Vận dụng hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan của các tác giả Viện Địa lý Việt
Nam, đề tài đã xây dựng được bản đồ sinh thái cảnh quan và phân vùng sinh thái cảnh
quan huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Kết quả đã xây dựng được bản đồ STCQ huyện
Lệ Thủy tỉ lệ 1/50.000 với 148 loại STCQ, phân hoá thành 5 tiểu vùng làm cơ sở cho
việc đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch nông - lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu.
Dựa trên đặc điểm của các loại sinh thái cảnh quan và yêu cầu sinh thái của cây trồng,
chúng tôi tiến hành đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi theo từng loại STCQ cho 6
loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp: lúa nước 2 vụ có tưới, cây trồng cạn ngắn ngày,
cây hồ tiêu và cây cao su, nông - lâm kết hợp, rừng trồng.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 56-64
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
LÊ NĂM - TRẦN THỊ THANH HUYỀN
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Bài báo đề cập đến vấn đề thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan,
đánh giá và phân hạng thích nghi các điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ
phát triển nông - lâm nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nhằm góp phần
sử dụng hợp lí lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Lệ Thủy có diện tích tự nhiên 1.416,11km2, chiếm 17,5% tổng diện tích tỉnh
Quảng Bình, dân số 146.586 người (2009). Đây là vùng đầu nguồn của sông Kiến
Giang, sông Long Đại, nơi có nhiều tiềm năng cho phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy
nhiên, các điều kiện sinh thái tự nhiên của lãnh thổ phân hoá đa dạng và phức tạp. Việc
đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên theo cảnh quan (CQ) phục vụ quy hoạch nông -
lâm nghiệp hợp lý, đảm bảo các yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn và sản xuất cho toàn khu
vực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết.
Do quá trình khai thác lâu dài và hậu quả của chiến tranh trước đây đã dẫn đến diện tích
rừng ở Lệ Thủy suy giảm, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên, chiếm gần 30,3%. Đây là
biểu hiện của sự mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp
cần được định hướng có cơ sở khoa học nhằm bố trí các loại hình sử dụng theo hướng
lâu bền.
Hơn 70% cư dân của Lệ Thủy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp.
Hiện nay, hiệu quả kinh tế của hoạt động này chưa tương xứng với tiềm năng sinh thái
của lãnh thổ, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều vướng mắc, đời sống cư dân còn
gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ và các mô
hình nông - lâm nghiệp phù hợp với sự phân hoá của tự nhiên nhằm thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và bảo vệ
môi trường khu vực.
2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG-LÂM NGHIỆP HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Tham khảo các công trình nghiên cứu, đánh giá và phân hạng các điều kiện sinh thái cảnh
quan phục vụ mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp [2], [3], [7], [8], [9], quy trình đánh giá
được thực hiện qua các bước: Thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan (STCQ); đánh giá và
phân hạng thích nghi tiềm năng sinh thái cảnh quan; đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và
môi trường của các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp; đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý
lãnh thổ khu vực nghiên cứu.
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP...
57
2.1. Thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Lệ Thủy
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm các nhân tố sinh thái tự nhiên (địa chất, địa hình, khí
hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và đặc điểm các nhân tố sinh thái nhân văn (dân cư,
nguồn lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp, các hoạt động kinh
tế) của huyện Lệ Thủy; phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa và hình
thành các đơn vị cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu; vận dụng hệ thống và chỉ tiêu phân
loại cảnh quan của các tác giả Viện Địa lý Việt Nam; chúng tôi đã xây dựng bản đồ sinh
thái cảnh quan và phân vùng sinh thái cảnh quan huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, tỉ lệ
1/50.000 phục vụ cho mục tiêu đánh giá.
Bản đồ sinh thái cảnh quan được xây dựng trên cơ sở liên kết các bản đồ đơn tính: bản đồ
địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật, phân vùng khí hậu với sự trợ giúp của các phần mềm
Mapinfo, ArcGIS. Trong bảng chú giải bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Lệ Thủy, các
cấp của hệ thống phân loại cảnh quan được xếp thành 2 nhóm: Nền tảng nhiệt - ẩm và nền
tảng vật chất rắn.
Nền tảng nhiệt - ẩm bao gồm các cấp: Hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan
và phụ kiểu cảnh quan được xắp xếp theo hàng ngang thể hiện chế độ hoàn lưu, đặc
điểm sinh - khí hậu và các đặc trưng cực đoan của khí hậu. Trong nhóm này có 1 hệ
CQ, 1 phụ hệ, 1 kiểu và 3 phụ kiểu CQ.
Nền tảng vật chất rắn bao gồm các cấp: Lớp CQ và phụ lớp CQ được sắp xếp theo cột
hàng dọc thể hiện cấu trúc hình thái địa hình và tính phân tầng của các điều kiện tự
nhiên. Từ 3 lớp CQ: núi và đồi, đồng bằng phân hoá thành 5 phụ lớp CQ: đồng bằng,
đồi cao, đồi thấp, núi thấp và núi trung bình.
Loại STCQ là cấp phân loại thấp nhất trong hệ thống phân loại CQ của lãnh thổ nghiên
cứu. Ở đây, loại đất, tầng dày, độ dốc được xếp theo cột dọc và các quần xã thực vật
được xếp theo hàng ngang. Loại STCQ là kết quả giao thoa giữa hàng và cột trong bảng
chú giải ma trận, bao gồm 148 loại sinh thái cảnh quan.
Bảng 2.1. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lãnh thổ huyện Lệ Thủy
Cấp
phân vị Dấu hiệu phân loại
Tên gọi các cấp trong hệ thống phân loại
CQ lãnh thổ huyện Lệ Thủy
Hệ CQ Nền bức xạ chủ đạo, cân bằng nhiệt ẩm quyết định tính địa đới.
Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam
Á.
Phụ hệ
CQ
Chế độ gió mùa làm phân phối lại
nhiệt - ẩm các đới.
Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa
đông lạnh.
Lớp
CQ
Đặc điểm cấu trúc hình thái của các
đơn vị địa hình cấp lớn đã xác định
kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh
thổ.
- Lớp cảnh quan đồng bằng
- Lớp cảnh quan núi: bao gồm 2 phụ lớp
với 103 loại STCQ
- Lớp cảnh quan đồi: bao gồm 2 phụ lớp
với 14 loại STCQ
LÊ NĂM - TRẦN THỊ THANH HUYỀN
58
0
Km
105
tØnh qu¶ng trÞ
biÓn ®«ng
n íc c.h.d.c.n.d lµo
huyÖn qu¶ng ninh
51
27
CHó GI¶I
16
°5
6'3
5"
16
°5
0'0
7"
Sè ®¬n vÞ STCQ
Tªn tØnh
Tªn huyÖn
Tªn x·
CHDCND Lµo
Qu¶ng TrÞ
Qu¶ng Ninh
Mai Thñy
Tªn quèc gia
Ao, hå, s«ng suèi
§ êng Hå ChÝ Minh
Ranh giíi quèc gia
Ranh giíi tØnh
Ranh giíi huyÖn
Ranh giíi x·
QL1A
17
°0
9'3
2"
106°29'24" 106°36'10" 106°42'57
17
°2
2'3
0"
17
°1
6'1
5"
106°42'57
17
°0
3'0
4"
106°22'37" 106°29'24" 106°36'10"
106°22'37"
Ng êi biªn tËp: TrÇn ThÞ Thanh HuyÒn Nguån: B¶n ®å nÒn tØnh Qu¶ng B×nh tû lÖ 1/100.000, do Phßng sinh th¸i c¶nh quan ViÖn §Þa lý cung cÊp.
Tû lÖ 1:50.000
S¥ §å 2.2: S¥ §å C¶NH QUAN HUYÖN LÖ THñY, TØNH QU¶NG B×NH
106°49'44" 106°56'31" 107°03'18"
17°03'04"
16°56'35"
17°22'30"
17°16'15"
17°09'32"
106°49'44" 106°56'31" 107°03'18"
16°50'07"
79
74
9596
145
67
61
63
88
62
89
147
94
68
70
100
49
115
69
130
143
106
78 116
58
111
108
91
87
34
53
64
43 42
135
144
148
136
39
84
73
32
98 65
123
51
82
104
129
9952102103
128
97121
47
110
92
93
132
60
134
66
101
85
45
41
83
140
109 118
112
120
117
76
44
35
71
135
137
142
139
133
125
141
113
7580
81
21
33
36
56
9
8
12
3
55
50
126
57
77
54
105
119
90
107
131 138
114
124122
127
20
86
46
59
48
31
13
18
26
25
14 11
4
37
23
40
24
28 38
22
27
30
29
10
56
16
7
19
17
15
2
1
Phụ lớp
CQ
Tính phân tầng của các điều kiện và
các quá trình tự nhiên.
- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng: có 14 loại
- Phụ lớp cảnh quan đồi thấp: có 14 loại
- Phụ lớp cảnh quan đồi cao: có 14 loại
- Phụ lớp cảnh quan núi thấp: có 87 loại
- Phụ lớp cảnh quan núi trung bình: có 16
loại
Kiểu
CQ
Đặc điểm sinh khí hậu trong mối
quan hệ với kiểu thảm thực vật phát
sinh và kiểu đất.
Kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa mùa
nhiệt đới
Phụ
kiểu CQ
Dựa trên các đặc trưng cực đoan của
khí hậu ảnh hưởng đến các điều
kiện sinh thái.
+ Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng - hơi khô,
mùa đông hơi lạnh - ẩm (Ia).
+ Phụ kiểu CQ có mùa hè hơi nóng - hơi
khô, mùa đông lạnh - rất ẩm (Ib)
+ Phụ kiểu CQ có mùa hè hơi mát - hơi ẩm,
mùa đông lạnh – rất ẩm (Ic)
Loại
STCQ
Sự kết hợp của các quần xã thực vật
phát sinh và hiện đại với loại đất.
Tổng số loại STCQ: 148, trong đó:
- Có 101 loại STCQ thuộc phụ kiểu (Ia)
- Có 16 loại STCQ thuộc phụ kiểu (Ib)
- Có 16 loại STCQ thuộc phụ kiểu (Ic)
Từ 148 loại STCQ, căn cứ vào mức độ phân hoá của địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thực
vật để phân chia thành 5 tiểu vùng cảnh quan, bao gồm: 1 tiểu vùng STCQ núi trung
bình, 1 tiểu vùng STCQ núi thấp, 1 tiểu vùng STCQ đồi cao, 1 tiểu vùng STCQ đồi
thấp, 1 tiểu vùng STCQ đồng bằng.
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP...
59
2.2. Đánh giá, phân hạng thích nghi cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm
nghiệp huyện Lệ Thủy
- Lựa chọn loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá: Trên cơ sở
nghiên cứu hiện trạng sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Lệ Thủy và xem xét hiệu quả
kinh tế - xã hội, môi trường của một số loại cây nông - lâm nghiệp; chúng tôi lựa chọn 6
loại hình: lúa nước hai vụ, cây trồng cạn ngắn ngày, cây hồ tiêu, cây cao su, rừng trồng
và nông - lâm kết hợp đưa vào đánh giá.
- Phương pháp đánh giá, phân hạng: Tham khảo công trình của FAO (Yong A, 1989);
(Dent D và Young A, 1989), để tiến hành đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi các
loại sinh thái cảnh quan cho các cây trồng nông - lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu,
chúng tôi đã xây dựng hệ chỉ tiêu về yêu cầu sinh thái của các cây trồng nông - lâm
nghiệp được lựa chọn; bao gồm các chỉ tiêu: 1. Loại đất (G), 2. Tầng dày (D), 3. Độ dốc
(SL), 4. Hàm lượng mùn (M), 5. Điều kiện tưới (I), 6. Khả năng thoát ẩm (F), 7. Nhiệt độ
TB năm (T), 8. Lượng mưa TB (R), 9. Số tháng đủ ẩm (L), 10. Vị trí (P). Phương pháp
đánh giá thông qua so sánh chỉ tiêu yêu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng với đặc
điểm của các đơn vị sinh thái cảnh quan để xác định các mức độ thích nghi.
Sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L.Armand (1975) để
đánh giá. Bài toán có dạng:
Mo =
n
naaaa ..... 321
Trong đó: Mo: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan.
a1, a2, a3, an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.
n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Áp dụng công thức của Aivasian (1983) để tính toán khoảng cách điểm của mỗi hạng.
Công thức có dạng:
H
SSS
lg1
minmax
+
−
=
Bậc phân hạng đến lớp (class), bao gồm:
S1: Rất thích nghi S2: Thích nghi
S3: Ít thích nghi N: Không thích nghi
Trong đó, S là khoảng cách điểm trong mỗi hạng; Smax là điểm trung bình nhân tối đa
(3 điểm); Smin là điểm trung bình nhân tối thiểu (1 điểm) và H là số lượng loại STCQ
được đưa vào đánh giá. Trong tổng số 148 loại STCQ, có 61 loại STCQ được xếp hạng
không thích nghi cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Còn lại 87 loại STCQ đưa vào đánh
giá và phân hạng. Kết quả tính toán được khoảng cách điểm của mỗi hạng có giá trị: S =
0,68. Điểm đánh giá cho mỗi hạng:
LÊ NĂM - TRẦN THỊ THANH HUYỀN
60
- Hạng không thích nghi (N): có điểm trung bình nhân là 0.
- Hạng ít thích nghi (S3): có điểm đánh giá 1,00 - 1,68.
- Hạng thích nghi (S2): có điểm đánh giá từ 1,69 - 2,37.
- Hạng rất thích nghi (S1): có điểm đánh giá từ 2,38 - 3.00.
2.3. Kết quả đánh giá, phân hạng
Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại STCQ cho các loại hình
sử dụng nông - lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 2.2 và 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi cảnh quan cho các loại hình sử dụng
nông - lâm nghiệp huyện Lệ Thủy
Loại
hình sử
dụng
Hạng
Thích nghi (S2) Ít thích nghi (S3) Không thích nghi (N)
1. Lúa
nước 2 vụ
có tưới
DT: 6.304,8 ha
Gồm 14 loại STCQ: 54,
101, 102, 103, 124, 125,
126, 127, 128, 129, 135,
136, 137, 138
DT: 4.553,98 ha
Gồm 13 loại STCQ: 31,
53, 117, 118, 119, 120,
121, 130, 131, 132,
133,134, 139
DT: 124.646,8 ha
Gồm 121 loại STCQ
còn lại
2. Cây
trồng cạn
ngắn
ngày
DT: 7.432,004 ha
Gồm 19 loại STCQ:
47, 56, 101, 102, 103, 106,
107, 124, 125, 126, 127,
128, 129, 130, 132, 133,
134, 135, 136
DT: 3.703,716 ha
Gồm 11 loại STCQ:31,
48, 50, 55, 105, 117, 118,
119, 120, 121, 131
DT: 124.369,8 ha
Gồm 118 loại STCQ
còn lại
3. Hồ tiêu
DT: 4.503,447 ha
Gồm 9 loại STCQ: 47, 48,
54, 56, 57, 74, 106, 107,
137
DT: 10.550,16 ha
Gồm 21 loại STCQ: 75,
76, 77, 78, 79, 80, 81, 82,
105, 108, 109, 110, 111,
112, 113, 115, 117, 118,
119, 120, 121
DT:
120.452 ha
Gồm 118 loại STCQ
còn lại
4. Cao su
DT: 3.463,64 ha
Gồm 9 loại STCQ: 47, 48,
54, 55, 56, 57, 74, 106,
107
DT: 10.290 ha
Gồm 37 loại STCQ: 42,
50, 53, 61, 62, 63, 64, 65,
66, 67, 68, 69, 70, 71, 72,
73, 75, 76, 77, 78, 79, 80,
81, 82, 105, 108, 109,
110, 111, 112, 113, 115,
117, 118, 119, 120, 121
DT: 21.751,9ha
Gồm 102 loại STCQ
còn lại
5. Rừng
trồng
DT: 12.256,28 ha
Gồm 22 loại STCQ:
14, 23, 38, 40, 45, 46, 47,
48, 49, 56, 66, 74, 75, 78,
79, 106, 107, 110, 142,
DT: 35.262,92 ha
Gồm 34 loại: 20, 24, 33,
35, 42, 50, 55, 60, 61, 62,
63, 64, 65, 67, 68, 69, 70,
71, 72, 73, 76, 77, 80, 81,
DT: 87.986,36 ha
Gồm 92 loại STCQ
còn lại
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP...
61
144, 145, 146 82, 104, 105, 108, 109,
111, 112, 113, 115, 143
6. Nông -
lâm kết
hợp
DT: 7.544,715 ha
Gồm 16 loại STCQ: 47,
56, 74, 101, 102, 103,
106, 107, 124, 125, 126,
127,128, 135, 136, 137
DT: 13.194,16 ha
Gồm 44 loại: 31, 48, 50,
55, 57, 61, 62, 63, 64, 65,
66, 67, 68, 69, 70, 71, 72,
73, 75, 76, 77, 78, 79, 80,
81, 82, 105, 108, 109,
110, 111, 112, 113, 115,
117, 118, 119, 120,
121,130,131,132,133,134
DT: 114.766,7 ha
Gồm 88 loại STCQ
còn lại
Bảng 2.4. Tổng hợp diện tích các hạng thích nghi theo loại hình sử dụng
Loại hình sử dụng Hạng Thích nghi (S2) Ít thích nghi (S3) Không thích nghi (N)
1. Lúa nước 2 vụ có tưới 6.304,8 ha 4.553,98 ha 124.646,8 ha
2. Cây trồng cạn ngắn ngày 7.432,004 ha 3.703,716 ha 124.369,8 ha
3. Hồ tiêu 4.503,447 ha 10.550,16 ha 120.452 ha
4. Cao su 3.463,64 ha 10.290 ha 121.751,9ha
5. Trồng rừng 12.256,28 ha 35.262,92 ha 87.986,36 ha
6. Nông - lâm kết hợp 7.544,715 ha 13.194,16 ha 114.766,7 ha
3. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở
HUYỆN LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH
3.1. Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo các loại sinh thái cảnh quan
Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng sinh thái, kết hợp với việc phân tích hiện trạng sử
dụng đất đai, hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
và môi trường của các loại hình sử dụng nông lâm nghiệp ở huyện Lệ Thủy, đề tài đề xuất
quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo các loại STCQ. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Đề xuất quy hoạch sử dụng lãnh thổ theo loại sinh thái cảnh quan
Các loại sinh thái cảnh quan Chức năng Quy hoạch sử dụng
Nhóm I
- Diện tích: 8.225,714 ha
- Gồm 13 loại: 102, 103, 124, 125, 128,
129, 130, 133, 136, 137, 138, 139, 140
Khai thác kinh tế
Trồng lúa nước, kết hợp
trồng hoa màu và cây
CNNN
Nhóm II
- Diện tích: 2.374,093 ha
- Gồm 15 loại STCQ: 31, 101, 106,
114, 117, 118, 120, 121, 122, 126,
127, 131, 132, 134, 141
Khai thác kinh tế Trồng hoa màu và cây CNNN
Nhóm III
- Diện tích: 4.398,953 ha
- Gồm 11 loại STCQ: 47, 48, 50, 54,
55, 57, 59, 90, 105, 107, 110
Khai thác kinh tế Trồng cây hồ tiêu
LÊ NĂM - TRẦN THỊ THANH HUYỀN
62
Nhóm IV
- Diện tích: 2.257,218 ha
- Gồm 3 loại STCQ: 56, 66, 83
Khai thác kinh tế Trồng cây cao su
Nhóm V
- Diện tích: 8.331,554 ha
- Gồm 30 loại STCQ: 53, 61, 62, 63,
64, 65, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74,
75, 76, 78, 79, 60, 80, 81, 82, 108,
109, 110, 111, 112, 113, 115, 119
Khai thác kinh tế và
phòng hộ
Xây dựng các mô hình
nông - lâm kết hợp
Nhóm VI
- Diện tích: 10.403,91 ha
- Gồm 2 loại STCQ: 147, 148
Khai thác kinh tế và
phòng hộ
Trồng rừng phòng hộ, rừng
sản xuất và tận dụng chăn
thả gia súc
Nhóm VII
- Diện tích: 62.912,73 ha
- Gồm 53 loại STCQ: 20, 21, 22, 23,
24, 27, 28, 29, 30, 32, 33, 34, 35, 36,
37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46,
49, 51, 52, 58, 59, 60, 84, 85, 86, 87,
88, 89, 91, 92, 93, 95, 96, 97, 98, 99,
100, 104, 116, 123, 142, 143, 144,
145, 146
Khai thác, phục hồi
và bảo tồn tự nhiên
Trồng rừng phủ xanh đất
trống và khai thác gỗ
Nhóm VIII
- Diện tích: 53.842,52 ha
- Gồm 21 loại STCQ: 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17,
18, 19, 25, 26
Phục hồi và
bảo tồn tự nhiên
Khoanh nuôi, bảo vệ và
phụ hồi rừng tự nhiên
3.2. Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo các tiểu vùng sinh thái cảnh
quan
- Tiểu vùng sinh thái cảnh quan núi trung bình (I): Độ cao > 750m, phân bố ở vùng
núi phía Tây Lệ Thủy; thảm thực vật chủ yếu là rừng nguyên sinh, chức năng
chính của tiểu vùng là phòng hộ và bảo tồn. Ở đây không phát triển các mô hình
kinh tế nông hộ mà chỉ tổ chức quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng
sinh học.
- Tiểu vùng sinh thái cảnh quan núi thấp (II): Độ cao 250-750m, chức năng chính
của tiểu vùng là phòng hộ. Hướng sử dụng cơ bản là khoanh nuôi, bảo vệ và phục
hồi rừng tự nhiên. Ngoài ra, có thể khai thác các lâm sản phụ dưới tán nhưng
không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng.
- Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi cao (III): Độ cao 100-250m, chức năng chính
của tiểu vùng là phòng hộ kết hợp khai thác kinh tế. Hướng sử dụng là bảo vệ vốn
rừng hiện có, trồng rừng, kinh doanh rừng trồng và phát triển các mô hình lâm -
nông kết hợp.
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP...
63
- Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi thấp (IV): Độ cao 10-100m, chức năng khai
thác kinh tế kết hợp phòng hộ; các mô hình kinh tế có thể áp dụng ở đây khá đa
dạng: trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả; xây dựng các mô hình
nông - lâm kết hợp: vườn - rừng, vườn - đồi, vườn - chuồng - rừng, rừng - nương
- ruộng.
- Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồng bằng (V): Độ cao <10m, địa hình tương đối
bằng phẳng, chức năng chính là khai thác kinh tế nông nghiệp: trồng cây lương
thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Cần đẩy mạnh thâm canh, lựa chọn
các loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong và
ngoài nước.
4. KẾT LUẬN
Vận dụng hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan của các tác giả Viện Địa lý Việt
Nam, đề tài đã xây dựng được bản đồ sinh thái cảnh quan và phân vùng sinh thái cảnh
quan huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Kết quả đã xây dựng được bản đồ STCQ huyện
Lệ Thủy tỉ lệ 1/50.000 với 148 loại STCQ, phân hoá thành 5 tiểu vùng làm cơ sở cho
việc đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch nông - lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu.
Dựa trên đặc điểm của các loại sinh thái cảnh quan và yêu cầu sinh thái của cây trồng,
chúng tôi tiến hành đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi theo từng loại STCQ cho 6
loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp: lúa nước 2 vụ có tưới, cây trồng cạn ngắn ngày,
cây hồ tiêu và cây cao su, nông - lâm kết hợp, rừng trồng.
LÊ NĂM - TRẦN THỊ THANH HUYỀN
64
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng sản xuất nông – lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế - xã hội
và môi trường, kết hợp với kết quả đánh giá tiềm năng sinh thái cảnh quan để đề xuất bố
trí cơ cấu cây trồng hợp lý theo từng loại và theo tiểu vùng sinh thái cảnh quan nhằm sử
dụng tối ưu lãnh thổ theo hướng phát triển lâu bền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Quản lý Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất huyện Lệ Thủy (2009). Báo cáo Dự án
hỗ trợ trồng rừng sản xuất. UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
[2] Phạm Hoàng Hải và nnk (1997). Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Cao Huần (2005). Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái).
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Lê Năm (2004). Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai
nông-lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên – Huế. Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường
ĐHSP Hà Nội.
[5] Phòng Thống kê huyện Lệ Thủy (2010). Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm
2009. Quảng Bình.
[6] Sở Tài nguyên và Mmôi trường Quảng Bình (2009). Kết quả điều tra đất đai tỉnh
Quảng Bình năm 2009. Đồng Hới, Quảng Bình.
[7] Lê Văn Thăng (1995). Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ
trung du Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài
ngày. Luận án PTS khoa học địa lý-địa chất. Trường Đại học KHTN, ĐHQG Hà Nội.
[8] Nguyễn Thế Thôn (1993). Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và
phát triển kinh tế. Trung tâm KHTN và CNQG, Hà Nội.
[9] Hoàng Đức Triêm và nnk (2003). Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và đề
xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị cho mục đích nông - lâm
nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ trọng
điểm 2002-2003, Huế.
Title: EVALUATING LANDSCAPE-ECOLOGY CONDITIONS FOR AGRO -FORESTRY
DEVELOPMENT IN LE THUY DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE
Abstract: The paper focuses on establishing the landscape-ecology map, evaluating and
classifying adaptation of landscape-ecology conditions for agro-forestry development in order to
use territory reasonably for sustainable development in Le Thuy district, Quang Binh province.
TS. LÊ NĂM
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
TRẦN THỊ THANH HUYỀN
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_dieu_kien_sinh_thai_canh_quan_phuc_vu_phat_trien_no.pdf