Kết quả nghiên cứu cho thấy đất nông
nghiệp vùng Tây Bắc rất đa dạng và được chia
thành 10 Nhóm đất và 17 Đơn vị đất. Các
nhóm đất có diện tích lớn gồm Đất phù sa
42.299,95 ha (3,36%); Đất đỏ 78.296,88 ha
(6,22%); Đất xám 1.043.651,50 ha (82,95%);
Đất đen 37.402,24 ha (2,97%); Đất dốc tụ
46.028,07 ha (chiếm 3,66% DTĐT), các nhóm
đất còn lại diện tích không nhiều.
Đất vùng Tây Bắc có xu thế chua hơn,
hàm lượng các bon hữu cơ tổng số giảm, đặc
biệt là các loại đất vàng đỏ trên núi cao, đất đỏ
trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá sét (Alisols,
Ferralsols và Acrisols); hàm lượng lân dễ tiêu
có xu hướng thấp hơn, hàm lượng kali dễ tiêu
có xu hướng cao hơn, ngoại trừ các đất đỏ nâu
trên đá vôi và đất đỏ vàng trên magma axit
(Ferralsols và Acrisols); độ no bazơ trong đất
giảm đi một cách rõ rệt. Có thể thấy rằng đất
đang có xu thế thoái hóa về độ phì nhiêu.
12 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm đất đai và yếu tố hạn chế trong đất nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1031
ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI VÀ YẾU TỐ HẠN CHẾ TRONG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
Lương Đức Toàn1, Trần Minh Tiến1
1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
ĐT: 0904446926; email: ldtoan76@gmail.com
TÓM TẮT
Đất nông nghiệp vùng Tây Bắc có diện tích 1.258.197 ha được chia thành 10 nhóm đất, 17
Đơn vị đất, trong đó nhóm Đất xám có diện tích lớn nhất với 1.043.651,50 ha (chiếm 82,95% diện tích
điều tra). Diện tích đất phân bố ở địa hình từ dốc đến rất dốc chiếm khá nhiều (gần 45% diện tích điều
tra); đất có tầng dày dưới 75 cm chiếm trên 25%; trong đất tầng mặt có tỷ lệ đá lẫn cao, trong đó tỷ lệ
đất có đá lẫn trên 15% chiếm diện tích khá lớn (25% diện tích điều tra). Hầu hết các loại đất có thành
phần cơ giới trung bình; đất từ chua đến rất chua; hàm lượng mùn và đạm ở mức nghèo ngoại trừ
các nhóm đất phù sa, đất đỏ, đất đen, đất dốc tụ; lân tổng số ở mức thấp đến trung bình thấp; kali
tổng số và dễ tiêu cũng đều ở mức thấp đến trung bình thấp. Những hạn chế chính của tài nguyên đất
đai đối với sản xuất nông nghiệp đó là: địa hình dốc; đất chua, độ phì thấp, đá lẫn nhiều; tần suất xuất
hiện nhiệt độ thấp và sương muối khá dày ở vùng phía Tây, độ ẩm cao, nhiều sương mù ở vùng phía
Đông. Để sử dụng hiệu quả tài nguyên đất trên cần có các biện pháp vừa khai thác vừa bảo vệ đất
trong đó ưu tiên phục hồi các loại đất bị thoái hóa; sử dụng đất kết hợp thâm canh, cải tạo đất.
Từ khóa: đất nông nghiệp, yếu tố hạn chế, sử dụng hiệu quả, vùng Tây Bắc.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây
của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên
giới với Lào và Trung Quốc. Vùng Tây Bắc
trong phạm vi nghiên cứu bao gồm sáu tỉnh:
Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn
La và Hòa Bình; nằm trong tọa độ địa lý từ
20O39’ đến 22O49’ vĩ độ Bắc và 102O10’ đến
105O49’ kinh độ Đông. Toàn vùng có diện tích
50.728 km2, chiếm 15% tổng diện tích phần
đất liền của nước ta; nhưng dân số chỉ chiếm
4,8% tổng dân số cả nước với mật độ dân số
chỉ bằng 31% so với cả nước (Niên giám thống
kê 2014).
Vùng Tây Bắc có diện tích đất sản xuất
nông nghiệp không nhiều, đồng thời do địa
hình bị chia cắt mạnh, tình trạng thoái hóa, xói
mòn đất diễn ra mạnh, mùa khô kéo dài, tần
xuất xuất hiện sương muối thất thường, hệ
thống thủy lợi kém là những yếu tố hạn chế
cho sản xuất nông nghiệp của vùng. Trình độ
thâm canh của người dân chưa cao, các sản
phẩm nông lâm nghiệp còn đơn điệu, chủ yếu
nguyên liệu thô. Do vậy, để góp phần phát triển
nông nghiệp Tây Bắc các nghiên cứu sau đã
được tiến hành: (i) Đánh giá thực trạng đất sản
xuất nông nghiệp (ii) Yếu tố hạn chế của đất
đến sản xuất nông nghiệp và (iii) Đề xuất
những tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp cho
sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững và
bảo vệ môi trường
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố hạn
chế của đất trong sản xuất nông nghiệp của các
tỉnh vùng Tây Bắc.
- Phạm vi nghiên cứu: Các vùng đất sản
xuất nông nghiệp của các tỉnh Yên Bái, Lào
Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011-
2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu
thứ cấp được thu thập có chọn lọc từ các cơ
quan nghiên cứu, đơn vị liên quan cấp tỉnh và
huyện, bao gồm: báo cáo, số liệu, bản đồ về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các tài liệu,
số liệu về đất đai, khí hậu, vùng nghiên cứu.
Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý
các tài liệu, số liệu có liên quan.
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất:
Số lượng và mật độ phẫu diện cần lấy
tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
9487:2012). Số lượng phẫu diện là 3.500, trong
đó có 350 phẫu diện chính có phân tích. Các
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1032
chỉ tiêu liên quan trong đất được phân tích theo
Tiêu chuẩn Việt Nam và tài liệu hướng dẫn của
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.
- Phương pháp xử lý số liệu đánh giá
chất lượng đất
Đánh giá chất lượng đất được dựa vào
Hướng dẫn của FAO để tính bình quân hàm
lượng các chỉ tiêu lý, hóa học ở khoảng độ sâu
0 – 50 cm.
- Xác định khả năng thích hợp và hạn
chế của đất đai đến cây trồng
Thực hiện theo quy trình đánh giá đất đai
của FAO: Trên cơ sở chất lượng đất đai, đối
chiếu so sánh với yêu cầu sử dụng của cây trồng
để xác định khả năng thích hợp và không thích
hợp. Những vùng đất ít thích hợp hoặc không
thích hợp sẽ xác định những yếu tố hạn chế
chính đến năng suất cây trồng.
- Phương pháp xây dựng các giải pháp
khoa học công nghệ
Các giải pháp khoa học công nghệ được
xây dựng trên cơ sở tính chất đất đai và yêu
cầu của từng cây trồng chính, tổng hợp, đúc kết
từ những kết quả nghiên cứu về sử dụng đất
bền vững tại vùng trong những nghiên cứu
trước đây.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1. Đặc thù về quá trình hình thành các loại
đất chính vùng Tây Bắc
Đất tại Tây Bắc được chia thành 3 kiểu
hình thành chính:
- Kiểu 1: Gồm nhóm đất Leptosols,
Nitisols, Ferrasols, Alisols, Acrisols; đây là
những loại đất hình thành tại chỗ trên nhiều
dạng địa hình khác nhau từ dạng đồi thấp đến
địa hình núi cao, thường chịu tác động mạnh
mẽ của quá trình rửa trôi bề mặt. Mẫu chất khá
đa dạng, tuy nhiên có một vài nhóm đất có mẫu
chất đặc trưng như là nhóm đất nâu tím
(Nitisols) phát triển trên các loại mẫu chất
phiến thạch sét; đất đỏ (Ferralsols) hình thành
do sự phong hóa của các loại đá mẹ macma
bazơ, trung tính hoặc đá vôi trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới ẩm, thường xuất hiện trên các
dạng địa hình đồi núi thấp và có độ dốc thoải
và độ cao xuất hiện thường dưới 800 m (độ cao
tương đối); Đất Mùn trên núi cao (Alisols) hình
thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, nhiệt độ
nhỏ hơn 150C trên các loại mẫu chất axít (hoặc
nghèo kiềm) như: Granít, gơnai, đá cát, đá
vôi... trên các đỉnh núi cao.
- Kiểu 2: Calcisols, Luvisols, Regosols;
là những nhóm đất hình thành do quá trình tích
lũy sản phẩm dốc tụ. Nhóm đất tích vôi
(Calcisols) và đất đen (Luvisols) được hình
thành từ các sản phẩm dốc tụ các loại đá mẹ
giàu kiềm, đặc biệt là đá vôi, tại các nơi có địa
hình thấp, dưới chân các sườn dốc hoặc hình
thành ngay tại các sườn dốc thoải, độ dốc từ 0
– 8O. Nhóm đất Dốc tụ (Regosols): được hình
thành do những sản phẩm xói mòn từ đồi núi
đổ xuống theo dòng chảy được tích tụ lại; phân
bố tại các thung lũng, vùng ven chân đồi hoặc
lưng sườn đồi núi thoải.
- Kiểu 3: Fluvisols và Gleysols là những
nhóm đất hình thành trên trầm tích phù sa.
Nhóm đất phù sa (Fluvisols) hình thành do sự
bồi đắp phù sa của các con sông, suối lớn chảy
qua địa bàn vùng như: sông Hồng, sông Mã...
Phân bố thành các vùng dọc theo các con sông.
Nhóm đất Glây (Gleysols) là loại đất hình
thành trên trầm tích phù sa, ít được bồi đắp phù
sa trong thời gian dài, thường phân bố ở những
nơi có địa hình thấp, bị đọng nước thường
xuyên, có mực nước ngầm nông tạo ra trạng
thái yếm khí thường xuyên trong đất làm cho
các hợp chất sắt, mangan... bị quá trình khử
hòa tan trong nước, di chuyển và tụ lại ở những
tầng nhất định tạo thành tầng glây, có mầu xám
xanh đặc trưng.
Nhóm đất xám (Acrisols) chiếm diện tích
lớn nhất (82,95% diện tích điều tra toàn vùng)
và phân bố ở tất cả các tỉnh. Lai Châu, Lào Cai
và Sơn La vẫn còn diện tích đất sản xuất nông
nghiệp trên loại đất tầng mỏng (Leptosols),
chịu ảnh hưởng của xói mòn. Lào Cai là tỉnh
có trên 6.700 ha loại đất này, thể hiện việc
thiếu đất canh tác nông nghiệp phù hợp nên
người dân phải sử dụng những loại đất có
nhiều yếu tố hạn chế. Yên Bái là tỉnh có sự đa
dạng về loại đất nhiều nhất so với các tỉnh
khác, với sự xuất hiện của nhóm đất glây và đất
tích vôi. Sơn La là tỉnh có nhiều tiềm năng phát
triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả do
có diện tích đất đỏ (Ferralsols) khá lớn, với gần
40.000 ha.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1033
Bảng 1. Bảng phân loại đất và diện tích các loại đất nông nghiệp vùng Tây Bắc (ha)
Ký hiệu
TÊN ĐẤT THEO FAO-
UNESCO-WRB
TÊN ĐẤT VIỆT NAM Điện Biên Hòa Bình Lai Châu Lào Cai Sơn La Yên Bái Toàn vùng
%
DTĐT
%
DTTN
LP LEPTOSOLS ĐẤT TẦNG MỎNG - - 573,15 6.713,05 637,84 - 7.924,04 0,63 0,16
Lpha Haplic Leptosols Đất tầng mỏng điển hình - - 573,15 6.713,05 637,84 - 7.924,04 0,63 0,16
FL FLUVISOLS ĐẤT PHÙ SA 9.293,81 10.182,69 2.425,68 5.903,35 4.972,72 9.500,59 42.278,84 3,36 0,83
FLgl Gleyic Fluvisols Đất phù sa glây 1.207,84 861,10 - - - 588,57 2.657,51 0,21 0,05
FLst Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước 1.819,18 2.537,20 - 2.101,96 2.355,86 3.968,10 12.782,30 1,02 0,25
Flha Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình 6.266,79 6.784,39 2.425,68 3.801,39 2.616,86 4.943,92 26.839,03 2,13 0,53
GL GLEYSOLS ĐẤT GLÂY - - - - - 297,03 297,03 0,02 0,01
Glha Haplic Gleysols Đất glây điển hình - - - - - 297,03 297,03 0,02 0,01
NT NITISOLS ĐẤT NÂU TÍM - - 595,70 - - 595,98 1.191,68 0,09 0,02
Ntha Haplic Nitisols Đất nâu tím điển hình - - 595,70 - - 595,98 1.191,68 0,09 0,02
FR FERRASOLS ĐẤT ĐỎ 16.916,27 3.507,50 11.453,69 3.057,70 39.286,51 4.075,18 78.296,85 6,22 1,54
Frha Haplic Ferralsols Đất đỏ điển hình 16.916,27 3.507,50 11.453,69 3.057,70 39.286,51 4.075,18 78.296,85 6,22 1,54
AL ALISOLS ĐẤT MÙN TRÊN NÚI CAO - - 285,75 - 465,17 - 750,92 0,06 0,01
Alha Haplic Alisols Đất mùn trên núi cao điển hình - - 285,75 - 465,17 - 750,92 0,06 0,01
1033
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1034
CL CALCISOLS ĐẤT TÍCH VÔI - - - - - 354,85 354,85 0,03 0,01
Clha Haplic Calcisols Đất tích vôi điển hình - - - - - 354,85 354,85 0,03 0,01
AC ACRISOLS ĐẤT XÁM 210.582,08 41.217,97 130.772,27 208.678,30 262.072,85 190.394,70 1.043.718,17 82,95 20,58
Acvt Vetic Acrisols Đất xám nghèo bazơ 5.572,34 694,42 7.880,25 48.802,11 9.700,29 49.126,75 121.776,16 9,68 2,40
Acgl Gleyic Acrisols Đất xám glây - - - - - 331,25 331,25 0,03 0,01
Acst Stagnic Acrisols Đất xám đọng nước 4.422,16 14.611,32 21.999,57 10.161,23 3.069,23 18.166,32 72.429,83 5,76 1,43
Acha Haplic Acrisols Đất xám điển hình 200.587,58 25.912,23 100.892,45 149.714,96 249.303,33 122.770,38 849.180,93 67,49 16,74
LV LUVISOLS ĐẤT ĐEN 3.683,83 9.448,86 11.824,89 - 11.030,76 1.413,90 37.402,24 2,97 0,74
LVst Stagnic Luvisols Đất đen đọng nước - 3.186,65 - - - 1.413,90 4.600,55 0,37 0,09
Lvha Haplic Luvisols Đất đen điển hình 3.683,83 6.262,21 11.824,89 - 11.030,76 - 32.801,69 2,61 0,65
RG REGOSOLS ĐẤT DỐC TỤ 6.685,51 16.057,85 2.662,45 5.674,81 1.534,15 13.367,77 45.982,54 3,65 0,91
RGst Stagnic Regosols Đất dốc tụ đọng nước - 12.443,08 1.238,31 2.832,62 1.335,35 236,37 18.085,73 1,44 0,36
Rgha Haplic Regosols Đất dốc tụ điển hình 6.685,51 3.614,77 1.424,14 2.842,19 198,80 13.131,40 27.896,81 2,22 0,55
Tổng diện tích điều tra (DTĐT): 247.161,50 80.414,87 160.593,58 230.027,21 320.000,00 220.000,00 1.258.197,2 100,00 24,81
Tổng diện tích không điều tra: 709.128,87 383.457,10 746.285,20 408.362,38 1.097.444,00 468.627,64 3.813.305,2 75,19
Tổng diện tích tự nhiên (DTTN): 956.290,37 463.871,97 906.878,78 638.389,59 1.417.444,00 688.627,64 5.071.502,4 100,0
1034
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1035
3.2. Một số đặc điểm chung về tài nguyên
đất nông nghiệp vùng Tây Bắc
3.2.1. Phân bố theo độ dốc
Phân tích, xử lý bản đồ địa hình và bản
đồ đất của vùng Tây Bắc cho thấy có trên 55%
diện tích điều tra (DTĐT) phân bố ở địa hình
từ bằng phẳng đến hơi dốc. Ở địa hình dốc đến
rất dốc (độ dốc lớn hơn 15O), diện tích đất
nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ lớn (gần 45%
DTĐT) (Bảng 2). Đây là những vùng cần đặc
biệt quan tâm, và phải có biện pháp canh tác
phù hợp vì nguy cơ xói mòn rất lớn.
Bảng 2. Đất nông nghiệp phân theo cấp độ dốc (ha)
Tỉnh Bằng phẳng(0-3O)
Lượn sóng
(3-8O)
Hơi dốc
(8-15O)
Dốc
(15-20O)
Khá dốc
(20-25O)
Rất dốc
(>25O) Tổng
Yên Bái 46.779,0 16.019,6 72.656,6 30.888,3 32.500,3 21.156,1 220.000,0
Lào Cai 6.191,1 46.804,7 62.741,1 57.284,1 43.564,1 13.442,2 230.027,2
Lai Châu 30.255,3 9.793,0 42.480,8 29.732,6 29.558,3 18.773,7 160.593,6
Điện Biên 27.747,9 16.258,5 59.173,7 79.611,4 45.048,1 19.321,9 247.161,5
Sơn La 22.276,4 52.127,8 111.212,8 85.360,4 32.194,5 16.828,1 320.000,0
Hòa Bình 55.817,4 12.694,4 7.743,9 3.596,0 527,6 35,6 80.414,9
Tổng cộng 189.067,1 153.698,1 356.008,9 286.472,9 183.392,8 89.557,4 1.258.197,2
Tỷ lệ (%) 15,03 12,22 28,30 22,77 14,58 7,12 100,0
3.2.2. Độ dày tầng đất mịn
Độ dầy tầng đất liên quan đến khả năng
phát triển của bộ rễ cây trồng, từ đó ảnh hưởng
tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây,
đặc biệt là đối với cây ăn quả và cây lâu năm
khác. Độ dày tầng đất mịn được phân cấp và
thể hiện trong Bảng 3. Nhìn chung phần lớn đất
điều tra tại các tỉnh vùng Tây Bắc có độ dày
tầng đất từ trung bình (50-75 cm) đến rất dày
(> 100 cm). Đất có tầng dày đến rất dày chiếm
tới trên 72% DTĐT và đất có tầng dày trung
bình có gần 27% DTĐT. Chỉ có một số rất ít
diện tích điều tra tại các tỉnh Lào Cai, Sơn La
và Lai Châu có tầng đất mỏng đến rất mỏng và
diện tích này thường phân bố trên địa hình núi
cao, dốc nên gặp nhiều hạn chế trong sản xuất
nông nghiệp.
Bảng 3. Phân cấp đất theo độ dày tầng đất mịn (ha)
Đơn vị
Rất dày
(> 100 cm)
Dày
(75-100 cm)
Trung bình
(50-75 cm)
Mỏng
(30-50 cm)
Rất mỏng
(< 30 cm)
Tổng
Yên Bái 167.754,2 7.877,3 44.368,4 - - 220.000,0
Lào Cai 8.961,1 82.508,4 131.844,7 6.713,1 - 230.027,2
Lai Châu 136.454,6 178,2 23.693,0 - 267,8 160.593,6
Điện Biên 37.392,1 162.174,8 47.594,6 - - 247.161,5
Sơn La 108.642,9 145.182,5 65.748,6 426,0 - 320.000,0
Hòa Bình 17.769,2 41.098,8 21.546,8 - - 80.414,9
Tổng cộng 476.974,1 439.020,1 334.796,2 7.139,0 267,8 1.258.197,2
Tỷ lệ (%) 37,91 34,89 26,61 0,57 0,02 100,00
3.2.3. Thành phần cơ giới (TPCG)
Đất nông nghiệp của vùng chủ yếu có
thành phần cơ giới trung bình, chiếm 78,5%;
đất có thành phần cơ giới nặng và nhẹ có diện
tích không nhiều, chiếm 21,5% (Bảng 4). Đây
cũng có thể là một trong những đặc điểm thuận
lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
trồng cũng như cho sản xuất nông nghiệp.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1036
Bảng 4. Phân cấp đất theo thành phần cơ giới (ha)
Đơn vị TPCG nặng TPCG trung bình TPCG nhẹ Tổng
Yên Bái 4.671,2 211.165,5 4.163,3 220.000,0
Lào Cai 2.192,3 212.203,8 15.631,1 230.027,2
Lai Châu 24.812,8 133.892,7 1.888,1 160.593,6
Điện Biên 77.332,1 169.829,4 - 247.161,5
Sơn La 109.841,5 210.158,5 - 320.000,0
Hòa Bình 22.197,8 50.366,5 7.850,6 80.414,9
Tổng cộng 241.047,7 987.616,4 29.533,1 1.258.197,2
Tỷ lệ (%) 19,16 78,49 2,35 100,0
Số liệu bảng 4 cho thấy có sự phân dị
khá rõ về thành phần cơ giới. Tỷ lệ diện tích
của các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ so
với các loại đất có thành phần cơ giới trung
bình của Lào Cai và Yên Bái là khá khác biệt
so với các tỉnh còn lại; điều này được giải thích
qua việc hình thành đất trên các nền địa chất
khác nhau. Đất ở vùng Lào Cai và Yên Bái
phát triển trên nền địa chất chủ yếu là đá biến
chất và siêu biến chất với tỷ lệ thạch anh, mica
khá cao so với các loại đất của các tỉnh khác
chủ yếu phát triển trên đá vôi và đặc biệt là trên
các magma phun trào tại Sơn La và phiến sét
tại Hòa Bình (Phan Cự Tiến & nnk, 1977).
Từ kết quả phân tích đất, thành phần cấp
hạt (%) trung bình của các loại đất nông nghiệp
vùng Tây Bắc được thể hiện tại Biểu đồ 1. Như
sau:
Biểu đồ 1. Thành phần cấp hạt của các loại đất vùng Tây Bắc
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần
cấp hạt của đất tầng mặt hầu hết các loại đất
trong vùng có xu thế giảm cấp hạt thịt, tăng cấp
hạt cát và sét; cụ thể như sau: cấp hạt sét biến
động từ 20-50% và trung bình là 30%; cấp hạt
thịt biến động từ 17-30 và trung bình là 25%;
cấp hạt cát biến động từ 25-60% và trung bình
là 45%.
Như vậy, có thể thấy rằng quá trình canh
tác trên đất dốc tại vùng Tây Bắc diễn ra liên
tục nhưng không có các biện pháp bảo vệ đã
gây ra hiện tượng rửa trôi đất bề mặt trên diện
rộng.
3.2.4. Mức độ đá lẫn (Gv)
Mức độ đá lẫn có ảnh hưởng đến khả
năng làm đất và sự phát triển của bộ rễ cây
trồng. Gần một nửa diện tích đất điều tra tại
vùng Tây Bắc có mức độ đá lẫn ở mức trung
bình (Bảng 5), riêng Điện Biên là tỉnh có diện
tích đất không có đá lẫn lớn nhất. Diện tích các
loại đất có mức độ đá lẫn nhiều đến rất nhiều (tỷ
lệ đá lẫn > 15%) chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1037
28,1% diện tích điều tra và 7% diện tích tự
nhiên (DTTN). Đây chính là một hạn chế lớn,
khó khắc phục trong canh tác nông nghiệp.
Bảng 5. Phân cấp đất theo mức độ đá lẫn (ha)
Tỉnh Không có (0%)
Ít
(0 - 5%)
Trung bình
(5 - 15%)
Nhiều
(15 - 40%)
Rất nhiều
(> 40) Tổng
Yên Bái 14.204,1 37.796,6 116.190,8 23.171,5 28.637,1 220.000,0
Lào Cai 8.961,1 7.107,3 73.319,3 44.404,4 96.235,2 230.027,2
Lai Châu 14.475,1 1.667,7 108.731,9 35.145,7 573,2 160.593,6
Điện Biên 146.683,9 5.702,2 52.627,0 126,1 42.022,3 247.161,5
Sơn La 43.322,5 66.440,9 155.297,3 13.665,7 41.273,6 320.000,0
Hòa Bình 15.767,0 2.002,2 34.581,4 19.788,0 8.276,3 80.414,9
Tổng cộng 243.413,6 120.716,9 540.747,7 136.301,4 217.017,6 1.258.197,2
Tỷ lệ (%) 19,35 9,59 42,98 10,83 17,25 100,0
3.2.5. Độ chua của đất (pH)
Bảng 6 cho thấy đất nông nghiệp vùng
Tây Bắc hầu hết có phản ứng từ chua đến rất
chua. Diện tích đất rất chua chiếm đến 61,63%
diện tích điều tra, trong khi đó đất ít chua chỉ
chiếm 2,51% diện tích điều tra.
Bảng 6. Độ chua của đất nông nghiệp vùng Tây Bắc
TT Đánh giá pHKCL* Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Rất chua <4,0 775.393,7 61,63
2 Chua 4,0 - 5,0 451.266,6 35,87
3 Ít chua >5,0 - 6,0 31.537,0 2,51
4 Trung tính >6,0 - 7,0 0,0 -
5 Kiềm yếu và kiềm >7,0 0,0 -
Tổng cộng 1.258.197,2 100
(*Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Phương pháp pH-met)
3.2.6. Hàm lượng chất hữu cơ (OM%)
Bảng 7. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất
TT Mức độ phân cấp đánh giá Phân cấp OM (%)*
Diện tích Tỷ lệ
(ha) (%)
1 Rất nghèo hữu cơ < 1 0,0 -
2 Nghèo hữu cơ 1,0 - 2,0 383.676,2 30,49
3 Hữu cơ trung bình 2,0 – 4,0 857.693,8 68,17
4 Giàu hữu cơ 4,0 – 8,0 16.076,2 1,28
5 Rất giàu hữu cơ >8 751,0 0,06
Tổng cộng 1.258.197,2 100,00
*Theo Hội Khoa học đất Việt Nam, phương pháp Tiurin và Walkley Black
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1038
Kết quả nghiên cứu cho thấy tằng mặt
đất vùng Tây Bắc có hàm lượng hữu cơ ở mức
trung bình đến nghèo, một phần diện tích rất
nhỏ có hàm lượng hữu cơ ở mức giàu.
3.2.7. Khả năng tưới
Vùng Tây Bắc là đầu nguồn của các con
sông lớn chảy vào Việt Nam như sông Đà,
sông Hồng và thượng nguồn của sông Mã cũng
ở trên vùng đất Tây Bắc. Tuy vậy do địa hình
chia cắt nên diện tích đất có tưới chủ động
chiếm 19,5%. Căn cứ vào thực tế hiện trạng
nguồn nước, chế độ tưới được chia làm 2 cấp
như Bảng 8.
Bảng 8. Phân cấp theo khả năng tưới (ha)
Tỉnh Tưới chủ động Tưới nhờ nước trời Tổng
Yên Bái 67.991,4 152.008,6 220.000,0
Lào Cai 31.293,6 198.733,6 230.027,2
Lai Châu 58.604,8 101.988,8 160.593,6
Điện Biên 21.076,4 226.085,1 247.161,5
Sơn La 13.074,1 306.925,9 320.000,0
Hòa Bình 53.258,3 27.156,6 80.414,9
Tổng cộng 245.298,5 1.012.898,6 1.258.197,2
Tỷ lệ (%) 19,50 80,50 100,00
3.3. Yếu tố hạn chế của đất đai đối với cây
trồng
Yếu tố hạn chế đối với cây trồng trong
đất có thể được hiểu ở hai khía cạnh: (1) hạn
chế thiếu hụt, (2) hạn chế thừa. Hạn chế thiếu
hụt sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển đối với cây trồng, hạn chế
thừa sẽ gây ngộ độc cho cây dẫn đến cây trồng
bị chết hoặc dẫn đến mất năng suất hoặc phẩm
chất nông sản.
Theo quan điểm của FAO [7] có thể
phân thành các cấp hạn chế đối với cây trồng
như sau:
Bảng 9. Phân cấp mức độ hạn chế của đất đai đối với cây trồng
TT Phân cấp hạn chế Mô tả
1 Không hạn chế Thích hợp ở mức S1, đất đai không thể hiện yếu tố hạn chế hoặc
ở mức nhẹ, rất dễ khắc phục.
1 Hạn chế trung bình Thích hợp ở mức S2, có một số yếu tố hạn chế ở mức độ trung
bình có thể khắc phục.
2 Hạn chế nghiêm trọng Thích hợp ở mức S3, có nhiều yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố
hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục.
3 Hạn chế rất nghiêm trọng Không thích hợp cả N1, N2 có nhiều yếu tố hạn chế khó khắc
phục hoặc không thể khắc phục.
Kết quả đánh giá khả năng thích hợp và
hạn chế của đất nông nghiệp cho một số cây
trồng chính vùng Tây Bắc được thể hiện ở
bảng 10.
Qua Bảng 10 cho thấy, một tỉ lệ rất lớn
tài nguyên đất nông nghiệp vùng Tây Bắc có
các yếu tố hạn chế rất nghiêm trọng với các cây
trồng như lúa, mía, cao su, cà phê, chè. Đối với
các cây trồng trên, yếu tố hạn chế lớn nhất là
độ dốc và khả năng tưới. Đối với cây cao su và
cà phê, ngoài yếu tố hạn chế về đất, địa hình
còn chịu ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp
và sương muối.
1038
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1039
Bảng 10. Tổng hợp mức độ hạn chế của đất đai đối với một số cây trồng
TT Cây trồng
Mức độ độ hạn chế Tổng cộng
(ha) Không hạn
chế
Hạn chế trung
bình
Hạn chế nghiêm
trọng
Hạn chế rất
nghiêm trọng
1 Lúa 68.650,7 255.591,2 361.821,8 572.133,5 1.258.197,2
2 Ngô 174.415,2 578.505,2 392.233,7 113.043,1 1.258.197,2
3 Sắn 163.714,0 632.037,8 347.144,5 115.300,9 1.258.197,2
4 Mía 59.995,1 246.709,8 306.735,5 644.756,8 1.258.197,2
5 Chè 277.417,5 506.758,5 368.481,6 105.539,6 1.258.197,2
6 Cà phê chè 34.316,8 125.495,2 582.774,8 515.610,4 1.258.197,2
7 Cao su 68.150,4 215.713,0 342.892,6 631.441,2 1.258.197,2
8 Đào 76.122,4 281.211,8 635.392,7 265.470,3 1.258.197,2
9 Mận 60.157,5 352.264,0 720.119,0 125.656,7 1.258.197,2
10 Xoài 101.527,7 459.759,8 579.835,2 117.074,5 1.258.197,2
11 Nhãn 43.612,7 263.764,8 810.078,1 140.741,6 1.258.197,2
12 Cam 130.028,0 171.824,9 764.819,9 191.524,4 1.258.197,2
3.4. Những yếu tố hạn chế chính trong việc
nâng cao hiệu quả sử dụng đất
3.4.1. Yếu tố hạn chế của đất
- Độ dốc: Trong tổng số diện tích điều
tra có hơn 40% diện tích phân bố ở độ dốc >
15O, trong đó diện tích >25O chiếm khoảng 7%
diện tích điều tra. Những vùng đất dốc này hiện
nay chủ yếu là canh tác nông nghiệp với độ che
phủ thấp. Ảnh hưởng của xói mòn, rửa trôi từ
cách canh tác nương rẫy “mở” không có thời
gian bỏ hóa trên các sườn dốc theo truyền
thống canh tác lạc hậu, chọc lỗ bỏ hạt, không
bón phân hoặc rất ít sử dụng phân bón đã là
những nguyên nhân làm cho đất đồi núi ngày
càng nghèo kiệt về dinh dưỡng.
- Độ dày tầng đất: Trong tổng quỹ đất
điều tra có đến 27% diện tích đất có độ dày
tầng đất < 75 cm, hạn chế đến hầu hết các cây,
trong đó những vùng núi cao thuộc Phong Thổ,
Than Uyên (Lai Châu), vùng núi Mường Tè,
Đa si Lung phần nhiều có độ dày dưới 50 cm,
các loại đất phát triển trên đá mắc ma axit, đá
cát thường có tầng đất mỏng, ít phù hợp với
canh tác nông nghiệp.
- Mức độ đá lẫn: Tầng đất canh tác của
các tỉnh trong vùng có tỷ lệ đá lẫn rất lớn, có
đến 43% diện tích điều tra có tỉ lệ đá lẫn từ 5-
15%, và có đến 17% diện tích có đá lẫn > 40%.
Tỷ lệ đá lẫn cao là một hạn chế khó khắc phục.
- Độ chua của đất (pH): Kết quả phân
tích cho thấy, có tới trên 80% mẫu đất phân
tích có pHKCl < 4,5 tương đương với hơn
700.000 ha điều tra. Diện tích đất chua vừa
(pHKCl: 4,5 - 5,0) có khoảng 200.000 ha, chiếm
khoảng 15% diện tích điều tra, diện tích đất
này khá thích hợp đối một số loại cây ưa chua:
Chè, dứa, cao su.
- Yếu tố dinh dưỡng hạn chế: Hầu hết
các loại đất có hàm lượng hữu cơ và đạm ở
mức trung bình đến nghèo, ngoại trừ các nhóm
đất phù sa, đất đỏ, đất đen, đất dốc tụ. Hàm
lượng lân dễ tiêu dao động ở mức thấp tới trung
bình thấp và hàm lượng lân tổng số ở mức trung
bình. Hàm lượng kali trong đất đều ở mức thấp
đến trung bình thấp. Do vậy, việc bón bổ sung
dinh dưỡng cho đất là một biện pháp khắc phục
các yếu tố hạn chế trên.
3.4.2. Các yếu tố hạn chế khác
- Điều kiện tưới: Trong tổng diện tích
điều tra chỉ có khoảng 20% diện tích là có thể
chủ động được nước tưới, phần còn lại phụ
thuộc vào nước trời, những năm khô hạn kéo
dài là những năm mất mùa hàng loạt đối với
các loại cây trồng trong vùng.
Nhiệt độ thấp và sương muối: Kết quả
nghiên cứu của Viện Khoa học khí tượng Thủy
văn và Môi trường cho thấy: Từ năm 1961 đến
nay, có 16/21 trạm khí tượng ở vùng Tây Bắc
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1040
ghi nhận đã từng quan trắc thấy sương muối
(chiếm 76%). Những khu vực có độ cao từ
600 m đến 1.000 m đều xuất hiện sương muối
với tần suất từ 17% đến 46%. Ở độ cao trên
1.500 m thì hầu hết các năm đều xuất hiện
sương muối. Sương muối xuất hiện trong các
tháng mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau). Điều kiện để sương muối hình thành là
nhiệt độ tối thấp < 70C, ẩm độ không khí từ 75-
95%, tốc độ gió nhỏ hơn 2 m/s (Nguyễn Hồng
Sơn và cs, 2012). Sương muối và nhiệt độ thấp
là 2 yếu tố hạn chế lớn đối với đời sống cây cà
phê và cây cao su trong vùng.
- Lượng mưa: Trong vùng Tây Bắc có
thể phân thành 3 tiểu vùng khác nhau theo
lượng mưa: vùng có lượng mưa cao (> 2.000m)
chiếm khoảng 15%; vùng có lượng mưa trung
bình (1.500-2.000 mm) chiếm khoảng 50% (và
vùng có lượng mưa thấp (<1.500 mm) chiếm
35%. Lượng mưa phân bố không đều, tập trung
vào mùa hè, chiếm gần 80%, mưa lớn nhất vào
các tháng 6, 7, 8 dễ gây lũ quét và sạt lở đất.
Mùa khô hạn thường kéo dài từ tháng 12 năm
trước đến tháng 3 năm sau, thậm chí có năm
quan sát khô hạn kéo dài đến tháng năm (năm
2010) và có tháng không có ngày mưa nào
(tháng 1, 2006).
3.5. Đề xuất một số giải pháp trong sử dụng
đất nông nghiệp có hiệu quả
3.5.1. Giải pháp chung về sử dụng đất
Phải có quy hoạch sử dụng đất ngắn,
trung và dài hạn. Căn cứ và các định hướng
chiến lược của từng địa phương và các kết quả
nghiên cứu khoa học nhằm đề ra các chiến lược
sử dụng đất hợp lý cho từng cây trồng hoặc cơ
cấu cây trồng, đồng thời đưa các giống cây
trồng mới có hiệu quả cao vào sản xuất.
Cần chú trọng đến việc cung cấp đầy đủ
nguồn dinh dưỡng cho cây thông qua bón phân
cân đối, nhất là tăng cường phân hữu cơ, kết
hợp hài hòa giữa phân hữu cơ, vô cơ và vôi, lân
nhằm cải thiện dung tích hấp thu và các chỉ
tiêu độ phì nhiêu khác.
Thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp cải
tạo và bảo vệ đất như trồng cây theo đường
đồng mức, tăng độ che phủ và xen canh cây có
tác dụng cải tạo đất
Kết quản nghiên cứu về chất lượng đất
vùng Tây Bắc so sánh với kết quả nghiên cứu
trước đây (Nguyễn Tử Siêm & Thái Phiên,
1999) có thể thấy rằng; đất có xu thế chua hơn,
hàm lượng các bon hữu cơ tổng số giảm, đặc
biệt là các loại đất vàng đỏ trên núi cao, đất đỏ
trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá sét ; hàm lượng
lân dễ tiêu và đặc biệt là giảm độ no bazơ trong
đất giảm đi một cách rõ rệt.
3.5.2. Giải pháp sử dụng hợp lý các loại đất
Trong 10 nhóm đất tại vùng Tây Bắc, các
nhóm đất sau đây có ý nghĩa với sản xuất nông
nghiệp.
- Đất phù sa, đất glây, đất dốc tụ: Là
những nhóm đất có ý nghĩa lớn với sản xuất nông
nghiệp (lúa, màu, cây ngắn ngày khác), nếu chủ
động nước tưới sẽ rất hiệu quả, có thể canh tác 2
vụ lúa, hoặc 2-3 vụ cây ngắn ngày khác.
- Nhóm đất xám (Acrisols - AC): Là loại
đất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quỹ đất nông
nghiệp, phân bố trên nhiều dạng địa hình, và được
sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau,
nhưng có nhiều yếu tố hạn chế cần khắc phục.
+ Đối với loại địa hình thấp, lượn sóng
có độ dốc từ 3 – 80, cần tận dụng tối đa tàn dư
cây trồng sau thu hoạch (thân lá ngô, mía, đậu
đỏ) làm phân xanh tại chỗ tăng hàm lượng hữu
cơ cải tạo độ phì nhiêu đất. Bón đầy đủ và cân
đối các loại phân hữu cơ và vô cơ cho cây
trồng cũng là phương thức duy trì và cải thiện
độ phì nhiêu đất một cách bền vững.
+ Đối với các vùng có độ dốc từ 8 – 250,
thì ngoài các biện pháp với đất có độ dốc thấp,
cần áp dụng các biện pháp hạn chế xói mòn đất
như làm đất theo đường đồng mức, để tạo bậc
thang dần. Đối với các vùng núi dốc nên canh
tác theo các mô hình nông-lâm kết hợp.
+ Đối với các vùng có độ dốc lớn, trên
25O chủ yếu chỉ nên phát triển kinh tế vườn
rừng, trồng rừng hoặc khoanh nuôi rừng để bảo
vệ đất.
- Nhóm đất đỏ, đất đen, đất nâu tím: Đây
là loại đất tốt phù hợp với cây công nghiệp
ngắn và dài ngày, cây ăn quả và cây công
nghiệp như cà phê, chè, cao su, nhãn, mận...
Cần có giải pháp đảm bảo được độ che phủ đất
lớn nhất vào mùa mưa để hạn chế xói mòn như
trồng băng cốt khí, chè, dứa. Dùng tàn dư cây
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1041
trồng sau thu hoạch (thân lá ngô, mía, đậu...)
làm phân xanh tại chỗ tăng hàm lượng mùn, độ
xốp, cải tạo độ phì nhiêu đất. Bón đủ và cân đối
các loại phân hữu cơ và vô cơ cho cây trồng
theo quy trình canh tác để đảm bảo năng suất
cây trồng, duy trì và cải thiện độ phì nhiêu đất
một cách bền vững.
Những nhóm đất còn lại chiếm tỷ lệ ít
và phân bố trên địa hình cao và dốc, chủ yếu
sử dụng cho trồng cỏ chăn nuôi hoặc khoanh
nuôi bảo vệ rừng.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy đất nông
nghiệp vùng Tây Bắc rất đa dạng và được chia
thành 10 Nhóm đất và 17 Đơn vị đất. Các
nhóm đất có diện tích lớn gồm Đất phù sa
42.299,95 ha (3,36%); Đất đỏ 78.296,88 ha
(6,22%); Đất xám 1.043.651,50 ha (82,95%);
Đất đen 37.402,24 ha (2,97%); Đất dốc tụ
46.028,07 ha (chiếm 3,66% DTĐT), các nhóm
đất còn lại diện tích không nhiều.
Đất vùng Tây Bắc có xu thế chua hơn,
hàm lượng các bon hữu cơ tổng số giảm, đặc
biệt là các loại đất vàng đỏ trên núi cao, đất đỏ
trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá sét (Alisols,
Ferralsols và Acrisols); hàm lượng lân dễ tiêu
có xu hướng thấp hơn, hàm lượng kali dễ tiêu
có xu hướng cao hơn, ngoại trừ các đất đỏ nâu
trên đá vôi và đất đỏ vàng trên magma axit
(Ferralsols và Acrisols); độ no bazơ trong đất
giảm đi một cách rõ rệt. Có thể thấy rằng đất
đang có xu thế thoái hóa về độ phì nhiêu.
Những yếu tố hạn chế chính trong đất
nông nghiệp vùng Tây Bắc là: địa hình dốc; đất
chua, hàm lượng hữu cơ và các chất dinh dưỡng
thấp, đá lẫn nhiều. Lượng mưa phân bố không
đều, mùa khô kéo dài và tần suất xuất hiện nhiệt
độ thấp và sương muối khá cao ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất nông nghiệp trong vùng. Do
vậy, các giải pháp hạn chế yếu tố hạn chế phải
đồng bộ và mang tính khả thi cả về kinh tế, xã
hội và môi trường.
LỜI CẢM ƠN
Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn
Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí để
thực hiện đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên
cứu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất
nông nghiệp vùng miền núi Tây Bắc Việt
Nam”. Cám ơn Sở Khoa học & Công nghệ, Sở
Nông nghiệp & PTNT; lãnh đạo, cán bộ các
Phòng, Ban và nhân dân ở các tỉnh: Yên Bái,
Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa
Bình; Ban Giám đốc và các Phòng chức năng
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã phối hợp chặt
chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt
đề tài này; Cám ơn sự giúp đỡ của cán bộ Bộ
môn Phát sinh học và Phân loại đất, Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa đã phối hợp để thực hiện
thành công đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Nguyễn Tử Siêm & Thái Phiên (1999). Đất
đồi núi Việt Nam Thoái hóa và Phục hồi. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 1999
2. Hà Văn Tiệp (2013). Một số giải pháp canh
tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất dốc
vùng miền núi Tây Bắc. Hội thảo Quốc gia
Một số giải pháp về canh tác nông lâm nghiệp
bền vững trên đất dốc. Sơn La, 2013.
3. Phan Cự Tiến và nnk (1977). Những vấn đề
địa chất Tây Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Trần Minh Tiến và nnk (2015), Đặc điểm tài
nguyên đất nông nghiệp vùng miền núi Tây
Bắc. Tạp chí NN & PTNT số 14, trang 3-10.
5. Viện Địa lý (2008). Điều tra, đánh giá thoái
hóa đất vùng miền núi và trung du Bắc bộ
phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững. Báo
cáo kết quả đề tài.
6. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
(2005). Điều tra, chỉnh lý, bổ sung xây dựng
bản đồ đất các tỉnh tỷ lệ 1/100.000. Báo cáo
kết quả đề tài.
7. FAO (1976). A Framework for Land
Evaluation. Soil Bul. No32. Rome
.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1042
ABSTRACT
Soil characteristics and limited factors of arable land in Northwest Vietnam
Agricultural soils in Northwest Vietnam cover 1,258,197 ha. They are divided into 10 groups,
17 units, in which Acrisols account for the largest area with 1,043,651 ha (82.95% surveyed area).
Soils were distributed largely in slopping landform (about 45%). Areas have depth of fine soil layer less
than 75 cm (about 25%). The top soil layer exhibits high percentage of coarse fragment content with
more than 15%, which occupied about 25% surveyed area. Most of the soils have the texture from
sandy to loamy clay; acidic to slight acidic; medium to low CEC in soil and total exchangeable base
cations; low OC and total nitrogen contents except in Fluvisols, Ferralsols, Luvisols, Regosols. They
also exhibit low and medium total and available phosphorus; as well as total and available potassium
contents, except in Fluvisols and Leptosols. The limited factors of land for agricultural production such
as: slopping landform; acidic soil; low soil fertility; high percentage of coarse fragment content. Low
temperature and hoarfrost often appears in the Western region with high humidity and a lot of fog in
the Eastern region. Measures how to improve the natural resouse viz. land use more efficient, are
synergies between exploitation and protection of land with priority recovering degraded soils, land use
- intensive farming, and land improvements
Keywords: agricultural soils, land use efficiency, limited factors, Northwest Vietnam.
Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Văn Bộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dat_dai_va_yeu_to_han_che_trong_dat_nong_nghiep_vun.pdf