Đặc tính dinh dưỡng một số loài cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi

- Thành phần thức ăn trong dạ dày của cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi gồm các nhóm: Giá p xá c, cá nhỏ, động vật thân mềm và thức ăn khác. Cả ba loài cá bống này đều thiên về ăn động vật. - Trong các nhóm thức ăn là động vật có trong dạ dày của 3 loài cá bống thì giáp xác, cá nhỏ và động vật thân mềm là ba thành phần chủ yếu trong phổ thức ăn của cá. Giáp xác chiếm tỷ lệ 31,41%, 36,99% và 38,65%; Cá nhỏ chiếm 33,51%, 32,34% và 25,36%; Động vật thân mềm chiếm 12,00%, 12,24% và 20,29% tương ứng ở cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài. - Cần tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn đặc điểm sinh học của cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài ở sông Trà Khúc để làm cơ sở sinh sản nhân tạo, ương nuôi các loài cá này.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc tính dinh dưỡng một số loài cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 107 ĐẶC TÍNH DINH DƯỠNG MỘT SỐ LOÀI CÁ BỐNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI NUTRITIONAL CHARACTERISTICS OF SOME COMMERCIAL GOBIES IN TRA KHUC RIVER, QUANG NGAI PROVINCE Võ Thị Ngọc Trâm1, Võ Văn Nha2 Ngày nhận bài: 15/11/2012; Ngày phản b iện thông qua: 28/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi là nơi cá bống phân bố khá nhiều, chiếm 75% số lượng loài cá bống phân bố ở các thủy vực nội địa Nam Trung Bộ [Võ Văn Nha (2012)] và đây là nguồn đặc sản quý của tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu này trình bày đặc điểm dinh dưỡng của cá bống hương guam (Awaous guamensis), cá bống vây dài (Rhinogobius longipinnis) và cá bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) là những loài cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: Phổ thức ăn của 3 loài cá bống nghiên cứu ở sông Trà Khúc thiên về ăn động vật. Trong đó bao gồm: Giáp xác, cá nhỏ, thực vật phù du, động vật thân mềm, thức ăn khác và mùn bã hữu cơ. Nhóm thức ăn là giáp xác chiế m tỉ lệ về khối lượ ng nhiề u nhấ t trong thành phần thức ăn ở cả ba loài cá bống nghiên cứu. Tỷ lệ thành phần thức ăn trong dạ dày của cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài lần lượt là: Giáp xác (31,41%, 36,99% và 38,65%), cá nhỏ (33,51%, 32,34% và 25,36%), động vật thân mềm (12,00%, 12,24% và 20,29%). Đồng thời nhóm thức ăn là giáp xác, cá nhỏ và động vật thân mềm là ba thành phần quan trọng trong phổ thức ăn của cá. Từ khóa: phổ thức ăn, thực vật phù du, động vật thân mềm ABSTRACT Gobies which are distributed widely in Tra Khuc river, Quang Ngai province, account for around 75% of the total gobies in South Central Coast. Gobies are known as special products of Quang Ngai province. The research represented nutritional characteristics of some commercial gobies like Awaous guamensis, Rhinogobius longipinnis and Glossogobius sparsipapillus in Tra Khuc river. The results indicated that most fi sh samples were collected from April 2011 to October 2012 were carnivores; these species fed crustaceans, small fi sh, plankton, mollusks, bottom mud and others. Crustaceans, small fi sh and mollusks were the main components in their food chain, interestingly, crustaceans had the highest percentage of food consumption in total food. Particularly, the percentages of food components in digestion of the three species were crustacean (31.41%, 36.99% and 38.65%), small fi sh ( 33.51%, 32.34% and 25.36%) and mollusks (12.00%, 12.24% and 20.29%), respectively. Key words: food chain, plankton and mollusks 1 Võ Thị Ngọc Trâm: Cao học Sinh học thực nghiệm K13 - Trường Đại học Quy Nhơn 2 TS. Võ Văn Nha: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá bống hương guam (Awaous guamensis), cá bống vây dài (Rhinogobius longipinnis) và cá bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) thuộc họ cá bống trắng (Gobiidae), phân bố ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, là những loài cá được ưa chuộng, có đóng góp đáng kể vào sản lượng khai thác và được xem là những loài cá bống có giá trị kinh tế cao của địa phương [Võ Văn Nha (2012)]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tính ăn, thành phần thức ăn của những loài cá bống này đến nay chưa thấy đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Một số nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá bống tượng (Oxyelotris marmoratus) đã cho thấy Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG chúng có tập tính ăn động vật là chủ yếu [Phạm Văn Khánh (2003)]; Cá bống cát (Glossogobius giuris) có phổ thức ăn gồm: Nhóm động vật, chiếm tỉ lệ rất cao, kế đến là nhóm tảo và mùn bã hữu cơ [Võ Thị Liên (2011)]; Cá bống lá tre (Acentrogobius viridipunctatus) với thành phần thức ăn chính là các loại tảo, cá nhỏ, tép và thỉnh thoảng còn tìm thấy cá bống con [Lê Thị Nam Thuận, Tống Thị Nga (2011)]. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của ba loài cá bống: Cá bống hương guam, cá bống vây dài và cá bống cát trắng ở sông Trà Khúc, nhằm góp phần bổ sung các tư liệu khoa học về dinh dưỡng cá bống ở Việt Nam. Từ đó tiếp tục có các nghiên cứu tiếp theo để làm cơ sở sinh sản nhân tạo, ương nuôi các loài cá này, đồng thời đề xuất giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn lợi ở địa phương. Bài báo này đề cập đến kết quả nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của ba loài cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu - Cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc: Cá bống hương guam (Awaous guamensis), cá bống vây dài (Rhinogobius longipinnis) và cá bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) (hình 1). Hình 1. Đặc điểm hình thái cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. A- Cá bống hương guam, B- Cá bống vây dài, C- Cá bống cát trắng - Thời gian, số lượng và kích cỡ mẫu nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1 Bảng 1. Số lượng và kích cỡ mẫu thu các loài cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc Tên loài cá Thời gian Số lượng (con) Chiều dài (cm) Khối lượng (g) Cá bống cát trắng 4/2011 - 10/2012 73 10,0-22,5 8,0-150,0 Cá bống hương guam 30 7,0-14,8 12,0-28,5 Cá bống vây dài 30 4,6-8,0 1,5-4,5 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Xác định tính ăn của cá - Đo chiều dài toàn thân của cá và giải phẩu, đo chiều dài ruột cá để xác định tỉ lệ chiều dài ruột (Li)/chiều dài toàn thân (chiều dài chuẩn) (Ls), kí hiệu là RLG (Relative Length of Gut). - Xác định tính ăn của cá theo Nikolski (1963), cụ thể: Những loài cá thiên về ăn động vật có RLG ≤ 1, loài cá ăn tạp có RLG = 1-3, loài cá thiên về ăn thực vật có RLG ≥ 3. 2.2. Xác định phổ thức ăn trong dạ dày cá bống: Theo phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp khối lượng của Biswas (1993); Sử dụng các khóa phân loại của Shirota (1968), Mai Đình Yên (1978), Võ Văn Phú (1979), Trương Ngọc An (1993) để xác định thành phần thức ăn của cá bống Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109 Kết quả từ bảng 2 cho thấy, chỉ số RLG (Relative Length of Gut) của cá bống cát trắng dao động từ 0,14 - 0,29, trung bình 0,23 ± 0,04; của cá bống hương guam dao động từ 0,18 - 0,40, trung bình 0,29 ± 0,06; của cá bống vây dài dao động từ 0,31- 0,56, trung bình 0,39 ± 0,06. Từ kết quả này cho thấy: cả ba loài cá bống nghiên cứu ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi đều là những loài cá ăn thiên về động vật (RLG ≤ 1). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với những thông báo của Phạm Văn Khánh (2003) khi nghiên cứu về tính ăn của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) ở đồng bằng sông Cửu Long; Võ Thị Liên (2011) khi nghiên cứu về tính ăn của cá bống cát (Glossogobius giuris) ở khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh, Quảng Nam. 2. Phổ thức ăn của cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc 2.1. Kết quả phân tích thức ăn trong dạ dày cá theo phương pháp tần số xuất hiện Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của cá bống hương guam (Awaous guamensis), cá bống vây dài (Rhinogobius longipinnis) và cá bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) được thể hiện ở bảng 3. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả xác định tính ăn của cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc Theo Nikolski (1963), tính ăn của cá bống được thể hiện qua kết quả phân tích tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài chuẩn (Ls) (bảng 2). Bảng 2. Kết quả phân tích tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài chuẩn (Ls) cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài ở sông Trà Khúc Các thông số khảo sát Cá bống cát trắng (n=30) Cá bống hương guam (n=30) Cá bống vây dài (n=30) Chiều dài chuẩn (Ls) (cm) Trung bình 17,6 ± 4,35 11,7 ± 1,61 6,3 ± 0,9 Khoảng dao động 10 – 27 9 – 14,8 4,6 – 8 Chiều dài ruột (Li) (cm) Trung bình 4,0 ± 1,25 3,42 ± 0,83 2,46 ± 0,5 Khoảng dao động 2,3 – 7,1 2 – 5,2 1,5 – 3,2 Li/Ls (RLG) Trung bình 0,23 ± 0,04 0,29 ± 0,06 0,39 ± 0,06 Khoảng dao động 0,14 – 0,29 0,18 – 0,4 0,31– 0,56 Ghi chú: n- Số mẫu đem phân tích Bảng 3. Tần số xuất hiện (TSXH) các loại thức ăn trong dạ dày của cá bống ở sông Trà Khúc Loại thức ăn Cá bống cát trắng(n=73) Cá bống hương guam (n = 30) Cá bống vây dài(n=30) Số lần bắt gặp TSXH (%) Số lần bắt gặp TSXH (%) Số lần bắt gặp TSXH (%) Giáp xác 46 63,01 24 80,00 20 66,67 Động vật thân mềm 30 41,10 17 56,67 12 40,00 Cá nhỏ 50 68,49 22 73,33 14 46,67 Thực vật phù du 25 34,25 12 40,00 17 56,67 Thức ăn khác và mùn bã hữu cơ 40 54,79 18 60,00 10 33,33 Ghi chú: n - Số mẫu phân tích; TSXH- Tần số xuất hiện Kết quả từ bảng 3 cho thấy, trong dạ dày của cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài ở sông Trà Khúc đều xuất hiện các nhóm thức ăn: Giá p xá c, cá nhỏ, động vật thân mềm, thự c vậ t phù du, thức ăn khác và mù n bã hữ u cơ. Đồng thời, tần số xuất hiện của thực vật phù du trong dạ dày 3 loài cá bống đem phân tích đứng sau hai nhóm giáp xác và cá nhỏ, có tỉ lệ tương ứng ở cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài lần lượt là 34,25%, 40,00% và 56,67% trên tổng số lần quan sát. Điều này cho thấy, thực vật phù du có thể chưa phải là thức ăn ưa thích nhất của cá bống cát trắng cỡ 8,0 - 150,0g/con, cá bống hương guam cỡ 12,0 - 28,5g/con và cá bống vây dài cỡ 1,5 - 4,5g/con ở sông Trà Khúc. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2.3. Kết quả phân tích thức ăn trong dạ dày cá theo phương pháp tần số xuất hiện kết hợp với phương pháp khối lượng Bảng 4. Kết quả phân tích thức ăn trong dạ dày cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài ở sông Trà Khúc Loại thức ăn Cá bống cát trắng (n=73) Cá bống hương guam (n = 30) Cá bống vây dài (n=30) Tích hai tỷ lệ % % tích số Tích hai Tỷ lệ % % tích số Tích hai tỷ lệ % % tích số Giáp xác 1846,81 31,41 2592,75 36,99 1839,08 38,65 Động vật thân mềm 705,38 12,00 857,85 12,24 965,52 20,29 Cá nhỏ 1970,22 33,51 2267,24 32,34 1206,90 25,36 Thức ăn khác và mùn bã hữu cơ 1356,85 23,08 1292,11 18,43 747,13 15,70 Tổng 5879,26 100,00 7009,95 100,00 4758,62 100,00 Ghi chú: n - Số mẫu phân tích Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của cá bống hương guam (Awaous guamensis), cá bống vây dài (Rhinogobius longipinnis) và cá bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) theo phương pháp tần số xuất hiện kết hợp với phương pháp khối lượng được thể hiện ở bảng 4. Hình 2. Phổ thức ăn của các loài cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc A - Cá bống cát trắng, B - Cá bống hương guam, C - cá bống vây dài Từ kết quả ở bảng 4 và hình 2 cho thấy, thành phần thức ăn chính của cá bống cát trắng là cá nhỏ (33,51%) và giáp xác (31,41%), của cá bống hương guam và cá bống vây dài là giáp xác, với tỉ lệ lần lượt là 36,99% và 38,65% và cá nhỏ, với tỉ lệ lần lượt là 32,34% và 25,36%. Ngoài ra, động vật thân mềm cũng là nhóm thức ăn có mặt trong thành phần thức ăn của 3 loài cá bống này với tỷ lệ khá cao (12,00% ở cá bống cát trắng, 12,24% ở cá bống hương guam và 20,29% ở cá bống vây dài). Như vậy, cùng với kết quả phân tích tỉ lệ chiều dài ruột/chiều dài chuẩn, có thể khẳng định rằng ba loài cá bống nghiên cứu là những loài ăn thiên về động vật và giáp xác, cá nhỏ, động vật thân mềm là ba thành phần chủ yếu trong phổ thức ăn của cá. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Thành phần thức ăn trong dạ dày của cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi gồm các nhóm: Giá p xá c, cá nhỏ, động vật thân mềm và thức ăn khác. Cả ba loài cá bống này đều thiên về ăn động vật. - Trong các nhóm thức ăn là động vật có trong dạ dày của 3 loài cá bống thì giáp xác, cá nhỏ và động vật thân mềm là ba thành phần chủ yếu trong phổ thức ăn của cá. Giáp xác chiếm tỷ lệ 31,41%, 36,99% và 38,65%; Cá nhỏ chiếm 33,51%, 32,34% và 25,36%; Động vật thân mềm chiếm 12,00%, 12,24% và 20,29% tương ứng ở cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài. - Cần tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn đặc điểm sinh học của cá bống cát trắng, cá bống hương guam và cá bống vây dài ở sông Trà Khúc để làm cơ sở sinh sản nhân tạo, ương nuôi các loài cá này. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trương Ngọc An, 1993. Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Phạm Văn Khánh, 2003. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu (Lóc, Lóc bông, Bống tượng, Tra, Basa), (Tái bản lần 2). NXB Nông nghiệp, Tp.HCM. 3. Võ Thị Liên, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát tại Phú Ninh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản (số 1-2011), Trường Đại học Nha Trang, 40-48. 4. Võ Văn Nha, 2012. Điều tra đánh giá nguồn lợi cá bống sông Trà Khúc. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp tỉnh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III. 5. Nikolsky, 1963. Sinh thái cá (Người dịch: Nguyễn Văn Thái, Mai Đình Yên, Trần Đình Trọng). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Võ Văn Phú, 1979. Những phương pháp nghiên cứu sinh học của cá xương vùng nhiệt đới (tài liệu dịch từ bản tiếng Nga - Những vấn đề nghiên cứu ngư loại học, Maxkova, tập 20, 21). 7. Lê Thị Nam Thuận, Tống Thị Nga, 2011. Đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837) ở hệ đầm phá Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học, Đại học Huế (số 67, 2011), 153-163. 8. Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tiếng Anh 9. Biswas S. P., 1993. Manual of method in fi sh biology. International Book Co, Absecon Highlans, N. J. 10. Dotu Y., 1961. The bionomics and life history of the gobioid fi sh, Rhinogobius giurinus (Rutter). Bulletin of the Faculty of Fisheries, Nagasaki University (10), 120-125. 11. Emmanuel L. and Ajibola T., 2010. Food and feeding habits and reproduction in Frillfi n goby. Bathygobius soporator (Cuvier and Valenciennes, 1837) in the Badagry Creek, Lagos, Nigeria, Department of Fisheries, Faculty of Science, Lagos State University, Lagos, Nigeria. 12. Marquez J. R. S., 1968. Age and size at sexual maturity of white goby (Glossogobius giuris), a common fi sh of Laguna de Bay, with notes on its food habits. Philippine journal of fi sheries, (8), 71-100. 13. Shirota A., 1968. The plankton in the South of Vietnam, Freshwater and Marine Plankton. Overseas technical Cooperation Agency, Japan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_tinh_dinh_duong_mot_so_loai_ca_bong_co_gia_tri_kinh_te_o.pdf