Mô hình chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất bán thâm canh phù hợp với điều kiện nông hộ tại huyện Mai Sơn, Sơn La

Mô hình nuôi lợn nái lai F1(ĐB x MC) quy mô 2-5 con và mô hình lợn thịt quy mô 30-50 con/lứa nuôi có sử dụng cám đậm đặc, phối trộn với thức ăn sẵn có ở địa phương (ngô, cám, sắn), lợn con tập ăn sớm, có ô úm, nuôi trong điều kiện chuồng nuôi được cải tiến, lợn được tiêm phòng theo quy định hiện hành của Thú y là có hiệu quả kinh tế, phù hợp với yêu cầu của người dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Góp phần tăng hiệu quả chuyển giao TBKT chăn nuôi cho nông dân, đặc biệt là nông dân vùng Núi, thông qua phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân. Mô hình này có khả năng nhân rộng ở những vùng mà ở đó, người nông dân có điều kiện kinh tế để phát triển chăn nuôi lợn lai theo hướng sản xuất hàng hoá, (dọc theo quốc lộ 6 của tỉnh Sơn La).

pdf8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất bán thâm canh phù hợp với điều kiện nông hộ tại huyện Mai Sơn, Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÙNG THỊ VÂN – Mô hình chăn nuôi lợn... 1 MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT BÁN THÂM CANH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN NÔNG HỘ TẠI HUYỆN MAI SƠN, SƠN LA Phùng Thị Vân*, Lê Đình Cường, Trần Phùng Thanh Thủy và Nguyễn Thị Loan Bộ môn Kinh tế và Hệ thống Chăn nuôi Viện Chăn nuôi- Thụy Phương- Từ Liêm - Hà Nội *Địa chỉ liên hệ: Phùng Thị Vân Tel: (04). 8.387.237 / 0912.514.541; Fax: (04).8 389.775; Email: Phungvan_vcn@yahoo.com.vn ABSTRACT Improvement and development of semi-commercial pig production mordel suitable with household’s condition in Mai Son district, Son La province Demand of offsprings for fattening and pork for Son La province market is hightly, however now pig poduction there face to many constraints. The need of farmers is to know what and how to apply suitable advantage technolories in pig poduction for enhancing productive efficiency. The objective of this study is to improve of some suitable advantage techiques and to develop some of sow and fattening production models in Mai Son district, Son La province. Resutls of study in 2006 in 3 villages of Mai Son district show that sow F1(YxMC) production model with 2-5 sow level with the applying combinated techniques such as using concentrat feed, improving housing, early using pre-start feed for piglets and keep them in nursing box during sucking period had contributed for increasing number of piglets/liter and their body weight at two monhth of age. .Sow F1(YxMC) production model with 2-5 sow head and crossbred 50% and 75% of Exotic blood level fattening production model with applying advantage techniques are profitability and they are most suitable for groups of farmers who have finacial capacity to invest of semi-commercial pig production in Son La province condition. Keywords: Crossbred sow F1(YxMC); concentrat feed; combinated techniques ĐẶT VẤN ĐỀ Sơn La là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm (sản lượng ngô đạt 135,8 ngàn tấn/ năm, Tổng cục TK, 2000) và cũng là một thị trường có tiềm năng về tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi nói chung và thịt lợn nói riêng (nhu cầu cung cấp thực phẩm cho trên 50.000 người lao động tại thuỷ điện Sơn La). Sản xuất không đáp ứng nhu cầu lợn thịt cho thị trường và tại đây giá thịt lợn, thường cao hơn so giá thịt lợn tại thị trường Hà Nội cùng thời điểm khoảng 10-15%. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn tại đây đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, trong đó trở ngại chính là thiếu lợn giống (lợn nái và lợn con giống nuôi thịt), và nguy cơ lây lan dịch bệnh do thường xuyên phải mua lợn từ miền xuôi lên. Vì vậy, phát triển chăn nuôi lợn để cung ứng tại chỗ lợn giống và lợn thịt cho vùng là một nhu cầu rất cần thiết hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Lê Đình Cường và Cs. (2006) giai đoạn 2003-2005 tại huyện Mai Sơn, bước đầu đã lựa chọn được giống lợn nái F1 (ĐB x MC) và mô hình nuôi lợn nái lai F1 với thử nghiệm áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tổng hợp (thức ăn, chuồng trại, thú y và chăm sóc nuôi dưỡng) đã được hình thành. Để khẳng định thêm kết quả thử nghiệm và củng cố các mô hình mới được hình thành trong sản xuất chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mô hình chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất bán thâm canh phù hợp với điều kiện nông hộ tại huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La”. Nhằm xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa hoc Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Lợn nái sinh sản giống lai F1 (ĐB x MC) 142 con, lợn cái hậu bị F1 (ĐB x MC) 15 con, lợn nái sinh sản bố mẹ CA và C22 nguồn gốc PIC 30 con, lợn cái hậu bị bố mẹ CA nguồn gốc PIC 15 con, lợn thịt 240 con. Trong đó, F1 có 50% máu ngoại là 50 con và lợn thịt F2 có 75% máu ngoại 190 con và nuôi với quy mô nuôi là 30 -50 con/đợt nuôi. Ghi chú: ĐB là lợn Đại Bạch; MC là lợn Móng Cái; CA là lợn nái cấp giống bố mẹ được tạo ra từ lai giữa đực dòng L1 9 với lợn nái dòng ông bà C1230, lợn C22 là lợn nái cấp giống bố mẹ đựợc tạo ra từ lai đực dòng L19 với lợn nái cấp giống ông bà C1050. Lợn nái ông bà C1230; C1050 được tạo ra từ các dòng lợn Cụ Kỵ (LO6; L11;L95) có nguồn gốc từ PIC (Pig Improvement Company) nhập về Việt Nam từ năm 1998. Địa điểm nghiên cứu Tại 3 xã: Cò Nòi, Chiềng Mung và Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành từ Tháng 1/2006 - 12/2006 Nội dung nghiên cứu Hoàn thiện và phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái F1 (ĐB x MC) Xây dựng mô hình nuôi lợn thịt hướng sản xuất bán thâm canh trong nông hộ. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế khảo nghiệm nuôi lợn cái, lợn nái F1 (ĐB x MC) và lợn CA Giải pháp Lợn cái F1 ( ĐB x MC) ( n = 15) Lợn cái CA ( n = 15) Chuồng nuôi Nền trêt, một con/ 1 ô chuồng Nền trệt, trong cũi Thức ăn hậu bị, chửa & giai đoạn nuôi con Đậm đặc + ngô, cám, sắn Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (HHHC) Lợn con tập ăn đến 60 ngày 25% cám tập ăn cộng với bột ngô và cám tẻ loại I Cám tập ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Thiết kế khảo nghiệm tập ăn sớm và cai sữa sớm lợn con Giải pháp Lô thí nghiệm Lô đối chứng Giống Giồng F1 ( ĐB x MC) Giồng F1 ( ĐB x MC) Chuồng nuôi Nền trệt bê tông Nền trệt bê tông Thức ăn lợn con đến 60 ngày Thức ăn hỗn hợp 25% thức ăn tập ăn TĂ HH + bột ngô và cám gạo Tuổi tập ăn Từ 7-10 ngày tuổi Từ 15 ngày tuổi Tuổi cai sữa 28 ngày 35 ngày PHÙNG THỊ VÂN – Mô hình chăn nuôi lợn... 3 Thiết kế mô hình chăn nuôi lợn nái F1 ( ĐB x MC) và lợn lai nuôi thịt TT Giải pháp ứng dụng Mô hình lợn nái F1 Mô hình lợn thịt 1 Quy mô đầu lợn 2-5 nái/ hộ 30-50 lợn thịt/ lứa nuôi 2 Giống Nái lai F1 (ĐBMC) Lợn thịt 50% và 75% máu ngoại Chuồng nuôi Nâng độ cao chuồng (2,4-2,6m), có bạt che di động Nâng độ cao chuồng (2,4-2,6m), chuồng 4 mái, có bạt che di động. Nền bê tông/ gạch láng xi măng -Mật độ 10-15 con/ ô Cung cấp nước uống Máng uống/ vòi uống tự động Vòi uống tự động Cái hậu bị, nái chửa, nái đẻ Nuôi riêng từng con trên nền trệt 3 Lợn con sau cai sữa Nuôi riêng từng đàn trên nền trệt 4 Thức ăn Thức ăn nái chửa và nuôi con ngô + cám + đậm đặc+/sắn Lợn con tập ăn đến 60 ngày tuổi Cám tập ăn hỗn hợp toàn phần hoặc cám tập ăn 25%+ bột ngô và cám nấu chín Lợn thịt Nuôi trên nền trệt, 10-15 con/ 1 ô chuồng Thức ăn lợn thịt F1: thức ăn đậm đặc + ngô + cám + sắn + phụ phẩm Thức ăn nuôi lợn thịt F2: Đậm đặc + ngô + cám + sắn 5 Vệ sinh thú y Tiêm phòng các bệnh *PTH (lợn con), DT, THT, ĐD Trước khi vào nuôi thịt hoàn thành tiêm phòng các bệnh: DT, THT, ĐD * PTH là: Bệnh Phó thương hàn; DT là: bệnh dịch tả; THT là: Bệnh tụ huyết trùng; ĐD là:Bệnh đóng dấu lợn. Dự kiến năng suất sinh sản của mô hình Dự kiến năng suất nuôi thịt của mô hình Số lợn con 60 ngày/ổ ≥ 9,5 con Khối lượng 60 ngày/ổ ≥140 kg Số lứa đẻ/nái/ năm ≥ 2,0 lứa Lợn thịt F1: Tăng khối lượng ≥ 430gam/ngày, TTTĂ ≤3,6/ kg tăng trọng Lợn thịt F2: Tăng khối lương ≥ 520gam/ngày; TTTĂ ≤ 3,3 kg Phương pháp nghiên cứu Giám định chất lượng đàn lợn nái giống của mô hình xây dựng năm 2005 ở xã Cò Nòi theo tiêu chuẩn giám định TCVN 3606-89 (để chọn lọc, loại thải lợn nái) Phương pháp nghiên cứu thực địa (On- Farm research) của Danilo A. Pezo (2001). Phương pháp ghi chép trong nông hộ (On farm Recording) Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng để phân tích hiệu quả chăn nuôi Phương pháp phân tích kinh tế: xác định hiệu quả kinh tế các mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt thông qua chỉ số tỉ suất lợi nhuận (lãi gộp/ chi phí). Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Nông dân tham gia đánh giá kết quả mô hình tại hội thảo thực địa. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa hoc Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 4 Xử lý số liệu : Số liệu được xử lý trên máy tính theo chương trình phần mềm Excel .13 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Hoàn thiện khảo nghiệm và củng cố mô hình chăn nuôi lợn nái Khảo nghiệm nuôi lợn nái lai F1 (ĐB x nái MC) và lợn nái ngoại CA. Kết quả khảo nghiệm lặp lại trên nhóm nái lai F1( ĐB x MC) và nhóm nái ngoại CA tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn năm 2006 (Bảng 1). Bảng 1. Khả năng sinh sản của lợn nái ở các mô hình (lứa đẻ đầu) Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Nái F1 (ĐBMC),(n = 12) Nái CA (n = 10) Mean ± SE Mean ± SE Hiệu quả phối giống lần đầu % 81,82 76,92 Tỷ lệ nuôi sống đến 2 tháng tuổi % 96,29 97,14 Tuổi đẻ lứa đầu ngày 347,7±10,1 356,2 ±10,83 Số con sơ sinh còn sống/ổ con 9,82 ±1,31 10,5 ±1,08 Số con 2 tháng tuổi/ổ con 9,45 ±1,1 10,20 ± 0,71 KL lợn con BQ lúc 2 tháng kg 15,20 ±1,67*** 18,91±1,8*** KL lợn con/ổ 2 tháng tuổi kg 143,14 ±11,3*** 195,24 ±12,6*** *** Sai khác có ý nghĩa thống kê mức P<0,001; KL: Khối lượng Kết quả Bảng 1 cho thấy, lợn nái F1( ĐB x MC) và lợn nái CA đạt các chỉ tiêu về: tuổi đẻ lứa đầu, số con sơ sinh và 2 tháng tuổi/ ổ và tỉ lệ nuôi sống tốt, sai khác giữa 2 nhóm nái về các chỉ tiêu theo dõi ( P>0,05). Khối lượng (KL) BQ/con và KL BQ/ổ lúc 2 tháng tuổi ở lợn nái CA cao hơn so với lợn nái F1(ĐB x MC) tương ứng 3,7 kg và 52,1 kg,(P<0,001). Hiệu quả phối giống lần đầu ở lợn nái F1 và nái CA đều cao hơn so với kết quả khảo nghiệm năm 2003 (Lê Đình Cường và cs, 2006). Nuôi lợn nái F1( ĐB x MC) và nái CA đều có hiệu quả kinh tế. Chỉ số lãi/ chi phí/1lứa đẻ ở lợn nái CA là 0,335 lần, cao hơn so với 0,282 lần ở lợn nái F1 (ĐB x MC). Kết quả này giống với kết quả khảo nghiệm 2004 - 2005 (Lê Đình Cường và Cs., 2006). Tuy năng suất và hiệu quả kinh tế ở chăn nuôi lợn nái ngoại CA cao hơn, nhưng sự hưởng ứng của người chăn nuôi không nhiều là vì, yêu cầu chi phí đầu tư cho chuồng trại, mua lợn giống, mua thức ăn cao và lợn nái ngoại khó nuôi hơn so với lợn nái F1 (ĐB x MC) Kết quả khảo nghiệm một số giải pháp kỹ thuật Kỹ thuật sử dụng nguồn thức ăn Bảng 2: Năng suất sinh sản của lợn nái F1 và nái ngoại CA và C22 tại xã Cò Nòi Nái F1(ĐB x MC) Nái ngoại CA và C22 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2005* 2006 so với 2005(%) 2006 2005* 2006 so với 2005(%) Sổ ổ theo dõi ổ 24 108 20 75 Số con đẻ sống/ổ con 11,57 11,06 +4,6 10,16 11,04 -8,66 Số con 60 ngày/ổ con 10,34 9,43 + 9,6 9,29 8,45 + 9,9 Lứa đẻ/nái/năm lứa 2,2 1,9 +15,7 1,85 1,8 +2,77 KL BQ 60 ngày/ổ kg 148,0 138,41 +6,93 183,4 178,81 2,57 * Kết quả khảo nghiệm 2004-2005 tại xã Cò Nòi, (Lê Đình Cuờng và Cs.,,2006) PHÙNG THỊ VÂN – Mô hình chăn nuôi lợn... 5 Mục đích là giúp người chăn nuôi sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương (Cụ thể xem ở phần thiết kế mô hình). Kết quả sinh sản của lợn nái năm 2006 nuôi theo phương thức sử dụng thức ăn nói trên so với kết quả sinh sản của lợn nái trong khảo nghiệm lựa chọn giống 2004-2005 được thể hiện ở Bảng 2. Kết quả ở bảng 2 cho thấy, các chỉ tiêu sinh sản ở cả 2 nhóm năm 2006 đều có xu hướng đạt cao hơn so với năm 2005, riêng chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ ở lợn ngoại năm 2006 thấp hơn là do có nhiều lợn nái tham gia đẻ lứa đầu. Hoàn thiện kỹ thuật cai sữa lợn con Tập ăn sớm cho lợn con từ 10 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TAHHHC), nuôi lợn con giai đoạn theo mẹ có ô úm, điều kiện chuồng nuôi đạt thoáng mát về mùa hè và ấm vào mùa đông đã cho kết quả tốt. Tỉ lệ nuôi sống lợn con đến 2 tháng tuổi đều đạt >90% trở lên, chỉ tiêu KL lợn con bình quân/con và bình quân/ ổ lúc 2 tháng tuổi đều cao hơn so với kết quả 2004-2005. Bảng 3. Kết quả khảo nghiệm tập ăn sớm và cai sữa sớm lợn con năm 2006 Tại Cò Nòi Tại Chiềng Mung Nái F1 (ĐB x MC) TT Chỉ tiêu ĐVT Nái ngoại Nái lai F1 Nhóm TN Nhóm ĐC 1 Thời gian cai sữa lợn con ngày 25 28 28 37 2 Số ổ theo dõi ổ 20 24 8 8 3 Số con đẻ sống bình quân/ổ con 10,16 11,57 10,25 10,12 4 Tỷ lệ nuôi sống đến 60ngày % 91,43 90,14 95,02 88,93 5 KL 60 ngày bình quân/con kg 19,76 14,19 16,8a 15,3a 6 KL bình quân 60 ngày/ổ kg 183,45 148,01 163,6bb 137,7bb 7 Số lứa đẻ bình quân/nái/năm lứa 1,85 2,2 2,23 2,1 Những số cùng hàng ngang có cùng số mũ gồm một chữ cái giống nhau thì có sai khác ở mức P<0,05; có cùng 2 chữ cái giống nhau thì có sai khác ở mức P<0,01. Kết quả ở bảng 3 cho thấy, hiệu quả nuôi lợn con tại Chiềng Mung là tăng được tỉ lệ nuôi sống 6,09%, tăng KL lợn con lúc 2 tháng 9,8% (P<0,05), tăng KL/ổ 18,8% (P<0,01). Kết quả này cho phép khẳng định rằng ở điều kiện chất lượng thức ăn và chuồng nuôi đảm bảo yêu cầu đối với lợn con , hoàn toàn có thể cai sữa có hiệu quả ở 25 ngày tuổi đối với lợn con giống ngoại và 28 ngày tuổi ở lợn con giống lai 75% máu ngoại ở chăn nuôi nông hộ tại Mai Sơn. Kết quả khảo nghiệm lặp lại về ứng dụng: Giải pháp kỹ thuật tổng hợp (GPKTTH): sử dụng thức ăn đậm đặc để nuôi lợn nái, tập ăn sớm, nuôi lợn con có ô úm và cai sữa sớm lợn con ở năm 2006. Bảng 2 và 3 cho thấy, các chỉ tiêu về sinh sản đều đạt cao hơn so với 2004-2005, cao nhiều nhất là tỉ lệ nuôi sống lợn con và KL lợn con/ổ khi 2 tháng tuổi. Điều đó chứng tỏ rằng các GPKT đã được lựa chọn để áp dụng là phù hợp và cóhiệu quả. Củng cố các mô hình chăn nuôi Kết quả giám định đàn lợn nái F1 và lợn nái ngoại của các mô hình mới được hình thành trong giai đoạn 2004-2005: 65,7% lợn nái lai F1 và 50% lợn nái ngoại đạt tiêu chuẩn đặc cấp và cấp I, nái đạt cấp II tương ứng là 11,4% và 13,3%, tỉ lệ nái kém (cấp III) tương ứng là 22,9% và 36,0%. Các hộ trong mô hình chăn nuôi không chỉ bổ sung thay thế số lợn nái VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa hoc Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 6 thải loại (cấp III) mà một số hộ còn tăng thêm đầu nái (tăng 9 lợn nái và 3 lợn đực giống so với cuối 2005). Như vậy là các mô hình nuôi lợn nái F1(ĐB x MC) và lợn nái ngoại được hình thành giai đoạn 2004- 2005 đã tăng về số lượng và được củng cố về chất lượng ở năm 2006. Kết quả phát triển mô hình nuôi lợn nái lai F1(ĐB x MC) tại xã Chiềng Mung và Hát Lót Kết quả trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Khả năng sinh sản của lợn nái F1 (ĐB x MC) ở các mô hình phát triển TT Chỉ tiêu ĐVT Mô hình tại xã Chiềng Mung Mô hình tại xã Hát Lót 1 Số ổ theo dõi ổ 41 26 2 Số con sơ sinh còn sống/ổ con 10,28 9,8 3 Số con đến 2 tháng tuổi/ổ con 9,9 9,50 4 Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến 2 tháng % 96,30 97,0 5 Khối lượng lợn con/ổ 2 tháng kg 154,7 149,9 6 Lứa đẻ/nái/năm lứa 2,12 2,05 Kết quả ở bảng 4 cho thấy, lợn nái lai F1( ĐB x MC) ở cả 2 mô hình đều cho kết quả sinh sản tương đối tốt. Lợn nái F1 ở Chiềng Mung đạt các chỉ tiêu về số con và KL lợn con/ổ ở các giai đoạn đều cao hơn so với lợn nái F1 ở Hát Lót, song các mức sai khác đều không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu về số con và khối lượng lợn con 60 ngày/ổ đều cao hơn so với công bố của Nguyễn Quế Côi và CS., (2006) về lợn nái lai F1(ĐB x MC) tại Quảng trị có số con 60 ngày/ổ là 8,50 con và khối lượng lợn con 60 ngày/ổ là 128,49 kg. So với kết quả khảo nghiệm trên cùng phẩm giống (2004-2005) tại xã Cò Nòi của (Lê Đình Cường và Cs., 2006) thì các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái lai F1(ĐB x MC) ở các mô hình phát triển tại Chiềng Mung và Hát lót năm 2006 đều cao hơn và cụ thể là: số lợn con sống đến 2 tháng tuổi cao hơn từ 0,07-4,98%; Tỉ lệ nuôi sống lợn con đến 2 tháng tuổi cao hơn từ 2,47- 3,17%; Số lợn con 60ngày/nái/năm cao hơn từ 8,71-17,14%; Khối lượng lợn con giống 2 tháng tuổi/nái/năm cao hơn từ 21,17-28,96%. Nguyên nhân chính là do các hộ chăn nuôi đều là người Kinh từ xuôi lên, có khả năng về điều kiện đầu tư cho chăn nuôi cũng như tiếp thu tiến bộ kỹ thuật tốt hơn so với các hộ chăn nuôi ở Cò Nòi mà phần lớn là người dân tộc Thái. So với số liệu điều tra tại các hộ trước khi tham gia mô hình (2005), thì kết quả năm 2006 năng suất sinh sản trên đàn lợn nái của họ tại Chiềng Mung được cải thiện rõ rệt như: Số lợn con khi 2 tháng tuổi/ổ tăng (từ 8,81 lên 9,9 con); Khối lượng lợn con/ổ lúc 2tháng tuổi tăng từ 127,12 kg lên 154,7 kg; tỉ lệ nuôi sống lợn con tăng từ 89,98% lên 96,30%; Số lứa đẻ/nái/năm tăng từ 1,9 lứa lên 2,12 lứa. So với năm 2005, khả năng sinh sản của lợn nái tại các hộ trong mô hình tại xã Hát Lót cũng đã được nâng lên: Số lợn con 2 tháng tuổi/ổ tăng từ 9,0 con lên 9,5 con; Khối lượng lợn con/ổ lúc 2 tháng tuổi tăng từ 130,5 kg lên 149,5 kg; Tỉ lệ nuôi sống lợn con tăng từ 93,7% lên 97,0% và số lứa đẻ/nái/năm tăng từ 1,94 lứa lên 2,05 lứa. Hiệu quả chăn nuôi của các mô hình Bảng 5 cho thấy, nuôi lợn nái ngoại và lợn nái lai F1 tại xã Cò Nòi đều có lãi, nuôi lợn lợn nái ngoại đạt mức lãi cao hơn so với chăn nuôi lợn nái lai F1.Tuy nhiên với lợn nái ngoại thì quy mô 10 lợn nái cho hiệu quả cao hơn nuôi quy mô 20 lợn nái lai. Với lợn nái lai F1, quy mô 4 lợn nái cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với quy mô 2 lợn nái. Kết quả này cũng cho thấy PHÙNG THỊ VÂN – Mô hình chăn nuôi lợn... 7 muốn tăng lợi nhuận trong chăn nuôi lợn nái lai F1 cần có đầu tư để tăng quy mô đầu lợn nái ít nhất từ 4 con trở lên Bảng 5. Hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các mô hình theo qui mô/hộ năm (2006) tại Cò Nòi Chỉ tiêu Đơn vị Quy mô 20 nái ngoại ( n= 1 hộ) Quy mô10 Nái ngoại ( n=1 hộ ) Quy mô 2 nái lai F1 ( n=2 hộ Quy mô 4 nái lai F1 (n=4 hộ) Giá trị sản phẩm (GO)* 1000đ 273.248 176.109 20.437 43.995 Tổng chi phí (TC) 1000đ 218.077 139.330 18.996 35.697 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 71.596 42.944 5.536 16.510 Lãi ròng/hộ/năm 1000đ 55.171 36.779 1.441 8.298 Lãi/tổng chi phí lần 0,253 0,201 0,070 0,232 * Thu bao gồm: lợn giống, lợn thịt, phân và khí Biogas sử dụng đun nấu. Kết quả ở bảng 6 cho thấy, cả 2 mô hình nuôi lợn nái lai F1(ĐB x MC) đều có hiệu qủa kinh tế, mức lãi/ chi phí từ 0,28 - 0,31 lần và có cao hơn so với lợi nhuân nuôi lợn nái quy mô 2-4 con tại xã Cò Nòi (chỉ 0,23 lần) Bảng 6. Hiệu quả chăn nuôi lợn nái F1(ĐB x MC ) tại các mô hình phát triển TT Chỉ tiêu ĐVT Mô hình tại Chiềng Mung Mô hình tại Hát Lót 1 Quy mô lợn nái/hộ con 2-5 2-5 2 Lãi ròng/1lứa đẻ 1000đ 971 995,5 3 Lãi/chi phí lần 0,28 0,31 Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt Kết quả Bảng 7 cho thấy, lợn lai F2 có 75% máu ngoại cho tăng khối lượng trung bình/ngày cao hơn với mức tiêu tốn thức ăn (TTTA) thấp hơn so với lợn lai F1 có 50% máu ngoại (P<0,05). Kết quả này phù hợp với công bố của Nguyễn Quế Côi và Cs., (2006) tiến hành trên lợn thịt F1 và F2 tại Quảng Trị. Bảng 7: Năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt giữa các mô hình Chiềng Mung Hát lót Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lợn thịt F1 Lợn thịt F2 Lợn thịt F2 Quy mô/1lứa lợn thịt/ hộ con 47 48 30 KL bình quân vào nuôi/con kg 14,5 16,8 15,2 Thời gian nuôi thịt ngày 118 110 112 KL xuất chuồng bq/con kg 67,08 76,67 73,9 Tăng khối lượng bq/ ngày gam 446,0b 544,27a 524,0a Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng KL kg 3,40 3,19 3,23 Lãi ròng/1lợn thịt xuất bán 1000đ 96,900 133,85 105,822 Lãi/chi phí lần 0,10 0,12 0,09 Các số cùng hàng ngang số mũ có cùng một chữ cái khác nhau có sai khác với P< 0,05. So với số liệu điều tra của các hộ trước khi tham gia mô hình (2005), năm 2006 các chỉ tiêu kỹ thuật chính trên lợn thịt của họ đã được cải thiện rất đáng kể, tại Chiềng Mung chỉ tiêu tăng KL trung bình/ngày tăng 47 gam, TTTA/1kg tăng KL giảm 0,25 kg và tại Hát Lót tương ứng VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa hoc Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 8 tăng 46gam/ngày) và giảm TTTA 0,27kg. Các GPKTTH đó có những tác động rất đáng kể đến năng suất chăn nuôi lợn thịt Cả ba mô hình nuôi lợn thịt đều có lợi nhuận: Mức lãi/chi phí ở cả 3 mô hình nuôi lợn thịt nhìn chung là thấp (từ 0,09 -0,12 lần) và thấp hơn so với lợi nhuận ở các mô hình nuôi lợn nái ( từ 0,28- 0,31 lần). Các mô hình nuôi lợn nái lai F1, lợn nái ngoại thuộc đề tài năm 2006 sản xuất được tương ứng là 3350 lợn con giống lai 75% máu ngoại và 406 lợn con giống ngoại 2 tháng tuổi, đã góp phần cung ứng tại chỗ một phần lợn con giống phục vụ cho ngành chăn nuôi tại tiểu vùng. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Mô hình chăn nuôi lợn nái lai F1(ĐB x MC) quy mô 2-5 con đạt được một số chỉ tiêu kỹ thuật chính sau đây: Số con sơ sinh sống/ổ 9,6 - 11,06 con; Tỉ lệ sống lợn con đến 2 tháng tuổi đạt từ 93,83 - 97,00%; số con 60 ngày/ổ 9,5 - 10,9 con ; Số lứa đẻ/nái/năm là 1,9 - 2,1 lứa và lãi/chi phí từ 0,07 - 0,31 lần .Mô hình nuôi lợn thịt 50% và 75% máu ngoại với quy mô 30 - 50 lợn thịt/lứa nuôi đạt được một số chỉ tiêu kỹ thuật chính sau đây: Tăng khối lượng 446 - 540 gam/ngày; TTTĂ từ 3,40-3,19 kg TĂ/1kg tăng khối lượng. Khối lượng xuất chuồng là 67,0 và 73,9 kg tương ứng ở 178 và 170 ngày tuổi. Lãi/chi phí từ 0,09 - 0,12 lần Mô hình nuôi lợn nái lai F1(ĐB x MC) quy mô 2-5 con và mô hình lợn thịt quy mô 30-50 con/lứa nuôi có sử dụng cám đậm đặc, phối trộn với thức ăn sẵn có ở địa phương (ngô, cám, sắn), lợn con tập ăn sớm, có ô úm, nuôi trong điều kiện chuồng nuôi được cải tiến, lợn được tiêm phòng theo quy định hiện hành của Thú y là có hiệu quả kinh tế, phù hợp với yêu cầu của người dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Góp phần tăng hiệu quả chuyển giao TBKT chăn nuôi cho nông dân, đặc biệt là nông dân vùng Núi, thông qua phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân. Mô hình này có khả năng nhân rộng ở những vùng mà ở đó, người nông dân có điều kiện kinh tế để phát triển chăn nuôi lợn lai theo hướng sản xuất hàng hoá, (dọc theo quốc lộ 6 của tỉnh Sơn La). Đề nghị Công nhận mô hình nuôi lợn nái lai F1 (ĐB x MC) trong nông hộ tại huyện Mai Sơn là tiến bộ kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Đình Cường và Trần Thanh Thuỷ, (2006). Nghiên cứu, lựa chọn một số giải pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản trong nông hộ ở huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài “ Nghiên cứu phát triển chăn nuôi phù hợp với diều kiện Trung Du miền Núi phía Bắc”, Hà Nội, tháng 4/2006, Tr. 68-74 Nguyễn Quế Côi, Đặng Vũ Hoà, Đặng Hoàng Biên và Nguyễn Nguyệt Cầm, (2006). Một số giải pháp kỹ thuật phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại tỉnh Quảng Trị. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2005, phần nghiên cứu công nghệ sinh học và các vấn đề khác, Hà Nội tháng 8/2006. Tr. 27-29. *Người phản biện: Ths: Đào Hùng Giang; TS.Trịnh Quang Tuyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb10_van_5954.pdf
Tài liệu liên quan