl uctuating step of 0.2. The LVIs-Fishing of two fi shing communities at Ngoc Diem and Tan Dao villages are respectively 0.0529 and 0.0448 indicating high vulnerability under effects on fi shing activities. Key words: Livelihood vunerability index, Fishing community, Participatory research 1 Việ n Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đạ i họ c Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Là một thủy vực giàu dinh dưỡng với đa dạng hệ sinh thái, đầm Nha Phu được xem là môi trường thuận lợi cho sự phân bố, sinh sản và sinh trưởng của nhiều loài sinh vật biển [3, 8]. Nhờ vào sự giàu có và đa dạng nguồn lợi thủy sản, đầm Nha Phu cung ứng nguồn sống trực tiếp và gián tiếp cho hàng nghìn cư dân của các thôn thuộc 6 xã/phường của thị xã Ninh Hòa (các xã Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Giang, Ninh Phú, Ninh Vân và phường Ninh Hà). Tuy nhiên, đầm Nha Phu đã và đang hứng chịu những tác động gây suy thoái môi trường và suy giảm nguồn lợi thủy sản do việc khai thác bằng các công cụ, phương tiện mang tính hủy diệt và nhiều họat động kinh tế khác như phá rừng ngập mặn, chất thải dân sinh, .... [6, 7, 8]. Theo đó, tình hình suy thoái nguồn lợi thủy sản chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến sinh kế của các cộng đồng khai thác có đời sống phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lợi này. Các kết quả nghiên cứu của Võ Thiên Lăng (2001), Lại Văn Hùng (2004), Nguyễn Văn Quỳnh Bôi và cộng sự (2009) cho thấy mặc dù đã có nhiều giải pháp được đề xuất nhưng nhìn chung tình hình vẫn chưa được cải thiện. Nghiên cứu của những tác giả này chỉ ra rằng cùng với ô nhiễm môi trường và nhận thức của cộng đồng thấp, hoạt động khai thác quá mức, thậm chí mang tính hủy diệt đã làm cuộc sống cư dân địa phương ngày càng khó khăn do cạn kiệt nguồn lợi. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sự suy thoái nguồn lợi thủy sản đối với sinh kế của những cộng đồng khai thác vùng đầm nhằm định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực trong thời gian đến. Sinh kế, theo định nghĩa của Chambers và Conway (1992) bao gồm các khả năng, nguồn lực và những hoạt động cần thiết cho việc kiếm sống. Một sinh kế bền vững khi nó có thể thích ứng với những thay đổi đột ngột và phục hồi trở lại, và duy trì hoặc nâng cao các khả năng và nguồn lực cả ở hiện tại và trong tương lai mà không làm suy thoái cơ sở tài nguyên thiên nhiên [10]. Phương pháp tiếp cận sinh kế cho phép đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hay tạo ra cơ hội trong sinh kế (dự án IMOLA, 2006). Trên cơ sở này, việc áp dụng phương pháp pháp pháp tiếp cận sinh kế sẽ giúp đánh giá được vai trò của nguồn lợi thủy sản đối với đời sống cộng đồng khai thác vùng đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa mà cụ thể ảnh hưởng của sự suy thoái nguồn lợi thủy sản đến sinh kế cộng đồng nhằm định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với cộng đồng trong tương lai. Bài viết này trình bày các kết quả khảo sát khả năng tổn thương sinh kế tại hai thôn Tân Đảo và Ngọc Diêm thuộc xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học và khung phân tích Cơ sở khoa học của nghiên cứu dựa những nguồn lực (còn gọi là tài sản sinh kế - assets) có sẵn đối với cộng đồng (để mưu sinh). Theo đó, việc phân tích khả năng tổn thương sinh kế được thực hiện dựa trên cơ sở “Khung sinh kế bền vững” (Sustainable Livelihood Framework - SLF) đề xuất bởi Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (Department for International Development – DFID) năm 2001. 16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 2. Phương pháp nghiên cứu Dựa theo cách tiếp cận của Haln và cộng sự (2009); cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về khả năng tổn thương sinh kế được công bố ở Việt Nam như các công bố của Nguyễn Văn Quỳnh Bôi và Đoàn Thị Thanh Kiều (2012), Lê Thị Diệu Hiền và cộng sự (2014), Nguyễn Quốc Nghị (2016), Nhìn chung, cách tính toán chỉ số tổn thương sinh kế của các tác giả này đều được mô phỏng theo công thức được đề xuất của Haln và cộng sự (2009) với một vài thay đổi về các yếu tố đóng góp để phù hợp với đối tượng và tình hình thực tế của mỗi nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện từ 02/2017 đến 8/2017 tại hai thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa áp dụng phương áp nghiên cứu có sự tham gia (Participatory research) sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview) đối với hộ gia đình và người cung cấp thông tin chủ chốt (key-informant). Cộng đồng khai thác trong nghiên cứu này bao gồm những hộ có thành viên tham gia hoạt động khai thác thủy sản với bất kỳ hình thức nào. Nguồn số liệu sơ cấp được tổng hợp dựa trên phỏng vấn trực tiếp các hộ hành nghề khai thác tại hai địa phương với số mẫu điều tra được tính theo theo công thức: n = N/(1 + N.e2) [12]. Với : - n: kích cỡ mẫu - N: tổng số hộ tham gia khai thác - e: xác suất có khả năng gặp sai số loại 2 (thông thường 10%) Các hộ phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ tham gia hoạt động khai thác trong cộng đồng. Hình 1. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001; dẫn theo bản dịch của dự án IMOLA, 2006) Các nhân tố đóng góp đến khả năng tổn thương của cộng đồng khai thác được tóm tắt qua bảng sau: Bảng 1. Sự đóng góp của các nhân tố “khai thác thủy sản” đến các yếu tố tổn thương chính Các tác nhân đóng góp theo khai thác thủy sản đối với các yếu tố chính của khả năng tổn thương Sự phô bày (sự thể hiện của tác động) Sự suy giảm nguồn lợi và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác thủy sản Các xung đột nảy sinh trong hoạt động khai thác Khả năng thích ứng Đặc điểm hộ Chiến lược sinh kế Mạng lưới xã hội Tính dễ tổn thương Sức khỏe Vốn tài chính (Nguồn: Mô phỏng theo Hahn và cộng sự, 2009) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17 Tuy nhiên, đối với thôn Tân Đảo, do tổng số hộ tham gia khai thác không lớn nên số hộ điều tra được nâng lên đến 50 (thay vì 41 nếu tính theo công thức) nhằm làm giảm sai số. Hình 2. Bản đồ khu vực nghiên cứu (Nguồn: google earth) Bảng 2. Số hộ điều tra tại hai thôn Tân Đảo và Ngọc Diêm Thôn Tổng số hộ Số hộ tham gia khai thác Số phiếu điều tra Tân Đảo 263 70 50 Ngọc Diêm 530 200 67 - Cách tính chỉ số tổn thương LVI: Mô phỏng theo Haln và cộng sự (2009), có một vài thay đổi nhỏ trong các yếu tố chính của LVI để phù hợp với điều kiện nghiên cứu, ví dụ yếu tố lương thực - thực phẩm được thay thế bằng yếu tố vốn tài chính, yếu tố phụ khoảng cách đến bệnh viện được thay thế bằng số ngày ở bệnh viện kiểm tra/theo dõi sức khỏe.... Do mỗi yếu tố phụ (sub-component) được đo lường theo một hệ thống khác nhau nên cần thiết phải chuẩn hóa để trở thành một chỉ số theo phương trình dưới dây: Trong đó: Sd là giá trị gốc yếu tố phụ (giá trị thực) đối với địa phương (thôn) d, và Smin và Smax lần lượt là các giá trị tối thiểu và tối đa. Sau khi được chuẩn hóa, các yếu tố phụ được lấy trung bình để tính giá trị của mỗi yếu tố chính (major component) bằng cách áp dụng phương trình sau: Với: Md là một trong bảy yếu tố chính đối với địa phương (thôn) d, indexsdi thể hiện các yếu tố phụ được ghi chỉ số theo i, chúng tạo nên mỗi yếu tố chính, và n là số lượng yếu tố phụ trong mỗi yếu tố chính. Khi giá trị của các yếu tố chính được xác định, chỉ số tổn thương sinh kế cấp địa phương (thôn) được tính toán theo phương trình: Với: LVId là chỉ số tổn thương sinh kế địa phương (thôn) d, tương ứng với trung bình có trọng số tất cả 7 yếu tố chính. Trọng số của mỗi yếu tố chính WMi được xác định bằng số lượng các yếu tố phụ tạo nên các yếu tố chính. Trong nghiên cứu này, giá trị chỉ số LVI dao động trong khoảng 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất). - Cách tính LVI-Fishing: Mô phỏng phương thức tập hợp các yếu tố theo cách tiếp cận của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu 18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) để đánh giá tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương sinh kế đối với hoạt động khai thác thủy sản (LVI-Fishing) của các cộng đồng trong nghiên cứu này được tính dựa theo sự suy giảm nguồn lợi và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác thủy sản, và các xung đột nảy sinh trong hoạt động khai thác. Thay vì hợp nhất các yếu tố chính vào LVI trong một bước, cách tiếp cận này kết hợp các yếu tố chính theo Bảng 2 bằng cách sử dụng công thức: Trong đó CFd là một tác nhân “đóng góp” theo hoạt động khai thác thủy sản (Exposure – e: sự phô bày, Sensitivity – s: sự nhạy cảm/ tính dễ bị tổn thương, và Adaptive Capacity – a: khả năng thích ứng), Mdi là yếu tố chính cho địa phương (thôn) d được ghi chỉ số theo i, WMi là trọng số của mỗi yếu tố chính và n là số yếu tố chính trong mỗi tác nhân đóng góp. Sau đó 3 yếu tố trên được tính toán qua phương trình sau: LVI-Fishing = (e – a) * s Trong nghiên cứu này, giá trị của LVI- Fishing dao động từ -1 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Dựa trên nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, kết quả nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 3. Bảng 3 cho thấy chỉ số của các yếu tố phụ được xem xét thuộc cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Ngọc Diêm khá lớn so với chỉ số của cùng yếu tố phụ thuộc cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Tân Đảo. Kết quả này chỉ ra tính nhạy cảm đối với các tác động đến sinh kế của cộng đồng khai thác tại thôn Ngọc Diêm so với cộng đồng khai thác tại thôn Tân Đảo. Bảng 3: Giá trị các yếu tố phụ, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất - của chỉ số LVI đối với cộng đồng khai thác tại thôn Ngọc Diêm và thôn Tân Đảo Các yếu tố chính Các yếu tố phụ Đơn vị tính Chỉ số Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Đặc điểm hộ Tỷ lệ phụ thuộc % 32,12 - 35,78 100 0 Tỷ lệ số hộ có chủ hộ thất học % 8,96 - 4,00 100 0 Tỷ lệ số hộ có trẻ em mồ côi % 2,99 - 0,00 100 0 Tỷ lệ số hộ có chủ hộ là nữ % 5,97 - 0,00 100 0 Chiến lược sinh kế Tỷ lệ hộ không có nguồn thu ổn định % 74,63 - 44,00 100 0 Tỷ lệ hộ không có khả năng tích lũy % 22,39 - 0,00 100 0 Tỷ lệ hộ có lao động làm thuê % 37,31 - 50,00 100 0 Thời gian thất nghiệp Tháng/năm 3 - 2 12 0 Sức khỏe Số ngày ở cơ sở y tế để kiểm tra/theo dõi sức khỏe Ngày/năm 5 - 4 360 0 Tỷ lệ số hộ có thành viên mắc bệnh kinh niên % 14,9 - 14,00 100 0 Mạng lưới xã hội Tỷ lệ số hộ không được hỗ trợ (ở bất kỳ hình thức nào) % 100 - 100 100 0 Tỷ lệ số hộ có nhu cầu hỗ trợ (dưới bất kỳ hình thức nào) % 8,96 - 32,00 100 0 Vốn tài chính Tỷ lệ số hộ có vay vốn ngân hàng % 14,93 - 38,00 100 0 Suy giảm nguồn lợi và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác Mức độ bắt gặp các hình thức khai thác hủy diệt % 49,25 - 100 100 0 Tỷ lệ số hộ đánh giá sản lượng khai thác giảm so với trước đây % 100 - 100 100 0 Tỷ lệ số hộ đánh giá môi trường vùng khai thác bị ô nhiễm % 100 - 100 100 0 Xung đột/mâu thuẫn trong hoạt động khai thác Tỷ lệ số hộ đánh giá rằng có xảy ra xung đột trong hoạt động khai thác % 83,58 - 0,00 100 0 Tỷ lệ số hộ đánh giá xung đột chưa được giải quyết triệt để % 53,73 - 0,00 100 0 Tỷ lệ số hộ đánh giá rằng xung đột chỉ thể hiện ngấm ngầm % 80,60 - 0,00 100 0 Ghi chú: Ở cột Chỉ số, giá trị đứng trước tương ứng thôn Ngọc Diêm, giá trị đứng sau tương ứng thôn Tân Đảo(Nguồn: Số liệu điều tra) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19 Dựa theo các yếu tố phụ được trình bày qua Bảng 3, có thể xác định các yếu tố chính của chỉ số LVI đối với cộng đồng khai thác thủy sản tại hai thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo thể hiện ở Bảng 4. Dựa vào Bảng 4, có thể tính được chỉ số tổn thương sinh kế của cộng đồng khai thác tại thôn Ngọc Diêm là LVIND= 0,406 và tại thôn Tân Đảo là LVITĐ = 0,316. Kết quả này cho thấy cả hai cộng đồng nhạy cảm với các yếu tố chi phối sinh kế, đáng lưu ý là cộng đồng khai thác ở thôn Ngọc Diêm. Bảng 4. Giá trị các yếu tố chính của chỉ số LVI đối với cộng đồng khai thác tại thôn Ngọc Diêm và thôn Tân Đảo Các yếu tố phụ Chỉ số Các yếu tố chính Chỉ số Tỷ lệ phụ thuộc 0,32– 0,36 Đặc điểm hộ 0,010 – 0,010 Tỷ lệ số hộ có chủ hộ thất học 0,09 – 0,04 Tỷ lệ số hộ có trẻ em mồ côi 0,03 – 0,00 Tỷ lệ số hộ có chủ hộ là nữ 0,06 – 0,00 Tỷ lệ hộ không có nguồn thu ổn định 0,75 – 0,44 Chiến lược sinh kế 0,398 – 0,278 Tỷ lệ hộ không có khả năng tích lũy 0,22 – 0,00 Tỷ lệ hộ có lao động làm thuê 0,37 – 0,50 Thời gian thất nghiệp 0,25 – 0,17 Số ngày ở cơ sở y tế để kiểm tra/theo dõi sức khỏe 0,014 – 0,011 Sức khỏe 0,082 – 0,076 Tỷ lệ số hộ có thành viên mắc bệnh kinh niên 0,15 – 0,14 Tỷ lệ số hộ không được hỗ trợ (ở bất kỳ hình thức nào) 1,00 – 1,00 Mạng lưới xã hội 0,545 – 0,660 Tỷ lệ số hộ có nhu cầu hỗ trợ (dưới bất kỳ hình thức nào) 0,09 – 0,32 Tỷ lệ số hộ có vay vốn từ các nguồn khác nhau 0,15 – 0,38 Vốn tài chính 0,150 – 0,380 Mức độ bắt gặp các hình thức khai thác hủy diệt 0,49 – 1,00 Suy giảm nguồn lợi và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác 0,830 – 1,000 Tỷ lệ số hộ đánh giá sản lượng khai thác giảm so với trước đây 1,00 – 1,00 Tỷ lệ số hộ đánh giá môi trường vùng khai thác bị ô nhiễm 1,00 – 1,00 Tỷ lệ số hộ đánh giá rằng có xảy ra xung đột trong hoạt động khai thác 0,84 – 0,00 Xung đột/mâu thuẫn trong hoạt động khai thác 0,726 – 0,000 Tỷ lệ số hộ đánh giá xung đột chưa được giải quyết triệt để 0,54 – 0,00 Tỷ lệ số hộ đánh giá rằng xung đột chỉ thể hiện ngấm ngầm 0,81 – 0,00 Ghi chú: Ở cột Chỉ số, giá trị đứng trước tương ứng thôn Ngọc Diêm, giá trị đứng sau tương ứng thôn Tân Đảo (Nguồn: Số liệu điều tra) 20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 Các kết quả được trình bày qua Bảng 4 cho thấy các yếu tố đáng quan tâm ở cả hai thôn là sự suy giảm nguồn lợi và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác (do ô nhiễm môi trường), và mạng lưới xã hội; lần lượt là 83% và 100%. Kết quả điều tra cho thấy, mức độ bắt gặp các hình thức khai thác hủy diệt đều cao ở cả hai thôn, đặc biệt ở thôn Tân Đảo, lần lượt là 49% và 100%. Cùng với điều đó, 100% các hộ khai thác được khảo sát ở cả hai thôn đều cho rằng môi trường vùng khai thác đã bị ô nhiễm. Điều này thống nhất với các kết quả khảo sát trước đây của Võ Thiên Lăng (2001); Nguyễn Văn Quỳnh Bôi và cộng sự (2009) và Trần Huy (2013). Những vấn đề này đã dẫn đến sản lượng khai thác giảm dần so theo thời gian, ngày càng tăng áp lực lên sinh kế của mỗi cộng đồng và kéo theo là nguồn lợi thủy sản vùng đầm tiếp tục suy giảm. Về yếu tố mạng lưới xã hội, 100% số hộ thuộc hai cộng đồng khai thác không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào trong khi nhiều hộ, đặc biệt thuộc cộng đồng khai thác thôn Tân Đảo (32%), có nhu cầu được hỗ trợ để cải thiện sinh kế. Điều này dễ hiểu khi xem xét đến tỷ lệ hộ không có nguồn thu ổn định và tỷ lệ lao động làm thuê ở hai cộng đồng, lần lượt theo thứ tự Ngọc Diêm – Tân Đảo là 75% – 44% và 37% – 50%. Bên cạnh đó, do điều kiện riêng, mỗi cộng đồng đặt ra những tình huống cần xem xét về vấn đề tổn thương sinh kế. Đối với cộng đồng khai thác của thôn Ngọc Diêm là chiến lược sinh kế và xung đột – mâu thuẫn trong khai thác, lần lượt có chỉ số 0,398 và 0,726; trong khi vấn đề của cộng đồng khai thác ở thôn Tân Đảo là vốn tài chính với chỉ số 0,38. Kết quả khảo sát cho thấy rằng mặc dù cộng đồng khai thác thủy sản ở thôn Ngọc Diêm có tỷ lệ số hộ có lao động làm thuê thấp hơn so với thôn Tân Đảo nhưng chỉ số thời gian thất nghiệp lại cao hơn và tỷ lệ số hộ có nguồn thu không ổn định cao hơn nhiều kéo theo là tỷ lệ số hộ không có khả năng tích lũy cao lên đến 22%. Ngược lại, chỉ số này của cộng đồng khai thác ở thôn Tân Đảo là 0%. Điều này có thể lý giải là do cộng đồng khai thác ở thôn Tân Đảo không lớn, bên cạnh nguồn thu từ khai thác thủy sản, 54% số hộ có nguồn thu nhập thứ hai từ các hoạt động khác bao gồm chủ yếu là làm công nhân. Số lao động với công việc không ổn định thấp hơn nên thời gian thất nghiệp cũng ngắn hơn. Theo đó, tỷ lệ số hộ không có nguồn thu ổn định thấp hơn và không có hộ nào không có khả năng tích lũy. Đối với nguồn lợi thủy sản, các hộ chủ yếu áp dụng loại hình khai thác cố định với ngư cụ là nò (sáo) nên vấn đề xung đột cũng không xảy ra. Những khía cạnh này đối với cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Ngọc Diêm có tính chất ngược lại với chỉ 37,3% số hộ có nguồn thu nhập thứ hai chủ yếu là nuôi trồng thủy sản và buôn bán. Bên cạnh cào sò, lặn bắt tôm hùm giống, đặt lờ,hoạt động khai thác chủ yếu là đánh lưới cước với 100% số hộ thực hiên. Do vậy, chi phí ngư cụ và phương tiện khá cao nhưng thu nhập không ổn định. Đồng thời, mâu thuẫn và xung đột trong hoạt động khai thác cũng nảy sinh với chỉ số 0,76. Tuy nhiên, để có được kết quả sinh kế, tỷ lệ vay vốn của cộng đồng khai thác ở thôn Tân Đảo lên đến 38% so với 15% của cộng đồng khai thác tại thôn Ngọc Diêm. Điều đó bắt buộc các hộ phải tích lũy để thanh toán các khoản vay làm tỷ lệ này đối với cộng đồng khai thác ở thôn Tân Đảo tăng lên (tỷ lệ số hộ không có khả năng tích lũy là 0%). Những kết quả nêu trên được thể hiện qua Hình 3. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21 So sánh với một số công bố về tổn thương sinh kế cộng đồng khác, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hai cộng đồng khai thác thủy sản ở thôn Ngọc Diêm và thôn Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có khả năng tổn thương sinh kế cao hơn so với các cộng đồng xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam với LVI = 0,212 [5] và xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau với LVI = 0,26 [2] cũng như cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau nói chung với 0,254 [6]. Tuy nhiên, điều này không thực sự ý nghĩa do trong công thức tính toán chỉ số có một số khác biệt về các yếu tố phụ cấu thành nên những yếu tố chính được xem xét theo đặc điểm riêng của mỗi địa phương. Hình 3. Đồ thị thể hiện chỉ số tổn thương sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản tại hai thôn nghiên cứu (Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Bảng 5. Các nhân tố đưa đến tính dễ bị tổn thương theo khía cạnh khai thác của cộng đồng khai thác thủy sản Sự phô bày (sự thể hiện của tác động) 0,778 – 0,500 Khả năng thích ứng 0,273 – 0,247 Tính nhạy cảm (dễ bị tổn thương) 0,105 – 0,177 LVI - Fishing 0,0529 – 0,0448 Ghi chú: Giá trị đứng trước tương ứng thôn Ngọc Diêm, giá trị đứng sau tương ứng thôn Tân Đảo (Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Kết quả trình bày qua Bảng 5 cho thấy chỉ số tổn thương sinh kế cộng đồng khai thác (LVI-Fishing) ở hai thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo ở mức cao lần lượt là 0,0529 và 0,0448. Sự tác động của 3 nhân tố (sự phô bày, khả năng thích nghi và sự nhạy cảm/tính dễ bị tổn thương) thể hiện qua tam giác tổn thương dưới đây (Hình 4). Hình 4. Đồ thị thể hiện sự phân bố các yếu tố của chỉ số tổn thương đối với cộng đồng khai thác tại hai thôn nghiên cứu (Nguồn: Kết quả nghiên cứu) 22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 Từ Hình 4 có thể thấy sự phô bày đối với sự suy giảm nguồn lợi và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác, và các xung đột nảy sinh trong hoạt động khai thác đối với cộng đồng khai thác ở cả hai thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo là rất cao lần lượt lên đến 0,778 và 0,500. Mặc dù, tính nhạy cảm của hai cộng đồng bao gồm sức khỏe và vốn tài chính rất thấp lần lượt là 0,105 và 0,177. Nhưng, khả năng thích ứng của cả hai cộng đồng đều không cao với giá trị lần lượt là 0,273 và 0,247. Kết quả này chỉ ra rằng chính quyền các cấp cần có các giải pháp để cải thiện đặc điểm hộ, chiến lược sinh kế và mạng lưới xã hội của hai cộng đồng nhằm giảm khả năng tổn thương đối với hoạt động sinh kế là khai thác. Rõ ràng vấn đề cấp bách nhất là bảo tồn nguồn lợi thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường vùng đầm và giảm tình trạng xung đột để làm giảm sự phô bày của cả hai cộng đồng trước các tác động này. Những trình bày nêu trên cho thấy mặc dù có thể so sánh sinh kế của các địa phương nói chung hoặc những cộng đồng khai thác thủy sản nói riêng, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng một vài yếu tố cần phải xem xét để có thể phản ánh chính xác hơn khả năng tổn thương sinh kế của cộng đồng. Theo truyền thống của người Việt Nam, nhiều trường hợp người cao tuổi trong gia đình được xem là chủ hộ. Điều này có thể đã làm tăng chỉ số các yếu tố phụ là tỷ lệ số hộ có chủ hộ thất học và tỷ lệ số hộ có chủ hộ là nữ đối với yếu tố đặc điểm hộ, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, số thành viên của hộ có bảo hiểm y tế được xem là một yếu tố phụ quan trọng cần được bổ sung cho yếu tố chính là sức khỏe để đánh giá khả năng tổn thương sinh kế. Tương tự như vậy, tỷ lệ tiếp cận thông tin nên được xem là một yếu tố phụ đối với yếu tố chính là mạng lưới xã hội, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế nghiên cứu, trong trường hợp có thể thu được số liệu chính xác, tổng thu nhập, chi phí thường xuyên và các chi phí bất thường (hoặc tổng tích lũy) của hộ/gia đình đóng vai trò là một chỉ báo quan trọng về vốn tài chính. IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Dựa trên những kết quả và phân tích trên đây, có thể đi đến các kết luận và khuyến nghị sau: 1. Kết luận - Chỉ số LVI cho thấy đối với hai cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo, khả năng tổn thương tăng dần theo thứ tự các yếu tố chính từ đặc điểm hộ, sức khỏe, vốn tài chính, chiến lược sinh kế, đến mạng lưới xã hội và suy giảm nguồn lợi, và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác. Riêng yếu tố xung đột/mâu thuẫn trong hoạt động khai thác thể hiện trái ngược nhau ở hai cộng đồng. - Giá trị chỉ số tổn thương sinh kế của hai cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo lần lượt bằng 0,406 và 0,316 cho thấy tính dễ tổn thương cao và giá trị các yếu tố chính thay đổi trong khoảng từ 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất) với khoảng dao động là 0,2. - Chỉ số LVI-Fishing của hai cộng đồng khai thác thủy sản tại thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo lần lượt bằng 0,0529 và 0,0448 cho thấy khả năng tổn thương trước những ảnh hưởng đến hoạt động khai thác ở mức cao. 2. Khuyến nghị Để giảm thiểu khả năng tổn thương sinh kế đối với cộng đồng khai thác tại hai thôn nghiên cứu, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành có liên quan cần: - Chú trọng nâng cao dân trí, thường xuyên vận động ngư dân tham gia các lớp học bổ túc văn hóa để ngư dân ý thức được vấn đề của mình, đồng thời kết hợp mở các lớp đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật nhằm tạo cơ hội đa dạng hóa hoạt động tạo thu nhập cho cộng đồng khai thác; - Vận động các nguồn tài trợ để thiết lập nguồn quỹ vay vốn ưu đãi, đồng thời xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế đối với cộng đồng khai thác; Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23 - Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo nhiều hình thức khác nhau, đồng thời phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ môi trường – nguồn lợi và hạn chế xung đột. Để đánh giá chính xác hơn khả năng tổn thương của sinh kế của cộng đồng, nên: - Xem xét yếu tố chủ hộ thất học và chủ hộ là nữ chỉ trong trường hợp chủ hộ ở độ tuổi lao động hoặc là lao động tạo thu nhập chính của hộ đối với yếu tố đặc điểm hộ, - Bổ sung các yếu tố phụ bao gồm bảo hiểm y tế đối với vấn đề sức khỏe, tỷ lệ tiếp cận thông tin đối với yếu tố mạng lưới xã hội (đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa), - Cân nhắc xem xét các yếu tố phụ tổng thu nhập, chi phí thường xuyên và các chi phí bất thường hoặc tổng tích lũy của hộ/gia đình trong trường hợp có thể thu được số liệu chính xác để đánh giá vốn tài chính. Lời cảm ơn: Tác giả xin chân thành cảm ơn các sinh viên lớp 55-QLNLTS bao gồm Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Trọng Nghĩa, Bùi Văn Dương, Phạm Tấn Toàn, Ngô Tùng Lê, Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Phương Thảo và Phạm Thị Ngọc Thắm đã hỗ trợ điều tra. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Dự án IMOLA-Huế, 2006 (Bản dịch). Cẩm nang: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phân tích sinh kế bền vững. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế. 2. Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Quốc Nghị, Trần Thị Diễm Cần và Nguyễn Xuân Trúc, 2014. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 32 (2014): 103 – 108. 3. Lại Văn Hùng, 2004. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đầm Nha Phu - tỉnh Khánh Hòa và đề xuất các giải pháp cải thiện và bảo vệ môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản. Báo cáo đề tài, Đại học thủy sản. 4. Nguyễn Quốc Nghị, 2016. Đánh giá tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 4 – 2016. 5. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi và Đoàn Thị Thanh Kiều, 2012. Áp dụng chỉ số tổn thương trong nghiên cứu sinh kế - Trường hợp xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 24b (2012): 251 – 260. 6. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Trần Văn Phước, Vũ Thị Thùy Minh; 2009. Quyền tài sản đối với tài nguyên dùng chung tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam (Property right over common pool resources at Nha Phu lagoon, Khanh Hoa province, Viet Nam). Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản, Số đặc biệt, các trang 84 – 91, 2009. (Journal of Science – Technology of Fisheries, Special issue, pp 84 – 91; 2009). 7. Trần Huy, 2013. Giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Nha Phu. Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Khai thác thủy sản. Trường Đại học Nha Trang. 8. Võ Thiên Lăng, 2001. Một số vấn đề về quản lý nguồn lợi thủy sản trên cơ sở cộng đồng tại các thôn biển xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa - stenet.gov.vn/details.asp?Object=1292058&news_ ID=4471576; accessed 20/05/2009 Tiếng Anh 9. Chambers R., and Conway G.R., 1992. Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts for the 21st Century. IDS (Institute of Development Studies) Discussion Paper 296 (https://www.ids.ac.uk/publication/sustainable- rural-livelihoods-practical-concepts-for-the-21st-century; accessed 25/7/2014). 10. Marie-Caroline Badjeck, Edward H. Allison, Ashley S. Halls and Nicholas K. Dulvy; 2009. Impacts of climate variability and change on fi shery-based livelihoods. Marine Policy. 11. Micah B. Hahn, Anne M. Riederer, Stanley O. Foster, 2009. The Livelihood Vulnerability Index: A pragmatic approach to assessing risks from climate variability and change-A case study in Mozambique. Global Environ. Change. (in press - doi:10.1016/j.gloenvcha.2008.11.002) 12. Ram C.Bhuje, 2007. Statistics for aquaculture, Asian Institure of Technology (AIT). Wiley-Blackwell.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_ton_thuong_sinh_ke_cua_cong_dong_khai_thac.pdf