Đại cương về độc chất

Điều trị triệu chứng: + Nếu ngạt cần hô hấp nhân tạo, cho thở oxy. và thêm các thuốc hỗ trợ + Chống truỵ tim mạch: bằng các thuốc trợ tim như dẫn xuất campho, spactein, niketamid. + Chống rối loạn nước, điện giải và toan kiềm + Chống biến chứng máu.

ppt32 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương về độc chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngộ độc là sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể dưới tác dụng của chất độc.Chất độc là những chất khi đưa vào cơ thể một lượng nhỏ trong những điều kiện nhất định sẽ gây ngộ độc hoặc dẫn đến tử vong.Trong tự nhiên không có khái niệm chất độc tuyệt đối: một chất có thể không độc trong điều kiện này nhưng là lại chất độc trong điều kiện khác. 1. Khái niệm về chất độc và ngộ độc: Các điều kiện làm cho một chất có thể trở thành chất độc rất đa dạng:1. Khái niệm về chất độc và ngộ độc... Hàm lượng của chúng trong cơ thể: - một số ion có mặt trong cơ thể như là các yếu tố vi lượng cần thiết nhưng vượt quá giới hạn nào đó thì lại gây tác hại cho cơ thể, - một số thuốc dùng quá liều sẽ gây ra ngộ độc... Tính chất lý học như khả năng hoà tan, độ phân tán...: BaCl2 độc còn BaSO4 không độc Sự tương tác hoá học trong cơ thể: một chất có thể trở nên độc hơn khi có mặt chất này nhưng cũng có thể ít độc hơn khi có mặt chất khác. Cách sử dụng, đường dùng, tình trạng sức khoẻ, tuổi tác...2. Nguyên nhân gây ngộ độc: Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm độc, ngộ độc. Có những nguyên nhân:gây ra ngộ độc cấp tính gây nhiễm độc, ngộ độc dần dần có tính chất mạn tính Một số nguyên nhân chủ yếu:Tính chất nghề nghiệpMôi trường bị ô nhiễmMẫn cảm với thuốc hay sử dụng thuốc không đúngKhông đảm bảo an toàn thực phẩmCố ý gây ngộ độc2. Nguyên nhân gây ngộ độc.... Trong quá trình làm việc người lao động tiếp xúc với các chất độc Gây ra quá trình nhiễm độc dần dần Gây ra các bệnh nghề nghiệp và cuối cùng có thể bị ngộ độc. Ví dụ: nhiễm độc chì trong nhà máy acqui, bệnh bụi phổi trong khai thác đá, than... a. Tính chất nghề nghiệp:2. Nguyên nhân gây ngộ độc.... Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt con người thải vào môi trường các chất thải. Nếu các chất thải không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí... Vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu buộc tất cả các nước phải quan tâm. b. Môi trường bị ô nhiễm :2. Nguyên nhân gây ngộ độc.... Một số ít người do cơ địa quá mẫn cảm với thuốc mà có thể đã bị ngộ độc ngay ở liều điều trị. Còn nói chung ngộ độc thuốc thường xẩy ra do: - sử dụng sai về liều lượng, - sử dụng sai đường dùng - đặc biệt là dùng nhầm thuốcc. Mẫn cảm với thuốc hay sử dụng thuốc không đúng :2. Nguyên nhân gây ngộ độc.... Thức ăn ôi thối, thức ăn có chứa sẵn độc tố hay độc tố do vi khuẩn tiết ra.d. Không đảm bảo an toàn thực phẩm: :e. Cố ý gây ngộ độc: bị đầu độc hay tự sáta. Tác dụng vào máu:Các thuốc mê đường hô hấp có thể làm giảm pH, hạ thấp dự trữ kiềm và tăng kali huyết, nọc rắn làm thay đổi khả năng đông máu...Hồng cầu bị phá huỷ khi ngộ độc chì, nhiễm tia X, benzen và các amin thơm. Một số chất làm mất khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu như CO, các nitro thơm, anilin, nitrit... Một số ngộ độc gây thoát huyết tương như clo, photgen... làm số hồng cầu trong một thể tích máu tăng lên. Tác dụng vào máu...Thay đổi số lượng bạch cầu: như ngộ độc benzen làm giảm ngộ độc kim loại năng lại làm tăng. Làm hạ số lượng tiểu cầu như khi ngộ độc benzen (200-400 nghìn xuống còn vài chục nghìn). Xuất hiện những thành phần mới trong máu và có thể dựa vào các yếu tố này để xác định chất gây ngộ độc: ngộ độc chì xuất hiện coproporphirin, ngộ độc acid mạnh xuất hiện hematoporphirin...b. Tác dụng trên bộ máy tiêu hoá: Gây nôn mửa do chất độc tác dụng lên hệ thần kinh làm co bóp mạnh cơ hoành. Đây thường là phản ứng đầu tiên của cơ thể khi chất độc xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá. Gây tăng tiết nước bọt (photpho hữu cơ, nấm độc, chì, thuỷ ngân, bismut...) hay gây khô miệng (atropin và các chế phẩm....) Kích ứng đường tiêu hoá, khó tiêu, ỉa chảy... c. Tác dụng trên gan:Các chất đa số được chuyển hoá ở gan nên khi bị ngộ độc hầu như đều gây tổn thương gan gây xơ gan, thoái hoá mỡ, vàng da... d. Tác dụng trên tim mạch: Làm thay đổi nhịp tim: có thể làm tăng (cafein, adrenalin, amphetamin...) giảm (digitalin, photpho hữu cơ...), gây không đều (gan cóc, mủ cóc...), ngừng tim (quinidin, imipramin...). Một số chất ảnh hưởng đến khả năng co giãn mạch (acetylcholin làm giãn, cựa loã mạch làm co mạch máu...) ... e. Tác dụng trên thận:Có thể làm tăng ure và albumin trong nước tiểu (thủy ngân, chì, cadimi...), Đái ra máu (acid oxalic, thuốc chống đông máu...), Vô niệu (thủy ngân,sunfamid, mật cá trắm...) Viêm thận (các dung môi có clo...). Chính vì thế mà nước tiểu là một loại mẫu thử quan trọng trong kiểm nghiệm độc chất. f. Tác dụng trên hệ thần kinh:Hầu hết các chất độc đều tác động ít nhiều lên hệ thần kinh gây rối loạn chức năng vận động hay cảm giác với các mức độ khác nhau:Các thuốc mê:tác động lên tuỷ sống làm mất phản xạ, cuối cùng tác động lên hành tuỷ gây ngừng thở. Các chất nhóm amphetamin, long não, atropin và chế phẩm, clo hữu cơ gây kích thích vật vã. Strichnin và mã tiền kích thích tuỷ sống quá mức gây co cứng.f. Tác dụng trên hệ thần kinh....Cảm giác bị rối loạn: chóng mặt (streptomycin, quinin, salixilat...), hoa mắt (santonin, quinacrin...), điếc (streptomycin, neomycin, kanamycin...)Một số chất tác dụng lên hệ giao cảm: làm co đồng tử (eserin, prostigmin, acetylcholin...) hay giãn đồng tử (ephedrin, atropin, adrenalin....)g. Tác dụng lên bộ máy hô hấp:Các chất độc xâm nhập qua đường hô hấp có thể gây tác dụng tại chỗ hay toàn thân. Tác dụng tại chỗ có thể gây ra ho, tăng tiết nước bọt, nước mũi. Có thể gây tím tái (CO, sắn, lá trúc đào), Ngạt thở tiến tới ngừng thở (thuốc phiện, cyanid, thuốc ngủ...) Gây phù phổi (H2S, photpho hữu cơ...) 4. Phân bố của chất độc Tuỳ theo tính chất và chức năng của các bộ phận, đặc điểm của chất độc mà sự phân bố của chúng không giống nhau. Hiểu biết về sự phân bố của các chất độc sẽ giúp cho việc chọn mẫu phân tích được chính xác. Ví dụ: asen và các kim loại nặng tập trung ở móng tay chân, tóc; bacbiturat tập trung ở hồng cầu; các thuốc trừ sâu kiểu clo hữu cơ nằm ở các tế bào dự trữ mỡ; benzen ở tuỷ... .Chuyển hoá của chất độc Có thể có các quá trình chuyển hoá sau:Oxy hoá khử: Một số chất độc bị oxy hoá, sản phẩm có thể là CO2 và H2O hay các sản phẩm tương ứng của chúng như nitrit thành nitrat, toluen thành acid benzoic. Một số chất độc lại chịu quá trình khử hoá.Thuỷ phân: Quá trình thuỷ phân trong cơ thể thường diễn ra nhanh chóng hơn nhờ các men: acetylcholin dưới tác dụng của cholinesteraza sẽ chuyển thành acid acetic và cholin.Chuyển hoá của chất độc..... Khử methyl hay methyl hoá: Một số chất khi vào cơ thể có thể bị mất nhóm methyl (codein thành morphin) hay được gắn thêm các nhóm methyl (thường các gốc này được lấy từ methionin).Chuyển hoá của chất độc ....Các phản ứng liên hợp: Các chất độc có thể liên hợp với nhiều hợp chất khác nhau trong cơ thể như: Với acid glucoronic (HOOC-(CHOH)4-CHO): Có thể xẩy ra với các hợp chất có nhóm OH như ancol, phenol nhờ nhóm OH bán acetal của nó. Cũng có thể tạo ester với các hợp chất acid. Với glycocol (H2N-CH2-COOH): có thể liên hợp với các hợp chất acid nhờ nhóm chức amin. Với nhóm thiol: nhiều chất độc liên kết với nhóm –SH như các kim loại nặng, asen, benzen....Đào thải của chất độc: Sự đào thải của chất độc có thể được tiến hành qua nhiều con đường khác nhau. Bộ máy tiêu hoá là cơ quan chủ yếu đào thải chất độc qua gan mật nhanh chóng đi vào ruột và đào thải ra ngoài qua phân. Nước tiểu cũng là con đương thải trừ của nhiều chất độc nên có thể theo dõi nước tiểu để biết hiệu quả khử độc. Các chất khí có thể đào thải qua đường hô hấp. Ngoài ra chất độc có thể được thải trừ qua mồ hôi, sữa, nước bọt...5. Cấp cứu khi bị ngộ độc: Việc điều trị các triệu chứng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể là quan trọng nhất và bao giờ cũng được áp dụng trước hết. Ngoài mục đích điều trị các triệu chứng rối loạn thì các biện pháp nhằm giảm tác dụng độc của các chất độc cũng được tiến hành theo kiểu tăng thải trừ và chuyển hoá thành các chất ít độc hơn. Loại chất độc khỏi cơ thể: trực tiếp Gây nôn: là cách thuận tiện nhất nếu như không có chống chỉ định như uống phải chất ăn da, ngộ độc strichnin.... bằng cách: tiêm dưới da apomorphin hoặc uống ipeca.Loại chất độc khỏi cơ thể: trực tiếpRửa dạ dày: thường áp dụng khi không nôn được và không có chống chỉ định. Nên tiến hành trong 3 giờ đầu sau khi bị ngộ độc với dung dịch rửa có thể là: dung dịch mặn đẳng trương cho mọi trường hợp, kali permanganat 1-2% (với các chất hữu cơ) , NaHCO3 0,5% (ngộ độc acid), sữa loãng, dung dịch MgO hay Mg(OH)2 (để trung hoà acid)... Loại chất độc khỏi cơ thể: trực tiếpThụt tháo: thường dùng NaCl 0,9% mục đích là để rửa đại tràng. Dùng thuốc tẩy: sử dụng loại thuốc tẩy nhẹ như natri sunfat hay megie sunfat không dùng dầu tẩy dễ nguy hiểm khi ngộ độc những chất độc tan trong dầu.Loại chất độc khỏi cơ thể: gián tiếpQua đường hô hấp: để bệnh nhân nơi thoáng và làm hô hấp nhân tạo, dùng máy trợ hô hấp có nồng độ oxy thích hợp.Qua đường thận: một số chất độc được thải trừ qua đường nước tiểu. Quá trình này có thể được thúc đẩy nhanh bằng: truyền dịch có thể dùng dung dịch ưu trương hay thêm thuốc lợi tiểu (chú ý cần bù các chất điện giải Na+, K+ và Cl- thoả đáng), cũng có thể tăng cường bằng lọc màng bụng hay lọc máu nhân tạo.Loại chất độc khỏi cơ thể: gián tiếpChích máu: khi chất độc vào máu quá nhiều thì cần tiến hành chích và thay máu.Phá huỷ hay trung hoà chất độc:Đây là phương pháp dùng các chất chống độc. Cơ chế chống độc có thể dựa vào tính chất vật lý hoặc tính chất hoá học.- Chống độc dựa vào tính chất vật lý: có thể dựa vào khả năng hấp phụ chất độc như dùng than hoạt hay kaolin.- Chống độc dựa vào tính chất hoá học: có thể chống độc nói chung hay chống độc đặc hiệu. Phá huỷ hay trung hoà chất độc...Chống độc nói chung là những chất tác dụng với nhiều chất tạo nên những chất không tan hay ít tan:Ví dụ dung dịch tanin rất công hiệu để kết tủa kim loại nặng, các alcaloid... Phá huỷ hay trung hoà chất độc...Chống độc đặc hiệu là có tác dụng chống độc trong một số trường hợp cụ thể như: - dung dịch đường vôi chống lại tác dụng của acid oxalic, phenol; - dung dịch natri sunfat hay magie sunfat dùng để chống độc chì, bari; - dung dịch nước chanh, boric chống ngộ độc kiềm; - tiêm dung dịch natri thiosunfat 3% để chống tác dụng của acid cyanhydric; - BAL để chống độc kim loại nặng.... . Điều trị triệu chứng ngộ độc:Thông thường khi ngộ độc chưa thể xác định ngay chất gây độc, các thuốc chống độc không nhiều người bệnh đang bị đe doạ tính mạng nên điều trị triệu chứng vô cùng quan trọng. Người ta thường sử dụng 2 cách:- Điều trị chống đối: dùng các chất có tác dụng dược lý ngược lại.- Điều trị triệu chứng:Điều trị triệu chứng ngộ độc...Điều trị triệu chứng:+ Nếu ngạt cần hô hấp nhân tạo, cho thở oxy... và thêm các thuốc hỗ trợ+ Chống truỵ tim mạch: bằng các thuốc trợ tim như dẫn xuất campho, spactein, niketamid...+ Chống rối loạn nước, điện giải và toan kiềm+ Chống biến chứng máu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptdai_cuong_ve_doc_chat_9039.ppt
Tài liệu liên quan