Đánh giá thành phần dinh dưỡng cơ bản của sinh khối Artemia franciscana

Sinh khối Artemia franciscana có hàm lượng protein 57,74% trọng lượng khô, lipid 26,78% trọng lượng khô. Bằng phương pháp sắc ký khí (GC/FID) trên máy GC-6890 của hãng Agilent - Mỹ, sinh khối Artemia franciscana chứa khá đấy đủ các loại acid amin 16/20, đặc biệt có 7/8 loại acid amin thiết yếu cũng như rất giàu acid béo không bão hòa mạch cao, chiếm 52,31% tổng acid béo và acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi, chiếm 7,43% tổng acid béo. Vì vậy, sinh khối Artemia franciscana có thể được đánh giá là loại nguyên liệu dùng làm thức ăn giàu chất dinh dưỡng

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thành phần dinh dưỡng cơ bản của sinh khối Artemia franciscana, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CƠ BẢN CỦA SINH KHỐI ARTEMIA FRANCISCANA EVALUATION BASIC NUTRITIONAL COMPOSITION OF ARTEMIA FRANCISCANA BIOMASS Phan Thị Thanh Hiền1, Huỳnh Nguyễn Duy Bảo2 Ngày nhận bài: 29/9/2013; Ngày phản biện thông qua: 10/5/2014; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá chất lượng dinh dưỡng của sinh khối Artemia franciscana để xác định giá trị của nguyên liệu ban đầu từ đó giúp cho các nhà chế biến đưa ra phương pháp chế biến và bảo quản thích hợp, để hạn chế thấp nhất tổn thất sau quá trình thu hoạch và bảo tồn tốt nhất giá trị tự nhiên vốn có của nguyên liệu. Kết quả nghiên cứ u cho thấ y rằ ng sinh khối Artemia franciscana có hàm lượng: Protein 57,74%, Lipid 26,78%, Tổng acid amin 7,68%, tro 7,81%. Bên cạnh đó, sinh khối Artemia franciscana chứa khá đấy đủ các loại acid amin 16/20, đặc biệt có 7/8 loại acid amin thiết yếu cũng như rất giầu acid béo không bão hòa mạch cao chiếm 52,31% tổng acid béo và acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi chiếm 7,43% tổng acid béo. Vì vậy, sinh khối Artemia franciscana có thể được đánh giá là loại nguyên liệu tiềm năng sử dụng làm thức ăn cho động vật nuôi cũng như cho người. Từ khó a: đánh giá, chất lượng, sinh khối Atermia, sinh khối Atermia franciscana, giá trị ABSTRACT The study evaluated the nutritional quality of Artemia franciscana biomass to determine the value of the original material from which help to make the processors to offer suitable processing methods and storage so that they can minimize post-harvest losses and preserve nutritional value of material. The results showed that Artemia franciscana biomass contains 57.74% protein, 26.78% lipid, 7.68% total amino acid, 7.81% ash. Beside, Artemia franciscana biomass contains relatively completely amino acids (16/20) with 7 essential amino acids, a lot of unsaturated fatty acids accounted for 52.31% and polyunsaturated fatty acids accounted for 7.43%. Therefore, Artemia biomass can be considered as potential food for animals and people. Keywords: evaluation, quality, Atermia biomass, Atermia franciscana biomass, value 1 ThS. Phan Thị Thanh Hiền, 2 TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Artemia là tên của một loài giáp xác nhỏ sống ở những vùng nước mặn có biên độ mặn rộng từ vài phần nghìn đến 250‰ [17], [22]. Đã từ lâu, Artemia được phát hiện thấy là loại động vật giàu chấ t dinh dưỡ ng rất thích hợp cho việc dùng làm thức ăn để ương nuôi các loài động vật thủy sản như tôm, cá, động vật thân mềm [18], [15], [16], [19], [21] Tuy nhiên, Artemia đượ c nuôi chủ yếu để lấ y trứ ng là m thứ c ăn nuôi giố ng thủ y sả n, phầ n lớ n hơn là sinh khố i củ a Artemia thì chưa sử dụ ng nhiề u, chỉ có mộ t và i nghiên cứ u ứ ng dụ ng sinh khố i Artemia là m thứ c ăn cho vậ t nuôi [7], [8], [13]. Hiện tại, Artemia chủ yếu mới dùng ở dạng trực tiếp cho việc ương nuôi tôm giống, vẫ n cò n mộ t lượ ng lớ n sinh khối dư thừa chưa đượ c quan tâm mộ t cá ch đú ng mứ c [7], [9]. Vì thế , xác định chất lượng dinh dưỡng của sinh khối Artemia phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo là hết sức cần thiết. II. ĐỐ I TƯỢ NG VÀ PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN CỨ U 1. Đố i tượ ng nghiên cứ u Nghiên cứu này sử dụng sinh khối Artemia franciscana, tên thường gọi của nó là Artemia, giống Artemia, loài Artemia franciscana, tên thương phẩm là Artemia sinh khối. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Sinh khối Artemia franciscana được thu nhận từ được thu tại trại nuôi Ninh Ích - Ninh Hòa, sản phẩm của đề tài “Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích - Ninh Hòa”. 2. Phương phá p nghiên cứ u 2.1. Thu mẫu Sau khi vớt sinh khối Artemia franciscana bằng lưới, tạm thời giữ sinh khối thu được trong lưới đặt ở trong ao nuôi, tiến hành sục khí oxy (sục khí đến hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg oxy/lít) để cung cấp oxy cho Artemia franciscana sống trong lưới. Sau đó rửa nhẹ sinh khối bằng nước biển và chuyển sinh khối đã rửa vào các túi PE (Poly ethylene) có nước biển với mật độ tối đa là 100g sinh khối ướt/lít nước biển, bơm oxy vào đầy túi và dùng dây cao su buộc chặt, đặt túi vào thùng xốp sau đó vận chuyển sống về phòng thí nghiệm làm nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu. Tại phòng thí nghiệm, Artemia franciscana được sốc lạnh bằng nước đá cho chết đồng loạt, rửa Artemia franciscana bằng nước ngọt, để ráo và nhanh chóng tiến hành đưa vào thí nghiệm đánh giá chất lượng dinh dưỡng của sinh khối Artemia franciscana. 2.2. Phương pháp xác định - Định lượng protein sinh khối Artemia franciscana bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 3705 - 90: Vô cơ hóa mẫu sinh khối Artemia franciscana bằng H2SO4 đậm đặc có chất xúc tác đặc biệt, rồi dùng kiềm đặc mạnh (NaOH) đẩy NH3 từ muối (NH4)2SO4 ra thể tự do. NH3 được hấp thụ bởi H2SO4 tiêu chuẩn. Sau đó định lượng H2SO4 tiêu chuẩn dư bằng NaOH tiêu chuẩn. - Định lượng lipid của sinh khối Artemia franciscana bằng phương pháp Folch: Dùng hỗn hợp dung môi Chloroform: Methanol với tỉ lệ 2:1 để hòa tan tất cả chất béo trong thực phẩm, tách lớp và chiết qua phễu lọc nhiều lần. Sau khi làm bay hơi hết dung môi, cân chất béo còn lại và tính ra lượng lipid trong 100 g thực phẩm. - Xác định hàm ẩm của sinh khối Artemia franciscana bằng phương pháp trọng lượng sấy ở nhiệt độ 105-1300C theo TCVN 7035-2002. Cân và cho mẫu sinh khối Artemia franciscana vào cốc sấy, sấy ở nhiệt độ 60 - 800C trong 30 phút. Sau đó nâng nhiệt lên 1300C, sấy liên tục trong 1h. Sau đó lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân khối lượng rồi tiếp tục cho vào tủ sấy trong thời gian 30 phút; Lấy ra để nguội ở bình hút ẩm, cân; Tiếp tục nung đến khối lượng không đổi. Lưu ý: cân cốc và mẫu ở cân phân tích có độ chính xác 0,001g. - Xác định hàm lượng tro của sinh khối Artemia franciscana bằng phương pháp trọng lượng, nung ở nhiệt độ 550 - 600°C theo TCVN 5105-90. Tro thực sự được xác định bằng cách hòa tan tro toàn phần vào nước cất sôi sau đó lọc, rửa qua giấy lọc không tro và hứng dung dịch lọc vào cốc nung. Cô cạn cốc nung có chứa dịch lọc trên nồi cách thủy; Sấy khô ở 100 - 1050C; Nung đến tro trắng ở 550 - 6000C trong 30 phút; Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân; Tiếp tục nung đến khối lượng không đổi. Lưu ý: cân cốc và mẫu ở cân phân tích có độ chính xác 0,001g. - Xác định thành phần và hàm lượng các acid béo của sinh khối Artemia franciscana dùng phương pháp sắc ký khí (GC/FID), trên máy GC-6890 của hãng Agilent, Mỹ. Các axit béo có trong lipit được cho phản ứng ester hoá với acetylchloride với chất xúc tác MeOH: Toluen (3:2) ở 1000C trong 1 giờ. Các axit béo sau phản ứng ester hóa được tách ra bằng dung môi n-Hexan và định lượng trên sắc ký khí bằng phương pháp nội chuẩn với chất nội chuẩn là C21. - Xác định thành phần và hàm lượng các acid amin của sinh khối Artemia franciscana dùng phương pháp sắc ký khí (GC/FID), trên máy GC-6890 của hãng Agilent, Mỹ. Các thành phần axit amin chuẩn gồm có alanine, glycine, valine, leucine, isoleucine, threonine, serine, proline, asparagine, methionine, hydroxyproline, glutamine, phenylalanine, lysine, histidine, tyrosine. 2.3. Phương phá p xử lý số liệu Số liệ u kết quả thực nghiệ m của mỗi chỉ tiêu được là giá trị trung bình cộng của 3 lần thực hiện. III. KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ THẢ O LUẬ N 1. Kết quả xác định thành phần hóa học cơ bản của sinh khối Artemia franciscana Kết quả thí nghiệm xác định thành phần hóa học cơ bản của sinh khối Artemia franciscana được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thành phần hóa học cơ bản của sinh khối Artemia franciscana tươi Thành phần Protein Lipid Tổng acid amin Tro Nước Hàm lượng tính theo % 8,13 3,77 1,08 1,10 85,12 Từ bảng 1 cho thấy, hàm lượng protein của Artemia franciscana đạt khá cao, chiếm 8,13% trọng lượng tươi (57,74% trọng lượng khô). Bên cạnh đó, hàm lượng acid amin chiếm tỷ lệ cao 1,08% trọng lượng tươi (7,68% trọng lượng khô), hàm lượng lipid của Artemia franciscana chiếm tỷ lệ cao 3,77% Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23 trọng lượng tươi (26,78% trọng lượng khô), hàm lượng tro chiếm 1,10 trọng lượng tươi (7,81% trọng lượng khô), còn hàm lượng nước rất cao chiếm 85,92% trọng lượng tươi. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước [14], [15], [20]: protein của Artemia franciscana 50 - 69,0% trọng lượng khô, lipid của Artemia franciscana 2,4 - 24,3% trọng lượng khô, tro của Artemia franciscana 8,9 - 29,2% trọng lượng khô. Bảng 1 cũng cho thấy hàm lượng protein của Artemia franciscana là 8,13% trọng lượng tươi, thấp hơn so với đại đa số loài động vật thủy sản khác như cá (≥ 10,3%), tôm (≥ 19%), mực (≥ 17%), sò (≥ 8,8%), cua (≥ 16%) [1], [2], [3], [8], [9], [12]. Tuy nhiên, với 8,13% tính theo trọng lượng ướt, chiếm 57,745 tính theo trọng lượng khô cũng là tỷ lệ khá cao, gần bằng với hàm lượng protein của sinh khối Artemia salina nuôi trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh [4]. Bên cạnh đó, hàm lượng acid amin chiếm tỷ lệ cao 7,68% tính theo trọng lượng khô cao hơn so với hàm lượng acid amin của sinh khối Artemia salina nuôi trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh [4]. Thêm vào đó, hàm lượng lipid của Artemia franciscana là 3,77%, cao hơn so với đại đa số loài động vật thủy sản khác như cá (≤ 2,5%), tôm (≤ 2%), ghẹ (≤ 1,5%) [1], [2], [3], [8], [9], đồng thời nó cũng cao hơn nhiều so với hàm lượng lipid của sinh khối Artemia salina nuôi trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh [4]; Hàm lượng lipid này phù hợp để chế biến thực phẩm cho người và động vật. Tuy nhiên hàm lượng lipid cao và giàu acid béo không bão hòa mạch cao cũng là nguyên nhân gây nên sự hư hỏng nhanh của nguyên liệu, biến đổi xảy ra trong lipid là các quá trình oxy hóa và sự phân giải do enzyme. Những biến đổi này xảy ra mạnh sẽ sinh ra những sản phẩm cấp thấp làm nguyên liệu có mùi, vị ôi chua khét và biến màu sẫm tối ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm sau này. Quá trình oxy hóa lipid tạo thành các aldehyde, ceton, acid [1]. Bảng 1 cũng cho thấy rằng sinh khối Artemia franciscana có hàm lượng nước 85,12%, cao hơn so với một số động vật thủy sản như của của cá (72 - 80%), tôm (75 - 80%) [1], ghẹ (78 - 82%) [1], [9]. Nguyên liệu có hàm lượng nước cao thì nguyên liệu có nhiều hợp chất hòa tan, chứng tỏ sử dụng nguyên liệu này làm thức ăn cho người và động vật sẽ dễ tiêu hóa [11]. Nhưng nguyên liệu chứa nhiều nước là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, làm nguyên liệu dễ bị hư hỏng nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách [1], [10]. 2. Kết quả xác định thành phần và hàm lượng acid amin của sinh khối Artemia franciscana Kết quả thí nghiệm xác định thành phần và hàm lượng acid amin của sinh khối Artemia franciscana theo sơ đồ thí nghiệm dùng phương pháp sắc ký khí (GC/FID), trên máy GC-6890 của hãng Agilent, Mỹ được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Thành phần và hàm lượng acid amin của sinh khối Artemia franciscana TT Thành phần acid amin Hàm lượng (mg/kg) Hàm lượng % so với tổng acid amin 1 Alanine 284,22 0,37 2 Glycine 70,81 0,09 3 Valine* 5.451,63 7,10 4 Leucine* 1.699,20 2,21 5 Isoleucine* 4.318,86 5,62 6 Threonine* 566,47 0,74 7 Serine 849,65 1,11 8 Proline 1.132,81 1,48 9 Asparagine 8.025,45 10,44 10 Methionine* 4.328,84 5,64 11 Hydroxyproline 8.779,74 11,43 12 Glutamine 142,68 0,18 13 Phenylalanine* 5.878,49 7,65 14 Lysine* 9.204,87 11,99 15 Histidine 5.316,99 6,92 16 Tyrosine 20.744,48 27,03 Tổng hàm lượng acid amin 76.800,20 100 (*) Acid amin không thay thế Từ kết quả được thể hiện trên bảng 2, cho thấy sinh khối Artemia franciscana giàu thành phần acid amin và bao gồm 16 acid amin phù hợp với kết quả nghiên cứu của sinh khối Artemia salina nuôi trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh [4]. Tuy nhiên hàm lượng của tất cả các acid amin của sinh khối Artemia franciscana đều cao hơn hàm lượng acid amin của sinh khối Artemia salina nuôi trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh [4]. Trong 16 acid amin này có 7/8 acid amin không thay thế (methionine, phenylalanine, valine, leucine, isoleucine, lysine, threonine). Tổng hàm lượng acid amin thay thế là 45.351,84 mg/kg, chiếm 59,04% lượng acid amin và tổng hàm lượng acid amin không thay thế là 31.448,36 mg/kg chiếm 40,96% lượng acid amin. Trong số các acid amin, tyrosine chiếm hàm lượng cao nhất 20,03% tổng hàm lượng acid amin và Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG thấp nhất là glycin 0,09% tổng hàm lượng acid amin. Các loại acid amin không thay thế rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của người và động vật. Hai acid amin tyrosine có hàm lượng 20.744,48 mg/kg và lysine có hàm lượng 9.204,87mg/kg đây là hai acid amin thiết yếu chiếm tỷ lệ khá cao, vì vậy nó nâng giá trị dinh dưỡng của sinh khối Artemia franciscana. Một số acid amin có chứa nhóm OH-, COO- như tyrosine, serine, threonine, glutamine có hàm lượng acid amin khá cao, lần lượt: 27,03%, 1,11%, 0,74%, 0,18% so với tổng hàm lượng acid amin, các acid amin này có tính phân cực mạnh, dễ được cơ thể hấp thụ. Như vậy, sinh 16/20 acid amin và có 7/8 acid amin không thay thế. 3. Kết quả xác định thành phần và hàm lượng acid béo của sinh khối Artemia franciscana Kết quả thí nghiệm xác định thành phần và hàm lượng acid béo của sinh khối Artemia franciscana theo sơ đồ thí nghiệm dùng phương pháp sắc ký khí (GC/FID), trên máy GC-6890 của hãng Agilen, Mỹ được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Thành phần, hàm lượng lipid tổng số và acid béo của sinh khối Artemia franciscana Thành phần SFA MUFA PUFA HUFA TFA Hàm lượng % so với nguyên liệu tươi 0,25 0,39 0,28 1,02 1,95 Hàm lượng % so với nguyên liệu khô 1,77 2,76 1,99 7,24 13,77 Hàm lượng % so với tổng acid béo 12,83 20 14,36 52,31 - Hàm lượng % so với chất béo 6,63 10,34 7,43 27,06 51,72 HUFA: High unsaturated fatty acid (acid béo không bão hòa mạch cao chiếm 52,31% tổng acid béo) MUFA: Mono unsaturated fatty acid (acid béo không bão hòa có một nối đôi) PUFA: Poly unsaturated fatty acid (acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi) TFA: Total faty acid (tổng acid béo) SFA: Sturated fatty acid (acid béo bão hòa) Từ bảng 3 cho thấy, sinh khối Artemia franciscana rất giàu chất béo và thành phần acid béo không bão hòa, đặc biệt là các acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi. Kết quả xác định hàm lượng acid béo bão hòa của sinh khối Artemia franciscana trong nghiên cứu này thấp hơn so với hàm lượng acid béo bão hòa của sinh khối Artemia salina nuôi trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh [4]. Thêm vào đó, hàm lượng acid béo không bão hòa có một nối đôi của sinh khối Artemia francisca gần bằng với hàm lượng acid béo không bão hòa có một nối đôi sinh khối Artemia salina nuôi trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh [4]. Đặc biệt hơn, hàm lượng acid béo không bão hòa mạch cao và acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi của sinh khối Artemia franciscana cao hơn so với hàm lượng acid béo không bão hòa mạch cao và acid béo không bão hòa có một nối đôi sinh khối Artemia franciscana đều cao hơn hàm lượng acid amin của của sinh khối Artemia salina nuôi trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh [4]. Và tổng hàm lượng acid béo không no trong chất béo chiếm tới 1,96% trọng lượng tươi của nguyên liệu, chiếm 11,99% trọng lượng khô của nguyên liệu, chiếm 44,83% chất béo, chiếm 86,67% tổng acid béo cao hơn so với tổng hàm lượng acid béo không no của sinh khối Artemia salina nuôi trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh [4]. Đây là thành phần tốt cho sự phát triển và sức khỏe con người, nhưng cũng là thành phần rất dễ bị ô xy hóa gây những biến đổi bất lợi trong quá trình chế biến và bảo quản [1]. Sinh khối Artemia franciscana rất giàu chất béo và thành phần acid béo không bão hòa. IV. KẾT LUẬN Sinh khối Artemia franciscana có hàm lượng protein 57,74% trọng lượng khô, lipid 26,78% trọng lượng khô. Bằng phương pháp sắc ký khí (GC/FID) trên máy GC-6890 của hãng Agilent - Mỹ, sinh khối Artemia franciscana chứa khá đấy đủ các loại acid amin 16/20, đặc biệt có 7/8 loại acid amin thiết yếu cũng như rất giàu acid béo không bão hòa mạch cao, chiếm 52,31% tổng acid béo và acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi, chiếm 7,43% tổng acid béo. Vì vậy, sinh khối Artemia franciscana có thể được đánh giá là loại nguyên liệu dùng làm thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn, 2006. Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản, tập 1 và 2. NXB Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. 2. Vũ Dũng, 1991. Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi Artemia trên ruộng muối. Báo cáo khoa học Hội nghị về biển toàn quốc lần thứ 3. Viện Khoa học Việt Nam, tập 1: 61 - 66. 3. Nguyễn Việt Dũng, 1998. Nghiên cứu sự biến đổi của tôm sau khi chết và phương pháp bảo quản tôm nguyên liệu. Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật. Trường Đại học Nha Trang. 4. Triệu Minh Hiển, 2009. Nghiên cứu chế biến bột đạm từ sinh khối Artemia salina bằng phương pháp sử dụng enzyme protease. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nha Trang. 5. Nguyễn Văn Hòa, 2007. Artemia - Nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 6. Trần Hữu Lễ và cộng sự, 2008. Nghiên cứu sử dụng sinh khối Artemia sống để ương cá chẽm. Tạp chí khoa học, quyển 2. Đại học Cần Thơ: 106-111. 7. Dương Nhựt Long, 2004. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Giáo trình Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ. 8. Trần Văn Mạnh, 2008. Nghiên cứu sự biến đổi thành phần hóa học, chất lượng cảm quan và phương pháp bảo quản tươi cá tra (Pangasius hypophthalmus) sau thu hoạch. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nha Trang. 9. Huỳnh Long Quân, 2006. Nghiên cứu thành phần, sự biến đổi của ghẹ sau khi chết. Đề xuất công nghệ bảo quản ghẹ sau thu hoạch. Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật. Trường Đại học Nha Trang. 10. Trần Minh Tâm, 2009. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 11. Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình, 2000. Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 12. Nguyễn Anh Tuấn, 2004. Nghiên cứu hiện tượng giảm trọng lượng và chất lượng của sản phẩm tôm sú thịt đông lạnh sau quá trình làm đông, trữ đông, rã đông và biện pháp khắc phục. Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật. Trường Đại học Nha Trang. 13. Nguyễn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2008. Ảnh hưởng của chất lượng sinh khối Artemia trong ương nuôi tôm sú giống Penaeus monodon. Tạp chí khoa học. Đại học Cần Thơ: 130-136. Tiếng Anh 14. Léger, D.A. Bengtson, K.L. Simpson, P. Sergeloos, 1986. The use and nutritional value of Artemia as a food source. Oceanography and Marine Biology: an Annual Review, 24: 521-623. 15. Lim, L.C., A. Soh, P. Dhert and P. Sorgeloos, 2001. Production and application of ongrown Artemia in freshwater ornamental fi sh farm. Aquaculture Economics and Management, 5: 211-228. 16. Olsen, A. I et al, 1999. Infl uence of size and nutritional value of Artemia franciscana on growth and quality of halibut larvae - Hippoglossus hippoglossus/during the live feed Period. Aquaculture, 179: 475-487. 17. Perez M. L et al, 1994. Speciation in the Artemia genus: mitochondrial DNA analysis of bisexual and parthenogenetic brine shrimps. J. Mol. Evol. 38: 156-168. 18. Seale, A. et al, 1933. Brine Shrirmp Artemia as a satisfactory live food for fi shes. Trans. Am. Fish. Soc., 63:129 -130. 19. Sorgeloos, P et al, 1980. The use of Brine shrimp Artemia in aquaculture. Artemia research and its applications, 3: 25-46. 20. Sorgeloos (editor), P et al, 1996. Tank production and use of ongrown Artemia, In: Manual on the production and use of life food for aquaculture lavens, P. and Sorgeloos; P. FAO Fisheries technical (1996), No. 361. Rome, Italy. 21. Treece G. D., 2000. Production for marine larval fi sh culture. Southern Regional Aquacultural Centre (SARC) Publication, October, No. 702. 22. Triantaphyllidis G.V et al, 1998. Review of the biogeography of the genus Artemia (Crustacea Anostraca). J. Biogeogr., 25:213-226.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thanh_phan_dinh_duong_co_ban_cua_sinh_khoi_artemia.pdf
Tài liệu liên quan