Đặc điểm sinh học một số vật nuôi

Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn bằng các biện pháp: cơ học, hóa học và vi sinh vật học để biến những chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể heo có thể hấp thu được. Bộ máy tiêu hóa của heo bao gồm : miệng, thực quản, bao tử, ruột non, ruột già . Tiêu hóa ở miệng: Ở miệng, heo tiêu hóa bằng hai hình thức cơ học và hóa học. Cơ học: Heo nghiền nát thức ăn bằng 44 răng như sau: Răng cửa: 12 Răng nanh: 04 Răng hàm trước: 16 Răng hàm sau: 12 Hóa học: Khi nhai thức ăn heo còn tiết ra nước bọt, lượng nước bọt heo tiết ra trong một ngày đêm là 15 lít, trong nước bọt có men tiêu hóa amilase. Tiêu hóa ở bao tử: Bao tử của heo là loại trung gian giữa loài ăn cỏ và ăn thịt, gồm có các phần: thượng vị, thân vị, hạ vị và tá tràng. Với cấu tạo nầy heo có thể tiêu hóa thứ`c ăn thô xanh và cả thức ăn có nguồn gốc động vật.Tiêu hóa ở bao tử cũng có 2 hình thức cơ học và hóa học. Cơ học: Do sự co bóp của bao tử. Hóa học: Do các diếu tô của dịch vị tiết ra và HCl trong dịch vị. Tiêu hóa ở ruột non: dài từ 14-18m gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng. Ruột non là nơi tiêu hóa thức ăn triệt để nhất nhờ có sự tác động của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Tiêu hóa ở ruột già:

doc23 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm sinh học một số vật nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật.Tiêu hóa ở bao tử cũng có 2 hình thức cơ học và hóa học. Cơ học: Do sự co bóp của bao tử. Hóa học: Do các diếu tô của dịch vị tiết ra và HCl trong dịch vị. Tiêu hóa ở ruột non: dài từ 14-18m gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng. Ruột non là nơi tiêu hóa thức ăn triệt để nhất nhờ có sự tác động của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Tiêu hóa ở ruột già: 6.1.3. Khả năng tăng trưởng của heo ngoại: Trọng lượng sơ sinh :1,2kg Trọng lượng cai sữa : 6kg (21 ngày tuổi) Trọng lượng 50 ngày tuổi:20kg Trọng lượng xuất thịt :100kg (5 tháng tuổi) Trọng lượng trưởng thành: 250 – 300kg Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa : 200g/ngày; HS TTTĂ: 4kg sữa/1kg tăng trọng. Tăng trọng từ 6 – 20kg : 500g/ngày; HSTTTĂ: 1,5 – 2 Tăng trọng từ 20 – 100kg : 800-900g/ngày; HSTTTĂ : 2,3 – 3,5 Đặc điểm sinh sản con cái: Tuổi thành thục: 5-7 tháng. Thời gian sử dụng : 3-5 năm. Chu kỳ động dục: 18-21 ngày. Thời gian động dục: 2-4 ngày. Thời gian mang thai: 3 tháng 3 tuần 3 ngày. Số con sơ sinh: 10-12 Tuổi cai sữa: 7-60 ngày. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: 90% Động dục lại sau khi cai sữa: 2-4 ngày. Số lứa đẻ trong năm: 2-2,4 Sản lượng sữa chu kỳ : 200-400kg Đặc điểm sinh sản con đực: Tuổi sử dụng : 8 tháng Thời gian sử dụng : 3-5 năm. Chất lượng tinh dịch: V: (Volume) A: (Activity) C: (Concentration) Số nái do nọc phụ trách: Phối trực tiếp: 1/25. Gieo tinh nhân tạo: 1/250 Phẩm chất quầy thịt: Tỷ lệ thịt xẻ: 75 – 80% Tỷ lệ nạc/xẻ : 40 - 60% Tỷ lệ mỡ: 25 - 40% Tỷ lệ xương: 10 - 15% Tỷ lệ da : 5% Thịt tốt có màu đỏ tươi, bóng, không tái màu, không rỉ dịch, không có mùi chua. Heo bị stress thường bi PSE (Pale, Soft, Exudative). Một số giống heo: 6.1.4. Các giống heo nội địa 6.1.4. .1. Heo Ba Xuyên Trước năm 1900, vùng Ba Xuyên chỉ nuôi heo Cỏ là giống heo nhỏ con, lông đen, mõm dài, tai nhỏ và đứng, lưng oằn, bụng xệ, rất dễ nuôi (12 tháng tuổi có thể cân nặng 50 – 60kg). Năm 1900, heo Cỏ được cho lai với heo Hải Nam của Trung Quốc. Năm 1920, heo Craoonais được nhập từ Pháp vào Việt Nam và được cho lai với heo Cỏ có máu heo Hải Nam tạo ra heo 3 máu gọi là heo Bồ Xụ có vóc dáng lớn, lông trắng đen, tai to và xụ che kín mắt. Ở 10 tháng tuổi, heo Bồ Xụ có thể đạt 100 – 120kg thể trọng. Năm 1932, heo Tamworth và Berkshire được nhập vào Việt Nam. Heo Bồ Xụ được cho lai với heo Berkshire và Tamworth. Các heo này xuất hiện cùng lúc với danh từ Ba Xuyên được chính thức đặt tên cho nhiều vùng có nhiều heo lai trên nên các heo này được gọi là heo Ba Xuyên. Heo bông Ba Xuyên có một số đặc điểm như sau: Bông đen và bông trắng trên cả da và lông phân bố xe lẫn nhau. Ở viền mỗi đốm bông, lông và da thường khác màu nhau tạo ra dáng mờ mờ. Đây là điểm phân biệt giữa heo Ba Xuyên với các heo lai khác. Sắc bông sậm có thể có tác dụng tốt giúp heo chịu được khí hậu nóng và bùn lầy của vùng. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nhiều nếp nhăn. Tai nhỏ hoặc vừa, đứng. Cổ dài, có nếp nhăn. Vai nở, ngực sâu và rộng, lưng dài, thẳng và rộng, bụng to nhưng gọn. Chân ngắn, nhỏ, móng xòe, đi bàn (hai chân sau). Đuôi nhỏ và ngắn. Heo Ba Xuyên là nhóm heo nhiều mỡ, sức chịu đựng cao, thích nghi với điều kiện khắc khổ ở những vùng phèn. Heo nái đẻ trung bình 8.5 con/lứa, mỗi năm 2 lứa. Trọng lượng heo sơ sinh trung bình 0.73kg. Heo 6 tháng tuổi đạt trung bình 45kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 100kg. Heo trưởng thành có thể đạt 150 –180kg. 6.1.4. 2. Heo Thuộc Nhiêu Sau năm 1960, heo Tamworth và Berkshire không còn lưu giống thuần ở vùng ba Xuyên nữa. Heo Yorkshire được nhập nội và cho lai với heo Ba Xuyên, hình thành heo Thuộc Nhiêu. Heo Thuộc Nhiêu có sắc lông trắng, trên da có thể có vài đốm đen nhỏ. Đầu to vừa, mõm ngắn và hơi cong. Tai vừa, ngắn, rộng hơi đưa về phía trước hoặc xụ xuống. Lưng dài, ngực rộng và sâu. Bụng to gọn, chân nhỏ (2 chân sau đi bàn), móng xòe, đuôi ngắn và nhỏ. Heo Thuộc Nhiêu thuộc nhóm heo mỡ-nạc. Heo nái đẻ 8.4 con/lứa, trọng lượng sơ sinh đạt 0.7kg/con. Trọng lượng lúc 6 tháng tuổi là 41.13kg và lúc 12 tháng tuổi đạt 98.67kg. Heo trưởng thành cân nặng 160 –180kg. Heo Thuộc Nhiêu dễ nuôi, sức kháng bệnh cao, phổ biến ở những vùng trồng lúa. 6.1.4. 3. Heo cỏ Lông đen, tai nhỏ, lưng cong, bụng xệ. 12 tháng tuổi đạt 40 –50kg. Trọng lượng trưởng thành khoảng 80 – 100kg. Heo nái đẻ 1-1.2 lứa/năm, trung bình 5-7con/lứa. Dễ nuôi, sức kháng bệnh cao, thịt ngon. 6.1.4. 4. Heo Móng Cái Heo Móng Cái là giống heo nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và Ỉlà hai giống heo nội chính được nuôi và phát triển rộng răi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên zên (Đông Triều) trnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống heo Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 - 70 trở đi heo Móng Cái đă lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi heo Ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975 giống heo này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía Nam. Đặc điểm của heo Móng Cái có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân. Lưng và mông có mảng đen kéo dài đen khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là mảng đen bình thường có đường biên không cố định. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè. Theo điều tra từ năm 1962, heo Móng Cái chia ra hai nhóm khác nhau: nhóm xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và nhóm xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nhóm này là: - Nhóm xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, móng chẽ nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140- 170 kg, có con tới 200 kg, xuất hiện động dục chậm hơn, có thể từ 7-8 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đe trung bình 10- 12 con lứa. - Nhóm xương nhỏ: hình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, m~m ngắn, thfng, lai nhỏ dgng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85kg là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, số con đẻtrung bình 8-9 cons1ứa. Khả năng sinh trưởng: Do quá tŕnh chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa số nhóm heo xương nhỏ đã được cải tạo với đực nhóm xương to và trong nhân dân hiện nuôi đa số là nhóm xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải tạo, vì vậy tầm vóc đàn heo hiện nay gần với nhóm xương nhỡ. Khả năng sinh sản: Heo đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80- 100 ml. Heo cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì heo cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chữa, thời điểm đó heo đã đạt khối lượng khoảng 40-50 kg hoặc lớn hơn. 6.1.4. 5. Heo Ỉ Giống heo địa phương vùng đồng bắng sông Hồng .Toàn thân đen, mõm ngắn, mặt ngắn, Trán có nhiều nếp nhăn hằn sâu . Chân thấp, bụng xệ, mình ngắn . Đẻ 8-10 con/lứa Trọng lượng sơ sinh: 0,3 – 0,4kg/con Cai sữa:5– 6kg/con. Năng suất kém, thành thục sớm, kháng bệnh cao. Heo hướng mỡ. 6.1.5. Các giống heo ngoại nhập 6.1.5. 1. Heo Yorkshire (Large White) Large White (LW) được lai tạo ra vào khoảng giữa thế kỷ XIX tại vùng Yorkshire, Anh. Đây là kết quả của việc cho lai giữa giống heo địa phương của vùng Yorkshire (màu trắng, thân to, chân cao) với các giống Cumberland, Leiceistershire, Middle White, và Small White (Middle White và Small White hiện nay không còn phổ biến nữa). LW chính thức vào sổ giống của Hội Đồng Giống Heo Quốc Gia Anh (National Pig Breeders’ Association) vào năm 1884. LW có sắc lông trắng, da hồng, vóc lớn, khi nhìn nghiêng toàn thân có hình chữ nhật, lưng thẳng, thân mình dài và sâu, bốn chân to khỏe tạo thành dáng đi linh hoạt. Đầu to, trán rộng, mặt hơi gãy, tai to và đứng có lông mịn và dài ở vành tai. Đuôi dài, khấu đuôi to, chóp lông đuôi dài LW chịu được điều kiện sống kham khổ, dễ thích nghi trong những điều kiện môi trường khác nhau. Có thể nuôi nhốt hay nuôi chăn thả. LW được nhập vào Việt Nam từ những năm 1930. Ở miền Nam, giống heo này được nhập từ Philippines, Mỹ, Nhật. Ở miền Bắc nhập LW từ Liên Xô, Cuba. Heo LW được xếp vào nhóm nạc-mỡ với các tính năng sản xuất như sau: 6 tháng tuổi đạt 90 – 100kg Heo trưởng thành đạt 250 – 300kg Nái đẻ trung bình > 2lứa/năm, mỗi lứa trung bình 9 -10 con. Heo nái LW có khả năng sinh sản tốt. Ngày nay LW có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với các tên gọi khác nhau Japanese Yorkshire, American Y, Belgian Y,... và tham gia vào trong hầu hết các công thức lai tạo heo thương phẩm theo nhiều tỷ lệ máu khác nhau. 6.1.5. 2. Heo Landrace Landrace (L) xuất xứ từ Đan Mạch vào năm 1896. Đây là giống heo hướng nạc có tầm vóc từ vừa đến lớn, thân dài, nhìn nghiêng có thân hình tam giác, phát triển về phía sau. Heo có sắc lông trắng, cổ dài, đầu thanh và dài, trán hẹp, tai xụ có thể che mắt, chân cao và thanh. Heo L 6 tháng tuổi có thể đạt 90kg, trưởng thành 200 – 250kg. Heo nái đẻ >2 lứa/năm, trung bình 9 – 10 con/lứa. L thuộc nhóm heo nạc, và rất nổi tiếng về khả năng sinh sản nên trong heo cái dòng cuối thuờng có máu Landrace.Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng cho heo L phải cao, nếu thiếu sẽ gây chậm lớn. Một số công thức lai để tạo heo con thương phẩm thường dùng heo cái Y-L (hay L-Y) phối với heo đực L hay Duroc. Ngày nay do nhu cầu chất lượng thịt heo ngày càng cao, heo L Bỉ (Belgian L) được tạo ra có mông, đùi rất phát triển. Heo cái L Bỉ được phối với heo đực Piétrain tạo ra heo con thương phẩm, hay heo cái L-Piétrain được phối trở lại với heo L Bỉ. 6.1.5. 3. Heo Duroc Duroc xuất xứ từ miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Hai giống heo chính tạo thành giống Duroc ngày nay là Jersey Red ở New Jersey, và Duroc ở New York. Jersey Red có màu đỏ, thân dài và thô, mắn đẻ. Duroc ở NY cũng có màu đỏ nhưng tầm vóc nhỏ hơn, săn chắc hơn Jersey Red. Đầu năm 1860, hai giống heo trên được cho phối với nhau tạo thành giống heo Duroc ngày nay có tầm vóc vừa phải với chân to, chắc. Duroc có sắc lộng từ màu vàng tươi đến nâu sậm, nhưng phổ biến là màu nâu nhạt. Heo có cổ ngắn, đầu to, trán rộng, mặt hơi gãy, gốc tai đứng nhưng phần tai còn lại xụ. Duroc là nhóm heo hướng nạc, chịu được kham khổ, nhưng kém sữa so với LW và L, khẩu phần đòi hỏi tỷ lệ protein cao. Heo D 6 tháng tuổi có thể đạt 80 – 90kg, trưởng thành 200 – 250kg. Heo nái đẻ trung bình >2 lứa/năm, trung bình 9 con/lứa. Heo D được nhập vào Việt Nam năm 1966. Thông thường người ta đưa D vào công thức lai để cải thiện tăng trọng và tỷ lệ nạc ở heo thương phẩm. 6.1.5. 4. Heo Pietrain Heo Piétrain (P) có nguồn gốc từ vùng Piétrain, Bỉ. Đây là giống heo hướng nạc, có tầm vóc vừa phải, lưng thẳng (lưng đôi), bụng thon, đùi và mông rất phát triển (rộng và sâu). Heo có sắc lông trắng được tô điểm những mảng lông đen, các mảng này được viền xung quanh bằng một vòng lông trắng trên nền da đen. Đầu thanh với tai vừa phải và hướng về phía trước. Heo P cho tỷ lệ nạc cao (66.7%), đặc biệt là phần mông và đùi, nhưng lại có mẫu tính thấp và kém sữa. Đặc biệt P rất dễ bi stress, đấy là yếu tố chính làm hạn chế việc sử dụng P trong công thức lai. 6.1.5. 5. Heo Bershire Berkshire bắt nguồn chủ yếu từ vùng Berkshire và Wiltshire của Anh. Heo Berkshire ban đầu có màu đỏ hay màu vàng cát, có thể có đốm. Heo này được cho lai với heo Trung Quốc và heo Thái Lan tạo ra Berkshire ngày nay có thân hình dài và sâu, lưng khá rộng, chân dài vừa phải tạo thành dáng cân đối. Đầu ngắn, mặt gãy với tai đứng hơi nghiêng về phía trước. Lông màu đen với sáu điểm trắng trên thân (bốn chân trắng, chóp đuôi và mõm trắng). Đôi khi cũng xuất hiện các đốm trắng khác ngoài 6 đốm trên. Berkshire là nhóm heo hướng mỡ. Heo nái sinh sản kém (7-8 con/lứa, kém sữa). 6.1.5. 6. Heo Hampshire Heo Hampshire xuất xứ từ vùng Hampshire, Anh nhưng được nhập sang Kentucky, Hoa Kỳ từ năm 1825 – 1835. H là giống heo hướng nạc, có tầm vóc trung bình, lưng khá cong, chân mảnh mai, đầu thanh, tai đứng. Thân đen nhưng có khoan trắng quanh vai và phần trước thân kể cả 2 chân trước. Da ở phần giáp ranh giữa lông đen và lông trắng có màu đen nhưng lông trên phần da này có màu trắng. Heo Hampshire dễ nuôi, sử dụng thức ăn tốt, có thể nuôi chăn thả. Heo cái sinh sản tốt. Ghi chú: Heo hướng nạc: -Dày mỡ lưng < 20mm -Tỷ lệ quầy thịt : Nạc: 60 – 65% Mỡ : 20 – 25% Heo hướng nạc mỡ: -Dày mỡ lưng 20-30mm -Tỷ lệ quầy thịt : Nạc: 45 – 50% Mỡ : 30 – 35% Heo hướng mỡ: Dày mỡ lưng > 30mm -Tỷ lệ quầy thịt : Nạc: 35 – 40% Mỡ: 40 – 45% 6.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GÀ: 6.2.1. Đặc điểm chung Bộ máy tiêu hóa Không có răng nhưng có dạ dầy cơ và hệ thống men tiêu hóa rất phát triển. Cơ quan tiêu hóa của gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản và diều, dạ dày tuyến (tiền mề), dạ dày cơ ( mề), ruột non gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng, ruột già và lỗ huyệt. Khoang miệng có mỏ dùng để bới và nhặt thức ăn, lưỡi để lựa chọn thức ăn. Khoang miệng của gia cầm không có răng và nghèo tuyến nước bọt nên thức ăn đi qua khoang miệng nhanh và hầu như không biến đổi mà di chuyển thẳng xuống thực quản và được chứa ở diều. Hình dáng và độ lớn mỏ của các loài gia cầm không giống nhau. Gà, gà tây, chim bồ câu mỏ nhọn, ngắn, cứng và hơi cong về phía dưới. Vịt và ngỗng mỏ dài, dẹp, đầu mỏ tròn, mỏ trên có đường vành những răng nhỏ bằng sừng có tác dụng lọc nước và giữ thức ăn trong nước. Lưỡi gia cầm có hình dáng của mỏ với những lớp sừng trên bề mặt hướng về cổ họng để giữ khối thức ăn trong miệng và đẩy chúng về hướng thực quản. Khả năng chuyển hóa thức ăn cao Trong chăn nuôi, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg sản phẩm sẽ quyết định giá thành sản phẩm và lợi nhuận. Gia cầm có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt so với các thú khác. Để sản xuất ra 1 kg trứng hoặc thịt gia cầm , lượng thức ăn tiêu tốn thấp, khoảng 2,4 đến 2,5kg thức ăn / 1 kg trứng hoặc 2,0 đến 2,2kg thức ăn/ 1kg tăng trọng. Trong khi đó nuôi heo thịt tiêu tốn 3,5kg thức ăn / 1kg tăng trọng.Tuy tỉ lệ thức ăn tinh cao, trong đó nhiều thực liệu cạnh tranh trực tiếp với lương thực và thực phẩm của con người, nhưng trong chăn nuôi gia cầm người ta đã tìm mọi biện pháp để giảm mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng và thịt. Haäu moân Diều Lỗ huyệt Mề Ruoät Tiền mề Mieäng Thöïc quaûn Manh Tràng Hệ thống bài tiết Trong quá trình trao đổi chất một số sản phẩm cuối cùng và những chất không cần thiết cho cơ thể phải được thải ra ngoài nhờ cơ quan bài tiết. Gia cầm khác các động vật khác là da không có khả năng bài tiết mồ hôi nên sự bài tiết của gia cầm xảy ra tại ống tiêu hóa và thận là chủ yếu, hô hấp cũng có vai trò trong bài tiết khí và một phần hơi nước. Cơ quan bài niệu của gia cầm có những đặc điểm khác biệt về hình thái, mô thận cấu trúc đơn giản, tiểu cầu thận (tiểu cầu malpighi) ít bị phân nhánh, không có những ớng lượn thứ hai, không có bể thận, không bàng quang, các niệu quản được bắt đầu từ các tiểu thùy. Thận gia cầm hình dải gồm ba thùy nằm sát cột sống lưng và hai niệu quản dẫn nước tiểu đổ vào đoạn cuối trực tràng, như vậy nước tiểu thải ra cùng phân. Khác với động vật có vú, sản phẩm có nitơ trong nước tiểu là acid uric được tạo thành trong gan và là sản phẩm cuối cùng của sự trao đổi protein, khi thải ra theo phân acid uric tạo thành một lớp màng đặc thù màu xám trắng trên phân. Khi sự trao đổi chất bị rối loạn, acid uric được tạo thành nhiều nên hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, dạng urat xuất hiện trên bề mặt mô, gan thận, tim và có thể làm tắc nghẽn các đường dẫn tiểu, có thể gây chết. Trong một ngày đêm lượng nước tiểu thải ra của gà trống là 120 ml, vịt là 277,6 ml. Acid uric chiếm 76 -86% trong nước tiểu của gia cầm. Nước và các chất hòa tan trong bào tương máu trừ các protein có phân tử lượng lớn đều được lọc qua tiểu cầu thận vào khoang của bao Sumlian - Baoman và sau đó một lượng lớn nước và các chất như đường, Natri, Kali, Canci, Clo và một vài protein của huyết tương, vitamin cùng một lượng nhỏ axit uric và amoniac được hấp thu lại ở các kênh dẫn dài và các nút Genle. Các sulphat và creatin không được hấp thu lại . Không có tuyền mồ hôi, không có đường tiểu tiện riêng, thân nhiệt cao hơn các động vật khác, chịu nóng kém. Bảng 6.1 Yêu cầu nhiệt độ úm gà và chuồng nuôi. Tuần tuổi Nhiệt độ dưới đèn úm Nhiệt độ phòng 1 ngày tuổi 1 tuần tuổi 2 tuần tuổi 3 tuần tuổi 4 tuần tuổi 35o C 32o C 29o C 26o C 24o C 30o C 28o C 26o C 24o C 22o C Hệ thống tuần hoàn: Hệ tuần hoàn gia cầm tương tự như hệ tuần hoàn của động vật có vú khác. Tim là trung tâm tuần hoàn máu trong hệ thống mạch máu lan khắp cơ thể do sự co bóp nhịp nhàng của nó. Do nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của gia cầm cao nên tim gia cầm có trong lượng khá lớn so với trọng lượng cơ thể. Khối lượng tim gà khoảng 7 -10 g, ngỗng 20 -32 g, vịt 10 - 15 g. Trong thời kỳ ấp trứng, tim của phôi gia cầm phát triển tương đối sớm và nhanh. Từ dạng hình ống ở 30 giờ tuổi, tim phôi bắt đầu đập và hoàn thiện dần trong thời gian khoảng 8 ngày đầu phôi phát triển thì có cấu trúc tim như gia cầm trưởng thành có hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Tần số co bóp của tim cũng rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, lứa tuổi, phái tính, trạng thái sinh lý v. v.. Nhịp đập của tim gà khoảng 230 - 340 lần / phút, vịt và ngỗng 200, gà tây 100, chim yến 1000, chim cút 500 -600, bồ câu 220. Nhịp tim tỷ lệ nghịch với thể trọng, giống nhẹ cân tim đập nhanh hơn giống nặng cân. Tốc độ sinh sản nhanh và sinh trưởng cao: Sức đẻ trứng của gà mái thật đáng kinh ngạc vì một gà mái nặng 1,8 kg trong một năm có thể đẻ 290 đến 310 quả trứng, khối lượng trứng đó gấp 10 lần trọng lượng cơ thể của gà mái. Với tốc độ sinh sản cao như vậy, một gà mái hướng chuyên trứng có thể cho ra đời 90 đến 100 gà mái con trong một năm ( gà trống con bị loại bỏ). Một gà mái hướng chuyên thịt có thể sản xuất ra 150 đến 170 gà con trong một năm để nuôi thịt. Tốc độ sinh sản cao cho khả năng tăng đàn nhanh và trong công tác giống tiến bộ di truyền thể hiện nhanh từ đó nhanh chóng xuất hiện những tổ hợp giống cao sản. Một số loài gia cầm có tốc độ tăng trưởng rất cao trong 2 tháng tuổi đầu, đó chính là sức sản xuất thịt của gia cầm. Gà con hướng thịt ở 1 ngày tuổi nặng 40g, sau 6 đến 7 tuần nuôi,trọng lượng cơ thể có thể đạt 1,8 đến 2,3 kg. Vịt siêu thịt ( supermeat) nặng khoảng 70g lúc 1 ngày tuổi và 3,2kg ở 8 tuần tuổi. Tốc độ tăng trọng nhanh trong thới gian ngắn cho chúng ta khả năng rút ngắn thời gian nuôi, tăng vòng quay của vốn. Mọi sai sót hầu như không có thời gian để khắc phục. Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao: Ngành chăn nuôi gia cầm cung cấp 2 sản phẩm chính là thịt và trứng, đó là 2 thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao của loài người. Thịt gia cầm nói chung đều có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp, dễ chế biến nên được ưa chuộng. Trứng gà, vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và đặc biệt rất tốt cho các cơ thể đang phát triển, hồi phục sau bệnh , cơ thể lao động căng thẳng về trí óc. Lông gia cầm cũng được sử dụng làm len mền vì tính năng nhẹ và giữ nhiệt tốt. Lông thô làm bột lông vũ. Phân gia cầm dùng làm thức ăn cho cá, heo và bò thịt. Phân gia cầm còn được sử dụng làm phân bón và là môi trường tốt để nuôi cấy vi sinh vật. Bảng 6.2 Lượng Protein có trong 100gam thịt - Thịt gà : 21,5g - Thịt vịt: 20g - Thịt bò: 20g - Thịt bê: 18g - Thịt heo: 15g - Trứng: 13g Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao: Trong chăn nuôi gà công nghiệp 95% thao tác trong chăn nuôi đã được cơ giới hóa và tự động hóa như cho ăn, cho uống, thu lượm trứng và dọn phân. Khả năng cơ giới hóa đã nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ lao động của con người, từ đó giảm giá thành sản phẩm. Một công nhân có thể nuôi số lượng lớn gà đẻ hoặc gà thịt một cách dễ dàng nhờ các hệ thông nuôi gà đẻ, gà thịt tự động nên trứng gà và thịt gà được sản xuất ngày một nhiều với giá thành rẻ so với các sản phẩm chăn nuôi khác. 6.2.2. Giới thiệu một số giống gà đang nuôi tại Việt Nam 6.2.2.1. Gà Ri Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và trung Nam Bộ. Ngoại hình : Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất, gà mái có màu lông vàng, nâu, nâu nhạt, đen hoặc điểm các đốm đen ở đầu, cánh, cổ và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi, nhưng đa số có màu vàng đậm, tía. Đầu thanh đa số mào đơn (95%). Da chân vàng, chân có 2 hàng vẩy, thịt vàng, vẩy chân có khi màu đen gọi là chân chì. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn 1 tháng con đã đủ lông như gà trưởng thành. Phần lớn gà Ri có màu lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, thanh, có mào đơn . Gà trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, ngực vuông và mào đứng. Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 28g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp- 2003), lúc 4 tháng tuổi gà trống trung bình đạt 1,7 kg, gà mái 1,2 kg, khối lượng cơ thể khi 1 năm tuổi, con trống nặng 1,8 - 2,5 kg; con mái nặng 1,3 - 1,8 kg. Gà Ri là giống phát dục sớm : 4- 4,5 tháng đã bắt đầu đẻ. Sản lượng trứng đạt 120 - 150 quả/mái/năm. Nếu nuôi tốt, thực hiện chế độ cai ấp khi có con có thể cho sản lượng 164 - 182 quả/mái/năm (Theo kết quả nghiên cứu của viện chăn nuôi- 1970 ). Khối lượng trứng 40 - 45 g, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89 - 90%, tỷ lệ nở trứng ấp: 94% tỷ lệ nuôi con đến 2 tuần tuổi là 98% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003 ). Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri là gà mọc lông, phát dục sớm, thịt trứng thơm ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ít mẫn cảm đối với bệnh cầu trùng, bạch lỵ, đường hô hấp. Nhưng tầm vóc bé, trứng bé, sản lượng trứng thấp và tính đòi ấp cao. Vì vậy, gà Ri thích hợp với chế độ nuôi quảng canh theo hướng cả thịt và trứng ở từng hộ gia đình. Trong tương lai, khi mà trên đại trà ngành gà nuôi các giống gà cao sản, nuôi thâm canh thì gà Ri sẽ được coi là một đặc sản. 6.2.2.2. Gà Hồ Nguồn gốc của gà Hồ từ làng Lạc Thổ, Thị trấn Hồ, xã Song Hồ, huỵện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng quê Kinh Bắc cổ kính. Nơi sản xuất ra tranh Ðông Hồ, đã đi vào lịch sử và được lưu truyền cho đến ngày nay. Gà Hồ cũng được nuôi phổ biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ và một số vùng khác ở miền Bắc (Theo Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương- 1994 ). Đặc điểm ngoại hình: Gà Hồ có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác. Đặc điểm của con trống theo thành ngữ chọn giống của dân địa phương là : Đầu công, mình ốc, cánh võ trai, đuôi nơm (chính cái nơm úp cá, để đạp mái dễ) da bụng, cổ màu đỏ, mào xuýt (mào kép), diều cân ở giữa; quản ngắn, đùi dài (cho thịt đùi nhiều) chân tròn, ngón tách nhau, da vàng, thịt ngon, lông mã lĩnh hay mận chín. Lông gà mái màu lá chuối hay màu võ nhãn, màu đất thó. Gà trống da vàng, màu lông mận chín hay mận đen, ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, thân hình chắc chắn. Khối lượng mới nở 45 g/con, lúc trưởng thành con trống nặng 4,5 - 5,5 kg/con; con mái nặng 3,5 - 4,0 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 185 ngày tuổi. Một năm đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa đẻ được 10-15 quả trứng. Khối lượng trứng 50-55 g/quả. Tuổi đẻ của gà Hồ muộn 7,5 - 8 tháng. Sản lượng trứng 55 - 57 quả/năm/mái, khối lượng trứng 55 - 58 g (Theo Hội chăn nuôi Việt nam - 2002). Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi là 80%, tỷ lệ ấp nở 70%, tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi 80% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003). Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận - 2003 gà Hồ có sản lượng trứng đạt 60 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng ấp 70 - 80%. Gà Hồ có thân hình vạm vỡ và là giống gà địa phương có từ lâu đời nên cũng có những ưu điểm của gà địa phương. Thịt, trứng thơm ngon, sức chống chịu với ngoại cảnh tốt, nhưng sản lượng trứng thấp. Do đó, gà Hồ được xếp vào nhóm “ gà hướng thịt “ của Việt nam. 6.2.2.3. Gà Mía Gà Mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây (nay thuộc xã Sơn tây - Hà Tây ) Đặc điểm ngoại hình: Gà Mía là giống gà duy nhất ít bị pha tạp so với các giống gà nội khác. Ngoại hình gà Mía hơi thô: Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp- 2003). Lúc 4 tháng tuổi (giết thịt) bình quân con trống đạt 2,32 kg, con mái 1,9 kg, Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1 kg, con mái 2,4 kg (Theo tài liệu quỹ gen - 2001). Khi trưởng thành gà nặng 3 - 3,5 kg; gà trống đạt tới 5 kg (Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương - 1994). Theo hội chăn nuôi Việt nam khối lượng gà mái trưởng thành 2,5 -3 kg; trống 3,5 - 4 kg. Tuổi đẻ muộn 7 - 8 tháng, sản lượng trứng 50 - 55 quả/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 55 g (Theo hội chăn nuôi Việt Nam - 2002). Tỷ lệ trứng có phôi 88%; tỷ lệ ấp nở 83%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần 98% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003). Gà Mía có sản lượng trứng trung bình 70 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở đạt 70 - 75% (Theo Bùi Đức Dũng, Lê Hồng Mận - 2003). Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp nên hiện nay gà Miá được nuôi theo hướng thịt và ở một số vùng như Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Định, chủ yếu để lai với một số giống gà nội và nhập nội khác tạo gà lai nuôi thịt. 6.2.2.4. Gà Đông Tảo Gà Đông Tảo là giống gà địa phương có nguồn gốc từ thôn Đông Tảo, xã Cấp Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay nó được phát triển nhiều ở một số địa phương trong tỉnh Hưng yên, ngoài ra còn được nuôi ở Tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam... Gà Đông Tảo có tầm vóc thô: Đầu to, mào nụ, mắt sâu, chân to xù xì có nhiều hàng vảy, xương to, nhiều thịt nhưng thịt không mịn, da đỏ ở bụng và cổ (gà trống ); da màu trắng đục (gà mái ). Lông của con trống có màu mận chín (màu mã lĩnh) chiếm đa số, con mái có hai màu lông điển hình: lông xám xen kẻ đốm đen, nâu (dân địa phương gọi là lá chuối khô), chiếm đa số và lông nõn chuối (màu nõn chuối) chiếm số ít. Nói chung, màu lông gà Đông Tảo cũng ít bị pha tạp như gà Mía và tốc độ mọc lông chậm. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 33g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp- 2003). Gà thịt lúc 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình con trống đạt 2,5 kg, con mái đạt 2 kg. Gà đẻ lúc 4 tháng tuổi con trống trung bình đạt 4,8 kg, con mái 3,5 kg (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi -2001). Lúc trưởng thành mái nặng 2,5 - 3 kg, trống nặng 3,5 - 4 kg (Theo Hội chăn nuôi Việt Nam - 2002). Sản lượng trứng trong 10 tháng đẻ 68 quả mái, tỷ lệ có phôi 90%, tỷ lệ trứng ấp nở 68% (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi - 2001), khối lượng trứng 55 - 57 g, tỷ lệ trứng có phôi 88%, tỷ lệ ấp nở 70%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi 85% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003). Gà Đông Tảo có ưu điểm: Tầm vóc lớn, khối lượng trứng to. Nhưng có nhược điểm xương to, đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, gà con mọc lông chậm. Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi theo 2 hướng: Hướng thịt và gà trống thường được dùng để lai với gà Ri, Gà Lương Phượng, gà Kabir tạo con lai lấy thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt thơm. Đây là vốn gen quí dùng để lai với các giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất cao. 6.2.2.5. Gà Mán Gà Mán là vật nuôi truyền đời của đồng bào Dao, H’Mông, Nùng ở các huyện khác nhau của tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh phía Bắc. Về đặc điểm ngoại hình nổi bật của gà Mán là có chân màu vàng, trên da có những chấm xanh, màu hoa mơ. Lông màu hoa mơ hoặc nâu thẩm. Con trống trưởng thành màu đơn rất phát triển, thân dài, ngực rộng và sâu, lông đuôi cong dài. Gà Mán có nhiều màu sắc: xám, vàng, nâu đất. Đặc biệt, hầu hết các con mái trưởng thành (80%) các “ bộ râu “ rất phát triển đó là một chùm lông vũ mọc dưới cằm của gà. Chùm lông này phát triển trở thành một đặc điểm ngoại hình đặc trưng của gà Mán để phân biệt với các giống gà khác. Gà Mán có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà nội khác. Khối lượng cơ thể lúc sở sinh 34g, khi 24 tháng tuổi gà trống có thể đạt 4,5 - 5kg, gà mái 3 - 3,5kg (Theo Bùi Hữu Đoàn - 2003). Gà Mán thành thục sinh dục muộn, 200 ngày mới bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Sản lượng trứng 48 - 50 quả/mái/năm . Khối lượng trứng 50,34g/quả, trứng có phôi đạt tỷ lệ 95,35%, tỷ lệ nở chiếm 85,66% ( Theo Bùi Hữu Đoàn - 2003 ). Gà Mán có bản năng ấp rất cao và khéo, nuôi con khéo và kéo dài, tầm vóc lớn, nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Vì vậy mà gà Mán được nuôi để lấy thịt. 6.2.2.6. Gà Tàu vàng Được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và hiện nay, phát triển mạnh ở một số địa phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu Long, bị pha tạp nhiều. Gà Tàu vàng có lông màu vàng, chân có lông màu đen ở bàn, có khi ở cả ngón, gà mẹ có loại trui đuôi hoặc cũng có loại đuôi dài. Khối lượng có thể lúc mới sinh 30g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003) khi trưởng thành, gà trống nặng 3kg, mái nặng 2kg (Theo hội chăn nuôi Việt nam - 2002). Sản lượng trứng 70 - 90 quả/mái/năm, nặng 45 - 50 g/quả. Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi 85%, tỷ lệ ấp nở 88%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi là 95% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003). Theo kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản và sinh trưởng gà Tàu Vàng ở Đồng Nai của Lâm Minh Thuận, Lâm Thanh Vũ (2003) thì tỷ lệ trứng có phôi 93,5 - 97,6% ), tỷ lệ ấp nở 82,4 - 87,9%. 6.2.2.7. Gà Ác Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long An, Kiên Giang. Đặc điểm ngoại hình: Thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền xù như bông, mỏ, chân cũng màu đen, mào cơ phát triển, màu đỏ tím khác với các giống gà khác chân có 5 ngón nên còn gọi là gà “ Ngũ trảo “ và có lông chiếm đa số. Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 -760 g. Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 110 -120 ngày, sản lượng trứng 70 - 80 quả/mái/năm, trứng nặng 30 - 32 g (Theo hội chăn nuôi Việt nam - 2002), tỷ lệ trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp nở /trứng xấp xỉ 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm (Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003) Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ ít nhưng lại là loại gà thuốc, bồi dưỡng (tỷ lệ sắt trong thịt cao hơn gà thường 45%, tỷ lệ axít amin cao hơn 25%). Gà Ác được nuôi chủ yếu để hầm với thuốc bắc hoặc ngâm rượu để bồi bổ sức khoẻ và trị bệnh. 6.2.2.8. Gà Nòi (còn gọi là gà chọi) Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở những địa phương có phong tục truyền thống văn hoá “ chơi chọi gà “ như tỉnh Hà tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh ( huyện Hoóc Môn ) Đặc điểm ngoại hình: Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ. Gà trống 1 năm tuổi đạt 2,5 - 3 kg, gà mái 1,8 - 1,9 kg (Theo hội chăn nuôi Việt nam -2002)...Khi trưởng thành gà trống 3-4kg, gà mái 2 - 2,5kg (Theo Sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003). Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối lượng trứng 50 - 55 g/quả ( Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003 ). Gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Được người dân nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa phương như vùng Hoóc môn và các tỉnh miền Đông thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt. 6.2.2.9. Gà “ ô “ (gà đen) Gà “ô ” được nuôi ở vùng biên giới Việt Trung như: Bản Mễ thuộc huyện Bắc Hà, một số xã của huyện Mường Khương. Đặc điểm ngoại hình: Gà có tầm vóc nhỏ con, có nhiều màu lông khác nhau, nhưng màu đen tuyền chiếm đa số, mào cờ (mào đơn) màu đen nhạt, chân, da, thịt, xương, mề, mỡ màu đen khối lượng gà lúc lên đẻ từ 1 – 1,3kg sản lượng trứng 90 - 100 quả/ mái/ năm. Ngoài ra còn có loại gà “ Ô ” to hơn (hướng thịt), màu lông chủ yếu là màu vàng đất, xám, có lòng bàn chân, đa số mào trụ (mào kép) màu hồng xám. Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành con mái 2,8 - 3 kg, con trống 2,8 - 3,2 kg ( Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003) . Gà có sức sống và chống bệnh cao nhưng khối lượng cơ thể nhỏ. Đây là loại gà được sử dụng hầm với thuốc bắc, ngâm rượu để bồi bổ cơ thể cho người rất tốt. 6.2.2.10. Gà Tre Được nuôi ở các tỉnh Nam Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Sáu tháng tuổi trống nặng 800 - 850 g, mái nặng 600 - 620g. Đầu nhỏ, mào hạt đậu, con trống thường có màu vàng ở cổ và đuôi, phần còn lại màu đen, lông dài, lông con mái thường màu xám xen lẫn màu trắng. Sản lượng trứng 50 - 60 quả / mái/ năm, nặng 21 - 22 g. Gà Tre được dùng làm cảnh và thi chọi ở nhiều nơi trong nước ta (Theo hội chăn nuôi Việt Nam- 2002). 6.2.2.11. Gà Tam Hoàng Nhập vào nước ta từ Trung Quốc và Hồng Kông gồm 2 dòng: 882 và Jiangcun. Gà có màu lông vàng, mỏ vàng, chân vàng, có thân hình chắc: ngực nở, bầu bĩnh, nhanh nhẹn, thích kiếm mồi, thịt thơm ngon. Tính chống chịu bệnh tật cao. Lông gà con mới nở không đồng nhất về màu sắc, màu lông biểu hiện chính là màu vàng (62%) sau đó đến màu xám (23%) và một số màu khác với tỷ lệ ít, khoảng cách sai khác giữa màu lông mất dần theo tuổi. Gà trưởng thành chủ yếu là màu vàng. Da chân vàng, mào đơn đỏ, ngực nở, đùi to. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 35g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp- 2003). Dòng 882 màu lông vàng hoặc lốm đốm đen, đa số có cườm cổ, ở 11 tuần tuổi trống nặng 1,4 - 1,45 kg, mái nặng 1,2 kg. Dòng Jiangcun lông màu vàng tuyền, ở 11 tuần tuổi con trống 1,3 kg; con mái nặng trên dưới 1kg ( Theo hội chăn nuôi Việt nam - 2002). Nếu được nuôi tốt dòng Jiangcun đạt 1,8 kg/ con/ 11- 12 tuần tuổi (Theo Nguyễn Thiện - 1999) gà mái lúc 5 tháng tuổi đã đẻ bói, lúc gần 7 tháng tuổi tỷ lệ đẻ đạt trên 60%. Sản lượng trứng dòng Jiangcun đạt 170 quả/ mái/ năm, dòng 882 đạt 156 quả/ mái/ năm. (Theo Hội chăn nuôi Việt nam - 2002). Khối lượng trứng 51 - 52 g/ quả, tỷ lệ trứng có phôi đạt 95%, tỷ lệ nở so với trứng có phôi đạt 83% ( Theo Nguyễn Thiện - 1999). Tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi là 95%. 6.2.2.12. Gà Lương Phượng Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, được nhập vào nước ta từ sau năm 1997. Gà có màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ yếu. Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt - đốm đen. Chân màu vàng, mào đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối. Gà có thân hình chắc, thịt ngon. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 - 2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con. Tuổi dẻ đầu tiên 140 - 150 ngày, sản lượng trứng 150 - 170 quả/mái/năm. Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả. 6.2.2.12. Gà chuyên trứng Brown Nick Là dòng gà trứng cao sản ở Mỹ, được nuôi nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, phía Bắc. Lúc mới nở gà trống có lông màu trắng, gà mái màu nâu có 2 sọc ở lưng. Khối lượng mới nở 36 g/con, trưởng thành 1,8 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi. Sản lượng trứng 305 - 325 quả/56 tuần. Khối lượng trứng 62 - 64 g/quả. 6.2.2.13. Các giống gà thịt thương phẩm Gọi chung là gà Hybro như: Hubbard Hi-Y, Isa MPK, Isa Color, Shaver Stabro, Redbro, AA, Avian, Lolhman White, Sasso, Kabir ... - Thời điểm giết thịt 5-7 tuần tuổi, trọng lượng 2kg - Cơ ức, cơ đùi phát triển - Bộ lông trắng hoàn toàn, bàn chân ngắn, da chân màu trắng. 6.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BÒ: 6.3.1. Đặc điểm chung ở thú nhai lại: Bộ máy tiêu hóa của bê: Bê sơ sinh đã có đủ 4 dạ như thú trưởng thành: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn bú, dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách chưa phát triển về thể tích cũng như về chức năng, dạ múi khế lớn nhất (60 -70%, còn 35 % là 3 túi còn lại). Từ thực quản của bê, ngay phần đầu của dạ cỏ hình thành một rãnh thông trực tiếp đến dạ múi khế được gọi là rãnh thực quản. Rãnh nầy do dạ tổ ong và dạ lá sách khép kín hình thành. Động tác nút vú của bê con gây ra phản xạ đóng rãnh thực quản, đưa trực tiếp sữa xuống dạ múi khế , khi chức năng này bị trục trặc thú sẽ bị tiêu chảy. Bê sơ sinh môi thường mõng và dài bằng nhau, đều hoạt động. Khi lớn lên môi trên dài hơn môi dưới và ít cử động. Răng cửa của bê sơ sinh đã mọc 6 – 8 cái, Các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động nhưng còn yếu. Bê bú 2kg sữa phải mất từ 5 – 12 phút. Trong trường hợp nuôi tự nhiên, tháng đầu bê thường bú mẹ khoảng 5 – 7 lần trong ngày đêm, tháng sau giảm dần. Bú nhân tạo tháng đầu cho bú khoảng 4 – 5 lần, tháng thứ 2 cho bú khoảng 3 – 4 lần, tháng thứ 3 cho bú khoảng 2 – 3 lần, tháng thứ 4 cho bú khoảng 1 – 2 lần. Bộ máy tiêu hóa của bò: -Dạ cỏ: ở bò dạ cỏ lớn nhất, có dung tích khoảng 200l chiếm 70-80% so với dạ khác. Bên trong có hình dạng như khăn lông. -Dạ tổ ong: túi thứ II, bên trong có hình dạng như tổ ong. Dạ lá tổ ong gồm 2 cửa: cửa lớn thông với thực quản và dạ cỏ, ngăn cách với dạ cỏ bởi một vách ngăn không hoàn toàn, cửa nhỏ thông với dạ lá sách. -Dạ lá sách: ở sườn bên phải nó hình tròn và bên trái hình hơi dẹp. Bên trong hình thành nhiều lá khác nhau gọi là lá sách. Gồm 8 bộ, mỗi bộ có 1lá lớn và khoảng 20 lá nhỏ. Các lá đều có gai thịt để co bóp và hút nước trong thức ăn. -Dạ múi khế: chức năng tương như dạ dày heo còn gọi là dạ dày thực. Thức ăn tiêu hóa ở dạ dày dưới tác dụng cơ học,ở dạ múi khế mới có sự tham gia của các enzyme. Sự tiêu hóa ở dạ cỏ Khi ăn thú nhai sơ sài, nuốt vội vào bên trong dạ cỏ, tại đây có tập đoàn lớn VSV dạ cỏ sẽ tham gia vào quá trình tiêu hóa chất xơ tạo sự lên men chất xơ thành acid béo bay hơi (acid acetic, propionic, butynic) hấp thu xuyên qua thành dạ cỏ vào máu đề cung cấp năng lượng và chất béo cho sự sản xuất của thú, số còn lại với kích thước thích hợp chuyển sang dạ tổ,ong và dạ lá lách. Số còn lại giữ lại ở dạ cỏ và ợ lên để nhai lại và lại trải qua quá trình chọn lọc như trên. Số lần nhai lại từ 3 đến 4 lần phụ thuộc vào tính chất và cấu trúc vật lý của thức ăn. Thời gian nhai lại trong 1 ngày khoảng 8 giờ đồng hồ. Hiện tượng nhai lại là 1 phản xạ kích thích bởi hệ thần kinh trung ương (kích thích thô nhám,sự va chạm thức ăn so với thành dạ cỏ), nếu không có thức ăn thô thì dẫn đến không có phản xạ nhai lại đưa đến tình trạng bị đầy hơi ở thú. Có thể đến tình trạng khó thở hoặc chết. _ Các VSV trong dạ cỏ khi chết đi được đưa sang dạ tổ ong sang dạ lá sách và dạ múi khế, cung cấp dinh dưỡng cho thú (acid amin cân bằng).Do đó chăn nuôi bò không cần cung cấp thức ăn có acid amin.  Đặc điểm của thú nhai lại là có thể tiêu hóa và hấp thu được những thức ăn có chứa nitrogen không phải là protein (NPN) nhờ các vi sinh vật. VD: Urea, SA…. VSV trong dạ cỏ gồm : Vi chuẩn :thay đổi theo khẩu phần Protrozoa Nấm _Sự nhai lại là chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của con thú. _Cường độ nhai lại ban đêm cao hơn ban ngày (cho TB ăn thêm rơm cỏ vào ban đêm). Khả năng sản xuất của bò: Khả năng sinh sản. Khả năng cho thịt Khả năng sản xuất sữa Khả năng cày kéo Hướng sản xuất chính hiện nay của bò: Bò chuyên dụng sữa: Bò chuyên dụng thịt. Bò kiêm dụng thịt sữa cày kéo Nhóm bò tại Việt Nam 6.3.2. Một số giống bò 6.3.2.1 Bò ta Bò Việt Nam còn gọi là bò ta vàng, bò cỏ hay bò cóc có một số đặc điểm chung : Tai nhỏ, u yếm kém phát triển,lông có màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng đậm. Nhu cầu dinh dưỡng thấp, mắn đẻ, chịu đựng kham khổ, ít bệnh.Khối lượng trung bình con cái từ 180 - 200kg, con đực từ 250 - 300kg. Bò Việt nam chưa có giống thuần được đặt tên riêng mà gọi theo địa danh của một số tỉnh có bò tốt như : Bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Cao bằng, bò Phú yên, bò Bà Rịa, bò Châu Đốc, bò vùng cao nguyên …. Bò ta vàng có ưu điểm là thích nghi với điều kiện chăn nuôi ở Việt nam, nhưng xét về mặt năng suất sản xuất chưa cao : Sức cày kéo yếu, sản lượng sữa thấp, tỉ lệ thịt xẻ từ 42 - 45%. Do đó muốn chăn nuôi bò đạt hiệu quả kinh tế phải cho lai tạo với một số giống bò ngoại phù hợp với mục đích và điều kiện chăn nuôi. 6.3.2.2 Bò Hà Lan (Holstein Friesian): Bò có nguồn gốc từ Hà Lan, màu lông đen vá trắng hoặc trắng vá đen, tỷ lệ đen trắng thông thường là 50%-50%, bò Hà Lan thuần thường có 6 điểm trắng: giữa trán, chóp đuôi và 4 chân. Đây là giống bò có sản lương sữa cao nhất và được nuôi với tỷ lệ cao nhất trong các giống bò sữa hiện nay. Khối lượng con đực từ 800 - 1100kg, con cái 500 - 800kg. Lượng sữa trung bình 6000-8800kg/chu kỳ (305 ngày), tỷ lệ chất béo 3,5-4%. Ở Việt nam hiện nay đa số nhà chăn nuôi bò sữa đều chọn giống nầy. Tuy xuất phát từ Hà Lan nhưng đến nay nhiều nước đã nhân thuần giống này thành bò riêng của nước mình như : Bò Hà Lan Pháp, Bò Hà Lan Canada… Hiện nay một số nước nhiệt đới cũng đã nhân thuần giống bò Hà lan ( như bò Hà lan Trung Quốc) nhưng có tầm vóc nhỏ hơn và năng suất thấp hơn. 6.3.2.3- Bò nâu Thụy Sĩ. (Brown Swiss) Bò có nguồn gốc từ Thụy Sĩ, sắc lông màu nâu có đốm đen,mũi màu đen. Giống nầy cho thịt cao hơn các giống khác, bê con tăng trưởng nhanh. Khối lượng con đực 750kg -1000kg, con cái 650kg - 750kg. Sản lượng sữa trung bình 5000kg/chu kỳ, tỷ lệ chất béo 4%. 6.3.2.4.Bò Jersey: Đây là giống bò sữa có nguồn gốc từ Anh quốc, có tầm vóc tương đối nhỏ nhưng ngoại hình rất đẹp và hiệu suất cho sữa khá cao. Bò có sắc lông màu nâu nhạt đốm đen. Bò có khả năng gặm cỏ tốt, tuy có nguồn gốc từ xứ ôn đới nhưng có khả năng chịu được khí hậu của nhiệt đới. Khối lượng con đực từ 500-700Kg, con cái từ 350-450Kg. Sản lượng sữa trung bình 4000-5000kg/chu kỳ, tỉ lệ chất béo 5-5,4%. Bò nầy có sự trưởng thành sinh dục sớm, con cái từ 12-14 tháng tuổi đã cho phối lần đầu 6.3.2.5. Bò Ayrshire Đây là giống bò chuyên sữa có nguồn gốc từ Anh, sắc lông màu trắng vá đỏ hoặc trắng đốm đỏ. Bò nầy trưởng thành sinh dục khá sớm, giống nầy có khả năng gặm cỏ cao và năng động tuy nhiên khó quản lý. Bò Ayrshire là kết quả tạp giao giữa bò Hà Lan, bò Jersey, bò Guernsey và bò địa phương của Anh. Trọng lượng bò cái trung bình 600kg, bò đực 700-1100kg. Sản lượng sữa từ 5000-6400kg chu kỳ. 6.3.2.6. Bò Charolais Gốc ở Pháp đây là giống bò thịt nổi tiếng trên thế giới, thường được dùng lai tạo các nhóm bò địa phương để nuôi thịt. Sắc lông màu kem, con đực nặng trung bình 1200 - 1400kg con cái 800kg.Bê nuôi thịt 12 tháng có thể đạt 500kg - 550kg (tăng trong mỗi ngày 1.200 -1.500kg), 30 tháng tuổi đạt 1000kg. Tỉ lệ thịt xẻ đạt 65-70%. 6.3.2.7. Bò Hereford : Nguồn gốc ở Anh được nuôi nhiều ở các nước ôn đới. Sắc lông màu đỏ có đốm trắng ở đầu mặt, bụng, 4 chân và đuôi. Khối lượng trung bình con đực trưởng thành 900 - 1000kg, con cái 600 - 700kg. Bê thiến nuôi thịt 15 - 18 tháng đạt 500kg, tỉ lệ thịt xẻ 65-70% 6.3.2.8. Bò Aberdeen Angus : Nguồn gốc từ Anh là giống bò thịt nhỏ con và rất được ưa chuộng ở Châu Au vì hệ số chuyển hóa thức ăn tốt và khả năng nuôi con tốt. Màu lông đen tuyền hoặc đỏ. Trọng lượng con cái 550-650kg con đực 850-950kg. Tỷ lệ thịt xẻ 65-70%. 6.3.2.9. Bò Brahman : Có nguồn gốc từ Ấn Độ và Braxin được Mỹ lai tạo thành giống bò thịt cho các xứ nhiệt đới, u yếm rất phát triển. Có 2 dòng : Brahman đỏ có sắc lông màu vàng đến màu đỏ, Brahman trắng có sắc lông từ màu trắng xám đến đen nhạt ở đầu mút cơ thể, tai to cụp xuống. Khối lượng đực trưởng thành 600 - 700kg, con cái 400 - 500kg, tỉ lệ xẻ thịt 55%. 6.3.2.10. Bò Santa - Gertrudis : Do Mỹ lai tạo, có sắc lông màu đỏ thẩm, u nhỏ, yếm khá phát triển. Thân hình có dạng hình chữ nhật. Bò nầy được lai tạo từ bò Shorthorn (5/8) và bò Brahman (3/8).Khối lượng bò đực trưởng thành 800 - 1000kg, bò cái 600 - 700kg, tỉ lệ xẻ thịt đạt 63 - 70%. 6.3.2.11. Bò Droughtmaster Bò Droughtmaster là một giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Australia bằng cách lai giữa bò Shorthorn với bò Brahman. Bò có màu lông đỏ. Lúc trưởng thành bò đực nặng 820-1000kg, bò cái nặng 550-680kg. Lúc 1 năm tuổi con đực nặng 450kg, con cái nặng 325kg. Bê đực 6-12 tháng tuổi được nuôi dưỡng tốt cho tăng trọng 1000- 1200g/ngày và cho tỷ lệ thịt xẻ 55-60% khi giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi. Việt Nam đă nhập bò Droughtmaster từ Australia để nhân thuần và cho lai với bò cái nền Lai Sind nhằm tạo con lai hướng thịt. 6.3.2.12. Bò Red Sindhi : Có nguồn gốc từ Pakistan, sắc lông từ màu vàng cháy đến màu nâu đỏ, phần đầu mút cơ thể sắc lông sâm lại. U cao, yếm rộng con cái âm hộ có nhiều nếp nhăn, khối lượng con đực 400-450kg, con cái trung bình 350kg, năng suất sữa trung bình 2000kg/chu kỳ. Khả năng cày kéo tốt, ở nông thôn gọi là bò bô bầu, thường được dùng lai với bò ta tạo bò lai Sind, tỉ lệ thịt xẻ 50%. 6.3.2.13. Bò Ongole : Có nguồn gốc từ Ấn Độ, có sắc lông màu xám trắng, chân cao, u yếm khá phát triển. Khối lượng bò đực trưỏng thành 450-550kg, bò cái 400kg, bò này ở nông thôn gọi là bò bô sào. Năng suất sữa khoảng 1700 - 2000kg/chu kỳ. Khả năng cày cấy kém hơn bò Sind, không được ưa chuộng nhiều ở Việt nam,hiện nay nhóm nầy còn rất ít. 6.3.2.14. Bò Simmental Hướng sữa thịt có nguồn gốc từ Châu Au, chủ yếu từ Thụy Sĩ và Pháp, sắc lông màu đỏ hoặc vàng sậm. Thường có 6 điểm trắng: mặt, đuôi và 4 chân. Khối lượng con đực trưởng thành 800-1200kg, con cái 600kg. Năng suất sữa 4000kg/chu kỳ, tỉ lệ thịt xẻ 50-55% Theo các số liệu điều tra (từ năm 1978 đến nay) ở các Tỉnh miền Đông Nam bộ lượng bò lai chiếm từ 70 - 80% trên tổng đàn, nhóm chủ yếu là bò lai Sind kế là bò lai Ongole và bò sữa. 6.3.2.15.Bò lai Sind. Đây là nhóm bò lai chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng đàn bò của các tỉnh miền đông, bò này được lai giữa bò Sind với bò địa phương hoặc với các nhóm bò lai khác, mức độ máu lai có khác nhau nên trọng lượng và màu sắc cũng rất biến động, màu tương đối giống bò Sind. Khối lượng con đực trưởng thành 350 - 450kg, con cái 270-300Kg. Lượng sữa khoảng 1000kg/chu kỳ, tỉ lệ thịt xẻ 50%. 6.3.2.16.Bò lai Ongole : Số lượng bò nầy còn rất ít do không được ưa chuộng, có sắc lông màu trắng pha vàng, lượng con đực trưởng thành 380 - 430kg, con cái 250kg, lượng sữa kém hơn bò lai Sind 6.3.2.17.Bò lai Holstein Friesian Là nhóm bò lai giữa bò đực Hà Lan và bò cái lai Sind hoặc lai Ongole ở các mức độ lai khác nhau, lai đời thứ nhất có 50% máu bò Hà lan, người chăn nuôi thường gọi là bò sữa F1, có sắc lông màu nâu đen, sản lượng sữa từ 2000-3000Kg/chu kỳ; lai giữa bò đực Hà Lan và con cái F1 gọi là bò F2, .có sản lượng sửa cao hơn bò F1, có sắc lông lang tắng đen. 6.3.2.18. Các nhóm bò lai khác. Ngoài ra còn các nhóm lai khác với số lượng ít hơn như bò lai nâu Thụy Sĩ, bò lai Jersey, bò lai Sahiwal, bò lai Herefore, bò lai Charolais cũng có mặt tại một số tỉnh của Việt Nam. Khối lượng và năng suất của bò lai nầy tùy thuộc vào phẩm giống của con mẹ và phương thức nuôi dưỡng. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG BÒ. 1- Chọn bò cày kéo : Bò cày kéo tốt có thân hình hơi dài (trường mình) trước cao hơn sau, vạm vỡ, 4 chân đều nhau và cao. Đầu to, miệng rộng, mặt gân guốc. Ngực và vai nở nang, bụng tròn phát triển cân đối. Tính nết hiền lành khi luyện tập và chăn dắt, nhanh nhẹn khi làm việc. Thường chọn nhóm lai Sind hoặc lai Ongele. 2- Chọn bò nuôi thịt Bò nuôi thịt cơ thể phải nở nang "vai u thịt bắp", nhìn chung có dạng hình chữ nhật, ngực sâu rộng, mông đùi nở nang, chân thấp. Yêu cầu đối với bò thịt là phải có khả năng tăng trọng cao trong thời gian vỗ béo, đạt khối lượng xuất chuồng cao và tỉ lệ thịt cao. 3- Chọn giống bò sinh sản : a) Chọn bò cái : Bò cái sinh sản tốt, nhìn chung là những con có sức khoẻ tốt, các bộ phận thân mình cân đối, đặc biệt là phần mông, khung chậu to và vú đều phát triển tốt. Bốn chân vững chắc không vòng kiền. b) Chọn bò đực giống. Đực giống tốt phải có ngoại hình cân đối, tầm vóc và khối lượng lớn. Nhìn chung phải khỏe mạnh, vạm vở, tính chất nhanh nhẹn hăng hái. Đầu cổ to rắn chắc, ngực nở, vai rộng, bụng thon, mông dài, 4 chân vững chắc, dịch hoàn tương đối đều không quá sa xuống. 4- Chọn bò nuôi sữa. a) Chọn theo nguồn gốc : Kiểm tra mguồn gốc là cách xem xét thành tích của đời trước (cha, mẹ, ông, bà...) để đánh giá bản thân con bò sữa. Đây là một căn cứ không thể thiếu được trong chọn bò sữa. Thông thường kiểm tra nguồn gốc từ ba đến năm đời. b) Giám định ngoại hình thể chất : Bò sữa có loại hình thanh, đầu cổ cân đối, ngực nở, bụng phát triển, tròn; đặc biệt vú to các núm đều tỉnh mạch vú nổi rõ, chân vững chắc. Nhìn chung bò sữa có dạng hình tam giác, phía đầu nhỏ phía sau to.Thường giám định bò sữa vào các lứa tuổi: sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, lứa đẻ 1, lứa đẻ 3. c) Kiểm tra thể trọng : Các giống bò sữa khác nhau và các lứa tuổi khác nhau thì thể trọng cũng khác nhau. Kiểm tra định kỳ và so sánh với bảng tiêu chuẩn kiểm tra thể trọng của từng giống. d) Chọn theo năng suất sữa : Năng suất của bò thay đổi theo chu kỳ cho sữa (lứa đẻ) cao nhất là ở chu kỳ 3. Trong mỗi chu kỳ sản lượng sữa của các tháng cũng khác nhau, cao nhất là tháng thứ 2, thứ 3 sau đó giảm dần, dựa theo tiêu chuẩn xếp cấp về năng suất sữa để đánh giá. GIÁM ĐỊNH TUỔI VÀ KHỐI LƯỢNG BÒ. 1- Cách giám định tuổi qua răng. Có nhiều phương cách giám định tuổi bò, giám định tuổi qua răng là tương đối chính xác. Răng bò ló 2 loại : Răng sữa và răng vỉnh viển. Bò từ 2 đến 5 tuổi căn cứ vào việc thay răng để đoán tuổi, sau đó căn cứ vào độ mòn của răng (hình ). Bò 2 năm tuổi thay 2 răng (thay cặp răng giữa ) Bò 3 năm tuổi thay 4 răng (thay tiếp cặp áp giữa ) Bò 4 năm tuổi thay 6 răng (thay tiếp cặp áp góc ) Bò 5 năm tuổi thay 8 răng (thay luôn cặp răng góc ). 2- Cách xác định khối lượng bò. Có thể dùng công thức đơn giản sau để tính thể trọng của bò từ 2 tuổi trở lên. Khối lượng (kg) = VN2 x DTC x 90 ± 5% Trong đó : VN : là chiều đo vòng ngực, đo bằng thước dây, tính bằng m. DTC : là chiều dài thân chéo, đo bằng thước dây từ điểm trước của xương bả vai đến điểm cuối xương ngồi (hình ). Đối với bò mập mạp thì cộng thêm 5% trên số Kg tính được. Đối với bò gầy ốm thì trừ bớt 5% trên số Kg tính được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc điểm sinh học một số vật nuôi.doc