Đặc điểm một số kiểu thảm thực vật phục hồi tự nhiên ở tỉnh Bắc Giang

Cấu trúc thảm thực vật phục hồi đơn giản gồm hai tầng. Rừng phục hồi sau khai thác có số loài biến động từ 125-142 loài, cây gỗ tái sinh biến động từ 62-74 loài, mật độ từ 10.596 – 15.947 cây/ha. Tầng cây cao số loài từ 14-19 loài, mật độ từ 1725 – 2075 cây/ha, độ tàn che từ 40 – 80%. Tầng cây bụi có từ 28 – 33 loài, mật độ từ 3107 – 6040 cây/ha, độ che phủ giảm từ 30% xuống 10%. Rừng phục hồi sau nƣơng rãy số loài biến động từ 119- 127 loài, loài cây gỗ tái sinh từ 37 – 49 loài, mật độ từ 6960 – 9813 cây/ha. Tầng cây cao từ 11 – 15 loài, mật độ từ 558 – 1292 cây/ha, độ tàn che tăng dần từ 25 – 60%. Tầng cây bụi từ 39 – 40 loài, mật độ từ 3422 – 5769 cây/ha, độ che phủ giảm dần từ 40 xuống 20%. Các loài cỏ giảm dần khi rừng đƣợc phục hồi từ 27 loài xuống còn 16 loài, dây leo biến động trong khoảng từ 15 – 22 loài

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm một số kiểu thảm thực vật phục hồi tự nhiên ở tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Hoàn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 89 - 96 89 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT PHỤC HỒI TỰ NHIÊN Ở TỈNH BẮC GIANG Nguyễn Văn Hoàn1, Lê Ngọc Công2, Bùi Thị Dậu2, Nguyễn Thị Thu Hà2, Đinh Thị Phƣợng2 1Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang 2Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Số loài cây tái sinh tự nhiên trong các kiểu thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) sau 6-10 năm tuổi có 262 loài, 189 chi và 87 họ, thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Pteridophyta, Gymnospermae, Angiospermae). Có 16 họ giàu loài nhất (từ 5 loài trở lên) là Lauraceae, Euphorbiaceae, Poaceae, Fagaceae, Rubiaceae, Melastomataceae, Fabaceae, Moraceae, Vitaceae, Rutaceae, Caesalpiniaceae, Apocynaceae, Arecaceae, Theaceae, Myrtaceae và Dipterocarpaceae, gồm 131 loài (chiếm 50% tổng số loài). Rừng có cấu trúc hai tầng đơn giản. Rừng phục hồi sau khai thác có số loài biến động từ 125-142 loài, cây gỗ tái sinh biến động từ 62-74 loài, mật độ từ 10.596 – 15.947 cây/ha. Rừng phục hồi sau nƣơng rãy số loài biến động từ 119-127 loài, loài cây gỗ tái sinh từ 37 – 49 loài, mật độ từ 6960 – 9813 cây/ha. Các loài thân cỏ giảm từ 27 loài xuống còn 16 loài, các loài dây leo biến động từ 15 đến 22 loài. Từ khoá: Thảm thực vật, tái sinh tự nhiên, sau nương rãy, sau khai thác, cấu trúc ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nƣớc ta, nhân dân các dân tộc ít ngƣời sống ở vùng núi cao thƣờng có tập quán du canh, du cƣ, đốt phá rừng làm nƣơng rãy. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài cùng với việc khai thác rừng quá mức dẫn tới nguồn tài nguyên cạn kiệt, độ che phủ của rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Từ năm 1992 trở lại đây, Nhà nƣớc đã có những chính sách, chiến lƣợc phát triển tài nguyên rừng, nhƣ chƣơng trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng....để tăng diện tích và độ che phủ của rừng. Trong đó khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng là biện pháp rất quan trọng. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và vùng phụ cận thuộc hai huyện Lục Nam và Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) có diện tích rừng sau nƣơng rãy và sau khai thác khá lớn (6.716ha, chiếm 30,5% diện tích tự nhiên của khu bảo tồn)[5]. Từ khi đƣợc bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, rừng đang dần phục hồi trở lại. Trong bài báo này chúng tôi đƣa ra những dẫn liệu cụ thể về thành phần loài, nhóm dạng sống, cấu trúc của một số kiểu thảm thực vật phục hồi sau khai thác và sau nƣơng rãy, góp  Tel: 0915462404; Email: conglengockstn@yahoo.com.vn phần làm cơ sở cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng có hiệu quả ở tỉnh Bắc Giang. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng Là thành phần loài, nhóm dạng sống, cấu trúc của các trạng thái thảm thực vật phục hồi từ 6-10 năm trên đất sau nƣơng rẫy và sau khai thác ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và vùng đệm thuộc tỉnh Bắc Giang. Phƣơng pháp Phƣơng pháp ô tiêu chuẩn (OTC): Tại mỗi trạng thái thảm thực vật đặt 3 OTC, mỗi ô có diện tích 400m2 (20m × 20m) để đo đếm các cây gỗ có đƣờng kính từ 6cm trở lên (D1.3 ≥ 6cm), các OTC đặt theo vị trí chân, sƣờn và đỉnh đồi. Trong mỗi OTC lập 9 ô dạng bản, mỗi ô có diện tích 16m2 (4m × 4m) để điều tra cây tái sinh, cây bụi (có chiều cao Hvn ≥ 20cm), dây leo và cây cỏ. Phƣơng pháp tuyến điều tra (TĐT): Các TĐT đƣợc lập rộng 2m đi qua các vùng đại diện cho quần xã nghiên cứu. TĐT nhằm thu mẫu kỹ hơn về thành phần loài thực vật. Phƣơng pháp xác định tên loài thực vật: Sử dụng các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân 1997 [1], 2005[2]; Bộ NN&PTNT, 2000 [3]; Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993 [4]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hoàn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 89 - 96 90 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thành phần loài Trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu, chúng tôi thống kê đƣợc 262 loài, 189 chi và 87 họ thuộc ba ngành thực vật bậc cao có mạch: Ngành Khuyết thực vật (Pteridophyta) có 9 loài (3,44% tổng số loài), 7 chi (3,7%), 7 họ (8,05%); Ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 3 loài (1,15%), 2 chi (1,06%), 2 họ (2,3%), Ngành Hạt kín (Angiospermae) có 250 loài (95,42%), 180 chi (95,24%), 78 họ (89,65%). Số họ giàu loài (≥ 5 loài) có 16 họ (18,4%) là họ Lauraceae 17 loài, 2 họ Euphorbiaceae, Poaceae mỗi họ có 14 loài, họ Fagaceae 12 loài , họ Rubiaceae 10 loài, họ Melastomataceae 8 loài, 2 họ Fabaceae, Moraceae đều có 7 loài, họ Vitaceae và Rutaceae mỗi họ có 6 loài, các họ có 5 loài là Caesalpiniaceae, Apocynaceae, Arecaceae, Theaceae, Myrtaceae, Dipterocarpaceae, tổng số 131 loài (50% tổng số loài). Số liệu đƣợc ghi ở bảng 1. Trong các trạng thái thảm thực vật các chỉ tiêu về số họ, chi khá dao động (bảng 2), thảm thực vật tái sinh trên 6 năm tuổi số loài, họ, chi tăng dần, vì thời gian này các cá thể mới liên tục đƣợc bổ sung thêm đồng thời lớp cây tái sinh đã phát triển tốt, độ tàn che tƣơng đối cao. Các cây tái sinh cùng loài có sự điều tiết lẫn nhau và giữa các cá thể khác loài có sự cạnh tranh nhau cùng với quá trình tự tỉa thƣa để mở rộng không gian dinh dƣỡng, dẫn tới lớp cây tái sinh giảm dần. Theo nhiều nhà nghiên cứu ở trạng thái rừng có độ tuổi cao, độ tàn che cao số lƣợng loài cây tái sinh giảm dần. Đối với rừng non số lƣợng loài tái sinh chuyển dần từ tăng sang giảm và cuối cùng là ổn định. Cấu trúc thảm thực vật phục hồi theo thời gian Theo thời gian phục hồi, thành phần loài và cấu trúc các trạng thái thảm thực vật đƣợc trình bày ở bảng 3 và bảng 4. a. Thảm thực vật phục hồi 6 năm * Sau nương rãy: Rừng đang ở thời gian phục hồi mạnh có 119 loài, cấu trúc hai tầng, độ che phủ đạt 60%. Tầng cây gỗ có 11 ± 1 loài, độ tàn che 25 - 30%. Trong mỗi OTC có diện tích 400m2, số lƣợng cây gỗ có sự biến động không lớn. Ô nhiều nhất có 26 cây, ô ít nhất có 19 cây. Trung bình có 22 cây/OTC (tƣơng ứng với mật độ 475 - 650 cây/ha). Mật độ trung bình 558 ± 92 cây/ha, chiều cao trung bình 7,4 m, đƣờng kính 7,7 cm với trung bình tổng tiết diện ngang 2,74 m2/ha. Chủ yếu là những loài Bảng 1. Sự phân bố các họ, chi, loài Ngành Họ Chi Loài Số họ % Số chi % Số loài % Pteridophyta 7 8,05 7 3,70 9 3,44 Gymnospermae 2 2,30 2 1,06 3 1,15 Angiospermae Dicotyledones 69 79,31 156 82,54 217 82,81 Monocotyledones 9 10,34 24 12,70 33 12,60 Tổng cộng 87 100 189 100 262 100 Bảng 2. Họ, chi, loài cây tái sinh trong các thảm thực vật Thời gian (năm) Họ Chi loài Số họ % Số chi % Số loài % Sau nƣơng rãy 6 53 60,92 96 50,79 119 45,42 8 55 63,22 95 50,26 122 46,56 10 60 68,97 102 53,97 127 48,47 Sau khai thác 6 66 75,86 107 56,61 135 51,53 8 61 70,11 107 56,61 142 54,20 10 58 66,67 95 50,26 125 47,71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hoàn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 89 - 96 91 gỗ nhỏ và trung bình cùng tuổi, tiên phong ƣa sáng tạm định cƣ, loài ƣu thế gồm Thầu tấu (Aporosa dioica), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Dền (Xylopia vielana), Thừng mực (Wrightia tomentosa), Sau sau (Liquidambar formosana), Bông bạc (Vernonia arborea), Hu đay (Trema orientalis), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana),... Số loài cây gỗ tái sinh có 37 loài (trong đó cây gỗ nhỏ và trung bình 26 loài, cây gỗ lớn là 11 loài). Các loài chủ yếu là cây con và cây mạ với mật độ 6960 ± 1760 cây/ha. Các loài thuộc họ Cam (Rutaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Tô hạp (Altingiaaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Chè (Theaceae), họ Du (Ulmaceae),... Tầng cây bụi có 40 loài, gồm cây bụi và bụi trƣờn có mật độ từ 5769 ± 2702 cây/ha, có chiều cao trung bình từ 1,5 - 2,6 m, độ che phủ 40%. Các loài thuộc các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Bông (Malvaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Dâu tằm (Moraceae) họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae),... có số lƣợng cá thể lớn, gồm các loài nhƣ Đơn nem (Maesa perlarius), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ngái (Ficus hirta var, roxburghii), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum, Clerodendrum fortunatum),... Tầng thảm tƣơi có 42 loài, trong đó có 27 loài gồm cỏ leo, cỏ đứng,... thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Dền (Amaranthaceae), họ Hoà Thảo (Poaceae), họ Tổ điểu (Aspleniaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Chua me đất (Oxalidaceae), họ Bòng bong (Schizeaceae),... Các loài thƣờng gặp gồm có Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Huỳnh thiêm (Sigesbeckia orientalis), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Cỏ ba cạnh (Cyperus trialatus), Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), Bòng bong (Lygodium flexuosum). Dây leo có 15 loài thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae), họ Trƣờng điều (Connaraceae)... Bảng 3. Thành phần loài cây tái sinh theo nhóm dạng sống Thời gian (năm) Số loài xuất hiện theo nhóm dạng sống Cây gỗ Cây bụi Dây leo Cỏ Tổng Số loài % Số loài % Số loài % Số loài % Số loài % Sau nƣơng rãy 6 37 31,09 40 33,61 15 12,61 27 22,69 119 100 8 47 38,52 39 31,97 20 16,39 16 13,12 122 100 10 49 38,58 40 31,50 22 17,32 16 12,60 127 100 Sau khai thác 6 65 48,15 33 24,44 16 11,85 21 15,56 135 100 8 74 52,11 32 22,54 17 11,97 19 13,38 142 100 10 62 49,60 28 22,40 17 13,60 18 14,40 125 100 Bảng 4. Cấu trúc thảm thực vật phục hồi Thời gian (năm) Tầng cây gỗ Mật độ cây gỗ tái sinh (Cây/ha) Tầng cây bụi Số loài Mật độ cây gỗ (Cây/ha) D 1,3 ≥ 6(cm) H vn (m) Mật độ cây bụi (Cây/ha) Hbụi ≥ 20cm Sau nƣơng rãy 6 11 ± 1 558±92 7,7 7,4 6960±1760 5769±2702 1,5-2,6 8 13 ± 2 1150±100 8,4 8,9 9220±1540 5076±1191 1,9-2,7 10 15 ± 1 1292±417 9,9 9,1 9813±2587 3422±222 1,3-2,1 Sau khai thác 6 14 ± 1 1725±525 11,2 13,9 15947±1707 6040±2200 2,3-2,7 8 19 ± 4 2150±650 12,4 14,1 14800±1680 3920±1520 2,1-2,3 10 17 ± 3 2075±325 13,7 15,1 10596±1271 3107±1093 1,7-2,2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hoàn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 89 - 96 92 Những loài có số lƣợng cá thể lớn nhƣ Kim cang (Smilax china, Smilax ferox), Bìm bìm (Merremia bimbim), Bƣơm bƣớm (Mussaenda cambodiana), Đùm đũm (Rubus alcaefolius), Chặc chìu (Tetracera asiatica),... Độ nhiều thảm tƣơi ở Cop3. * Sau khai thác: Thống kê đƣợc 135 loài, độ che phủ 75%, có cấu trúc 2 tầng. Tầng cây gỗ có 14 ± 1 loài, độ tàn che 50%. Trong mỗi OTC có diện tích 400 m 2, số lƣợng cây gỗ biến động lớn từ 48 - 90 cây, trung bình có 69 cây/OTC (tƣơng ứng với mật độ từ 1200 - 2250 cây/ha). Mật độ trung bình 1725 ± 525 cây/ha, đƣờng kính là 11,2 cm, chiều cao 13,9 m đạt tổng tiết diện ngang trung bình là 21,52m 2/ha. Loài ƣu thế gồm Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Trâm tía (Syzygium cinereum), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Mán đỉa (Archidendron lucidum), Côm trâu (Elaeocarpus floribundus), Trám chim (Canarium tonkinense),... Cây gỗ tái sinh có 65 loài, trong đó cây gỗ nhỏ và trung bình có 44 loài, gỗ lớn có 21 loài, mật độ 15.947 ± 1707 cây/ha. Loài cây tái sinh chủ yếu thuộc các họ Tô hạp (Altingiaaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dâu tằm (Moraceae),... Tầng cây bụi có 33 loài, mật 6040 ± 2200 cây/ha, chiều cao từ 2,3 - 2,7 m, độ che phủ 30%, các loài có số lƣợng cá thể nhiều gồm Trọng đũa (Ardisia lindleyana), Bền bệt (Camellia sp.), Kháo bụi (Machilus oreophila), Bồng bồng (Calotropis gigantea), Sầm trắng (Memecylon edule), Sầm (Memecylon scutellatum), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Béo đen (Goniothalamus vietnamensis), Mua (Melastoma normale), Cứt chuột (Brucea mollis), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum),... Các loài cây bụi ƣa ẩm thuộc họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Dâu tằm (Moraceae),... Thảm tƣơi gồm dây leo có 16 loài, các loài thƣờng gặp chủ yếu thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Trƣờng điều (Connaraceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Mao lƣơng (Ranunculaceae),... Các loài phổ biến nhƣ Mây rừng (Calamus rhabdocladus), Kim cang (Smilax davidiana, Smilax china, Smilax ferox), Dây gắm (Gnetum latifolium), Chặc chìu (Tetracera asiatica), Kim ngân (Lonicera dasystyla), Dây giun (Quisqualis indica), Dây cóc (Derris elliptica), ... Cây thân cỏ có 21 loài, các loài thƣờng gặp nhƣ Sa nhân (Amomum xanthioides), Dƣơng xỉ (Dryopteris sp.), Phong lan đất (Malaxis ophrydis), Cỏ ba cạnh (Cyperus trialatus), Rau dớn (Callipteris esculenta), Cỏ dùi trống (Eriocaulon sexangulare), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ mật (Chloris barbata), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ đắng (Paspalum longifolium),... thuộc các họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Hoà thảo (Poaceae), họ Tổ điểu (Aspleniaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Dùi trống (Eriocaulaceae), họ Hành (Liliaceae), họ Hồ tiêu (Piperaceae), họ Gừng (Zingiberaceae)... với độ nhiều Cop2. b. Thảm thực vật phục hồi 8 năm * Sau nương rãy: Rừng có cấu trúc hai tầng với độ che phủ 70%, chúng tôi thống kê đƣợc 122 loài. Số loài cây gỗ có 13 ± 2 loài, độ tàn che 50%. Trong mỗi ô đo đếm có diện tích 400m2 số cây và số loài cây gỗ biến động không lớn, số lƣợng cây gỗ từ 42 - 50 cây, trung bình có 46 cây/OTC (tƣơng ứng với mật độ từ 1050 - 1250 cây/ha). Mật độ trung bình 1150 ± 100 cây/ha, có chiều cao trung bình 8,9 m, đƣờng kính bình quân là 8,4 cm, với tổng tiết diện ngang trung bình là 5,04 m 2/ha. Chủ yếu vẫn là những loài gỗ nhỏ và trung bình nhƣ ở thời gian phục hồi 6 năm. Ở các OTC xuất hiện những loài cây ƣa sáng định cƣ có đời sống dài tham gia vào tổ thành tầng cây gỗ nhƣ Lim vang (Peltophorum pterocarpum), Bông bạc (Vernonia arborea), Trám trắng (Canarium album), Bứa (Garcinia oblongifolia),.... Loài cây gỗ tái sinh có 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hoàn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 89 - 96 93 loài, số loài cây gỗ nhỏ và trung bình là 32 loài, gỗ lớn là 15 loài, mật độ là 9220 ± 1540 cây/ha, chủ yếu là những loài cây có đời sống dài nhƣng lúc nhỏ cần che bóng, thuộc các họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Du (Ulmaceae),.... Tầng cây bụi có 39 loài, mật độ trung bình 5076 ± 1191 cây/ha, chiều cao trung bình từ 1,9 - 2,7 m, độ che phủ 30%, Các loài cây bụi ƣa ẩm thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Nhót (Elaeagnaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Chè (Theaceae), họ Na (Annonaceae),.... gồm các loài nhƣ Chè tƣớc (Lindera tonkinensis), Phèn đen (Phyllanthus reticulata), Nhót rừng (Elaeagnus bonii), Sầm (Memecylon scutellatum), Găng (Randia spinosa), Bọ mẩy (Clerodendrum fortunatum), Thừng mực là nhỏ (Wrightia laevis), Trọng đũa (Ardisia lindleyana), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum), Bền bệt (Camellia sp.) Móng rồng (Artabotrys hexapetalus),... Tầng thảm tƣơi có 16 loài thuộc họ Tổ điểu (Aspleniaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Mã tiền (Loganiaceae), họ Hồ tiêu (Piperaceae), họ Hoà thảo (Poaceae), họ Cà phê (Rubiaceae)...Các loài thƣờng gặp là Cỏ ba cạnh (Cyperus trialatus), Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ gừng (Panicum repens), Dƣơng xỉ (Dryopteris filix-mas), Củ nâu (Discorea cirrhosa), Huỳnh thiêm (Sigesbeckia orientalis), Hƣơng bài (Vetiveria zizanioides), Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), Lá ngón (Gelsemium elegans), Trầu rừng (Piper gymnostachyum), Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Ba kích (Morinda officinalis),... Dây leo có 20 loài, các loài thƣờng gặp nhƣ Kim cang (Smilax davidiana, Smilax china, Smilax ferox), Dây mây nƣớc (Calamus amarus), Dây gắm (Gnetum latifolium), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Sâm lam (Millettia speciosa), Dây cóc (Derris elliptica), Nắm cơm (Kadsura coccinea), Chặc chìu (Tetracera asiatica), Dây mấu (Bauhinia bracteata), Dây lang rừng (Merremia staphylina),...thuộc các họ Khúc khắc (Smilacaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Trƣờng điều (Connaraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Mao lƣơng (Ranunculaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ngũ vị (Schisandraceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Cau (Arecacceae),... với độ nhiều Cop1. * Sau khai thác: Trạng thái này chúng tôi thống kê đƣợc 142 loài, độ che phủ là 80%, cấu trúc hai tầng, tầng cây gỗ gồm 19 ± 4 loài, độ tàn che 70%. Trong mỗi OTC có diện tích 400m2, số lƣợng cây gỗ biến động rất lớn từ 60 - 112 cây, trung bình có 86 cây/OTC (tƣơng ứng với mật độ từ 1500 - 2800 cây/ha). Mật độ 2150 ± 650 cây/ha, đƣờng kính là 12,4 cm, chiều cao là 14,1 m với tổng tiết diện ngang trung bình là 29,87 m 2/ha. Tổ thành tầng cây gỗ có các loài nhƣ Kháo vàng (Machilus bonii), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Dẻ sồi (Lithocarpus bacgiangensis), Cứt ngựa (Archidendron eberhardtii), Trâm tía (Syzygium cinereum), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Côm trâu (Elaeocarpus floribundus),... Cây gỗ tái sinh có 74 loài, mật độ 14.800 ± 1680 cây/ha (gỗ nhỏ và trung bình 50 loài, gỗ lớn 24 loài). Thành phần loài cây tái sinh chủ yếu thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Hồng xiêm (Sapotaceae), họ Bứa (Clusiaceaeceae), họ Trám (Burseraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Tô hạp (Altingiaaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Trôm (Sterculiaceae),... Tầng cây bụi có 32 loài, mật độ 3920 ± 1520 cây/ha, chiều cao từ 2,1 - 2,3 m, độ che phủ 30%. Các loài có số lƣợng cá thể nhiều nhƣ Bền bệt (Camellia sp.), Trọng đũa (Ardisia lindleyana), Móng rồng (Artabotrys hexapetalus), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Nhót rừng (Elaeagnus bonii), Sầm (Memecylon scutellatum), Niệt gió (Wikstroemia indica), Đơn nem (Maesa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hoàn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 89 - 96 94 perlarius), Sang (Zanthoxylum nitidum),... Các loài cây bụi chủ yếu thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Nhót (Elaeagnaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Chè (Theaceae),... Dây leo có 17 loài, các loài thƣờng gặp nhƣ Dây đau lƣng (Tinospora sinensis), Kim cang (Smilax davidiana, Smilax china, Smilax ferox), Chặc chìu (Tetracera asiatica), Dây cóc (Derris elliptica), Mây hèo (Calamus pseudoscutellaris), Bánh nem (Bowringia callicarpa), Dây mật (Derris elliptica), Sâm lam (Millettia speciosa), Trầu rừng (Piper sarmentosum), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Dây quạch (Bauhinia khasiana),... Cỏ có 19 loài, các loài thƣờng gặp nhƣ Cỏ ba cạnh (Cyperus trialatus), Dƣơng xỉ (Dryopteris filix-mas), Phong lan đất (Malaxis ophrydis), Chè vè (Miscanthus floridulus), Sa nhân (Amomum xanthioides), Cỏ mật (Chloris barbata), Cao cẳng lá mác (Ophiopogon dracaenoides),...thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Hành (Liliaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Tổ điểu (Aspleniaceae), họ Cói (Cyperaceae)... với độ nhiều cop1. c. Thảm thực vật phục hồi 10 năm * Sau nương rãy: Rừng có cấu trúc hai tầng, độ che phủ đạt 90% với 127 loài thực vật. Tầng cây gỗ có 15 ± 1 loài, độ tàn che 80%. Trong mỗi OTC số lƣợng cây gỗ biến động lớn, ô nhiều nhất có 69 cây, ô ít nhất có 35 cây, trung bình trong 1 ô có 52 cây (tƣơng ứng với mật độ từ 875 - 1725 cây/ha). Mật độ trung bình là 1.292 ± 417 cây/ha, chiều cao trung bình 9,1 m, đƣờng kính bình quân là 9,9 cm, đạt tổng tiết diện ngang trung bình là 9,35 m2/ha. Tổ thành loài chủ yếu gồm các loài nhƣ Bông bạc (Vernonia arborea), Kháo vàng (Machilus bonii), Lim vang (Peltophorum pterocarpum), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Bứa (Garcinia oblongifolia), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Sơn ta (Toxicodendron succedanea),...Cây gỗ tái sinh có 49 loài (trong đó loài gỗ lớn có 19 loài, gỗ nhỏ và trung bình là 30 loài), mật độ là 9813 ± 2587 cây/ha, thuộc các họ Long não (Lauraceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Hồng xiêm (Sapotaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cam (Rutaceae),... Tầng cây bụi có 40 loài với mật độ 3422 ± 222 cây/ha, chiều cao trung bình từ 1,3 - 2,1 m, độ che phủ 20%, chủ yếu là những loài cây ƣa ẩm, chịu bóng thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Chè (Theaceae),... Các loài có số lƣợng cá thể nhiều nhƣ Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Bền bệt (Camellia sp.), Móng rồng (Artabotrys hexapetalus), Găng (Randia spinosa), Béo đen (Goniothalamus vietnamensis), Trọng đũa (Ardisia lindleyana), Đơn đỏ (Excoecaria cochinchinensis), Hoa dẻ (Desmos chinensis), Sầm (Memecylon scutellatum), Thừng mực trâu (Kibatalia laurifolia), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Nhót rừng (Elaeagnus bonii), Nho đất (Vitis balansaeana), Cứt chuột (Brucea mollis),... Tầng thảm tƣơi có 16 loài, thuộc các họ nhƣ Cúc (Asteraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Tổ điểu (Aspleniaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Hành (Liliaceae), họ Hoà thảo (Poaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Gừng (Zingiberaceae),... Các loài thƣờng gặp là Cỏ ba cạnh (Cyperus trialatus), Sa nhân (Amomum xanthioides), Cỏ lác (Cyperus cephalotus), Cỏ lá tre (Centosteca latifolia), Cỏ rác (Panicum sarmentosum), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa), Sa nhân (Amomum xanthioides), Cỏ lông nƣơng (Polytrias indica), Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cao cẳng (Ophiopogon dracaenoides), Hƣơng bài (Dianella ensifolia),... Dây leo có 22 loài, các loài có số lƣợng cá thể nhiều nhƣ: Chặc chìu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hoàn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 89 - 96 95 (Tetracera asiatica), Kim cang (Smilax davidiana, Smilax china, Smilax ferox), Sâm nam (Millettia speciosa), Dây ông lão (Clematis armandi), Ruột gà (Clematis chinensis), Khế rừng (Rourea ssp. Microphylla), Dây gắm (Gnetum latifolium), Dây mấu (Bauhinia bracteata), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Dây máu (Sargentodoxa cuneata), Khúc khắc (Heterosmilax gaudichaudiana), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Ngạnh khế (Cnestis palala),... thuộc các họ nhƣ Trúc đào (Apocynaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Trƣờng điều (Connaraceae), họ Ngũ vị (Schisandraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Mao lƣơng (Ranunculaceae), họ Huyết đằng (Sargentodoxaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Gắm (Gnetaceae), họ Cau (Arecaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae), họ Gai (Urticaceae),... với độ nhiều mức Sp. * Sau khai thác: Trạng thái này có 125 loài, cấu trúc 2 tầng, độ che phủ 95%. Tầng cây gỗ có 17 ± 3 loài, độ tàn che 80%. Trong mỗi OTC số lƣợng cây gỗ biến động từ 70 - 96 cây, trung bình trong 1 ô có 83 cây (tƣơng ứng với mật độ từ 1750 – 2400 cây/ha). Mật độ 2075 ± 325 cây/ha, chiều cao trung bình 15,1 m, đƣờng kính 13,7 cm, đạt tổng tiết diện ngang là 38,10 m2/ha. Chủ yếu là những loài có kích thƣớc lớn và trung bình nhƣ Côm trâu (Elaeocarpus floribundus), Cứt ngựa (Archidendron chevalieri), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Dẻ sồi (Lithocarpus bacgiangensis), Vạng trứng (Endospermum chinense), De vàng (Lithocarpus tubulosus), Xoan đào (Prunus arborea),...Cây gỗ tái sinh có 62 loài, mật độ 10596 ± 1271 cây/ha (gỗ lớn là 20 loài, gỗ nhỏ và trung bình là 42 loài). Các loài thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae),... Tầng cây bụi có 28 loài, mật độ 3107 ± 1093 cây/ha, chiều cao từ 1,7- 2,2m, độ che phủ 10%, các loài thƣờng gặp nhƣ Trọng đũa (Ardisia lindleyana), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum), Kháo bụi (Machilus oreophila), Hoa móng rồng (Artabotrys hexapetalus), Béo trắng (Gomphandra mollis), Bền bệt (Camellia sp), Chè tƣớc (Lindera tonkinensis), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Niệt gió (Wikstroemia indica), Bọ mẩy trắng (Clerodendrum cyrtophyllum), Đơn nem (Maesa perlarius),... Dây leo có 17 loài, các loài thƣờng gặp nhƣ: Kim cang (Smilax davidiana, Smilax china, Smilax ferox), Mây hèo (Ampelopsis cantoniensis), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Dây gắm (Gnetum latifolium), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Chặc chìu (Tetracera asiatica), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata)... Cỏ có 18 loài, các loài thƣờng gặp nhƣ: Rau rớn (Callipteris esculenta), Phong lan đất (Malaxis ophrydis), Lá ngón (Gelsemium elegans), Cao cẳng (Ophiopogon latifolius), Dƣơng xỉ (Dryopteris sp.), Sa nhân (Amomum xanthioides),...Ngoài ra còn gặp các loài thuộc họ Cúc (Asteraceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Hoà thảo (Poaceae), họ Gừng (Zingiberaceae),...với độ nhiều mức Sp. KẾT LUẬN Thảm thực vật phục hồi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) khá đa dạng về thành phần loài, thời gian phục hồi từ 6 – 10 năm có 262 loài, 189 chi của 87 họ, thuộc 3 ngành thực vật (Pteridophyta, Gymnospermae, Angiospermae). Họ giàu loài nhất (≥5 loài) có 16 họ gồm Lauraceae, Euphorbiaceae, Poaceae, Fagaceae, Rubiaceae, Melastomataceae, Fabaceae, Moraceae, Vitaceae, Rutaceae, Caesalpiniaceae, Apocynaceae, Arecaceae, Theaceae, Myrtaceae, Dipterocarpaceae (chiếm 18,4% tổng số họ) với 131 loài (chiếm 50% tổng số loài). Cấu trúc thảm thực vật phục hồi đơn giản gồm hai tầng. Rừng phục hồi sau khai thác có số loài biến động từ 125-142 loài, cây gỗ tái sinh biến động từ 62-74 loài, mật độ từ 10.596 – 15.947 cây/ha. Tầng cây cao số loài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hoàn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 89 - 96 96 từ 14-19 loài, mật độ từ 1725 – 2075 cây/ha, độ tàn che từ 40 – 80%. Tầng cây bụi có từ 28 – 33 loài, mật độ từ 3107 – 6040 cây/ha, độ che phủ giảm từ 30% xuống 10%. Rừng phục hồi sau nƣơng rãy số loài biến động từ 119- 127 loài, loài cây gỗ tái sinh từ 37 – 49 loài, mật độ từ 6960 – 9813 cây/ha. Tầng cây cao từ 11 – 15 loài, mật độ từ 558 – 1292 cây/ha, độ tàn che tăng dần từ 25 – 60%. Tầng cây bụi từ 39 – 40 loài, mật độ từ 3422 – 5769 cây/ha, độ che phủ giảm dần từ 40 xuống 20%. Các loài cỏ giảm dần khi rừng đƣợc phục hồi từ 27 loài xuống còn 16 loài, dây leo biến động trong khoảng từ 15 – 22 loài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Bộ NN & PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [4]. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, Nxb trẻ TP Hồ Chí Minh. [5]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2001), Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2010. SUMMARY CHARACTERISTICS OF SOME NATURAL FOREST REHABILITATION IN BAC GIANG PROVINCE Nguyen Van Hoan 1 , Le Ngoc Cong 2* , Bui Thi Dau 2 , Nguyen Thi Thu Hà 2 , Dinh Thi Phuong 2 1Department of Agriculture and Rural Development Bac Giang Province 2College of Education, Thai Nguyen University The species composition of the natural regenerative vegetation in Bac Giang province. Restored forests after 6 – 10 years there are 262 species, belonging to 189 genus of 87 families. The most species-rich families are Lauraceae, Euphorbiaceae, Poaceae, Fagaceae, Rubiaceae, Melastomataceae, Fabaceae, Moraceae, Vitaceae, Rutaceae, Caesalpiniaceae, Apocynaceae, Arecaceae, Theaceae, Myrtaceae, Dipterocarpaceae. These families occupying 50% total of species in vegetation. The structure of the regenerative vegetation is quite simple, comprise two layers. According to the regenerative time, the regenerative vegetation after clear cutting has the number of species from 125 to 142 species. After-exploitation forest offers the number of regenerative wood species from 62 to 74 species, the density of regenerative trees from 10596 to 15947 trees/ha. In wood tree layer, the species number from 14 to 19 species, the density of wood trees from 1725-2075 trees/ha, vegetation cover increases from 40% - 80%. In shrub layer, the species number from 28 - 33 species, the density from 3107 – 6040 trees/ha, Vegetation decreases from 30% to 10%. Restored forest after shifting cultivation area the number of species from 119 to 127 species, species of regenerative wood species from 37 - 49 species, the density of wood trees from 6960 – 9813 trees/ha. The layer of wood trees from 11 to 15 species, the density from 558 to 1292 trees/ ha, the cover of this layer increases from 25% - 60%. Shrub has the number of species from 39 to 40 species, the density from 3422 – 5769 trees/ha, the cover reduces from 40% to 20%. The density of regenerative trees from 5397 - 7031 trees/ha. Key words: Flora, natural regenetion, after shifting cultivation, after extraction, structure * Tel: 0915462404; Email: conglengockstn@yahoo.com.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_mot_so_kieu_tham_thuc_vat_phuc_hoi_tu_nhien_o_tinh.pdf
Tài liệu liên quan