Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại Việt Nam

Phạm Tuấn Anh, Hồ Ánh Tuyết, Chu Thị Phương. Công ty WEICO Co. Đấu nối hộ gia đình và quản lý nước thải ở khu vực thành phố Đà Nẵng, bản dự thảo cho dự án Đầu tư hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng, tháng 07/ 2012. (Tiếng Việt) 50. RETA 6498: Hỗ trợ kiến thức và sáng kiến cho Chương trình tài trợ ngành nước của Ngân hàng Phát triển Châu Á - Thí điểm và Trình diễn ở Việt Nam: Các giải pháp vệ sinh phù hợp cho khu vực ven đô Việt Nam: Hỗ trợ sau Hiệp định phát triển dự án. EAST Việt Nam, tháng 11/2012. 51. Tác động kinh tế của vệ sinh môi trường ở Việt Nam. Thang, PN., Tuan, HA., Hutton, G. World Bank, Chương trình Nước và Vệ sinh. 2008. 52. Thắng, PN., Tuấn, HA., Hutton, G. Tác động kinh tế của vệ sinh môi trường ở Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu cho Chương trình Nước và Vệ sinh, Ngân hàng Theesg giới, 2008.

pdf156 trang | Chia sẻ: dntpro1256 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép, gây ô nhiễm môi trường thành phố và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. e. Đối với dịch vụ thu gom và vận chuyển phân bùn, có thể thu hồi chi phí hút bùn (cả chi phí hoạt động và khấu hao) bằng cách tăng phí. Tuy nhiên không thể thu hồi chi phí xử lý phân bùn. Các nhân tố cần quan tâm ở đây là công nghệ thu gom, xử lý, tái chế phân bùn và chất lượng phân vi sinh mà thị trường chấp nhận được. f. Các doanh nghiệp tư nhân tham gia lĩnh vực quản lý phân bùn vẫn có thể tăng lợi nhuận khi đổ thải đúng quy định, nếu: (a) thay đổi mô hình kinh doanh, mở rộng lĩnh vực hoạt động; (b) chính quyền thành phố bắt buộc các hộ dân thực hiện thông hút bể tự hoại/hầm cầu định kỳ; (c) tăng phí dịch vụ thông hút phân bùn hoặc chính quyền thành phố hỗ trợ chi phí vận chuyển bùn (tính theo đơn vị m3) đến nơi đổ thải quy định. Tăng phí nước thải và/hoặc phí quản lý chất thải rắn là một trong các biện pháp tăng doanh thu để chính quyền thành phố hỗ trợ tài chính cho hoạt động quản lý phân bùn. g. Một trong những giải pháp cải thiện dịch vụ quản lý phân bùn ở thành phố là trao dịch vụ này cho công ty công ích có ở địa bàn thực hiện. Thành phố kiểm soát dịch vụ và người sử dụng trả phí dịch vụ. Ngoài cách thanh toán trực tiếp mỗi lần thông hút, người sử dụng cũng có thể thanh toán dựa theo hóa đơn nước (là một phần phí nước thải) nếu công ty công ích cung cấp dịch vụ thông hút phân bùn định kỳ. Đồng thời các đơn vị cung cấp dịch vụ của nhà nước và tư nhân vẫn duy trì dịch vụ thông hút theo nhu cầu. h. Nhu cầu thị trường quản lý phân bùn là một trong những yếu tố quyết định doanh thu của công ty và các lợi ích đi kèm. Phí dịch vụ quản lý phân bùn cần được quy định ở mức có thể thu hồi toàn bộ chi phí. i. Lĩnh vực quản lý phân bùn cần vận hành theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước và chính quyền địa phương. Nếu khung quy định pháp lý về vệ sinh môi trường còn yếu, phí dịch vụ quản lý phân bùn thấp, các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tìm cách lách luật để giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh, như bơm bừa bãi, đổ bùn trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Ngoài nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các công ty cung cấp dịch vụ, nhà nước và cộng đồng kiểm soát dịch vụ, cần sử dụng các công cụ tài chính. j. Để quản lý bền vững lĩnh vực này, cần quán triệt quan điểm quản lý tổng hợp chất thải (bao gồm các hệ thống thu gom và xử lý chất thải tập trung và phân tán). Sử dụng hệ thống công trình thu gom và xử lý chất thải rắn/ nước thải hiện có để quản lý phân bùn là phương án khả thi và bền vững nhất cho các đô thị Việt Nam. Hệ thống quản lý chất thải tổng hợp sẽ bao gồm các hoạt động phân loại rác tại nguồn, phối hợp xử lý phân bùn, chất thải hữu cơ và bùn cống để thu hồi tài nguyên như sử dụng khí biogas, cải thiện nước thải, tái sử dụng bùn thải đã phân hủy, v.v. Việc sử dụng cùng hạ tầng giúp tiết kiệm vốn đầu tư và giảm chi phí vận hành, nhờ đó việc thu hồi tài nguyên mang lại nhiều lợi ích hơn. Ngoài ra, mô hình hợp tác công tư (PPP) cũng là giải pháp giải quyết các thách thức về vốn đầu tư lớn hiện nay. 130 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 5: LẬP KẾ HOẠCH, THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN QUẢN LÝ NƯỚC THẢI 1. 1. Công tác lập kế hoạch quản lý nước thải Luật Quy hoạch đô thị (2009) và Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định các hoạt động liên quan đến xây dựng, đánh giá và phê duyệt quy hoạch đô thị. Nghị định 88/2007/NĐ-CP quy định các nội dung quy hoạch thoát nước ở khu vực đô thị và khu công nghiệp. Các văn bản này có những nội dung không thống nhất với nhau. Ví dụ: a. Điểm 4 khoản 12 chương II Nghị định 88/207/NĐ-CP quy định quy hoạch thoát nước phải được tổ chức lập như một đồ án quy hoạch riêng cho các đô thị loại 2 trở lên. Tuy nhiên, điều 21 Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định phải lập đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cho thành phố trực thuộc trung ương (Báo cáo nghiên cứu của dự án U3SAP, 08/2012). Do vậy, cần điều chỉnh các chi tiết quy hoạch thoát nước trong Nghị định 88/2007/NĐ-CP cho phù hợp với các quy định trong Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định 37/2010/NĐ-CP. b. Điều 14 và 16 Nghị định 88/2007/NĐ-CP về nhiệm vụ và nội dung quy hoạch thoát nước, quy hoạch thoát nước vùng và quy hoạch thoát nước đô thị cũng chưa làm rõ nội dung trên do cấp đô thị lập đồ án quy hoạch khác nhau (xem Báo cáo nghiên cứu của dự án U3SAP, 08/2012). c. Khoản 5 điều 16 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP về định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị khi lập quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã chưa quy định đầy đủ các yếu tố cần có trong quy hoạch phát triển vệ sinh môi trường và chưa định hướng hiệu quả công tác lựa chọn dự án thoát nước phù hợp. Mặc dù định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt trong Quyết định số 1930/QĐ của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định phải xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho các khu vực đô thị mới. Tuy nhiên khó thực hiện được quy định này do xây dựng hệ thống thoát nước riêng sẽ tốn kém hơn và công tác giám sát, quản lý còn chưa hiệu quả. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch thoát nước ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam (Quyết định 1336/QĐ-TTg ngày 22/12/2008) và quy hoạch thoát nước vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định 2066/QĐ-TTg ngyaf 12/11/2011). Bộ Xây dựng được phân công quản lý quy hoạch, hướng dẫn các địa phương lập và điều chỉnh quy hoạch thoát nước cho phù hợp và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Trên thực tế, hầu hết các đô thị đều muốn lập quy hoạch thoát nước để thúc đẩy đô thị mình phát triển. Đa số các quy hoạch hiện nay tập trung vào việc mở rộng và cải tạo hệ thống thoát nước chung hiện có. Hệ thống thoát nước riêng được lập cho các khu vực mới phát triển. Tuy nhiên các nhà máy xử lý nước thải thường đặt ở ngoài khu vực mới phát triển. Trước khi chảy đến nhà máy xử lý nước thải, hệ thống thoát nước riêng lại nhập vào hệ thống thoát nước chung chảy dọc theo đường giao thông bên ngoài khu vực dự án. Các công ty thoát nước và chính quyền địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ hoạt động đấu nối hộ gia đình, nhiều trường hợp các gia đình này thu gom cả nước mưa vào trong hệ thống thoát nước riêng. Trong quy hoạch thoát nước cần dự kiến công nghệ xử lý áp dụng ở các nhà máy xử lý nước thải để đảm bảo bố trí đủ diện tích đất cho nhà máy, bao gồm cả diện tích vùng đệm. Có thể áp dụng các công nghệ chi phí thấp để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của dự án. Cho đến nay mới chỉ có một số thành phố thực hiện được điều này. Dự án Buôn Ma Thuột là một điển hình lập quy hoạch quản lý nước thải đô thị thành công. Hiện nay dự án đã thực hiện đấu nối và xử lý nước thải cho 5.500 hộ gia đình. Tuyến cống thu gom nước chính được 131 phụ lục thiết kế cho 17.000 hộ gia đình trong toàn thành phố. Tổng cộng thành phố đã dành 20 ha để xây dựng nhà máy xử lý nước thải, cho phép mở rộng nhà máy trong giai đoạn sau. Nhiêu Lộc – Thị Nghè cũng là một dự án thành công. Trong 10 năm từ 2002 đến 2012, 800 triệu USD đã được đầu tư để cải thiện thoát nước và tránh ngập lụt, cải thiện hệ thống thu gom nước thải và nâng cấp hạ tầng. Nhà máy xử lý nước thải sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2 khi người dân địa phương nhận thức rõ hiệu quả cải thiện môi trường đô thị của các hoạt động trong giai đoạn 1. Trong khi đó, công tác lập quy hoạch phát triển đô thị và phân đợt thực hiện dự án thu gom và xử lý nước thải ở Hà Nội, Đà Nẵng và một số thành phố khác cho ta nhiều bài học đắt giá. Nhà máy xử lý nước Bắc Thăng Long – Vân Trì đã được xây dựng xong từ năm 2007 trong dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Hợp tác phát triển Nhật (JBIC) với công suất thiết kế là 42.000m3/ngày. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thu gom được nước thải từ các khu vực dân cư xung quanh để đưa về nhà máy. Nhà máy hiện đang vận hành với công suất 7.000m3/ ngày để “tái xử lý” nước thải đã được xử lý sơ bộ từ một trạm xử lý nước thải trong khu công nghiệp Thăng Long gần đó. Ba trong bốn nhà máy xử lý nước thải ở Đà Nẵng sẽ bị đóng cửa, nước thải sẽ được chuyển đến hai nhà máy mới là Hòa Xuân và Liên Chiểu vào năm 2020. Ba nhà máy sẽ đóng cửa này nằm trong khu vực nội đô đang phát triển nhanh chóng và công nghệ áp dụng không đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường. Nhà máy xử lý nước thải ở Phủ Lý, Hà Nam đã được xây dựng xong vài năm trước. Tuy nhiên do chưa thực hiện xong đấu nối hộ gia đình và chưa xây xong hệ thống thu gom nên nhà máy này chưa vận hành được. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở một số thành phố khác như Núi Sam (Châu Đốc, An Giang), Vinh (Nghệ An). Ưu tiên đầu tư xây dựng và quy hoạch chưa hợp lý giữa các hợp phần đấu nối hộ gia đình, xây dựng mạng lưới thoát nước và xây dựng nhà máy xử lý nước thải khiến nhiều dự án không hiệu quả, lãng phí vốn đầu tư. Hơn nữa các vấn đề liên quan đến đấu nối hộ gia đình và tình trạng nhà máy xử lý nước thải không hoạt động khiến người dân địa phương không ủng hộ dự án và do đó có thể sẽ không tham gia vào các dự án thu gom và xử lý nước thải trong tương lai. Nhìn chung, việc thực thi các quy hoạch thoát nước còn chậm; chủ yếu tập trung cải thiện hệ thống thoát nước hiện có và xây dựng các hệ thống mới ở các khu vực đô thị mới phát triển, đưa ra giải pháp khắc phục cho các khu vực bị ô nhiễm nặng nề. Các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương cần tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch vệ sinh để tạo cơ sở cho quản lý đô thị cũng như để lập và thực hiện các dự án đầu tư. Công tác lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch phát triển vệ sinh ở các tỉnh và thành phố còn rất chậm, do: ● Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác quy hoạch quản lý xây dựng; ● Các quy hoạch phát triển chưa thống nhất, hoặc chưa lập quy hoạch chung đô thị để định hướng hay lồng ghép kế hoạch phát triển vệ sinh môi trường; Hình C15: Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long – Vân Trì (Hà Nội) hiện đang hoạt động chưa đạt công suất thiết kế do chưa có đủ đấu nối Ảnh: Nguyễn Việt Anh, 2011 132 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam ● Năng lực thực hiện của các địa phương còn yếu, ngân sách thực hiện khảo sát toàn diện và thu thập số liệu cũng như tuyển dụng tư vấn lập kế hoạch vệ sinh còn hạn chế; ● Chất lượng kế hoạch kém, dự báo sai và dự án không hoàn chỉnh khiến dự án khó thực hiện và cần chỉnh sửa. Hiện nay, 10 tỉnh đã lập và phê duyệt xong quy hoạch thoát nước. Các tỉnh còn lại hoặc đang chỉnh sửa hoặc đang chuẩn bị lập. Mặc dù chưa lập quy hoạch thoát nước, một số tỉnh khảo sát đang triển khai dự án thoát nước trong đó có một số là dự án ODA. Ví dụ tỉnh Phú Yên đã đầu tư thực hiện hai dự án thoát nước cho thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu trong khuôn khổ dự án Phát triển các đô thị vừa và nhỏ ở miền Trung (ADB); tỉnh Bình Định đang thực hiện dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn bao gồm các hoạt động phát triển hạ tầng như thu gom nước thải, nước mưa, xây dựng nhà máy xử lý nước thải và trạm xử lý chất thải rắn (WB). Công tác quản lý kế hoạch phát triển vệ sinh môi trường ở các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ kiểm tra cũng như mức phạt chưa đủ sức răn đe trong khi người dân lấn chiếm làm hệ thống cống, mương thoát nước xuống cấp trầm trọng. Tình trạng chính quyền địa phương chưa quản lý phát triển đô thị hiệu quả theo quy hoạch đã được phê duyệt cũng hạn chế hiệu quả công tác quản lý kế hoạch phát triển vệ sinh môi trường. Một vấn đề khác liên quan đến việc lập quy hoạch quản lý nước thải là các tiêu chuẩn nước thải sau xử lý của Việt Nam. Gía trị cho phép của các thông số trong các tiêu chuẩn này quá khắt khe, đòi hỏi phải huy động một lượng lớn vốn đầu tư và vốn để trang trải chi phí vận hành – bảo dưỡng, trả lương cán bộ quản lý và vận hành có kỹ năng cao, v.v. Ngoài ra, các công nghệ và công trình xử lý chưa phù hợp với nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải, đặc biệt là ở các khu vực sử dụng hệ thống thoát nước chung có sử dụng bể tự hoại. Do nguồn lực hạn chế, dịch vụ thu gom và xử lý nước thải chỉ phục vụ một bộ phận nhỏ người dân đô thị. Cần áp dụng phương pháp thực hiện phân đợt, các tiêu chuẩn xử lý trong thời gian đầu cần đặt ở mức thấp và tăng lên sau đó cho phù hợp với nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào để cuối cùng có thể đạt được các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. Nhờ đó có thể mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ vệ sinh đô thị với cùng một lượng vốn đầu tư và nguồn lực. Phong trào mỗi tỉnh đều “xin đầu tư” xây dựng sân bay, cảng biển nước sâu, khu công nghiệp, v.v. không nên lặp lại trong lĩnh vực xử lý nước thải. Các bài học về đầu tư kém hiệu quả cho thấy Chính phủ và các bộ ngành cần lập thứ tự ưu tiên các dự án xử lý nước thải. Với ngân sách và năng lực hiện có của nhà nước, chỉ nên phân bổ nguồn lực thực hiện các dự án thu gom và xử lý nước thải ở một số khu vực cần thiết nhất, là nơi ô nhiễm môi trường do nước thải đang tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và môi trường, và nơi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có ảnh hưởng đến toàn khu vực. Theo chúng tôi, các khu vực sau cần được ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống quản lý nước thải đô thị: (a) các thành phố duyên hải với các hoạt động sản xuất công nghiệp và du lịch phát triển; (b) các đô thị trung tâm của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam; và (c) các đô thị phát triển năng động có ảnh hưởng đến các vùng, miền khác ở hạ nguồn. Cần huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước. Cần xây dựng các chính sách phù hợp để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các hoạt động có lợi nhuận. Có thể thu hút vốn đầu tư vào quản lý nước thải ở các khu vực người dân có thu nhập thấp bằng cách lập kế hoạch vệ sinh môi trường, dành đất cho công trình thu gom và xử lý nước thải chi phí thấp. 2. Thực hiện dự án quản lý nước thải Trong các dự án vệ sinh đô thị, nhà nước và các nhà tài trợ đóng góp nhiều hơn người dân (77% so với 23%) (Nguyễn Việt Anh và cộng sự, 2012). Chủ yếu vẫn là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (các khoản vay ODA 133 phụ lục không hoàn lại và có hoàn lại) (56%) trong khi ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương chỉ chiếm 21%. Dưới đây là một số phát hiện của Đoàn đánh giá liên quan đến công tác thực hiện dự án: ● Quy định khác nhau của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về các vấn đề quan trọng khiến dự án khó thực hiện. ● Các công ty thoát nước chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng hệ thống chưa được tham gia tích cực trong giai đoạn đầu thiết kế và triển khai dự án. ● Trong nhiều trường hợp, khi thiết kế và triển khai dự án không lựa chọn mô hình cung cấp dịch vụ. Do vậy hạn chế hiệu quả chuyển giao công nghệ và đào tạo vì đây là những hoạt động rất quan trọng để bàn giao hệ thống hiệu quả. Hạn chế này có thể làm dự án thất bại do hệ thống không phù hợp với điều kiện vận hành. Quy định trách nhiệm cho các bên liên quan còn manh mún và có khoảng trống cũng ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án. Hầu hết các dự án đều triển khai chậm, tiến độ giải ngân cũng chậm. Thời gian chuẩn bị dự án phát triển hạ tầng vệ sinh trung bình là 3 – 4 năm (ở các nước khác là khoảng 2 năm). Thời gian thực hiện dự án trung bình là 7 – 9 năm (ở các nước khác là khoảng 5 năm) (Hình C16) (Lê D. H., 2011). Hình C16: Tiến độ thực hiện dự án ODA tiêu biểu, thực tế (đường bên phải) và kế hoạch (đường bên trái) 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% Year 1 Year 2 Year 3 Year 4 Original Estimate Actual Year 5 Year 6 Year 7 Year 8 Year 9 Year 10 10% 0% Nguồn: Lê D. H., 2011 Các nguyên nhân chính làm chậm tiến độ thực hiện dự án: ● Thời gian đấu thầu và giải phóng mặt bằng kéo dài do chính sách bồi thường đất của nhà nước không thống nhất, thay đổi thiết kế, năng lực thực hiện của các bên liên quan kém. ● Tỷ lệ lạm phát cao. ● Các khó khăn khi triển khai ở công trường không dự đoán trước được. ● Trong một số trường hợp, chi phí dự án tăng cao khiến chính quyền địa phương phải cắt giảm khối lượng thi công hoặc phải tìm kiếm thêm nguồn vốn tài trợ. 134 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam ● Không đủ nguồn lực để nâng cao năng lực cho đơn vị cung cấp dịch vụ (ví dụ trong hoạt động đào tao nguồn nhân lực) và thiếu ngân sách. Năng lực cán bộ Ban quản lý hạn chế là vấn đề phổ biến. Vấn đề này cần có đánh giá riêng và thảo luận thêm. Ban quản lý dự án là đơn vị chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện dự án. Mỗi Ban quản lý dự án lại có những hạn chế riêng tùy theo kinh nghiệm quản lý các dự án trước đó của họ. Địa điểm văn phòng Ban quản lý ở mỗi dự án cũng khác nhau, có thể đặt ở trong trụ sở UBND tỉnh, đơn vị cung cấp dịch vụ hay ở cơ quan khác. Những hạn chế về năng lực quản lý dự án của Ban quản lý thể hiện ở tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng chậm; quản lý và giám sát nhà thầu chính không hiệu quả; quản lý tài chính kém (chậm giải ngân vốn cho dự án và cho nhà thầu); thiếu cán bộ chuyên trách kỹ thuật vệ sinh; chưa nắm rõ quy trình xây dựng cơ bản; chưa nắm rõ quy trình đấu thầu của Việt Nam và các nhà tài trợ. Kỹ năng tiếng Anh kém cũng là một hạn chế trong quá trình thực hiện dự án. 3. Hiệu quả dự án thu gom và xử lý nước thải Một nghiên cứu gần đây của Chương trình Nước và Vệ sinh, Ngân hàng Thế giới “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động cải thiện VSMT ở Việt Nam” cho thấy tỷ suất lợi ích/chi phí trung bình của các hoạt động cải thiện VSMT được khảo sát đạt trên 1. Các hỗ trợ cho khu vực đô thị đạt tỷ suất từ 1,4 đến 7,5 (giá trị thực tế). Cùng một hoạt động nhưng gía trị này tăng nếu dự án có hiệu quả cao hơn. Hoạt động có mang lại lợi ích về sức khỏe có tỷ suất lợi ích/chi phí cao hơn so với khi không đi kèm lợi ích sức khỏe. Tái sử dụng nước thải và bùn thải sau xử lý cũng mang lại giá trị kinh tế với chi phí thấp. Nghiên cứu này chỉ rõ thách thức của hầu hết các dự án vệ sinh đô thị là: lựa chọn công nghệ áp dụng; chất lượng thiết kế và thi công (liên quan đến năng lực của đơn vị tư vấn); quy trình thẩm định; tỷ lệ đấu nối hộ gia đình thấp; tính bền vững về tài chính; năng lực cán bộ vận hành - bảo dưỡng ở địa phương; năng lực theo dõi, đánh giá và kiểm soát trong quá trình thực hiện (Nguyễn Việt Anh và cộng sự, 2012). Trong giai đoạn phát triển dự án cần cân nhắc nhiều công nghệ xử lý khác nhau. Các yếu tố của địa phương như khu vực cộng đồng có thu nhập thấp, điều kiện địa hình, tự nhiên - kinh tế - xã hội cũng cần được xem xét. Phải đánh giá rõ ràng các giải pháp: thoát nước chung hay thoát nước riêng, xử lý tập trung hay xử lý phân tán; áp dụng công nghệ truyền thống, công nghệ cao, công nghệ có chi phí thấp hay kết hợp các công nghệ này. Nhiều dự án vệ sinh đô thị không quan tâm đến hệ thống đường ống thu gom cấp 3. Việc sử dụng hệ thống thoát nước chung ở các đô thị Việt Nam là một trong số những thách thức chính vì nó thường dẫn đến tình trạng quá tải và/hoặc ô nhiễm nguồn nước. Cần nghiên cứu các bài học rút ra từ các hệ thống vệ sinh đô thị mới, cả về tài chính và kinh tế. Báo cáo này phân tích các giải pháp sau: thoát nước riêng, xử lý nước thải với chi phí thấp theo phương thức tập trung hay phân tán trong các bể tự hoại có vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí (BASTAF), bãi lọc ngầm trồng cây và chuỗi hồ sinh học ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), thị trấn Chợ Mới và Chợ Rã (Bắc Kạn), khu du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh), và tái sử dụng nước thải ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc). Tỷ lệ đấu nối, hệ thống thoát nước chung và công suất thực tế của nhà máy xử lý nước thải Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình vào mạng lưới thoát nước ở các đô thị Việt Nam còn thấp. Việc sử dụng bể tự hoại và hệ thống thoát nước chung có tỷ lệ mương thoát nước hở cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng công suất xử lý ô nhiễm và tải trọng thủy lực của các nhà máy xử lý thấp. Việc hoạt động dưới công suất đe dọa tính bền vững của dự án. Người dân chưa thấy được hiệu quả cải thiện môi trường do nhiều hộ còn chưa đấu nối và chưa trả phí để hỗ trợ trang trải chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống. Nhằm giải quyết các vấn 135 phụ lục đề này, chính quyền địa phương cần quy định bắt buộc đấu nối. Buôn Ma Thuột đã thực hiện thành công với 85% số hộ đấu nối vào hệ thống thoát nước riêng. Hiệu quả của việc xác định và sử dụng vốn đầu tư Vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải chủ yếu là vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn ngân sách nhà nước đứng thứ hai. Khu vực tư nhân chỉ đầu tư phát triển hạ tầng nước thải trong các dự án địa ốc họ đầu tư. Dự án áp dụng mô hình Xây dựng - Chuyển giao (BT) đầu tiên đã được thực hiện ở thành phố Hà Nội (dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở do công ty Gamuda của Malaysia đầu tư). Thuế tài sản và thuế thu nhập cá nhân chưa được sử dụng để tăng ngân sách ở trung ương và địa phương. Cần xem xét sử dụng các loại thuế này như là một nguồn vốn tiềm năng cho các dự án thoát nước và xử lý nước thải. Doanh thu từ phí thoát nước không đủ để trang trải chi phí vận hành hệ thống nước thải, do vậy ngân sách địa phương phải hỗ trợ phần thiếu hụt này. Như đã phân tích ở trên, năng lực quản lý công tác chuẩn bị và triển khai đầu tư xây dựng chưa tốt, khiến dự án bị chậm và thậm chí dẫn đến tình trạng chấm dứt hoạt động chuẩn bị dự án. Các mô hình quản lý đơn vị cung cấp dịch vụ tiềm ẩn rủi ro phân bổ và sử dụng vốn không hiệu quả. Vận hành và bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải; Chất lượng dịch vụ cung cấp Một số công ty thoát nước đô thị/ công trình đô thị đang hoạt động có hiệu quả. Hoạt động của các công ty này đã được cải thiện đáng kể nhờ thực hiện dự án phát triển hạ tầng trong đó có hợp phần nâng cao năng lực. Ngoài các “hoạt động chỉ định” mà ngân sách thành phố chi trả cho công ty, các công ty còn thực hiện nhiều hoạt động khác để tối ưu hóa quy trình làm việc và hiệu quả làm việc. Doanh nghiệp nhà nước quản lý thành công và có nhiều sáng kiến cải thiện hiệu quả hoạt động điển hình là Công ty Thoát nước Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng, Công ty Quản lý đô thị và môi trường Đắc Lắc, ... Tuy nhiên, nhiều công ty thoát nước khác chỉ hoạt động cầm chừng do năng lực vận hành còn hạn chế và thiếu vốn. Các hoạt động Thông tin – Giáo dục – Truyền thông ít khi được các công ty thoát nước thực hiện. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cộng đồng ít tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường. Nhằm tối ưu hóa hiệu quả các dự án vệ sinh, cần cải thiện hình thức cung cấp dịch vụ thoát nước đô thị. Cần thiết lập mối quan hệ Hợp đồng giữa chính quyền Hình C17: Sản xuất phân vi sinh từ bùn thải ở nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt Ảnh: Nguyễn Việt Anh, 2012 Hình C18: Kiểm tra mạng lưới thoát nước riêng với robot và camera CCTV ở thành phố Buôn Ma Thuột Ảnh: Nguyễn Việt Anh, 2012 136 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam thành phố và đơn vị cung cấp dịch vụ - Công ty Thoát nước. Hợp đồng cần quy định bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bên cạnh các thông số định lượng về sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường với chi phí hợp lý. Cũng cần thực hiện các chương trình xây dựng năng lực cho các đơn vị công ích để họ có thể thỏa mãn các yêu cầu của thành phố và cộng đồng. 4. Kết luận và Kiến nghị Căn cứ vào những hạn chế về ngân sách nhà nước và năng lực, cần ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị trong thập kỷ tới vào các khu vực sau: (a) các thành phố duyên hải có các hoạt động sản xuất công nghiệp và du lịch phát triển; (b) các thành phố trung tâm của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam; và (c) các đô thị phát triển năng động có khả năng ảnh hưởng đến các vùng khác ở hạ lưu sông. Ngoài ngân sách nhà nước, cần huy động thêm các nguồn vốn khác. Cách tiếp cận tổng hợp lồng ghép các hợp phần cấp nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài hơn. Các dự án vệ sinh cần chú ý đến thu hồi tài nguyên an toàn và hiệu quả, đặc biệt ở các lĩnh vực có khó khăn về vốn. Tái sử dụng nước thải và bùn thải sau xử lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống vệ sinh tổng hợp. Cần cân nhắc hiệu quả của nhiều giải pháp công nghệ và phương thức thực hiện dự án khác nhau khi lập kế hoạch phát triển vệ sinh để tối đa hiệu quả dự án. Cần đảm bảo cách tiếp cận chiến lược khi lựa chọn công nghệ và loại hệ thống (chi trả được và phù hợp với điều kiện khu vực áp dụng, ví dụ như khu vực đô thị đông dân đã hình thành từ trước, khu vực mới phát triển, thành phố lớn/nhỏ, v.v.). Cần tránh đầu tư kém hiệu quả vào các hệ thống vệ sinh không bền vững về mặt tài chính hoặc không đáp ứng được nhu cầu người dân, cần nâng cấp sau này. Cần cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và chi phí, giữa lượng vốn cần đầu tư và tác động của nó trong quá trình lựa chọn công nghệ và thực hiện dự án. Khi lựa chọn công nghệ và thiết kế dự án cần nghiên cứu chi phí đầu tư và sử dụng trang thiết bị, khả năng tăng chi phí xây dựng trong tương lai, các điều kiện cụ thể của địa điểm thi công, cơ hội và thách thức khi thực hiện dự án. Cần khuyến khích các cấp lãnh đạo tham gia lựa chọn công nghệ và thiết kế dự án, không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế và tài chính mà cả khả năng chi trả của từng khu vực. Ưu tiên đầu tư hợp lý và lập kế hoạch thực hiện các hoạt động đấu nối hộ gia đình, xây dựng mạng lưới thu gom và nhà máy xử lý nước thải nhằm đảm bảo tính bền vững của dự án và hiệu quả đầu tư. Phương thức tiếp cận “từ trên xuống” đòi hỏi phải huy động lượng vốn đầu tư lớn, thực hiện một số ít hoạt động với các khoản đầu tư nhà nước lớn trong khi phương thức tiếp cận “từ dưới lên” thực hiện được nhiều hoạt động quy mô nhỏ với tổng vốn đầu tư ít hơn. Có thể huy động vốn đầu tư tư nhân, đóng góp của hộ gia đình và ngân sách tỉnh – thậm chí cả ngân sách có mục tiêu của trung ương để tài trợ các hoạt động theo phương thức tiếp cận “từ dưới lên”. Ngoài ra, có thể huy động vốn từ thị trường tín dụng trong nước, trực tiếp từ các ngân hàng thương mại hay từ các ngân hàng phát triển trong nước. Có thể áp dụng kết hợp giải pháp xử lý nước thải tập trung ở khu vực đô thị đông dân (như ở các phường đã hình thành từ trước trong nội thành) và giải pháp xử lý phân tán cho khu vực ven đô có mật độ dân số thưa hơn. Cần soạn thảo văn bản hướng dẫn lựa chọn công nghệ và thực hiện dự án cho các khu vực có điều kiện địa lý, nhân khẩu, kinh tế - xã hội khác nhau. Để cải thiện hoạt động lập quy hoạch ở địa phương, cần xây dựng năng lực lập quy hoạch, thiết kế và ký kết hợp đồng cho chính quyền địa phương. Để cải thiện hiệu quả dự án, cần thiết lập cơ sở dữ liệu thồng nhất các chỉ tiêu, bao gồm các thông tin cập nhật về cải thiện môi trường. Cần hoàn thiện các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam nhằm hỗ trợ công tác lập kế hoạch phát triển các giải pháp vệ sinh bền vững. 137 phụ lục Các đơn vị được phân công vận hành hệ thống thoát nước đô thị cần tham gia ngay từ giai đoạn bắt đầu thiết kế và thực hiện dự án. Trong khi thực hiện các hoạt động cải thiện vệ sinh, cần chú ý xây dựng năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và đơn vị sở hữu công trình để đảm bảo dự án hiệu quả và bền vững. Cần cân nhắc các mô hình quản lý khác nhau và trao đổi, tham vấn với các bên có liên quan. Phải coi hoàn thiện thể chế và phát triển cộng đồng là các hợp phần quan trọng của dự án nước và vệ sinh. Cần thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa công ty cấp nước và vệ sinh với các tổ chức cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án. Cách tiếp cận tổng hợp, lồng ghép các hoạt động cấp nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài hơn. Các cơ quan, ban ngành cần hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo hiệu quả của dự án. Cần kết hợp các hợp phần khác nhau của dự án thành một chương trình thu gom và xử lý nước thải thống nhất, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để dự án thành công. Các công trình kỹ thuật cần được thiết kế cùng với các “phần mềm” khác như xây dựng năng lực, xây dựng mô hình quản lý và cơ chế tài chính, hướng đến việc chuyển giao dự án và công trình; các vấn đề liên quan đến đấu nối hộ gia đình – mạng lưới thoát nước – xử lý nước thải cũng như tái sử dụng nước thải và bùn thải cần được xem xét trong mối liên hệ lẫn nhau. Chính quyền địa phương cần xây dựng và bắt buộc thực hiện chính sách đấu nối hộ gia đình ở các đô thị sử dụng hệ thống thoát nước chung. Trong mỗi giai đoạn của dự án, cần cân đối nhu cầu đầu tư giữa hoạt động xây dựng công trình xử lý và hệ thống thu gom nước thải. Tài chính của dự án bền vững hay không phụ thuộc vào các công cụ tài chính, công tác lập kế hoạch/kỹ thuật và các quy định thể chế/tổ chức. Ngoài ra, quan trọng là trong giai đoạn vận hành và bảo dưỡng, dự án có đủ nguồn lực để vận hành. Vì vậy cần đảm bảo đơn vị nhận bàn giao có đủ năng lực vận hành. 138 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam PHỤ LỤC D - DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM VẤN Đơn vị Tên và Chức vụ Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới Lê Duy Hưng Chuyên gia đô thị cao cấp, EASVS, Trưởng đoàn Alan Coulthart Kỹ sư đô thị trưởng, EASIN, Đồng Trưởng đoàn từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012 Sudipto Sarkar Trưởng ban, EASWE, Đồng Trưởng đoàn từ tháng 07/2012 đến nay James Corning Tư vấn quốc tế chính từ tháng 03/2012 đến tháng 03/2013 Nguyễn Việt-Anh Chuyên gia nước thải trong nước Trần Thị Việt Nga Trợ lý cho Tư vấn trưởng Ross Kearton Biên tập viên kỹ thuật Mara Branson Tư vấn Eric Buhl-Nielsen Tư vấn trưởng của EAUSFS Nhóm hỗ trợ và Nhóm phản biện của Ngân hàng Thế giới Victoria Kwakwa Giám đốc khu vực Việt Nam, EACVF Jennifer Sara Quản lý ngành, EASVS Charles Feinstein Quản lý ngành, EASWE Parameswaran Iyer Chuyên gia Nước và Vệ sinh môi trường chính Victor Vazquez Alvarez Chuyên gia Nước và Vệ sinh môi trường Manuel Marino Chuyên gia Nước và Vệ sinh môi trường chính, ESCUW Claire Kfouri Chuyên gia Nước và Vệ sinh môi trường cao cấp, MNSWA Other specialists from the WB/WSP Và các chuyên gia khác của Chương trình Nước và Vệ sinh/ Ngân hàng Thế giới PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng Ông Trần Quang Hưng Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Cấp Thoát nước Việt Nam PGS. TS. Ứng Quốc Dũng Phó Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam TS. Phạm Ngọc Thái Nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Công nghệ, Hội cấp thoát nước Việt Nam TS. Phạm Sỹ Liêm Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng TS. Dương Đức Ưng Nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT Bà Nguyễn Hồng Yến Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Tiến Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng Nguyễn Phi Tòng Trưởng phòng Cấp thoát nước, Cục Hạ tầng kỹ thuật Nguyễn Thị Thảo Hương Phó Trưởng phòng Cấp thoát nước, Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Thừa Ân Chuyên viên, Vụ Kết cấu Hạ tầng và đô thị Bộ Tài Chính Trần Xuân Hoa Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế Dương Quỳnh Lê Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế 139 phụ lục Đơn vị Tên và Chức vụ Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Hòa Bình Vụ trưởng Vụ quản lý chất thải và cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường Nguyễn Trung Thuận Chuyên viên Cục kiểm soát ô nhiễm, TCMT Nguyễn Minh Cường Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, TCMT Hội Cấp thoát nước Việt Nam Trần Quang Hưng Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ứng Quốc Dũng Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Thái Nguyên Trưởng Ban Khoa học và Công nghệ Công ty thoát nước Hà Nội Phan Hoài Minh Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Thúy Nga Trưởng phòng Môi trường nước Trung tâm chống ngập thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn H. Anh Dũng Phó Giám đốc Phạm Hồng Trưởng phòng kỹ thuật, Ban quản lý nước thải Công ty thoát nước đô thị TP. Hồ Chí Minh, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Lý Thọ Đắc Phó Giám đốc, Công ty Thoát nước đô thị TP Hồ Chí Minh Trần Quốc Vinh Trưởng phòng Quản lý và dịch vụ môi trường, Công ty Thoát nước đô thị TP Hồ Chí Minh Trần Kim Sơn Cán bộ quản lý, Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, Công ty Thoát nước đô thị TP Hồ Chí Minh Từ Quang Minh Cán bộ quản lý, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, Công ty Thoát nước đô thị TP Hồ Chí Minh Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng và nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt Hà Ngọc Quế Phó Giám đốc Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng Nguyễn Hữu Khai Giám đốc Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt Công ty Quản lý đô thị và môi trường Buôn Ma Thuột và nhà máy xử lý nước thải Buôn Ma Thuột Trương Công Thái Giám đốc Công ty Quản lý đô thị và môi trường Buôn Ma Thuột, Giám đốc Ban quản lý dự án Phạm Thị Thanh Sương Phó giám đốc Ban quản lý dự án Ông Trung Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban quản lý dự án Ông Huyên Giám đốc xí nghiệp thoát nước Ông Sang Trưởng phòng kỹ thuật xí nghiệp thoát nước Ông Trung Trưởng phòng Kế hoạch, Công ty Quản lý đô thị và môi trường Buôn Ma Thuột Ban quản lý dự án Đầu tư hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng, Công ty Môi trường đô thị, Công ty thoát nước Đà Nẵng Lương Thạch Vỹ Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư hạ tầng ưu tiên Hồ Tường Huy Phó giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư hạ tầng ưu tiên Hồng Vinh Hiển Phó giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư hạ tầng ưu tiên 140 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam Đơn vị Tên và Chức vụ Đặng Đức Vũ Phó giám đốc Công ty thoát nước i Đà Nẵng Ông Bình Phó giám đốc Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh và Bãi Cháy ở Hạ Long Phan Cẩm Phả Giám đốc Ban quản lý dự án Quảng Ninh Nguyễn Văn Trình Phó giám đốc Công ty Môi trường đô thị Hạ Long Cô Nhung Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty Môi trường đô thị Hạ Long Nhà máy xử lý nước thải Trúc Bạch, Hà Nội Cô Huyền Cán bộ quản lý nhà máy Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long, Hà Nội Đỗ Quang Long Trưởng đội bảo dưỡng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Giang Nguyen Tiến Tùng Phó giám đốc, Ban quản lý dự án nước thải thành phố Bắc Giang Khổng Văn Đạt Phó giám đốc, Trung tâm Bơm thoát nước đô thị Ngân hàng Phát triển Châu Á Hubert Jenny Chuyên gia phát triển đô thị chính JICA Suzuki Tadashi Trưởng đại diện, JICA, Hà Nội Jun Tsumori Cố vấn chính sách về môi trường đô thị của JICA tại Bộ Xây dựng KFW Dietmar Wenz Quản lý dự án chính GDC/GIZ Christian Henschel Cán bộ quản lý Chương trình Quản lú nước thải và chất thải rắn, GIZ Frank Pogade Cố vấn kỹ thuật trưởng, GFA Consulting Group, GIZ Christopher Scharfe Phó trưởng đoàn tư vấn, GFA Consulting Group, GIZ Các công ty/ đơn vị khác Antti Nykanen Trưởng đoàn tư vấn - Cố vấn kỹ thuật trưởng Chương trình Nước và Vệ sinh của Phần Lan Esa Renko Phó trưởng đoàn tư vấn, Chương trình Nước và Vệ sinh của Phần Lan Huey Douglas Pham Cán bộ quản lý khu vực Việt Nam, CDM Consultants, TP. HCM Huỳnh Duy Tú Thiện Kỹ sư thường trú, CDM, HCMC TS. Paul Zuber Giám đốc công nghệ, Biwater, UK Lê Thanh Tổng Giám đốc, Công ty Phú Điền, Hà Nội Nguyễn Phương Quý Giám đốc, SFC Việt Nam, Hà Nội 141 phụ lục PHỤ LỤC E - ALBUM ẢNH Xây dựng và vận hành, bảo dưỡng mạng lưới thoát nước Xây dựng cống thoát nước ở các khu đô thị hiện có luôn là những khó khăn lớn Từ 2012, sau 10 năm thi công, cống bao chính Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã bắt đầu góp phần hạn chế ngập úng và cải thiện môi trường cho TP Hồ Chí Minh Cảnh thoát nước mưa, nước xám và nước thải bể tự hoại lộ thiên ra các con phố là hình ảnh thường gặp ở Hà Nội và các thành phố khác Làm nắp cho các rãnh thoát nước chung lộ thiên dọc các phố là giải pháp tình thế của TP Hà Nội Xả thải lộ thiên nước thải ra bãi biển du lịch khó được chấp nhận(1) Nạo vét thủ công cống thoát nước chung ở Hà Nội Các hố ga trong thành phố là vấn đề còn chưa được quan tâm giải quyết tốt Thu gom, xử lý và thải bỏ bùn nạo vét từ cống thoát nước là vấn đề lớn 1 Nguồn: Các ảnh trong Photo Album do Nguyễn Việt Anh chụp, trừ khi nêu rõ nguồn: (1) Corning J.; (2) Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng; (3) Nguồn: không rõ; (4) Công ty cổ phần Phú Mỹ Hưng; (5) Corning J.; (6) Chương trình Quản lý nước thải và rác thải Việt Nam - Đức (GIZ). 142 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam Các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động ở các đô thị Việt Nam Trúc Bạch, Hà Nội (2005) Kim Liên, Hà Nội (2005) Đà Lạt, Lâm Đồng (2006)(2) Buôn Ma Thuột, Dak Lak (2006) Hòa Cường, Đà Nẵng (2006) Phú Lộc, Đà Nẵng (2006) Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (2006) Sơn Trà, Đà Nẵng (2006) 143 phụ lục Các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động ở các đô thị Việt Nam (tiếp) Bãi Cháy, Quảng Ninh (2007)(3) Bình Hưng Hòa, TP HCM (2008) Bắc Thăng Long, Hà Nội (2009) Hà Khánh, Quảng Ninh (2009) Nam Viên, Phú Mỹ Hưng, HCM (2009)(4) Bình Hưng, TP HCM (2009) Bắc Giang (2010) Yên Sở, Hà Nội ( 2012 ) 144 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam Xử lý phân bùn bể tự hoại Làm đặc và ủ compost phân bùn là các bước xử lý chính ở nhà máy xử lý rác Cầu Diễn, Hà Nội Hồ ổn định để xử lý phân bùn ở Tràng Cát, Hải Phòng Xử lý kết hợp phân bùn với nước thải ở nhà máy xử lý nước thải Buôn Ma Thuột Xử lý kết hợp phân bùn với nước thải ở nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt Sân phơi bùn ở nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy. Trạm nhận phân bùn ở phía sau không hoạt động Trạm xử lý phân bùn bằng phương pháp ổn định bằng vôi và sân phơi bùn (không hoạt động) ở Hà Khẩu, Hạ Long. Bể làm đặc bùn ở bãi chôn lấp rác Khánh Sơn, Đà Nẵng Chế biến phân compost từ phân bùn tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, TP. HCM 145 phụ lục Thách thức đối với công tác vận hành và bảo dưỡng Máy ép bùn chưa hề sử dụng sau hai năm vận hành nhà máy xử lý nước thải Bắc Giang Nước thải đầu vào từ HTTN chung có hàm lượng chất hữu cơ thấp, khiến việc vận hành liên tục máy sục khí bề mặt trở nên không cần thiết (nhà máy XLNT Bình Hưng Hòa, TP. HCM) Ô nhiễm mùi là vấn đề nan giải của nhiều nhà máy xử lý nước thải Hệ thống SCADA công nghệ cao không hoạt động ở nhà máy xử lý nước thải Bắc Giang do công tác bàn giao chưa tốt Nước thải đầu vào từ kênh hở của hệ thống thoát nước chung không phù hợp để xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính theo mẻ(5) Do đô thị hóa, hồ yếm khí này phải phủ kín. Tuy nhiên, nhà máy sẽ đóng cửa khi nước thải được dẫn về nhà máy mới để xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long, Hà Nội hiện đang hoạt động dưới công suất thiết kế do chưa phát triển được mạng lưới thu gom Thiếu ngân sách là thách thức chính cản trở thực hiện vận hành và bảo dưỡng đúng kỹ thuật nhà máy xử lý nước thải 146 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam Xử lý nước thải phân tán Bể tự hoại nhiều ngăn và hệ thống bãi lọc trồng cây ở thị xã Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Bể tự hoại nhiều ngăn và hệ thống bãi lọc trồng cây ở thị xã Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn(6) Bể tự hoại nhiều ngăn và hệ thống bãi lọc trồng cây ở thôn Lai Xá, ngoại thành Hà Nội Trạm xử lý nước thải phân tán cho khu dân cư xã Kiêu Kỵ, ngoại thành Hà Nội Trạm xử lý nước thải phân tán ở Phù Cát, Hòa Lạc, ngoại thành Hà Nội Bể tự hoại nhiều ngăn sử dụng cho khu đô thị mới Xuân Mai, Hà Nội Các bể xử lý nước thải hợp khối, lắp đặt cho các biệt thự ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội Các bể xử lý nước thải hợp khối, lắp đặt cho các biệt thự sinh thái ở Đông Anh, Hà Nội 147 phụ lục Sự tham gia tích cực và sáng tạo Van một chiều do Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng chế tạo để khắc phục tình trạng nước mưa thâm nhập vào hệ thống thu gom nước thải Thiết bị thu gom váng bùn ở bể lắng hai vỏ do ông Khải, Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng phát minh Nạo vét cống ở thành phố Buôn Ma Thuột Nạo vét cống ở thành phố Buôn Ma Thuột Làm sạch hố ga đấu nối hộ gia đình được thực hiện tốt ở Buôn Ma Thuột Nước thải đã qua xử lý được sử dụng để tưới cà phê ở Buôn Ma Thuột Ủ compost bùn để sản xuất phân bón ở nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt 149 tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB, 2009. Đánh giá ngành nước Việt Nam. 2. ADB, 2010. Báo cáo đánh giá: Chiến lược và lộ trình phát triển cấp nước và vệ sinh môi trường Việt Nam. 3. AECOM International Development, Inc. và Ban Nước và Vệ sinh môi trường ác quốc gia đang phát triển (Sandec), Viện Khoa học Công nghệ Thủy sinh Liên bang Thụy Sỹ (Eawag). Đánh giá nhanh công tác quản lý chất thải rắn ở châu Á: Chính sách và áp dụng ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. ECO-Asia. USAID: Nhiệm vụ phát triển khu vực Châu Á (RDMA). 01/2010. 4. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới số ICR0000793. Báo cáo kết thúc thực hiện và kết quả (IDA-32110 TF- 24899) khoản vay đầu tư thực hiện dự án vệ sinh ba thành phố cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 25/06/2009. 5. Báo cáo đánh giá ngành nước (ADB TA 4903-VIE). Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2008. 6. Báo cáo dự án đánh giá ngành nước (ADB TA 4903-VIE). Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2008. 7. Báo cáo năm và ghi chép hoạt động vận hành thường xuyên của các đơn vị thoát nước đô thị và đơn vị cung cấp dịch vụ công ích đô thị ở 7 thành phố: Hà Nội, Hạ Long, Bắc Giang, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh. 8. Báo cáo năm, Công ty thoát nước Hải Phòng. 2005 – 2010. 9. Báo cáo tóm tắt ngành Nước và vệ sinh, WHO – UNICEF. 2010. 10. Báo cáo về nhu cầu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phân vi sinh. Ban quản lý dự án – Nhóm chuyên gia JICA. VAST. Hà Nội, 3/2008. (bản tiếng Việt). 11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Y tế, 2011. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường giai đoạn 2011 - 2015. 12. Bộ Y tế – UNICEF (2007). Nghiên cứu Vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam. Tác giả: Nguyễn Huy Nga, Trần Đắc Phu Nguyễn Thị Hồng Tú, Trịnh Hữu Vách, Trương Đình Bắc, Nguyễn Thanh Hiền, Thái Thị Thu Hà. 13. Carl Bro (Grontmij) – Chương trình Nước và Vệ sinh, báo cáo của dự án U3SAP, 8/2012. 14. CDM International Inc. Dự án đầu tư hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng, gói A23+ A24+ B27. B27: xây dựng mô hình thủy lực cho mạng lưới thoát nước Đà Nẵng, báo cáo tóm tắt dự án, tháng 06/2012. 15. CDM International Inc. Dự án vệ sinh môi trường khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới - Đoàn công tác Nân hàng Thế giới từ ngày 10 - 11/04/2012. 16. Chương trình cấp nước và vệ sinh cho các thị trấn ở Việt Nam, Hợp phần G. Dự án vệ sinh ba thành phố, tiểu dự án Hải Phòng – Báo cáo kết thúc dự án. Tư vấn quản lý thi công – Ban quản lý dự án/Công ty thoát nước. 17. Chương trình giám sát chung của WHO/UNICEF năm 2008. WHO/UNICEF, 2008. 18. Chương trình giám sát chung của WHO/UNICEF, 2008. 19. Chương trình quản lý nước thải. Tài trợ bền vững công tác quản lý, vận hành công trình quản lý nước thải ở khu vực đô thị, khu công nghiệp và làng nghề - thách thức và kiến nghị. Tạp chí cấp thoát nước số 3(90), 4-2013 (Tiếng Việt). 20. Công ty cấp nước Hà Nội, 2010. 150 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam 21. Công ty phát triển quốc tế AECOM và Phòng Nước và vệ sinh ở các nước đang phát triển (Sandec), Viện Khoa học và Kỹ thuật thủy sản liên bang Thụy Sỹ (Eawag). Đánh giá nhanh công tác quản lý phân bùn ở Châu Á: Chính sách và thực tiễn ở Ấn Độ, Ma-lay-si-a, Phi-lip-pin, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. ECO-Asia. USAID: Ban phát triển khu vực châu Á (RDMA). 01/2010. 22. Công ty thoát nước Hà Nội, Báo cáo năm, 2004 - 2010. 23. CSE. Dự thảo báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2, tháng 03/2012. 24. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án vệ sinh ở Việt Nam. Báo cáo của Nguyễn Việt Anh, Lan, HT., Dan PH., Hoa, LT., Nhung, BT., Hutton, G. Chương trình Nước và Vệ sinh, Ngân hàng Thế giới. 2011. Xem tại www.wsp.org. 25. Daniel Harris, Michelle Kooy và Lindsey Jones. Phân tích công tác quản trị và kinh tế chính trị trong hoạt động cung cấp dịch vụ nước và vệ sinh môi trường; Báo cáo công tác 334. Viện phát triển quốc tế, 2011. 26. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới: 27. Dự thảo báo cáo của dự án Xây dựng Chiến lược thống nhất về Vệ sinh môi trường và Kế hoạch hành động cho Việt Nam, Carl Bro – Chương trình Nước và Vệ sinh/WB – Bộ Xây dựng, 2012. 28. Guy Hutton, Nguyễn Việt Anh và Almud Weitz. Báo cáo tóm tắt nghiên cứu. Hiệu quả kinh tế của các giải pháp vệ sinh môi trường ở Việt Nam. Chương trình Nước và Vệ sinh/ Ngân hàng Thế giới, tháng 08/2011. 29. Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA). Khảo sát các thông số kinh tế, kỹ thuật, 2006. vn. 30. Hydroconceil – PEM Consult. Quản lý vệ sinh ở các khu vực đô thị Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu cho Ngân hàng Thế giới - AusAID, 2010. 31. JICA, 2011. Báo cáo nghiên cứu. Quản lý môi trường đô thị Việt Nam 32. Klingel, Florian. “Dự án phát triển đô thị Nam Định, nghiên cứu quản lý phân bùn”. Công ty phát triển đô thị quốc tế Colenco, 11/2001. 33. Lê Duy Hưng, Tài chính bền vững cho hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: Bài học rút ra từ các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ ở Việt Nam. Ghi chép từ hội thảo VWSA – SEAWUN về nước thải, Vũng Tàu, 12/10/ 2011. 34. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo về các thành phố và ngập lụtg, 2012. 35. Ngân hàng Thế giới. Đánh giá vệ sinh đô thị các nước Đông Á - Thái Bình Dương, 2013. 36. Nguyễn Việt Anh (2007). Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến. Nhà xuất bản Xây dựng (sách, tiếng Việt). 37. Nguyễn Việt Anh (2007). Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiens. Nhà xuất bản Xây dựng (Tiếng Việt). 38. Nguyễn Việt Anh (2009). Thoát nước đô thị bền vững. Tạp chí xây dựng (ISSN 0866 – 8762). #10/2009. trang 32-37 (Tiếng Việt). 39. Nguyễn Việt Anh (TL), Nguyễn Hồng Sâm, Nguyễn Phước Dân, Bùi Xuân Thành, Đinh Đăng Hải (2012). Quản lý phân bùn, đánh giá cảnh quan đô thị Việt Nam, Qũy Bill & Melinda Gates. 40. Nguyễn Việt Anh, Lan, HT., Dan PH., Hoa, LT., Nhung, BT., Hutton, G. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án vệ sinh ở Việt Nam. Báo cáo của Chương trình Nước và Vệ sinh, Ngân hàng Thế giới, 2011. (Xem tại www.wsp.org). 151 tài liệu tham khảo 41. Nguyễn Việt Anh, Lan, HT., Dân PH., Hoa, LT., Nhung, BT., Hutton, G. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp vệ sinh môi trường ở Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu cho Chương trình Nước và Vệ sinh, Ngân hàng Thế giới, 2011 (xem tại www.wsp.org). 42. Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Hồng Sâm, Đinh Đăng Hải, Nguyễn Phước Dân, Bùi Xuân Thành. Phân tích cảnh quan và đánh giá mô hình kinh doanh dịch vụ quản lý phân bùn: các mô hình thông hút và vận chuyển ở Việt Nam. Báo cáo cuối cùng. Cho quỹ Bill & Melinda Gates Foundation, 2012. 43. Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Khắc Hải. Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường ở Việt Nam cho Bộ Y tế - WHO - UNICEF, tháng 07/2012 (Tiếng Việt). 44. Nguyễn Việt Anh, Phạm Thị Thúy. Báo cáo cơ sở về kế toán và hiệu quả ngành nước ở Việt Nam cho UNEP, 2011. 45. Parkinson và Tayler (2003). Quản lý nước thải phân tán ở các khu vực ven đô các nước có thu nhập thấp. Môi trường. Đô thị. 15, trang 75–89. 46. Paul Schuttenbelt, Nguyễn Việt Anh, Barbara Withney (2009). Các thách thức đối với lĩnh vực nước và nước thải ở Việt Nam. Báo cáo cơ sở. Diễn đàn phát triển dodo thị bền vững 2009. Do InWEnt xuất bản, báo cáo cho Bộ hợp tác và Phát triển kinh tế của liên bang Đức (BMZ) và Bộ Xây dựng Việt Nam. 47. Paul Schuttenbelt, Nguyễn Việt Anh, Barbara Withney (2009). Thách thức đối với ngành nước thải và rác thải ở Việt Nam. Báo cáo hiện trạng. Diễn đàn phát triển đô thị bền vững 2009. InWEnt xuất bản, cho Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế liên bang Đức (BMZ) và Bộ Xây dựng Việt Nam 48. Phạm Nguyệt Ánh, Hidenari Harada, Shigeo Fujii, Trần Văn Quang, Hoàng Hải, Shuhei Tanaka, Chinagarn Kunacheva (2012). Tác động của quản lý bể tự hoại đến nồng độ chất ô nhiễm trong phân bùn: nghiên cứu trường hợp ở Đà Nẵng, Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 50, No. 1C, 2012. trang 138 – 144. 49. Phạm Tuấn Anh, Hồ Ánh Tuyết, Chu Thị Phương. Công ty WEICO Co. Đấu nối hộ gia đình và quản lý nước thải ở khu vực thành phố Đà Nẵng, bản dự thảo cho dự án Đầu tư hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng, tháng 07/ 2012. (Tiếng Việt) 50. RETA 6498: Hỗ trợ kiến thức và sáng kiến cho Chương trình tài trợ ngành nước của Ngân hàng Phát triển Châu Á - Thí điểm và Trình diễn ở Việt Nam: Các giải pháp vệ sinh phù hợp cho khu vực ven đô Việt Nam: Hỗ trợ sau Hiệp định phát triển dự án. EAST Việt Nam, tháng 11/2012. 51. Tác động kinh tế của vệ sinh môi trường ở Việt Nam. Thang, PN., Tuan, HA., Hutton, G. World Bank, Chương trình Nước và Vệ sinh. 2008. 52. Thắng, PN., Tuấn, HA., Hutton, G. Tác động kinh tế của vệ sinh môi trường ở Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu cho Chương trình Nước và Vệ sinh, Ngân hàng Theesg giới, 2008. 53. Tóm tắt lĩnh vực nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh các nhân ở Việt Nam, Viện Tương lai bền vững, Đại học Công nghệ Sydney, báo cáo cho AusAID, tháng 10/2011. 54. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2010. 55. Tổng cục thống kê. Sách hống kê Việt Nam năm 2010. 56. Trịnh Xuân Lai. Phương pháp tiếp cận toàn diện để phát triển và duy trì mạng lưới thoát nước ở các đô thị Việt Nam. Báo cáo trình bày tại Hội thảo về quản lý vệ sinh và nước thải của ADB, Manila, 09/08/2005. 57. Việt-Anh Nguyễn, Antoine Morel và Karin Tonderski. Bể tự hoại nhiều ngăn có lọc yếm khí (BASTAF) và Bãi lọc ngập nước dòng chảy đứng trong hoạt động xử lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam. Water Practice & Technology © Nhà xuất bản IWA 2010. 152 đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại việt nam 58. Việt-Anh Nguyễn. Tại sao mô hình DEWATS chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam? Water Practice & Technology © Nhà xuất bản IWA 2010. 59. WHO/UNICEF, 2008, và ADB, 2006. 60. Các trang web: www.vnexpress.net, ngày 06/09/2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_danh_gia_hoat_dong_quan_ly_nuoc_thai_do_thi_tai_viet_nam_8653_2000355.pdf