Hiện nay nền kinh tế thế giới là nền kinh tế toàn cầu hóa. Các nước có xu hướng mở rộng hợp tác quốc tế. Hòa cùng xu thế đó, nước ta cũng đẩy mạnh các quan hệ hợp tác với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế trong đó quan trọng nhất là kinh tế. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, giúp nước ta phát triển ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Từ đó chúng ta có thể khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ.
Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại.
Nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế. Như vậy, với cương vị chủ đạo và đứng trước áp lực lớn về sự cạnh tranh, sự biến động kinh tế thì các ngân hàng thương mại quốc doanh đã và đang hoạt động như thế nào và có hiệu quả hay không? Vì vậy đề tài “Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam” được thực hiện nhằm làm rõ những vấn đề trên.
33 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay nền kinh tế thế giới là nền kinh tế toàn cầu hóa. Các nước có xu hướng mở rộng hợp tác quốc tế. Hòa cùng xu thế đó, nước ta cũng đẩy mạnh các quan hệ hợp tác với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…trong đó quan trọng nhất là kinh tế. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, giúp nước ta phát triển ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Từ đó chúng ta có thể khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ.
Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại.
Nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế. Như vậy, với cương vị chủ đạo và đứng trước áp lực lớn về sự cạnh tranh, sự biến động kinh tế thì các ngân hàng thương mại quốc doanh đã và đang hoạt động như thế nào và có hiệu quả hay không? Vì vậy đề tài “Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam” được thực hiện nhằm làm rõ những vấn đề trên.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam để đề ra biện pháp kinh doanh hiệu quả hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay thông qua các chỉ số: danh thu, chi phí, lợi nhuận, ROS, ROA, ROE.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
- Đề xuất giải pháp kinh doanh hiệu quả hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ báo cáo thường niên của BIDV, AGRIBANK, tổng cục thống kê và trung tâm thông tin tín dụng.
3.2. Phương pháp thống kê mô tả
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả sử dụng các bảng số liệu để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam.
3.3. Phương pháp phân tích
- So sánh sự tăng, giảm của lợi nhuận qua các năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng năm 2010.
- Từ mô tả và so sánh sử dụng phương pháp tự luận để đưa ra các giải pháp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mai quốc doanh Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: các số liệu được lấy trong ba năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng năm 2010.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH
Sau khi ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank) tiến hành cổ phần hóa năm 2007 thì hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ còn lại ba thành viên. Đó là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), và ngân hàng chính sách xã hội. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung phân tích ba thành viên ngân hàng thương mại quốc doanh còn lại đó là ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và ngân hàng chính sách xã hội.
1.1.1. Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV)
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
1.1.2. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (AGRIBANK)
Thành lập ngày 26/03/1988 hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay Agribank hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện Agribank đã vi tính hóa hoạt động kinh doanh từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…
1.1.3. Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội (VBSP)
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Vay Ngân hàng Nhà nước.
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
- Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước.
1.2. THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
1.2.1. Năm 2007:
Năm 2005, 2006, lãi suất trên thị trường ngân hàng phục hồi và liên tục tăng mạnh. Đến năm 2007 là năm kỷ lục về lợi nhuận, là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của các ngân hàng. Có ít nhất 3 đợt tăng lãi suất phổ biến. Với lãi suất VND, mức tăng và các đợt tăng nhẹ nhàng, thưa thớt hơn, chủ yếu từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Nhưng căng thẳng trên thị trường lại tập trung chủ yếu vào loại hình lãi suất này. Hiệp hội Ngân hàng, với vai trò trung gian, đã nhiều lần lên tiếng về sự phá rào thỏa thuận của một số ngân hàng, kể cả ngân hàng quốc doanh. Thậm chí Hiệp hội đã từng lên kế hoạch để các ngân hàng ngồi lại với nhau nhưng không thành công.
Kết thúc năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam có những điểm nổi bật sau:
Vốn điều lệ tăng nhanh
Các ngân hàng buộc phải tăng vốn nhưng cũng nhiều thuận lợi để tăng vốn. Lợi nhuận cao là một thuận lợi. Thị trường vốn phát triển nhanh cũng là một yếu tố hỗ trợ. Trong năm 2006, một loạt ngân hàng đã tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu và không có thông tin nào nói về thất bại bởi đây là một mặt hàng hót nhất trên thị trường.
Nợ xấu được cải thiện
Năm 2007 là năm đất nước trong quá trình hội nhập lớn, các ngân hàng không thể để nợ xấu làm nặng bước chân trên lộ trình này. Ước tính, nợ xấu của các ngân hàng thương mại 2007 ở khoảng 3,2%, giảm gần một nửa so với năm 2006. Riêng khối ngân hàng cổ phần, nợ xấu chỉ ở khoảng 1%, nhiều ngân hàng phổ biến dưới mức 1%.
Lợi nhuận vượt trội
Có thể dùng nhiều từ để nói về thành công trong lợi nhuận của các ngân hàng năm 2007. Nói một cách cụ thể, mức lời của một ngân hàng cổ phần hàng đầu trong năm nay có thể mua đứt toàn bộ vốn điều lệ của một ngân hàng cỡ trung bình trên thị trường. Đó là ACB với mức lãi dẫn đầu khối cổ phần. Kế đến là Sacombank với lãi trên 520 tỷ đồng. Một ấn tượng khác là Eximbank, ngân hàng vừa tuyên bố vượt qua kỳ chấn chỉnh, cũng có mức lãi trên 360 tỷ đồng. Kế đến là Techcombank gần 300 tỷ đồng; MB, VIB Bank khoảng từ 200 - 250 tỷ đồng. Các ngân hàng khác cũng lãi 150 - 180 tỷ đồng.
Bùng nổ dịch vụ và phát triển công nghệ
Tiếp nối làn sóng đầu tư công nghệ diễn ra mạnh mẽ trong năm 2006, năm 2007, các ngân hàng bắt đầu bước vào hoàn thiện cơ bản và đưa ra các dịch vụ ứng dụng. Lượng tiền các ngân hàng đổ vào cho hệ thống công nghệ cũng tập trung mạnh trong năm 2007. Sacombank đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking; VIB Bank cũng mất hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung cấp; MB cũng mạnh tay cho dự án ứng dụng công nghệ T24 và đưa Internet vào ứng dụng quản lý hệ thống…
1.2.2. Năm 2008:
Năm 2008, một năm đầy khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ và trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nhưng đây cũng là năm ấn tượng trong kết quả chung của thị trường.
Tăng trưởng huy động và cho vay đột biến
Năm 2008, tổng huy động vốn của hệ thống tín dụng tăng đột biến, khoảng 50% so với năm 2007. Riêng tại Tp.HCM, kỷ lục được xác lập ở mức tăng khoảng 55%; tại Hà Nội là 36,1%. Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống cũng đột biến kể từ năm 2005, riêng tại Tp.HCM lên tới 51%, tại Hà Nội là khoảng 38,5%.
Cung ngoại tệ tăng mạnh
Việt Nam tiếp tục chứng minh là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Riêng nửa đầu 2008, lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào đã lên tới 9 tỷ USD, một con số chưa từng có trong lịch sử.
Lãi suất USD tăng, lãi suất VND tương đối bình ổn
Năm 2008, lãi suất huy động USD chứng kiến 3 đợt tăng phổ biến, ngược với diễn biến trên thị trường thế giới. Trong khi đó, lãi suất VND tương đối ổn định, cân bằng từ xu hướng giảm nhẹ đầu năm và tăng nhẹ cuối năm.
1.2.3. Năm 2009:
Năm 2009, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất và tỷ giá… Đây cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng , khi phải trải qua những khó khăn không nhỏ.
Công cụ điều hành chính sách tiền tệ thay đổi với vận tốc chóng mặt Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm). Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử. Biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình quân liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mạnh, vào tháng 6 và cuối tháng 12. Lãi suất tín phiếu cũng có hai lần điều chỉnh, một lần tăng từ 7,8% lên 13%, đến tháng 12 giảm xuống còn 4,5%.
Thực hiện cơ chế cho vay theo trần lãi suất
Lần đầu tiên kể từ 1/12/2006, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2009. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), lãi suất cơ bản được trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó.
Đồ thị 1: Diễn biến các lãi suất chủ chốt từ đầu năm 2009(%)
Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục“treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.
Tỷ giá USD/VND tăng đột biến
So với cuối năm 2008, tỷ giá USD/VND mua vào – bán ra của các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so với thay đổi quen thuộc quanh 1% những năm trước.
Nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng Khó khăn của nền kinh tế, trong hoạt động của mỗi ngân hàng đang dần thể hiện ở xu hướng gia tăng của nợ xấu. Nếu trong năm 2007, đa số thành viên khối quốc doanh chỉ trên dưới 3%, khối cổ phần phổ biến dưới 2%, thì năm nay dự kiến sẽ có nhiều trường hợp có nợ xấu trên 5%.
Đa số các ngân hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận
Với lãi suất huy động cao trong phần lớn thời gian của năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng bất động sản và tiêu dùng hẹp, đầu tư tài chính khó khăn đã làm nhiều ngân hàng phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận. Chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng và ổn định.
Đồ thị 3: Tăng trưởng tín dụng qua các năm gần đây (%)
Một loạt nghiệp vụ cho vay bị siết chặt
Năm 2008, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng (tăng 51,39%), trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng. Bước sang năm 2008, đây là những nghiệp vụ chính bị siết chặt.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT
2.1.1. Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản là mức lãi suất mà các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình.
Ở Việt Nam lãi suất cơ bản do Ngân hàng trung ương công bố trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay thương mại tốt nhất của một nhóm ngân hàng (chiếm phần lớn thị phần tín dụng) do thống đốc ngân hàng nhà nước quy định. Các tổ chức tín dụng lấy làm cơ sở để xác định lãi suất kinh doanh cho ngân hàng mình.
2.1.2. Lãi suất chiết khấu:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất cho vay mà ngân hàng nhận được thông qua hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn.
(Tiền lãi khấu trừ ngay khi chiết khấu / tổng giá trị thanh toán)*100
2.1.3. Lãi suất tái chiết khấu (lãi suất tái cấp vốn):
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay của Ngân hàng trung ương khi tái cấp vốn cho ngân hàng trung gian dưới hình thức chiết khấu. Do ngân hàng trung ương ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
2.1.4. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm mà các ngân hàng trung gian phải trích lập trên vốn tiền gửi tại ngân hàng trung ương.
2.2. KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
2.2.1. Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, cung cấp cho khách hàng trong kỳ. Đối với ngân hàng doanh thu là toàn giá trị thu về từ việc cho vay, đầu tư, phát hành cổ phiếu, chiết khấu giấy tờ có giá và các khoản thu từ cung cấp dịch vụ.
2.2.2. Chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động.
2.2.3. Lợi nhuận
Trong mỗi thời kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau và từ đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó. Ta có công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Ngoài ra, khi một doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì phải có trách nhiệm đóng góp một phần lợi nhuận vào ngân sách nhà nước, cụ thể là doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) . Phần lợi nhuận trước khi tính thuế TNDN được gọi là lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
trước thuế và phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế TNDN gọi là lợi nhuận sau thuế hay còn được gọi là lợi nhuận ròng. Ta có:
2.2.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS):
Tỷ số này phản ảnh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu được xác định như sau:
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
ROS =
2.2.5. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):
Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản được tính bằng công thức sau:
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân
ROA =
2.2.6. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. Tỷ số này chỉ rõ một trăm đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, sau một năm mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu được tính bằng công thức sau:
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE =
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.3.1. Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV)
Trong 3 năm hoạt động của ngân hàng đã đạt được sự thành công đáng kể. Lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm. Đó chính là nhờ sự nổ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên của ngân hàng. Để làm rõ vấn đề này hơn, ta cùng xem xét bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: CÁC KHOẢN DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN
CỦA BIDV QUA CÁC NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2010
2008/2007
2009/2008
6-2010/2009
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng doanh thu
4.167
5.972
7.729
8.772
1.805
43,32
1.757
29,42
1.043
13,49
Tổng chi phí
3.517
3.869
5.587
7.329
352
10,01
1.718
44,40
1.742
31,18
Lợi nhuận trước thuế
650
2.103
2.142
2.443
1.453
223,54
39
1,85
0.301
14,05
Lợi nhuận ròng
539
1.607
1.870
2.095
1.068
198,14
173
10,77
0.315
17,69
(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
Kết quả là lợi nhuận ròng năm 2007 đạt 539 tỷ đồng, năm 2008 lợi nhuận ròng đạt 1.607 tỷ đồng, tăng 1.068 tỷ đồng tức tăng 198,14% so với năm 2007. Sở dĩ như vậy là do doanh thu tăng lên đáng kể trong khi chi chi phí chỉ tăng nhẹ so với năm 2007. năm 2009 lợi nhuân ròng chỉ tăng nhẹ 1.780 tỷ đồng, tăng 173 tỷ đồng tức tăng 10,77% so với năm 2008. Nhưng 6 tháng năm 2019 lợi nhuân ròng tăng 2.095 tỷ đồng, tăng 0.315 tỷ đồng tức tăng 17,69% so với năm 2009.
Xét một cách tổng thể thì tổng doanh thu từ các hoạt động của ngân hàng tăng dần qua các năm, đó là do hàng loạt các hoạt động dịch vụ được triển khai như: dịch vụ chuyển tiền với Western Union, thanh toán hóa đơn với EVN HCM, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho hội nghị thượng đỉnh APEC, kết nối thành công thẻ Visa, mở rộng mạng lưới ATM. Cụ thể là doanh thu năm 2007 là 4.167 tỷ đồng đến năm 2008 đạt mức doanh thu 5.972 tỷ đồng, đã tăng so với năm trước 1.805 tỷ đồng tức hơn 43,32%. Đến năm 2008 thì tổng doanh thu tiếp tục tăng lên đến 7.729 tỷ đồng, tăng 1.757 tỷ đồng, tương đương tăng 29,42% so với năm 2008.
Về khía cạnh chi phí, năm 2007 tổng chi phí là 3.517 tỷ đồng đến năm 2008 tăng nhẹ 3.869 tỷ đồng, tăng 352 tỷ đồng tức tăng 10,01% so với năm 2007 nhưng qua năm 2009 chi phí lại tăng lên 5.587 tỷ đồng, tăng 1.718 tỷ đồng tức tăng 44,40% so với năm 2008 đến 6 tháng năm 2010 chi phí tăng 7.329 tỷ đồng, tăng 1.742 tỷ đồng tức tăng 31,18% so với năm 2009 . Nguyên nhân là do trong năm 2007 ngân hàng đẩy mạnh thực hành tiết kiệm trong mọi hoạt động của mình, song đến năm 2008 do tình hình lạm phát diễn ra gay gắt và phức tạp, và đến năm 2009 lại bị ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới khiến giá cả hàng hóa tăng cao, một số nền kinh tế lớn bị suy thoái, nhiều ngân hàng bị phá sản, nhưng đến 6 tháng năm 2010 thì doanh số dần dần tăng lên . Để tồn tại và đứng vững được trong giai đoạn khó khăn nay, BIDV và AGRIBANK phải đầu tư đổi mới, nâng cao và đa dạng các dịch vụ. Bên cạnh đó năm 2009 là năm lãi suất biến động mạnh, ngân hàng nhà nước đã có 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Điều này đã làm cho chi phí tăng đáng kể.
Ngoài ra, các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của ngân hàng cũng có sự cải thiện đáng kể qua các năm.
Bảng 2: CÁC CHỈ SỐ ROS, ROA, ROE CỦA BIDV QUA CÁC NĂM
2007, 2008 ,2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị tính : %
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
2008/2007
2009/2008
6-2010/2009
ROS
12,93
26,91
23,03
-23,88
13,97
-3,88
-0,55
ROA
0,39
0,89
0,80
0,70
0,50
-0,09
5,9
ROE
14,23
25,01
19,38
12,81
10,78
-5,63
0,99
(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vệt Nam)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ ROS tăng mạnh từ năm 2007 qua năm 2008 và giảm nhẹ vào năm 2009, nhưng đến 6 tháng năm 2010 thì giảm mạnh hơn so với năm 2009, cụ thể năm 2007 là 12,93%, năm 2008 tăng lên 26,91%. Kết thúc 2007 là năm kỷ lục về lợi nhuận, bước sang 2008 lợi nhuận vẫn tiếp tục tăng và 2008 là năm đánh dấu cho sự phát triển về chất của các ngân hàng. Kết quả khoản chênh lệch ROS giữa 2007 và 2008 lên tới 13,98% điều này có nghĩa là tốc độ tăng của lợi nhuân ròng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhưng vào năm 2009 thì ROS giảm xuống còn 23,03% nhưng đến 6 tháng năm 2010 thì ROS giảm -23,88% .Như vậy là đến năm 2009 tốc độ tăng của lợi nhuân ròng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Rõ ràng năm 2009 so với năm 2008 lợi nhuân ròng chỉ tăng 1,1 lần trong khi doanh thu tăng 1,3 lần.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân ROA của ngân hàng năm 2007 đạt 0,39% sang năm 2008 tỷ lệ này là 0,89% tăng 0,50% so với năm 2007 . ROA đạt mức khá như vậy là do năm 2008 lợi nhuận ròng của ngân hàng tăng 198,14% so với năm 2007., đến năm 2009 tỷ lệ này bắt đầu giảm chỉ đạt 0,80% giảm 0,09% so với năm 2008, nhưng đến 6 tháng năm 2010 tỷ lệ này tăng đạt 0,70% tăng lên 5,9% so với năm 2009. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân năm 2008 so với năm 2007 là 30,20%, thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận ròng dẫn đến kết quả hệ số ROA năm 2008 tăng hơn năm 2007. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân 6 tháng năm 2010 so với năm 2009 là 33,06%, cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận ròng dẫn đến kết quả ROA so với năm 2009 tăng hơn năm 2008.
Năm 2009 so với năm 2008 là 23,40% (Bảng 3) thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận ròng dẫn đến kết quả hệ số ROA 2009 thấp hơn năm 2008 ,thấp hơn 0,09, nhưng đến 6 tháng năm 2010 so với năm 2009 là 33,06% (Bảng 3) thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận ròng dẫn đến kết quả hệ số ROA 2010 thấp hơn năm 2009, cao hơn 5,9 . Tương đồng với ROA, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ROE cũng có sự biến thiên tương tự ROA , năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007, và giảm vào năm 2009 đến 6 tháng năm 2010 tăng lên. Như đã phân tích ở trên kết quả này là do lợi nhuận ròng của ngân hàng tăng 198,14% trong khi vốn chủ sở hữu bình quân từ năm 2007 đến năm 2008 chỉ tăng 69,35%, làm cho ROE năm 2008 tăng cao so với năm 2007. Năm 2009 so với 2008 lợi nhuận ròng lại giảm và thấp hơn vốn chủ sở hữu bình quân từ đó làm cho ROE năm 2009 thấp hơn năm 2008 (Bảng 3).
Bảng 3: TÀI SẢN VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN CỦA BIDV
QUA CÁC NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2010
2008/2007
2009/2008
6-2010/2009
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tài sản bình quân
138.071
179.774
221.849
295.195
41.703
30,20
42.076
23,40
73.346
33,06
Vốn chủ sở hữu bình quân
3.789
6.417
9.187
16.353
2.628
69,35
2.771
43,18
7.166
78,01
(Nguồn: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam)
Các chỉ số này là rất tích cực khi tính đến nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường khiến ngân hàng phải nâng cao lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay để giữ khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng đang đẩy mạnh đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng làm giảm đáng kể nợ xấu phát sinh, tăng khả năng sinh lời.
2.3.2. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam AGRIBANK).
Đóng vai trò là một ngân hàng phục vụ chủ yếu cho các hoạt động phát triển nông nghiệp và nông thôn, song Agribank vẫn cố gắng để đạt được những thành tích nhất định trong quá trình kinh doanh. Kết quả là doanh thu cũng như lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng mạnh qua các năm:
Bảng 4: CÁC KHOẢN DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA AGRIBANK QUA CÁC NĂM 2007, 2008 ,2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2010
2008/2007
2009/2008
6-2010/2009
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng doanh thu
6.643
12.885
13.768
10.438
6.242
93,96
883
6,85
-3.33
-24,18
Tổng chi phí
5.189
7.730
9.802
9.862
2.541
48,97
2.072
26,80
6.12
0,61
Lợi nhuận trước thuế
1.454
5.155
3.966
4.560
3.701
254,54
-1.189
-23,06
0.594
14,97
Lợi nhuận ròng
1.104
4.515
3.319
3.120
3.411
308,97
-1.196
-26,49
-0.199
-5,9
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)
Lợi nhuận ròng tăng mạnh mẽ, năm 2007 là 1.104 tỷ đồng, năm 2008 là 4.515 tỷ đồng tức tăng 3.411 tỷ đồng đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng năm 2008 tăng 308,97% so với năm 2007 nhưng đến năm 2008 là 4.515 tỷ đồng, năm 2009 là 3.319 tỷ đồng tức giảm 1.196 tỷ đồng đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm 26,49%, sau đó đến năm 2009 là 3.319 tỷ đồng, 6 tháng năm 2010 là 3.120 tỷ đồng tức giảm 0.199 tỷ đồng đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng 6 tháng năm 2010 giảm 5,9%. Đây là năm Agribank đạt lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay. Nguyên nhân là do:
Thứ nhất là do việc thực hiện cam kết mở của tự do cho sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi Việt Nam gia nhâp WTO, đây là động lực dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc của nền kinh tế .
Thứ hai là: bên cạnh những thuận lợi mà việc mở cửa mang lại các ngân hàng vướng phải sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các ngân hàng trong và ngoài nước. Điều này buộc các ngân hàng không ngừng nỗ lực phấn đấu, thay đổi, đa dạng sản phẩm – dịch vụ của mình để không bị tụt lại phía sau. Agribank cũng không ngoại lệ.
Đến năm 2009, lợi nhuận ròng Agribank giảm chỉ còn 3.319 tỷ đồng , giảm 26,49% so với năm 2008 sau đó đến 6 tháng năm 2010 là 3.120 tỷ đồng, giảm 5,9%. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho thị trường ngân hàng Việt Nam có nhiều biến động dẫn đến việc lợi nhuân ròng năm 2009 bị sụt giảm.
Doanh thu năm 2007 là 6.643 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên đến 12.885 tỷ đồng tức tăng 6.242 tỷ đồng và đạt ngưỡng 13.768 tỷ đồng. năm 2009 là 13.768 tỷ đồng, sau đó đến 6 tháng năm 2010 là 10.438 tỷ đồng tức giảm 3.33 tỷ đồng . Doanh thu tăng là do ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới trên phạm vi cả nước và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cũng như tăng tiện tích cho khách hàng. Trong khi đó chi phí năm 2008 tăng 7.730 tỷ đồng so với năm 2007, năm 2009 chi phí lại tăng đến 9.802 tỷ đồng tức tăng 2.072 tỷ đồng so với năm 2008. như đã phân tích ở trên năm 2009 nền kinh tế có nhiều biến động lớn cùng với lạm phát cao và kéo dài.
Bảng 5: CÁC CHỈ SỐ ROS, ROA, ROE CỦA AGRIBANK
QUA CÁC NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị tính:%
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2010
2008/2007
2009/2008
6-2010/2009
ROS
16,62
35,04
24,11
29,89
18,42
-10,93
5,78
ROA
0,50
1,61
0,92
2,81
1,11
-0,69
2,72
ROE
49,66
69,37
27,10
29,33
19,70
-42,26
2,23
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, chỉ số ROS tăng mạnh từ 16,62% năm 2007 lên đến 35,04% năm 2008 nhưng lại giảm vào năm 2009 là 24,11% sau đó đến 6 tháng năm 2010 tăng lên 29.89% . Điều này có nghĩa là lợi nhuận ròng từ năm 2007 đến 2008 tăng nhanh hơn doanh thu thuần và ngược lại từ năm 2008 đến 2009 nhưng từ 6 tháng năm 2010 đến năm 2009 tăng lên so với năm 2009 đến năm 2008. Tương tự ROA , và ROE cũng tăng từ năm 2007 đến năm 2008 và giảm vào năm 2009, và đến 6 tháng năm 2010 tăng lên . Qua các chỉ số trên ta thấy được hoạt động của ngân hàng phát triển mạnh mẽ và đạt được hiệu quả khá cao năm 2008, nhưng lại sụt giảm vào năm 2009 và 6 tháng năm 2010 dẫn tăng .
Bảng 6: TÀI SẢN VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN
CỦA AGRIBANK QUA CÁC NĂM 2007, 2008 , 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2010
2008/2007
2009/2008
6-2010/2009
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tài sản bình quân
220.207
279.995
359.244
110.846
59.788
27,15
79.249
28,30
-248.3
-69,14
Vốn chủ sở hữu bình quân
2.223
6.509
12.246
10.637
4.286
192,80
5.737
88,14
-1.61
-13,1
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)
Tính đến hết năm 2008, tài sản bình quân của Agribank đạt 279.995 tỷ đồng, tăng 27,15% so với năm 2007 tương đương tăng 59.788 tỷ đồng, đến năm 2009 tiếp tục tăng thêm 28,30% so với năm 2008 nhưng đến 6 tháng năm 2010 giảm xuống 69,14% . Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu bình quân cũng tăng qua các năm từ 2.223 tỷ đồng năm 2007 lên đến 12.246 tỷ đồng năm 2009 và đến 6 tháng năm 2010 giảm xuống 10.637 tỷ đồng .
Các chỉ số này là rất tích cực khi tính đến nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường khiến ngân hàng phải nâng cao lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay để giữ khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng đang đẩy mạnh đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng làm giảm đáng kể nợ xấu phát sinh, tăng khả năng sinh lời.
2.3.3. Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội (VBSP)
Đóng vai trò là một ngân hàng phục vụ chủ yếu cho các hoạt động phát triển kinh tế, song ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) vẫn cố gắng để đạt được những thành tích nhất định trong quá trình kinh doanh. Kết quả là doanh thu cũng như lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng mạnh qua các năm:
Bảng 7: CÁC KHOẢN DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA VBSP QUA CÁC NĂM 2007, 2008 ,2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2010
2008/2007
2009/2008
6-2010/2009
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng doanh thu
64.05
12.083
11.899
10.475
5.678
88,66
-184.8
-1,53
-1.42
-11,9
Tổng chi phí
4.278
9.523
9.601
7.126
5.245
122,59
-462.3
-4,85
-1.94
-21,35
Lợi nhuận trước thuế
2.126
2.560
2.838
5.420
433.8
20,39
277.6
10,84
2.58
90,99
Lợi nhuận ròng
1.760
2.210
2.201
2.326
450.7
25,60
-9.47
-0,428
0.125
5,67
(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP)Việt Nam)
Lợi nhuận ròng tăng mạnh mẽ, năm 2007 là 1.760 tỷ đồng, năm 2008 là 2.210 tỷ đồng tức tăng 450.7 tỷ đồng đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng năm 2008 tăng 25,60% so với năm 2007. Đây là năm VBSP đạt lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay.
Đến năm 2009, lợi nhuận ròng VBSP giảm chỉ còn 2.201 tỷ đồng , giảm -0,428% so với năm 2008 nhưng đến 6 tháng năm 2010 là 2.326 tỷ đồng tăng lên 5,67 đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng năm 2009 giảm 0,428 so với năm 2008. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho thị trường ngân hàng Việt Nam có nhiều biến động dẫn đến việc lợi nhuân ròng năm 2009 bị sụt giảm
Bảng 8: CÁC CHỈ SỐ ROS, ROA, ROE CỦA VBSP
QUA CÁC NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị tính:%
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2010
2008/2007
2009/2008
6-2010/2009
ROS
28,6
33,2
2,9
22,21
4,6
-30,3
19,31
ROA
3,3
2,6
2,1
1,93
-0,7
-0,5
-0,17
ROE
53,8
36,7
31,8
23,85
-17,1
-4,9
-7,95
(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, chỉ số ROS tăng mạnh từ 28,6% năm 2007 lên đến 33,2% năm 2008 nhưng lại giảm vào năm 2009 là 2,9% nhưng đến 6 tháng năm 2010 tăng lên 22,21% . Điều này có nghĩa là lợi nhuận ròng từ năm 2007 đến 2008 tăng nhanh hơn doanh thu thuần và ngược lại từ năm 2008 đến 2009 và từ 6 tháng năm 2010 đến năm 2009 lợi nhuận cũng tăng lên. Tương tự ROA , và ROE cũng tăng từ năm 2007 đến năm 2008 và giảm vào năm 2009, tiếp tục 6 tháng năm 2010 cũng giảm theo. Qua các chỉ số trên ta thấy được hoạt động của ngân hàng phát triển mạnh mẽ và đạt được hiệu quả khá cao năm 2008, nhưng lại sụt giảm vào năm 2009 đồng nghĩa 6 tháng năm 2010 dẫn tiếp tục giảm
.
Bảng 6: TÀI SẢN VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN
CỦA VBSP QUA CÁC NĂM 2007, 2008 ,2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2010
2008/2007
2009/2008
6-2010/2009
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tài sản bình quân
85.391
105.306
167.881
120.436
19.92
23.32
62.58
59,42
-47.44
-28,26
Vốn chủ sở hữu bình quân
6.257
7.766
10.106
9.752
1.509
24.11
2.34
30.13
-0.354
-3,50
(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) Việt Nam)
Qua những phân tích trên, nhìn chung cả Agribank và Bidv đều có sự phát triển. Tuy nhiên sự phát triển này không tăng đều đặn, từ 2007 đến 2008 tăng nhanh, khoản chênh lệch giữa hai năm là rất lớn , còn từ 2008 đến 2009 thì chậm lại và 6 tháng năm 2010 tiếp tục giảm. Nguyên nhân là trong 3 năm này thị trường tài chính biến động không ngừng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát gia tăng xảy ra tại nhiều nước trong đó có nước ta, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các Ngân hàng thương mại quốc doanh.
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh có sự tăng trưởng qua các năm. Song điều đó là chưa đủ vì hiện nay nền kinh tế đã và đang phát triển mạnh mẽ nên sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt. Đặc biệt khối ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM CP) ngày càng chiếm lĩnh thị trường và đạt hiệu quả kinh doanh cao. Nếu như các Ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng bền vững từ 60% - 120% mỗi năm thì các Ngân hàng thương mai quốc doanh tăng trưởng chậm lại với tốc độ bình quân khoảng dưới 20% mỗi năm.
Nguyên nhân khiến các Ngân hàng thương mại quốc doanh yếu thế cạnh tranh là do:
- Kém linh hoạt trong hoạt động và quản lý. Khả năng nắm bắt nhu cầu và những thay đổi của thị trường thiếu nhạy bén nên việc ứng dụng các công nghệ mới và dịch vụ mới thường chậm chạp hơn so với các Ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh.
- Trong quản trị điều hành bị lệ thuộc quá nhiều vào hội sở chính ở Trung ương nên thiếu quyền chủ động. Điều này làm mất nhiều thời gian và sự chủ động, vì mỗi quyết định phải có sự thông qua của nhiều tuyến phía trên, với cơ chế này đã làm cho nhà quản trị tuyến dưới thiếu chủ động và giảm đi sự năng động.
- Bị khống chế tăng trưởng dư nợ. Ngày 1/7/2007, Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán có hiệu lực. Chỉ thị này tuy tạo ra cho ngân hàng các khó khăn bước đầu nhưng đây là một tín hiệu tốt giúp thị trường cho vay tài chính ổn định trở lại.
- Tỷ lệ nợ xấu khá cao.
- Cơ chế tiền lương và doanh thu không kích thích tính năng động, sáng tạo trong kinh doanh. Áp lực trong công việc ít cộng với mức lương không cao, chế độ khen thưởng ít làm cho nhân viên chưa hết mình vì công việc.
- Chưa đa dạng hóa dịch vụ cũng như danh mục đầu tư, chậm trễ trong đổi mới công nghệ. Đây là nhược điểm lớn của các Ngân hàng thương mại quốc doanh. Giữa lúc các Ngân hàng thương mại quốc doanh đang cải tiến các sản phẩm và dịch vụ đã có thì các sản phẩm, dịch vụ mới đã được các ngân hàng nước ngoài đưa vào sử dụng.
- Bộ máy cồng kềnh, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế. Số lượng nhân viên nhiều nhưng tỷ lệ nhân viên có trình độ và năng lực không cao. Năm 2007, các ngân hàng mới liên tục ra đời đã tạo ra cơn “sốt” nhân sự (cả cấp cao và cấp thấp). Trong khi đó, nguồn cung về nhân sự vẫn chưa có sự phát triển đáng kể nào cả về chất và lượng.
2.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH
2.5.1 Thời Cơ
Thứ nhất, Việt Nam có chế độ chính trị ổn định và được đánh giá là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư. Trong điều kiện thế giới hiện nay diễn ra các xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố,… thì sự ổn định về hệ thống chính trị là thế mạnh trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.
Thứ hai, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm đến việc lành mạnh hoá hệ thống tài chính và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước với chức năng là cơ quan đại diện của Chính phủ Việt Nam đã phối hợp với các bộ ngành trong việc nghiên cứu ký kết và xúc tiến được nhiều chương trình hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế. Quan hệ song phương và đa phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các cơ quan, tổ chức của nhiều nước và vùng lãnh thổ được phát triển tích cực.
Thứ ba, Ngân hàng thương mại quốc doanh có số lượng khách hàng tuyền thống đa dạng, với số lượng nhiều và được phục vụ bởi hệ thống rộng khắp ở 64 tỉnh thành. Mạng lưới phục vụ được trải dài từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi lên miền ngược đầy là lợi thế rất lớn đối với hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh khi cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình cho khách hàng.
Thứ tư, người Việt Nam xưa nay có truyền thống hiếu học, cần cù, thông minh, chịu khó. Do đó, đây là yếu tố thuận lợi trong việc tiếp thu công nghệ mới của khu vực và thế giới. Ngoài ra, chi phí lao động ở Việt Nam rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
2.5.2. Thách Thức
Thứ nhất, hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nhất quán,..và một trong những thách thức lớn trong tiến trình hội nhập. Hội nhập quốc tế làm tăng giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thông tin tỷ giá, giá cả của ngân hàng còn rất sơ khai, không phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu quả và hiệu lực để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, Nhóm Ngân hàng thương mại quốc doanh tuy chiếm gần 70% tổng nguồn vốn huy động và gần 80% thị phần tín dụng nhưng chỉ có tổng số vốn tự có chưa tới 1 tỷ USD, từng Ngân hàng thương mại trong nhóm các Ngân hàng thương mại quốc doanh đạt tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản chưa tới 5% (thông lệ tối thiểu của ngân hàng quốc tế đạt tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản là 8%).
Thứ ba, dịch vụ ngân hàng của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, các nghiệp vụ như môi giới, thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án chưa phát triển. Cho vay theo chỉ định của Nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc mở rộng tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn nhiều vướng mắc.
Thứ tư, đội ngũ lao động của các Ngân hàng thương mại quốc doanh khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập. Không có hệ thống khuyến kích hợp lý để thu hút nhân tài và áp dụng công nghệ hiện đại. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều Ngân hàng thương mại quốc doanh còn lạc hậu, không phù hợp với chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến nhiều năm nay ở các nước.
Thứ năm, phần lớn các Ngân hàng thương mại quốc doanh thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ cón yếu, thiếu tính độc lập hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý còn chưa đạt tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
2.5.3. Điểm Mạnh
(Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay thì ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO)
Có nhiều cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vưc kinh doanh với điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững.có xu hương tăng lên, các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể tiếp thu các kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ quản lý của các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
Việc minh bạch về thông tin và công khai tài chính khi hội nhập sẽ giúp các ngân hàng thương mại quốc doanh bắt kip các tiêu thức và kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại.
Có điều kiện mở rộng mạng lưới kinh doanh ra thị trường quốc tế.
2.5.4. Điểm Yếu
Các Ngân hàng thương mại quốc doanh gặp khó khăn cạnh tranh từ sự gia nhập của nhiều định chế tài chính lớn có uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm về lĩnh vực tài chính ngân hàng .
Cơ chế quản lý điều hành còn cứng nhắc, thiếu năng động, chưa bắt kịp được thực tế kinh doanh sẽ là thách thức lớn trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
- Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế, chưa đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng;
Khó khăn lớn nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế trong dịch vụ ngân hàng là xuất phát điểm còn thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu, nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập.
2.6. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH
Để tăng hiệu quả kinh doanh thì khối các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Mở rộng và đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích, như dịch vụ thẻ, kiều hối, thanh toán, chuyển tiền, kinh doanh vàng…
- Đa dạng hoá danh mục tài sản có, đa dạng hoá danh mục đầu tư, tăng tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá, đầu tư chứng khoán, đầu tư mua cổ phần của các doanh nghiệp khác, đầu tư trên thị trường tiền gửi quốc tế, đầu tư trên thị trường liên ngân hàng,… - Thành lập các Công ty trực thuộc. Những công ty này hạch toán độc lập, kinh doanh có hiệu quả.
- Đầu tư vào thị trường bất động sản, đặc biệt là văn phòng cho thuê.
- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng tốc độ xử lý công việc, tự động hoá nhiều khâu nghiệp vụ, từ đó tiết kiệm được chi phí lao động và tiết kiệm được nhiều chi phí khác. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng suất lao động, làm cho doanh số doanh thu của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí về nguồn nhân lực.
CHƯƠNG 3
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
3.1. KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh, ta rút ra được một số kết luận về các ngân hàng thương mại quốc doanh như sau:
- Các ngân hàng thương mại quốc doanh kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
- Lợi nhuận tăng cao vào năm 2007. Năm 2008 do bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên nền kinh tế nước ta phát triển không được tốt, tỷ lệ lạm phát tăng cao đã làm lợi nhuận của các ngân hàng bị sụt giảm. Lãi suất cơ bản được điều chỉnh liên tục đã tạo ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại quốc doanh.
- Tuy việc đổi mới công nghệ và đa dạng dịch vụ không được nhanh chóng, kịp thời nhưng nhìn chung doanh thu đã có sự tăng trưởng tốt. Các chỉ số tài chính ROS, ROA, ROE đạt mức khá trong ngành ngân hàng. Trước bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng các Ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn đứng vững và phát triển. Đây là một triển vọng tốt đẹp cho việc khẳng định khả năng cạnh tranh với các ngân hàng ngoài quốc doanh.
3.2. KIẾN NGHỊ
Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thì các ngân hàng thương mại quốc doanh cần thực hiện những việc sau đây:
- Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa. Ngày nay cổ phần hóa là một mục tiêu tất yếu mà các ngân hàng phải hướng tới. Bởi vì, cổ phần hóa giúp ngân hàng đánh giá lại tình hình tài chính của mình một cách chính xác, qua đó xác định được nhu cầu vốn và tiến hành huy động trên thị trường vốn để nâng cao năng lực tài chính. Ngoài ra, khi đã trở thành ngân hàng đại chúng thì phải chịu sự giám sát của các nhà đầu tư, mọi hoạt động và thông tin tài chính phải công khai, minh bạch, rõ ràng.
- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng vì khách hàng là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp. Hướng đén sự thỏa mãn cho khách hàng cao nhất đồng nghĩa với việc hướng đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
- Thực hiện chế độ tiền lương phù hợp với mức sống hiện tại nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng cho người lao động. Có như thế thì mới đảm bảo hiệu quả lao động. Ngoài ra, cũng cần có những phần thưởng xứng đáng cho những người đạt thành tích cao trong công việc. Điều đó sẽ kích thích người lao động phấn đấu trong công việc.
- Chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Như chúng ta đã biết con người là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất trong sự thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Đông Lộc (2009). Bài giảng quản trị tài chính, khoa kinh kế - quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ.
2. Lê Long Hậu. Bài giảng tiền tệ ngân hàng, khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam.doc